Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thực Tại Chân Như

27/08/201606:28(Xem: 5272)
Thực Tại Chân Như
 Buddha_4
PHÁP THOẠI
THỰC TẠI LÀ CHÂN NHƯ
ĐỨC HẠNH LÊ  BẢO  KỲ



Giảng luận từng phần.

Định nghĩa.

Thực tại, nghĩa là nơi chốn, chỗ, vị trí, cũng có tên không gian. Không gian, nói một cách tổng thể, là bề mặt của vũ trụ từ bao la, rộng lớn, cho đến hạn hẹp đối với mỗi con người chúng ta đang có mặt ở một nơi nào đó, như tại : bãi biển, bờ đê, quán cà phê, phòng ngủ, phòng ăn, sân chùa, chánh điện, trong chợ, trên đoạn đường xa lộ, bãi đậu xe (parking), v.v…Trên mặt của toàn thể vũ trụ đều có vô số vạn hữu (cỏ, cây, muôn thú), và con người, gọi chung chư pháp. Kinh văn Phật nói: “Thật tướng của vạn hữu (chư pháp) là vô ngã “. Qua đây, cho ta có một nhận thức đích thực rằng; thật tướng của vạn hữu, chư pháp chính là “Thực tại  siêu việt” muôn đời từ lúc quả đất này được thành hình, có tên cõi Ta bà, quốc độ của loài người, là nền tảng, là nhân duyên tạo nên vạn hữu: biển cả, cỏ, cây, sông, núi, muôn loài vật mang hình tướng dị biệt và các chủng tộc con người, cho nên mới gọi Thực tại siêu việt. Siêu việt, ở cái chỗ, là không do một đấng Thượng đế siêu nhiên, tạo hóa nào sanh ra vạn hữu và con người. Tất cả đều do vô số nhân duyên giả hợp kết tụ, tạo nên một cách rất trật tự. Sau đó, tất cả bản thể muôn loài dần dần bị hủy diệt và tan tan rã, do các duyên hết lý do tồn tại, chứ không do một thượng đế, chúa tể nào có thể trừng phạt, hủy diệt. Thật là đúng theo quy luật Duyên Sinh- Duyên Diệt, có hợp có tan. Siêu việt là chỗ đó. Chân Như được thấy ngay Thực tại là chỗ đó. Với loài người, một loài có giác linh (cái biết tối thượng), do quả báo nghiệp của quá khứ hòa hợp cới các nhân duyên, cho nên bản thể loài người siêu việt hơn hết trong tất cả muôn loài vật (hữu tình chúng sanh).

   Với hàng Phật tử Việt Nam chúng ta nói riêng đang sống trên đời này, ai cũng phải đã hơn một lần có mặt (hiện hữu) ở những nơi nào đó (Không gian thực tại) vào ban ngày, hoặc đêm (chưa ngủ), để hành hoạt vô số việc lợi ích về mặt vật chất, tinh thần cho Đạo pháp và đời sống của cá nhân và gia đình mình luôn được tồn tại, ắt phải tiếp cận mọi thứ vạn hữu và các giới con người ngay trong thực tại. Thì ắt hẳn, đã nhìn thấy vô số hình tướng dị biệt đó trên không trung, dưới đất, chung quanh, trước mặt.

   Nói về vị trí, nơi chốn thực tại của mỗi người chúng ta hiện hữu  phải tiếp cận, thì rất nhiều, tùy theo hoàn cảnh, môi trường mà có. Ví dụ như những nơi có mặt: Ngồi uống cà phê ở các quán, ngồi ở thềm nhà nhìn mưa rơi ngoài sân, đứng chờ xét vé lên tàu, đứng ở sân ga chờ đón thân nhân về, ngồi ăn ở quán cơm tại con hẽm nhỏ Eden Sài Gòn, ngồi nghe Tăng giảng pháp tại chánh điện, ngồi gõ mõ cho đại chúng tụng kinh, trao quà tình thương cho những người già neo đơn, ngồi ở bờ biển nhìn sóng vỗ, cắt cỏ trong vườn, quét sân chùa, đang chiên đậu hủ tại bếp, đang lái xe trên Free way, ngồi thuyền trên sông, mua hàng tại chợ, đứng tham dự đại lễ Phật Đản tại bãi cỏ xanh, v.v…Những ví dụ trên được biểu thị cho nghĩa của thực tại. Tức là tất cả hành động của người, và những cảnh vật được xảy ra ngay hiện tại chung quanh ta lúc đó, ra sao, như thế nào: buồn, Vui, hung dữ, hiền hòa, êm đềm, cay cú, thái độ đố kị, lịch sự, hòa ái…của tha nhân xã hội, bạn Chùa và của thiên nhiên như : tiếng  suối chảy rào rào,  hoa đang nở, thuyền chao trên mặt nước, sóng vỗ rì  rào, tiếng chim hót, những ngọn cỏ lắc lư trước gió, v.v… Chính những hiện tượng trên có liên đới đối với mỗi con người chúng ta, đều là lý chân thật cả hai mặt : Thiện và Ác, Ân tình, Phản bội, nên chi được gọi là Chân như, tức là rõ ràng; ác ra ác, thiện ra thiện, hiền hòa ra hiền hòa, không thể lẫn lộn. Đừng nghĩ rằng thiện là chân như, còn ác không chân như ! Cái gì đúng theo quy luật, gọi là Chân như. Với con người, có hành động thiện, ác do bởi bản tính của họ vốn là như vậy. Với thiên nhiên, là do những duyên thiên nhiên tạo nên như vậy. Chẳng hạn không khí chuyển động nhẹ tạo ra gió, mạnh hơn thành bão. Nước trong biển cả, ao hồ bị bốc hơi bởi sức nóng mặt trời, rồi bay lên không trung thành mây. Mây kết tụ, lại bị sức nóng mặt trời làm tan ra thành nước, rơi xuống đất, gọi là mưa. Trên vũ trụ này, đang có hằng triệu hiện tượng xảy ra trong thực tại. Hiện tượng nào, cũng đều chứa đựng nguyên lý chân thật như vậy của nó trong đó. Thêm một vài ví dụ nữa về con người. Chẳng hạn như hành động hung dữ, nói năng thô lổ…Hay hiền hòa, nhã nhặn ( tướng như vậy) do bởi tính tham, sân, si  hay từ bi vốn có trong tâm (tánh như vậy, chưa được chuyển hóa).

   Chân Như.

Chân, nghĩa là lý chân thật. Như, nghĩa là như vậy đó (lý chân thật như vậy). Trên vũ trụ này, đang có vô số bản thể của van hữu (vô tình chúng sanh) : Cái bàn, chiếc xe hơi, bức tranh, cuốn sách, cái mõ, chuông,… Cỏ, cây, hoa lá, sông, núi, mây trời, gió thoảng, sấm sét, mưa to, gió lớn…Muôn loài vật và con người (hữu tình chúng sanh) vốn có bản thể sai biệt nhau: Người béo, người ốm, cao, lùn, da trắng, da đen… Tất cả, không tự có thân, mà phải do quả báo đời trước và vô số nhân duyên đã kết tụ lại mà thành vô số  hình thể dị biệt, có tên ông Xoài, bà Ổi khác nhau như vậy. Về cây trái, vật dụng được nhân loại đặt tên Cam, Quít,  cái ly, cái bàn, chiếc xe, con thuyền, vân vân, tất cả là giả danh. Tất cả đều hiện hữu trên mặt của trái đất này, tức là không gian thực tại đang dung chứa vô số bản thể chúng sanh có tình, không tình, do đó mới có ra cụm từ “Thực Tại là Chân Như”.

    Trở lại cụm từ Thực tại. Thực tại luôn được đi cùng với Chân Như, là một mệnh đề, mang nội hàm “Thực tướng của vạn pháp là Vô ngã”. Nghĩamọi bản thể vạn hữu không tình, có tình như vậy, là do vô số duyên giả hợp kết tụ mà thành. Cho nên, cụm từ (phrase) “thực tướng là chân như”, chính là “bài học tỉnh thức” đối với những hành giả trong đạo Phật, đang đi tìm cho mình con đường giải thoát, là phải hiểu và biết đến tinh yếu của“Tỉnh thức”. Dù cho vị này học và tu tập các pháp Thiền, vị kia tu Tịnh độ niệm Phật A Di Đà, vị nọ tu tập giáo pháp vô ngã, quán chiếu vô thường, vị khác tu tập mật tông trì chú giải nghiệp…Tất cả phải biết đến năng lực của Tỉnh thức. Nó là cây đèn trợ giúp cho tâm các hành giả luôn an trú trên dòng sóng an tịnh mà tu tập các pháp :Thiền, Tịnh, Mật tông, Quán niêm. Do vậy phải thường hằng đem tâm tỉnh thức, trở về thực tại, đừng để cái tâm khỉ, tâm ngựa của mình, nó đi rong chơi theo ngoại cảnh, suy nghĩ việc kia, chuyện nọ, gọi là thất niệm. Bởi vì mỗi người chúng ta sống trên đời này, ai cũng phải có vô số việc làm tại gia đình, ngoài xã hội, trong chùa (tu tập, phật sự). Mà như thế, nếu tâm không tỉnh thức, mọi việc khó thành tựu. Ta nên biết rằng; ta hành động bất cứ việc gì, là phải có tâm duyên vào, đó là tâm tỉnh thức. Nó chỉ đạo, thì mọi việc mới được thành tựu. Nhưng, mỗi việc làm như vậy, chỉ có một tâm tỉnh thức thôi, gọi là tâm nào việc đó, tâm nào đạo(phương cách) đó, không bao giờ có 2 tâm trong một việc, giống như tư tưởng của Tây phương “Không thể tắm cùng lúc hai dòng sông”. Một việc mà 2 tâm, không bao giờ được thành tựu. Tâm thứ hai đó xen kẽ vào, gọi là tâm con khỉ hay con ngựa,. Tức thì, mình phải giữ tâm tỉnh thức của mình ở công việc đang làm. Tức thì tâm con khỉ, con ngựa kia tự biến mất. Bằng không, việc đang làm đó sẽ bị sai, không chính xác, không đúng chất lượng theo nguyên lý đích thực của nó. Cho nên, đại chúng :Tăng, Ni, Phật tử tại Tu viện Lộc Uyển (San Diego- Cali) đang làm các việc khác nhau khắp nơi : Nấu bếp, quét sân, bưng thức ăn ra bàn, ngồi nghe pháp tại hội trường, v.v… khi nghe tiếng chuông Bảo Chúng hay gia trì vang lên, đi vào không gian. Tức thì, mọi người đang làm việc khắp nơi, phải dừng tay, đứng lại, ngồi yên đưa mắt nhìn xuống im lặng. Còn đại chúng ngồi nghe Pháp trong hội trường Thái Bình Dương, thì ngồi thẳng lưng, im lặng, mắt nhìn xuống, hít thở. Đó là một trong của ý nghĩa trở về thực tại để thấy chân như trước mặt. Sau một phút tỉnh thức, tất cả mọi người trở lại sinh hoạt bình thường.

  Chúng ta nên biết rằng; ngoài xã hội, trong gia đình, tại ngôi Chùa, tất cả đều có hằng ngàn công việc khác nhau để phục vụ cho xã hội, người thân trong gia đình, cho chúng sanh và đạo pháp. Trong hằng ngàn công việc đó ở mỗi nơi khác nhau. Thì mỗi mỗi việc đều xảy ra ngay thực tại dù ngày hay đêm, mà con người là chủ nhân chỉ đạo tri hành đúng theo nguyên lý đích thực của nó, không cái nào giống cái nào. Một số việc tại chùa, ngoài xã hội được ví dụ sau đây:

     1- Nguyên lý của bức tường gạch, là thẳng đứng, cho nên người thợ hồ, phải đem tâm tỉnh thức vào thực tại, thì bức tường mới thẳng. 2-Nguyên lý may áo, quần là đường chỉ thẳng theo chỗ thẳng, cong theo chỗ cong, do người thợ luôn tỉnh thức vào thực tại, thì mới đạt được đúng kiểu, mẫu của nó, là cái lý chân thật. 3- Nguyên lý của dệt cửi, là những thứ ở khung cửi đều hòa đồng nhau, như sợi dây thẳng đứng xen kẽ vào hằng trăm sợi chỉ ngang, con thoi qua lại đều đều, chân và tay người thợ điều khiển máy, cùng với đôi mắt luôn tỉnh thức vào thực tại. Nhờ đó mà vải đệt được có chất lượng cao, v.v... 4- Những tài xế lái xe 4 bánh trên các đường phố và cao tốc (free way), là phải luôn đem tâm tỉnh thức vào thực tại, để điều khiển xe chạy cho đúng vào giữa hai lằn trắng cách khoảng (lane ) số miles, cây số đã được luật pháp giao thông nhà nước đưa ra, bằng không ắt sẽ gây tai nạn cho người cho mình. 5-Nguyên lý đánh mõ tụng kinh, mà người Phật tử nào đó đảm trách, là phải đánh đúng theo Kinh, Chú, bài Sám. Mõ của các bộ kinh dài, ngắn, thì nhịp mõ không chậm, không mau. Mõ của các thần Chú thì mau. Mõ của các bài Sám thì chậm. 6- Bước chân người phật tử là bước chân tịnh độ, cho nên trên mọi nẻo đường, đều phải vững chãi, thảnh thơi không hấp tấp. Điều này được thấy 4 chữ “Tịnh độ là đây” tại các từng cấp lên, xuống ở Tu viện Lộc Uyển. Sự đi, đứng chững chạc này, đã được tiền nhân VN nói đến : “Đi đâu mà vội mà vàng, mà vấp phải đá, mà quàng phải dây. Thủng thỉnh như chúng em đây. Chẳng đá nào vấp, chẳng dây nào quàng”. 7- Nguyên lý chiên đậu hủ, là vàng sậm, hay lợt, không bị cháy đen. 8-Người tu tịnh độ niệm Phật, phải tri hành đúng tôn chỉ: giữ tâm thường hằng thanh tịnh, không loạn động, gọi là nhất tâm bất loạn trong thực tại khi đi, đứng, nằm, ngồi luôn niệm Phật Nam Mô A Di Đà Phật hay là A Di Đà Phật. 9- Các hành giả tu theo pháp thiền, thân và tâm phải luôn an trú trong chánh niệm, đối cảnh vô tâm, không bị cảnh trần chi phối…Vân vân.

   CHÍN ví dụ trên là những việc thường tình đang xảy ra trong thực tại. Nếu không nói là bức thông điệp gởi đến, nhắc nhở tất cả hành giả, nói chung trong Phật Giáo đã và đang tu tập các pháp môn Thiền, Tịnh, Mật, Giáo pháp Vô ngã, đều phải tỉnh thức làm chủ tâm mình, đừng để nó (tâm khỉ-tâm ngựa) rong chơi theo ngoại cảnh, bay nhảy đó đây, suy nghĩ việc kia, việc nọ mà quên thực tại mình đang làm gì, ắt sẽ phải bị sai trái với nguyên lý Chân như. Chẳng hạn như đậu hủ bị cháy đen do tâm đặt ngoài chảo dầu. Tâm bị tạp niệm xen vào khi niệm Phật do không làm chủ tâm. Hành giả tu thiền mà tâm vẫn còn sân, si…Tất cả giai do; tâm không tỉnh thức, thì tánh sân si, đố kị, ngã nhân, ngã sở… vẫn còn nguyên, nó trổi dậy, hiển lộ ra lời nói và hành động thiếu văn hóa, văn học trong đối đãi trước mọi người.  Qua đây, tôi còn nhớ hai cháu HIỂN, THỦY, phật tử chuyên tu Tịnh độ, niệm Phật A Di Đà với HT Thích Ngộ Thông. Một hôm nọ đến thăm; tôi đem lời khen hai cháu thờ Phật thật trang nghiêm ! Chắc là đường tu Tịnh độ, cũng chuyên cần, tinh tấn, trang nghiêm như vậy. Hiển liền nói : “ Có lúc, con đang niệm Phật, tâm con, nó đi rong đó đây, con liền tỉnh thức, kéo nó trở về thực tại, để đúng với nguyên lý niệm Phật, tâm không bị loạn động”.

    Tất cả việc, Phải có tâm tỉnh thức duyên vào, thì mọi việc mới được chính xác, đúng phẩm, đúng lượng, đúng chánh đạo. Nghĩa là việc nào ra tâm đó, đừng  để  tâm buông lung: Khi tay ta đang rửa chén, hay miệng đang niệm Phật, trì chú…, mà tâm hướng đến việc khác, thì các việc thực tại đó, đều không chính xác, không chánh đạo. Nhất hạng là đang ngồi nghe chư Tăng giảng thuyết giảng Phật pháp, tâm của các cử tọa càng tỉnh thức vào thực tại, thì mới có thể hiểu rõ khế lý của bài Pháp. Vì thế cho nên, Pháp Sư Thích Giác Đức ngày xưa, trong vai trò Giảng sư của Tổng Trị Sự Phật Giáo Việt Nam Trung Phần, mỗi lần thuyết Pháp bất cứ nơi đâu trên quê hương Việt Nam, Pháp Sư thường để cái Chuông Gia trì trên bàn ngay trước mặt. Sau đó, trong lúc giảng, cứ vài phút giảng, Pháp Sư đánh lên một tiếng chuông. Thì, toàn thể Nam. Nữ Phật tử tự động đưa tâm về thực tại, ngồi im trong tư thế thiền tọa. Qua một phút, Pháp Sư tiếp tục giảng.

     Cũng như vậy, Hòa Thượng Nhất Hạnh thường nhắc nhở chư Tăng, nam nữ Phật tử đang ngồi trong thiền đường nghe Pháp, phải đem tâm trở về thực tại, tỉnh thức sau khi một tiếng chuông gia trì vang lên. Thì tất cả đại chúng đều ngồi im, đưa mắt nhìn xuống sàn nhà, hít mạnh  vào lòng ngực, ngấn hơi tại đan điền, rồi từ từ thở nhẹ ra. Đó  là một trong những ý nghĩa trở về thực tại, để đưa tâm trở lại vị trí thanh tịnh. Không phải chỉ có các giới tu thiền định mới đem tâm trở về thực tại để thấy Chân Như, mà tất cả hành giả trong đạo Phật đang học và hành đạo, đều tri hành đem tâm trở về thực tại, để bắt gặp Chân Như.

  Là Phật tử đúng nhãn hiệu, nếu không nói rằng; mọi người đều là những hành giả đích thực đi tìm cho mình con đường giải thoát trong đạo Phật bằng học, tu tập Phật pháp để ngộ lý, thấy đạo mà hành. Đạo, mà quý vị phải thấy để hành, đó là cái đạo lý Vô ngã, Vô thường.Vô ngã, Vô thường, chính là Chân Như. Hai đạo lý này, tuy hai mà một, tuy một mà hai, vì có sự tương duyên, liên đới nhau theo quy luật không thể tránh khỏi như hình với bóng. Nói rõ hơn; mọi bản thể hiện hữu đều do các duyên giả hợp, không có thật, cho nên luôn bị định luật vô thường làm tan rã. Do đó, các hành giả phải thường hằng tự nhớ đưa tâm mình tỉnh thức vào thực tại, để nhận diện thực tại, mới có thể thấy rõ các đạo lý duyên sinh, duyên diệt, vô ngã, vô thường, chứ đừng chờ có dịp ngồi thiền trong hội trường nghe tiếng chuông, hay đem tâm quán niệm mới thấy vô ngã, vô thừơng. Bất cứ lúc nào, nơi đâu trên vũ trụ này, đều có vô số chúng sanh có tình, không tình đang hiện hữu vào thực tại, là Ta có thể trực nhận ra các chân lý nói trên, khi tâm hồn ta tỉnh thức. Nói như lời Bồ Tát Thái Hư Đại Sư : “Thanh tịnh đạo tràng. Có ngay trong Cao Lâu, Tửu điếm”

 

 THỰC TẬP NHẬN DỊÊN CHÂN NHƯ.

 Nhận diện thực tại, là một quy luật không thể tránh khỏi đối với các hành giả trong Phật giáo, nếu không nói rằng mong cầu giải thoát, là phải nhận diện, để bắt gặp Chân Như (lý chân thật) chứ không gì khác hơn. Do vậy, nhận diện thực tại của các hành giả trong Phật Giáo ở 3 trường hợp, phải tri hành sau đây:

     Một- Nhận diện Các Chủng Loại Của Thức a- lại- da.

  Thức A-lại-da (A-lại-da- thức), là một cụm từ để chỉ cho cái tâm biết của tất cả chủng loại Hữu tình chúng sanh; từ nhỏ tý xíu, như những con:  phù du, các loài kiến, côn trùng, sâu, bọ, ruồi, muỗi, bướm, đom đóm, chí, rận, rệp, dán, cào cào, châu chấu, ốc, hến, nghiêu, hào, ếch, nhái, tôm đồng, tôm biển, cá biển, cá sông, rắn, rít, cá sấu, kỳ đà, kỳ nhông, ba ba, rùa, lươn, chạnh, v.v… Cho đến những loài có lông : Chim, gà, vịt, ngỗng, kênh kênh, quà quạ, bồ câu, se sẻ, két, sáo sậu... Những loài có lông mao như: trâu, bò, dê, ngựa, cọp, beo, voi, ngựa, chó, mèo, khỉ đột, vân vân. Và kể cả các chủng loại con người có màu da đen, trắng, vàng, đỏ. Tất cả chủng loại hữu tình chúng sanh nói chung con Người, Súc vật, đều có cái tâm biết. Tất cả muôn loài súc vật nhỏ, lớn (không lông, có lông vũ, mao, vảy) là hậu thân của loài Người sau khi chết, bị thác sinh làm thân của muôn loài Thú, cho nên có 2 thứ hồn: giác hồn, sinh hồn, tức là có tâm biết.Vì thế cho nên được nhóm Lăng Già, tức là hai vị Bồ tát Thế Thân, Vô Trước, là hai nhà luận sư về triết lý Duy Thức Học đặt cho tên A-lại-da thức, thay thế cho cái tâm biết rất linh diệu của muôn loài hữu tình chúng sanh, trong đó com người là tối thượng.

   Nghĩa giác hồn, là cái biết của các loài vật có bản thân nhỏ nhất, như : phù du, loài kiến, ong, bướm, ruồi, muỗi, đom đóm, loài sâu,…là do va chạm, tiếp xúc. Được thấy qua trạng thái bay lên không trung khi biết có lửa và khói như loài Ong. Né và rẽ qua ngả khác do biết có lửa như các loài Rít, Kiến. Biết có chất ngọt của đường liền đến như loài kiến. Bị va chạm đối tượng, thụt vòi vô, như loài Ốc. Bị động liền bò mau, như loài Rệp. Bị động vào thân, liền cong mình lại như loài Sâu,v.v…

  Nghĩa sinh hồn, là cái biết sinh động của các loài thú có lông , lông mao, như loài Chim, Cá, Rắn, Voi,…(nhất Điểu, nhì Ngư, tam Xà, tứ Tượng). Như loài Chim biết tìm mồi, đút mồi cho chim con ăn, biết làm tình trống mái đá nhau. Như loài Khỉ biết một vài cách bảo vệ và sinh nhai cho bản thân, như từ trên cao, xúm nhau ôm đá ném xuống con Cọp đang đứng ở triền núi. Cũng như hái dừa, đập dừa vào đá để uống nước và moi cơm dừa ăn, v.v... Như loài cá Mập biết săn mồi. Như loài Rắn biết trả thù con người. Như loài Voi biết trời nóng nực, đi xuống suối, sông tắm. Riêng loài người có tâm biết tinh anh, tinh khôn nhất, nếu không nói là chúa tể của muôn loài trên trái đất này. Không có loài chúng sanh nào có biết tinh khôn như loài Người. Vì thế cho nên, sau khi chết, dù cho bị thác sinh làm kiếp các loài súc sinh bé nhỏ, vẫn có biết, như vừa nói trên. Nếu không nói rằng; tâm biết của muôn loài hữu tình chúng sanh nhỏ. lớn chính là do Phật tánh mà có, được ẩn sâu tận đáy lòng, đúng như lời Đức Thế Tôn Thích Ca Mâu Ni nói :“Tất cả chúng sanh đều có Phật Tánh”.(Nhất thiết chúng sanh giai hữu Phật tánh).

   Nhân loại trên thế giới nói chung, gọi tâm biết của loài người là linh hồn. Những nhà tâm lý học Đông Phương, gọi tâm biết của muôn loài súc sinh, là giác hồn, sinh hồn. Giác hồn, tâm biết thì nhẹ nhàng, thư thả hơn, như các loài chim, chuộc, thỏ, sóc,ong, bướm v.v… Còn sinh hồn, cũng gọi là biết theo bản năng thú tính, bạo động, hung dữ, như các loài cá Sấu, Cọp, Beo, Sư tử, loài Chó…Được thấy ở trạng thái cắn xé, giành giựt nhau vì miếng mồi, gọi là sống theo bản năng.

   Thức a-lại- da, là cái biết, được chỉ chung cho muôn loài hữu tình chúng sanh, trong đó có con người. Tâm biết của muôn loài sinh vật, gọi là giác hồn, sinh hồn. Tâm biết của loài người thì tinh khôn, tinh anh. Gọi tâm biết tinh khôn của loài người là tri thức. Biết cao hơn, gọi là trí thức. Trên trí thức gọi là trí giác, trí huệ, tuệ giác. Tất cả, nói chung, là Thức, nghĩa là Biết. Biết hạ cấp, trung cấp, thượng cấp. Muôn loài hữu tình chúng; từ nhỏ tí ti, cho đến lớn, như đã nói trên, đều có cái tâm biết. Nếu rời bỏ cái Tâm biết ra, thì giống như cục thịt, miếng thịt, khối thịt. Do có cái tâm biết bên trong, gọi là cái đà sống, cho nên muôn loài hữu tình chúng sanh biết đói, khát, nóng, lạnh, thương yêu, giận hờn, ganh ghét…Cũng như tự đi tìm kiếm phương tiện, vật chất sinh nhai, để nuôi dưỡng bản thân luôn tồn tại. Đã là chúng sanh có tình, có bản thân, từ súc vật cho đến người đều phải ăn. Ăn vào, phải thải ra.

    Để phủ nhận cái gọi là linh hồn, cũng như bác bỏ linh hồn không thể tồn tại trong bản thể con người, cho nên nhóm Lăng Già đã thay danh từ linh hồn bằng cụm từ “Thức a- lại- da”(A- lại-da-thức).Thức a-lại-da, được chỉ chung cho tâm biết gọi là Thức hay Phật tánh. Phật tánh, vốn thanh tịnh, trong sáng, hiền hòa, không dơ bẩn muôn đời, nằm sâu tận đáy lòng con người. Nhưng luôn bị những thứ vô minh, phiền não, ô trược, …bao phủ, làm cho cái tâm bị u tối, chính là năng lực đưa đẩy tâm bị u mê ám chướng, khởi lên nhiều thứ ngã: ngã nhân, ngã sở, ngã mạn, ngã chấp, tham, sân, si, đố kị, xấu, ác đối với muôn loài chúng sanh và loài người... Để rồi sau đó nói và hành động mang nhiều tội ác, sát hại đối với muôn loài chúng sanh, và nhân loại khắp trên thế giới.

     Tuy nhiên, “Thức a-lại-da” vô minh, ác đức này, sẽ được chuyển hóa lên các ngôi vị thánh thiện : Thánh nhân của loài người, và bốn bậc Thánh trong đạo Phật : Tu Đà Hoàm, Tư Đà Hàm, A Na Hàm và A La Hán. Đạt được 4 bậc Thánh như vậy, bằng cách học và tu tập Phật pháp, trong đó đem tâm tỉnh thức vào thực tại để thấy rõ hai đạo lý Vô ngã, Vô thường của vạn vật và con người. Sau khi hành giả đã ngộ được hai đạo lý Vô thường, Vô ngã đó, tâm thức của hành giả tuần tự xả bỏ những tánh nhân ngã, tham, sân, si…Tức thì Thức a-lại-da vô minh  được chuyển đổi qua Bạch tịnh thức, gọi là Phật tánh được hiển lộ, như những củ sen trong ao bùn, nảy mầm, nở hoa trong lòng nước, từ từ lên khỏi mặt nước, đó là ý nghĩa của giác ngộ, ngộ đạo.

    Cũng như vậy, các hành giả trong Phật giáo, ai quyết tâm học và tu tập Phật pháp, không chống, thì chày. Cái Thức a-lại- da phàm phu, vô minh, u tối trong tâm tuần bị lột xác, được thay vào đó Bạch tịnh thức ở ngôi vị Tu Đà Hoàn, là sơ quả. Từ Sơ quả, là nền tảng tiến lên quả vị thứ 2 Tư Đà Hàm, thứ 3 A Na Hàm, thứ 4 A La Hán. Được như vậy, do có quyết tâm học và tu tập, đúng theo định luật nhân quả : Có tu, có quả Thánh được sinh lên các cõi trên. Không tu không quả Thánh, cho nên  sau khi chết, Thức a-lại-da phàm phu thì  bị đi vào các cõi dưới: địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh lớn như Chim, như Cá, như Rắn, như Voi…Nhỏ như Sâu, Bọ, Phù du, Ong, Kiến, Rận, Rệp, Ngao, Sò, Ốc, Hến, vân vân. Trên cõi đời này đang có vô số chúng sanh, không tình, Có tình.

   Hai. Nhận diện chúng sanh không tình (vô tình chúng sanh)  

   Vạn hữu không tình, thì vô số kể trên khắp không gian của trái đất này, không thể nhận diện cho hết được. Chỉ một số quen thuộc thường nhật, như những thứ :  Xe hơi, máy bay, tàu thủy, thuyền bè, cái bàn, tờ giấy trắng, các loài cây, hoa, cỏ, sỏi, đá, nồi niêu, bình, tách, ly, chén, v.v... Chúng ta hãy nhìn sâu vào bản thể thực tại của chúng, rồi từ từ phân tích, cùng với nhận thức thầm lặng, ta sẽ thấy ngay, chúng được có bản thể như vậy, là do vô số duyên hợp lại mà có, chứ chúng không tự thể.

 Chẳng hạn, xe hơi hiệu Hon Da. Nó có hằng trăm thứ duyên trong đó, hợp lại mới thành chiếc xe: Như : máy bằng sắt, đèn bằng thủy tinh, dây đèn bằng thép bọc nhựa, ghế ngồi bằng thép bao bọc bởi da, vải cứng …Cửa kính bằng thủy tinh, bình điện có nước Acid, niền xe bằng thép, sắt. Máy phát ra điện làm cho máy nổ do xăng trợ lực, xe được chạy. Xe chạy do 4 bánh bằng cao su. Ba thứ cơ bản để thành xe : Sắt, sắt từ lòng đất, do đất biến thành sắt, được các thợ mỏ lấy lên, đem luyện vào lửa để thành sắt tốt. Chủ xưởng xe mua sắt về cho thợ làm dàn xe (body). Bánh xe bằng cao su. Cây cao su được chủ đồn điền trồng qua nhiều năm, nhờ nước mưa, mặt trời làm p, sau đó cây cao su lớn lên, có mủ, được những thợ cạo mủ vào từng thùng. Chủ xưỡng làm bánh xe mua về, chế tạo bánh xe hơi, xe gắn máy…Xăng. Xăng từ lòng đất, gọi là mỏ dầu lửa. Từ đây, những cơ sở sản xuất xăng dầu bán ra, người có xe mua xăng để chạy xe. Chỉ ở lãnh vực chiếc xe hơi thôi, mà chúng ta được thấy có hằng trăm người thợ và hằng ngàn nhân duyên trong đó để tạo thành chiếc xe hơi. Hằng ngàn thứ đó, nằm riêng ra hết, thì không còn hình thể chiếc xe nữa ! Hằng ngàn thứ của chiếc xe nằm riêng ra đó. Mỗi bản thể của chiếc xe : bánh xe, cửa xe, đèn xe, bình điện, còi xe,…Đem phân tích ra, thứ nào cũng phải do nhiều duyên hợp lại mới thành. Nhiều thứ duyên trong một chiếc xe, gọi là trùng trùng duyên khởi.

   Xe mới, dĩ nhiên mọi thứ trong xe đều mới, tốt, bền. Nhưng qua một thời gian : 1 năm, 2, 3, 4… năm, xe bắt đầu cũ và hư một vài bộ phận. Dần dần nhiều bộ phận bị hư hết, không sửa được nữa. Cuối cùng vất bỏ, thành đống sắt vụn, do các duyên không còn tồn tại, bởi định luật vô thường làm hư hoại.

 

BA- Nhận Thức Bản Thể Hữu Tình Chúng Sanh (chúng sanh có tình).

   Bản thể chúng sanh có tình ở đây, chính là muôn loài vật có tình từ rất thấp, đến cao. Loài vật có tình rất thấp này, thì vô số kể, làm sao nói hết ! Ta chỉ điển hình một vài loài, như những loài Ong, bướm, kiến, sâu, bọ, ruồi, muỗi, mằng hăng, cào cào, dòi (maggot), mọt, chí, rận, rệp, gián (cockroach), ngao, sò, hào, ốc, hến, ếch, nhái, v.v…Cái biết của những loài này rất là thấp, gọi cái biết của chúng là giác hồn. Tức là bản thân của chúng bị va chạm bởi những vật gì đó, chúng liền bay lên như ong, bướm, ruồi, muỗi và bò đi như những loài Kiến, loài gián, sâu, bọ. thụt miệng vào như ngao, sò, ốc, hến. Rõ hơn hết, bị nằm trên lửa liền cục cựa mạnh, cong mình, lè vòi lên như than khóc trước khi chết. Tất cả hình thái phản ứng để chạy trốn cái chết của các sinh vật có cái biết bé nhỏ (giác hồn) vừa nói trên, cho ta thấy bản tánh của muôn loài hữu tình chúng sanh từ nhỏ li ti, cho đến những loài lớn như cọp, beo, voi, nai, trâu, bò, ngựa, chó…(sinh hồn) đều tham sống sợ chết. Hình thái trốn chạy, sợ chết, được thấy rõ nhất, là những con Chí, Rận, Rệp, Gián…Chí, Rận thì bò chậm, Rệp, Gián thì bò mau. Cũng như những con Nai chạy thật mau khi bị con Cọp rượt đuổi ăn thịt. Tất cả sinh vật có bản thể bé nhỏ và to lớn nói trên. Mỗi loài đều có nhân duyên tạo nên bản thân của chúng. Nói khác hơn, là do môi trường thác sinh.

  Bốn- Nhận Diện Môi Trường Thác Sinh.

Ta hãy làm một cuộc du hành khắp đó đây, để nhận diện : Những nơi nào có tế bào sống, nơi đó có các chủng loại Thức a-lại-da thấp hèn thác sinh vào đó để hóa thành (hóa sinh) bản thể chúng sanh bé nhỏ. Như ở những cọng, lá rau thơm: Tía tô, húng…nơi có tế bào sống, tức thì có loài Sâu sinh ra, ăn lá rau, đúng là rau nào sâu nấy. Tại những nơi gềnh đá  giáp mặt nước biển, là nơi co tế bào sống, tức thì Thức a-lại-da hạ cấp thác sinh vào đó để thành con Hào. (Trong khi đó, những khối đá trên bờ có nứt nẻ, không có loài nào thác sanh vào đó ! Muôn đời trơ gan cùng tế nguyệt). Tại những con Nai, Thỏ… chết sình, hôi thúi, là nơi có tế bào sống, tức thì những Thức a-lại-da hạ cấp thác sinh vào đó thành những thân con Dòi. Dưới những đóng Rơm, là nơi có tế bào sống, tức thì những Thức a-lại-da thấp hèn thác sinh (thấp sinh) vào đó thành Đom đóm, tối đến bò ra, bay lên lập lòe như Ma trơi trong bóng đêm. Trong thùng gạo cũ, là tế bào sống, chính là môi trường thác sinh của Thức a-lại-da, thành loài mọt. Những nơi có rác rến, ẩm thấp, hôi thối là có tế bào sống, tức thì những Thức a-lại-da hạ cấp thác sinh vào làm thân Ruồi, Lằng. Trong các trái cây : Táo (apple, Plum) để lâu ngày lên men, chính là tế bào sống, là môi trường thác sinh của Thức a-lai-da vào đó làm thân con Mằng hăng. Dưới đáy sông, bãi biển, là những nơi luôn có tế bào sống, tức thì có vô số Thức a-lại-da hạ cấp thác sinh vào đó thành thân con Hến, Nghêu, Sò...Vân vân. Riêng ba loài Chí, Rận, Rệp. Môi trường thác sinh và sống còn của chúng, là ở cơ thể con người. Đầu tóc dơ của con người, là nơi có tế bào sống, tức thì Thức a-lại-da hạ cấp thác sinh vào thành thân con Chí. Quần, áo dơ của con người, là tế bào sống, tức thì Thức a-lại-da thác sinh vào làm thân loài Rận. Những chỗ nằm của con người, như giường, phản ngựa, mền, gối bị dơ, là có tế bào sống, tức thì Thức a-lại-da hạ cấp thác sinh vào đó làm thân con Rệp. Như ở bản thân con Sâu Rộm hay Sâu xanh trên đà già rồi, không bò đi, nằm im đó, được có ngay tế bào sống, tức thì Thức a-lại-da hạ cấp thác sinh vào đó, thành con Bướm vàng, hay sặc sở do (sâu Rộm, sẽ thành con bướm sặc sở màu sắc).

   Để chứng minh cho quý vị được thấy, biết rõ về Thức a-lại- da hạ cấp của con người lúc sống trên đời không có tâm từ bi, sống ích kỷ, đố kị, nhiều thứ ngã trong tâm…còn chấp, còn vọng niệm, tham, sân, si…là cái lực bị thác sinh làm thân những chúng sanh nhỏ bé : Con Sâu, con Kiến, Giun (Earthworm) Dế, Cào cào, Chí, Rận, Rệp, Nghiêu, Sò, Ốc, Hến…Dù cho người ấy là giới xuất gia: Ni Sư, Hòa Thượng, Thượng Tọa…Mà tâm thức không thanh tịnh, còn vọng tưởng, chấp ngã…Nếu không nói là Thức a-lại-da hạ cấp. Sau khi xả bỏ báo thân, tức thì bị thác sinh làm thân chúng sinh nhỏ bé. Đạo lý Chân lý ấy, là bình đẳng, không chừa cho một đẳng cấp nào, được chứng thực qua những câu chuyện có thật sau đây:

     1- CON SÂU TRONG ĐỐT MÍA.

  Theo lời Hòa Thượng Như Ý, trụ trì chùa Trà Am – Huế, được Tổng Trị Sự Phật Giáo Việt Nam Trung Phần cung thỉnh chức vụ Đốc Giáo, kiêm Giáo thọ Phật Học  Đường Trung Phần tại chùa Long Sơn Nha Trang vào năm 1954, thay cho Hòa Thượng Thích Định Tuệ (anh ruột của HT Thuyền Ấn) về Quảng Bình. Với chức vụ Giáo thọ, Ngài Như Ý dạy một số kinh cho Tăng Sinh chúng tôi, như kinh Thập Thiện (ôn lại), Viên Giác, Bát Nhã, Nhị Khóa Hiệp Giải. Trong lúc giảng giải khế lý  Nhị Khóa Hiệp Giải, HT Như Ý kể cho Tăng sinh chúng tôi nghe câu truyện Con Sâu trong đốt mía. Ngài kể rằng: “Trong quá khứ xa xưa, tại Trung Hoa có một vị cao Tăng, xuất gia từ ấu niên, được học và tu tập Phật pháp với các bậc đạo sư danh tiếng, cho nên đã thông dạt khế lý Tam tạng giáo điển và hành trì giới luật nghiêm minh, không xao lãng, tụng niệm đủ sáu thời đêm, ngày. Về phụng trì chánh pháp, Ngài dấn thân thuyết Pháp cho Phật tử khắp nơi không hề mệt mỏi. Ngài còn phiên dịch kinh điển, viết giảng luận Phật pháp để truyền lại cho hậu lai. Sống cuộc đời thanh bạch nơi chốn thiền môn: lấy cỏ, cây, hoa trái trong vườn chùa làm bạn đạo. Vì vậy, Ngài trồng trọt các thứ rau màu, hoa hồng, hoa huệ, các cây ăn trái, trong đó có trồng một bụi Mía da vàng, loại mía mềm, thân to, đốt dài.

Khi bụi Mía trên đà phát triển; thân cao cả thước, đang cho chất ngọt, thì Ngài ngã bịnh. Đang trên giường bịnh, tâm ý Ngài cứ nghĩ đên bụi mía, sinh khởi ý niệm : “ Bụi mía ta trồng, nó đã và đang lên cao, nếu ta chết, chắc chắn ta không được ăn”.

   Do vì khởi tâm vọng tưởng, luyến tiếc bụi mía, cho nên sau khi chết, Thức a-lại-da của Ngài đã bị thác sinh làm thân con Sâu trong đốt mía để ăn mía. Chính tâm nghĩ đến bụi mía là cận tử nghiệp trong giờ phút lâm chung, lìa đời, là cái lực dắt dẫn Thức a-lại-da thác sinh làm thân con Sâu trong đốt mía. Có nghĩa là, tâm ý nghĩ gì trong giờ phút hấp hối, là thần thức, tức Thức a-lại-da đi theo cái đó; nghĩ Phật về Phật, nghĩ theo ma, nghĩ con, cháu quấn quít theo con cháu, vân vân.

2- Con Rận Trong Bâu Áo Cà Sa.(bài này có trong kinh Trường A Hàm. Chư Tăng VN đều biết).

Khi Phật cong tại thế, chư Thánh Tăng thường được Phật tử tại gia xem xét áo vị Thánh Tăng nào, áo Cà Sa bị cũ, rách, sau đó đem cúng cho áo Cà Sa mới. Một hôm nọ, một Thánh Tăng đang ngồi vá, nhíp lại nhiều chỗ rách tả tơi trên áo Cà Sa, được một gia đình Phật tử vào Tinh Xá Kỳ Viên thăm. Khi đi ngang qua ngôi nhà, liền nhìn thấy vị Thánh Tăng ngồi trước thềm vá áo Cà Sa, liền nhã ý với Tôn Giả A Nan xin cúng dường Áo Cà Sa cho vị đó. Tôn giả A Nan bằng lòng. Qua ngày hôm sau, vị Thánh Tăng có Cà Sa quá cũ đó, được gia đình Phật tử cúng cho áo Cà Sa mới. Vị Thánh Tăng nhận  áo Cà Sa mới, cũng được Đức Thế Tôn biết đến.

    Vị Thánh Tăng nhận và mặc áo Cà Sa mới, được hơn một tháng, thì bị bịnh, rồi viên tịch. Cho nên chiếc Cà Sa đó được Tôn giả A Nan, đem cúng dường lại cho vị Thánh Tăng đang mặc áo Cà Sa trên đà quá cũ.

    Một ngày nọ, cả đại chúng lên hội trường ngồi nghe Phật thuyết giảng về đạo lý nhân duyên, duyên khởi. Gần hơn một giờ nghe ngồi nghe. Sau đó Phật cho đại chúng nghỉ trong tư thế buông xả. Chẳng bao lâu, Phật nói tiếp. Trước khi nói, Phật liền nói cho vị Thánh Tăng đang mặc áo Cà Sa của vị Thánh Tăng tân viên tịch để lại, được biết trong bâu áo Cà Sa ở phần vai ra, sẽ thấy ngay có con Rận nằm trong đó. Vị Thánh Tăng liền làm theo lời Phật nói. Quả thật có con Rận đang bám chặc, nằm im. Vị Thánh Tăng liền trình cho Phật thấy con Rận. Sau đó Phật nói: “Con Rận đó, chính là vị Tỳ Kheo vừa tịch, bị tái sanh làm thân con Rận, vì trước khi chết, cận tử nghiệp của vị đó đem lòng luyến tiếc chiếc áo Cà Sa mới, cho nên bị thác sinh làm thân con Rận để giữ áo Cà Sa. Vậy, Thầy hãy bảo vệ con Rận được sống, cho đến khi nào thoát kiếp

   Bốn- Nhận thức  Vô thường, Vô ngã.

    Sau khi quý vị đã thông đạt hai đạo cái lý Vô ngã, vô thường rồi, ở bất cứ nơi đâu, khi quý vị đối diện trước những vật thể vô tình (cây, cỏ trước ở những nơi nào đó, là phải đưa tâm vào một vật đang hiện hữu, như cái bàn (cuốn sách, ly thủy tinh, chiếc xe, con mèo,v.v…), rồi nhìn sâu vào bản thể nó mà phân tích thầm lặng : Cái bàn này bằng gỗ, nó được có hình dáng vuông, hình chữ nhật, có 4 chân như vậy, là do hằng chục nhân duyên hợp lại, mới có hình dáng cái bàn, Nào là; từ cái hột Thông gieo vào đất, gặp mưa, làm hột Thông nảy mầm lên cây con. Sau đó Thông lớn lên, Thông già, thợ Rừng chặt nó đem về, ông thợ mộc sẻ gỗ ra, đóng thành bàn, rồi lại có đinh vít bằng sắt bắt vào cho chắc, v.v… Soi gương thấy mặt mình. Nhờ cái năng lực tỉnh thức vào thực tại, là cây đèn sáng, quý vị sẽ thấy Ta và người, mọi vật thể chung quanh mình, tất cả đều vô ngã, không tự có thân, đều do các duyên giả hợp tạo nên. Do vì Vô ngã, nên chi phải bị định luật vô thường gậm nhấm bản thân, làm cho cơ thể bị hao mòn từng phần (nội tạng, ngoài da), già nua, bệnh tật và chết. Vật thể nào cứng như sỏi, đá, sắt, đồng…Thì con Mọt vô thường gậm nhấm cả trăm năm, cuối cùng bị tan rã. Xưa kia Ông Bành Tổ sống đời tám trăm tuổi thọ, nay thời còn đâu !

    Với bản thể con người và súc sinh (hữu tình chúng sinh) bằng thịt, cho nên bị con Mọt vô thường làm tan rã sớm. Có những loại sinh ra buổi sáng, chiều đã tàn, đó là kiếp phù du (muỗi, mòng, sâu bọ…)

   Do vì không tự tạo lập có bản thân, mà phải nhờ vô số duyên giả, kết hợp lại mới (thành) thân, gọi là cái thân tạm bợ (trụ), không thật. Vì thế cho nên không thể trường tồn, vĩnh cửu mãi được, phải bị hao mòn, bịnh tật, hư (hoại), tan rã (trở về không) bởi định luật vô thường. Dù cho Ngôi sao kia (hành tinh) trụ cả triệu năm, cây đại thọ 100 năm, đời người 100 hay hơn nữa, rồi cũng bị hư hoại, tan rã, trở về không!

   Tất cả kinh điển của Phật đều bao gồm trong hai chủ thuyết Vô ThườngVô Ngã. Tức là, luôn luôn xoáy sâu vào hai chủ thuyết này mà thôi. Nói rõ hơn, chủ trương của Đức Thế Tôn Thích Ca Mâu Ni, là chỉ cho chúng sanh (con người) đi tìm cho mình con đường giải thoát sinh tử, luân hồi, là phải học và tu tập giáo pháp, để thấy rõ thực tướng của các pháp đều Vô ngã. Để rồi sau đó, không còn mọi ý niệm về Ngã (ngã nhân, ngã sở, ngã ái, ngã mạn, ngã kiến, ngã chấp, biên kiến, kiến chấp, đố kỵ, chức quyền, gây bất hòa, nói thầm, dán nhãn người khác, vân vân) “Nếu còn những ý niệm về Ngã nói trên. Thì, khó có thể “nhất tâm bất loạn”  cho những ai tu tịnh độ niệm Phật A Di ĐÀ. Khó có thể “đối cảnh vô tâm, thường hằng vào định” cho những ai tu Thiền định. Khó có thể đưa “tâm trên dòng sóng chánh niệm” cho những ai tu tập giáo pháp Vô ngã(từ, bi hỷ, xả). Khó có thể “đặt tâm bám trụ vào thanh tịnh” cho những ai chuyên trì các Thần chú Đà La Ni - mật tông, để giải trừ các nghiệp ác.

     Đích thực, những hành giả đã ngộ được đạo lý nhân duyên sanh đó rồi, sẽ không còn những thứ Ngã : Ngã nhân, ngã sở, ngã mạn, ngã chấp…hiện ra ở thân, miệng nữa. Thật là từ, bi hiền hòa như Đức Phật. Trong khi đó một số người vẫn còn mọi ý niệm về Ngã. Đúng như lời Phật thường nói với hai chúng đệ tử Phật xuất gia, tại gia : “ Này quý Thầy Tỳ kheo và Cư sĩ, “Ta nói rằng; sự phá trừ kiến chấp, là việc của KẺ đã hiểu và đã thấy, chứ không phải việc của kẻ không hiểu và không thấy mà làm được”.

 

                                                           

                                                                                  LÊ  BẢO KỲ   

                                                               Viết tại Am đường chiều (SUN SET TRAIL)

                                                             Mùa nắng Hạ San Diego, Bính Thân- 2016.

                                                              Cell (619) 362-6499  (619) 288- o973

  

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
13/03/2017(Xem: 6321)
Chữ NHƯ được thông dụng rất phổ biến trong văn chương và lời nói thường nghiệm của các dân tộc trên thế giới và trong Phật Giáo . Trong văn chương, chữ Như được thấy ở một số trường hợp : Xác định, phủ định, tương tợ, không thực…(như ảo, như hóa) đối với các vật thể hiện thực.
01/02/2017(Xem: 5243)
Một số tư tưởng Phật học sau đây cùng nói lên nghĩa của Ý Giáo : Ý tưởng mong muốn đem giáo Pháp giải thoát của Phật ra, giảng dạy cho mọi người được biết mà tu tập. Tâm thông đạt mọi khế lý, giáo nghĩa Phật pháp. Tự mình làm thầy lấy mình để sửa tâm. Tự mình thắp đuốc lên mà đi. Hành giả vào đạo Phật để tìm con đường giải thoát
22/12/2016(Xem: 28194)
Tất cả chúng ta đều biết rằng lời Phật dạy trong 45 năm, sau khi Ngài đắc đạo dưới cội cây Bồ Đề tại Gaya ở Ấn Độ, đã để lại cho chúng ta một gia tài tâm linh đồ sộ qua khẩu truyền cũng như bằng văn tự. Kể từ đó đến nay, con Người vĩ đại ấy và giáo lý thậm thâm vi diệu của Ngài đã vượt ra khỏi không gian của xứ Ấn và thời gian trải dài suốt 26 thế kỷ từ Á sang Âu, từ Âu sang Mỹ, từ Mỹ sang Úc, Phi Châu v.v… Như vậy đủ để cho chúng ta thấy rằng giáo lý ấy đã khế hợp với căn cơ của mọi người, dầu tu theo truyền thống Nam truyền hay Bắc truyền và ngay cả Kim Cang Thừa đi nữa cũng là những cổ xe đang chuyên chở mọi người đi đến con đường giải thoát của sanh tử luân hồi.
13/11/2016(Xem: 9752)
Khi bàn về Phật giáo, học giả Lương Khải Siêu đã nói: “Phật giáo là trí tín, không phải mê tín, là kiêm thiện chứ không phải độc thiện, là nhập thế chứ không phải yếm thế”. Lương Khải Siêu tiên sinh bác cổ thông kim, học thông cả cổ Trung và Tây phương, giữ một địa vị khả kính trong giới học giả. Lời nói của ông phải có căn cứ trên phương diện học lý. Thế thì căn cứ ấy là gì? Lẽ dĩ nhiên là ở trong Tam tạng giáo điển của đạo Phật. Vì mục đích của Phật Pháp là mong con người chuyển mê thành ngộ, chuyển ngu thành trí, và chuyển phàm thành Thánh chứ không gì khác.
27/08/2016(Xem: 7275)
Thức A-lại-da không phải là linh hồn. Đạo Phật bác bỏ không có linh hồn tồn tại trong một bản thể muôn loài hữu tình chúng sanh. Thức A-lại-da, là cái biết linh diệu của muôn loài, trong đó có loài người là tối thượng hơn tất cả. Cho nên Thức A-lại-da là con người thật của con người, chứ thể xác không phải là con người thật vì sau khi xác thân con người nói riêng, muôn loài chúng sanh nói chung bị chết đi, xác thịt sẽ bị bỏ lại, rồi từ từ tan rã thành đất, cát, tro, bụi bay tứ tung trong không gian, không thể mang theo qua bên kia cõi chết. Duy chỉ còn lại một mình thức A- lại-da ra đi và tồn tại trong một bản thể nào đó bên kia cõi chết.
30/04/2016(Xem: 17268)
Pháp Thân tiếng Sanscrit là Dharmakaya, tiếng Nhật là Hosshimbutsu, tiếng Pháp là Corps d’essence. Đó là nói về Chơn Thân, Đạo Thể, thể của Pháp Tánh. Pháp Thân của Phật có 4 Đức: Thường, Lạc, Ngã, Tịnh (4 Đức Ba La Mật). Nó không mắc vào tứ khổ (Sanh, Lão, Bệnh, Tử). Nó không lớn, không nhỏ, không trắng, không đen, không có Đạo, không vô Đạo, nó tự nhiên trường tồn, không thay đổi. Dầu Phật có ra đời hay không thì nó cũng như vậy mãi.
24/04/2016(Xem: 35183)
Qua mạng Amazon.com, tôi đặt mua cuốn sách tiếng Anh “In The Buddha’s Words” của Bhikkhu Bodhi ngay sau khi xuất bản năm 2005. Đọc sơ qua phần đầu rồi để đó. Mỗi lần đi đâu, tôi mang theo để đọc từ từ vài trang, trong lúc chờ đợi, trước khi đi ngủ. Cứ thế dần dần qua năm tháng. Rồi cũng không thẩm thấu được bao nhiêu.
26/01/2016(Xem: 13793)
Niết Bàn, tiếng Sanscrit là Nirvãna, phiên âm thành Niết-bàn-na. Cũng gọi là Nê-hoàn, Nê-bạn. Đó là cảnh trí của nhà tu hành dứt sạch các phiền não và tự biết rằng mình chẳng còn luyến ái. Niết (Nir): là ra khỏi, thoát ra, giải thoát. Bàn hay Bàn-na (vana): Rừng. Tức là ra khỏi cảnh rừng mê tối, rừng phiền não.
15/01/2016(Xem: 9113)
Dưới đây là phần chuyển ngữ của một bài viết trong quyển "Người phụ nữ" ("Les Femmes", nhiều tác giả, nhà xuất bản de l'Atelier, 2002), thuộc một bộ sách với chuyên đề "Các tôn giáo nghĩ gì?" (Ce qu'en pensent les religions). Tác giả bài viết này là Dominique Trotignon, nguyên tổng giám đốc Viện Nghiên Cứu Phật Học (IEB/Institut d' Etude Bouddhique) của Pháp, tu tập theo Phật giáo Theravada.
04/09/2015(Xem: 12058)
Pháp Tánh hay Pháp Tính có rất nhiều tên ví dụ như Thật Tướng Chân Như, Pháp Giới Tính, … Xin ghi ra đây trích đoạn bằng tiếng Anh để dễ so sánh, tìm ra ý nghĩa của nó. Pháp Tánh:
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]