Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chùa Phước Lâm, Phong Điền, Thừa Thiên Huế

17/10/202308:59(Xem: 1255)
Chùa Phước Lâm, Phong Điền, Thừa Thiên Huế

CHÙA PHẬT GIÁO
HUYỆN PHONG ĐIỀN
 PHƯỚC LÂM TỰ

TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

 

Chùa Phật giáo huyện Phong Điền (Phước Lâm tự) tọa lạc tại km 26, quốc lộ 1A, thôn Đông Lâm, xã Phong An, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế

 

Chùa được chư vị Hòa thượng Thích Tâm Thọ, Thích Lưu Hòa, Thích Tánh Tịnh khai sơn vào tháng 6 năm 2015 trên diện tích 1 hecta.

 

Được sự trợ duyên của chư Tôn đức Tăng Ni, sự phát tâm hộ trì của Phật tử Như Ngọc cùng nhiều thiện nam tín nữ Phật tử gần xa, Thượng tọa Thích Ngộ Tùng, Trưởng Ban Trị sự Phật giáo huyện Phong Điền, trụ trì chùa đã tổ chức Lễ khởi công xây dựng vào ngày 26 tháng 7 năm 2015.

 

Sau 3 năm xây dựng, chùa đã hoàn thành các hạng mục như: cổng tam quan, ngôi chánh điện, nhà hậu Tổ, tăng xá, trai đường, nhà khách... Phía trước sân chùa có tôn trí tượng Bồ tát Quán Thế Âm đứng trên non bộ, tượng được tạo tác bằng đá hoa cương Vũng Tàu, cao 7m, nặng 15 tấn; tượng đài Bồ tát Di Lặc được tạo tạc bằng đá Non Nước, Đà Nẵng, tượng ngồi, cao 2m, nặng 5 tấn. Phía bên tay phải của chùa có tháp chuông Hòa bình với quả đại hồng chung nặng 1,5 tấn, chuông được cung chú vào ngày 21 tháng 3 năm 2017, thân chuông được khắc hoa văn truyền thống chuông chùa Huế, phương danh chư Tôn đức chứng minh gia trì và phương danh đạo hữu phụng cúng. Gần tháp chuông có cây bồ đề cành lá sum suê do ông Nguyễn Đại Vui, Chủ tịch UBND Huyện Phong Điền phụng cúng vào ngày Đại lễ Phật Đản năm 2016, Phật lịch 2560.

 

Điện Phật được bài trí trang nghiêm, Hương án giữa tôn trí tượng đức Phật Thích Ca bằng đồng trong thế ngồi tọa thiền, tượng cao 3,4m (tính cả tòa sen), nặng 700 kg, được đúc tại chùa vào ngày Lễ Thành đạo năm 2016; bộ tượng Tam Thế Phật bằng đồng thờ trong khám gỗ sơn son thếp vàng, mỗi tượng cao 1,7m và nặng 450 kg. Phía trước có thờ Tổ sư Bồ Đề Đạt Ma, tượng cao 1,1m, tạc bằng gỗ giáng hương. Hương án hai bên tôn trí tượng Bồ tát Văn Thù và Bồ tát Phổ Hiền, mỗi tượng cao 1,8m (tính cả tòa sư tử) nặng 2,5 tấn.

 

Phía Hậu Tổ kiến trúc thờ phụng theo truyền thống Phật giáo Huế, tiền Phật hậu Tổ nên gian giữa phụng thờ Lịch đại Tổ sư và tam vị Hòa thượng Tổ sư khai sơn bổn tự, gian phải phụng thờ chư vị tiền bối hữu công Phật giáo huyện, gian bên trái thờ tiền hậu công đức và chư hương linh quy y ký tự vào chùa.

 

Chùa cũng được bài trí nhiều hoành phi câu đối bằng gỗ mít, sơn son thếp vàng do các nghệ nhân làng nghề Mỹ Xuyên, một làng nghề truyền thống của huyện Phong Điền chạm khắc. Nội dung chủ yếu tán thán công hạnh của chư Phật, Bồ tát và lịch đại Tổ sư. Một số hoành phi câu đối tiêu biểu:

 

Gian Tam bảo có hoành phi:

 

大雄寶殿 Đại hùng Bảo điện - Bảo điện Đại hùng

 

三界導師 Tam giới Đạo sư - Thầy của ba cõi

 

四生慈父 Tứ sanh Từ phụ - Cha lành bốn loại

 

Gian trước nhìn vào có các hoành phi:

 

依正莊嚴  Y chánh trang nghiêm - Y báo chánh báo đều trang nghiêm

萬德齊漳 Vạn đức tề chương - Muôn đức sáng tỏ

多生普潤 Đa sanh phổ nhuận - Phổ nhuận mọi loài chúng sanh

 

Gian hậu Tổ các các hoành phi:

 

祖印重光 Tổ ấn trùng quang - Pháp ấn chư Tổ mãi sáng tỏ

智性常圓 Trí tánh thường viên - Trí tánh mãi tròn đầy

慧光普照 Tuệ quang phổ chiếu - Trí tuệ mãi sáng soi

 

Trước tiền đường có các hoành phi:

 

豐田福林寺 Phong Điền Phước Lâm tự -  Chùa Phước Lâm Phong Điền

寶相光中 Bửu tướng quang trung - Ánh sánh quý báu bên trong

化城門外 Hóa tành môn ngoại - Hóa độ chúng sanh khắp nẽo

 

Câu đối gian chánh điện:

 

大慈大悲愍衆生應化隨緣身其身而地其地

大喜大捨濟含識威德自在聖中聖而天中天

Đại từ đại bi mẫn chúng sanh, ứng hóa tùy duyên thân kỳ thân nhi địa kỳ địa

Đại hỷ đại xả tế hàm thức, uy đức tự tại, thánh trung thánh nhi thiên trung thiên

 

Nghĩa:

Đại từ đại bi thương chúng sanh, tùy duyên hóa hiện thân hình, nơi chổ

Đại hỷ đại xả cứu muôn loài, uy đức tự tại là bậc thánh trong thánh, trời trong loài trời

 

法本如如迷之者謂色謂聲悟之者非空有非

心原寂寂即乎此爲善爲樂離乎此是苦是憂

Pháp bổn như như, mê chi giả vị sắc vị thanh, ngộ chi giả phi không phi hữu

Tâm nguyên tịch tịch, tức hồ thử vi thiện vi lạc, li hồ thử thị khổ thị ưu

 

Nghĩa:

Pháp vốn như như, kẻ mê cứ bảo là sắc là tiếng, người ngộ thấy rõ chẳng không chẳng có

Tâm gốc vắng lặng, nương vào tâm vắng lặng thì thiện thì lạc, xa rời tâm ấy là khổ là ưu.

 

Câu đối nhà hậu Tổ:

 

祖印宗風指物傳心壹句話頭真了悟

慧光高德隨緣化道懸崖撒手盡融通

Tổ ấn tông phong, chỉ vật truyền tâm, nhất cú thoại đầu chơn liễu ngộ

Tuệ quang cao đức, tùy duyên hóa đạo, huyền nhai tán thủ tận dung thông

 

Dịch:

Tổ ấn tông phong, “chỉ vật truyền tâm” một câu thoại đầu liền giác ngộ

Đức cao trí sáng, tùy duyên mà độ “huyền nhai tán thủ” đều dung thông

 

妄非妄真復谁真轉眼春秋隨逝水

來不来去從何去迴頭生死等空花

Vọng phi vọng, chơn phục thùy chơn, chuyển nhãn xuân thu tùy thệ thủy

Lai bất lai, khứ tùng hà khứ, hồi đầu sanh tử đẳng không hoa

 

Nghĩa:

Vọng chẳng vọng, chơn chẳng phải chơn, đảo mắt đã xuân thu như nước chảy

Đến chẳng phải đến, đi chẳng phải đi, quay đầu sống chết đã như hoa đốm hư không

 

Câu đối trước tiền đường:

 

福緣普備德水勻霑無量聖賢含稽首

林法弘開禪燈遍照什方檀信共歸依

Phước duyên phổ bị, đức thủy câu triêm, vô lượng thánh hiền hàm khể thủ

Lâm pháp hoằng khai thiền đăng biến chiếu, thập phương đàn tín cộng quy y

 

Nghĩa:

Duyên phước rộng che, nước công đức thấm nhuần khắp xứ, hết thảy thánh hiền đồng kính lễ

Rừng pháp mở bày, đèn thiền mãi sáng soi muôn nẽo, mười phương đàn tín thảy quy y.

 

福海基培地鈽黃金湧出蓮花寶樹

林山法演天垂寶月同登覺岸禪門

Phước hải cơ bồi, địa bố hoàng kim dõng xuất liên hoa bửu thọ

Lâm sơn pháp diễn, thiên thùy bảo nguyệt đồng đăng giác ngạn thiên môn

 

Nghĩa:

Biển phước vun bồi vững chãi, đất rãi vàng rồng bỗng xuất liên hoa cây quý

Rừng sâu nói pháp, trời hiện trăng quý rọi soi, tất cả cùng về cửa thiền bến giác

 

Ngoài ra còn nhiều hoành phi câu đối bài trí trang nghiêm khắp các hành lang chánh điện và nhà Hậu Tổ, phía cổ lầu cũng chạm khắc các bài tán dương Tam bảo, các phù điêu tứ quý, bát cát tường tô điểm cho không gian ngôi chùa thêm phần thiền vị, trang nghiêm.

 

Chùa Phước Lâm ngoài việc phụng thờ Tam Bảo, làm nơi tu học cho Tăng chúng và đạo hữu Phật tử thập phương còn là nơi đặt Văn phòng Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo huyện Phong Điền, trung tâm điều hành mọi Phật sự của địa phương, nên Văn phòng Giáo hội cũng đã được dựng xây đồng thời với chánh điện từ năm 2015, với kết cấu nhà rường truyền thống Huế, đủ sức chứa cho gần 100 Tăng Ni tham dự các buổi họp bàn Phật sự; Giảng đường xây dựng từ năm 2016 và được thiết kế với vật liệu gọn nhẹ, thanh nhã với diện tích sàn 300m2, đủ chỗ cho các buổi thuyết pháp và triển khai các đại lễ của Phật giáo huyện.

 

Hiện nay chùa có đạo tràng Pháp hoa tụng kinh và tu học vào chủ nhật hằng tuần, có Gia đình Phật tử Phước Lâm, lớp võ thuật Phước Lâm, nhóm thiện nguyện từ thiện Phước Lâm...

 

Phước Lâm là ngôi chùa huyện được xây dựng khang trang, hiện đại, tiện nghi với nét kiến trúc truyền thống Huế ở vùng nông thôn yên tĩnh. Chùa là niềm tự hào của con dân Phật tử Phong Điền, mang niềm an lạc đến với người dân và Phật tử gần xa.

 

Bài: TT. Thích Ngộ Tùng

Ảnh: Võ Văn Tường (2023)

 

***

 

 

 

 

Chú thích ảnh:

 

01-02. Toàn cảnh chùa Phước Lâm

03       Trụ biểu tam quan chùa Phước Lâm

04-06. Ngôi chánh điện

07       Tượng đài Bồ tát Quán Thế Âm

08.      Bức hoành “Phong Điền Phước Lâm Tự”

09-11. Điện Phật

12       Bàn thờ Bồ tát Văn Thù

13       Bàn thờ Bồ tát Phổ Hiền

14       Tổ Đường

15.      Đại hồng chung

16       Trống

17       Mai Lâm trượng thất (nhà Hậu)

18       Hương Lâm trai đường

19.      Tượng đức Phật Thích Ca

20.      Tháp chuông Hòa Bình

21.      Cổng Văn phòng Ban Trị sự GHPGVN Huyện Phong Điền

22       Văn phòng Ban Trị sự GHPGVN Huyện Phong Điền

23-25. Hội trường

26.      Cây bồ đề

27.      Tác giả tặng sách TT. trụ trì chùa

 

 

chua phuoc lam (1)chua phuoc lam (2)chua phuoc lam (3)chua phuoc lam (4)chua phuoc lam (5)chua phuoc lam (6)chua phuoc lam (7)chua phuoc lam (8)chua phuoc lam (9)chua phuoc lam (10)chua phuoc lam (11)chua phuoc lam (12)chua phuoc lam (13)chua phuoc lam (14)chua phuoc lam (15)chua phuoc lam (16)chua phuoc lam (17)chua phuoc lam (18)chua phuoc lam (19)chua phuoc lam (20)chua phuoc lam (21)chua phuoc lam (22)chua phuoc lam (23)chua phuoc lam (24)chua phuoc lam (25)chua phuoc lam (26)chua phuoc lam (27)

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/10/2023(Xem: 1308)
“Chuông chùa vang vọng trong đêm vắng Thức tỉnh tâm ai còn não phiền”. Đã từ rất lâu, tiếng chuông chùa luôn gắn bó với người dân Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử. Những ngôi chùa gắn liền vào tổng thể kiến trúc Huế trọn vẹn, hài hòa như chính đạo Phật đã hòa tan vào lòng đời, lòng người xứ Huế. Tìm về với những ngôi chùa Huế cũng chính là tìm về một phần quan trọng làm nên văn hóa Huế.
31/07/2023(Xem: 1545)
Huế không chỉ nổi tiếng với non nước hữu tình, những danh lam thắng cảnh ngàn xưa mà đây cũng là cái nôi của Phật giáo. Đến với Huế là đến với vùng đất của những ngôi chùa cổ kính. Mỗi ngôi chùa lại mang nét đẹp kiến trúc và văn hóa – lịch sử khác nhau. Ngay bây
06/01/2023(Xem: 1865)
Chùa Vạn Phước Di Đà tọa lạc trên đỉnh núi Bình An, đường Điện Biên Phủ, phường Trường An, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. Chùa quay mặt hướng Tây Nam. Chùa nguyên là am Phổ Phúc do Thiền sư Hải Nhận hiệu Lương Tri dựng để tĩnh tu vào năm 1845. Được sự trợ duyên của Thượng thư Nguyễn Đình Hòe, vào năm 1847, thảo am trở thành chùa Phổ Phúc do Thiền sư Hải Mẫn hiệu Quang Đức trú trì; cụ Nguyễn Đình Hòe, pháp danh Trừng Phước làm Hội chủ. Trong thời gian này, chùa đã cung chú tượng đức Phật Thích Ca ngồi kiết già trên tòa sen, thủ ấn Cam lồ. Tượng cao 1,10m, tòa sen cao 0,75m. Tượng được tạo tác bằng nan tre, sơn son thếp vàng, là pho tượng Phật cổ và quý của Phật giáo cố đô Huế.
20/12/2022(Xem: 1959)
Trong các đề tài về Di sản Hán Nôm văn bia chùa Huế hiện đã có công trình “Tuyển dịch văn bia chùa Huế” của nhà nghiên cứu Lê Nguyễn Lưu được Tạp chí Nghiên cứu & Phát triển Thừa Thiên Huế ấn hành (NC&PT, số 49,50, 2005), gồm 45 bài văn bia thuộc 22 ngôi cổ tự xứ Thuận Hóa. Một công trình khác là “Văn bia và văn chuông Hán Nôm dân gian Thừa Thiên Huế” của nhà nghiên cứu Trần Đại Vinh giới thiệu thêm 8 bài văn bia chùa làng. Phải nói rằng, đây là những công trình mang tính chất giới thiệu, dịch thuật văn bản học, giúp cho độc giả hiểu thêm về các giá trị di sản văn hóa và lịch sử hình thành các ngôi chùa cổ tại Huế thể hiện trên hệ thống văn bia chữ Hán-Nôm, như: chùa Từ Hiếu, Thiên Mụ, Ba La Mật, Linh Quang, Diệu Đế, Tường Vân, Thuyền Tôn, Trúc Lâm, Thánh Duyên…
10/12/2022(Xem: 11431)
Nhân Đại lễ Tipitaka lần thứ 17 được tổ chức tại Bồ Đề Đạo Tràng, Ấn Độ; Ban Tổ chức đã mời nhiếp ảnh gia Võ Văn Tường tham gia triển lãm hình ảnh ngôi chùa Việt Nam trong nước và nước ngoài nhằm giới thiệu nét mỹ thuật và kiến trúc phong phú của ngôi chùa Việt đến hàng vạn chư Tăng, chư Ni và Phật tử khắp thế giới về đất Phật dự lễ. Bộ hình ảnh 165 ngôi chùa Việt Nam được phân bổ như sau: 01. Miền Bắc: 31 ngôi chùa; miền Trung: 44 ngôi chùa; miền Nam: 55 ngôi chùa; và Hải ngoại (Hoa Kỳ, Canada, Pháp, Ấn Độ, Nepal): 35 ngôi chùa. Trong đó, chùa cổ: 46 ngôi; chùa Nam Tông người Việt: 34 ngôi; chùa Nam Tông Khmer: 7 ngôi; chùa Thiền tông: 15 ngôi; chùa Khất sĩ: 08 ngôi; chùa Ni giới: 09 ngôi.
20/03/2022(Xem: 3168)
Nói đến chùa ở Huế thì không một người dân nào của đất cố đô lại không biết đến chùa Từ Hiếu, ngôi cổ tự sắc phong hùng vĩ tọa lạc tại núi Dương Xuân, xã Thủy Xuân, cách thành phố Huế 5km về phía tây nam với cảnh quan sơn thủy hữu tình giữa một không gian đầy an lạc và tĩnh lặng. Chùa quay mặt ra hướng đông nam lấy núi Ngự Bình làm tiền án và được thiết kế theo lối kiến trúc cổ lâu, mái cong nắp đắp hình rồng nổi.
20/03/2022(Xem: 3099)
Đất nước Việt Nam trải dài trên ba miền với hình cong chữ S thanh mảnh mà đoạn giữa như vòng eo con gái tuổi tròn trăng, trên địa hình thon hẹp đó có một nơi chốn được mang tên: Huế. Khi nói đến địa danh trên chúng ta thấy hiện ra trước mắt mình hai biểu tượng đẹp của xứ sở này là: Sông Hương và Núi Ngự. Hai cái tên ấy đã là một trong những điều kiện để cố đô Huế được công nhận là di sản văn hóa thế giới.
04/04/2021(Xem: 4047)
Chùa Trúc Lâm Trúc Lâm chùa ở chốn thần kinh. Phong cảnh nhìn xem thật hữu tình. Trước mặt bờ khe ùn cát trắng. Sau lưng, chòm núi lợp cây xanh. Gió Từ quét sạch rừng phiền não. Mưa Pháp trôi đùa áng lợi danh. Y bát mai sau truyền gốc đạo. Tre già măng mọc ngắm càng xinh. Đoàn Lục Quán
26/09/2020(Xem: 12684)
Những Ngôi Chùa Nổi Tiếng tại Cố Đô Huế
20/09/2020(Xem: 6106)
Chùa Huyền Không Sơn Thượng tọa lạc tại thôn ĐồngChầm (Hòn Vượn), phường Hương Hồ, thị xã Hương Trà, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. Chùa cách trung tâm thành phố Huế khoảng 14 km về hướng Tây. Chùa thuộc Hệ phái Phât giáo Nam Tông (Kinh). Chùa do Tỳ khưu Giới Đức, bút hiệu Minh Đức Triều Tâm Ảnh thành lập. Năm 1988, hưởng ứng chương trình phủ xanh đất trống, đồi trọc của tỉnh, chùa đã làm đơn xin được 50,4 hecta để trồng cây gây rừng. Qua năm 1989, các sư đã vào lập trang trại, đào giếng, ươm cây giống …và xây dựng các công trình ở hai khu ngoại viện và nội viện. Chùa thiết kế thành 2 khu vực chính:
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567