Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Như Lai Tạng

19/07/201508:31(Xem: 10532)
Như Lai Tạng
Buddha_15
NHƯ LAI TẠNG
o0o

T/S  Lâm Như-Tạng

 

o0o

 

 

 

I/-KHẢO SÁT MỘT
Khi còn trong phiền não trói buộc thì Chơn Như là Như Lai Tạng. Khi ra khỏi phiền não thì Chơn Như là Pháp Thân.
Trong Phật Tánh Luận chữ Tạng có 3 nghĩa như sau:
1/- Chân Như lập ra 2 nghĩa:
- Hòa Hiệp: sanh ra tất cả các Pháp “nhiễm”.
(2)- Không Hòa Hiệp: Sanh ra tất cả Pháp “thanh tịnh”.
Tất cả các Pháp Nhiễm và Thanh Tịnh đều thuộc Như Lai Tạng, tức là Thâu Nhiếp Chơn Như, gọi là Như Lai Tạng. Tức là Chân Như thâu nhiếp tất cả Pháp. Hay gọi Như Lai Tạng là tất cả Pháp cũng cùng ý nghĩa đó.
2/-Che lấp  
Trong phiền não, Chân Như bị che lấp tánh đức Bản Giác khiến Chân Như không hiện rỏ tánh đức chân thật nên gọi là Như Lai Tạng. Nghĩa là trong tâm tất cả chúng sanh đã có sẳn Bản Giác Như Lai nhưng đang bị phiền não che lấp đi vậy.
3/- Thâu Nhiếp
Chân Như dù trong phiền não nhưng vẫn hàm chứa, thâu nhiếp tất cả công đức quả vị của Như Lai nên gọi là Như Lai Tạng.
Ngoài 3 nghĩa nêu trên còn có những từ ngữ liên hệ đến Như Lai Tạng như sau:
4/- Như Lai Tạng Tánh: Tánh của hết thảy chúng sanh đều sẳn chứa công đức của Như Lai nên gọi là Như Lai Tạng Tánh.
5/- Như Lai Tạng Tâm: tức là Chân Như Tâm.
6/- Như Lai Tánh: Tức là Tánh Như Lai. Đó là bản tánh chơn tịnh, Bản Giác, tự nhiên sẳn có nơi mỗi chúng sanh, còn gọi là Phật Tánh.
Kinh Niết Bàn viết: Chúng sanh chẳng có thiên nhãn, tức chẳng biết cái Chơn Ngã. Vì trong phiền não họ không thấy được rằng mình có sẳn Như Lai Tánh.
7/- Như Lai Tướng: trường hợp nầy chia làm hai phần:
(1)- Tướng mạo, thể tướng của Đức Như Lai. Tức là 32 tướng tốt chánh và 80 tướng tốt phụ của Đức Như Lai.
(2)- Tánh tướng của Đức Như Lai: đó là : Giác Ngộ, Thiện, Thường, Lạc, Chơn Ngã, Đại Ngã, Tịnh, Giải thoát, Chơn, Thật, Thị Đạo Khả Kiến (chỉ Đạo cho người ta thấy được).
8/- Như Lai Thất, Như Lai Y, Như Lai Tọa: tức là Nhà của Đức Như Lai, Áo của Đức Như Lai,Tòa Ngồi của Đức Như Lai. Đó là 3 lối Đạo.
Nhà của Đức Như Lai: tức là nói về Đức Đại Từ Bi.
Áo của Đức Như Lai: tức là nói về tánh nhu hòa nhẫn nhục.
Tòa ngồi của Đức Như Lai: tức là nói về hiểu biết tất cả Pháp đều không.
Có nghĩa là ai có đủ 3 đức tính nêu trên thì có thể thuyết pháp giáo hoa chúng sinh, nhất là có thể thuyết giảng kinh Pháp Hoa để độ người vào Tri Kiến Phật.
9/- Như Lai Thức: là Thức của Như Lai, cũng gọi là Phật Thức, Thức của Phật.
Để phân biệt với Thức thứ Tám, hay còn gọi là A Lại Ya thức, là thức cội rễ của tất cả chúng sanh.
Như Lai Thức là Thức Thứ Chín, gọi là Bạch Tịnh Thức hay là Am Ma La Thức, Thức thuần tịnh trong sạch của Phật. Âmra, chữ Phạn, dịch là thanh tịnh, nghĩa là lìa khỏi vô minh, phiền não.
Pháp Tướng Tông lấy Am Ma La Thức làm phần thanh tịnh của A Lại Ya Thức chứ không gọi là Thức Thứ Chín.
Còn Pháp Tánh Tông lập ra Thức Thứ Chín, Am Ma La Thức, tức là Thanh Tịnh Thức, Vô Cấu Thức, Chơn Như Thức, Bạch Tịnh Thức, Như Lai Thức. Pháp Tánh Tông lập ra chín Thức, Am Ma La Thức vốn là trong sạch không nhiễm ô, tức là cái chơn tâm thường trụ từ vô thủy của chúng sanh. Thức ấy còn gọi là Như Lai Tạng.
  Từ Như Lai Tạng trong tự điển tiếng Anh đã dẫn ở phần trước được ghi như sau: “Như Lai Tạng, Tathàgatagarbha, the Tathàgata womb or store, defined as the two kinds of Tathàgata are: (1) Tại Triền: the Tathàgata in bonds, i.e. limited and subject to the delusions and sufferings of life; (2) Xuất Triền, unlimited and free from them.

The Chân Như (chên-ju) q.v.  in the midst of  “phiền não”  the delusion of passions and desires.   “Xuất Triền”,  sũtras of the Buddha’s  uttering.  The first especially refers to the chên-ju (chân như) as the source of all things. Whether compatibles or incompatibles, whether forces of purity or impurity, good or bad, all created things are in the Tathàgatagarbha, which is the womb that gives birth to them all. The second is the storehouse of the Buddha’s  teaching.

Như Lai Tạng Tâm idem Chân Như Tâm. Như Lai Tạng Tánh The natures of all the living are the nature of the Tathàgata; for which v. the Như Lai Tạng Kinh, Như Lai Tạng Luận, etc.

Như Lai Thân Tathàgatakãya, Buddha-body. Như Lai Bộ The court of Vairocana-Tathàgata in Garbhadhàtu group.”   

II- KHẢO SÁT HAI
Theo các Kinh Luận dẫn chứng bên dưới, Như Lai Tạng  được giải thích như sau:
1/Như Lai Tạng:
Chữ Tạng có 3 nghĩa:

(1)- Chứa đựng: Nghĩa là nơi chứa đựng. Chân Như ở trong chúng sinh hao gồm cả hai mặt, hòa hợp và không hòa hợp. Hòa hợp sẽ sinh ra tất cả nhiễm pháp (tức vô minh); bất hòa hợp sẽ sinh ra tịnh pháp (trong trẻo, yên lặng, tức là minh). Cả hai nhiễm pháp và tịnh pháp đều nhiếp thu trong Như Lai Tính, tức là Chân Như, cho nên gọi là Như Lai Tạng. Nói cách khác, Chân Như bao gồm tất cả pháp, Như Lai Tạng chứa hết thảy mọi pháp. (Tham khảo thêm Kinh Lăng Già, q.4; Thắng Man Bảo Quật, q. hạ).

(2)- Ẩn giấu: Khi Chân Như ở trong phiền não, bị phiền não che lấp mất tính đức của Như Lai, nó không biểu hiện ra ngoài được, cho nên gọi là Như Lai Tạng. Tức là cái phiền não của chúng sinh tàng giấu Như Lai. (tham khảo Kinh Thắng Man, Bát Nhã Lý Thú, Thắng Man Bảo Quật).

(3)- Nuôi dưỡng: Chân Như ở trong phiền não nó chứa đựng mọi công đức của quả địa Như Lai, cho nên gọi là Như Lai Tạng. (tham khảo Kinh Chiêm Sát, q. hạ; Khởi Tín Luận Thuật Toàn, q. hạ). Lại nữa, tất cả các kinh tạng do Như Lai nói ra cũng gọi là Như Lai Tạng. Phẩm Tựa kinh Tăng Nhất A Hàm viết: “Người nào mà chuyên tâm thụ trì Tăng Nhất A Hàm thì sẽ thâu tóm được Như Lai Tạng. Đời nay tu hành chưa hết thì đời sau sẽ được trí cao tài”.

 

2- Nhị Như Lai Tạng:

Có hai là Không Như Lai Tạng và Bất Không Như Lai Tạng. Nó đồng nghĩa với Không Chân Như và Bất Không Chân Như.

(1)- Không Như Lai Tạng: Như Lai Tạng là đức danh của Chân Như. Thể Tính của Chân Như, cuối cùng là không tịch, không có pháp nhiễm tịnh, như trong gương sáng, không có một thực chất nào nên gọi là không chứ không phải gọi cái thể của Chân Như là không.

(2)- Bất Không Như Lai Tạng: Cũng gọi là Bất Không Chân Như, đối lại với Không Như Lai Tạng. Như Lai Tạng xa lìa tất cả phiền não, gọi là Không Như Lai Tạng. Còn Như Lai Tạng có đầy đủ hằng hà sa Phật Pháp chẳng thể nghĩ bàn, mà chẳng lìa, chẳng thoát, chẳng khác, gọi là Bất Không Như Lai Tạng. (tham khảo Kinh Thắng Man chương Không Nghĩa Ẩn Phú Chân Thật; luận Đại Thừa Khởi Tín).

 

3- Như Lai Tng Duyên khi

Trường hợp nầy cùng nhĩa với Chân Như Duyên Khởi.

Chân Như là Thể của các Pháp. Nơi tạng chứa Chân Như được gọi là Như Lai Tạng. Chân Như muốn phát khởi ra các Pháp cần có những tác nhân của nó gọi là Duyên. Trường hợp nầy có thể gọi tóm tắc là Như Lai Tạng Duyên Khởi.

 

 “Thể tự tướng của Chân Như, tất cả phàm phu, Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ Tát, chư Phật, thảy đều có như nhau, không thêm không bớt. Không phải trước sanh, không phải sau diệt, rốt ráo thường hằng. Ngay trong bản chất, tự tánh đầy đủ tất cả công đức. tức như Kinh nói: “Tự tánh ấy có nghĩa đại trí tuệ quanh minh, có nghĩa biến chiếu pháp giới, có nghĩa chân thật thức tri, có nghĩa tự tánh thanh tịnh tâm, có nghĩa thường lạc ngã tịnh, có nghĩa thanh lương bất biến tự tại, đầy đủ mọi nghĩa của pháp Phật là bất ly, bất đoạn, bất dị, bất khả tư nghì, nhiều hơn số cát sông Hằng, đầy đủ tất cả, không thiếu một nghĩa cỏn con nào, gọi là Như Lai Tạng. Cũng gọi là Như Lai Pháp Thân.”

 

Trong một đoạn khác, luận nầy nói rỏ hơn về Như Lai Tạng dưới hình thức hỏi đáp như sau:

“ Hỏi: Trước nói Chân Như, tự thể của nó bình đẳng, xa lìa mọi tướng, vì sao ở đây lại nói thể ấy có các công đức nhiều như vậy?

Đáp: Tuy nó quả thật có các công đức ấy, nhưng chúng không có tướng sai khác, tất cả đều nhất vị bình đẳng cùng một Chân Như duy nhất. Nghĩa ấy thế nào?

  •  Vì không phân biệt, vì lìa tướng phân biệt cho nên không hai.

Lại vì nghĩa gì mà nói chúng có sai biệt?

  • Đó là nương vào tướng sanh diệt của Nghiệp Thức mà nói để hiển thị.

Nhưng hiển thị thế nào?

  • Tất cả các Pháp vốn dĩ do một Tâm, không hề có Niệm, nhưng vì có vọng Niệm, bất giác Niệm khởi mà thấy có các cảnh giới, cho nên nói là Vô Minh.  

    Tánh của tâm không khởi niệm, đó là nghĩa Đại Trí Tuệ Quang Minh.

Nếu Tâm dấy khởi cái thấy, thời có cái mà Tâm không thấy. Tánh của Tâm xa lìa cái thấy, đó là nghĩa Biến Chiếu Pháp Giới.

Nếu Tâm có động, tức không phải tri thức chân thật, không có tự tánh, chẳng phải thường, chẳng phải lạc, chẳng phải ngã, chẳng phải tịnh, mà là nhiệt não suy biến, không phải tự tại, cho đến có đủ tất cả vọng nhiễm nhiều hơn nhiều hơn số cát sông Hằng.

Đổi lại các nghĩa ấy, nếu Tánh của Tâm không động thời ngược lại có các tướng công đức thanh tịnh thị hiện, cũng nhiều hơn số cát sông Hằng.

Nếu Tâm dấy khởi cái thấy, mà lại chỉ thấy những cái trước mặt có thể Niệm được, thời còn thiếu những cái không thấy được. Cái Tịnh với vô lượng công đức như vậy, tức là cái Nhất Tâm. Nó lại không có cái bị Niệm cho nên đầy đủ thanh tịnh, gọi là Pháp Thân, kho chứa dấu Như Lai.”

 

Đoạn trên nêu rỏ Chân Như tự thể của nó không có tướng sai biệt. Nhưng sở dĩ có các tướng sai biệt là do tướng sanh diệt của nghiệp thức mà ra.

Tóm lại đoạn luận trên có thể tóm kết như sau: Để đáp lại câu hỏi tại sao trước kia nói Chân Như không có tướng mà đây lại nói có các công đức, có ba ý chính được nêu ra như sau:

(1)          Các công đức ấy có thật nhưng không có tướng sai biệt, vì tất cả đều đồng đẳng nhất vị và đều là một Chân Như duy nhất, xa lìa tướng phân biệt.

(2)          Khi nói các công đức ấy có sai khác nhau là y cứ vào Tướng của Nghiệp thức mà nói.

(3)           Nếu Tướng của Nghiệp thức có bao nhiêu nhiễm ô thì ngược lại Tướng của Chân Như có bấy nhiêu công đức thanh tịnh .

 Ví dụ: khởi niệm là vô minh thì ngược lại không khởi niệm là đại trí tuệ quang minh. Khởi niệm kiến chấp, không thể thấy biết cùng khắp, ngược lại, không khởi kiến chấp là biến chiếu pháp giới.

Tâm động thì không phải chân thật thức trí, không tự tại, không thường, không lạc, không ngã, không tịnh…cho đến vô lượng nhiễm ô khác không thể kể xiết. Ngược lại, Tâm không động cũng có vô lượng vô biên công đức không thể kể xiết. Cái thanh tịnh đầy ấp các công đức ấy gọi là Pháp Thân. Đó là kho tàng chứa Như Lai hay gọi là Như Lai Tạng…

Ta hãy đọc tiếp đoạn sau của luận nầy để biết luận chủ muốn giải rõ về về Pháp Thân và tướng Sắc.

“Hỏi: Pháp Thân của chư Phật xa lìa tướng Sắc, vì sao lại có thể hiện ra tướng Sắc được?

Đáp: Chính ngay Pháp Thân ấy là Thể của Sắc, vì vậy mà hiện ra nơi Sắc. Đó là cái được gọi là: Từ trong bản chất, Sắc và Tâm không hai. Vì Tánh của Sắc tức là Trí, cho nên thể của Sắc vô hình gọi là Trí thân (Thân trí). Vì tánh của Trí tức là Sắc, cho nên nói Pháp Thân hiện ra khắp nơi. Sắc bị hiện ra, không có chia cắt, chỉ tùy theo Tâm mà thị hiện vô lượng Bồ Tát, vô lượng báo thân, vô lượng trang nghiêm trên khắp thế giới mười phương, mỗi mỗi sai khác, đều không chia cắt, nhưng không ngăn ngại nhau. Đó không phải là cái mà sức phân biệt của tâm thức có thể biết được, vì nó là Dụng tự tại của Chân Như vậy.”

 

Trên đây phải chăng luận chủ đã viện dẫn lý Bát Nhã “sắc tức thị không” (Tánh của Sắc tức Trí, cho nên gọi thể của Sắc vô hình là Trí thân). Khi luận chủ viết “Tánh của Trí tức Sắc, cho nên gọi Tánh ấy là Pháp Thân hiện ra khắp nơi” , phải chăng đây là khái niệm của Không tức thị Sắc? Nghĩa Bất Nhị nầy tùy theo góc độ nhì vấn đề trong mỗi lúc.          

 

Cũng trong luận nầy, đoạn sau đây luận chủ dẫn giải về Sanh Diệt Môn và Chân Như Môn:

“Lại nữa, phải ngay từ Sanh Diệt Môn mà đi vào Chân Như Môn. Như trong Kinh nói: Ruồng khắp năm uẩn, uẩn Sắc cũng như uẫn Tâm, và cảnh giới sáu trần, tất cả đều rốt ráo vô niệm. Vì Tâm không hình tướng, rong khắp mười phương, không đâu tìm thấy. Như người đi lạc đường gọi Đông là Tây nhưng phương hướng thì thật không thay đổi. Chúng sanh cũng vậy, vì bị vô minh mê hoặc, gọi Tâm là Niệm, nhưng Tâm thật không động. Nếu ra sức quán sát, biết Tâm vốn vô niệm thì liền được tùy thuận mà vào Chân Như Môn.”

 

Cốt lõi của đoạn trên là hành giả phải quán sát thế nào để chứng ngộ biết Tâm vốn là Vô Niệm, được như thế liền được tùy thuận mà vào được Chân Như Môn.

Trong luận Khởi Tín nầy lấy Nhất Niệm vọng động làm tiền đề, và lấy Vô Niệm làm hậu kết, để xây dựng Giáo Nghĩa. Đó là luận lý “Tiền hậu tương cố” vậy. Cách lý luận nầy như ta đã đọc, thật vô cùng chặt chẽ.

 

4-Như Lai Tạng Tâm:   còn gi là Chân Như Tâm

Nói về Như Lai Tạng, trong luận Đại Thừa Khởi Tín viết: “Hiển thị chánh nghĩa là nương nơi một pháp Nhất Tâm mà chia thành hai môn. Hai môn ấy là gì?
Một là môn Chân Như
Hai là môn Sanh Diệt
Cả hai môn ấy đều thâu tóm tất cả các Pháp. Nghĩa ấy thế nào? Vì hai môn ấy không rời nhau.”
4     (1)/- Chân Như Môn: nói v Tâm Chân Như
Chân Như trong luận viết chính là Tâm Chân Như hay là Như Lai Tạng Tâm cũng cùng tên gọi.
 “Tâm Chân Như tức là thể của pháp môn Nhất Pháp Giới Đại Tổng Tướng. Đó là cái bất sanh bất diệt của tâm tánh. Tất cả các Pháp chỉ nương nơi vọng niệm mà có sai khác. Nếu lìa vọng niệm thời không có tướng của bất cứ cảnh giới nào. Cho nên tất cả các Pháp, ngay trong bản chất, lìa tướng ngôn thuyết, lìa tướng danh tự, lìa tướng tâm duyên, rốt ráo bình đẳng, không đổi khác, không thể phá hoại. Chỉ là cái nhất tâm, cho nên gọi là Chân Như.”
Như thế rỏ ràng luận nầy gọi Chân Như là Nhất Tâm. Chân Như ấy là cái thể của pháp môn “Nhất Pháp Giới Đại Tổng Tướng”.
Vậy thì Pháp Môn ấy là gì?
Đó là Pháp Môn Như Lai Tạng, đề tài mà luận nầy thuyết minh. Nhưng vì sao Như Lai Tạng lại gọi là Nhất Pháp Giới Đại Tổng Tướng?
Nhất Pháp Giới hay Nhất Chân Pháp Giới nghĩa là cõi pháp chân thật toàn vẹn. Chữ Nhất đây không có nghĩa là Một mà là có nghĩa Toàn thể. Trong cõi pháp, tất  cả các pháp thế gian và xuất thế gian thảy đều trọn vẹn bị nhiếp thâu trong đó. Không một pháp nào nằm lọt ra ngoài cho nên gọi là Nhất Pháp Giới. Nói cách khác đó chính là Nhất Tâm, tức là cái Tâm duy nhất. Nhất Tâm dàn trãi khắp pháp giới.
Sau đây xin nói thêm về Nhất Thể và Tự Thể của Nhất Tâm,  có 10 điểm khác nhau:
(1)          Nhất thể không có tạp loạn
(2)          Không có sai khác
(3)          Nhất đạo thanh tịnh, không có ngã rẽ
(4)          Xa lìa tác nghiệp
(5)          Không mê chướng, không đối trị
(6)          Không khứ không lai, không trên không dưới
(7)          Không có sanh trụ dị diệt
(8)          Không có tu chứng
(9)          Không có tướng khác
(10)    Không có hư ngụy      
Sau đây là 10 điểm trái lại của tự thể:
(1)          Tự Thể nhiếp trì tất cả các Pháp nhiễm và tịnh.
(2)          Có sai khác
(3)          Có ngã rẽ, vì tuy Mê nhưng bên trong vẫn cất giấu Pháp Thân Như Lai Tạng.
(4)          Liên tục tác nghiệp
(5)          Có mê chướng và có đối trị
(6)          Có khứ có lai, có trên có dưới
(7)          Có sanh trụ dị diệt
(8)          Đầy đủ nhân duyên lưu chuyễn và nhân duyên hoàng diệt.
(9)          Không có pháp tự thành lập.
(10)    Có tướng vô thường.
Ngược về phần Lập Nghĩa của luận nầy có đoạn nói về Thể, Tướng và Dụng như sau: “Mục nói về Nghĩa gồm có ba loại: Thế nào là ba loại?  Một là đề mục lớn về Thể, tức là Chân Như bình đẳng, bất tăng bất giảm của tất cả các Pháp. Hai là đề mục lớn về  Tướng, tức là Như Lai Tạng có đầy đủ vô lượng tánh công đức. Ba là đề mục lớn về  Dụng, vì nó có công năng sanh ra tất cả nhân quả lành thế gian và xuất thế gian.”
Như thế có nghĩa là: Tự Thể là chỉ ngay vào Tâm chúng sanh mà nói. Tự tướng là Như Lai Tạng với hằng hà sa tánh công đức cất giấu trong Tâm chúng sanh. Tự dụng là cái công năng của Tâm chúng sanh khởi tất cả nhân quả lành thề gian và xuất thế gian.
Phần trên Luận đã nói về Nhất Tâm, sau đây Luận nói rõ thế nào gọi là Chân Như.
“Vì tất cả ngôn thuyết đều là giả danh không thật. Tướng ngôn thuyết chỉ do vọng niệm sanh ra, không thể nắm bắt cái thật. Nói là Chân Như nó cũng chẵng có tướng. Chẳng qua là đến chỗ cùng cực của ngôn thuyết thì tạm dùng ngôn thuyết để khử bỏ ngôn thuyết. Còn cái thể của Chân Như thì không thể khử bỏ được. Vì tất cả các Pháp thảy đều chân thật hết. Nó cũng không phải là cái  do ta đặt để ra. Vì tất cả các Pháp thảy đều như vậy cả. Nên biết tất cả các Pháp không thể nói, không thể nghĩ, cho nên gọi là Chân Như.”
Trong một đoạn kế tiếp với lối văn vấn đáp Luận giải đáp về vấn đề thể nhập Chân Như:
“Hỏi: Nếu Chân Như là như vậy thì làm sao chúng sanh có thể tùy thuận mà đắc nhập Chân Như?
Đáp: Nếu biết tất cả Pháp, tuy nói (thuyết) nhưng không có cái năng thuyết có thể nói được; tuy nghĩ (niệm) nhưng không có cái năng niệm có thể nghĩ được. Như vậy, gọi là tùy thuận Chân Như. Còn nếu lìa được Niệm thì gọi là đắc nhập Chân Như.”
Theo đoạn trên chúng ta hãy suy niệm về từ  “Chân Như theo ngôn thuyết”  mà đoạn kế tiếp đã đưa ra hai từ nữa là  “KHÔNG NHƯ THẬT”  và BẤT KHÔNG NHƯ THẬT:
“Lại nữa, Chân Như theo ngôn thuyết mà phân biệt thì có hai nghĩa: Một là KHÔNG NHƯ THẬT, vì nó rốt ráo phơi bày sự thật. Hai là BẤT KHÔNG NHƯ THẬT vì nó có tự thể đầy đủ tánh công đức vô lậu.”
Đoạn trước đứng trên lập trường ly ngôn để hiển bày thể tánh.
Đoạn nầy đứng về lý giải y ngôn để giải bày tướng trạng.
Hai nghĩa Không và Bất Không sau đây đề cập đến hai tướng của Chân Như.       
a/- Không Như Thật:
Tại sao gọi là KHÔNG vì không một nhiễm pháp nào tương ưng với thể của Chân Như, cho nên gọi thể ấy là Không.
Ngoài thì lìa tướng sai biệt của các pháp, tức là lìa cảnh. Trong thì không khởi niệm hư vọng tức là dứt tâm. Tâm và cảnh đều bặt dứt đó là cái Không rốt ráo như thật.
 “Cái được gọi là Không là vì từ trong bản chất, không có nhiễm pháp nào tương ưng. Nghĩa là nó lìa tướng sai biệt của tất cả các pháp, vì nó không có tâm niệm hư vọng.”
Đoạn sau đây nói về “ly Tứ Cú, tuyệt Bách Phi” trong giáo lý Bát Nhã. Nội dung lắp đi lắp lại rất khó hiểu và dễ suy diễn lầm lạc nên xin viết thêm phần nguyên văn Hán Văn để dễ so sánh.
“Nên biết tự tánh của Chân Như chẳng phải tướng có, chẳng phải tướng không, chẳng phải chẳng phải tướng có, chẳng phải chẳng phải tướng không, chẳng phải tướng có và không lẫn lộn. Chẳng phải tướng một, chẳng phải tướng khác, chẳng phải chẳng phải tướng một, chẳng phải chẳng phải tướng khác, chẳng phải tướng một và tướng khác lẫn lộn.” (Đương tri Chân Như tự tánh, phi hửu tướng, phi vô tướng, phi phi hửu tướng, phi phi vô tướng, phi hửu vô cầu tướng. Phi nhất tướng, phi dị tướng, phi phi nhất tướng, phi phi dị tướng, phi nhất dị  cầu tướng.)
Nói về Tứ Cú gồm có: Hửu, Vô, Phi Hửu, Phi Vô; hoặc là : Nhất, Dị, Phi Nhất, Phi Dị.
Hửu, Vô là nói về những chấp trước sai lầm trong nội bộ Phật Giáo.
Nhất, Dị là nói về những chấp trước sai lầm của các ngoại đạo.
Bách Phi nghĩa là mọi tướng ngôn thuyết và tâm duyên đều sai trái.
Nếu lìa được Tứ Cú, dứt được Bách Phi thì thật thể Bát Nhã hiễn hiện bình đẳng. Thật thể đó là chính là Không Như Thật.
Để tóm kết phần nầy Luận viết:
“Tóm lại, chúng sanh vì có vọng tâm, niệm niệm phân biệt, nhưng đều không tương ưng, cho nên nói là Không. Nếu lìa vọng tâm ra thì thật cũng không có cái Không để mà nói.”
b/- Bất Không Như Thật   
Luận Đại Thừa Khởi Tín viết tiếp về Bất Không như sau:
“ Sở dĩ gọi Bất Không là vì như đã nói trên, Pháp thể là Không, không có vọng nhiễm, đó tức là Nhất Tâm, thường hằng bất biến, đầy dẫy pháp tịnh,  nên gọi là Bất Không. Cũng không có tướng có thể nắm bắt, vì là cảnh giới ly niệm, chỉ do chứng nhập thì mới tương ưng mà thôi.”
Đoạn trên đây nói về pháp “thường hằng bất biến” đó là Bất Không. Vì nó là Nhất Tâm, thường hằng bất biến, đầy dẫy pháp tịnh. Không thể nghĩ bàn, chỉ khi nào hành giả chứng nhập pháp ấy mới tương ưng thể nghiệm được mà thôi!
Không và Bất Không đây có thể hiểu là Chân Không và Diệu Hửu trong hệ tư tưởng Bát Nhã. Nhưng trong Luận nầy triễn khai một cách dễ hiểu hơn.
Riêng về Diệu Hửu nó được minh thị là tự tướng của thật thể Chân Không với một tên mới là “Nhất Pháp Giới Đại Tổng Tướng” hay nói gọn hơn là Như Lai Tạng.
 
 4-(2)/- Sanh Diệt Môn – Tâm Sanh Diệt
Đoạn nầy cũng tiếp tục phân tích về Sanh Diệt Môn trong luận Khởi Tín .
“Sở dĩ có sự  sanh diệt của Tâm là vì nương vào Như Lai Tạng mà có tâm sanh diệt. Đây nói Bất Sanh Bất Diệt cùng sanh diệt hòa hợp, chẳng phải một, chẳng phải khác được mệnh danh là thức A Lại Da.”
Vì có llên quan đến sanh diệt nên không thể không đề cập đến thức A Lại Da. Vì thức ấy có công năng hàm chức tất cả các Pháp trong dạng Tạng Thức ( năng tàng, sở tàng và ngã ái chấp tàng). Và nó lại phát khởi ra các Pháp gọi là khởi ra hiện hành…
“Thức ấy có công năng thâu vô tất cả các Pháp và sanh ra tất cả các Pháp. Thức nầy gồm có hai nghĩa.  Một là nghĩa Giác. Hai là nghĩa Bất Giác.”
Nói tâm động tức là luận về tự tướng của nó động. Còn thể của tâm luôn luôn tĩnh lặng không thay đổi bản chất. Ví dụ như nước là thể không thay đổi chỉ có sóng là tướng động của nước  thì có thay đổi. Thế nhưng sóng là từ nước mà ra nên có sự tranh luận về Tướng và Thể  nầy.
Theo luận Khởi Tín thì thể không thể động, chỉ có tướng mới động mà thôi.
Tất cả nhân quả Nhiễm và Tịnh thảy đều do tác động huân tập biến hóa qua lại xảy ra trong Thức A Lại Da, giữa Chân và Vọng. Vì thế nên nói thâu vô tất cả Pháp và sanh ra tất cả Pháp.
Từ đoạn luận trên đã nói đến từ GIÁC, do đó sau đây sẽ bàn đến Giác trong phần Tâm Sanh Diệt nầy.
a/ Giác
Giác là nói về Phật Tánh sáng suốt sẳn có của chúng sinh, chính là Như Lai Tạng. Đó cũng là Pháp Thân của chư Phật.
“Sở dĩ gọi “Giác” là vì chỉ cái thể của tâm ly niệm. Tướng của tâm ly niệm ngang bằng hư không, không đâu không khắp. Tướng nhất của Pháp Giới tức Pháp Thân Bình Đẳng của Như Lai. Nương vào Pháp Thân ấy gọi là Bản Giác.”  
“Tướng Nhất của Pháp Giới” được hiểu là chỉ có một, không hai không khác. Vì đó là Bản Giác, là Pháp Thân Bìng Đẳng của chư Phật.
Kinh Đại Niết Bàn viết: “Ta ở trong thân của tất cả chúng sanh mà thành Chánh Đẳng Chánh Giác”, hoặc là: “Chúng sanh đã thành Phật từ kiếp xa xưa” là dựa vào nghĩa Giác nầy mà nói.
Nói về Giác không thể không đề cập đến các từ liên hệ. Đó là  Bất Giác, Thủy Giác, Cứu Cánh Giác.
“Vì sao vậy? Vì nghĩa Bản Giác là đối với Thủy Giác mà nói. Nhưng Thủy Giác cũng tương đồng với Bản Giác. Thủy Giác nghĩa là nương vào Bản Giác cho nên nói có Bất Giác, nương vào Bất Giác cho nên nói có Thủy Giác. Lại nữa vì Giác thấu nguồn tâm cho nên gọi là cứu cánh Giác. Giác chưa  thấu nguồn tâm gọi là phi cứu cánh giác.”
Tánh giác vốn có nơi tất cả chúng sinh nên gọi là Bản Gíác. Bản Giác cũng chính là Pháp Thân Bình Đẳng của Như Lai. Nếu hành giả chuyên tu để chứng đắc Bản Giác ấy gọi là Thủy Giác. Vậy Bản Giác là tánh giác bản hửu. Thủy Giác là tánh giác do tu chứng đắc. Như vậy tuy tên gọi khác nhau nhưng Bản và Thủy hoàn toàn tương đồng nhau.
Tại sao lại có từ Bất Giác? Bản Giác vốn có xưa nay không hề thay đổi. Chỉ vì nhất niệm vọng động nên sinh ra Bất Giác. Đứt trừ vọng niệm trở về tánh giác, tâm thanh tịnh gọi là Thủy Giác. Lúc bấy giờ Thủy Giác soi thấu tận cùng nguồn tâm, nghĩa là hoàn toàn giác ngộ thì gọi là Cứu cánh Giác. Giác chưa soi thấu nguồn tâm thì gọi là Phi Cứu Cánh Giác.
Về đối tượng của Thủy Giác là cái thể của Tâm Ly Niệm. Tâm Ly Niệm là Chân Tâm xa lìa nhất niệm vô minh tối sơ. Nhưng nhất niệm đó có thật không?  Nó có tướng trạng gì không? Nếu nó thật có tướng thì nó phải chuyến qua 4 giai đoạn là Sanh, Trụ, Dị , Diệt như các Pháp trên thế gian. Đó là tiến trình sanh khởi luận theo chiều thuận. Nếu đặt vấn đề diệt trừ tướng niệm để trở về nguồn tâm,  khi nhất niệm chưa sanh ra thì phải khảo sát theo chiều nghịch là Diệt, Trụ, Dị , Sanh.
Khi đã dứt trừ hết tướng niệm, nghĩa là khi đã thấy rỏ tướng niệm chỉ là ảo tưởng, lúc ấy tất cả đều qui về một nguồn tâm duy nhất. Pháp Thân Chân Thật hiển hiện trọn vẹn. Đó là tướng của Tâm Ly Niệm. Trạng thái ấy gọi là Cứu Cánh Giác.
Luận viết tiếp:
“Nghĩa ấy thế nào?  Như người phàm phu vì Giác biết niệm trước khởi ác nên chận đứng niệm sau, khiến không sanh khởi được. Tuy cũng gọi là Giác nhưng cũng chỉ là bất Giác.
Như bậc quán trí Nhị Thừa và Bồ Tát sơ phát tâm, giác biết tướng Dị của niệm. Nhưng Niệm không có tướng Dị, vì đây chỉ là xả bỏ các tướng chấp trước phân biệt thô trọng cho nên gọi là Tương Tợ Giác.
Như hàng Bồ Tát Pháp Thân, giác biết tướng Trụ của Niệm. Nhưng Niệm không có tướng Trụ, vì đây là xa lìa tướng Niệm thô trọng phân biệt cho nên gọi là Tùy Phần Giác.
Như hàng Địa Tận Bồ Tát, đầy đủ phương tiện tu hành, trong một tích tắc tương ưng với Nhất Tâm. Tâm không có tướng sơ, vì đến đây là xa lìa được vọng niệm vi tế, thấy rỏ tâm tánh, tâm liền an trú vĩnh viễn, gọi là Cứu Cánh Giác.”     
Ta thấy đoạn văn trên đây Luận Sư đưa ra giả thiết rằng Niệm có thật Tướng. Mà đã là có tướng thì phải chuyễn biến qua 4 giai đoạn đó là Sanh, Trụ, Dị, Diệt giống như tất cả các tướng hiện hửu trong vũ trụ nầy. Luận Sư giả thiết bốn tướng của một Niệm để khảo sát từng trường hợp một, xem thử có thật có bốn tướng ấy không. Nếu các tướng ấy có nhưng chỉ là hư giả thì đương nhiên Niệm chỉ là hư dối.
Như thế khi nói diệt Niệm, đối tượng bị diệt không phải là Niệm hư dối ấy mà là những tướng sai biệt lăng xăng hiện ra trong tâm chúng sanh. Hành giả do công phu tu tập đã diệt trừ được chúng để đạt đến Giác Ngộ hoàn toàn.
“Cho nên Kinh nói: nếu chúng sinh nào quán được Vô Niệm, hành giả đó đang hướng tới Phật Trí”.
“Lại nữa, tâm khởi thật không có tướng sơ có thể biết được. Nói biết tướng sơ tức là nói Vô Niệm. Cho nên tất cả chúng sanh không gọi là Giác, vì ngay trong bản chất vốn là niệm niệm tiếp nối, chưa hề lìa khỏi. Cho nên gọi đó là Vô Minh Vô Thủy. Nếu chứng đắc Vô Niệm thời biết bốn tướng sanh, trụ, dị, diệt của tâm, vì chúng đồng với Vô Niệm. Mà thật ra cũng không có tánh giác nào khác mệnh danh là Thủy Giác, vì bốn tướng cùng có một lần và đều không tự lập, bản lai đồng đẳng, cùng một tánh Giác”.   
Đoạn nầy tái minh xác Vô Niệm chính là Giác. Ngược lại, hễ còn Niệm là còn Bất Giác. Chúng sinh sở dĩ trôi lăn qua vô lượng kiếp sinh tử luân hồi chỉ vì một Niệm Bất Giác nầy cho nên gọi là Vô Minh Vô Thủy. Còn gọi là Vô Minh căn bản.
Nếu chứng đắc Vô Niệm thì biết bốn tướng sanh, trụ, di, diệt vốn đồng đẳng với Vô Niệm. Kể cả Thủy Giác cũng không có vỉ bốn tướng đều cùng có đồng thời, đều không tự lập, đều đồng đẳng và đều cùng có một tánh giác với Vô Niệm.
Đoạn trên là nói về Thủy Giác.
Sau đây nói về Bản Giác. Bản Giác có hai tướng: Tướng Trí Tịnh và Tướng Bất Tư Nghì Nghiệp.             
“Lại nữa, Bản Giác ra khỏi tạp nhiễm, sanh xuất hai tướng, cùng với Bản Giác không lìa bỏ nhau.
“Một là Tướng Trí Tịnh. Hai là Tướng Nghiệp Không Thể Nghĩ Bàn”.
Hành giả khi đã tu gội sạch phiền não tạp loạn trở về Bản Giác thuần tịnh. Nhờ có Bản Giác huân tập bên trong nên mới dấy khởi trí Thủy Giác, chuyễn nhiễm thành tịnh, vả do đó mới có sinh ra Tướng Trí Tịnh và Tướng Nghiệp Không Thể Nghĩ Bàn. Hai tướng nầy là hai tướng dụng của Bản Giác, mà đã là Dụng thì không lìa thể nên nói là không lìa bỏ nhau.
Tướng Trí Tịnh tức là Tướng Trí Tuệ Thuần Tịnh. Tướng Nghiệp Không Thể Nghĩ Bàn tức là Tướng Nghiệp Dụng Huyền Diệu.
Đoạn văn tiếp theo nói rõ hơn về Tướng Trí Tịnh.
(a)        Tướng Trí Tịnh
“Tướng Trí Tịnh là bởi nương vào sự huân tập của pháp lực, tu hành như thật, đầy đủ phương tiện rồi thì phá tướng thức hòa hiệp, diệt tướng tâm tương tục, hiển hiện pháp thân cho nên Trí Tuệ Thuần Tịnh”.
Sự huân tập của Pháp Lực nghĩa là bên trong thì nương vào sức nội huân của Bản Giác, bên ngoài thì nương vào ngoại huân của Giáo Pháp. Đó là nói về giai đoạn tu quán của Tam Hiền.
Thế nào là đầy đủ phương tiện?
Khi các pháp tu quán đều đã sử dụng và tất cả đều thành thục tinh luyện thì gọi là đầy đủ phương tiện.
Lên Bát Địa thì thâm chứng Chân Như, dần dần phá được tướng Thức Hòa Hợp (tức là A Lại Ya thức), diệt được tướng Tâm Tương Tục (tức ba tướng vô minh vi tế là: Niệm, Chuyển và Nghiệp). Lúc nầy Chân Tâm đã tẩy sạch các duyên nhiễm ô, Pháp Thân hiển hiện, thể tánh của  Bản Giác hoàn toàn trở lại thanh tịnh. Đó gọi là Tướng Trí Tịnh.
“Nghĩa ấy thế nào? Vì mọi tướng của tâm thức đều là Vô Minh.
Tướng của Vô Minh không rời tánh giác. Chẳng phải có thể phá hoại, cũng chẳng thể không thể phá hoại. Như nước bể cả, vì gió thổi mà có sóng động, tướng nước, tướng sóng không rời nhau nhưng nước chẳng phải tánh động. Nếu gió ngừng thổi thì tướng động cũng dứt, tánh ướt không hoại diệt. Cũng như thế, tâm tự tánh thanh tịnh của chúng sanh vì gió Vô Minh lay động, tâm và vô minh đều không có hình tướng và không rời bỏ nhau, nhưng tâm chẳng phải tánh động.
Nếu vô minh diệt thì tướng tương tục diệt, nhưng tánh trí không hư hoại.”  
Vì đoạn trước có nói đến thức hòa hợp diệt và diệt tướng tâm tương tục. Cho nên đoạn nầy giải rỏ hơn tướng diệt và thể thường hằng của Tâm. Thức Hòa hợp chính là A Lại Ya, nó là cái Tâm sanh diệt ấy. Tâm tương tục cũng chính là A Lại Ya. Trong A Lại Ya bất sanh diệt và sanh diệt hòa hợp nhau. Nếu nói phá tướng thức hòa hợp và tướng tâm sanh diệt thì liệu Khởi Tín Luận có chủ trương cái thể của Tâm ấy có diệt theo không? Nếu có thì ra Khởi Tín chủ trương đoạn luận rồi?
Thế nhưng đoạn trên đã giải rõ: tất cả các tướng của Tâm Thức đều là Vô Minh. Nhưng vì Vô Minh nương vào Chân Tâm (Như Lai Tạng) mà khởi lên cho nên Tướng và Thể không rời nhau. Do đó cho nên Tướng và Thể chẳng phải một và chẳng phải khác. Vì không phải một nên tướng có thể hư hoại, và không phải khác nên thể không hư hoại.
Tóm lại: vì Vô Minh không rời tánh Giác, thể của nó là không nên nói cả hai đều không hình tướng. Nhưng Vô Minh là tướng nên có thể diệt, ngược lại Giác là thể nên thường hằng thanh tịnh. Cũng như thế tướng sanh diệt của Tâm thì có thể diệt nhưng thể bất sanh diệt thuần tịnh của Tâm thì thường hằng Bản Giác.
(b)   Tướng Nghiệp Không Thể Nghĩ Bàn 
“Tướng Nghiệp Không Thể Nghĩ Bàn là nương nơi tướng Trí Tịnh mà có thi tác, hóa hiện ra mọi cảnh giới thù thắng vi diệu. Vì thế Tướng ấy được gọi là Tướng Công Đức Vô Lượng, thường hằng không đoạn tuyệt. Tùy theo căn cơ chúng sanh mà tương ứng tự nhiên, hiện ra đủ loại cảnh giới, khiến được lợi ích.”
Ví dụ 32 tướng ứng thân của Bồ Tát Quan Âm thuộc loại tướng nghiệp không thể nghĩ bàn nầy. Kinh dạy: “sanh diệt diệt xong, tịch diệt hiện tiền” nghĩa là khi thoát khỏi vòng sanh tử thì tịch diệt hiện ra trước mắt. Được vào cảnh giới  Từ của chư Phật và cùng chúng sanh trong sáu nẽo chung một Bi ngưỡng. Mọi diệu dụng khó có thể nghĩ bàn do đây mà có. Đây là Tự Thể và Diệu dụng của Bản Giác sau khi xuất triền.
(c)      Bốn nghĩa lớn 
Sau đây luận nầy nói về bốn nghĩa của Bản Giác bản hửu dưới dẫn dụ của bốn tấm gương. Đó là Gương Như Thật Không, Gương Nhân Huân Tập, Gương Pháp Xuất Ly, và Gương Duyên Huân Tập.
“Tướng của Giác Thể có bốn nghĩa lớn, nó mênh mông ngang bằng hư không, như bốn tấm gương trong sáng.
Bốn nghĩa ấy là gì?
Một là gương như thật không: xa lìa tất cả các tướng cảnh giới của tâm, không một pháp nào có thể hiện ra trong đó, vì đây không phải nghĩa giác chiếu.
Hai là gương nhân huân tập: tức huân tập của như thật bất không. Tất cả các cảnh giới thế gian đều hiện ra trong đó, không ra  không vào, không mất không hư hoại, nhất tâm thường trú, vì tất cả các pháp đều là tánh chân thật. Lại vì tất cả các nhiễm pháp không thể nhiễm ô được, trí thể không động, đầy đủ công đức huân tập chúng sanh.
Ba là gương pháp xuất ly: nghĩa là vì như thật bất không ra khỏi phiền não ngại và trí ngại, lìa tướng hòa hợp, thuần tịnh sáng suốt.
Bốn là gương duyên huân tập: nghĩa là vì nương nơi pháp xuất ly nên soi thấu khắp tâm chúng sinh, khiến tu tập căn lành, tùy niệm mà thị hiện.”
Vì Bản Giác trùm khắp pháp giới nên gọi là lớn. Vì nội dung nào cũng thấu suốt, trong suốt nên ví như bốn tấm gương. Gương số một là nghĩa Bản Giác trong tự thân (chỉ tự thân của Bản Giác). Gương số ba là nghĩa Bản Giác sau khi xuất triền (ra khỏi phiền não chướng và sở tri chướng, xả ly tướng hòa hợp của A Lại Ya). Tánh Giác vốn có, bừng sáng trở lại, như trăng ra khỏi mây. Gương số hai là nghĩa Bản Giác trong vai trò làm nhân nội huân. Chỉ Phật Tánh hay Như Lai Tạng trong tâm chúng sanh. Đây là Pháp Thân Thường Trú. Đó là tánh chân thật của tất cả các Pháp. Tánh ấy nơi vô tình chúng sinh gọi là Pháp Tánh, nơi hửu tình gọi là Phật Tánh. Tâm chúng sinh vốn có tánh ấy nên nó mới làm nhân nội huân bên trong, khiến chúng sinh chán ghét sanh tử, ưa thích Niết Bàn.
Gương số bốn là nghĩa Bản Giác trong vai trò làm nhân ngoại huân, gọi là Duyên, chỉ diệu dụng của Bản Giác. Đây là nghĩa Giác Chiếu, khiến chúng sinh siêng tu căn lành, cầu mong giải thoát.  
Tóm lại, Gương số một và Gương số hai khác nhau ở nghĩa Không và Bất Không. Gương số một và Gương số ba khác nhau ở nghĩa Giác vốn có trong tự thân và mới xuất triền. Gương số một và Gương số bốn khác nhau ở nghĩa phi Giác chiếu và  Giác chiếu. Gương số hai và Gương số bốn khác nhau ở nghĩa huân tập ở ngay bên trong và huân tập từ bên ngoài vào.
Trên đây đà trình bày xong nghĩa Giác và tiếp theo đây là phần trình bày về Bất Giác.
b/ Bất Giác   
Bất Giác là từ Giác mà sanh khởi nhưng ngược lại Giác cũng từ Bất Giác gọt rửa mà thành.
Về sự sanh khởi của Bất Giác Luận nầy có đoạn viết: “Vì không biết Chân Như là duy nhất đúng sự thật cho nên quờ quạng khiến tâm móng động mà sanh ra các Niệm.” Đoạn nầy ý nói Động là Bất Giác, không động là Giác. Động là Mê, không động là Giác.
“Đây nói Bất Giác có nghĩa là không biết đúng như sự thật Chân Như là pháp duy nhất, cho nên loáng choáng tâm móng lên mà sanh ra Niệm. Niệm không có Tự Tướng, chẳng rời Bản Giác. Giống như người lạc đường, vì nương vào phương hướng cho nên mới có lạc. Nếu rời phương hướng ra thì không có lạc. Chúng sanh cũng thế, vì nương nơi Giác mới có Mê. Nếu lìa tánh Giác thời không có Bất Giác. Bởi vì có tâm vọng tưởng Bất Giác, cho nên hay biết được danh nghĩa, gọi là Chân Giác.
Nếu lìa được cái tâm Bất Giác, thời cũng không có cái tướng riêng của Chân Giác có thể nói được.”   
 Trước ngài Mã Minh đã có nhiều luận phái nói về “Tất cả chúng sanh đều có Phật Tánh”  nhưng bản lai diện mục ra sao, tự thể của nó trong tâm mê muội của chúng sanh như thế nào?  Chưa có luận phái nào giải thích rỏ ràng cả. Đến khi ngài Mã Minh giảng thuyết về Đại Thừa Khởi Tín mới giải rỏ tương quan giữa Mê và Ngộ, Bất Giác và Giác. Và Ngài đã đưa ra định đề: “Niệm là do Tâm động mà sinh ra. Tâm không động thì không có Niệm. Tâm động là Mê, Tâm không động là Giác.”
Như vậy Giác và Bất Giác là hai mặt của một vấn đề, theo đúng quy luật hổ tương. Liên quan đến vấn đề nầy chúng ta có thể nhớ đến câu: “Chúng sanh chỉ cần nhất niệm hồi quang là lập tức tương đồng với Bản Hửu. Ai biết được Vô Niệm thì người đó mới chứng được Pháp Thân.”   
Đoạn trên đã trình bày về Bất Giác căn bản. Bất Giác căn bản còn gọi là Vô Minh căn bản.
Tiếp theo tiếp tục trình bày về chi tiết của Bất Giác, hay còn gọi là Bất Giác chi mạt và còn gọi là Vô Minh chi mạt.
·       VÔ MINH CHI MẠT CHIA LÀM 2 LOẠI:
b-1/: Mt là ba loại tướng:
“ Vì có Bất Giác nên sanh ra ba loại tướng, cùng với Bất Giác tương ưng không rời”.
(a)            Một là tướng Nghiệp của Vô Minh:
“Vì nương nơi Bất Giác cho nên Tâm động, gọi đó là Nghiệp. Giác thì không động, mà động thì tức có khổ, vì quả không lìa nhân.”
Tướng Nghiệp Tâm Động nầy có thể chia làm hai phần là Năng và Sở. Năng là Tướng Năng Kiến. Sở là Tướng Cảnh Giới. Cả ba tướng Nghiệp, Năng Kiến và Cảnh Giới thật ra là cùng một thể là Giác nên nói chúng cùng với Bất Giác tương ưng không rời. Vì Bất Giác nên Tâm Động. Tướng Động đó được gọi là tướng Nghiệp. Quả khổ  sanh tử là do Nghiệp gây ra. Nghiệp khởi lên từ Động niệm mà có, nên nói : “nếu chúng sanh nào quán được Vô Niệm, kẻ đó đang hướng tới trí Phật.”
(b)   Hai là tướng Năng Kiến
“Vì nương nơi Tâm Động cho nên có Năng Kiến. Không Động thời không có Kiến.”
“Kiến” có thể hiểu là phân biệt. Đã có Năng Kiến là chủ thể thì phải đối tượng phân biệt đó là Sở Kiến. Sở Kiến là tướng cảnh giởi ảo vọng hiện ra trước sức triển chuyển của Năng Kiến. Vì thế cho nên Tướng Năng Kiến còn được gọi là tướng Chuyễn. Và Tướng Cảnh Giới còn được gọi là Tướng Hiện.
Đó là tất cả đều xảy ra trong Tâm chúng sanh ở dạng tìm năng sâu kín, nhưng dần dần sẽ khởi ra hiện hành tức là hiện thực hóa thành những Tướng Thô Trọng.
(c)    Ba là Tướng Cảnh Giới  
  “Vì nương nơi Năng Kiến cho nên cảnh giới hiện ra hư dối. Lìa Kiến thời không có cảnh giới.”
Tướng Cảnh Giới còn có tên khác là Tướng Năng Hiện. Tướng nầy là đầu mối khởi lên Sáu Thô. Nó làm duyên sanh ra sáu Thô.
Tóm lại ba Tướng vừa nêu trên thuộc về Vô Minh chi mạt, nhưng ở thể tìm năng cực kỳ vi tế nên gọi là Ba Tế. Phần sau sẽ đề cập đến sáu thô trong Vô Minh chi mạt nầy.
b-2/:  Hai là sáu thô
Vì có cảnh giới làm duyên nên sanh ra sáu tướng thô:
(a)           Một là tướng Trí:
“Vì nương nơi cảnh giới, tâm sanh phân biệt, cho nên mới có ưa thích và không ưa thích.”
Phần trên đã nói về Tướng cảnh giới, nhưng chỉ có ở thể tìm năng, chưa xảy ra trên hiện thực. Từ đây trở đi vọng niệm dần dần hiện ra trong cảnh giới hiện thực. Như thế giữa tìm năng và hiện thực có sự hiện diện của tướng trí mà ở phần nầy muốn nói đến. 
Trí là nói đến tâm phân biệt đối trước tướng cảnh giới vọng niệm. Vọng niệm nầy cũng có “năng” và “sở”. Năng tức là trí, Sở là cảnh giới.
(b)    Hai là tướng tương tục:
“Vì nương nơi trí nên sanh ra khổ vui, biết tâm khởi niệm tương ưng không dứt”.
Kinh Lăng Nghiêm có câu: “Tự tâm nắm lấy tự tâm, cho nên  phi huyễn trở thành huyễn pháp” (tự tâm thủ tự tâm, phi huyễn thành huyễn pháp). Khi tâm khởi phân biệt liền có hai chiều thuận nghịch, tốt xấu sinh ra. Tốt khen, xấu chê, yêu ghét từ đó phát sanh liên tục nên thành ra tướng tương tục.
(c )   Ba là Tướng chấp thủ:
“Vì nương nơi tương tục, cho nên vin vào cảnh giới của vọng niệm, nắm giữ khổ vui, tâm sanh đắm trước.”
Tâm bị đắm chìm trong cảnh giới tương tục hư ảo không thoát ra được,  sanh ra chấp trước nên tướng Châp Thủ xuất hiện.
(d)    Bốn là Tướng kế danh tự:
“Vì nương nơi vọng chấp, phân biệt cho nên Tướng kế danh tự phát sinh”.
Sau khi chấp thủ rồi thì ý niệm truy danh, cầu nghĩa sinh ra, luôn dựa vào danh ngôn hư dối, tìm biết ra lẽ là gì, hành tướng ra sao, nội dung như thế nào…Những toan tính dựa vào danh ngôn hư dối đó gọi là Tướng kế danh tự.
(e)        Năm là Tướng khởi nghiệp:
“Vì nương nơi danh ngôn, cho nên y danh thủ nghĩa, say đắm vào đó mà sinh ra các nghiệp”.
Từ sự so đo tính toán trên, trước là tác ý, sau đó cả thân, khẩu, ý cùng hợp nhau hành động. Đó là Tướng khởi Nghiệp.
(f)       Sáu là Tướng nghiệp hệ khổ:  
“Vì nương nơi Nghiệp cho nên phải chịu quả báo, không được tự tại”.
Sau khi đã tạo Nghiệp rồi thì sẽ thọ quả báo hoặc lành hoặc dữ, không thể nào tránh khỏi. Do đó gọi là Nghiệp hệ khổ. Nghĩa là khổ gắng liền với Nghiệp. Khổ liện hệ chặt chẽ với Nghiệp.
Nói chung cả Ba Tế, Sáu Thô vừa nêu trên thì Tướng Chấp Thủ và Tướng Kế Danh Tự thuộc loại Ngã Chấp. Tướng Trí và Tướng Tương Tục thuộc loại Pháp Chấp phân biệt. Tướng Năng Kiến và Tướng Năng Hiện (tức tướng cảnh giới) thuộc loại Câu Sanh bao gồm cả Ngã Chấp và Pháp Chấp.
Thử đem phối hợp với thuyết “Nghiệp Cảm Duyên Khởi” thì bốn tướng thô đầu (Trí, Tương Tục, Chấp Thủ, Kế danh) là Hoặc.
Tướng thô thứ năm (Khởi Nghiệp, và tướng thô cuối cùng Nghiệp Hệ Khổ) là Khổ. Có so sánh như thề thì mới thấy rõ rằng thuyết Nghiệp Cảm Duyên Khởi chỉ mới trình bày được mặt nỗi của sanh tử luân hồi.
Khởi Tín Luận, với thuyết Ba Tế, sáu Thô đã đào sâu vào chổ tận cùng đến mặt đáy. Đó là cái Động Niệm tối sơ được gọi là “Sanh Tướng Vô Minh”. Đó là cái gốc của Sanh Tử luân hồi. Vì thế hành giả phải thực hành diệt Niệm để đạt đến Vô Niệm.
Vô Niệm là chìa khóa để vào cõi Phật. Như thế chúng ta phải hiểu Giác tức Vô Niệm. Hay nói cách khác nếu đạt được cảnh giới Vô Niệm thì Bản Giác sẽ bừng sáng, hiễn hiện.
·       Sau đây nói về các tướng giống nhau và khác nhau giữa Giác và Bất Giác   
c/  Hai loại tướng của Giác và Bất Giác:
Đóng Đng vàng Khác
c-1/ Tưng Đng
 “Tướng đồng là, ví như các món đồ gốm đều cùng tánh tướng giống như mảy bụi. Cũng vậy, các loại nghiệp huyễn là vô lậu và vô minh đều cùng tánh tướng giống như chân như. Cho nên trong kinh, nương vào nghĩa ấy, nói tất cả chúng sanh bản lai thường trú, vào trong Niết Bàn. Bồ Đề không phải là pháp tu được, không phải là tướng có thể tạo ra được, rốt ráo không đắc, cũng không có tướng sắc có thể thấy được. Có sự thấy được tướng sắc là chỉ do nghiệp huyễn tùy nhiễm gây nên, không phải do tánh Bất Không của trí sắc, vì tướng của trí không thể thấy được.”
Từ “Nghiệp Huyễn” chỉ chung cho tất cả các nghiệp dụng không thể nghĩ bàn của Bản Giác và nghiệp lực của vô minh với hậu quả của nó là sanh ra Ba Tế , Sáu Thô đưa đến sinh tử luân hồi.
c-2/ Tướng Khác
“Tướng Khác là ví như các món đồ gốm không món nào giống món nào. Cũng vậy, vô lậu và vô minh, bởi tánh huyễn nhiễm sai khác cho nên tùy theo sự sai khác của tánh huyễn nhiễm mà có sai khác.”
Hai phần trên nói về hai mặt Đồng và Khác giữa Giác và Bất Giác để gải thích sự tương quan giữa Chân và Vọng tức Phật và chúng  sinh.
Nương vào Như Lai Tạng mà có Tâm sanh diệt.  Bất sanh diệt và Sanh diệt hòa hợp với nhau, chẳng phải một chẳng phải khác.
Phần trên đã giải thích xong Tâm Sinh Diệt, nhưng đến đây giải rỏ về Sanh Diệt và Bất Sanh Diệt nên mới nêu lên điểm Đồng và điểm Khác theo ví dụ mà luận vừa nêu.
Bản Giác thanh tịnh (vô lậu) và nhân nhiễm ô (vô minh), cả hai đều nương nơi tướng của Chân như tùy duyên mà khởi. Cả hai đều cùng có chung một tánh Chân Như. Nhưng cả hai đều có mà không thật có cho nên Kinh dạy : “Sanh tử và Niết Bàn đều là mộng huyễn”.  Khi nói bên nầy Tịnh, bên kia Nhiễm đó là đứng về phía mặt dụng của Chân Như Tùy Duyên mà nói. Nhưng nói về thể tánh tự thân Chân Như thì hai bên hoàn toàn tương đồng. Để minh chứng cho luận giải nầy xin ghi lại câu Kinh như sau: “Tất cả chúng sanh bản lai thường trụ vào Niết Bàn”.
Đoạn luận ghi trên cũng đã viết Bồ Đề không phải là Pháp có thể tu đắc được, cũng chẳng phải là cái ta có thể tạo ra được…Vì nó rốt ráo bìng đẳng, không có tướng sắc để có thể thấy được. Cái mà ta có thể thấy được, bàn luận được đó chỉ là huyễn tướng do Nghiệp Huyễn tùy nhiễm tạo ra. Nó không phải tánh bất không của trí sắc, vì tướng trí không thể thấy được. Trí tướng là tướng của Trí. Sắc là sắc chất trong bản tánh.
Chân Như: “Như” là nghĩa của Bất Giác. “Chân”: là nghĩa của Giác Trí. “Bất Giác tức Giác” là nghĩa của Chân Như.
Xin dùng câu nói sau để tóm kết cho phần nầy: “Nếu tâm tánh động thì có tướng vọng nhiễm nhiều hơn số cát sông Hằng. Nếu tâm tánh không động thì có tướng công đức thanh tịnh cũng nhiều hơn số cát sông Hằng”. Đều đó nói lên ý nghĩa tùy duyên mà bên nọ chuyễn qua bên kia, hoặc ngược lại. Đó là nói về Tâm Sanh Diệt.
Phần Trên đã giải rỏ về (1) Chân Như Môn- Tâm Chân Như, (2) Sanh Diệt Môn – Tâm Sanh Diệt.
Sau đây gải thích về (3) Nhân duyên sanh diệt.
 
4-(3)/- NHÂN DUYÊN SANH DIỆT
“ Nhân duyên sanh diệt, nghĩa là chúng sanh nương nơi Tâm, Ý và Ý Thức triển chuyển mà khởi lên. Như thế nghĩa là gì?
Bởi nương nơi A Lại Ya mà nói có vô minh, từ bất giác mà khởi lên, thấy có cảnh giới, hiện ra cảnh giới, và nắm lấy cảnh giới, liên tục khởi niệm cho nên gọi là Ý.”          
Nói đến nhân duyên sanh diệt ta phải nghĩ đến hai chiều như sau:
·       Chiều lưu chuyễn:  còn gọi là Vô Minh Lưu, khởi từ Sanh đến Diệt.
·       Chiu Hoàn dit:  còn gọi là Hoàn Tịnh Lưu, đi ngược trở lại từ Diệt đến Sanh.
Theo Vô Minh Lưu thì khởi điểm là Chân Như hay Như Lai Tạng.
Tâm trong câu “Chúng sanh nương nơi Tâm, Ý , Ý Thức triễn chuyễn mà dấy khởi” chính là nói về Như Lai Tạng. Trong đoạn đầu của luận nầy có viết: Sở dĩ có Tâm sanh diệt là vì nương vào Như Lai Tạng, và vì bất giác tâm động mà sanh khởi Thức A Lại Ya, trong đó Bất sanh bất diệt và Sanh Diệt hòa hợp mà có Vô Minh.
Theo như đoạn trích dẫn trên thì Nhân Duyên Sanh Diệt tối sơ lấy Tâm (tức là Như Lai Tạng) làm Nhân, và lấy Vô Minh (tức Tâm Động) làm duyên để sinh khởi tướng Nghiệp. Tướng Nghiệp đây còn gọi là sanh tướng vô minh. Nó có khả năng tự phân thành hai phần Năng và Sở đó là Tướng Năng Kiến (Năng) và Tướng cảnh giới (Sở) còn gọi là Tướng năng hiện, từ đó triển chuyể mà sanh ra tướng Trí và Tướng tương tục.
Nhân Duyên Sanh Diệt đợt kế tiếp lấy Vô Minh làm Nhân và lấy cảnh giới vọng hiện làm duyên để sanh khởi các Tướng thô.
Xét kỷ dòng phản ứng dây chuyền từ Tướng Nghiệp đến Tướng Tương Tục đều thuộc phạm vi hoạt động của Ý.
Bốn tướng Thô còn lại (xem phần trên) thuộc phạm vi hoạt động của Ý Thức.
Sau đây chúng ta lần lược đi sâu hơn vào Ý, Ý Thức và Tâm như trên đã nêu.    
a/ Ý
“Ý ấy gồm có năm loại. Năm loại đó là gì?
Một là Nghiệp Thức: chỉ động lực Vô Minh Bất Giác khiến Tâm đông.
Hai là Chuyễn Thức: Chỉ năng lực thấy Tướng Cảnh Giới, nương vào Tâm động.
Ba là Hiện Thức: chỉ năng lực hiện ra tất cả cảnh giới, như gương sáng hiện ra các hình ảnh. Hiện Thức cũng vậy, tùy theo năm trần với đến liền hiện, không có trước sau, vì thường hằng hiện tiền, cho nên bất cứ lúc nào cũng có thể khởi lên được.
Bốn là Trí Thức: là phân biệt các pháp nhiễm tịnh.
Năm là Tương Tục Thức: vì vọng niệm tương ưng không dứt, cho nên nắm giữ các nghiệp thiện ác của vô lượng kiếp trong quá khứ, khiến không mất được. Lại thành thục được quả báo khổ vui trong hiện tại và vị lai không hề sai lệch. Khiến được những việc đã trãi qua bỗng nhiên nhớ lại, những việc sắp tới bâng khuâng lo nghĩ. Cho nên ba cõi hư dối, chỉ lo Tâm tạo tác. Lìa Tâm ra không có cảnh giới sáu trần.”   
Đoạn trước khi nói về Tâm Sanh Diệt đã đề cập đến Ba Tế và sáu Thô tức là chí tướng của Tâm sanh diệt. Đoạn trên đây nói về Nhân Duyên Sanh Diệt túc là tìm hiểu mối tương quan Chủ (là Năng phân biệt) và Sở (là đối tượng phân biệt) của Tâm Sanh Diệt đó. Cho nên gọi là Nhân Duyên sanh diệt.
Như ta biết hễ có một Tướng dấy lên là đã có một Thức đối ứng. Năm Thức gồm thâu trong Ý là Nghiệp Thức, Chuyễn Thức, Hiện Thức, Trí Thức, Tương Tục Thức.
Móng tâm tối sơ do Tâm động gây nên đó là Nghiệp Thức. Tâm động được chia làm hai phần đó là Năng và Sở. Phần Năng là Năng Kiến, phần Sở là Sở Kiến.Trong Năng Kiến lại chia ra thành Tướng Năng Kiến và Thức Năng Kiến đối đãi nhau. Tướng Năng Kiến còn gọi là Tướng Chuyễn và Thức Năng Kiến còn gọi là Chuyễn Thức. Gọi là Chuyễn Thức vì nó chuyễn Chân Trí thành Vọng Kiến. Do đó tướng đối ứng với nó được gọi là Tướng Chuyễn.
Về Sở Kiến cũng lại chia làm hai phần: Tướng và Thức đối ứng nhau. Sở Kiến là chỉ Tướng Cảnh Giới vọng hiện. Nhưng sau khi vọng cảnh hiện ra rồi, Vọng Cảnh ấy lại làm nền tảng để dội lui trở lại mọi cảnh của Lục Trần đương hiện diện trước mặt nó. Cho nên ví nó như tấm gương luôn luôn phản chiếu lại những hình ảnh hiện ra trước nó, một cách vô tư không phân biệt trước sau …Do đó Tướng và Thức trong phần Sở Kiến đều được gọi là Hiện Tướng. Thức gọi là Hiện Thức.
Về phần Tương Tục Thức có thể tóm giải thành ba điểm như sau:
·         Nắm giữ các nghiệp lành dữ đã tạo ra trong vô lượng kiếp quá khứ không mảy may suy mất.
·       Thành thục quả báo khổ vui trong hiện tại và vị lai, không sai lệch.
·       Có thể nhớ lại những việc đã trải qua trong quá khứ, và có thể tưởng tượng ra những việc chưa đến, hư cấu, trong tương lai.
Phần trên đã kết thúc bằng câu: “Ba Cõi hư dối, chỉ do Tâm tạo tác. Lìa Tâm ra không có cảnh giới sáu trần”. Như thế sau đây ta thử khảo sát về Tâm ấy xem sao!
b/  Tâm
Tại sao lìa Tâm không có cảnh giới sáu trần?
Nghĩa ấy là như thế nào?
“ Vì tất cả các pháp đều từ Tâm khởi, do vọng niệm mà có sanh ra. Mọi phân biệt chỉ là phân biệt tự Tâm. Nhưng Tâm  không thấy Tâm. Tâm không có Tướng có thể đắc. Nên biết rằng tất cả cảnh giới trong thế gian đều nương nơi Tâm hư dối vô minh của chúng sanh mà tồn tại. Cho nên tất cả các pháp thảy đều như bóng trong gương, không có thật thể để có thể đắc, chỉ do Tâm hư dối tạo ra. Do đó hễ Tâm sanh thời Pháp Pháp đều sanh, Tâm diệt thời Pháp Pháp đều diệt.”   
Tất cả các Pháp đều từ Tâm mà khởi, do vọng niệm sinh ra. Tự tướng của nó là Như Lai Tạng. Vì Bất Giác Tâm động cho nên phần Bất Sanh Bất Diệt trong Như Lai Tạng hòa hợp với phần Sanh Diệt của Tâm Động mà thành Thức Tạng tức A Lại Ya rồi từ đó triễn chuyễn tạo ra Ba Tế và Sáu Thô.
Như ta đã biết là Tâm vốn không sanh diệt, chỉ vì sự vọng động của Nhất Niệm Vô Minh tối sơ mà chuyễn Chân Tâm vô tướng rộng lớn trùm khắp thành các pháp hư dối trong ba cõi.
Nhất Niệm tối sơ vốn không có tự thể, nó chỉ nương vào Chân Tâm mà thành lập. Cho nên cái vọng cũng từ cái Chân mà khởi lên (cũng như sóng chỉ cho cái vọng) khởi lên từ Nước (chỉ cho cái Chân Tâm). Do đó nên Luận nói các Pháp đều chì do Tâm tạo ra. Thế nhưng những pháp mà do Tâm Hư Vọng coi là đối tượng để phân biệt cũng lại từ Tâm mà có. Hiện tượng đó được gọi là “Tự Tâm nắm lấy Tự Tâm, Phi Huyễn trở thành Huyễn.”
Phần trên vừa phân tích để giải rỏ rằng các pháp hư vọng mà chúng sinh không rõ Tâm vốn không có Tướng nên chắp rằng vọng cảnh không phải là không. Các pháp hư vọng mà cho là có đó đều nương nơi vọng niệm mà tồn tại.
Luận nầy chú trọng giải rỏ Nhất Tâm, Vô Niệm. Cho nên nói: Ai quán Vô Niệm, người đó đang hướng tới Phật Trí.
Đó là phần nói về Tâm. Sau đây luận về Ý Thức.
c/   Ý Thức
Ý Thức là gì?
“Nói về Ý Thức tức là đề cập đến Thức Tương Tục.
Nương nơi sự say đắm, nắm bắt càng ngày càng lún sâu thêm của phàm phu, mọi loại vọng chấp dấy lên so chấp cái Ta và cái của Ta rồi phan duyên xuôi theo sự vật, phân biệt sáu trần. Đó gọi là Ý Thức, cũng gọi là Thức Phân Ly. Lại còn có tên là Thức Phân Biệt Sự. Thức nầy nương vào Phiền não, Kiến ái mà tăng trưỡng.”
Ý Thức đây nghĩa là Thức của Ý. Vì Tương Tục Thức là gốc của Ý Thức nên ngã ái càng ngày càng thêm bền chặt gốc rễ. Do đó mà nó liên tục khởi hoặc, tạo nghiệp liên tục. Ý Thức đóng vai tró chủ chốt trong việc tạo nghiệp. Đối tượng của nó là hai Tướng Chấp Thủ và Kế Danh Tự.
Vì Ý Thức đóng nhiều vai trò nên nó có nhiều tên khác nữa. Ý Thức nương nơi năm căn để phân biệt cảnh và nắm bắt cảnh nên có tên là Thức Phân Ly. Nó thông duyên tất cả mọi sự tướng của nội căn lẫn ngoại cảnh cho nên còn có tên là Thức Phân Biệt Sự. Nó nương vào Kiến Hoặc và Tư Hoặc để tăng thêm cường lực trong sự tạo nghiệp.
Khi sai lầm về mặt lý trí đó là Kiến Hoặc. Khi sai lầm về mặt tình cảm thì đó là Tư Hoặc. Tư Hoặc còn gọi là Ái Hoặc. Nói về Kiến Ái là chỉ cho hai loại Hoặc nầy.
Phần trên đã nói về Nhân Duyên sanh diệt của Nhất Tâm xuôi theo Vô Minh mà sanh khởi các pháp ô nhiễm của sanh tử. Đoạn kế tiếp sẽ đi theo hướng ngược lại là từ Nhiễm trở về Tịnh để làm sáng tỏ hai nghĩa Tiệm Ngộ và Đốn Ngộ sai khác  nhau.
Nghĩa là phần trên đã nói về Nhân Duyên Lưu Chuyễn.
Phần kế tiếp đề cập đến Nhân Duyên Hoàn Tịnh hay Hoàn Diệt.
d/  Nhiễm Tâm  
Phần nầy đi từ Vọng trở về Chân
“Cái Thức do Vô Minh huân tập mà dấy khởi lên, không phải điều mà phàm phu biết được. Cũng chẳng phải là Pháp mà trí tuệ Nhị Thừa ngộ được. Chỉ có Bồ tát từ cấp Chánh Tín, phát tâm quán sát cho đến khi chứng Pháp Thân thì mới biết được một phần nhỏ. Cho đến Địa Tận Bồ tát cũng còn chưa biết hết. Duy Phật mới hoàn toàn thấu rỏ mà thôi.”
Đoạn nầy mở đầu nói về nghiệp thức vô minh căn bản cực kỳ vi tế. Cần tiêu trừ nghiệp thức ấy mới mong chứng ngộ được nguồn gốc của Nhất Tâm. Luận chủ nói phàm phu và Nhị Thừa không thể hiểu được điều nầy. Chỉ hàng Bồ Tát từ Chánh Tín sau khi trãi qua ba cấp Tam Hiền, dày công quán sát thì mới thấu rõ được một phần nào. Bồ Tát Pháp Thân, đến hàng Tận Địa cũng chưa biết trọn vẹn. Chỉ khi nào đạt đến bậc đại Giác là Phật mới thấu rỏ cùng tận mà thôi. Nghiệp Thức vô minh rất vi tế như thế không dễ gì tu thiền trong một thời gian mà có thể gọi là đốn ngộ được. Hành giả Tu Thiền ngày nay mong được đốn ngộ trong hiện thế đó là một điều không tưởng. Có những người tự cho mình là đã ngộ đạo nhưng thực ra chưa rõ hết hành tướng của Thức nầy đó chẳng phải là tăng thượng mạn sao!
Vì sao mà khó khăn như thế?
Luận viết tiếp:
“Vì Tâm ấy ngay trong bản chất, tự tánh của nó vốn thanh tịnh, nhưng lại có vô minh, và bị vô minh làm cho ô nhiễm mà thành nhiễm tâm. Và tuy có Nhiễm Tâm nhưng vẫn thường hằng bất biến. Vì thế cho nên nói với ý  nghĩa là  chỉ có Phật mới biết rõ được. Đó là Tâm tánh thường vô niệm, gọi là bất biến. Vì không thấu suốt nhất pháp giới, cho nên tâm không tương ưng, bỗng nhiên vọng niệm dấy khởi, gọi đó là Vô Minh.”
Trong đoạn Luận trên ta có thể nêu ra bốn lý do vì sao khó biết được Thức nầy:
    *    d1/  Bản chất, tự tánh của Tâm là thanh tịnh nhưng bị vô             minh làm cho ô nhiễm mà thành Nhiễm Tâm.
    *   d2/  Tuy có  Nhiễm Tâm nhưng Tâm Thể vẫn thanh tịnh và thường hằng bất biến.
    *   d3/   Chúng sanh vì vọng tưởng mà niệm niệm phan duyên sáu trần. Trong khi đó Tâm Thể vẫn thường hằng và tự tánh vốn Vô Niệm. Như vậy vọng niệm của chúng sanh là do Thức đối trước trần cảnh mà sanh nhưng thật thể vẫn là Vô Niệm.
   *   d4/   Vì không thấu suốt pháp giới là một, khiến Tâm Thể tự nó không tương ưng mà bỗng nhiên khởi niệm gọi là Vô Minh. Từ đó vọng niệm bỗng nhiên nỗi lên thật vô cùng vi tế, khó có thể nghĩ bàn. Đó là sự huân tập không thể nghĩ bàn.
Trên đây là nghĩa  “tùy duyên bất biến, bất biến tùy duyên của Nhất Tâm.”
SAU ĐÂY LÀ NÓI VỀ ĐOẠN HOẶC CHỨNG CHÂN, TỨC LÀ NÓI VỀ THỨ ĐỆ CỦA NHÂN DUYÊN HOÀN TỊNH.                              
e/ Sáu loại nhiễm tâm
Nói về Nhiễm Tâm, Luận nầy phân làm 6 loại như sau
e1/ Chp tương ưng nhim: “Chấp tương ưng nhiễm là nương vào giải thoát của Nhị Thừa và Tín tương ưng địa mà dứt trừ.”
Chấp tương ưng nhiễm là nhiễm tâm tương ưng với Chấp thủ, tức với hai tướng Kế Danh Tự và Chấp Thủ trong hệ thống Sáu thô.
Liên quan đến đoạn nầy xin nhắc lại quá trình tu chứng của Đại Thừa từ Phàm đến Thánh chia làm 5 giai đoạn. Đó là Thập Tín, Thập Trụ, Thập hạnh, Thập Hồi Hướng và Thập Địa.
Mỗi giai đoạn kết thúc bởi một địa vị tu chứng gọi là Địa. Trong từng giai đoạn một còn có 10 cấp bậc cũng kết thúc bằng một địa.   
“Tín tương ưng Địa” là Địa vị kết thúc giai đoạn Thập Tín.
e2/  Bất đoạn tương ưng nhiễm:  “Bất đoạn tương ưng nhiễm là nương vào Tín tương ưng địa, tu học nhiều phương tiện mà dần xả bỏ, cho đến khi chứng đắc Tịnh Tâm Địa mới rốt ráo trừ hết.”
Bất đoạn tương ưng nhiễm là nhiễm tâm tương ưng với Tướng tương tục trong Sáu thô.
“Tịnh Tâm Địa” là địa vị kết thúc Tam Hiền (Thâp Trụ, Thập hạnh, Thập Hồi Hướng gộp chung).
e3/  Phân biệt trí tương ưng nhiễm:  “ Phân biệt trí tương ưng nhiễm là nương vào Cụ giới địa mà trừ dần, cho đến khi chứng đắc Vô tướng phương tiện mới rốt ráo trừ xong.”
Phân biệt trí tương ưng nhiễm là nhiễm tâm tương ưng với Phân biệt, tức Tướng Trí, tướng vi tế nhất trong Sáu thô.
“Cụ Giới Địa” là địa vị mà Bồ Tát Nhị Địa (trong Thập Địa) đạt được.
“Vô Tướng Phương Tiện Địa” là địa vị mà Bồ Tát Thất Địa đạt được.
e4/  Hiện sắc bất tương ưng nhiễm:  “Hiện sắc bất tương ưng nhiễm là nương vào Sắc Tự Tại Địa mà trừ được.”
Hiện sắc bất tương ưng nhiễm là nhiễm tâm không tương ưng với Hiện sắc, tức với Tướng cảnh giới vọng hiện (Tướng Hiện trong hệ thống Ba tế).
“Sắc Tự Tại Địa” là địa vị mà Bồ Tát Bát Địa đạt được.
e5/  Năng kiến tâm bất tương ưng nhiễm:  “Năng kiến tâm bất tương ưng nhiễm là nương vào Tâm tự tại địa mà trừ được.”
Năng kiến tâm bất tương ưng nhiễm là nhiễm tâm không tương ưng với Tâm Năng Kiến (Tướng Chuyễn trong Ba tế)
“Tâm Tự Tại Địa”  là địa vị mà Bồ Tát Cửu Địa đạt được.
e6/  Căn bn nghip bt tương ưng nhim:  “Căn bản nghiệp bất tương ưng nhiễm là nương vào Tận địa Bồ Tát, rồi từ đó bước vào Như Lai Địa mà trừ được.”
Căn bản nghiệp bất tương ưng nhiễm là nhiễm tâm không tương ưng với nghiệp căn bản (Tướng Nghiệp, còn gọi là Sanh Tướng Vô Minh), tức với Tướng vi tế đứng đầu trong Ba tế.
“Tận Địa” là địa vị cuối cùng mà Bồ tát Thập Địa đạt được. Như Lai Địa là địa vị mà Phật chứng đắc.
Luận Khởi Tín viết tiếp để giải rỏ về Nhiễm Tâm:
“lại nữa, nghĩa của Nhiễm Tâm gọi là Phiền Não ngại, vì nó che lấp căn bản Chân Như. Nghĩa của Vô Minh gọi là Trí Ngại, vì nó che lấp Trí nghiệp tự nhiên thế gian. Nghĩa ấy thế nào?
Vì nương vào Nhiễm Tâm mà có Năng Kiến, Năng Hiện và hư dối nắm bắt cảnh giới, trái với tánh bình đẳng. Vì tất cả các Pháp thường hằng thanh tịnh, không có tướng khởi nhưng Bất Giác của Vô Minh vọng khởi trái với các Pháp, cho nên không thể tùy thuận mọi loại hay biết về tất cả cảnh giới thế gian.”
Đoạn trên nói rõ sự khác biệt giữa  Nhiễm Tâm và Vô Minh.
Nhiễm Tâm nương vào Vô Minh mà có. Thể của Nhiễm tâm và Vô Minh tuy đồng nhưng tác dụng ngăn che thì khác nhau. Nhiễm Tâm năng động ồn ào vì các Tướng mê vọng như Ba tế, Sáu thô... gắng liền với nó, cho nên nó là loại chướng ngại gây ra phiền não khổ đau (tức Phiền Não Ngại) che lấp Trí căn bản Chân Như.
Trái lại, Vô Minh u tối, hôn mê, cho nên nó là loại chướng ngại ngăn che  Trí nghiệp tự nhiên trong việc lượng định sự thật ở giữa thế gian (tức Trí Ngại).
Trí như lý (hay là Như lý Trí) còn gọi là Trí Căn Bản Chân Như, nghĩa là cái trí hiểu biết đúng với lý Chân Như. Trí lượng định sự vật ở giữa thế gian, còn gọi là Trí như lượng (hay là Như lượng Trí), ở đây gọi là Trí nghiệp tự nhiên thế gian, nghĩa là cái trí làm công việc tìm tòi quy tụ mọi loại Tri Kiến ở giữa thế gian.
Chướng ngại Trí trước gọi là Phiền Não Ngại. Chướng Ngại Trí sau gọi là Trí Ngại. Phiền Não Ngại là nghĩa của Nhiễm Tâm. Trí Ngại là nghĩa của Vô Minh.    
Nhiễm Tâm hư cấu cảnh giới và vọng thủ cảnh giới, trái với tánh bình đẳng của Chân Như, cho nên gây ra phiền não khổ đau. Còn Vô Minh thì mê mờ, cho nên không có cách gì tùy thuận mọi hiểu biết giữa thế gian. Vì vậy mà chướng ngại Trí tự nhiên. Ở đây Khởi Tín Luận căn cứ vào diệu dụng của hai Trí như Lý và Lượng rồi lật ngược trở lại mà lập hai nghĩa Trí Ngại và Phiền Não Ngại, để biện minh cho sự sai khác giữa Vô Minh và Nhiễm Tâm. Hai Ngại nầy không giống như nghĩa của hai Chướng là Chướng Sở Tri và Chướng Phiền Não của Duy Thức Học.
Trên đây đã phân giải Nhân Duyên sanh Diệt theo hai chiều thuận, nghịch.
Tiếp theo là nói về Tướng Sanh Diệt
4     (4)/- TƯỚNG SANH DIỆT     
a/ Tướng Sanh Diệt là gì?
Luận giải thích:
“Tướng Sanh Diệt có hai loại.
Một là Tướng Thô vì tương ưng với Tâm.
Hai là Tướng Tế vì không tương ưng với Tâm.
Lai nữa Thô trong Thô là cảnh giới của phàm phu.
Tế trong Thô và Thô trong Tế là cảnh giới của Bồ Tát.
Tế trong Tế là cảnh giới của Phật.
Hai loại Tướng sanh diệt này nương nơi sức huân tập của Vô Minh mà có. Đó được gọi là nương Nhân và nương Duyên.
Nương Nhân tức là nương vào Bất Giác.
Nương Duyên tức là nương vào vọng hiện của cảnh giới.
Nếu Nhân diệt thì Duyên diệt.  Nhân diệt cho nên Tâm không tương ưng diệt. Duyên diệt cho nên Tâm tương ưng diệt.
Hỏi:  Nếu Tâm diệt, làm sao tương tục?  Nếu tương tục, làm sao nói rốt ráo diệt?
Đáp: Nói diệt là chỉ tướng của Tâm diệt, không phải thể của Tâm diệt.”  
Trong phần lập nghĩa của Luận Khởi Tín có nói về hai Tướng. Một là Tướng của Chân Như. Hai là Tướng của Nhân Duyên sanh diệt. Tướng của Chân Như tức là Tướng của Nhất Tâm. Đó là Như Lai Tạng. Tướng của Nhân Duyên sanh diệt tức là Tướng của Nhiễm Tâm mà đoạn Luận trên đề cập. Nhiễm Tâm vì có tương ưng và không tương ưng nên chia ra hai loại. Thô và Tế. Thô thuộc loại tương ưng. Tế thuộc loại không tương ưng.
Tâm tự thể không có Tướng. Ở đây nói có Tướng tức là nói về Nhiễm Tâm.  
Nói diệt tức nói tướng của Tâm hư vọng diệt chứ không phải thể của Tâm diệt. Vì thể của Tâm không diệt nên khi chứng quả vị Phật chính Tâm ấy tự bắt gặp lại nó sau bao nhiêu gian truân luân hồi lưu lạc. Đó là Thủy Giác bắt gặp Bản Giác.
b/ Ví dụ về Tướng và Thể  
“Vì gió mà nước dậy sóng, đó là tướng động. Nếu nước diệt thời tướng gió dứt mất, không có chỗ nương. Vì nước không diệt nên tướng gió tương tục. Chỉ có gió diệt nên tướng động diệt theo, không phải nước diệt. Vô Minh cũng vậy, nó nương vào thể của Tâm mà có động. Nếu thể ấy mà diệt thời chúng sanh dứt mất không có chỗ nương. Vì thể không diệt nên Tâm được tương tục. Chỉ có si diệt nên tướng của Tâm diệt theo, không phải Tâm trí diệt.”
4      (5)/- NHIỄM TỊNH TƯƠNG TƯ
Nhiễm Tịnh Tương Tư nghĩa là Nhiễm và Tịnh hỗ trợ lẫn nhau mà dấy khởi nhân duyên sanh diệt ở cả hai chiều.
Luận viết: “Lại nữa, có bốn loại pháp huân tập khiến Nhiễm và Tịnh dấy khởi liên tục không dứt. Bốn Pháp ấy là gì?
Một là Tịnh gọi là Chân Như.
Hai là nguyên nhân của mọi loại nhiễm ô gọi là Vô Minh.
Ba là tâm Hư Vọng gọi là Nghiệp Thức.
Bốn là cảnh hư vọng tức là Sáu Trần.
Nghĩa của huân tập là như quần áo vốn không có mùi thơm nhưng nếu lấy hoa mà xông ướp thì quần áo có mùi thơm của hoa. Ở đây cũng vậy. Tịnh, Chân Như vốn không ô nhiễm, chỉ vì Vô Minh huân tập nên có tướng nhiễm ô. Vô Minh nhiễm pháp vốn không có nghiệp thanh tịnh, chỉ vì Chân Như huân tập nên có dụng thanh tịnh.”
Bốn yếu tố kể trên tác động qua lại lẫn nhau tạo thành hai loại huân tập:  Nhiễm Huân Tập và Tịnh Huân Tập.
a/  Nhiễm Huân Tập
Thế nào là Nhiễm Huân tập?
“Thế nào là huân tập khởi lên  nhiễm ô không dứt? Vì là trong Chân Như đã có Vô Minh. Vì có Vô Minh là nhân của Nhiễm ô nên liền huân tập Chân Như. Vì bị huân tập nên có vọng tâm. Vì có vọng tâm liền huân tập lại vô minh. Bởi không thấu suốt Pháp Chân Như nên niệm bất giác khởi lên, cảnh giới ảo vọng hiện ra. Vì có vọng cảnh giới nhiễm pháp làm duyên, cho nên liền huân tập vọng tâm, khiến niệm ấy say đắm, tạo ra nhiều chủng loại nghiệp, để rồi chịu mọi khổ đau cả thân lẫn tâm.”
Trong Kinh Phật dạy có câu: “Vô Minh không có thật thể, nó nương vào Chân Như mà khởi lên”. Đã có Vô Minh sinh ra rồi thì kéo theo một chuổi phản ứng dây chuyền nối tiếp nhau qua ba đợt huân tập chính yếu:
    a1/ Vô Minh huân tập Chân Như:  biến Chân Như thành Nghiệp Thức vọng tâm. Như vậy là Tâm đang là Chân bỗng hóa thành Vọng.
Trường hợp nầy có thể hiểu rằng Vô Minh là Tướng Nghiệp trong Ba Tế. Khi nó huân tập Chân Như, Vô Minh biến Chân Như thành ra Thức của nó (Nghiệp Thức) mà tựu thành Vọng Tâm, tức Tướng Năng Kiến, còn gọi là Tướng Chuyễn, sanh khởi loại Nhiễm Tâm mệnh danh là Căn Bản Nghiệp Bất Tương Ưng Nhiễm. 
    a2/ Vọng Tâm huân tập Vô Minh: khiến cho Vô Minh vốn đã mù quáng, càng mù quáng thêm, không thấu triệt được Chân Như cho nên niệm bất giác khởi lên, vọng cảnh hiện ra.
Vọng Tâm là Tướng Chuyễn trong Ba Tế. Khi nó huân tập Vô Minh, Vọng Tâm biến Vô Minh thành ra Thức của nó (Chuyễn Thức) mà tạo thành Vọng Cảnh, Tức Tướng Năng Hiện, còn gọi là Tướng Hiện, sanh khởi hai loại Nhiễm Tâm mệnh danh là: Năng Kiến Tâm Bất Tương Ưng Nhiễm và Hiện Sắc Bất Tương Ưng Nhiễm. Nhưng chính lúc tựu thành Vọng cảnh, đó là lúc nó không còn biết Chân Như là cái gì nữa, cho nên niệm Bất Giác dấy khởi lên.
    a3/ Vọng cảnh trở lại huân tập vọng tâm: khiến niệm bất giác vừa mới dấy khởi sa đắm Vọng Cảnh, tạo ra nhiều chủng loại nghiệp kết quả là cả thân, tâm thọ khổ.  
Vọng Cảnh là Tướng Hiện trong Ba Tế. Khi Vọng Cảnh nhiễm ô đã hiện ra rồi, nó lập tức làm duyên mà trở lui huân tập Vọng Tâm, biến Vọng Tâm thành ra thức của nó (Hiện Thức) mà liên tục khởi niệm, tạo thành Tướng Trí và Tướng Tương Tục với hai Thức là Trí Thức và Tương Tục Thức, sanh khởi hai loại Nhiễm tâm, gọi là Phân Biệt Trí Tương Ưng Nhiễm và bất Đoạn Tương Ưng Nhiễm. Từ đây niệm niệm tương tục, trước sau nối tiếp nhau mà dấy khởi trên bình diện hiện thực, tạo nên bốn tướng thô cuối cùng (Chấp Thủ, Kế Danh, Tạo Nghiệp, Thọ Khổ) và Nhiễm Tâm chót là Chấp Tương Ưng Nhiễm.     
Sau đây tiếp tục phân giải từng vai trò huân tập một trong ba vai trò của Vọng cảnh, Vọng tâm và Vô Minh.
“Nghĩa huân tập của vọng cảnh có hai loại. Hai loại ấy là gì?
Một là huân tập làm tăng trưởng Niệm.
Hai là huân tập làm tăng trưởng Thủ.
Nghĩa huân tập của Vọng Tâm có hai loại. Hai loại ấy là gì?
Một là huân tập  căn bản của Nghiệp Thức (Vô Minh) khiến La hán, Bích Chi và tất cả Bồ tát chịu khổ sanh tử.
Hai là huân tập làm tăng trưỡng phân biệt sự thức khiến phàm phu chịu khổ gắn liền với nghiệp.
Nghĩa huân tập của Vô Minh có hai loại. Hai loại ấy là gì?
Một là huân tập căn bản, vì nó thành tựu được Nghiệp Thức.
Hai là huân tập của Kiến và Ái bị dấy khởi lên, vì nó thành tựu được phân biệt sự thức.” 
Đoạn Luận trên đề cập đến nghĩa huân tập của Vọng Cảnh, Vọng Tâm và Vô Minh. Sau đây chúng ta tìm hiểu thêm về ba phần trên.
    a4/ Nghĩa huân tập của Vọng Cảnh : Vọng Tâm chính là Nghiệp Thức. Nghĩa huân tập của Vọng Cảnh có hai loại.
Một là huân tập làm tăng trưởng Niệm. Đó là tăng trưởng Niệm của Nghiệp Thức. Tức là tăng trưởng Tướng Trí và tướng Tương Tục, vốn đã phát sinh từ khi Vọng Tâm huân tập Vô Minh. Do sức tăng trưỡng nầy mà niệm phân biệt Pháp Chấp thêm mạnh.
Hai là huân tập làm tăng trưởng Thủ. Đó là tăng trưởng hai phiền não: Ngã Kiến và Ngã Ái. Tức là tăng trưởng Tướng Kế Danh và Tướng Chấp Thủ của Phân Biệt Thức do Vọng Cảnh gây ra.
Cả hai loại đều làm tăng thêm sức cho bốn Thô đầu của Sáu Thô là Trí, Tương Tục, Chấp Thủ, Kế Danh.
    a5/ Nghĩa huân tập của Vọng Tâm:  Trường hợp nầy cũng có hai loại.
Một là huân tập căn bản của Nghiệp Thức. Nghiệp Thức huân tập vào Vô Minh căn bản, khiến niệm niệm sanh diệt không dứt. Thanh Văn, Duyên Giác và Bồ Tát chịu khổ sanh tử của từng niệm nầy, khiến không lìa được niệm Bất Giác, không quên được Tướng Pháp, thọ khổ của biến dịch sanh tử.
Hai là huân tập làm tăng trưởng phân biệt sự thức bằng cách tư huân hai phiền não Kiến và Ái, không kiến giải được cảnh giới hiện ra là không thật, chấp thủ cảnh giới và phân biệt cảnh giới, gây ra bao nhiêu là Nghiệp dữ để phải lẫn quẫn trong sanh tử luân hồi. Đó là Nghiệp lực của phàm phu.
    a6/ Nghĩa huân tập của Vô Minh:  Có hai loại.
Một là huân tập của Vô Minh căn bản, vì nó thành tựu được Nghiệp Thức. Do huân tập nầy mà biến Chân Như thành Nghiệp Thức, rồi phản ứng dây chuyền mà sinh ra Ba Tế, Sáu Thô, Năm Ý, Sáu Nhiễm. Tất cả đều là hậu quả trực tiếp hoặc gián tiếp của loại huân tập nầy.
Hai là huân tập của Vô Minh Chi Mạt. Vô Minh Chi Mạt tức là các phiền não Kiến và Ái do Vô Minh Căn Bản sanh khởi. Hai phiền não nầy huân tập vọng tâm mà thành tựu Phân Biệt  Thức, chấp trước, say đắm, tạo nên các tướng Thô, Tương Tục và Chấp Thủ.
Đó là phần phân tích về Nhiễm Huân, tức Huân Tập Nhiễm Ô.
Sau đây phân giải về phần Huân Tập Thanh Tịnh.
 
b/ Huân Tập Thanh Tịnh
“Thế nào là huân tập khởi lên Tịnh Pháp không dứt? Vì đó là Chân Như nên có thể huân tập được Vô Minh. Do sức của nhân duyên huân tập ấy nên mới khiến vọng tâm chán ghét khổ sanh tử và mong cầu an lạc Niết bàn. Vì vọng tâm ấy có nhân duyên chán ghét và mong cầu, cho nên liền huân tập Chân Như, khiến chúng sanh tự tin nơi tánh của mình, biết tâm vọng động, không có cảnh giới trước mắt, tu phép xa lìa. Vì đã biết đúng như sự thật rằng cảnh giới trước mắt không có thật, cho nên nương theo nhiều phương tiện tu hành khác nhau mà khởi hạnh tùy thuận, không chấp thủ, không khởi niệm. Tu như thế nầy lâu ngày, nhờ sức huân tập mà Vô Minh diệt. Vì Vô Minh diệt cho nên Tâm không khởi động. Vì không có khởi động, cho nên cảnh giới diệt theo. Vì cả Nhân lẫn Duyên đều diệt, cho nên tướng của Tâm mất hết, gọi là chứng đắc Niết Bàn. Nghiệp dụng tự nhiên được thành tựu.”  
Đoạn trên nói Nhân tức chỉ Vô Minh, Duyên tức nói về vọng cảnh, nói Tướng Tâm tức nói về Sáu Nhiễm Tâm. Như thế tiến trình của nhân duyên hoàn tịnh diễn biến từ nhân Nhân đến Quả xoay quanh ba mục đích chính sau đây:
b1/ Nhân Vô Minh diệt thì ba nhiễm Tâm bất tương ưng diệt.
b2/ Duyên cảnh giới diệt, ba Nhiễm Tâm tương ưng diệt.
b3/ Ba Bất Tương Ưng và ba Tương Ưng diệt tức là Tướng của Tâm bặt dứt , không sanh, sạch làu. Đó là Niết Bàn.
“Nghĩa huân tập của Vọng Tâm có hai loại. Hai loại ấy là gì?
b4/ Một là huân tập của Phân Biệt Sự Thức.
“ Đây là nương nơi chúng sanh phàm phu và Nhị Thừa mà nói, vì họ chán khổ sanh tử cho nên tùy theo khả năng riêng của từng người mà dần dần hướng lên Đạo Vô Thượng.”
Phân biệt sự Thức chính là Ý thức. Tức là Thức của Ý. Theo giáo nghĩa của Khởi Tín Luận thì Ý Thức có ba nghĩa chính. Nương vào ngủ căn mà phân biệt ngoại cảnh, nắm bắt ngoại cảnh, nó có tên là Phân Ly Thức. Theo nghĩa thông duyên mọi cảnh, cả trong lẫn ngoài, và nắm giữ chủng chủng sự tướng, nó có tên là Phân Biệt Sự Thức. Khi nghĩa của nó chỉ giới hạn trong vai trò chấp trước Ngã Ái mà khởi Hoặc tạo nghiệp thì nó mới đích thực là Ý Thức. Đó là một tên gọi khác của Thức Tương Tục. 
Còn Ý là chỉ chung cho hoạt động của Năm Thức: Nghiệp Thức, Chuyển Thức, Hiện Thức, Trí Thức và Tương Tục Thức. Năm thức nầy có tên chung là Ý, hay còn gọi là Ngũ Ý.
Phân biệt sự thức huân tập vô minh, khiến cho vô minh loãng bớt chất bất tịnh của nó phần nào, do đó mới có hiện tượng chúng sanh đang mê mờ, đến một thời điểm nào đó tự nhiên quay đầu trở lại mà hướng theo đường thiện tu hành. Đây là động cơ phát tâm của Nhị Thừa và Bồ Tát Thập Tín.   
b5/ Hai là huân tập của Ý.
“Đây là nương vào Bồ Tát mà nói, vì hàng Bồ Tát phát tâm dõng mãnh, mau đạt đến Niết Bàn.”
Ở đây cả Ngủ Ý đều cọng tác vào nên động cơ rất mạnh. Do đó mà sự phát tâm dõng mãnh hơn bội phần, khiến mau đạt đến Niết Bàn hơn. Đây là trường hợp của Tam Hiền và Thập Thánh, tức Bồ tát các cấp: Thập Trụ, Thập Hạnh, Thập Hồi Hướng và Thập Địa.
Như trên đã phân giải về huân tập của Vọng Tâm, có cạn, có sâu, có thô, có tế khác nhau.
Sau đây phân giải về huân tập của Chân Như có sự bất đồng về nghiệp dụng.
“ Nghĩa huân tập của Chân Như có hai loại. Hai loại ấy là gì?
Một là huân tập tự thể tướng.
Hai là huân tập của dụng.
Huân tập của Tự thể tướng là từ vô thủy đến nay sẳn đủ Pháp vô lậu, có đủ nghiệp bất tư nghì làm tánh của cảnh giới. Nương vào hai nghĩa huân tập thường hằng ấy, có đủ năng lực nên khiến chúng sanh chán khổ sanh tử, cầu an lạc Niết Bàn, tự tin vào chính mình sẳn có pháp Chân Như cho nên phát tâm tu hành”. 
Nói về “Tự Thể Tướng” và “Dụng” ở đây liên quan đến “Tự Thể Tướng Dụng” trong phần đầu Lập Nghĩa của luận nầy. Tự thể tướng dụng, nghĩa là thể riêng, tướng riêng và dụng riêng của Nhất Tâm. Tự Thể Tướng có nghĩa là Tự Tướng và Tự Thể  Nhất Tâm. Dụng chính là tự dụng của Nhất Tâm. Tự Tướng của Nhất Tâm chính là Như Lai Tạng. Cho nên mới nói  “cụ vô lậu pháp” nghĩa là sẳn đủ pháp Vô Lậu. Tự Dụng của Nhất Tâm là sanh khởi các Pháp lành thế gian và xuất thế gian. Cho nên ở đây nói “bị hửu bất tư nghì nghiệp” nghĩa là có đủ nghiệp bất tư nghì. Tự tướng của Nhất Tâm thì sẳn đủ tánh công đức Vô Lậu, còn Tự Dụng của Nhất Tâm thì có đủ Nghiệp Bất Tư Nghì, cả hai hợp chung lại thì thành Tánh của cảnh giới. Tánh nầy nơi loài vô tình thì gọi là Pháp Tánh (Tánh các Pháp), ở nơi Hửu Tình thì gọi là Phật Tánh .
Chính nương vào hai nghĩa “sẳn đủ Pháp vô lậu” của Tự Tướng và “có đủ Nghiệp bất tư nghì” của tự dụng vì cả hai đều thường hằng cho nên có đủ sức mạnh khiến chúng sanh chán khổ sanh tử cầu an lạc Niết Bàn.
Mặt khác, huân tập của Tự thể tướng và Tự dụng tuy cùng mục đích là xóa tan vô minh, nhưng nghĩa huân tập của Tự thể tướng hoàn toàn hướng nội, còn nghĩa huân tập của Tự dụng nặng về mặt biểu hiện ra bên ngoài.
Đến đây đã làm sáng tỏ đường nét chính yếu sự huân tập của Chân Như. Làm sáng tỏ được nghĩa Chân Như huân tập thì mới xây dựng được Giáo Nghĩa Như Lai Tạng. Đó là Giáo Nghĩa mới của trường Phái Khởi Tín, tổng hợp hai nghĩa Tánh và Tướng. Luận đưa ra câu hỏi và trả lời để làm sáng tỏ vấn đề như sau: 
“Hỏi: Nếu quả thật như vậy thì tất cả chúng sanh đều có Chân Như và đều huân tập đồng đều như nhau. Tại sao có người tin kẻ không, và có vô lượng sai biệt, trước sau khác nhau? Đáng lẽ tất cả phải đồng thời tự biết mình có pháp Chân Như, siêng tu phương tiện, để rồi cùng nhập Niết Bàn như nhau mới phải?”
“Đáp: Chân Như vốn chỉ có một, nhưng Vô Minh thì có vô lượng vô biên. Tánh riêng của Vô Minh vốn đã sai khác ngay từ trong bản chất. Cho nên có dày mỏng khác nhau. Các phiền não hạng nặng, nhiều hơn số các sông Hằng, đều nương nơi Vô Minh mà sanh khởi khác nhau. Các phiền não hạng thường là Ngã Kiến và Ngã Ái cũng đều nương nơi Vô Minh mà sanh khởi khác nhau. Tất cả các phiền não nhiều như vậy, đều nương nơi Vô Minh sanh khởi trước sau không đồng và có vô lượng sai biệt. Chỉ có Phật mới biết được. Lại nữa, pháp của chư Phật có nhân có duyên. Nhân duyên phải đầy đủ thì sự việc mới thành tựu. Ví như tánh lửa trong thân cây là nhân chánh của lửa, nếu không có người biết dùng phương pháp để lấy lửa ra, bảo cây tự cháy là điều không thể có được.”     
 Phần giải thích trên ta nhận thấy hàm chứa hai ý:
Một là chúng sinh tất cả đều có Chân Như, nhưng vì sức huân tập bên trong của Vô Minh căn bản có dày mỏng khác nhau, cho nên căn cơ chúng sanh có kẻ lanh người chậm. Kẻ tin người không tin.
Hai là dù cho sức huân tập bên trong của Vô Minh ngang nhau, nhưng các phiền não tạo thành bởi sức huân tập ấy có Thô có  Tế khác nhau, cho nên sự tu chứng có chậm có mau không đồng.
Phiền não hạng nặng đây là nói về ba loại Nhiễm Tâm Bất Tương Ưng. Phiền não hạng thường là ba loại tương ưng, trong đó có Ngã Kiến và Ngã Ái.
Luận Khởi Tín viết tiếp:
“Chúng sanh cũng vậy. Tuy có sức huân tập của chánh nhân, nhưng nếu không gặp chư Phật, chư Bồ Tát cùng các bậc thiện tri thức và lấy đó làm duyên mà có thể tự mình dứt trừ phiền não để vào Niết Bàn, thì đó là điều không thể có được. Còn nếu tuy có sức ngoại duyên, nhưng Tịnh Pháp bên trong chưa có sức huân tập thì cũng không thể rốt ráo chán khổ sanh tử và cầu vui Niết Bàn được.”
“Nếu nhân duyên đầy dủ, nghĩa là nếu tự mình có sức huân tập bên trong, lại được đại nguyện từ bi của chư Phật, chư Bồ Tát gia hộ thì mới sanh khởi được cái Tâm chán khổ, tin có Niết Bàn, tu tập căn lành. Nhờ có tu tập căn lành, thành thục rồi mới gặp được chư Phật, chư Bố Tát chỉ bày giáo hóa, đem lại lợi ích mừng vui và mới có thể hướng thẳng đến đạo Niết Bàn mà tiến tới.”
Đoạn luận trên nói đến lý Nhân Duyên. Nói đến Nhân Duyên phải kể đủ ba yếu tố là Chánh Nhân, Duyên Nhân và Liễu Nhân. Theo thí dụ lấy lửa từ thân cây thì Tánh lửa là Chánh Nhân, phương tiện cọ xát là Duyên Nhân. Khi có đủ cả hai thì mới có lửa tóe ra. Lửa tóe ra đó là Liễu Nhân.
Cũng như thế Chân Như trong Tâm chúng sanh là Chánh Nhân. Sự giáo hóa của chư Phật, chư Bồ Tát và các phương pháp tu hành là Duyên Nhân. Khi có đủ cả hai thì Phật Tánh mới hiển lộ, thành tựu đạo Niết Bàn. Đây là Liễu Nhân.
Luận giải thích  tiếp:
“Huân tập của Dụng tức là sức làm ngoại duyên cho chúng sanh. Ngoại Duyên như vậy có vô lượng nghĩa. Nói gọn có hai nghĩa. Hai nghĩa ấy là gì?
Một là Duyên Sai Biệt. Hai là Duyên Bình Đẳng.
Duyên Sai Biệt  ví như có chúng sanh nương nơi chư Phật, chư Bồ Tát, từ khi mới bắt đầu phát tâm cầu đạo cho đến khi thành Phật. Trong khoảng thời gian đó, dù chỉ nghĩ đến hay chính mình được thấy chư Phật, chư Bồ Tát hiện ra. Hoặc làm bà con cha mẹ, hoặc  làm người giúp việc, hoặc làm người bạn tâm giao, hoặc làm kẻ oán thù, hoặc hiện ra bốn nhiếp pháp. Cho đến bất cứ công việc gì khác nữa, nhiều đến vô lượng, cốt để kết duyên, nhờ sinh khởi sức huân tập đại bi mà khiến chúng sanh tăng trưởng được căn lành. Dù thấy dù nghe đều được lợi ích.”
“Duyên sai biệt nầy có hai thứ: Một là duyên gần, vì mau được độ. Hai là duyên xa, vì lâu xa mới được độ.
Hai duyên gần và xa nầy lại còn chia thành hai loại. Hai loại ấy là gì?
Một là duyên Tăng trưởng hành nghiệp. Hai là duyên Thọ đạo.
Duyên bình đẳng là tất cả chư Phật chư Bồ Tát đều nguyện độ thoát tất cả chúng sanh, huân tập một cách tự nhiên và thường hằng, không lúc nào xả bỏ. Do sức Bi Trí đồng thể, cho nên tùy theo điều mình thấy nghe mà ứng hiện ra việc làm. Đây là điều Kinh dạy: chúng sanh nương nơi Tam Muội mới được bình đẳng thấy được chư Phật.”
Đoạn trên ta gặp những từ như “Huân Tập của Dụng”, “Duyên sai biệt”, “Duyên Bình đẳng” … Xin giải rỏ thêm: Huân tập của Dụng là tùy theo cơ cảm riêng của từng chúng sanh mà ứng hiện ra, đem lại lợi lạc cho chúng sanh. Như sự thị hiện của Bồ Tát Quan Âm chẳng hạn. Hể có cảm là có ứng hiện, cho nên mới gọi đó là nghiệp bất khả tư nghì. Nếu cơ cảm đó từ Phân Biệt Sự Thức phát ra thì Nghiệp dụng ứng lại là các Hóa Thân sai khác của Phật hiện ra theo từng loài mà cứu độ. Đó gọi là Duyên sai biệt. Nếu cơ cảm do từ Nghiệp Thức phát ra thì Nghiệp dụng ứng lại là Báo Thân Phật hiện ra để cứu độ. Đây gọi là Duyên Bình Đẳng.
Duyên Sai Biệt có nhiều hình thức thiên sai vạn biệt, không thể kể hết, nhưng nếu phân loại ta sẽ thấy có năm loại sau đây:
·       Nương vào tình thương để nhiếp hóa
·       Nương vào công việc để giúp ích
·       Nương vào tình nghĩa để gây thông cảm
·       Nương vào hận thù để bẻ gãy hận thù
·       Nương vào bốn Nhiếp Pháp (Bố Thí, Ái Ngữ, Lợi Hành, Đồng Sự) để hòa đồng mọi mặt.
Dù bằng cách nào đi nữa thì động cơ chính vẫn không ngoài lòng Đại Bi bình đẳng của chư Phật chư Bồ Tát.
Từ khi phát tâm đến khi đắc quả mà nói, nếu thời gian ấy mau thì giọi là Duyên Gần, nếu thời gian ấy lâu thì gọi là Duyên Xa.
Câu Kinh sau đây nói lên Duyên Tăng Trưỡng: “Ta nay ra đời khai thị cho tất cả chúng sanh, khiến ai chưa tin, sanh khởi lòng tin; ai đã tin rồi, khiến lòng tin tăng trưỡng”.
Duyên Thọ Đạo là tất cả chúng sanh cuối cùng rồi ai cũng sanh trưởng được lòng tin, không trừ một ai.     
Tổng kết lại, khi nói Duyên Bìng Đẳng là  từ  chư Phật mà nói. Còn nói Duyên Sai Biệt là đứng từ phía chúng sanh mà nói.
Những đoạn Luận trên là thuyết minh riêng rẽ hai loại huân tập của Chân Như là: Huân Tập của Tự Thể Tướng và Huân Tập của Tự Dụng.
Tiếp theo là tổng hợp cả hai nghĩa thành sự huân tập của một Chân Như duy nhất đó là giáo nghĩa Như Lai Tạng của Luận Khởi Tín.
Luận viết tiếp: “Huân tập của Thể và Dụng nói trên lại còn chia ra hai loại. Hai loại ấy là gì?
Một là chưa tương ưng. Tức như phàm phu, Nhị Thừa và Bồ Tát sơ phát tâm. Vì dùng sức huân tập của Ý và Ý Thức, rồi nương vào sức của tín tâm mà tu hành cho nên chưa đạt được Tâm Vô Phân Biệt để cùng tương ưng với Thể, chưa đạt được sự tu hành Nghiệp Tự Tại để cùng tương ưng với Dụng.
Hai là đã tương ưng. Tức như Bồ Tát Pháp Thân đã đạt được Tâm Vô Phân Biệt và cùng tương ưng với Trí Dụng của chư Phật. Cho nên chỉ nương vào Pháp Lực mà tu hành một cách tự nhiên, huân tập Chân Như mà diệt trừ Vô Minh.”
Hàng Bồ Tát đã rốt ráo là vì nương vào chính tự thân của Chân Như, đã thành tựu được Trí Vô Phân Biệt, tương ưng với Trí và Dụng của chư Phật,  tức với Tự Thể Tướng Dụng của Chân Như. Khi nói nương vào Pháp Lực là nói lấy Chân Trí soi vào Chân Lý. Nói Nghiệp Tự Tại, nói tu hành một cách tự nhiên là nói đã tu chứng đến tự tại vô ngại, làm thế nào cũng không rời khỏi Chân Như tự thân. Như thế gọi là Chân Như đã hiển lộ và Vô Minh đã trừ xong.
Đó là hiển lộ Pháp Thân Như Lai. Hay hiển lộ Như Lai Tạng nói theo Khởi Tín Luận.
“Lại nữa,  từ vô thủy đến nay,  nhiễm pháp huân tập không dứt, nhưng đến khi thành Phật thì dứt. Tịnh pháp huân tập thời cho đến tận cùng đời vi lai cũng không dứt. Nghĩa ấy thế nào? Là vì Pháp Chân Như hằng thường huân tập thời vọng tâm tiêu diệt, Pháp Thân hiển hiện ra mà dấy khởi huân tập của dụng, cho nên Vô Minh tiêu diệt.”
Sở dĩ Chân Như được tôn quí là xuyên qua nghiệp dụng bất tư nghì  của nó.  Luận về sức huân tập của Nhiễm Pháp và Tịnh Pháp, hai bên thường  đắp đổi nhau mà huân tập qua lại, tạo nên mười Pháp Giới: Tứ Thánh (( Thinh Văn (La Hán) , Duyên Giác (Bích Chi Phật), Bồ Tát  và Phật)),  Lục Phàm ((địa ngục, ngạ quỉ, súc sanh, A-tu-la, nhân gian, Thiên Thượng)).
Nhiễm Pháp vô thủy nhưng hửu chung. Tịnh Pháp thì vô thủy, vô chung. Vì nhân ô nhiễm và vô minh nương vào Chân Như mà sanh khởi. Như vậy thời Chân Như là vô thủy của vô thủy vậy. Do sức huân tập của Chân Như mà vô minh bị trừ dứt sạch mới thành Phật. Do đó nên nói Nhiễm Pháp sẽ dứt nhưng Tịnh Pháp thời thường hằng.
Đến đây đã luận giải xong về Sanh Diệt Môn, bao gồm Nhân Duyên sanh diệt, Tướng sanh diệt và Nhiễm Tịnh tương tư.  
 
         
 C/- Như Lai Tạng 
 TThTướng của Chân Như.  Tất cả phàm phu, Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ Tát, chư Phật đều có như nhau, không thêm không bớt. Không phải trước sanh, không phải sau diệt, rốt ráo thường hằng. Ngay trong bản chất, tự tánh đầy đủ tất cả công đức. Sở dĩ Tự Tánh ấy có nghĩa đại trí tuệ quang minh, có nghĩa biến chiếu Pháp Giới, có nghĩa chân thật thức trí, có nghĩa tự tánh thanh tịnh tâm, có nghĩa Thừng Lạc Ngã Tịnh, có nghĩa thanh lương bất biến tự tại, đầy đủ mọi nghĩa của Pháp Phật là bất ly, bất đoạn, bất dị, bất khả tư nghì, nhiều hơn số cát sông Hằng, đầy đủ tất cả, không thiếu một nghĩa cỏn con nào, nên gọi là Như Lai Tạng, cũng gọi là Như Lai Pháp Thân” .
Đoạn trên nói đến Đại Trí Tuệ Quang Minh, nghĩa là ánh sáng của trí tuệ to lớn suốt soi trong vắt (còn gọi là Chân Thể của Tỳ Lô Giá Na). Biến chiếu Pháp Giới, đem thật Trí mà soi vào lý thì không lý nào mà không thấu triệt. Đêm quyền Trí mà soi xét vật thì không vật nào mà không rọi đến tận cùng. Đây là Trí Bát Nhã: Thật tướng, quán chiếu và phương tiện, chân thật thức tri. Tự Tánh Như Lai xa lìa nhiễm ô.
Thường Lạc Ngã Tịnh là bốn đức của Niết Bàn:
·        Cùng tột ba đời mà không đổi là Thường
·       Ở trong khổ mà tự tại là Lạc
·       Trong sanh tử mà không bị trôi lăn là Ngã
·       Tùy duyên chuyển biến mà không bị nhiễm ô bởi thế gian là Tịnh
  Tại sao lại Thanh Lương bất biến tự tại?  Đó là vĩnh viễn xa lìa não nhiệt là Thanh Lương. Trãi qua Sanh Trụ Dị Diệt mà không bị chi phối là bất biến. Không bị nghiệp trói buột là tư tại.
Như Lai Tạng không khác Chân Thể của Chân Như nên nói là Bất Ly. Nó tương tục từ vô thủy đến vô chung nên nói là bất đoạn. Nó đồng đẳng nhất vị với Chân Như nên nói là bất dị. Tánh và tướng thông nhau, lý và sự rỗng suốt, Một và Nhiều không ngại nhau, Nhiễm và Tịnh không hai nên nói là Bất Khả Tư Nghì.
Từ “Nhất Pháp Giới Đại Tổng Tướng” đến Sanh Diệt Môn, Chân Như Môn, Tánh, Tướng, Dụng v.v… Luận chủ đều qui kết vào Như Lai Tạng. Nói chung  Tâm Chúng Sanh hàm chứa tất cả Pháp  Nhiễm Tịnh, Hửu Lậu, Vô Lậu, Hửu Vi, Vô Vi v.v… Đó là ý nghĩa của Như Lai Tạng.
 Luận tự đặt ra câu hỏi để giải thích rỏ thêm những ý nghĩa nêu trên:
“Hỏi: Trước nói Chân Như, tự thể của nó bình đẳng, xa lìa mọi tướng, vì sao ở đây lại nói thể ấy có các công đức nhiều như vậy?
Đáp: Tuy nó quả thật có các công đức ấy, nhưng chúng không có tướng sai khác, tất cả đều nhất vị bình đẳng cùng một Chân Như duy nhất. Nghĩa ấy thế nào?
·       Vì không phân biệt, vì lìa tướng phân biệt  cho nên không hai.
Lại vì nghĩa gì mà nói chúng có sai biệt?
·       Đó là nương vào Tướng Sanh Diệt của Nghiệp Thức mà nói để hiển thị.
Hiển thị thế nào?
·       Tất cả các Pháp vốn dĩ chỉ do một Tâm, không hề có Niệm, nhưng vì có vọng niệm, bất giác niệm khởi mà thấy có các cảnh giới, cho nên nói là Vô Minh.
Tánh của Tâm không khởi Niệm, đó là nghĩa Đại Trí Tuệ Quang Minh .
Nếu Tâm dấy khởi cái Thấy, thời có cái mà Tâm không thấy. Tánh của Tâm xa lìa cái thấy, đó là nghĩa Biến Chiếu Pháp Giới.
Nếu Tâm có động, tức không phải tri thức chân thật, không có tự tánh, chẳng phải Thường, chẳng phải Lạc, chẳng phải Ngã, chẳng phải Tịnh, mà là nhiệt não suy biến, không phải tự tại, cho đến có đủ tất cả Vọng nhiễm nhiều hơn số các sông Hằng.
Nếu Tâm dấy khởi cái Thấy,  mà lại chỉ thấy những vật trước mặt có thể Niệm được, tức còn thiếu những vật không thấy. Tịnh Pháp với vô lượng công đức như vậy, tức là Nhất Tâm. Nó lại không có cái Bị Niệm cho nên đầy đủ Thanh Tịnh, gọi là Pháp Thân, kho chứa Như Lai.”
Có ba nhận xét về đoạn trên:
·       Các công đức ấy có thật nhưng không có Tướng Sai Biệt vì tất cả đều đồng đẳng nhất vị và đều là Chân Như duy nhất, xa lìa Tướng Phân Biệt.
·       Vì nương vào Tướng Nghiệp mà nói nên các công đức ấy có khác nhau.
·       Tướng của Nghiệp Thức có bao nhiêu ô nhiễm thì đối lại Tướng của Chân Như có bấy nhiêu Công Đức Thanh Tịnh. Như khởi niệm là Vô Minh thì ngược lại không khởi niệm là Đại Trí Tuệ Quang Minh. Khởi Kiến thì không thấy cùng khắp hết được, ngược lại không khởi Kiến là Biến Chiếu Pháp Giới. v.v…
Như Lai Tạng chính là Nhất Tâm mà tất cả chúng sinh đều có không vì nơi Thánh mà có thêm, hay nơi Phàm Phu mà bớt đi.
Vấn đề được đặt ra là làm thế nào để tách nó ra khỏi Vô Minh, lôi ra khỏi kho chứa A-Lại-Ya vì trong đó Nhiễm Pháp và Tịnh Pháp đang quấn lấy nhau. Làm như thế là để cho Nghiệp Dụng tự nhiên của Như Lai Tạng tự hiển hiện ra.
Chư Phật đã dạy phương cách “tách biệt” ấy mà Luận Khởi Tín đã viết như sau:
“Lại nữa, Dụng của Chân Như, là như các đức Như Lai, khi mới bắt đầu tạo dựng nhân địa tu hành, phát tâm từ bi rộng lớn, thật hành các hạnh Ba La Mật, nhiếp hóa chúng sanh, lập thệ nguyện rộng lớn, muốn độ thoát hết toàn cõi chúng sanh, bình đẳng như nhau,  lại cũng không hạn cuộc số kiếp lâu mau, cho đến tận cùng đời vị lai, vì lấy tất cả chúng sanh làm thân của mình mà cũng không nắm giữ tướng chúng sanh. Như thế nghĩa là thế nào? Nghĩa là biết đúng như sự thật rằng tất cả chúng sanh và chính thân mình đều cùng một Chân Như, bình đẳng, không khác không sai”.
Đoạn trên nói là phải gây nhân, tức là phát tâm từ bi rộng lớn, lập thệ độ sanh. Tu các hạnh Ba La Mật mà nhiếp hóa chúng sanh. Lấy thân chúng sanh  làm thân của chính mình mà không vướng mắc vào tướng chúng sanh. Phải biết rằng mình và tất cả chúng sanh đều cùng một Chân Như bình đẳng như nhau, không sai, không khác.
Thực hành được như thế thì Tự Dụng của Nhất Tâm, tức các loại nghiệp dụng bất tư nghì, chẳng cần phải dụng công thi tác mà tự nhiên hiện ra như trong đoạn kết tiếp đề cập.
“Vì có cái trí của phương tiện tu hành lớn lao như vậy, cho nên trừ được vô minh, thấy được Pháp Thân vốn có của mình, mà tự nhiên có nhiều loại diệu dụng của Nghiệp Bất Tư Nghì. Dụng đó liền cùng với Chân Như, bình đẳng rải khắp tất cả mọi nơi, mà cũng không có cái Tướng của Dụng có thể nắm bắt được.
Vì sao vậy? Vì các đức Như Lai chỉ là Thân Pháp (Pháp Thân), tức thân của Tướng Trí. Đây là sự thật tuyệt đối, sự thật đệ nhất nghĩa. Trong Thân ấy không có cảnh giới theo nghĩa của sự thật thế gian, xa lìa thi tác, chỉ tùy nơi sự thấy nghe của chúng sanh mà được lợi ích, cho nên nói đó là dụng”.
Khi trừ sạch được Vô Minh, thấy được Pháp Thân vốn có của mình thì tự thể của Chân Như hiển hiện. Khi tự thể hiển hiện thì diệu dụng của nó bình đẳng rãi khắp mọi nơi. Diệu dụng ấy vốn không có Tướng. Chúng sanh chỉ cảm nhận khi được hưỡng lợi lạc từ những diệu dụng ấy.
Các Đức Như Lai chỉ là Pháp Thân, thân của Tướng Trí. Đây là sự thật đệ nhất nghĩa đế, không có cảnh giới theo nghĩa thế gian.
Nghiệp tự nhiên của dụng theo chân thể mà tỏa ra khắp nơi, hoàn toàn vô ngại tự tại.
Các loại Dụng, theo tiến trình của Chân Như chưa hiển lộ hay đã hiển lộ, và hiển lộ tới mức nào để tuần tự xác định từng loại Thân, từ Ứng Thân cho đến Pháp Thân.
Luận viết tiếp:
“Dụng ấy có hai loại:
Một là loại nương vào Phân Biệt Sự Thức mà Tâm của Phàm Phu và Nhị Thừa thấy được, gọi là Ứng Thân. Vì không biết là do Chuyễn Thức hiện ra cho nên họ thấy thân ấy từ ngoài nắm lấy một mảnh chia cắt của Sắc chất, vì vậy không thể biết hết được.
Hai là loại nương vào Nghiệp Thức mà Tâm của các hàng Bồ Tát từ sơ phát tâm cho đến Cứu Cánh Địa thấy được. Thân ấy có vô lượng sắc, sắc ấy có vô lượng tướng, tướng ấy có vô lượng vẻ. Trú xứ của thân ấy nương nơi quả báo, cũng có vô lượng các món trang nghiêm. Tùy theo các món được thị hiện ra mà liền không có giới hạn, không thể cùng tận, xa lìa tướng chia cắt. Rồi tùy theo các món bị ứng lại mà thường nắm giữ đứng yên, không hư không mất.
Những công đức như vậy sở dĩ thành tựu được là do sức huân tập của các hạnh vô lậu Ba La Mật và sức huân tập bất tư nghì, đầy đủ vô lượng tướng vui, cho nên gọi là Báo.
Lại vì những gì mà phàm phu thấy được chỉ là Thô Sắc, tùy theo Sáu loại chúng sanh trong Sáu đường mà mỗi loại thấy một khác. Các món thấy biết sai khác ấy không phải Tướng Thọ Lạc, cho nên nói là Ứng.”  
Đoạn nầy Luận chủ  luận giải về Nhân là thể của Chân Như và Quả là nghiệp dụng sai khác của Chân Như. Tùy theo thể của Chân Như hiển lô nhiều hay ít, hoặc chưa hiển lộ mà qui định quả là Ứng thân, Báo thân, hay Pháp thân.
Hàng phàm phu và Nhị thừa, vì còn vô minh dày đặc che lấp nên chỉ nương vào Phân Biệt Sự Thức mà phân biệt , và chỉ phân biệt được các tướng thô của vô minh từ trong Chuyễn Thức hiện ra mà không hề hay biết. Cho nên đối tượng phân biệt của họ là ngoài vào. Thân Phật mà họ thấy cũng chỉ là một mãnh của sắc chất bị chia cắt chứ chưa phải toàn bộ. Vì vậy chúng sinh trong sáu đường, loài nào thấy Phật theo sở hiện riêng của loài ấy. Đó là Ứng Thân.
Đó cũng là trường hợp chung cho Tam Hiền và Thập Thánh.
Với Tam Hiền, vô minh tan loãng dần nhưng khi lên địa vị Thập Thánh thì vô minh bị phá trừ từng phần, thay vào đó từng phần Chân Như hiện ra.
Thân Phật mà Thập Thánh thấy, chính là những phần của Chân Như đó. Từ Sơ Địa đến Thập Địa cấp độ Chân Như dần dần tăng trưỡng, cho đến Cứu Cánh Địa thì toàn thể Vô Minh bị thay thế bởi toàn thể Chân Như. Đây gọi là Pháp Thân.
Trước khi chưa thành tựu được Pháp Thân, những gì về Thân Phật mà Thập Thánh thấy được gọi là Báo Thân.             
Thân Phật mà họ thấy chính là thân phước báo do từ trong Nghiệp Thức đã được thanh tịnh hóa của chính họ hiện ra. Chân Như hiện ra gần tròn đầy thì Báo Thân to lớn và có vô lượng sắc tướng trang nghiêm. Đây là đứng về phương diện Chánh Báo mà nói. Y xứ của Báo Thân ấy tức là Y Báo. Vì cũng là quả của Chân Như cho nên cũng có vô lượng tướng trang nghiêm như Chân báo, Các tướng trang nghiêm nầy cũng không có hạn lượng, không cùng tận vì đã xa lìa tướng chia cắt.
Các tướng trang nhiêm của Y xứ bên nầy chiếu qua, bên kia ứng lại, cái bị hiện ra (sở hiện) và cái bị ứng lại (sở ứng), hai bên nâng đở nhau, nắm giữ nhau cùng được an trú, khiến cả hai không hư mất. Đấy là thế giới Hoa Nghiêm, tức cảnh giới trang nghiêm bằng hoa phước báo.
Tất cả đều do sức huân tập của các hạnh vô lậu Ba La Mật bên ngoài, và sức huân tập bất tư nghì của Chân Như bên trong mà thành tựu cho nên gọi là Báo ( Y và Chánh báo).
Còn những gì hiện ra qua Phân Biệt Sự Thức của Phàm Phu và do chính phàm phu thấy được chỉ là thô sắc của Vô Minh hiện ra, cho nên không loài nào trong sáu đường thấy Thân Phật giống loài nào! Vì vậy nên gọi là Ứng. Nghĩa là Ứng với từng loài.
Sau đây Luận giải rõ thêm về Pháp Thân và Báo Thân.
“ Lại nữa, thân Phật mà Bồ Tát sơ phát tâm thấy được là  chỉ nhờ tin sâu Chân Như mà có thấy chút đỉnh và biết các món trang nghiêm của tướng sắc, không đến không đi, xa lìa chia cắt, chỉ do tâm hiện, không rời Chân Như mà riêng có. Nhưng Bồ Tát ấy chỉ tự phân biệt mình, vì chưa vào trong Pháp Thân. Nếu được tâm thanh tịnh rồi, thì cái mà Bồ Tát thấy sẽ vi diệu và Dụng của nó trở thành thù thắng. Cho đến cấp địa tận của Thập Địa Bồ Tát mới thấy rốt ráo. Nếu lìa nghiệp thức rồi thì không còn tướng thấy, bởi vì Pháp Thân của chư Phật không có tướng sắc bên nầy bên kia giao nhau, xen nhau mà thấy.”                                         
Đoạn trên phân giải rõ thêm về Báo Thân và Pháp Thân của Bồ Tát từng cấp chứng đắc thy được
Tam Hiền nhờ thâm tín Chân Như cho nên biết các sắc tướng trang nghiêm mà họ thấy chỉ do tâm hiện, không từ đâu lại cũng chẳng đi đâu, xa lìa mọi giới hạn chia cắt và không rời Chân Như mà riêng có. Tuy trong thâm tâm biết như thế nhưng chưa thật đi vào Pháp Thân vì những điều thấy biết ấy còn là “tự tâm phân biệt tự tâm” mà thôi. Cho nên trong một đoạn trước của luận nầy nói đó chỉ là “Tương Tợ Giác” do tỷ quán mà có. Từ Sơ Địa trở lên, Tâm được thanh tịnh, Chân Như mới dần dần hé ra, nhờ đó mới chứng đắc từng phần Pháp Thân. Cho đến Địa Tận, tức địa vị cuối cùng của Thập Địa, toàn bộ Pháp Thân mới hiện ra đầy đủ và chỉ khi ấy mới thấy được Pháp Thân Phật một cách rốt ráo. Từng phần Pháp Thân hiện ra đó gọi là Báo Thân. Và vì Bồ Tát Thập Địa thấy được từng phần Pháp Thân cho đến toàn bộ Pháp Thân, cho nên còn gọi là Bồ Tát Pháp Thân. Khi đã chứng đắc Pháp Thân rồi thì tức là Tướng Nghiệp đã tan rã và Nghiệp Thức (Thức của Nghiệp) không còn nữa. Bấy giờ không còn có Tướng Kiến, nghĩa là Năng Kiến tự tiêu, mà Sở Kiến cũng không còn. Chỉ khi ấy mới thật thấy Pháp Thân chư Phật. Vì Pháp Thân không có tướng sắc khiến hai bên Năng Kiến và Sở Kiến tác động qua lại, đắp dổi nhau mà thành cái thấy.
Sau đây Luận chủ tự đặt ra câu hỏi để rồi trả lời giải thích cho rõ thêm về Tướng Sắc.
“Hỏi: Pháp Thân của chư Phật xa lìa Tướng Sắc, vì sao lại có thể hiện ra Tướng Sắc được” ?
“Đáp: Chính ngay Pháp Thân ấy là Thể của Sắc, vì vậy mà hiện ra nơi Sắc. Điều đó được gọi là: Từ trong bản chất, Sắc và Tâm không hai. Vì tánh của Sắc tức tức là Trí, cho nên Thể của Sắc vô hình gọi là Trí Thân (Thân Trí). Vì tánh của Trí tức là Sắc cho nên nói Pháp Thân (Thân Pháp) hiện ra khắp nơi. Sắc bị hiện ra, không có chia cắt, chỉ tùy theo Tâm mà thị hiện vô lượng Bố Tát, vô lượng Báo Thân, vô lượng trang nghiêm trên khắp thế giới mười phương, mỗi mỗi sai khác, đều không chia cắt, nhưng không ngăn ngại nhau.
Đó không phải do sức phân biệt của tâm thức mà có thể thông hiểu được. Vì nó là dụng của tự tại Chân Như vậy”.            
Trên đây luận chủ đã giải rõ về lý “Sắc , Tâm” bất nhị để qui kết toàn thể pháp giới về nguồn gốc chân thật của Nhất Tâm. Tác giả cho đó là dieu dụng tự tại của Chân Như. Dieu  Dụng ấy không thể do sức phân biệt của tâm thức mà có thể thông suốt tường tận hết được.
4-(6)/- TÙY THUN VÀ HI NHP
Vấn đề sau cùng là làm thế nào để trở về với Chân Như và hội nhập Chân Như.
Luận viết: “Lại nửa, phải ngay từ Sanh Diệt Môn mà đi vào Chân Như Môn.  Như trong Kinh nói:  ruồng khắp năm Uẩn, uẩn Sắc cũng như uẩn Tâm, và cảnh giới sáu trần, tất cả đều rốt ráo vô niệm. Vì tâm không hình tướng, rong khắp muôn Phương, không đâu tìm thấy. Như người đi lạc đường, gọi Đông là Tây nhưng Phương hướng thì thật không thay đổi. Chúng sinh cũng vậy, vì bị vô minh mê hoặc, gọi Tâm là Niệm, nhưng Tâm thật không động. Nếu ra sức quan sát, biết Tâm vốn vô niệm thì liền được Tùy Thuận mà vào Chân Như Môn”.
Từ Sanh Diệt Môn vào Chân Như Môn phải noi theo Phương pháp quán Vô Niệm, như luận chủ đã phân giải. Vì năm uẩn bên trong cũng như cảnh giới sáu trần bên ngòai tất cả đều vô niệm. Tìm tâm thì chẳng biết tìm nơi đâu!  Không trong , ngòai , không có nơi Đông, Tây…
Quan sát cùng tận thì Tâm cũng là Vô Niệm. Khi quan sát thành công như thế nghĩa là hành giả đã tùy thuận Chân Như để vào Chân Như Môn.
4- (7)- Phát tâm thúng
Kế tiếp Phần sau nầy là phân biệt  “phát thú đạo tướng”  là phân tách Tướng Đạo mà tất cả chư Phật chứng đắc, tất cả chư vị Bồ Tát phát tâm tu hành để mau chứng đắc quả vị Phật.
Trên có từ “Phát Thú” nghĩa là phát tâm hướng về, cất bước ra đi hướng thẳng về một mục tiêu nhất định gọi là “Thú Hướng”. “Phát Thú Đạo Tướng” nghĩa là phân định các tướng sai khác của sự phát tâm hướng đến Đạo. Đạo tức là Bồ Đề, Niết Bàn mà chư Phật đã chứng đắc. Đó là Bản Giác, Nhất Tâm Chân Như, tự tướng của Nhất Tâm ấy là Như Lai Tạng.
Hành tướng của sự phát tâm để đạt đến mục tiêu Toàn Giác đó luận nầy chia làm ba:     
Lược nói có 3 loại phát tâm:
Một là phát tâm của cấp Tín Thành Tựu
Hai là phát tâm của cấp Giải Hạnh
Ba là phát tâm của cấp chứng.
 
a/- Phát tâm Tín Thành Tựu
“Phát Tâm Tín Thành Tựu là nương vào những hạn người nào?  Tu theo những hạnh gì mà thành tựu được tín tâm, khiến họ đủ sức phát tâm?
Họ là hạng chúng sanh được mệnh danh là Bất Định Tụ. Nhờ có sức của căn lành huân tập nên họ tin quả báo của Nghiệp, khởi hành thập thiện, chán khổ sanh tử, mong cầu vô thượng Bồ Đề. Được gặp chư Phật, đích thân cúng dường, tu hành tín tâm, trãi qua
 một vạn kiếp, vì tín tâm đã thành tựu cho nên được chư Phật, Bồ Tát dạy cho phát tâm hoặc nhờ dấy lòng đại bi cho nên có thể tự phát tâm.
Hoặc nhận thấy chánh pháp sắp diệt, vì muốn tạo nhân duyên để hộ trì Chánh Pháp mà có thể tự phát tâm. Do tín tâm thành tựu mà được phát tâm như vậy thì vào Chánh Định Tụ, rốt ráo không tháo lui, gọi là trú trong hạt giống của Như Lai, tương ưng với chánh nhân.”
Đại Thừa Phật Giáo, đứng về mặt đức tin với giáo pháp Đức Phật, chia những tín hửu thành ba nhóm (tụ) là: Chánh Định Tụ, Tà Định Tụ và Bất Định Tụ.
Chánh Định Tụ là nhóm người có sẵn cơ duyên gặp Pháp Phật là tin ngay, không có điều kiện hoặc do dự gì. Đó âu cũng là đã có cơ duyên thực hành theo Pháp Phật từ nhiều đời nên mới được quả lành như vậy.
 Tà Định Tụ là nhóm người có lòng tin không chơn chánh về chánh Pháp của Đức Như Lai, có thể là diễn dịch sai lầm hoặc tin một cách tà vạy không chơn chánh.
Còn hạng người không có ý chí dứt khoát, không tự quyết đoán dứt khoát tin hay không tin Pháp Phật, thuộc nhóm Bất Định Tụ. Nhóm nầy thường được gọi là “Mao đạo phàm phu”  nghĩa là những kẻ phàm phu cà lơ phất phơ như những sợi lông trước gío. Hay những người có lập trường và lòng tin không vững, gío thổi chiều nào thì ngã theo chiều ấy.
Phần Bất Định Tụ nầy sẽ được giải thích rõ hơn ở đoạn kế tiếp.
Thế nhưng dù nhóm nào di nữa hễ gặp được thiện tri thức hướng dẫn hoặc do căn lành huân tập,  tin vào quả báo của Nghiệp thời họ có thể khởi hạnh thập thiện, tu mười điều lành, chán ghét khổ sanh tử cầu giải thoát an vui Niết Bàn. Đó là duyên để họ vào nhóm Chánh Định Tụ, rốt ráo không thối lui, tiến đến hoàn toàn giải thoát, giác ngộ, không thối chuyển. Vào trong hạt giống của Như Lai, hoàn toàn tương ưng với Chánh Nhân Phật Tánh.      
Cũng trong mục Tín Thành Tựu Phát Tâm nầy:
“Nếu có những ai mà căn lành quá mỏng, vì từ nhiều kiếp đến nay, phiền não quá sâu dày, thì dù cho có được gặp Phật và được cúng dường Phật, nhưng họ cũng chỉ phát khởi được hạt giống trời người, hoặc hột giống Nhị Thừa. Giả sử họ có cầu pháp Đại Thừa đi nữa, thì căn tánh cũng bất định, có thể tiến, có thể thối. Hoặc có cúng dường chư Phật, nhưng chưa đầy một vạn kiếp, bỗng gặp nghịch duyên, cũng gọi là có phát tâm đấy, nhưng đây là loại phát tâm vì thích sắc tướng của Phật. Hoặc nhân cúng dường chúng tăng mà phát tâm. Hoặc nhân gặp nhị thừa giáo hóa mà khiến phát tâm. Hoặc vì bắt chước người khác mà phát tâm.
 Các loại phát tâm như thế, thảy đều là bất định, rủi gặp nhân duyên xấu ác, có thể thối thất hoặc rơi vào đất Nhị Thừa.”
Những điều có thể rơi vào nhóm Bất Định kể trên có thể tóm lại thành 4 trường hợp như sau:
a/- (1)- Cúng dường Phật chưa tới một vạn kiếp thì gặp ác duyên mà bỏ. Như vậy cũng gọi là phát tâm, nhưng đây là vì thấy sắc tướng tốt đẹp của Phật mà phát tâm.
a/- (2)- Nhân cúng dường chúng tăng mà phát tâm.
a/- (3)- Nhân gặp Nhị Thừa giáo hóa mà phát tâm.
a/- (4)- Học đòi kẻ khác mà phát tâm.
Sau đây là nói về ba trường hợp Phát Tâm của Tín Thành Tựu.
Luận chủ tự đặc câu hỏi rồi tự giải đáp để làm rõ vấn đề:
“Phát tâm của Tín Thành Tựu là những phát tâm gì?
Nói ước lược thì có ba loại. Ba loại ấy là gì ?
·       Một là Trực Tâm, tức tâm Chánh Niệm Chân Như.
·       Hai là Thâm Tâm, tức tâm ưa thích tạo tác và qui tụ các hạnh lành.
·       Ba là Đại Bi Tâm, tức là tâm muốn diệt trừ tận gốc tất cả khổ đau cho chúng sanh.
Trong Thâm Tâm có đề cập đến Chánh Niệm Chân Như cũng chính là Chân Như Tam Muội. Chân Như là gốc của hai lạnh lành là Tự Lợi và Lợi Tha.
Vô lậu Tánh Công Đức trong Chân Như là gốc của Tự Lợi. Tánh tương đồng của tất cả chúng sanh trong Chân Như là gốc của Lợi Tha.
Tất cả các hạnh lành đều có tánh tương ứng với tánh Chân Như. Đó là Thâm Tâm.
Vì cùng đồng thể Đại Bi cho nên diệt trừ tận gốc rể mọi khổ đau cho chúng sanh. Đó là Đại Bi Tâm.
Tất cả Diệu Hạnh đều phát xuất từ ba Tâm kể trên.
Tiếp theo luận chủ tiếp tục tự đặc câu hỏi và tự giải đáp để giải rỏ vế Chân Như và Phương Tiện:
“Hỏi: Trên nói Tướng của Pháp Giới chỉ là một, Thể của Phật không hai. Tại sao không niệm chỉ một Chân Như, mà còn phải mượn Phương Tiện cầu học các hạnh lành?
Đáp: Ví như viên ngọc Ma ni lớn, thể chất trong suốt, nhưng có vết quặn dơ. Mặc dù có nghĩ đến tánh qúi của ngọc nhưng nếu không biết dùng phương tiện mài dũa bằng nhiều cách thì không bao giờ ngọc ấy được sáng. Chân Như nơi chúng sanh cũng vậy, thể tánh  rỗng suốt thanh tịnh, nhưng có vô lượng cấu nhiễm của phiền não.
Mặc dầu có niệm Chân Như nhưng nếu không biết dùng phương tiện mà huân tập tu hành bằng nhiều cách thì cũng không được thanh tịnh.
Vì cấu nhiễm nhiều vô lượng và có khắp trong tất cả các Pháp, cho nên muốn đối trị là phải tu tất cả các hạnh lành. Nếu ai tu được tất cả các hạnh lành thì tự nhiên trở về với Chân Như và thuận chiều với Chân Như.”
Hai câu cuối của đoạn sau cùng ở trên đã giải rõ thế nào là Thể Tánh, Chân Như và tại sao phải dùng phương tiện là tu tất cả các hạnh lành để đạt Chân Như.
Tiếp theo là nói về 4 phương tiện tu hành mà Bồ Tát cấp Tín Thành Tựu phải noi theo tu tập.
“Nói ước lược thì phương tiện có 4 loại.
Bốn loại ấy là gì?
·       Một là phương tiện hạnh tu căn bản.  Ấy là quán tự tánh của tất cả các Pháp vô sanh, xa lìa vọng niệm, không ở trong sanh tử. Lại quán tất cả Pháp do nhân duyên hòa hợp, nghiệp quả không mất mà khởi tâm đại bi, tu các phước đức để nhiếp hóa chúng sanh, không ở trong Niết Bàn. Vì tùy thuận tánh các Pháp vốn vô trú.” 
Vì sao gọi là “Phương tiện hạnh tu căn bản” ? Vì phương pháp nầy căn bản phải tu hai phép quán Vô Sanh và Hòa hợp. Các pháp đều từ Như Lai Tạng sanh khởi nhưng thực sự là vô sanh vì do các duyên hòa hợp sanh ra và lại bị định luật vô thường chi phối nên lại biến mất di. Đó là quán Vô Sanh và hòa hợp vậy. Tánh của các Pháp là vô trú nên không ở trong sanh tử và cũng không trụ nơi Niết Bàn. Đó là hạnh Vô Trú. Trở lại Pháp Tánh các Pháp là Chân Như. Đó là hạnh tu Căn Bản thuận theo pháp tánh vô trú của các Pháp mà hành giả phải thực tập, quán chiếu để đạt đến Giác Ngộ giải thoát sau cùng.
·       “Hai là phương tiện ngăn chặn điều ác. Ấy là thẹn với mình, hổ với người, sám hối tội lỗi. Nhờ đó mà có thể ngăn chặn tất cả điều ác không cho lớn thêm. Như vậy là vì tùy thuộc, thuận tánh các Pháp vốn xa lìa tội lỗi.”
Muốn xa lìa điều ác đoạn trên đã nhắc đến hai món Thiện Tâm Sở trong Duy Thức Học đó là Tàm và Quý (tức là Thẹn với mình và Hổ với người) và sám hối tội lỗi.
Tàm, Quý và Sám Hối có công năng ngăn chặn những điếu ác, không cho chúng sanh khởi và tăng trưởng. Tu theo hai mục nầy tức là thuận theo Pháp Tánh ly quá của Chân Như. Đây là phương pháp Chỉ Trì trong Phật Giáo.
·       “Ba là phát khởi căn lành và tăng trưỡng phương tiện. Ấy là siêng năng cúng dường và lễ bái Tam Bảo, tán thán và tùy hỷ, khuyến thỉnh chư Phật giáo hóa. Nhờ tâm thuần hậu kính phụng Tam Bảo ấy mà tín tâm được tăng trưởng, sau đó mới có thể lập chí cầu Đạo Vô Thượng. Lại nhân được sức gia hộ của Tam Bảo mà tiêu trừ được nghiệp chướng, khiến căn lành không thối thất. Như vậy là nhờ tùy thuận tánh các Pháp mà xa lìa được chướng si mê.”
Theo phương pháp Tác Trí trong Phật Giáo thì muốn tăng trưởng căn lành phải hành trí lễ bái để trừ được ngã mạn, nhờ tán thán mà xa lìa hủy báng, nhờ tùy hỷ mà xa lìa được ganh ghét. Không ngã mạn, không hủy báng, không ganh ghét, đó là những đám đất rất tốt, đầy đủ điều kiện để cho căn lành thượng đẳng sinh sôi nẫy nở.
·       “Bốn là phương tiện đại nguyện bình đẳng. Ấy là phát nguyện hóa độ tất cả chúng sanh, cho đến tận cùng đời vị lai, không bỏ sót một ai, khiến tất cả đều rốt ráo vào Vô Dư Niết Bàn. Như vậy là vì tùy thuận tánh của các Pháp vốn không đoạn tuyệt. Tánh các Pháp rộng lớn, hiện diện cùng khắp tất cả chúng sanh. Tánh ấy bình đẳng không hai, không phân biệt Đây, Kia, rốt ráo tịch diệt.”
Theo Luận Đại Thừa Khởi Tín, khi nói tin là tin nơi Pháp Tánh Chân Như. Còn thực hành cũng theo Pháp Tánh Chân Như ấy. Cho nên khi phát khởi tâm là Tâm Đại Nguyện Bình Đẳng, hóa độ tất cả chúng sanh đến tận đời vị lai đến chứng đắc Niết Bàn, không bỏ sót một ai. Cũng như đại nguyện của ngài Địa Tạng Bồ Tát là :
“Địa ngục dị không thệ bất thành Phật” vậy.
Đó là phát nguyện từ Tâm Chánh Niệm Chân Như, biết rõ Chân Như là vô thủy, vô chung. Phát nguyện từ Thâm Tâm, ưa thích thành tựu mọi hạnh lành mới có được đại nguyện rộng lớn mênh mông vô hạn lượng như thế. 
“Bồ Tát nhờ phát tâm ấy rồi, thời được thấy một phần nhỏ của Pháp Thân. Đã thấy được Pháp Thân, tùy theo nguyện lực riêng mà hiện ra được tám tướng lợi ích chúng sanh. Đó là: từ trời Đâu Suất xuống, vào thai mẹ, ở trong thai, ra khỏi thai, xuất gia, thành đạo, giáo hóa, vào Niết Bàn.
Nhưng Bồ Tát ấy chưa được gọi là Bồ Tát Pháp Thân vì các Nghiệp hửu lậu gây ra từ quá khứ lâu xa cho đến lúc đó chưa cắt đứt hết, cho nên sinh ra ở đâu thì tùy theo chỗ đó mà có những khổ vi tế. Nhưng đó cũng không phải là bị nghiệp buộc ràng, vì có sức tự tại của đại nguyện.
Như trong Kinh có chỗ nói rằng còn bị thối đọa vào ác thú. Thật ra thì không phải như vậy. Đó là chỉ vì các Bồ Tát sơ học chưa vào được Chánh Định Tụ mà giãi đãi, cho nên Phật nói như vậy để họ sợ hải mà tinh tấn dõng mãnh hơn lên. Lại nữa, các Bồ Tát ấy sau khi đã phát tâm nầy thời không còn khiếp nhược, rốt ráo không sợ rơi vào đất Nhi Thừa nữa.
Dù nghe nói phải cần khổ tu hành trải qua vô lượng vô biên vô số kiếp mới đắc Niết Bàn cũng chẳng khiếp sợ. Vì họ tin và biết tất cả các pháp, từ trong bản chất, đã là Niết Bàn rồi.”
Bồ Tát phát tâm Tín Thành Tựu, nghĩa là Bồ Tát Thập Tín (Tín Tâm, Niệm Tâm, Tinh Tấn Tâm,  Định Tâm, Huệ Tâm, Bất Thối Tâm, Hộ Pháp Tâm, Hồi Hướng Tâm, Giới Tâm, Nguyện Tâm) đã mãn tâm nay bắt đầu Trú Tâm tức là Thập Trụ (Phát Tâm Trụ, Trì Địa Trụ, Tu Hành Trụ, Sanh Quí Trụ, Phương Tiện Cụ Túc Trụ, Chánh Tâm Trụ, bất Thối Trụ, Đồng Chơn Trụ(cái tướng thiêng liêng của mười Thân Phật đồng thời đủ hết), Pháp Vương Tử Trụ, Quán Đảnh Trụ) . Tại đây, các vị nầy đang an trú tâm mình, cho nên đã bắt đầu thấy hé ra một phần nhỏ của Pháp Thân. Vì đã thấy thoáng bóng Chân Như hiện ra, dù chỉ một phần nhỏ, nhưng với nguyện lực mạnh mẽ sẵn có, họ có thể thị hiện tám tướng thành đạo như đức Phật lịch sử đã làm để hóa độ chúng sanh.
Mặc dù Kinh dạy rằng ở cấp nầy phải trãi qua vô số kiếp mới đắc quả nhưng vì đã dũng mãnh phát tâm nên không hề khiếp sợ vi Bồ Tát tin và biết tát cả các Pháp từ trong bản chất đã là Niết Bàn rồi.
Đó là nói về Bồ Tát cấp Tín Thành Tựu.
Sau đây là phân tích về Bồ Tát cấp Giải Hạnh Phát Tâm.
b/ - Phát Tâm Giải Hạnh
So với cấp “Phát tâm tín thành tựu” thì sự phát tâm của Bồ Tát Giải Hạnh nầy được minh thị bằng hai chữ “CHUYỄN THẮNG”. Nghĩa là chuyễn biến và thù thắng hơn trước.
Luận viết:
“Qua sự phát tâm của Giải Hạnh thì nên biết là đã trở thành thù thắng hơn. Vì Bồ Tát nầy từ sơ phát tâm Chánh Tín đến nay, khi a tăng kỳ kiếp đầu sắp hết, thâm giải pháp tánh chân như, tu phép Ly tướng. Vì biết thể của pháp tánh xa lìa xan tham, cho nên tùy thuận mà tu hành bố thí ba la mật. Vì biết pháp tánh không nhiễm ô, xa lìa tội lỗi ngũ dục, cho nên tùy thuận mà tu hành trì giới ba la mật. Vì biết pháp tánh không đau khổ, xa lìa não hại của sân hận, cho nên tùy thuận mà tu hành nhẫn nhục ba la mật. Vì biết pháp tánh không có tướng thân tâm, xa lìa giải đãi, cho nên tùy thuận mà tu hành tinh tấn ba la mật. Vì biết pháp tánh thường định, thể nó không loạn, cho nên tùy thuận mà tu hành thiền ba la mật. Vì biết thể của pháp tánh thường trong sáng, xa lìa vô minh, cho nên tùy thuận mà tu hành bát nhã ba la mật”.
Đứng về mặt tướng mà nói, Thập Tín mãn tâm rồi thì lên Thập Trú mà an trú tâm. Đó là Bồ Tát cấp Tín Thành Tựu. An trú tâm xong thì mới mong công hạnh hết chỗ sơ hở. Đây là Bồ tát Thập Hạnh. Công hạnh viên mãn rồi thì mới vào Thập Hồi Hướng để trực tiếp tìm hiểu Chân Như. Hàng Bồ Tát Thập Hạnh và Thập Hồi Hướng được luận nầy gọp chung lại mà thành cấp Giải Hạnh. Như vậy so với cấp Tín Thành Tựu trước đây, cấp Giải hạnh nầy rõ ràng là thù thắng hơn nhiều.
Để hiểu rỏ thêm về 6 pháp tu Ba La Mật, xin ghi lại bằng tiếng Anh theo tự điển “A Dictionary of Chinese Buddhist terms” như sau:
“Ba la mật đa  Pàramità, derived from parama, highest, acme, is intp. As to cross over from this shore of births and deaths to the other shore, or nirvãna. This six pãramitãs or means so doing are: (1) Dãna, charity; (2) Sĩla, moral conduct; (3) Ksãnti, patience; (4) Vĩrya, energy or devotion; (5) Dhyãna, contemplation or abstraction; (6) Prajnã, knowledge.”
Đó là 6 Ba la mật: Bố Thí, Trì Giới, Nhẫn Nhục, Tinh Tấn, Thiền Định và Bát Nhã . ngoài ra còn có 10 Ba la mật, thêm 4 Ba la mật nữa như sau:
(7)-Phương Tiện, (8)-Nguyện, (9)-Lực, (10)-Trí  Tuệ.
The Ten are the above with  (7)-Upãya, use of expedient or proper means; (8)-Pranidhana, vows, for bodhi and helpfulness; (9)-Bala, strength, purpose; (10)-Jnãna, Wisdom.
Childers gives the list of Ten as the perfect exercise of almsgiving, morality, abnegation of the world and of self, wisdom, energy, patience, truth, resolution, dindness, and resignation. Each of the Ten is divisible into ordinary, superior, and unlimited perfection…                
 Theo Phật Quang Đại Tự Điển giải thích về Lục Độ Ba La mật như sau:
“Phạm: pãramitã, Pãli: pãramĩ hoặc pãramitã. Tức là từ bờ sống chết cõi mê bên nầy mà đến bờ Niết bàn giải thoát bên kia. Còn gọi là Ba La Mật Đa, Ba La Nhĩ Đa. Dịch ý là Đáo Bỉ Ngạn, độ vô cực, độ sự cứu kính. Thông thường, nói về sự tu hành của Bồ tát, đại hạnh của Bồ tát có khả năng hoàn thành tất cả mọi việc lợi mình, lợi người một cách mỹ mãn rốt ráo, cho nên gọi là cứu kính. Làm theo hạnh lớn ấy mà có thể từ bờ sống chết bên nầy đến được bờ Niết Bàn bên kia, cho nên gọi là Đáo Bỉ Ngạn. Hạnh lớn ấy có khả năng cứu giúp mọi loài một cách bao la vô hạn, cho nên gọi là Độ Vô Cực.
Tiếng Phạm pãramitã, có các nghĩa: đến bờ bên kia, trọn vẹn, đầy đủ. Tiếng Pãli, pãramĩ, thì có các nghĩa: tối thượng, chung cực. Đối với Ba La Mật, các nhà phiên dịch, giải thích, mỗi nhà có cách nói riêng. Cứ theo kinh Di Lặc Bồ tát sở vấn chép, thì Ba La Mật thông cả nghĩa đã đến và sẽ đến, tức là Phật đã đến bờ bên kia, còn Bồ tát thì sẽ đến bờ bên kia. Cứ theo Nhiếp Đại Thừa Luận Thích quyển 9 (bản dịch đời Lương) chép, thì Đáo Bỉ Ngạn có ba nghĩa khác nhau:
(1)- Tùy chổ tu hành mà đạt đến vô dư rốt ráo.
(2)-Vào Chân Như, vì Chân Như là cùng tột, cũng như các dòng sông đổ vào biển cả là chung cực.
(3)- Được quả vô đẳng, không quả nào khác hơn được quả nầy, bởi vì các pháp mà Bố Tát tu hành, cái lý mà Bồ tát thâm nhập và cái quả mà Bồ Tát chứng đắc, đều là rốt ráo, tròn đầy.
Lại cứ theo kinh Giải Thâm Mật quyển 4 chép, thì Ba La mật đa có 5 nhân duyên, tức là không nhiễm trước, không luyến tiếc, không tội lỗi, không phân biệt và không quay trở lại.
Theo kinh Kim Quang Minh Tối Thắng Vương quyển 4 chép, thì Ba La Mật có 17 nghĩa, như tu tập thắng lợi, không dính dấp điều gì, không cố chấp thiên kiến, không hệ lụy v.v…
Kinh Đại Bảo Tích quyển 53 chép, Ba La Mật có 12 nghĩa, như biết được tất cả các pháp lành vi diệu có khả năng đến bờ bên kia, trong các pháp môn sai biệt của tạng Bồ tát, an trụ nơi chính nghĩa v.v…
Còn về thuyết bờ bên nầy, bờ bên kia thì giữa các Sư cũng có những ý kiến khác nhau. Cứ theo Đại Thừa Nghĩa Chương quyển 12 mục lục Ba La Mật chép, thì :
(1)-Sống chết là bờ bên nầy, Niết bàn rốt ráo là bờ bên kia.
(2)-Sống chết Niết bàn có hình tướng là bờ bên nầy, bình đẳng không hình tướng là bờ bên kia.
Theo Đại Phẩm Kinh Du Ý chép, thì:
(1)-Tiểu Thừa là bờ bên nầy, Đại Thừa là bờ bên kia.
(2)-Ma là bờ bên nầy, Phật là bờ bên kia.
(3)-Thế Gian là bờ bên nầy, Niết Bàn là bờ bên kia.
Thành Luận Sư thì bảo hửu tướng là bờ bên nầy, vô tướng là bờ bên kia; sống chết là bờ bên nầy, Niết Bàn là bờ bên kia; phiền não (hoặc) là bờ bên nầy, chủng trí là bờ bên kia.
Theo các Kinh, Luận thì có 6 Ba La Mật, 10 Ba La Mật, và 4 Ba La Mật khác nhau.
(1)-Sáu Ba La Mật, còn gọi là sáu độ, là thuyết của các bộ kinh Bác Nhã; chỉ 6 hạnh tu mà Bồ Tát đại thừa phải thực hiện. Đó là:
a/-Bố Thí Ba La Mật, còn gọi là Đàn na a la mật (tiếng Phạm, Pãli: dãna) ba la mật, có nghĩa là bố thí hết cả, không xẻn tiếc vật gì.
b/-Trì giới ba la mật, còn gọi là Thi la (Phạm: sĩla) ba la mật, có nghĩa là giữ gìn giới luật của giáo đoàn một cách trọn vẹn.
c/-Nhẫn nhục ba la mật, còn gọi là Sằn Đề (Phạm: ksãnti) ba la mật, hàm ý là triệt để nhịn nhục.
d/-Tinh tiến ba la mật, còn gọi là Tì lê da (Phạm: vĩrya) ba la mật, hàm ý là cố gắng hết sức, không thối lui.
e/-Thiền định ba la mật, còn gọi là thiền na (Phạm: dhyãna) ba la mật, có nghĩa hoàn toàn để tâm vào một cảnh.
f/-Trí tuệ ba la mật, còn gọi là Bát nhã (Phạm: prajnã) ba la mật, Tuệ ba la mật, Minh độ, Minh độ vô cực, có nghĩa là trí tuệ tròn đầy, là trí tuệ không phân biệt, siêu việt lý tính con người. Y vào Bát nhã ba la mật thì có thể làm việc bố thí mà hoàn thành Bố thí ba la mật, cho đến tu Thiền định mà hoàn thành Thiền định ba la mật. Vì thế, Bát nhã ba la mật là gốc của 5 ba la mật kia và được mệnh danh là mẹ của chư Phật.
(2)-Mười ba la mật, còn gọi là mười độ, mười thắng hạnh, là thuyết trong kinh Kim quang minh tối thắng vương, phẩm Tối tịnh đà la ni. Thêm bốn ba la mật dưới đây vào sáu ba la mật kể trên thì thành mười ba la mật, đó là:
a/-Phương tiện ba la mật, còn gọi là Âu ba da (Phạm: upãya) ba la mật, chỉ các phương pháp khéo léo cứu giúp chúng sinh.
b/-Nguyện ba la mật, còn gọi là bát la ni đà na (Phạm: pranidhãna) ba la mật, có nghĩa là thệ nguyện cứu giúp chúng sinh sau khi đã được trí tuệ (tức Bồ đề).
c/-Lực ba la mật, còn gọi là Ba la (Phạm: bala) ba la mật, nghĩa là cái năng lực có thể phán đoán điều mình tu hành một cách hoàn toàn chính xác.
d/-Trí ba la mật, còn gọi là Nhã la (Phạm: jnãna) ba la mật, có nghĩa là thụ hưởng niềm vui Bồ đề, đồng thời, chỉ dạy chúng sinh được trí tuệ siêu việt.
(3)-Bốn ba la mật, là thuyết trong các chương Điên đảo, Chân thực của kinh Tắng man. Tức là:
a/-Thường ba la mật, nghĩa là Ba la mật triệt để vĩnh viễn.
b/-Lạc ba la mật, nghĩa là Ba la mật triệt để an ổn.
c/-Ngã ba la mật, nghĩa là Ba la mật có tính chủ thể triệt để.
d/-Tịnh ba la mật, nghĩa là Ba la mật triệt để thanh tịnh.
Bốn ba la mật trên đây tức là bốn đặc chất (bốn đức) thù thắng của Niết Bàn.
(4)- Mật giáo, trong Kim cương giới mạn đồ la, lấy Đại nhật Như lai làm trung tâm, gọi bốn Bồ tát đặt ở bốn phương đông nam tây bắc là bốn ba la mật. Tức là Đông phương Kim cương ba la mật, Nam phương Bảo ba la mật, Tây phương Pháp ba la mật, Bắc phương Nghiệp ba la mật.
Ngoài ra, trong các kinh điển tiếng Pãli nam truyền, như Sở hành tạng (Pãli: Cariyãpitaka), Phật chủng tính (pãli: Buddhavamsa), Pháp cú kinh chú (Pãli: Dhammapadatthakathã) v.v… cũng lập mười ba la mật là: Bố thí ba la mật, Trì giới ba la mật, xuất li (Pãli: nekkhamma) ba la mật, Bát nhã ba la mật, Tinh tiến ba la mật, Nhẫn nhục ba la mật, Chân đế (Pãli: sacca) ba la mật, Quyết ý (Pãli: adhitthãna) ba la mật, Từ (Pãli: mettã) ba la mật, và Xã (Pãli: upekkhã)  ba la mật. [X. kinh Bồ tát nội tập lục ba la mật; kinh Quán Phổ Hiền Bồ tát hành pháp; kinh Hoa nghiêm, phẩm Ly thế gian; luận Đại trí độ quyển 53; luận Câu xá quyển 18; luận Du già sư địa q.49; Đại tuệ độ kinh tông yếu; Nhân vương hộ quốc bát nhã kinh sớ q.1 (Trí khải); Nhân vương hộ quốc bát nhã ba la mật đa kinh sớ q. thượng (Lương bí); Bát nhã ba la mật đa kinh tán].”   
 Những hạnh tu nầy sẽ đạt được viên mãn hóa Hạnh và Giải để chuẩn bị cho Bồ tát lên cấp sơ địa trong Thập địa. Bồ tát Thập địa, luận Đại thừa khởi tín gọi là Bồ tát cấp Chứng. Theo thông lệ của Đại thừa, thì Bồ tát từ sơ phát tâm cho đến Đẳng giác, được chia làm 5 cấp bậc là: Tín, Trụ, Hạnh, Hướng, Địa. Nhưng luận nầy căn cứ vào nghĩa của Chân như gom chung lại mà chia thành 3 cấp, như ta đã đọc là Tín thành tựu, Giải hạnh và Chứng.
Tín và Trú tương đương với Tín thành tựu. Hạnh và Hướng tương đương với Giải hạnh. Địa tương đương với Chứng.
Trên đây là phần luận giải về “Giải hạnh phát tâm”.
c/- Chứng phát tâm
Bồ Tát tu pháp Giải Hạnh là tùy thuận pháp tánh Chân Như mà tu, chưa thật chứng Chân như. Đó là phép Tỷ quán không giống phép Trực quán như cấp Chứng. Sau khi Tỷ quán đã nhuần nhuyễn và Giải hạnh đã đầy đủ, tâm trở nên thanh tịnh. Địa vị đạt được là Tịnh tâm địa. Sau đó Bồ Tát đăng địa và bắt dầu phá Vô minh, chứng từng phần Chân như.
Luận viết:
“Phát tâm cấp Chứng là từ địa vị tịnh tâm lên tới địa vị cứu cánh, Bồ Tát chứng cảnh giới gì? Đó là Chân như, nhưng vì nương vào Chuyể thức cho nên nói là cảnh giới. Thật ra thì chứng đó không có tướng cảnh giới mà chỉ là trí Chân như, mệnh danh là Pháp thân.”
 Chứng nghĩa là Trí Chân như (chủ thể) và Lý Chân như (đối tượng) hoàn toàn khế hợp nhau. Đây có thể nói là Bát nhã quán chiếu bắt gặp Bát nhã Thật tướng, trong đó Quán chiếu cũng là Thật tướng mà Thật tướng cũng là Quán chiếu. Đạt đến Trí và Lý không hai đó Luận nầy gọi là Trí Chân như hay là Pháp thân.
Đoạn trên có từ  “Địa vị Tịnh tâm”, vậy Tịnh tâm là gì?
Tịnh tâm địa, tiếng Phạm gọi là Súddhy-adhyãsáya-bhũmi. Còn gọi là Tịnh tâm trụ, Tịnh thắng ý lạc địa.
“Chỉ cho điạ vị chứng được tâm thanh tịnh vô lậu, là giai vị thứ nhất trong các giai vị tu hành của Phật Giáo Đại thừa, một trong Bảy Điạ, địa thứ nhất trong Mười Địa, một trong Mười hai trụ, đồng với Hoan hỉ địa.
Đối lại với Giải hành trụ thuộc Địa tiền (các địa vị dưới Thập địa) chưa chứng tịnh tâm, hàng Sơ địa (địa vị thứ nhất của Thập địa) đã đoạn trừ các phiền não trói buộc, chứng được sự giải thoát thanh tịnh, gọi là Tịnh tâm địa.
Theo Vô lượng thọ kinh ưu bà đề xá nguyện sinh kệ thì người sinh về Tịnh độ được thấy Phật A Di Đà, tuy chưa chứng Bồ Tát tịnh tâm nhưng cũng đồng với Bồ tát Tịnh tâm, chứng được Pháp thân bình đẳng.
Vãng sinh luận chú quyển hạ của ngài Đàm loan cho rằng: Pháp thân bình đẳng là Bồ tát pháp tính sinh thân của Địa thứ 8 trở lên. Từ địa thứ bảy trở xuống là hàng Bồ tát chưa chứng Tịnh tâm; Tịnh tâm là tâm vô lậu, từ Địa thứ 8 trở lên thuần là vô lậu nối tiếp nhau,  cho nên gọi là Tịnh tâm Bồ tát. Thuyết nầy cho rằng Tịnh tâm là từ Địa thứ 8 trở lên, khác với thuyết Sơ địa chủ trương Địa thứ nhất đã chứng được Tịnh tâm.
Ngoài ra Tịnh tâm địa trong Thiền tông là chỉ cho tâm địa, tâm tính.
[X. kinh Bồ tát địa trì Q.3; luận Đại thừa khởi tín; Đại thừa nghĩa chương Q.12].
Đoạn sau đây Luận nói về diệu dụng của Bồ tát cấp Chứng là thế nào?   
Luận viết:
“Bồ Tát ấy trong khoảng một Niệm, có thể đến các thế giới cùng khắp mười phương, cúng dường chư Phật, thỉnh Phật chuyển pháp luân, chỉ vì mục đích mở đường chỉ nẻo, làm lợi ích cho chúng sanh, không nương vào văn tự. Có khi vì chúng sanh khiếp nhược mà thị hiện mau thành Chánh giác, vượt qua tất cả các địa vị tu hành. Có khi vì chúng sanh lười biến khinh lờn mà nói “ta trải qua vô lượng vô số kiếp mới thành Phật đạo”. Thị hiện vô số phương tiện không thể nghĩ bàn như thế, nhưng thật ra thì căn cơ chủng tánh của Bồ tát ngang nhau, thì phát tâm ngang nhau, sở chứng cũng ngang nhau, không có chuyện vượt qua các địa vị được. Vì tất cả các Bồ tát đều phải trải qua ba a tăng kỳ kiếp tu hành. Chỉ vì chúng sanh và thế giới không đồng, các điều thấy nghe cũng như căn cơ, ham muốn và tánh tình có khác nhau, cho nên những việc mà Bồ tát cấp Chứng thị hiện ra cũng có sai khác.”
Đoạn luận trên ý nghĩa rõ ràng không có gì khó hiểu nên không cần bàn luận thêm. Chỉ có pháp số “A tăng kỳ kiếp” thường hay gặp trong các Kinh, Luận nên cần ghi rõ để tiện việc tham khảo.
A tăng kỳ kiếp:
Trước tiên “A tăng kỳ” là gì ?
Tiếng Phạm: Asamkhya, là một trong những số mục của Ấn Độ, là số cực lớn. Còn gọi là A tăng gìa, A tăng xí da, A tăng, Tăng kỳ. Dịch ý là không thể tính đếm, hoặc là vô số lượng, vô lượng số.
Trong 60 loại đơn vị số mục của Ấn Độ thì A tăng kỳ là số thứ 52.
Theo luận Đại tỳ bà sa quyển 177 thì có 3 loại A tăng xí da:
(1)-Kiếp A tăng xí da, lấy đại kiếp làm một, tích chứa đến Lạc xoa câu chi, dần dà cho đến quá số Bà yết la.
(2)-Sinh A tăng xí da, chỉ mỗi mỗi kiếp trải vô số đời.
(3)-Diệu hành A tăng xí da, trong mỗi mỗi kiếp tu vô số diệu hạnh. Do ba loại A tăng xí da ấy mà chứng Vô thượng giác.
Trong kinh Hoa nghiêm, Phật đã nói về 10 số lớn như dưới đây:
(1)-A tăng kỳ (vô số). (2)-Vô lượng. (3)-Vô biên (không bờ bến). (4)- Vô đẳng (không chi bằng). (5)-Bất khả sổ (không đếm được). (6)-Bất khả xưng (không thể xưng ra được). (7)-Bất khả tư (không thể nghĩ ra). (8)-Bất khả lượng (không thể đo lường). (9)-Bất khả thuyết (không thể nói). (10)-Bất khả thuyết bất khả thuyết.
Như trên ta thấy A tăng kỳ là số nhỏ nhất trong 10 số. Theo nhiều Phật học đại tự điển thì A tăng kỳ là con số : đứng đầu là số 1, theo sau đó là 47 con số không.
[X. Hoa Nghiêm bản dịch mới Q.45, phẩm A tăng kỳ; Luận Câu xá Q.12, phẩm phân biệt thế gian; luận Đại trí độ Q.4; (xt. Ngủ thập nhị số).
Đó là số A tăng kỳ. Còn Kiếp thì tính như thế nào?
Kiếp: tiếp Phạm là kalpa; tiếng Pãli là Kappa. Có nghĩa là phân biệt thời phần, phân biệt 
 
 
 
Đoạn kế tiếp Luận nói về ba tướng của tâm:
“Lại nữa, tướng của tâm mà Bồ tát ấy phát có ba loại với tướng rất vi tế. Ba loại ấy là gì?
Một là Chân tâm, vì nó không phân biệt.
Hai là Tâm phương tiện, vì nó khắp làm lợi ích cho chúng sanh một cách tự nhiên.
Ba là Tâm nghiệp thức, vì nó dấy khởi sanh diệt vi tế.
Lại nữa, Bồ tát ấy khi công đức đã thành tựu viên mãn rồi, thời thị hiện thân rất cao lớn ở nơi cõi Sắc cứu cánh, trùm lên tất cả thế gian. Đó là Tuệ giác mà một Niệm tương ưng, khiến cho vô minh lập tức rủ sạch, gọi là Trí nhất thiết chủng, do đó mà tự nhiên có Nghiệp dụng không thể nghĩ bàn hiện ra khắp mười phương để làm lợi ích cho chúng sanh”.
 
 
 
 
 
 
III.- KHO SÁT BA
 Như Lai Tạng còn được nghiên cứu, giảng giải khác nữa như sau :
1/- NHƯ LAI TẠNG  ( tiếng Phạn=Tathàgata-garbha)
“Chỉ cho Pháp Thân Như Lai xưa nay vốn thanh tịnh (tức là tự tánh thanh tịnh) ẩn tàng trong thân phiền nảo của hết thảy chúng sinh, nhưng không bị phiền nảo làm ô nhiễm, bản tính vẫn tuyệt đối thanh tịnh và vĩnh viễn bất biến. Mặt khác, tất cả hiện tượng ô nhiễm và thanh tịnh đều duyên theo Như Lai Tạng mà sinh khởi, gọi là Như Lai Tạng Duyên Khởi. Trong các Kinh, Luận tư tưởng nầy thường được dùng để nói rỏ về ý nghĩa mê và ngộ đối lập trong con người.
Chương Pháp Thân trong Kinh Thắng Man (Đại 12, 221 hạ) nói: “Pháp Thân Như Lai không lìa phiền não tạng, gọi là Như Lai Tạng”.
Kinh Đại Phương Đẳng Như Lai Tạng cũng nêu 9 thí dụ như: Trong hoa sen có hóa Phật, mật ngọt trong rừng rậm, vàng ròng rơi vào chỗ nhơ bẩn, tượng vàng bọc trong giẻ rách, cô gái nghèo hèn mang thai qúi tử…để gải thích rõ ý nghĩa Như Lai Tạng ẩn giấu trong phiền não.
Theo phẩm Như Lai Tạng trong luận Phật Tính quyển 2, thì chữ Tạng có 3 nghĩa: (1)- Sở nhiếp Tạng: Hết thảy chúng sinh đều được thu nhiếp vào trong trí Như Lai. (2)- Ẩn phú Tạng: Pháp thân Như Lai bất luận ở nhân vị hay quả vị đều không thay đổi, nhưng chúng sinh bị phiền não che lấp nên chẳng thấy được. (3)- Năng nhiếp Tạng: Quả đức Như Lai đều thu nhiếp trong tâm phàm phu.
Còn theo phẩm Tự Thể Tướng của luận Phật Tính quyển 2 và chương Tự tính thanh tịnh trong Kinh Thắng Man thì chữ Tạng có 5 nghĩa: Tự tính, nhân, chí đắc, chân thực và bí mật.
·       Tự tính: Muôn vật đều là tự tính Như Lai, đó là nói theo nghĩa tự tính, nên gọi là Như Lai Lai Tạng.
·       Nhân:  Tạng nầy là đối cảnh do Thánh nhân tu hành Chính Pháp mà sinh ra, đó là nói theo nghĩa trở thành nhân của cảnh giới, nên gọi là Chính Pháp tạng, hoặc là Pháp Giới Tạng.
·       Chí đc:  Tin tưởng Tạng nầy có thể đạt được quả đức Pháp Thân Như Lai. Đó là nói theo nghĩa chí đắc (đạt được), nên gọi là Pháp Thân Tạng.
·       Chân thc: Tạng nầy vượt ra ngoài tất cả sự hư dối của thế gian, đó là nói theo nghĩa chân thực nên gọi là  Xuất Thế Tạng, hoặc Xuất Thế Gian Thượng Thượng Tạng.
·       Bí mt: Tất cả Pháp nếu thuận theo Tạng nầy thì được thanh tịnh. Trái lại thì trở thành ô trọc, đó là nói theo nghĩa bí mật, nên gọi là Tự Tính Thanh Tịnh Tạng.
Năm Tạng nêu trên được gọi là Ngủ Chủng Tạng.
Theo Đại Thừa Chỉ Quán Pháp Môn quyển 1, thì Tạng có 3 nghĩa: Năng Tàng, Sở Tàng và Năng Sinh.
Viên Giác Kinh Lược Sớ quyển thượng thì nêu 3 nghĩa: Ẩn phú, Hàm nhiếp và Xuất sinh, gọi là Tam Chủng Như Lai Tạng.
Lại theo Kinh Thắng Man, chương Không nghĩa ẩn phú chân thực thì Như Lai Tạng có thể chia làm hai loại: (1)- Như Lai Tạng vượt ngoài phiền não, hoặc chẳng giống với phiền não, cũng tức trong Như Lai Tạng, phiền não là không, gọi là Không Như Lai Tạng. (2)-Như Lai Tạng đầy đủ tất cả Pháp mà chẳng lìa, chẳng thoát, chẳng khác với phiền não, đây tức là Bất Không Như Lai Tạng.
Lại nữa, theo chương Pháp Thân trong kinh Thắng Man thì Như Lai Tạng còn có thể chia làm 2 loại: (1)- Tại Triền: Ở trong trạng thái bị phiền não trói buộc (triền), bao hàm Không Như Lai Tạng và Bất Không Như Lai Tạng. (2)- Xuất Triền: Trạng thái đã thoát ra khỏi sự trói buộc (xuất triền) của phiền não.
Theo luận Đại thừa khởi tín thì Chân Như có hai mặt là Như thực không và Như thực bất không (như đã dẫn giải ở phần trên).
 Luận Thích Ma Ha Diễn quyển 2 qui nạp các thuyết kể trên mà lập ra 10 loại Như Lai Tạng: Đại tổng trì Như lai tạng, Viễn chuyễn viễn phược Như lai tạng, Dữ hành Dữ tướng Như lai Tạng, Chân như chân như Như lai tạng, Sinh diệt Như lai tạng, Chân như Như lai tạng, Không Như lai tạng, Bất không Như lai tạng, Năng nhiếp Như lai tạng và Ẩn phú Như lai tạng.
Có thuyết nói Như lai tạng, thức A lại ya và thức A ma la (thức thứ 9) là một. Như kinh Nhập Lăng gìa quyển 7 (Đại 16,  556 trung) nói: “Thức A lai ya gọi là Như lai tạng và cùng có với 7 thức vô minh” và (Đại 16, 556 hạ) nói: “Thức Như lai tạng không ở trong thức A lai ya, cho nên 7 thứ thức có sinh có diệt, mà thức Như lai tạng thì không sinh không diệt”. Như lai tạng nói ở đây tức là thức A ma la.
Tại Ấn Độ, tư tưởng Như lai tạng được thành lập sớm hơn thuyết Duy Thức và khác với tư tưởng của Trung Quán, Duy Thức. Nhưng người đời sau không lập riêng Như lai tạng ngoài thuyết Duy Thức, mà lại bàn về Như lai tạng trong thuyết Duy Thức. Ở Trung Quốc thì tông Địa Luận nói Như lai tạng là cứu cánh rồi lập ra thuyết Tịnh Thức Duyên Khởi. Tông Thiên Thai thì cho rằng Như lai tạng tức là Thực Tướng và coi là diệu pháp bất khả tư nghì.
Trong Khởi Tín luận nghĩa ký quyển thượng, ngài Pháp Tạng - Tổ thứ 3 Tông Hoa Nghiêm – có lập giáo phán 4 tông, trong đó tông thứ tư tức là Tông Như Lai Tạng Duyên Khởi. Nội dung Tông nầy bao hàm những học thuyết của các Kinh , Luận như Lăng Gìa, Mật Nghiêm, Khởi Tín, Bảo Tích v.v…Nói theo ngũ giáo phán của tông Hoa Nghiêm thì tông Như Lai Tạng Duyên Khởi tương đương với chung giáo thứ 3.
Ngoài ra, những gì được nói trong Mạn Đồ Thai Tạng Giới của Mật Giáo, chính đã căn cứ vào tư tưởng Như Lai Tạng mà có vậy.”
Tham khảo:  [X. Kinh Đại bát niết bàn quyển 7 (bản Bắc); kinh Lăng gìa a bạt đa la bảo q.2,  4;  kinh Nhập lăng gìa q.1;  kinh Đại thừa mật nghiêm q. hạ;  kinh Đại bát nhã q.578;  kinh Vô thượng y q. thượng;  luận Kim cương tiên q. 5;  Đại trí độ luận q. 14;  Pháp hoa kinh huyền nghĩa q. 5, phần cuối; Đại thừa nghĩa chương q. 1, 3, phần cuối;  Tứ phần luật sớ sức tông ký q. 3, phần đầu] (xt. Thí Dụ).                 
2/- NHƯ LAI TẠNG DUYÊN KHỞI
“Cũng gọi là Chân Như duyên khởi.
Chỉ cho tâm tự tính thanh tịnh của Như lai tạng sinh khởi hết thảy muôn pháp, loại thứ 3 trong 4 loại duyên khởi.
Tư tưởng duyên khởi luận nầy được nói rỏ ràng trong kinh Lăng Gìa và kinh Mật nghiêm. Nghĩa là Như lai tạng một mặt thường trụ bất biến, đồng thời, mặt khác, lại tùy duyên khởi động mà biến sinh ra muôn vật.
Tiến trình Như lai tạng tùy duyên khởi động là: Trước hết, nhất tâm của Như lai tạng bị ác tập của vô minh từ vô thủy đến nay huân tập (xông ướp) mà thành thức A lai ya (tàng thức), kế đó là từ Tạng thức hiện khởi muôn vật, nhưng bản tính của Như lai tạng vẫn không bị tổn hại, mà lại trở thành mối quan hệ “Như lai tạng là thể, còn Tàng thức là Tướng”.
Lại nữa, thực thể của Như lai Tạng có hai nghĩa Chân như môn và Sinh diệt môn.
Đứng về phương diện Chân như môn mà nói, thì thể của Như lai tạng là nhất vị bình đẳng, tính không sai khác;  còn đứng về phương diện Sinh diệt môn mà bàn thì Như lai tạng tùy duyên nhiễm tịnh mà sinh khởi các pháp, như theo duyên nhơ nhớp mà sinh ra 6 đường, theo duyên trong sạch mà biến hiện ra bốn thánh…”
Tham khảo: [X. Kinh Nhập lăng gìa q. 1, 2, 7;  kinh Đại thừa Mật nghiêm q. hạ;  Đại thừa khởi tín luận nghĩa ký q. trung, phần đầu]. (xt.Tứ Chủng Duyên Khởi).”

 

 

Lâm Nhự-Tạng

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/12/2018(Xem: 11027)
Lời tác giả: Việc biên soạn chắc chắn không tránh khỏi những chỗ sai sót, chúng tôi ước mong được sự lượng thứ của các bậc cao minh. Những sự sửa sai và bổ khuyết của quý vị độc giả sẽ giúp bài viết này được đầy đủ và hoàn hảo hơn trong lần viết lại; đó quả là niềm vinh hạnh cho chúng tôi. NVT
06/12/2018(Xem: 4510)
Đối với nhiều người Phật tử, từ bi là quan trọng hơn cả, và nếu không có từ bi thì không có đạo Phật. Đạo Phật là con đường diệt khổ, vậy thì từ là đem vui, bi là cứu khổ, còn gì đúng hơn nữa khi nói đạo Phật là đạo của từ bi ? Nhưng người ta cũng có thể tự hỏi : có thể nào thâu gồm lại đạo Phật trong hai chữ từ bi ? Liệu từ bi có đủ để định nghĩa đạo Phật, để phân biệt đạo Phật với các tôn giáo và triết thuyết khác ? Nói một cách khác, có thể nào xem từ bi như là một đặc điểm của đạo Phật ? Nhìn chung quanh, chúng ta thấy đạo giáo nào cũng chủ trương tình thương bao la, rộng lớn, như lòng bác ái của đức Ky Tô, thuyết kiêm ái của Mặc tử. Nhưng chỉ có đạo Phật mới nổi bật lên bằng sự đề cao trí tuệ. Có thể nói rằng trong suốt lịch sử tư tưởng nhân loại, không có một tôn giáo nào đặt trọng tâm vào vai trò của trí tuệ hơn là đạo Phật. Bởi vì Buddha (Phật) phát xuất từ chữ Phạn bud, có nghĩa là hiểu biết. Đức Phật là người đã hiểu biết trọn vẹn, đã tỉnh thức, đã giác ngộ, l
02/12/2018(Xem: 9751)
Thời gian gần đây nhiều Phật tử đã yêu cầu tôi giải thích những lời dạy vô giá của Phật theo phương cách hiện đại, xử dụng thuật ngữ và diễn giải thực tế, có hiệu quả, thực tiễn và không quá cao siêu. Theo phương cách dễ hiểu và thực tế để áp dụng trong đời sống hằng ngày. Đây là tập sách đầu của một chuỗi những tập sách nhằm mục đích đáp ứng những thỉnh cầu này. Đây là tập sách sưu tập gồm 50 lời dạy ngắn kèm theo chú giải chi tiết dài ngắn khác nhau, mục đích để khuyến khích tất cả những vị đã dành thời gian để đọc và thực hành những lời dạy này để phát triển sự hiếu biết chân thật và lòng từ bi.
26/11/2018(Xem: 12849)
Chúng tôi đến thăm Việt Nam một vài lần, tôi nhớ có lần chúng tôi đang ở Hà Nội. Lúc đó là Đại hội Phật Giáo, tôi cũng có buổi thuyết trình cùng với những vị khác nữa. Hôm đó đang ngồi đợi, thì có một vị Thầy trẻ người Việt đến chào, sau khi hỏi từ đâu đến, tôi nói tôi đến từ Australia. Thầy ấy nói, oh… woh… vậy Thầy có biết vị Tăng tên Ajahn Brahm không? … (cả Thiền đường cười). Tôi trả lời: Tôi là Ajahn Brahm đây. Thế là Thầy ấy tỏ ra rất hào hứng, tôi cũng hào hứng... Tôi thích Việt Nam. Tôi thích người Việt.
04/09/2018(Xem: 9063)
Tu Tứ Đế Pháp, Bốn Chân Lý Chắc Thật, Đức Từ Phụ Thích Ca Mâu Ni Phật, sau khi Chứng Đạo dẹp tan sự quấy nhiễu của ma quân ở cõi Trời Tha hóa thứ sáu vào nửa đêm ngày mùng 8 tháng 2 năm Tân-Mùi. Việt lịch Năm 2256 HBK*. Tr.BC.596. Sau Thời Hoa Nghiêm Phật đến vườn Lộc Dã Uyển truyền dạy Bốn Pháp Tứ-Đế, độ cho năm vị từng theo Phật cùng tu thuở trước, thành bậc Tỳ Khưu đắc đạo. Năm vị đó là: 1/. A Nhã Kiều Trần Như, 2/. A-Thấp Bà, (Mã-thắng) , 3/ .Bạt-Đề, 4/. Ma-Ha-Nam, 5/. Thập-Lực-Ca-Diếp. Năm Vị nghe pháp Tứ Đế rồi, tu tập chứng A La Hớn Quả. Tứ Đế Pháp: 1. Khổ Đế. 2. Tập Đế. 3. Diệt Đế. 4. Đạo Đế. -Khổ Đế, là Ác quả của Tập Đế. -Tập Đế, là tạo Nhân xấu của Khổ Đế. -Diệt Đế, là Thiện quả của Đạo đế. -Đạo Đế, là Nhân tu của Diệt Đế.
13/08/2018(Xem: 7355)
Các Phân Khoa Phật Giáo Thích Thái Hòa Tôi viết bài này, xin chia sẻ đến những ai muốn quan tâm đến lãnh vực giáo dục trong Phật giáo, nhưng chưa có điều kiện để nghiên cứu. Trong Phật giáo có năm phân khoa như sau: 1/ Phật giáo Đại chúng Thời Phật, xã hội Ấn Độ phân chia thành bốn giai cấp, gồm: - Bà-la-môn (Brāhmaṇa): Giai cấp Tăng lữ, giai cấp học giả của xã hội Ấn Độ bấy giờ. Họ tự nhận sinh ra từ miệng Phạm-thiên. Giai cấp này làm mai mối giữa thần linh với con người. Họ có sáu quyền hạn: Tự ý làm đền thờ trời; làm thầy tế để tế trời; tự ý đọc Phệ đà (veda); dạy người khác đọc Phệ đà (veda); tự bố thí và tự nhận sự bố thí.
03/06/2018(Xem: 25190)
CHÁNH PHÁP Số 79, tháng 06.2018 NỘI DUNG SỐ NÀY:  THƯ TÒA SOẠN, trang 2  TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI (Diệu Âm lược dịch), trang 3  THÁNG SÁU EM VỀ HẠ CHỨA CHAN (thơ Tiểu Lục Thần Phong), trang 7  CÚNG DƯỜNG CHÁNH PHÁP (Sa môn Thích Tín Nghĩa), trang 8
17/03/2018(Xem: 11772)
Con người càng ngày càng đông đảo trên thế gian nhưng từ trước đến nay có được bao người giác ngộ, giải thoát khỏi nghiệp chướng, khổ đau? Cho dù, Phật Pháp có đơn giản, dễ dạy đến đâu nhưng khi mà nhân duyên chưa tới với những kẻ độn căn thì cho dù bồ tát có tái sinh, cố tâm chỉ độ pháp Phật cao siêu vi diệu cho nhân sinh còn đầy vô minh cũng chỉ tốn công vô ích, chẳng khác gì đem đàn gảy cho trâu nghe. Một trong những pháp môn đơn giản nhứt của Phật Pháp đó là thiền định (Zen). Zen khả dĩ có thể giúp cho hành giả giảm bớt căn thẳng tâm thần. Nếu luyện tập chuyên cần, Zen có khả năng giúp thân tâm có đủ sức mạnh lẫn nghị lực tinh thần để chuẩn bị đối phó với trở ngại xãy ra. Zen có thể giúp ta hóa giải tâm lý lúc mà đau khổ tái phát làm khổ tâm thân trong cuộc sống thay vì mong tu hành giác ngộ, giải thoát, thành Phật quá xa vời. Cũng như những pháp môn khác, Zen có mục đích giúp ta lúc “đa tâm bấn lo
14/03/2018(Xem: 11683)
Sài Gòn- Trần Củng Sơn- Sáng ngày Thứ Sáu 9 tháng 3 năm 2018, giáo sư Vũ Thế Ngọc đã trình bày về triết học của Tổ sư Long Thọ tại chùa Xá Lợi Sài Gòn với sự tham dự khoảng một trăm thiện hữu tri thức Phật Giáo. Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc- một cây bút nổi tiếng trong nước về những bài viết về tuổi trẻ và Phật Giáo- đại diện Ban tổ chức giới thiệu diễn giả.
13/03/2018(Xem: 12686)
Từ lúc sinh ra, tất cả chúng ta muốn sống một đời sống hạnh phúc và đó là quyền của chúng ta. Tuy nhiên, nhiều người cùng chia sẻ quan điểm rằng hệ thốn giáo dục hiện hữu của chúng ta là không đầy đủ khi đi đến việc chuẩn bị cho con người yêu thương hơn – một trong những điều kiện để hạnh phúc. Như một người anh em nhân loại, tôi nguyện làm cho mọi người biết rằng tất cả chúng ta cùng sở hữu những hạt giống của từ ái và bi mẫn. Có một bộ não thông minh chưa đủ; vì chúng ta cũng cần một trái tim nhiệt tình
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]