Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Quê Hương Chúng Ta Là Đất Tổ

02/01/201806:22(Xem: 6549)
Quê Hương Chúng Ta Là Đất Tổ



ban_do_viet_nam2
Quê Hương Chúng Ta Là Đất Tổ

(Thầy Thích Thái Hòa giảng)

 

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Kính thưa bà con hiện tiền!

Hôm nay là ngày 26.11.2017, tức ngày mồng 9 tháng 10 năm Đinh Dậu,

Phái đoàn chúng tôi đại diện Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Âu Châu về đến đây, tức là chùa Châu Lâm, thôn Quảng Đức, xã An Thạch, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên để thăm viếng bà con và chia sẻ một số tịnh tài, phẩm vật đến với bà con khốn khó trong cơn bão lũ vừa qua tại tỉnh nhà chúng ta.

Thưa quý vị!

Phú Yên là quê hương yên bình, được che chở bởi trời đất, bởi hồn thiêng sông núi, bởi lịch đại Tổ sư Phật giáo. Quê hương của chúng ta có biển, có núi, có đầm, có sông và có bình nguyên, cho nên cũng từ đó, mà quê hương chúng ta đã phát sinh ra nhiều bậc anh tài cho đất nước, nhiều bậc cao Tăng cho Đạo Pháp một thời.

Cơn bão lũ vừa qua đã gây thiệt hại cho đồng bào trên quê hương chúng ta không ít, dù bị bão lũ gây thiệt hại, nhưng chúng tôi tin tưởng rằng: “quê hương của chúng ta là đất Tổ”, nơi xuất sinh nhiều bậc cao Tăng Phật giáo trong quá khứ, cũng như hiện tại đã đóng góp và phát huy Đạo Pháp trên xứ sở chúng ta, đã và đang đóng góp phát huy Đạo Pháp trên toàn đất nước chúng ta cũng như hải ngoại.

Vì vậy, Phái đoàn chúng tôi về đây trước hết là đảnh lễ đất Tổ, cảm ơn lịch đại Tổ sư của chúng ta và đồng thời báo đáp phần nào công lao của chư Tổ, công lao của Lịch đại Tổ sư, các bậc cao Tăng của Tuy Hòa-Phú Yên.

Nhằm thể hiện lòng báo ơn đó, nên chư Tôn đức Tăng Ni và Phật tử GHPGVNThống Nhất Âu Châu đã có một chút tịnh tài, tịnh vật gửi đến bà con quê hương ở nơi chốn Tổ, gặp hoạn nạn trong cơn bão lũ số 12 vừa qua, không phân biệt Tôn giáo hay chính kiến; không phân biệt giàu hay nghèo và dù chúng ta đang đứng ở góc độ nào, thì việc trước mắt chúng ta đều là nạn nhân của cơn bão lũ. Nên, bà con của chúng ta cần được chia sẻ, an ủi, vỗ về để có thể khắc phục phần nào khó khăn trước mắt.

Vì vậy, chúng tôi mong bà con nhận nơi đây tấm lòng chân thành chia sẻ của chư Tôn đức trong Giáo Hội chúng tôi. Chúng tôi đến với bà con bằng tất cả tấm lòng từ bi của đức Phật mà chư Tổ của chúng ta đã kế thừa, phát huy và chính chất liệu từ bi đó đã nuôi dưỡng, khiến cho tất cả chúng ta tuy gặp khó khăn, nhưng đã biết tự mình khắc phục để vượt qua khó khăn một cách nhẹ nhàng. Bà con đã biết phát huy nội lực để tự cứu lấy chính mình trước khi người khác đến cứu.

Cầu nguyện đức Phật từ bi gia hộ cho những vị không may, xấu số trong trận lũ vừa qua được trượng thừa công đức siêu sanh Tịnh độ, cầu nguyện cho tất cả bà con hiện tiền phước thọ tăng long, Bồ đề tâm tăng trưởng, đạo tâm kiên cố, sống ở đâu, hoàn cảnh nào cũng được an lạc, hạnh phúc, bao nhiêu thiệt hại thì sớm được phục hồi trở lại bằng đức tin tâm linh của chính mình đối với Tam bảo, đối với lịch đại Tổ sư.

Nam Mô Thường Hoan Hỷ Bồ Tát Ma Ha Tát !

 Đệ tử: Nhuận Pháp Nguyên kính phiên tả.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28/05/2013(Xem: 6398)
Giới Phật tử và những người quan tâm đến Phật học ở miền Nam trước 1975, nhất là giới sinh viên Đại học Vạn Hạnh và Văn Khoa Huế, Sài gòn, chắc ai cũng quen thuộc với tên tuổi nầy qua tác phẩm Buddhism–Its Essence and Development; được chuyển ngữ sang tiếng Việt do Chân Pháp Nguyễn Hữu Hiệu, một gương mặt nổi bật của khung trời Vạn Hạnh hồi đó, với nhan đề Tinh hoa và sự phát triển của Đạo Phật.
25/05/2013(Xem: 4133)
Theo Phật giáo, sự thay đổi nào cũng đều có thể truy về quy luật nhân quả. Do đó, truy tìm nguyên nhân đưa đến sự thịnh suy và tìm kiếm giải pháp để duy trì sự cường thịnh và tránh sự suy vong của Phật giáo là một việc đáng làm, nhất là trong giai đoạn Phật giáo đang đối mặt với nhiều thách thức mới.
09/04/2013(Xem: 1004)
Ngược dòng thời gian năm 1984, tôi viết quyển sách đầu tiên ‘Chìa Khóa cho người Tỵ Nạn’ dành cho những người tỵ nạn Đông Nam Á, giúp họ giữ vững niềm tin và hiểu biết tường tận hơn về tôn giáo của mình để đối đầu với các hành động có hậu ý của các nhà truyền giáo Ki tô muốn họ cải đạo.
09/04/2013(Xem: 5352)
Có hai khái niệm sâu sắc, tinh tế và phổ biến trong tất cả các kinh điển Đại-thừa (Truyền thống Phật giáo Phát triển) là Bồ tát và Tánh không. Thật ra, hai khái niệm này có nguồn gốc từ kinh tạng Pali (Truyền thống Phật giáo Nguyên thuỷ). Nói cách khác, tác phẩm này nhằm giới thiệu quan điểm sống và phương pháp tu tập thực tiển để tuệ giác Tánh không và minh chứng với các đọc giả những học thuyết trong Phật giáo Đại thừa và Nguyên thuỷ thực chất là cùng nguồn gốc, bản chất và mục đích.
09/04/2013(Xem: 8559)
Tất cả chúng sanh đều vô thỉ đến nay, vì chấp có thật ngã, thật-pháp mà tạo ra các nghiệp, rồi bị các nghiệp dắt dẫn nên xoay vành mãi theo bánh xe sanh tử luân-hồi. Nếu con người hiểu rỏ một cách chắc chắn rằng: tất cả các pháp trong vũ-trụ, nhân và ngã đều không thật có, chỉ do thức biến hiện, như cảnh trong chiêm bao, mà không còn gây phiền não, tạo nghiệp-chướng nữa, thì tất không còn bị ràng buộc, trong bánh xe sanh tử luân hồi. Để phá trừ hai món chấp thật-ngã và thật-pháp, Đức-Phật có rất nhiều phương-pháp, có rất nhiều pháp thiền, mà Duy-Thức-Tôn hay Pháp-tướng-tôn là một pháp tu rất cần thiết, rất hiệu-nghiệm để đi đến giải-thoát.
08/04/2013(Xem: 22681)
Cuốn sách này gạn lọc trí tuệ hàng ngàn năm của Phật Giáo Tây Tạng, được chuyển tải bằng những từ ngữ đơn giản, dễ hiểu đối với mọi người. Mục đích chính yếu của tôi là trình bày những giáo lý không chỉ có tính cách chữa trị sự đau khổ và vô minh của chúng ta về sự chết và sự hấp hối mà còn giúp chúng ta chứng đạt mục tiêu an lạc vô thượng, không những cho đời này mà còn cho sự chết và cõi bên kia nữa.
08/04/2013(Xem: 484)
Như đã trình bày ở phần A, ta thấy rằng Đạo Phật đã du nhập vào Việt Nam từ những kỷ nguyên Tây lịch, rồi tồn tại, phát triển và chan hòa với dân tộc này cho đến tận hôm nay. Nếu thời gian là thước đo của chân lý thì với bề dày lịch sử đó ...
08/04/2013(Xem: 543)
Đạo Phật xuất hiện cách đây hơn 20 thế kỷ, trải qua bao cuộc thăng trầm biến thiên của lịch sử, Đạo Phật vẫn mãi mãi là ánh sáng, vẫn mãi mãi là tiếng nói trong trẻo, tươi mát, trẻ trung, khả ái của tình thương và độ lượng.
08/04/2013(Xem: 463)
Âm hưởng của cung đàn có thể dư ba mãi trong lòng thính giả bởi người nghệ sĩ tài ba. Tương tự, Phật giáo có thể trường tồn cùng lịch sử chính do Tăng già hoằng hóa.
08/04/2013(Xem: 565)
Bồ tát Quán Thế Âm, hình ảnh thân thiết gần gũi đối với mọi tầng lớp quần chúng, nhất là những người Á Đông. Nhiều người chưa quy y Tam Bảo, chưa trở thành Phật tử chính thức cũng thường xưng niệm danh hiệu và thỉnh tôn tượng Đức Quán Thế Âm Bồ tát để phụng thờ ...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567