Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chùa Quốc Ân, Ngôi Tổ Đình Thiền Phái Lâm Tế ở Huế, Chùa Đại Trùng Tu

22/09/202013:01(Xem: 5985)
Chùa Quốc Ân, Ngôi Tổ Đình Thiền Phái Lâm Tế ở Huế, Chùa Đại Trùng Tu

Chua Quoc An_Hue (2)
CHÙA QUỐC ÂN,
NGÔI TỔ ĐÌNH THIỀN PHÁI LÂM TẾỞ HUẾ.
CHÙA ĐANG ĐẠI TRÙNG TU.

Bài viết của Nhiếp ảnh gia Võ Văn Tường
Do Phật tử Quảng Hương diễn đọc
từ Trang Nhà Quảng Đức, Melbourne, Úc Châu




 

Chùa tọa lạc dưới chân đồi Hòn Thiên, số 143 đường Đặng Huy Trứ, phường Phước Vĩnh, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Chùa do Thiền sư Nguyên Thiều khai sáng vào khoảng cuối thế kỷ 17, mang tên chùa Vĩnh Ân. Nhiều nhà nghiên cứu phỏng định chùa được khai sơn từ năm 1682 đến năm 1684, vào đời chúa Hiền Vương Nguyễn Phúc Tần (1648-1687). Năm 1684, chúa Nguyễn Phúc Tần đã ban cho ngài Nguyên Thiều một ngân khoản để xây sửa chùa Vĩnh Ân. Tháp Phổ Đồng cũng được xây vào lúc này.

Tác giả Hà Xuân Liêm trong sách Những ngôi chùa Huế cho biết: “… Và có lẽ tháp Phổ Đồng cũng được xây vào lúc này, bằng vôi gạch, cao vài ba tầng ở góc đông nam vườn chùa. Tháp Phổ Đồng có thể để thờ những người có công đức với chùa nhưng không còn con cháu; cũng như thờ các bậc tể quan, hoặc các nhà sư, các thầy trong sơn môn mà chưa có quyền xây tháp mộ theo giáo lễ; cho nên mới dùng chữ “Phổ” có nghĩa là chung và “Đồng” có nghĩa là bình đẳng vậy”.

Kế chúa Hiền Vương là chúa Nghĩa Vương Nguyễn Phúc Thái (1687-1691). Ông đã dời phủ chúa ở Kim Long về Phú Xuân. Quý trọng ngài Nguyên Thiều, nên nào năm Chính Hòa thứ 10 (1689), ngày 27 tháng 5 năm Kỷ Tỵ, chúa Nghĩa Vương đã cho đổi hiệu chùa là Quốc Ân, ban tấm biển “Sắc tứ Quốc Ân Tự” và sắc lệnh miễn giảm thuế đất ruộng cho chùa. Sau đó, chúa cử ngài Nguyên Thiều về Trung Quốc để thỉnh nhiều kinh, chuông, tượng, pháp khí cho các chùa ở Phú Xuân.

Đến đời chúa Minh Vương Nguyễn Phúc Chu (1691-1725), chúa đã ban cho chùa bức hoành bốn chữ “Linh Thứu Cao Phong” và hai bức liễn đối có lạc khoản là “QuốcVương Thiên Túng Đạo Nhân ngự đề”.

Ngài Nguyên Thiều viên tịch vào ngày 19 tháng 10 năm Mậu Thân (1728) vào đời chúa Ninh Vương Nguyễn Phúc Chú (1725-1738). Ninh Vương đã ban thụy hiệu cho ngài là “Hạnh Đoan Thiền Sư” và viết bài minh khắc vào bia đá dựng tại tháp Thiền sư Hoán Bích Chùa Sắc tứ Hà Trung (nguyên văn bản dịch bài minh cùa Hòa thượng Thích Thiện Hạnhkèm theo bài viết này).

Kế tục trụ trì chùa Quốc Ân là ngài Minh Hằng Định Nhiên thuộc đời thứ 34 dòng Lâm Tế. Ngài viên tịch năm 1793, trụ trì chùa 65 năm, nhưng trong thời gian dài chiến tranh: quân Trịnh tiến vào Thuận Hóa năm 1775, rồi quân Tây Sơn đánh đuổi quân Trịnh ra khỏi Phú Xuân, nhiều chùa chiền bị hư hỏng, tháp Phổ Đồng bị phá sập.

Đến năm Gia Long thú tư (1805), công chúa Ngọc Tú (con của chúa Nguyễn Phúc Luân hay Nguyễn Phúc Côn, là cha của Thế Tổ Cao hoàng đế Gia Long) đã bỏ ra ba trăm quan tiền để tái thiết ngôi chùa. Ngài Thiệt Tánh Trí Hải Đại sư và Tế Lịch Chính Văn Đại sư đã đảm nhận việc xây dựng ngôi chùa sau 15 năm đổ nát, và lấy lại số ruộng đất là 9 mẫu 01 sào 2 thước ở làng Thần Phù. Ngài Thiệt Tánh Trí Hải thuộc đời 35 dòng Lâm Tế,viên tịch năm 1805. Ngài Tế Lịch Chính Văn kế tục trụ trì đến lúc viên tịch thì vua Gia Long đưa ngài Tổ Ấn Mật Hoằng, Tăng cang chùa Thiên Mụ sang trụ trì chùa Quốc Ân năm 1817.

Ngài Tổ Ấn Mật Hoằng đã tổ chức trùng tu chùa Quốc Ân vào năm Gia Long thứ 17 (1818). Đến năm Minh Mạng thứ ba (1822), ngài đã tổ chức đại trùng tu ngôi chùa. Vua Minh Mạng đã ban cho ngài 300 quan tiền với vôi, gạch, ngói để trùng tu chùa. Ngài viên tịch vào ngày 10 tháng 10 năm Ất Dậu (1825).

Kế tục ngài Tổ Ấn Mật Hoằng là ngài Tế Chánh Bổn Giác (1761-1851). Ngài Tế Chánh Bổn Giác vừa làm Tăng cang chùa Thiên Mụ vừa trụ trì chùa Quốc Ân. Ngài Tế Chánh Bổn Giác là đệ tử của ngài Thiệt Thành Liễu Đạt ở Gia Định. Năm Minh Mạng thứ 18 (1837), ngài cùng với ngài Liễu Thông Huệ Giám tiếp tục trùng tu chùa Quốc Ân. Đến đời vua Thiệu Trị, vua ban cho ngài hai ngàn năm trăm quan tiền để trùng tu chùa. Đợt trùng tu này qua hai đời vua, đến năm 1843 mới hoàn thành.Năm Minh Mạng thứ 21 (1840), ngài Tế Chánh Bổn Giác đã chú tạo một đại hồng chung nặng 662 cân. Qua đợt trùng tu nay, chùa Quốc Ân đã có điện Đại Hùng, tiền đường, lầu chuông, lầu trống, nhà tăng, nhà hậu, nhà khách,kiến trúc theo kiểu chữ “khẩu” truyền thống chùa Huế.Ngài viên tịch vào ngày 15 tháng 12 năm Canh Tuất (1851). Tháp mộ ngài ở vườn chùa.

Ngài Tế Chánh Bổn Giác đã phó pháp cho ngài Tánh Khoát Huệ Cảnh. Ngài Tánh Khoát Huệ Cảnh giao trụ trì chùa cho ngài Liễu Kiến Từ Hòa. Ngài Liễu Kiến Từ Hòa cho xây cổng tam quan và hai am nhỏ ở sân trước chùa thờ Thánh Mẫu và Ngũ Hành. Ngài viên tịch ngày 28 tháng 7 năm Quý Hợi (1863). Tháp mộ ngài ở vườn chùa.

Kế tục ngài Liễu Kiến Từ Hòa là ngài Liễu Triệt Từ Minh. Ngài được bổ làm Tăng cang chùa Giác Hoàng; là người khai sơn chùa Viên Quang năm 1865 (chùa Linh Quang ngày nay). Kế tục là ngài Liễu Chơn Từ Hiếu. Năm 1882, ngài làm Tăng cang chùa Giác Hoàng và trụ trì chùa Quốc Ân. Năm 1883, ngài được bổ làm Tăng cang chùa Thiên Mụ. Ngài đã cho sao chép và khắc lại trên bia đá bài minh của Đại Việt Quốc Vương dựng tại tháp Thiền sư Hoán Bích. Ngài viên tích ngày 9 tháng 5 năm Canh Dần (1890).

Ngài Minh Đức Bửu Tích kế tục trụ trì chùa vừa làm Tăng cang chùa Thiên Mụ. Ngài viên tịch năm Mậu Thân niên hiệu Duy Tân thứ hai (1908). Kế tục là ngài Như Hán Nguyên Cát. Ngài đã cho xây bốn trụ cao trước cổng chùa, thay cổng tam quan bị sập do trận bão năm 1904. Ngài vừa kiêm trụ trì chùa Linh Quang. Ngài viên tịch vào ngày 12/4/1914.

Tiếp theo là ngài Như Thông Đắc Ân và ngài Như Đông Đắc Quang. Ngài Như Đông Đắc Quang cũng vừa làm Tăng cang chùa Thiên Mụ vừa trụ trì chùa Quốc Ân. Năm 1945, ngài đã tổ chức đại trùng tu chùa Quốc Ân. Ngài viên tịch năm 1947.

Kế tục trụ trì chùa là Hòa thượng Huyền Không. Ngài xuất gia năm 1920, lúc 15 tuổi. Năm 1938, ngài được Bổn sư cho thọ Cụ túc giới tại chùa Đại Bi, Thanh Hóa do Hòa thượng Tuệ Minh làm Đường đầu. Ngài được Bổn sư cho pháp danh là Hồng Nam, tự Hương Mãn, hiệu Huyền Không. Ngài có nhiều đệ tử xuất gia và tại gia thành danh, đang phục vụ cho Giáo hội và Sơn môn ở trong nước và nước ngoài. Hòa thượng viên tịch ngày 17/01/1983, thọ 77 tuổi, 45 hạ lạp.

Hòa thượng Diệu Tánh kế tục trụ trì chùa từ năm 1983. Ngài có pháp danh Nhật Minh, hiệu Viên Huệ, sinh năm 1931 tại phường Thủy Xuân, thành phố Huế. Năm 2004, ngài đã cho trùng tu chùa, sửa lại tiền đường.Ngày 12/5/2019, Hòa thượng đã có thư ngỏ gửi Chư tôn Thiền Đức Tăng Ni và Phật tử gần xa về việc tổ chức đại trùng tu ngôi Tổ đình đã xuống cấp trầm trọng. Hòa thượng viên tịch vào ngày 17/01/2020, trụ thế 89 năm, 63 hạ lạp.

Từ đầu năm 2020 đến nay, Thượng tọa Thích Minh Chơn đương kim Giám tự đãđứng ra tổ chức đại trùng tu ngôi chùa thành ngôi phạm vũ uy nghiêm, tráng lệ. Chư Tôn đức Tăng Ni, quý nhà hảo tâm, quý Phật tử muốn đóng góp tịnh tài, tịnh vật cho chùa xin liên lạc với Thượng tọa Thích Minh Chơn (địa chỉ, điện thoại và số tài khoản có ghi trong lá thư ngỏ).

Chùa có khuôn viên rộng khoảng 5.000m2, diện tích xây dựng khoảng 550m2.

Chùa quay mặt hướng tây bắc. Mở đầu là cổng tam quan với bốn trụ cột chia làm ba lối đi. Sau tam quan có tượng Bồ tát Di Lặc lộ thiên. Đi tiếp qua sân rộng với nhiều cây cảnh đến bậc cấp vào sân chùa. Ở đây, bên trái chùa là tấm bia đá Quốc Ân Tự, bên phải có tấm bia không có chữ. Tiếp đếnlà tiền đường và ngôi chánh điện, nhà hậu, nhà tăng, nhà khách … tạo thành kiến trúc chữ “khẩu”. Phía sau chùa là khutháp mộ của các vị sư trụ trì chùa các đời.

Chánh điện là ngôi nhà rường được xây dựng theo lối “trùng thiềm điệp ốc”với tiền đường 5 gian 2 chái và chánh điện 3 gian 2 chái kép trên một nền nhà. Năm 2004, chùa đã sửa lại tiền đường, trang trí cặp rồng chầu mặt hổ phù ở giữa nóc mái.

Điện Phật (chùa cũ) được bài trí tôn nghiêm, thờ tượng Tam Thế Phật, đức Phật Thích Ca, Bồ tát Quán Thế Âm, Bồ tát Địa Tạng, Hộ Pháp, Thập Điện Minh Vương, Quan Thánh…

Chùa là ngôi Tổ đình Thiền phái Lâm Tế ở Huế.

 

Võ Văn Tường

 

 

DỊCH NGHĨA

BÀI MINH CỦA ĐẠI VIỆT QUỐC VƯƠNG

KHẮC VÀO BIA ĐÁ DỰNG TẠI THÁP THIỀN SƯ HOÁN BÍCH

CHÙA SẮC TỨ HÀ TRUNG

 

Trẫm phụng thiên mệnh trị vì trăm họ. Cứ mỗi buổi sáng sớm gà gáy thức dậy Trẫm canh cánh bên lòng, chẳng lúc nào lãng quên lẽ đạo chí thiện.

Xét thấy nước Đại Việt ta từ buổi lập quốc đến nay, lúc nào và bất cứ đâu cũng đều xây chùa lập am thỉnh Tăng cúng Phật, mở rộng các phương tiện … đem lại cho bàn dân thiên hạ khắp nước ấm no thịnh vượng. Bởi thế, Trẫm tự thấy phải chấm dứt những hệ niệm, mới mong sinh dân ai cũng được an cư lạc nghiệp dần dần tiếp cận cảnh giới Hóa Thành.

Nay có Thiền sư Hoán Bích, vào năm Ất Tỵ từ Trung Hoa đến nước ta, đầu tiên dựng gậy hành hóa tại phủ Quy Ninh (Quy Nhơn) sáng lập chùa Thập Tháp Di Đà mở đường truyền giáo, rồi trở lại xứ Thuận Hóa, tại núi Phú Xuân, xây dựng chùa Quốc Ân và tháp Phổ Đồng.

Tìm hiểu các triều đình trước, Trẫm được biết Tiên Thánh thời đó đã ủy thác Thiền sư trở về Quảng Đông nước Trung Quốc thỉnh Hòa thượng Thạch Liêm chùa Trường Thọ và cung nghinh nhiều Phật tượng, pháp khí mang về nước ta hoàn thành nhiều công đức lớn lao.

Từ đây Thiền sư vâng Thánh chỉ trú trì chùa Hà Trung, hồi quang tự chiếu, phô diễn diệu lý, luận đàm huyền vy, chuyển tải điển tích, tẩy trừ tà nguy, nối tiếp nguồn chân, mở bày cho hàng hậu học tứ chúng lãnh thọ giới pháp nhiệm mầu.

Thiền sư Hoán Bích người huyện Trình Hương, phủ Triệu Châu, tỉnh Quảng Đông con nhà họ Tạ, sanh vào giờ Tuất ngày 18 tháng 5 năm Mậu Tý (1648). Năm 19 tuổi, Thiền sư cát ái từ thân, xuất gia học đạo với Thiền sư Khoáng Viên chùa Báo Tư, pháp danh Nguyên Thiều, tự Hoán Bích. Kể từ ngày Thiền sư vượt biển sang nước ta đến nay, Trẫm tính đã 51 năm.

Ngày 19 tháng 10 năm Mậu Thân (1728), Thiền sư lâm bệnh, triệu tập môn đồ tứ chúng, giảng giải huyền cơ, di chúc mật ngữ. Trước giờ lâm chung, Thiền sư cầm bút viết kệ:


Lẵng lặng gương không bụi

Sáng rạng ngọc không bằng

Rõ ràng vật mà chẳng phải vật

Rỗng không mà chớ bảo là không

Viết xong, Thiền sư ngồi ngay thẳng mà tịch, pháp lạp 81.

Môn đồ, quan chức và đệ tử của Thiền sư dựng bảo tháp ở chốn Cửa Hóa, rồi quỳ xin Trẫm ban Tháp hiệu và viết bài minh khắc vào bia đá tưởng niệm. Trẫm ban thụy hiệu “Hạnh Đoan Thiền Sư”. Trẫm cũng muốn muôn đời người người ngưỡng mộ điều thiện, thành tựu quả vị Như Lai vô thượng và chung hưởng phúc lành thái bình bất tận. Chính vì vậy, Trẫm viết bài minh rằng:

Vời vợi thay trí tuệ

Rành rành đấng Phạm Tăng         

Ung dung cùng trăng nước

Giới pháp trì nghiêm minh

Một thân trụ vững mạnh

Vắng lặng và cao kiến

 Năm uẩn thân vốn không

Hoằng pháp lợi quần sanh

Như mây lành che mát

Mặt trời tuệ chiếu soi

Nhìn Ngài, trang nghiêm quá!

Như Núi Thái vời cao.

 

Ngày 08 tháng 4 niên hiệu Bảo Thái thứ 10 “Ban” Phụng lập

Quốc Ân, mùa Vu Lan năm Đinh Hợi (2007)

Thích Thiện Hạnh

      Phụng dịch

 

Tài liệu tham khảo:

 

  1. SÁCH:

01. Hà Xuân Liêm (2000). Những ngôi chùa Huế. Nhà xuất bản Thuận Hóa, Huế, trang 49-64.

02. Võ Văn Tường (1996). Việt Nam Danh lam Cổ tự. Tái bản lần 4, ngôn ngữ: Việt-Anh-Pháp-Hoa. Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội, trang 139-140.

03. Võ Văn Tường (2007). 108 Danh lam Cổ tự Việt Nam. Ngôn ngữ: Việt-Anh-Pháp-Hoa. Nhà xuất bản Thuận Hóa, Huế, trang 139-142.

  1. CD-ROM:

Võ Văn Tường (1996). Những ngôi chùa nổi tiếng Việt Nam. Ngôn ngữ: Việt-Anh. Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin, Hà Nội.

 

 

 Chua Quoc An_Hue (1)
Ảnh 01. Toàn cảnh chùa Quốc Ân

Chua Quoc An_Hue (2)
Ảnh 02. Cổng tam quan

Chua Quoc An_Hue (3)Chua Quoc An_Hue (4)
Ảnh 03-04. Ngôi chánh điện (ảnh chụp năm 2000)

Chua Quoc An_Hue (5)Chua Quoc An_Hue (6)Chua Quoc An_Hue (7)Chua Quoc An_Hue (8)
Ảnh 05-08. Ngôi chánh điện (ảnh chụp năm 2008)

Chua Quoc An_Hue (9)Chua Quoc An_Hue (10)
Ảnh 09-10. Ngôi chánh điện (ảnh chụp năm 2010)

Chua Quoc An_Hue (11)
Ảnh 11. Ngôi chánh điện (ảnh chụp năm 2011)

Chua Quoc An_Hue (12)Chua Quoc An_Hue (13)Chua Quoc An_Hue (14)
Ảnh 12-14. Ngôi chánh điện (ảnh chụp năm 2016)

Chua Quoc An_Hue (15)Chua Quoc An_Hue (16)
Ảnh 15-16. Vườn tượng Phật ở sân trước chùa

Chua Quoc An_Hue (17)
Ảnh 17. Đài Bồ tát Quán Thế Âm

Chua Quoc An_Hue (18)Chua Quoc An_Hue (19)Chua Quoc An_Hue (20)Chua Quoc An_Hue (21)
Ảnh 18-21. Nhà bia và bia chùa

Chua Quoc An_Hue (22)Chua Quoc An_Hue (23)
Ảnh 22-23. Điện Phật

Chua Quoc An_Hue (24)
Ảnh 24. Bàn thờ Bồ tát Quán Thế Âm và Bồ tát Địa Tạng

Chua Quoc An_Hue (25)Chua Quoc An_Hue (26)
Ảnh 25-26. Tượng Hộ Pháp

Chua Quoc An_Hue (27)Chua Quoc An_Hue (28)
Ảnh 27-28. Bàn thờ Thập Điện Minh Vương

Chua Quoc An_Hue (29)
Ảnh 29. Bàn thờ Quan Thánh

Chua Quoc An_Hue (30)
Ảnh 30. Đại hồng chung

Chua Quoc An_Hue (31)
Ảnh 31. Bàn thờ Tổ

Chua Quoc An_Hue (32)
Ảnh 32. Tổ Nguyên Thiều (ảnh tư liệu)

Chua Quoc An_Hue (33)
Ảnh 33. Tháp Tổ Nguyên Thiều (tại chùa Trúc Lâm, Huế)

Chua Quoc An_Hue (34)
Ảnh 34. Vườn cây cảnh sau ngôi chánh điện

Chua Quoc An_Hue (35)
Ảnh 35. Định vị tọa độ chùa Quốc Ân

Chua Quoc An_Hue (36)
Ảnh 36. Thư ngỏ vận động kinh phí đại trùng tu chùa

Chua Quoc An_Hue (37)Chua Quoc An_Hue (38)Chua Quoc An_Hue (39)
Ảnh 37-39. Ngôi chùa mới đang xây dựng (ảnh tư liệu của chùa)
 

 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
29/06/2024(Xem: 2082)
Lâu lắm rồi trong lòng người viết lại có dịp trỗi dậy sự mến tin về một vị tăng trẻ, đã dành thời gian quan trọng nhất của tuổi thanh xuân và lòng nhiệt huyết cho tâm nguyện của mình, tự nguyện dấn thân vào nơi gian khó để hỗ trợ những người con Phật nghèo khó nơi vùng xa hẻo lánh, tìm cầu Phật đạo. Thưa trước vài điều như vậy vì trong một thời gian dài , niềm tin đó dành cho thế hệ Tăng Ni trẻ của cá nhân người viết có nhiều giảm sút theo hệ toán trừ, ngày một đi xuống, dù rằng hy vọng đó chỉ là nhận định chủ quan, khiếm diện khi không khỏa lấp được góc nhìn với nhiều cơn lốc thổi qua mạnh mẻ từ nhiều thập nên qua.
17/10/2023(Xem: 2159)
Chùa Phật giáo huyện Phong Điền (Phước Lâm tự) tọa lạc tại km 26, quốc lộ 1A, thôn Đông Lâm, xã Phong An, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế Chùa được chư vị Hòa thượng Thích Tâm Thọ, Thích Lưu Hòa, Thích Tánh Tịnh khai sơn vào tháng 6 năm 2015 trên diện tích 1 hecta. Được sự trợ duyên của chư Tôn đức Tăng Ni, sự phát tâm hộ trì của Phật tử Như Ngọc cùng nhiều thiện nam tín nữ Phật tử gần xa, Thượng tọa Thích Ngộ Tùng, Trưởng Ban Trị sự Phật giáo huyện Phong Điền, trụ trì chùa đã tổ chức Lễ khởi công xây dựng vào ngày 26 tháng 7 năm 2015.
05/10/2023(Xem: 2502)
“Chuông chùa vang vọng trong đêm vắng Thức tỉnh tâm ai còn não phiền”. Đã từ rất lâu, tiếng chuông chùa luôn gắn bó với người dân Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử. Những ngôi chùa gắn liền vào tổng thể kiến trúc Huế trọn vẹn, hài hòa như chính đạo Phật đã hòa tan vào lòng đời, lòng người xứ Huế. Tìm về với những ngôi chùa Huế cũng chính là tìm về một phần quan trọng làm nên văn hóa Huế.
31/07/2023(Xem: 2587)
Huế không chỉ nổi tiếng với non nước hữu tình, những danh lam thắng cảnh ngàn xưa mà đây cũng là cái nôi của Phật giáo. Đến với Huế là đến với vùng đất của những ngôi chùa cổ kính. Mỗi ngôi chùa lại mang nét đẹp kiến trúc và văn hóa – lịch sử khác nhau. Ngay bây
06/01/2023(Xem: 2657)
Chùa Vạn Phước Di Đà tọa lạc trên đỉnh núi Bình An, đường Điện Biên Phủ, phường Trường An, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. Chùa quay mặt hướng Tây Nam. Chùa nguyên là am Phổ Phúc do Thiền sư Hải Nhận hiệu Lương Tri dựng để tĩnh tu vào năm 1845. Được sự trợ duyên của Thượng thư Nguyễn Đình Hòe, vào năm 1847, thảo am trở thành chùa Phổ Phúc do Thiền sư Hải Mẫn hiệu Quang Đức trú trì; cụ Nguyễn Đình Hòe, pháp danh Trừng Phước làm Hội chủ. Trong thời gian này, chùa đã cung chú tượng đức Phật Thích Ca ngồi kiết già trên tòa sen, thủ ấn Cam lồ. Tượng cao 1,10m, tòa sen cao 0,75m. Tượng được tạo tác bằng nan tre, sơn son thếp vàng, là pho tượng Phật cổ và quý của Phật giáo cố đô Huế.
20/12/2022(Xem: 2740)
Trong các đề tài về Di sản Hán Nôm văn bia chùa Huế hiện đã có công trình “Tuyển dịch văn bia chùa Huế” của nhà nghiên cứu Lê Nguyễn Lưu được Tạp chí Nghiên cứu & Phát triển Thừa Thiên Huế ấn hành (NC&PT, số 49,50, 2005), gồm 45 bài văn bia thuộc 22 ngôi cổ tự xứ Thuận Hóa. Một công trình khác là “Văn bia và văn chuông Hán Nôm dân gian Thừa Thiên Huế” của nhà nghiên cứu Trần Đại Vinh giới thiệu thêm 8 bài văn bia chùa làng. Phải nói rằng, đây là những công trình mang tính chất giới thiệu, dịch thuật văn bản học, giúp cho độc giả hiểu thêm về các giá trị di sản văn hóa và lịch sử hình thành các ngôi chùa cổ tại Huế thể hiện trên hệ thống văn bia chữ Hán-Nôm, như: chùa Từ Hiếu, Thiên Mụ, Ba La Mật, Linh Quang, Diệu Đế, Tường Vân, Thuyền Tôn, Trúc Lâm, Thánh Duyên…
10/12/2022(Xem: 16266)
Nhân Đại lễ Tipitaka lần thứ 17 được tổ chức tại Bồ Đề Đạo Tràng, Ấn Độ; Ban Tổ chức đã mời nhiếp ảnh gia Võ Văn Tường tham gia triển lãm hình ảnh ngôi chùa Việt Nam trong nước và nước ngoài nhằm giới thiệu nét mỹ thuật và kiến trúc phong phú của ngôi chùa Việt đến hàng vạn chư Tăng, chư Ni và Phật tử khắp thế giới về đất Phật dự lễ. Bộ hình ảnh 165 ngôi chùa Việt Nam được phân bổ như sau: 01. Miền Bắc: 31 ngôi chùa; miền Trung: 44 ngôi chùa; miền Nam: 55 ngôi chùa; và Hải ngoại (Hoa Kỳ, Canada, Pháp, Ấn Độ, Nepal): 35 ngôi chùa. Trong đó, chùa cổ: 46 ngôi; chùa Nam Tông người Việt: 34 ngôi; chùa Nam Tông Khmer: 7 ngôi; chùa Thiền tông: 15 ngôi; chùa Khất sĩ: 08 ngôi; chùa Ni giới: 09 ngôi.
20/03/2022(Xem: 3818)
Nói đến chùa ở Huế thì không một người dân nào của đất cố đô lại không biết đến chùa Từ Hiếu, ngôi cổ tự sắc phong hùng vĩ tọa lạc tại núi Dương Xuân, xã Thủy Xuân, cách thành phố Huế 5km về phía tây nam với cảnh quan sơn thủy hữu tình giữa một không gian đầy an lạc và tĩnh lặng. Chùa quay mặt ra hướng đông nam lấy núi Ngự Bình làm tiền án và được thiết kế theo lối kiến trúc cổ lâu, mái cong nắp đắp hình rồng nổi.
20/03/2022(Xem: 3868)
Đất nước Việt Nam trải dài trên ba miền với hình cong chữ S thanh mảnh mà đoạn giữa như vòng eo con gái tuổi tròn trăng, trên địa hình thon hẹp đó có một nơi chốn được mang tên: Huế. Khi nói đến địa danh trên chúng ta thấy hiện ra trước mắt mình hai biểu tượng đẹp của xứ sở này là: Sông Hương và Núi Ngự. Hai cái tên ấy đã là một trong những điều kiện để cố đô Huế được công nhận là di sản văn hóa thế giới.
04/04/2021(Xem: 4674)
Chùa Trúc Lâm Trúc Lâm chùa ở chốn thần kinh. Phong cảnh nhìn xem thật hữu tình. Trước mặt bờ khe ùn cát trắng. Sau lưng, chòm núi lợp cây xanh. Gió Từ quét sạch rừng phiền não. Mưa Pháp trôi đùa áng lợi danh. Y bát mai sau truyền gốc đạo. Tre già măng mọc ngắm càng xinh. Đoàn Lục Quán
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]