Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

14. Bồ-tát Thường Bất Khinh

11/01/201115:34(Xem: 5762)
14. Bồ-tát Thường Bất Khinh

THC BIN
Hòa thượng Thích Thiện Siêu
Nhà Xuất Bản TP. HCM, 2003

BỒ-TÁT THƯỜNG BẤT KHINH

Trong kinh Diệu Pháp Liên Hoa, Phậtbảo Bồ-tát Đại Thế Chí rằng: "Các ông nên biết, những vị Tỷ-kheo, Tỷ-kheoni, Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di thọ trì kinh Pháp Hoa mà nếu ai dùng lời thô ác mắngnhiếc, sẽ bị trọng báo, trái lại, nếu nói lời hiền hòa, chơn thật, người trìkinh này được công đức lơn, sáu căn thanh tịnh".

Như xưa trong thời tượng pháp củađức Phật Oai Âm Vương, giữa hàng Tỷ-kheo tăng thượng mạn có vị Bồ-tát là ThườngBất Khinh. Vị Bồ-tát ấy, bất cứ lúc nào hễ thấy người nào dù xuất gia, tại gia,nam nữ... đều cung kính lễ bài khen ngợi rằng: "Tôi rất kính trọng cácngài, không dám khinh mạn, vì các ngài đều tu hành đạo Bồ-tát, sẽ đặng thànhPhật". Ngoài sự lễ bái tán thán ấy, vị Tỷ-kheo kia không hề đọc tụng kinhđiển gì, nhưng gặp ai cũng chỉ lễ bái, tán thán và nói: "Tôi không dámkhinh các người, các người sẽ được làm Phật". Đến nỗi có người vì tâm chưađặng thanh tịnh, nổi giận mắng nhiếc: "Ông mất trí Tỷ-kheo! Cớ sao đến đâytự nói tôi không dám khinh người và thọ ký ta sẽ thành Phật, đó chỉ là nói dối,ta không tin dùng làm chi". Có khi còn bị người ta lấy roi gậy, ngói đáđánh đập, ông trốn chạy qua một nơi xa mà còn lớn tiếng nói lại: "Tôikhông dám khinh các người, các người đều sẽ làm Phật". Như vậy trải quanhiều năm, dù bị khổ nhục cũng không sanh sân hận, nên các tăng Tỷ-kheo thượngmạn đều gọi vị Tỷ-kheo kia là Thường Bất Khinh. Vị Tỷ-kheo ấy khi mạng chungđược nghe giữa hư không, Phật Oai Âm Vương nói kinh Pháp Hoa, đủ các công đức,lục căn thanh tịnh, sau rộng nói kinh Pháp Hoa lại cho mọi người đều nghe nhưmình đã được nghe vậy.

"Tất cả đều có Phật tánh"."Hết thảy đều làm Phật-đà". Đó là lời dạy "vô tiền khoánhậu", chỉ có đạo Phật mới thừa nhận và thuyết minh cái giá trị vô thượngấy của muôn loài. Đó là một đặc điểm làm cho đạo Phật vượt hẳn lên trên tất cảcác tôn giáo học thuyết thế gian. Cho nên, người Phật tử chân chính là phảiluôn luôn cố gắng phát huy Phật tánh cao quý cho mình và chúng sinh, không xemthường, không khinh rẻ một chúng sinh nào, dù là hạng người mà xã hội cho làthấp kém, huống chi đến sự giết hại một cách vô ý thức, vì tư kỷ, vì vô minh.Vậy nên hết thảy hành động tự lợi, lợi tha của người Phật tử mà gọi rằng lợi,là phải hướng về mục đích "phát huy Phật tánh" ấy.

Phật tử gánh vác nhiệm vụ ấy và hànhđộng với tất cả cố gắng vì tự nhận là bổn phận thì dầu bị khổ nhục, dầu bị taihại gì, cũng bền chí vượt qua và coi đó là thành công, chứ không phải hy sinh.Ngài Bồ-tát Thường Bất Khinh là tượng trưng đầy đủ cho tinh thần Phật tử đóvậy.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
19/02/2013(Xem: 6310)
Một câu hỏi lớn nằm dưới kinh nghiệm của chúng ta, dù chúng ta nghĩ về nó một cách ý thức hay không: mục đích của cuộc sống là gì? Tôi đã cân nhắc câu hỏi này và muốn chia sẻ những suy nghĩ của mình với hy vọng rằng chúng có thể có lợi ích trực tiếp và thực tế đối với những ai suy nghĩ về chúng.
02/01/2013(Xem: 1090)
Giáo dục Phật giáo không dính dáng gì đến đức tin, cầu nguyện hay nghi lễ mang ý nghĩa tôn giáo. Nó cũng không phải là một hệ thống triết thuyết mang tính giáo điều, răn đe, mà là một con đường dẫn đến nếp sống an lạc, hạnh phúc, hoàn toàn giải thoát nhờ vào sự hoàn thiện đạo đức, tri thức và tâm linh.
16/11/2012(Xem: 5168)
Sau khi Thế Tôn nhập diệt, các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo-ni, nam cư sĩ, nữ cư sĩ sống cung kính tùy thuận bậc Ðạo Sư; sống cung kính tùy thuận pháp; sống cung kính tùy thuận chúng Tăng; sống cung kính tùy thuận học pháp; sống cung kính tùy thuận không phóng dật; sống cung kính tùy thuận tiếp đón. Ðây là nhân, đây là duyên, sau khi Như Lai nhập diệt, diệu pháp được tồn tại lâu dài
01/11/2012(Xem: 7166)
Nhằm để thực hành Đạo Phật, chúng ta trước nhất phải biết về tâm. Ngay cả nếu ta là một người không tín ngưỡng, ta có thể thử để cải thiện hay rèn luyện tâm, được cung cấp ta có kiến thức về nó. Bất cứ một con người bình thường nào, cho vấn đề ấy, có thể thực tập rèn luyện tâm và điều này cuối cùng sẽ chứng tỏ là rất hữu dụng.
03/10/2012(Xem: 5860)
Kết quả của bất cứ hành động nào đều tùy thuộc vào động cơ của đương sự. Cùng một hành động có thể đưa đến kết quả khác nhau, tùy theo đương sự có phiền não hay cảm xúc tích cực trong tâm. Thậm chí khi có cùng một cảm xúc chung chung, thí dụ như lòng bi mẫn thúc đẩy một hành động, các yếu tố tình cảm và tinh thần hỗ trợ cảm xúc ấy cũng tác động lên kết quả.
20/09/2012(Xem: 6193)
Chúng ta đang sống ở một thời đại đặc biệt. Phật pháp bây giờ đã được khắp thế giới biết đến. Phật pháp được thực hành ở những vùng đất mới, trong dân chúng với những truyền thống và mối quan tâm khác nhau. Phật pháp đang đóng góp vào một nền văn hóa mới toàn cầu. Điều này thật thú vị và phấn khích. Và là những Phật tử chúng ta có thể hân hoan khi thấy rằng năng lực chữa trị của lời dạy Đức Phật đang được người ta lắng nghe khắp nơi. Nhưng có một mặt khác của việc phát triển này. Việc truyền bá Phật pháp đến một nền văn hóa mới, đặc biệt khi nền văn hóa đó đang gia tăng ưu thế toàn cầu, tạo ra cho Phật giáo những nguy cơ. Tôi xin nói rõ nguy cơ này. Thế giới hiện đại đã phát triển mà không có sự hiểu biết về Pháp (Dharma). Những thực hành, giá trị và quan điểm hiện đại được đặt cơ sở nơi những khái niệm, sự nhận thức và niềm tin mà chúng thường trái ngược với lời dạy của Đức Phật. Đây là nơi nguy cơ tiềm tàng. Nếu những người phương Tây thích ứng với Phật giáo quá nhanh chóng, nhìn
25/08/2012(Xem: 3645)
Nhiều khổ đau của con người xuất phát từ những cảm xúc phiền não, như thù hận sinh khởi bạo động và hay tham dục tạo ra mê đắm. Một trong những trách nhiệm căn bản nhất của chúng ta khi quan tâm đến con người là để làm vơi bớt những cái giá phải trả của loài người về những cảm xúc vượt ngoài vòng kiểm soát. Tôi cảm thấy rằng cả Phật học và khoa học đều có nhiều đóng góp.
25/08/2012(Xem: 9101)
Đây là bài nói chuyện của Tỳ Kheo Bodhi trong chương trình Google Techtalks vào ngày 3 /11/2010. Trong phần mở đầu, Tỳ Kheo Bodhi nói rằng Ngài biết anh bạn Quản lý chương trình Techtalks là người thích hài hước, nên Ngài phải chọn một nhan đề mang tính hài hước cho bài nói chuyện này là:“ Cần Có Hai Người Để Nhảy Điệu Tango ”,( vì Ngài e ngại bài nói chuyện của Ngài sẽ tẻ nhạt đối với thính giả). Nhưng nếu nói một cách nghiêm túc, thì đề tài của buổi nói chuyện này sẽ là: “Tương Lai Nhân Loại và Tương Lai Phật Giáo ”.
02/08/2012(Xem: 16571)
Phước thiện thuộc về danh pháp (nāmadhamma) hay thuộc về thiện tâm, không phải vật chất, nên khó thấy, khó biết, chỉ có bậc có trí tuệ, có thần thông mới có thể biết người nào có phước thiện.
24/07/2012(Xem: 11481)
Trong khi Đức Đạt Lai Lạt Ma và tôi điểm qua nhiều chủ đề trong tiến trình thảo luận của chúng tôi, vẫn còn một vấn đề đơn độc được đan kết lại suốt tất cả những thảo luận của chúng tôi, câu hỏi của việc làm thế nào tìm thấy hạnh phúc trong thế giới phiền não của chúng ta. Vì vậy, trong việc nhìn vào những nhân tố đa dạng ngầm phá hạnh phúc nhân loại suốt chiều dài của lịch sử, những nhân tố đã tạo nên khổ đau và khốn cùng trong một mức độ rộng lớn, không nghi ngờ gì nữa, chính là bạo động ở trong những nhân tố chủ yếu.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]