Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hai Cánh Bay Giải Thoát

16/03/201706:42(Xem: 9115)
Hai Cánh Bay Giải Thoát


hoa_sen (42)

HAI CÁNH BAY GIẢI THOÁT

Đức Hạnh

 

 Trong nghi thức Cầu Siêu của Phật Giáo Việt Nam, ở phần Quy Y Linh, có ba lời pháp ngữ: “Hương linh quy y PHẬT, đấng PHƯỚC TRÍ VẸN TOÀN – Hương linh quy y PHÁP, đạo THOÁT LY THAM DỤC – Hương linh quy y TĂNG, bậc TU HÀNH CAO TỘT” (chơn tâm – vô ngã).

      Ba lời pháp ngữ trên chính là ba điều kiện, ba phương tiện siêu xuất, có năng lực đưa hương linh (thân trung ấm) được siêu lên các cõi thiện tùy theo mức độ thiện nghiệp nhiều, ít của hương linh vốn được có khi làm người, chết mang theo. Do đã quy Phật, không bị đọa vào địa ngục. Hương linh quy Pháp không đọa ngạ quỷ. Hương linh quy Tăng không đọa bàng sanh (đường ác :địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh) .

      Ba lời pháp ngữ trên cũng là lời kêu gọi hương linh đã quy y hay chưa quy y Tam Bảo lúc còn sống thì hãy phát nguyện quay về Tam Bảo ngay giờ phút hiện tại cầu siêu ấy, nghe Kinh và khởi tâm lễ bái. Nhờ thần lực và hào quang chư Phật, Bồ Tát soi sáng, che chở cho khỏi bị lạc vào sức níu kéo của ba đường ác.

      Ba lời pháp ngữ trên, cũng chính là lời nhắc nhở người còn sống, là thân bằng quyến thuộc, họ hàng nội ngọai, thân hữu của người chết đến dự lễ cầu siêu, nên hiểu ý nghĩa của chữ Siêu là cái tâm thật nhẹ nhàng, bay bổng lên cao như chiếc bong bóng có chứa chất khinh khí; tức là cái tâm trống rỗng, không còn tham, sân, si, chấp ngã, hết những tính tham lam danh lợi, phiền não ..., là chất SIÊU chứ không phải, hễ có cầu siêu là được siêu. Cho nên lễ cầu siêu được xây dựng trên ba lãnh vực: Hộ niệm lần cuối cho vong linh mở tâm tin Tam Bảo. Hai là, sự đền ân, đáp nghĩa của người sống đối với người chết. Ba là, nhắn nhủ người sống hãy nhớ lại lời Phật nói: SANH , GIÀ , BỊNH, CHẾT là khổ.

      Muốn thoát khỏi cái KHỔ Ở CÕI CHẾT, phải có chất SIÊU trong tâm lúc còn sống. Chính đó là tích lũy nghiệp thiện nhỏ hay lớn đang có trong bản thân ngũ uẩn tứ đại máu thịt, giống như hạt ngọc MANI, Kim cương bị gói trong miếng vải dơ. Bỏ miếng vải dơ đi, còn lại hạt ngọc MANI, Kim cương, tức là cái chơn tâm vô ngã, trong sáng... Tâm trong sáng vốn có ấy, cũng chính là cái CẬN TỬ NGHIỆP tốt nhất trong giờ phút lâm chung của người Phật tử biết tu tập Phật pháp về PHƯỚC và TRÍ. Hai phương tiện này có cùng độ SIÊU vẹn toàn cân bằng ngang nhau, dù nhỏ như hai cánh của những con phù du, chim sâu, chuồn chuồn... hay to lớn như hai cánh chim đại bàng, chim hạc, diều hâu, máy bay phản lực Boeing 787, hai chân con người, v.v... Tất cả phải được khỏe và mạnh ngang nhau, mới có thể bay cao, bay xa, chạy nhảy, đi đứng vững vàng. Nếu một trong hai cánh, chân trái, phải bị yếu, đau, tàn tật, thì nhất định không thể bay, không thể đi thẳng, bị đi xiêng, đi xẹo, đi cà lếch. Với con người, nếu có chân giả hay nạng. Nhưng sự đi đứng khập khễnh, không chính xác.

      Cũng như vậy, con đường giải thoát của người Phật tử được có, là phải hội đủ hai phương tiện PHƯỚC và TRÍ, dù cấp độ thấp để vãng sanh hạ phẩm hạ sanh, cũng phải vẹn toàn hai cánh bay ngang nhau. Ngược lại, không vẹn toàn, khó có thể được siêu! Giống như người bị mất một chân, có bao giờ leo được lên cây hay chạy nhảy!

      Qua đoạn luận trên, cho ta thấy hai cánh bay PHƯỚC TRÍ là điều kiện tiên quyết, rất quan trọng đối với những ai đi tìm cầu cho mình con đường giải thoát trong đạo Phật bằng phương tiện Phật pháp, cần phải tự kiến tạo qua quá trình học và tu tập Phật Pháp về PHƯỚC và TRÍ một cách song hành, không thể bị khuyết một trong hai. Nếu bị khuyết một trong hai, tức thì những tính nhân ngã, ngã sở, ngã kiến, v.v... trỗi dậy. Điều đó được thấy ở một số người giàu có thích làm việc phước thiện, Phật sự, bố thí, cúng dường, không thích tu tập Phật Pháp. Hay là những người khoa bảng, được gọi là trí thức thế gian, chỉ thích làm những công việc văn hóa Phật giáo, chứ không thích tu tập Phật Pháp. Cả hai công việc ấy được gọi là phước thiện. Dĩ nhiên, sẽ được có quả phước báo, do hành thiện bằng cái tâm khởi lên nhiều ý niệm về ngã, do đó không gọi là phước đức, công đức. Khi nào được gọi là công đức, là do có tâm vô ngã trong lúc hành động từ thiện, bố thí, cúng dường, phụng sự Đạo pháp trong mọi lãnh vực. Thì phước đó, là phước vô lậu, tức là vượt thoát mọi ý niệm về ngã, gọi là bố thí Ba la mật (qua bờ giác). Đúng như lời Phật đã dạy cho bốn chúng đệ tử của Phật: “Làm công việc từ thiện dù nhỏ hay lớn, đều phải được xây dựng trên tinh thần vô ngã.” Điều này được chứng minh qua câu truyện vua Lương Võ Đế đến thăm  Bồ Đề Đạt Ma. Sau lời thăm viếng và đãnh lễ, Vua Lương Võ Đế trình bày về quá trình phụng sự đạo pháp, nào là;  xây chùa, đúc tượng, in kinh sách, cúng dường vật chất để độ cho Tăng chúng tại các chùa cho Ngài Bồ Đề Đạt Ma được biết.

     Nghe xong lời nhà vua, Bồ Đề  Đạt Ma im lặng trong giây lát. Đoạn, nhìn  vua Lương Võ Đế bằng đôi mắt tròn xoe, rồi ra lời một cách dõng dạc : “KHÔNG CÓ CÔNG ĐỨC GÌ HẾT”. Sở dĩ  Đức Bồ Đề Đạt Ma nói lời phủ nhận công việc phụng sự đạo pháp của vua Lương Võ Đế,  không có công đức như vậy, là vì Ngài đã nhìn thấy rõ tâm vua Lương Võ Đế cầu danh, cầu phước báo hữu lậu, chứ không cầu con đường giải thoát bằng công đức vô lậu.

      Với người Phật tử Việt Nam, ắt hẳn ai cũng biết trong Đạo Phật có con đường giải thoát là cái tâm vô ngã đúng như lời Phật đã nói lời khẳng định rõ ràng như trên.

      Giáo pháp để cho người Phật tử khắp nơi trên thế giới tu tập kiến tạo hai cánh bay PHƯỚC và  TRÍ vượt thoát sinh tử, được Đức Phật thuyết giáo qua 5 thời suốt 45 năm, cách nay 26 thế kỷ. Tất cả đều chứa đựng nguyên lý giải thoát trong nhiều thứ Kinh của Phật. Kinh nào cũng khế lý, cũng phù hợp với căn cơ chúng sanh (bốn chúng đệ tử Phật) trên bước đường tu tập để phá trừ bản ngã thành VÔ NGÃ, là nền tảng kiến tạo hai cánh tay PHƯỚC và TRÍ.

      Nói khác hơn, toàn bộ Kinh điển mà Phật đã  thuyết cho những hành giả đi tìm con đường giải thoát ở năm Thừa: Nhân – Thiên – Thanh Văn – Duyên Giác – Bồ Tát và Nhứt Thừa (Phật Thừa) trong 5 thời, suốt 45 năm. Thừa nào (cỗ xe) Phật cũng đề cập đến lý giải thoát trong đó và hướng dẫn phương pháp tu tập để phá trừ mọi ý niệm về Ngã thành Vô ngã, là chất liệu kiến tạo hai cánh bay PHƯỚC và TRÍ không gì khác hơn, vì đó là phạm trù tư tưởng Phật giáo. Cho nên tất cả hành giả đi tìm con đường giải thoát trong đạo Phật, từ Nhân thừa trở lên đến Phật Thừa, ai cũng phải có hai cánh bay PHƯỚC TRÍ từ thấp đến cao, chứ đừng nghĩ rằng chỉ có các hành giả Bồ Tát thừa mới có thể tiến tới Phật thừa thành Phật. Muốn có Phước Trí Phật Thừa, hành giả phải kiến tạo Phước Trí của Nhân Thừa, Thiên Thừa... làm nền tảng, như đến cái đích của con đường dài trăm cây số, phải có bước khởi hành đầu tiên.

      Bước đầu tiên được xuất phát từ cái tâm mong muốn, có tính cách quyết liệt không chùng bước, dù là cái bước bằng đôi chân trên đường đất đá, nhựa (road – vật thể) để tiến tới mục tiêu nhắm đến ở cuối đường thiên lý, hay là bằng cái tâm sở nguyện trên đường (path – tinh thần) cứu khổ chúng sanh ngay thực tại hoặc nghe thấy ở đâu đó. Cả hai, đều được xuất phát từ cái tâm không do dự, quyết chí tiến đến, là sức mạnh làm nhân, để sau đó được kết quả đến đích, cứu khổ hiện thực.

      Hai cái quả đến đích và cứu khổ đều được thấy. Cái quả đến đích ở cuối đường thiên lý dễ thấy hơn, vì một khi đã đi là có đến.

      Còn cái quả cứu khổ chúng sanh được cả hai. Chúng sanh được an vui, hạnh phúc do được thoát khỏi cảnh khổ và người hành động cứu khổ thì được phước theo quy luật nhân quả.

      Phước, dù là vô tướng, nhưng vẫn được thấy rõ sau khi hành động thiện pháp. Điều đó được chứng minh rõ nét qua câu chuyện cứu khổ chúng sanh đầu tiên của tiền thân Đức Thích Ca Mâu Ni khi làm người trong vô lượng kiếp bị đọa vào địa ngục.

      Câu chuyện kể rằng: Tại địa ngục, Ngài và những người cùng khổ bị con quỷ cai ngục bắt vác những thùng phân hôi thối quá nặng đi đổ ở một nơi xa. Ngài vác xong, khi quay lui, Ngài nhìn thấy một người bạn mình đang hì hục đưa thùng phân lên vai hai, ba lần mà không được, vì quá gầy ốm, nên bị con quỷ cai ngục dùng cây gậy chĩa ba đánh đập thật tàn nhẫn.

      Trước cảnh tượng thân hình tiều tụy, gầy ốm của bạn mình bị con quỷ đánh ngã gục trên  đất. Ngài không cầm lòng được, tâm từ bi thương xót liền trỗi dậy, là năng lực bất chấp bạo lực của con quỷ, Ngài liền xông tới, dù cho bị con quỷ lớn tiếng nộ nạt, đưa gậy ngăn cản, nhưng ngài vẫn quyết liệt kê vai xuống vác giùm thùng phân nặng cho bạn mình, đem đến vị trí đổ phân.

      Sau những giờ phút hành thiện cứu khổ bạn mình bằng những hành động xông pha vác thùng phân, Ngài liền được thoát ra khỏi địa ngục, tái sanh lên cõi Người. Từ đó trong vô lượng kiếp làm người, dù ở giai cấp dân giả, thương gia, quý tộc, hoặc ở ngôi vị thái tử, Ngài luôn luôn có tâm từ bi biết thương yêu mọi người, từ trong quyến thuộc, ra ngoài xã hội thật bình đẳng, sẵn sàng hành động cứu khổ, giúp đỡ một cách tích cực, dù cho bị khổ lụy bản thân hay hy sinh tánh mạng, không từ nan vì xét thấy điều đó có lợi ích cho người và không quên tránh những điều ác không làm, vì xét thấy sẽ gây tác hại khổ đau cho chúng sinh, là con đường đọa lạc vào ba đường ác. Đây thuộc về trí tuệ do có nhận thức.

 

NHỮNG CÂU CHUYỆN TIỀN THÂN KHI LÀM NGƯỜI

1. Câu chuyện Thiện Hữu – Ác Hữu

       Ngài là Thiện Hữu, Ác Hữu là người anh cùng cha khác mẹ. Hai anh em cùng đi buôn các thứ ngọc trên biển. Thiện Hữu được nhiều đá quý hơn Ác Hữu. Do vậy trên đường về, qua đêm nghỉ lại ở một nơi, Ác Hữu đã gây thương tích trên đôi mắt Thiện Hữu đến nỗi bị mù, rồi tóm thâu hết ngọc báu của Thiện Hữu làm của riêng cho mình, bôn ba về nhà, bỏ Thiện Hữu ở lại, ra sao đó thì ra. Về đến nhà, Ác Hữu nói với mẹ rằng: em Thiện Hữu đã bị quân cướp giết chết và lấy hết của báu ...

2. Câu chuyện Cặp Mắt Thái Tử Câu Na La

      Câu chuyện kể rằng, thái tử Câu Na La bị bà mẹ kế (dì ghẻ) âm mưu sát hại để cho người con chính thức của bà được lên ngôi vua. Do vậy bà mới giả vờ bịnh nặng không có thuốc gì chữa được. Chỉ có một thứ thuốc chữa được,đó là đôi mắt của thái tử Câu Na La. Khi vua cha được nghe các ngự y trình bày như vậy, bèn truyền lệnh móc mắt thái tử để làm thuốc chữa bệnh cho hoàng hậu …

3. Câu chuyện Thái Tử Tu Đại Noa

      Câu chuyện kể rằng, một hôm Thái tử dẫn vợ và hai đứa con một trai, một gái đi dạo chơi tại một ngọn đồi đầy cây xanh, hoa cỏ thật đẹp gần một xóm dân nghèo. Đang ngoạn cảnh, thì có một ông lão nghèo khổ xuất hiện. Ông lão chắp tay vái chào thái tử, than rằng; thân già, nghèo khổ, không ai chăm sóc, thật neo đơn, buồn lắm. Vậy kính xin thái tử bố thí cho bà vợ để được an vui tuổi già. Thế là thái tử nói lời pháp bố thí thân mạng, là một phước báu lớn cho bà vợ nghe. Sau khi nghe rồi, bà vợ từ giã thái tử và hai con của mình, theo ông già xuống đồi và vào nhà ổng ở xóm nghèo, dù cho hai con khóc kể, bà mẹ vẫn đi...

      Sau khi bà vợ đi theo ông già, thì lại có  một bà lão từ trong xóm đi lên. Rồi cũng chắp tay trước thái tử, nói lời than rằng, tuổi già thật cô đơn, buồn lắm, không có con cháu làm vui. Vậy kính xin thái tử bố thí cho hai đứa con để nuôi làm con trong nhà cho vui cuộc đời ở tuổi già.

      Thái Tử liền đồng ý cho hai con cho bà lão. Nghe vậy hai đứa trẻ liền la khóc. Nhưng sau khi nghe lời người cha giảng giải về pháp bố thí, giúp người già cả sẽ được nhiều phước báu lớn ở kiếp sau, cho nên hai đứa trẻ liền vui vẻ, bằng lòng đi theo bà già về nhà bà ở dưới xóm nghèo…

   Trong sách truyện tiền thân của PHẬT, ngoài làm người, còn có những câu chuyện làm thân các loài vật: voi, nai, thỏ, sư tử v.v..., như chuyện con sư tử trọng pháp. Tức là nhìn thấy tên thợ săn khoác áo cà sa, nên sư tử quỳ lạy, liền bị tên thợ săn dương cung bắn chết, đem bộ lông dâng lên cho nhà vua để lấy nghìn lượng vàng. Hoặc câu con thỏ rừng dâng thịt cho vị thiền sư. Truyện kể rằng, vào mùa đông giá lạnh, vị thiền sư không đi khất thực cả tuần lễ. Một chiều nọ, vị thiền sư đốt lửa ngồi sưởi ấm, thì con thỏ liền nhảy vào ngọn lửa, bị chết thui. Việc này khiến cho vị  thiền sư cảm thương, nhưng đã hiểu được ý của con thỏ hy sinh thân mạng để dâng thịt làm thức ăn cho mình. Vị thiền sư chắp tay tụng lời Kinh hồi hướng công đức cho thỏ, sau đó mới ăn.

   Nhiều câu chuyện tiền thân của PHẬT làm thân chúng sinh ở cõi người hay loài vật, cõi nào Đức Phật cũng hành động các thiện pháp để bố thí, cứu khổ đem an vui, hạnh phúc, ấm no đến cho chúng sinh; vì chúng sinh trước đã, còn bản thân mình ra sao đó thì ra, khổ sở, tàn tật, mất mạng ... vẫn nhận chịu, không than thở. Điều đó, Đức Phật đã thấy rõ như ban ngày qua từng kiếp một ở vô lượng quá khứ sau giờ phút đại giác ngộ dưới cội Bồ Đề thành Phật.

      Trong tâm đại toàn giác đó, Đức Phật có  ba đại trí sáng suốt thật cao vời hơn tất cả các vị TRỜI, đó là: Thiên Nhãn Minh – Túc Mạng Minh – Lậu Tận Minh.

    Túc Mạng Minh: Trí sáng thấy biết thấu suốt tướng trạng của mình và tất cả chúng sanh từ một đời cho đến hàng trăm, nghìn, vạn đời ở thời quá khứ.

    Thiên Nhãn Minh: Trí sáng thấy biết thấu suốt các tướng trạng sinh tử của tất cả chúng sanh chết nơi này chuyển sinh nơi kia, chết nơi kia chuyển sinh nơi này; hoặc do nhân duyên xấu ác mà tạo nghiệp xấu ác, sau khi chết phải sinh vào các cảnh giới đau khổ; hoặc do nhân duyên thiện lành mà tạo nghiệp thiện lành, sau khi chết được sinh vào các cõi an vui, v.v...

    Lậu Tận Minh: Trí sáng suốt thấy biết rõ ràng mình đã chân thật chứng ngộ chân lí, đã giải thoát hoàn toàn cái tâm lậu hoặc, đã diệt trừ tận gốc rễ tất cả phiền não vô minh.

    Do qua quá trình kinh nghiệm thực chứng trên vận hành cứu khổ chúng sinh trong vô lượng kiếp như đã nói ở Ba Minh rất là gian nan khổ ải, nếu không có tâm tinh tấn, nhẫn nhục, khó mà thành Phật. Cho nên Đức Phật đã dư biết chúng sinh trong bốn chúng đệ tử Phật ở thời đại hậu lai gần ba nghìn năm sau, khó mà tạo ra PHƯỚC TRÍ để giải thoát, vì do có quá nhiều vô minh, phiền não, lậu hoặc, là tấm chắn ngăn che Phật tánh (tánh sáng vốn có). Vì thế Đức Phật đã mở rộng tình thương lớn ở từng bước hướng dẫn sẵn những phương cách thực tập Pháp và giới pháp để tạo PHƯỚC TRÍ cho những ai, thật sự có tâm mong muốn đi tìm cầu cho mình con đường giải thoát trong Đạo Phật, được đi cùng với lòng phát nguyện Quy Y Tam Bảo và lãnh thọ năm giới được xác định muốn giải thoát ở bước đầu tiên, sau đó bước giữa và bước cuối cùng PHƯỚC TRÍ vẹn toàn.

      Ba bước nói trên, chính là ba thời kỳ đầu tiên, giữa và cuối. Ba thời kỳ ở đây là ba giai đoạn học và thực tập Pháp và giới pháp từ sơ đẳng, trung đẳng và cao đẳng. Riêng sơ đẳng, bước đầu tiên mới nhập Đạo Phật, vấn đề học Phật và giới pháp đối với các hành giả sơ đẳng được hạn định rõ ràng. Còn ở hai giai đoạn trung và cao đẳng, học Phật và giới pháp không hạn định khi nào, do mức độ kiến Đạo và lòng phát nguyện của hành giả muốn tiến bước lên Phước Trí cao hơn mà có Phật pháp và giới pháp trung đẳng và cao đẳng. Với Chư Tăng Ni Sinh, được các bậc bổn sư của họ xem xét tuổi tác, đạo hạnh, khả năng học vấn Phật pháp của các đệ tử mình mà đưa đến các Giới Đàn để thọ các giới pháp như: 10 giới pháp Luật Nghi, 10 giới pháp Thiện hay Bồ Tát giới và cho học những giáo pháp cao hơn.

      Còn những nam, nữ Phật tử tại gia, tự mình xem xét tâm ý muốn tiến tu lên Phước Trí cao hơn, thì tự nguyện đến các Giới Đàn để xin đăng ký thọ giới pháp cao hơn là 10 giới pháp Thiện và Bồ Tát giới tại gia và học Phật pháp cao hơn ở đâu đó.

      Ba thời kỳ tiến tu của các hàng Phật tử nói chung; từ thời một, hai và ba, thời kỳ nào, cũng có học và thực hành pháp và giới pháp một cách song hành để được Phước và Trí, gọi là Phước Huệ song tu.

      Thời kỳ đầu tiên hay bước đầu tiên của các hành giả quay về đạo Phật, để tìm cầu con đường giải thoát, được Đức Phật cho hành lễ Quy Y Tam Bảo. Sau đó được Đức Phật truyền dạy cho Năm Giới Pháp và giáo pháp, BỐN CÁCH THU PHỤC (Tứ Nhiếp Pháp), đó là Bố Thí, Ái Ngữ, Lợi Hành và Đồng Sự.

      Hai thứ pháp: Bốn Cách Thu Phục và 5 giới pháp là nền tảng cơ bản. Cơ bản, được cắt nghĩa là bước đầu ở mọi việc của nhân loại ngoài xã hội và kể cả trong Đạo Phật, việc gì cũng phải được chắc chắn ở khởi điểm. Bằng không sẽ bị hỏng.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/02/2017(Xem: 5412)
Một số tư tưởng Phật học sau đây cùng nói lên nghĩa của Ý Giáo : Ý tưởng mong muốn đem giáo Pháp giải thoát của Phật ra, giảng dạy cho mọi người được biết mà tu tập. Tâm thông đạt mọi khế lý, giáo nghĩa Phật pháp. Tự mình làm thầy lấy mình để sửa tâm. Tự mình thắp đuốc lên mà đi. Hành giả vào đạo Phật để tìm con đường giải thoát
22/12/2016(Xem: 28785)
Tất cả chúng ta đều biết rằng lời Phật dạy trong 45 năm, sau khi Ngài đắc đạo dưới cội cây Bồ Đề tại Gaya ở Ấn Độ, đã để lại cho chúng ta một gia tài tâm linh đồ sộ qua khẩu truyền cũng như bằng văn tự. Kể từ đó đến nay, con Người vĩ đại ấy và giáo lý thậm thâm vi diệu của Ngài đã vượt ra khỏi không gian của xứ Ấn và thời gian trải dài suốt 26 thế kỷ từ Á sang Âu, từ Âu sang Mỹ, từ Mỹ sang Úc, Phi Châu v.v… Như vậy đủ để cho chúng ta thấy rằng giáo lý ấy đã khế hợp với căn cơ của mọi người, dầu tu theo truyền thống Nam truyền hay Bắc truyền và ngay cả Kim Cang Thừa đi nữa cũng là những cổ xe đang chuyên chở mọi người đi đến con đường giải thoát của sanh tử luân hồi.
13/11/2016(Xem: 9931)
Khi bàn về Phật giáo, học giả Lương Khải Siêu đã nói: “Phật giáo là trí tín, không phải mê tín, là kiêm thiện chứ không phải độc thiện, là nhập thế chứ không phải yếm thế”. Lương Khải Siêu tiên sinh bác cổ thông kim, học thông cả cổ Trung và Tây phương, giữ một địa vị khả kính trong giới học giả. Lời nói của ông phải có căn cứ trên phương diện học lý. Thế thì căn cứ ấy là gì? Lẽ dĩ nhiên là ở trong Tam tạng giáo điển của đạo Phật. Vì mục đích của Phật Pháp là mong con người chuyển mê thành ngộ, chuyển ngu thành trí, và chuyển phàm thành Thánh chứ không gì khác.
27/08/2016(Xem: 7331)
Thức A-lại-da không phải là linh hồn. Đạo Phật bác bỏ không có linh hồn tồn tại trong một bản thể muôn loài hữu tình chúng sanh. Thức A-lại-da, là cái biết linh diệu của muôn loài, trong đó có loài người là tối thượng hơn tất cả. Cho nên Thức A-lại-da là con người thật của con người, chứ thể xác không phải là con người thật vì sau khi xác thân con người nói riêng, muôn loài chúng sanh nói chung bị chết đi, xác thịt sẽ bị bỏ lại, rồi từ từ tan rã thành đất, cát, tro, bụi bay tứ tung trong không gian, không thể mang theo qua bên kia cõi chết. Duy chỉ còn lại một mình thức A- lại-da ra đi và tồn tại trong một bản thể nào đó bên kia cõi chết.
27/08/2016(Xem: 5328)
Định nghĩa. Thực tại, nghĩa là nơi chốn, chỗ, vị trí, cũng có tên không gian. Không gian, nói một cách tổng thể, là bề mặt của vũ trụ từ bao la, rộng lớn, cho đến hạn hẹp đối với mỗi con người chúng ta đang có mặt ở một nơi nào đó, như tại : bãi biển, bờ đê, quán cà phê, phòng ngủ, phòng ăn, sân chùa, chánh điện, trong chợ, trên đoạn đường xa lộ, bãi đậu xe (parking), v.v…Trên mặt của toàn thể vũ trụ đều có vô số vạn hữu (cỏ, cây, muôn thú), và con người, gọi chung chư pháp. Kinh văn Phật nói: “Thật tướng của vạn hữu (chư pháp) là vô ngã “. Q
30/04/2016(Xem: 17459)
Pháp Thân tiếng Sanscrit là Dharmakaya, tiếng Nhật là Hosshimbutsu, tiếng Pháp là Corps d’essence. Đó là nói về Chơn Thân, Đạo Thể, thể của Pháp Tánh. Pháp Thân của Phật có 4 Đức: Thường, Lạc, Ngã, Tịnh (4 Đức Ba La Mật). Nó không mắc vào tứ khổ (Sanh, Lão, Bệnh, Tử). Nó không lớn, không nhỏ, không trắng, không đen, không có Đạo, không vô Đạo, nó tự nhiên trường tồn, không thay đổi. Dầu Phật có ra đời hay không thì nó cũng như vậy mãi.
24/04/2016(Xem: 35575)
Qua mạng Amazon.com, tôi đặt mua cuốn sách tiếng Anh “In The Buddha’s Words” của Bhikkhu Bodhi ngay sau khi xuất bản năm 2005. Đọc sơ qua phần đầu rồi để đó. Mỗi lần đi đâu, tôi mang theo để đọc từ từ vài trang, trong lúc chờ đợi, trước khi đi ngủ. Cứ thế dần dần qua năm tháng. Rồi cũng không thẩm thấu được bao nhiêu.
26/01/2016(Xem: 13920)
Niết Bàn, tiếng Sanscrit là Nirvãna, phiên âm thành Niết-bàn-na. Cũng gọi là Nê-hoàn, Nê-bạn. Đó là cảnh trí của nhà tu hành dứt sạch các phiền não và tự biết rằng mình chẳng còn luyến ái. Niết (Nir): là ra khỏi, thoát ra, giải thoát. Bàn hay Bàn-na (vana): Rừng. Tức là ra khỏi cảnh rừng mê tối, rừng phiền não.
15/01/2016(Xem: 9778)
Dưới đây là phần chuyển ngữ của một bài viết trong quyển "Người phụ nữ" ("Les Femmes", nhiều tác giả, nhà xuất bản de l'Atelier, 2002), thuộc một bộ sách với chuyên đề "Các tôn giáo nghĩ gì?" (Ce qu'en pensent les religions). Tác giả bài viết này là Dominique Trotignon, nguyên tổng giám đốc Viện Nghiên Cứu Phật Học (IEB/Institut d' Etude Bouddhique) của Pháp, tu tập theo Phật giáo Theravada.
04/09/2015(Xem: 12133)
Pháp Tánh hay Pháp Tính có rất nhiều tên ví dụ như Thật Tướng Chân Như, Pháp Giới Tính, … Xin ghi ra đây trích đoạn bằng tiếng Anh để dễ so sánh, tìm ra ý nghĩa của nó. Pháp Tánh:
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]