Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tư duy Hệ thống, Công nghệ, Đạo đức và Phật pháp

15/04/202305:47(Xem: 4124)
Tư duy Hệ thống, Công nghệ, Đạo đức và Phật pháp

phat giang phap-1

Tư duy
Hệ thống, Công nghệ, Đạo đức và Phật pháp

(Technology, Systems Thinking, Ethics, and the Dharma)

 

Chuyên mục khám phá những điểm tương đồng giữa kim ngôn khẩu ngọc giáo huấn của Đức Phật và các khía cạnh khác nhau của công nghệ đương đại là Nguyệt san thảo luận về lĩnh vực hệ thống – thường được gọi là Tư duy hệ thống ‘khía cạnh lý thuyết’ (cách nhìn tổng thể, có tính đa chiều và mục tiêu) và Kỹ thuật hệ thống ‘khía cạnh phát triển thực tế’ (kỹ thuật hệ thống là tận dụng các nguyên lý của tư duy hệ thống để tổ chức tổ hợp tri thức đó) – và một số khái niệm liên quan trong Phật pháp, nhấn mạnh sự liên quan của việc hội tụ này với tư duy đương đại, đặc biệt là liên quan đến Đạo đức trong khoa học và công nghệ.

 

Công nghệ được một số người xem là sản phẩm của phép tính và toán học. Từ các hệ thống cơ khí lớn đến cơ sở hạ tầng như tàu thủy, máy bay, cầu đường bộ, cũng như hệ thống phần mềm và phần cứng chỉ mới tồn tại trong thế kỷ trước đã cho thấy nhiều trường hợp công nghệ đang thay đổi thế giới xung quanh chúng ta theo hướng hoàn hảo hơn. Tuy nhiên, thật hữu ích khi chợt nhớ lại rằng, nhân loại có một lịch sử lâu đời, trong số đó phần lớn là bất thành văn và không có tài liệu. Lịch sử này được củng cố bởi việc sử dụng công nghệ dưới các hình thức khác nhau. Công nghệ đã tồn tại hàng nghìn năm và thuở sơ khai nó dựa trên sự sáng tạo và kỹ năng.

 

Hình 1: Đền Parthenon, biểu tượng văn hoá đỉnh cao của Hy Lạp, quần thể Acropolis của Athens là nổi tiếng nhất. Ảnh: thinkco.com

 

Theo cách nói cổ điển, từ thuật ngữ Hy Lạp technē (nghệ thuật, nghề thủ công) và logos (từ ngữ, lời nói), có nghĩa là “diễn ngôn về nghệ thuật” và lần đầu tiên xuất hiện bằng Anh ngữ vào thế kỷ 17. Ban đầu, nó chỉ được sử dụng với ý nghĩa là một cuộc thảo luận về nghệ thuật ứng dụng. Vào đầu thế kỷ 20, thuật ngữ này mới bắt đầu được sử dụng để chỉ các phương tiện, quy trình, ý tưởng, công cụ và máy móc. Đến giữa thế kỷ 20, công nghệ được định nghĩa bằng những cụm từ như: “Phương tiện hoặc hoạt động nhân loại dùng để biến đổi môi trường tự nhiên hoặc thao túng tâm lý”. (Bách khoa toàn thư Britannica)

 

Hiểu biết về công nghệ là rất quan trọng đối với thời đại của chúng ta, vì hầu hết các hoạt động xã hội và nhân loại ngày nay đều được “sử dụng phần mềm trung gian của công nghệ, để hỗ trợ phát triển ứng dụng và đơn giản hóa các quy trình thiết kế”, với các hệ thống công nghệ lớn hơn, ngày càng phức tạp, trở nên quan trọng và thậm chí chiếm ưu thế. Điều này đã đạt đến mức có nguy cơ bởi phần mềm trung gian của công nghệ, có thể ảnh hưởng đến tương lai của nhân loại, theo những cách nằm ngoài tầm kiểm soát của chúng ta. 

 

Lip video

 

Tôi Là Robot (2004) |

https://thuyetminhviet.com/movies/i-robot-2004/

 

 Rủi ro đang hiện hữu từ một số nguồn, bao gồm sự phát triển tác nhân gây mầm bệnh, trí tuệ nhân tạo tiên tiến và kỹ thuật địa lý. * Trong quá trình phát triển công nghệ, đặc biệt quan trọng là chúng ta tuân thủ đạo đức để giảm thiểu – ít nhất là một phần – có thể xảy ra một số rủi ro do việc áp dụng nó. Khi các công nghệ trở nên phức tạp và nhiều lớp hơn, chúng đòi hỏi phải hiểu và giải thích các lý thuyết tiên tiến hơn, chẳng hạn như các lý thuyết từ lĩnh vực hệ  thống.

 

Khi các hệ thống phát triển vượt ra ngoài một Domain (tên miền, địa chỉ trực tuyến cho website mà người dùng internet), ứng dụng duy nhất và điểm biên của chúng, bao trùm các lĩnh vực và nguyên tắc khác nhau, chúng sẽ trở thành hệ thống phức tạp. Ngày nay chúng ta có thể hiểu rõ hơn điều này, nhờ sự xuất hiện của một ngành học tương đối mới lạ: khoa học phức hợp. Tôi đang giới thiệu ngắn gọn một khám phá sơ lược về một số tương ứng giữa Phật giáo Mật tông Kim cương thừa và khoa học kỹ thuật, trong một bài diễn thuyết tại Hội thảo Phật giáo Kim cương thừa đầu tiên, tại Trung tâm Nghiên cứu về Bhutan và Hạnh phúc Quốc gia (GNH) vào năm 2016. (Các slide từ bài diễn thuyết có sẵn tại đây

https://fr.scribd.com/document/433088705/Vajrayana-Innovation-and-Complex-Systems#

 

Ngoài ra, ngày càng có thêm nhiều tài liệu học thuật dành cho chủ đề này. ** Thật thú vị, một thuật ngữ tiếng Phạn cổ có thể là một trong những nguồn gốc hoặc cùng nguồn gốc của hệ thống thuật ngữ: संस्थानम् (saṃsthānam), nghĩa là: 1. Bộ sưu tập, cấu trúc dữ liệu (heap), số lượng; 2. Sự tập hợp của các hạt hạ nguyên tử; 3. Cấu hình, vị trí.

 

Anthony Stafford Beer (1926–2002) là một nhà lý luận, nhà tư vấn, nhà tâm lý học và giáo sư người Anh tại Trường Kinh doanh Manchester, nổi tiếng trong lĩnh vực nghiên cứu hoạt động và điều khiển trong quản trị học, đã phục vụ ở Ấn Độ trong thời kỳ cai trị của Anh. (hầu hết được trích  dẫn trong tài liệu kỹ thuật vì đã đóng góp các khái niệm về tính khả thi của hệ thống). Một cách riêng tư, Giáo sư Stafford Beer đã thừa nhận với các đồng nghiệp rằng, ông là một Phật tử đang ứng dụng thực tiễn Phật pháp trong cuộc sống. Nhiều học giả và nhà lãnh đạo Phật giáo uyên bác – bao gồm cả Đức Đạt Lai Lạt Ma – coi Phật giáo là một khoa học tôn giáo, theo nghĩa cả khoa học phương Tây và Phật giáo đều hướng đến mục tiêu mang lại lợi ích cho nhân loại. Ban đầu cả hai đều xác định các tiêu đề đầu tiên của họ, bằng cách khuyến khích các sinh viên đưa ra các giả thuyết về thực tế và đưa ra các phương pháp có thể lặp lại để kiểm tra xem các giả thuyết và kinh nghiệm thực tế có khớp với nhau không.

 

Hiện tại đã chính thức thiết lập mối tương quan giữa Phật giáo và Hệ thống lý thuyết nói chung (GST), cho thấy rằng theo quy định của GST, tất cả các hệ thống đều tuân theo các quy luật tổ chức giống nhau.

 

Quan hệ nhân quả, thường được định nghĩa là mối tương quan giữa nguyên nhân và kết quả, bao gồm cách mọi thứ xảy ra, cách thay đổi diễn ra, cách các sự kiện liên quan. Chúng có cùng sự tương đồng với thuật ngữ Phật giáo và Phật pháp. Nó cũng đề cập đến toàn bộ giáo lý của Đức Phật. . . bởi những cách hiểu biết về cuộc sống và thừa nhận cuộc sống bắt nguồn từ các quan hệ nhân quả.

 

Như vậy, trong quan điểm hệ thống mở về quan hệ nhân quả có những điểm tương đồng với giáo lý nhân quả của đạo Phật. . . Quan điểm nhân quả của Phật giáo được các tác giả khác nhau, diễn dịch khác nhau (ví dụ: Bukkyo Dendo Kyokai 1966; Harvey 1990; Macy 1991; Dumoulin 1994) là “quan hệ tương quan và nhân quả” , “nhân duyên cộng sinh”, “đồng thể cộng sinh”, “duyên khởi cộng sinh”, “quan hệ nhân quả và câu điều kiện.” (Shen và Midgely 2000)

 

Đáng chú ý là sự tương đồng giữa lĩnh vực hệ thống và đạo Phật. Một lăng kính khả dĩ để quan sát những mối liên hệ như thế là bản chất của tâm: cuối cùng thì chúng ta luôn chỉ nhìn thẳng vào tâm mình, và ghi nhớ dòng suy tư của chính mình lên các đối tượng quan sát và chú ý. Như thế, cả quan điểm toàn diện về các hệ thống như một tổng thể phức tạp, và sự nhận thứ về tâm như được tìm thấy trong truyền thống đại thủ ấn đều phát sinh từ một đặt điểm tiến hóa trong nhận thức của nhân loại: khả năng quan sát thực tế trong sự phức tạp của nó bằng cách sử dụng toàn bộ khối óc và trái tim.

 

Điều này bổ sung thêm một cấp độ cho sự kết hợp giữa hệ thống và đạo Phật: như nhận thức, kỹ năng nhận thức, và thậm chí có thể là khoa học thần kinh – có thể hưởng lợi từ di sản rộng lớn và tinh tế của các công cụ và kỹ thuật có thể bắt nguồn từ Phật giáo – có thể hưởng lợi từ cuộc đối thoại ngày càng tăng giữa Phật tử và các nhà lý thuyết hệ thống.

 

Phần kết luận, ở đây tôi muốn trình bày tập trung vào chức năng so với rối loạn chức năng trong các hệ thống. Trước đây, trong một bài viết đăng trên báo, tôi đã lưu ý rằng kỹ thuật hệ thống, giống như các thực hành đạo Phật, dựa vào việc tuân thủ các quy trình và nguyên tắc để đảm bảo tính toàn vẹn của hệ thống và cuối cùng là chức năng chính xác của hệ thống. *** Tôi cũng đã bắt đầu viết về sự sai lệch của hệ thống. ****

 

Một ví dụ trong Phật giáo về sự sai lệch có hệ thống, thực sự có thể được tìm thấy việc lạm dụng trong các tổ chức của các cơ sở tự viện, gần đây như trường hợp được báo cáo bởi tạp chí Buddhistdoor Global, cuối cùng trong đó tổ chức tâm linh không trở thành một nơi từ bi và lòng trắc ẩn mà là sự trừng phạt và lạm dụng. ****

 

Sai lệch hệ thống diễn ra khi các quy trình một tổ chức hoặc giao dịch nhất định mất kết nối với ý định (trách nhiệm) của chúng và trở nên méo mó, thường là để phục vụ một mục đích trái ngược (rối loạn chức năng). Điều này xảy ra rất nhiều. Một phần nó gây ra bởi khả năng sai lầm cố hữu của con người và các hệ thống xã hội. Khi phát triển các công nghệ mới, chúng ta phải ghi nhớ xu hướng sai lầm này của con người và thiết kế phù hợp: hệ thống của nó thiếu tuân thủ các nguyên tắc, có khả năng dẫn đến rối loạn chức năng hệ thống.

 

Trên góc độ lý thuyết và đạo đức, các hệ thống Phật pháp có thể hỗ trợ tính chính trực và tuân thủ các nguyên tắc. Từ góc độ thực dụng, các thông lệ tốt về công nghệ và kỹ thuật có thể hỗ trợ sự gắn kết của hệ thống. Thống nhất hai chủ đề này có khả năng tăng cường sức mạnh cho cả  hai.

 

* Đổi mới: Quản lý rủi ro chứ không phải tránh né nó (Văn phòng Khoa học Chính phủ Vương quốc Anh)

 

** Win, David Tin, “Lý thuyết hỗn loạn và Nghiệp (Khoa học phức hợp)”. Tạp chí ABAC Tập 28, Số 3 (Tháng 9–Tháng 12 năm 2008, trang 71–80)

 

*** Chánh Tinh Tấn trong Thiết Kế Hệ Thống (Buddhistdoor Global)

 

**** Di Maio, Paola, 2016. “Sự sai lệch hệ thống, hay còn gọi là: Cái ác trong cỗ máy” (Học viện)

 

***** Tiếng Chuông Báo Động Về Tình Trạng Lạm Dụng Trẻ Em Tại Các Chùa Phật Giáo Thái Lan (Buddhistdoor Global)

 

Tác giả Paola Di Maio

Việt dịch Thích Vân Phong

Nguồn 佛門網

 

 

 

 

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
24/07/2015(Xem: 15902)
Tập sách này không phải là một tiểu luận về tâm lý học nên không thể bao quát hết mọi vấn đề nhân sinh, mục đích của nó nói lên sự tương quan của Ý, Tình, Thân và tiến trình phiền não...
19/07/2015(Xem: 10496)
Khi còn trong phiền não trói buộc thì Chơn Như là Như Lai Tạng. Khi ra khỏi phiền não thì Chơn Như là Pháp Thân. Trong Phật Tánh Luận chữ Tạng có 3 nghĩa như sau: 1/- Chân Như lập ra 2 nghĩa: - Hòa Hiệp: sanh ra tất cả các Pháp “nhiễm”. (2)- Không Hòa Hiệp: Sanh ra tất cả Pháp “thanh tịnh”. Tất cả các Pháp Nhiễm và Thanh Tịnh đều thuộc Như Lai Tạng, tức là Thâu Nhiếp Chơn Như, gọi là Như Lai Tạng. Tức là Chân Như thâu nhiếp tất cả Pháp. Hay gọi Như Lai Tạng là tất cả Pháp cũng cùng ý nghĩa đó.
02/07/2015(Xem: 15187)
Duy Thức học là môn học khảo cứu quan sát Tâm, hay gọi là môn học tâm lý Phật Giáo; nhưng cũng còn gọi là Pháp Tướng Tông, tức nghiên cứu hiện tượng vạn pháp. Như vậy Duy Thức Học cũng có thể gọi là môn học nghiên cứu vừa chuyên về Tâm vừa chuyên về Pháp. Thuộc về tâm, thì môn này đã tường tận phân định từng tâm vương, tâm sở; thuộc về pháp, thì lý giải khảo sát từ pháp thô đến pháp tế, từ hữu vi cho đến vô vi. Một môn học bao gồm hết thảy vấn đề, từ vấn đề con người cho đến vạn vật; từ chủ thể nhận thức đến khách thể là thế gian và xuất thế gian - môn học như vậy nhất định là môn học khó nhất để có thể am tường, quán triệt! Hơn nữa thế gian xưa nay, con người đã không ngừng nghiên cứu khoa học vật chất, mà vẫn chưa có kết quả thỏa đáng, nghĩa là vẫn mãi bận bịu đi tìm, vẫn mãi phát minh bất tận thì đâu còn thời gian và tâm lực để có thể nghiên cứu về Tâm về Thức.
01/07/2015(Xem: 23841)
Trong sinh hoạt thường nhật ở Chùa ai ai cũng từng nghe qua câu “Ăn cơm Hương Tích, uống trà Tào Khê, ngồi thuyền Bát Nhã, ngắm trăng Lăng Già “, do đó mà nhiều người thắc mắc “Thuyền Bát Nhã” là loại thuyền như thế nào? Bài viết này sẽ giải đáp đôi điều về nghi vấn ấy. Nói theo Thập Nhị Bộ Kinh, Thuyền Bát Nhã là pháp dụ, tức lấy thí dụ trong thực tế đời thường để hiển bày pháp bí yếu của Phật. Thuyền là chỉ cho các loại thuyền, bè, ghe đi lại trên sông, trên biển. Còn Bát Nhã là trí tuệ, một loại trí tuệ thấu triệt cùng tận chân tướng của vạn pháp trên thế gian là không thật có, là huyền ảo không có thực thể, mà nói theo Đại Trí Độ Luận thì mọi thứ trên thế gian này như bóng trong gương, như trăng dưới nước, như mộng, như sóng nắng… để từ đó hành giả đi đến sự giác ngộ giải thoát vì giác ngộ được chân lý “Nhất thiết pháp vô ngã”. Do vậy, Thuyền Bát Nhã chính là con thuyền trí tuệ có thể chuyên chở chúng sanh vượt qua biển khổ sanh tử để đến bến bờ Niết bàn giải thoát an vui.
01/07/2015(Xem: 11033)
Có những tiếng những lời những âm thanh nghe hoài không chán, nghe mãi không quên, không nghe thì trông ngóng đợi chờ. Tiếng nói của người thương kẻ nhớ kẻ đợi người mong, âm thanh của những ngọt ngào êm dịu, lời ru miên man đưa ta về miền gợi nhớ, những yêu thương da diết chôn dấu trong từng góc khuất, những trăn trở buồn vui có dịp đi qua. Và còn nữa, những thứ mà lúc nào ta cũng trông mong, lời khen tán thưởng tiếng vỗ tay tung hô của thiên hạ.
24/06/2015(Xem: 30568)
Lời vàng của Thầy tôi, một Hướng dẫn vào các sự Chuẩn bị cho Tâm-yếu của Phạm Vi Bao La từ Đại Viên Mãn, trình bày các con đường của bốn trường phái chính của Phật Giáo Tây Tạng mà không có bất kỳ mâu thuẫn nào giữa chúng.
18/06/2015(Xem: 9603)
Bài Tâm Kinh Bát Nhã có tất cả 7 chữ 'Không" trong đó chữ "Không Tướng" đã được đề cập, ngay ở câu văn thứ ba: "Xá Lợi Tử! Thị chư pháp Không Tướng..."(Xá Lợi Tử ! Tướng Không của các pháp...). Nếu hiểu 'chư pháp' (các pháp) ở đây chính là các pháp đã vừa được nêu ra ở câu văn thứ nhì ("Xá Lợi Tử ! Sắc bất dị không, không bất dị sắc, sắc tức thị không, không tức thị sắc, thọ tưởng hành thức diệc phục như thị") thì các pháp này chính là Ngũ Uẩn pháp và chính câu văn kinh thứ nhì này đã khai thị về Không Tướng (và cả Không Thể) của Ngũ Uẩn.
15/06/2015(Xem: 23341)
Yếu chỉ tu tập & hành đạo. Tác giả Thích Thái Hòa
15/06/2015(Xem: 6413)
Các thuật ngữ Shanshin, Daishin, Kishin, Roshin, Tenzo... trên đây là tiếng Nhật gốc Hán ngữ và đã được giữ nguyên trong bản gốc tiếng Pháp. Chữ Tenzo (nơi tựa bài giảng của Đạo Nguyên) là danh hiệu dùng để gọi người đầu bếp trong một ngôi chùa. Nói chung chữ "Tâm" (Shin) là một thuật ngữ chủ yếu và vô cùng quan trọng đối với Thiền Học nói riêng và Phật Giáo Đại Thừa nói chung, đặc biệt là ở các nước Á Châu như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Việt Nam, thế nhưng lại là một thuật ngữ khá "mơ hồ" vì rất khó xác định.
11/06/2015(Xem: 11764)
Tám Bài Kệ Chuyển Hóa Tâm và Phát Khởi Bồ Đề Tâm. Đức Đạt Lai Lạt Ma 14 giảng. Thích Hạnh Tấn dịch
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]