Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chùa Phù Bài, Thừa Thiên Huế - Mái nhà tâm linh của người dân Thủy Phù, Hương Thủy.

07/01/202109:18(Xem: 3749)
Chùa Phù Bài, Thừa Thiên Huế - Mái nhà tâm linh của người dân Thủy Phù, Hương Thủy.

Chùa Phù Bài, Thừa Thiên Huế -

Mái nhà tâm linh của người dân Thủy Phù, Hương Thủy.



Chùa Phù Bài tọa lạc tại xã Thủy Phù, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Chùa Phù Bài nguyên là Khuôn hội Phật giáo Phù Bài được thành lập vào năm 1956. Đến năm 1964, niệm Phật đường Phù Bài có 50 Phật tử đầu tiên đã góp sức xây dựng ngôi nhà tâm linh ở địa phương để cùng nhau tu tập. Qua thời gian 50 năm, ngôi chánh điện đã xuống cấp trầm trọng, đường quốc lộ lại mở rộng và nâng cao làm niệm Phật đường thường xuyên bị ngập lụt, ảnh hưởng đến sự tu tập của đông đảo bà con Phật tử địa phương. Do đó, vào năm 2015, Khuôn hội Phật giáo Phú Bài đã gửi tâm thư kêu gọi chư Phật tử khắp nơi góp sức trùng tu niệm Phật đường. Được sự hỗ trợ của Hòa thượng Thích Phước Trí (trú trì chùa Vạn Phước và chùa Pháp Vân, thành phố Hồ Chí Minh) cùng bà con Phật tử gần xa, Ban trùng tu do đạo hữu Lê Điền làm Trưởng ban được thành lập, đã xin giấy phép xây dựng vào ngày 26.11.2015 và tổ chức lễ Đặt đá vào ngày 06.6.2016. Sau 18 tháng xây dựng, niệm Phật đường Phù Bài được khánh thành trọng thể vào ngày 28.01.2018 (ngày 12 tháng 12 năm Đinh Dậu) với các hạng mục khang trang như: cổng tam quan, ngôi chánh điện, bảo tháp, giảng đường, tăng xá … Từ đây, niệm Phật đường Phù Bài được đổi tên thành Chùa Phù Bài.

Cả hai buổi lễ Đặt đá và lễ Khánh thành đều có đông đảo bà con Phật tử địa phương, đại diện Chính quyền địa phương cùng chư tôn đức Giáo phẩm GHPGVN tỉnh Thừa Thiên Huế tham dự. Chứng minh buổi lễ Đặt đá có: HT. Thích Chơn Tế, HT. Thích Hải Ấn, HT. Thích Giác Mãn… Chứng minh buổi lễ Khánh thành có: HT. Thích Huệ Ấn, HT. Thích Huệ Minh, HT. Thích Đức Thanh, HT. Thích Phước Trí …

Ngôi chánh điện thiết kế hai tầng gồm tầng dưới phục vụ sinh hoạt, tu học; tầng trên làm Phật điện. Điện Phật được bài trí tôn nghiêm. Hương án giữa thờ tôn tượng đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni; hương án hai bên thờ Bồ tát Quán Thế Âm và Bồ tát Địa Tạng; trước tôn trí bộ tượng Dược Sư. Ở Phật điện còn có bàn thờ Hộ Pháp, bàn thờ Tiêu Diện. Sân trước chùa có tôn tượng Bồ tát Quán Thế Âm lộ thiên.

Chùa có nhiều câu đối ở cổng tam quan, tiền đường, chánh điện và nhà giảng, đều được khắc ghi bằng thư pháp chữ Việt. Xin dẫn hai cặp câu đối ở điện Phật:

Phù vân huyễn tướng giọt nước cam lồ rưới tan não phiền chín cõi,

Bài pháp chân truyền ngọn đèn bát nhã rõ soi tướng hảo ba luân.

 

Mây núi chập chùng trăng bát nhã lồng soi vũ trụ,

Cỏ hoa tươi tốt gió từ bi thổi mát sinh linh.

Võ Văn Tường



 

Chùa Phù Bài, Huế (1)

Ảnh 01. Toàn cảnh chùa Phù Bài

Chùa Phù Bài, Huế (2)

Ảnh 02. Chùa Phù Bài

Chùa Phù Bài, Huế (3)

Ảnh 03. Biển tên chùa

Chùa Phù Bài, Huế (4)

Ảnh 04. Điện Phật

Chùa Phù Bài, Huế (5)

Ảnh 05. Tượng đức Phật Thích Ca và tượng Phật Dược Sư

Chùa Phù Bài, Huế (6)

Ảnh 06. Bàn thờ Bồ tát Quán Thế Âm

Chùa Phù Bài, Huế (7)

Ảnh 07. Bàn thờ Bồ tát Địa Tạng

Chùa Phù Bài, Huế (8)

Ảnh 08. Bàn thờ Hộ Pháp

Chùa Phù Bài, Huế (9)

Ảnh 09. Bàn thờ Tiêu Diện

Chùa Phù Bài, Huế (10)

Ảnh 10. Bàn thờ đức Phật A Di Đà và Bồ tát Quán Thế Âm

Chùa Phù Bài, Huế (11)Chùa Phù Bài, Huế (12)

Ảnh 11 và 12. Câu đối ở điện Phật

Chùa Phù Bài, Huế (13)

Ảnh 13. Tượng Bồ tát Quán Thế Âm lộ thiên

Chùa Phù Bài, Huế (14)

Ảnh 14. Sân trước chùa

Chùa Phù Bài, Huế (15)

Ảnh 15. Đoàn chư Tăng và Phật tử viếng chùa (2018)

 

 

 

 




***
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17/10/2023(Xem: 1252)
Chùa Phật giáo huyện Phong Điền (Phước Lâm tự) tọa lạc tại km 26, quốc lộ 1A, thôn Đông Lâm, xã Phong An, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế Chùa được chư vị Hòa thượng Thích Tâm Thọ, Thích Lưu Hòa, Thích Tánh Tịnh khai sơn vào tháng 6 năm 2015 trên diện tích 1 hecta. Được sự trợ duyên của chư Tôn đức Tăng Ni, sự phát tâm hộ trì của Phật tử Như Ngọc cùng nhiều thiện nam tín nữ Phật tử gần xa, Thượng tọa Thích Ngộ Tùng, Trưởng Ban Trị sự Phật giáo huyện Phong Điền, trụ trì chùa đã tổ chức Lễ khởi công xây dựng vào ngày 26 tháng 7 năm 2015.
05/10/2023(Xem: 1303)
“Chuông chùa vang vọng trong đêm vắng Thức tỉnh tâm ai còn não phiền”. Đã từ rất lâu, tiếng chuông chùa luôn gắn bó với người dân Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử. Những ngôi chùa gắn liền vào tổng thể kiến trúc Huế trọn vẹn, hài hòa như chính đạo Phật đã hòa tan vào lòng đời, lòng người xứ Huế. Tìm về với những ngôi chùa Huế cũng chính là tìm về một phần quan trọng làm nên văn hóa Huế.
31/07/2023(Xem: 1536)
Huế không chỉ nổi tiếng với non nước hữu tình, những danh lam thắng cảnh ngàn xưa mà đây cũng là cái nôi của Phật giáo. Đến với Huế là đến với vùng đất của những ngôi chùa cổ kính. Mỗi ngôi chùa lại mang nét đẹp kiến trúc và văn hóa – lịch sử khác nhau. Ngay bây
06/01/2023(Xem: 1859)
Chùa Vạn Phước Di Đà tọa lạc trên đỉnh núi Bình An, đường Điện Biên Phủ, phường Trường An, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. Chùa quay mặt hướng Tây Nam. Chùa nguyên là am Phổ Phúc do Thiền sư Hải Nhận hiệu Lương Tri dựng để tĩnh tu vào năm 1845. Được sự trợ duyên của Thượng thư Nguyễn Đình Hòe, vào năm 1847, thảo am trở thành chùa Phổ Phúc do Thiền sư Hải Mẫn hiệu Quang Đức trú trì; cụ Nguyễn Đình Hòe, pháp danh Trừng Phước làm Hội chủ. Trong thời gian này, chùa đã cung chú tượng đức Phật Thích Ca ngồi kiết già trên tòa sen, thủ ấn Cam lồ. Tượng cao 1,10m, tòa sen cao 0,75m. Tượng được tạo tác bằng nan tre, sơn son thếp vàng, là pho tượng Phật cổ và quý của Phật giáo cố đô Huế.
20/12/2022(Xem: 1957)
Trong các đề tài về Di sản Hán Nôm văn bia chùa Huế hiện đã có công trình “Tuyển dịch văn bia chùa Huế” của nhà nghiên cứu Lê Nguyễn Lưu được Tạp chí Nghiên cứu & Phát triển Thừa Thiên Huế ấn hành (NC&PT, số 49,50, 2005), gồm 45 bài văn bia thuộc 22 ngôi cổ tự xứ Thuận Hóa. Một công trình khác là “Văn bia và văn chuông Hán Nôm dân gian Thừa Thiên Huế” của nhà nghiên cứu Trần Đại Vinh giới thiệu thêm 8 bài văn bia chùa làng. Phải nói rằng, đây là những công trình mang tính chất giới thiệu, dịch thuật văn bản học, giúp cho độc giả hiểu thêm về các giá trị di sản văn hóa và lịch sử hình thành các ngôi chùa cổ tại Huế thể hiện trên hệ thống văn bia chữ Hán-Nôm, như: chùa Từ Hiếu, Thiên Mụ, Ba La Mật, Linh Quang, Diệu Đế, Tường Vân, Thuyền Tôn, Trúc Lâm, Thánh Duyên…
10/12/2022(Xem: 11401)
Nhân Đại lễ Tipitaka lần thứ 17 được tổ chức tại Bồ Đề Đạo Tràng, Ấn Độ; Ban Tổ chức đã mời nhiếp ảnh gia Võ Văn Tường tham gia triển lãm hình ảnh ngôi chùa Việt Nam trong nước và nước ngoài nhằm giới thiệu nét mỹ thuật và kiến trúc phong phú của ngôi chùa Việt đến hàng vạn chư Tăng, chư Ni và Phật tử khắp thế giới về đất Phật dự lễ. Bộ hình ảnh 165 ngôi chùa Việt Nam được phân bổ như sau: 01. Miền Bắc: 31 ngôi chùa; miền Trung: 44 ngôi chùa; miền Nam: 55 ngôi chùa; và Hải ngoại (Hoa Kỳ, Canada, Pháp, Ấn Độ, Nepal): 35 ngôi chùa. Trong đó, chùa cổ: 46 ngôi; chùa Nam Tông người Việt: 34 ngôi; chùa Nam Tông Khmer: 7 ngôi; chùa Thiền tông: 15 ngôi; chùa Khất sĩ: 08 ngôi; chùa Ni giới: 09 ngôi.
20/03/2022(Xem: 3163)
Nói đến chùa ở Huế thì không một người dân nào của đất cố đô lại không biết đến chùa Từ Hiếu, ngôi cổ tự sắc phong hùng vĩ tọa lạc tại núi Dương Xuân, xã Thủy Xuân, cách thành phố Huế 5km về phía tây nam với cảnh quan sơn thủy hữu tình giữa một không gian đầy an lạc và tĩnh lặng. Chùa quay mặt ra hướng đông nam lấy núi Ngự Bình làm tiền án và được thiết kế theo lối kiến trúc cổ lâu, mái cong nắp đắp hình rồng nổi.
20/03/2022(Xem: 3095)
Đất nước Việt Nam trải dài trên ba miền với hình cong chữ S thanh mảnh mà đoạn giữa như vòng eo con gái tuổi tròn trăng, trên địa hình thon hẹp đó có một nơi chốn được mang tên: Huế. Khi nói đến địa danh trên chúng ta thấy hiện ra trước mắt mình hai biểu tượng đẹp của xứ sở này là: Sông Hương và Núi Ngự. Hai cái tên ấy đã là một trong những điều kiện để cố đô Huế được công nhận là di sản văn hóa thế giới.
04/04/2021(Xem: 4038)
Chùa Trúc Lâm Trúc Lâm chùa ở chốn thần kinh. Phong cảnh nhìn xem thật hữu tình. Trước mặt bờ khe ùn cát trắng. Sau lưng, chòm núi lợp cây xanh. Gió Từ quét sạch rừng phiền não. Mưa Pháp trôi đùa áng lợi danh. Y bát mai sau truyền gốc đạo. Tre già măng mọc ngắm càng xinh. Đoàn Lục Quán
26/09/2020(Xem: 12673)
Những Ngôi Chùa Nổi Tiếng tại Cố Đô Huế
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567