Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Làm Thế Nào Để Tu Thành Phật?

14/04/202413:44(Xem: 583)
Làm Thế Nào Để Tu Thành Phật?


thanhdao

Làm Thế Nào
Để Tu Thành Phật?



            Có một bạn trẻ, trí thức, mặt mũi sáng sủa mộ đạo tới hỏi một thiền sư như thế này:

-Thưa thầy, con đọc kinh điển thấy Đức Phật nói, “Ta là Phật đã thành, chúng sinh là Phật sẽ thành” như vậy chúng sinh có thể tu thành Phật. Con rất muốn tu thành Phật. Xin thầy chỉ cho làm thế nào để thành Phật?


Sư đáp:

-Nếu tu để ngộ được tâm Phật, an nhiên tự tại như chư Tổ và các thánh tăng thì khác. Còn muốn trở thành một vị Phật lại khác. Về hình dáng:

            Phải cao. dung mạo phải đẹp đẽ, oai nghi, không khiếm khuyết bất cứ một bộ phận nào trên cơ thể. Về thân thế:

            Phải là vua, hoặc thái tử, hoàng tử của một vương quốc. Nếu là các nước cộng hòa thì phải là tổng thống, thủ tướng. Phải có chức vụ cao tột đỉnh như vậy để sau này không còn ham mê danh vọng nữa. Phải là con của một tỷ phú thừa kế một tài sản khổng lồ để sau này không còn ham mê tiền bạc. Một vị Phật không thể xuất thân từ một gia đình thấp kém, bần hàn, là con mồ côi hay con của một gia đình mà cha mẹ ly dị bỏ nhau.

           
 Cũng cần có gia đình rồi mới xuất gia để cho thấy vị này có đời sống tình cảm và sinh lý bình thường và nhất là không còn đắm chìm vào ái dục nữa. Về tư chất:

           
 
Phải biểu hiện lòng từ bi ngay từ lúc còn bé giống như Đức Phật ôm con chim bị Hoàng Tử Bồ Đề Đạt Đa bắn bị thương vào lòng và chữa trị cho nó. Tư chất rất quan trọng. Vị Phật tương lai không thể nào là một thanh niên hư hỏng, chơi bời lêu lổng từ lúc tấm bé. Lời ăn tiếng nói phải dịu dàng, đoan chính ngay từ lúc còn nhỏ.

            
Tới đây thì chàng thanh niên ngắt lời sư:

-Chư tổ nói rằng “Đồ tể buông dao xuống thành Phật” như vậy đâu cần dĩ vãng tốt lành mới tu thành Phật?

Sư nhỏ nhẹ đáp:

            
Câu nói này chỉ có nghĩa là  người ác thế nào đi nữa, khi biết nghe lời Phật dạy sẽ trở thành người tốt. Căn cốt hay nghiệp là đồ tể làm sao có thể thành Phật được? Phải có căn lành mới tu thành Phật được. Còn về học thức:


-Ít nhất phải có bằng tiến sĩ quốc gia của một ngành nào đó. Ngoài ra lại còn có kiến thức của tất cả các bộ môn như sử học, triết học, luật học, giáo dục, xã hội học, nhân chủng học, luật pháp quốc tế v.v…Đức Phật khi còn là thái tử đã được Vùa Tịnh Phận mời tất cả các bậc thầy nổi tiếng đương thời giảng dạy. Khi xuất gia Đức Phật đã có một kiến thức uyên bác ngoài đời.

Vị Phật tương lai này còn phải giỏi ngoại ngữ nữa.  Còn tuổi nào là đúng để xuất gia?


-Theo lịch sử, Thái Tử Tất Đạt Đa bỏ hoàng cung xuất gia năm 26 tuổi. Sau chín năm tự tu, Thái Tử đắc quả Phật năm 35 tuổi, nhập Niết Bàn ở tuổi 80 sau khi đã hành đạo 45 năm. Như vậy tuổi xuất gia tốt nhất từ 25 tới 30. Nếu già quá thì thời gian hóa độ chúng sinh không nhiều. Còn tu hành thì như thế nào?


-Tôi  không thể nói vị Phật tương lai tu hành như thế nào. Nhưng  nền tảng là phải tu theo Bát Chánh Đạo, Thiền Định và giữ giới. Chắc chắn trong vô lượng kiếp trước ngài đã là bậc tu hành rồi. Và ngày hôm nay do lời hoằng thệ thị hiện nơi cõi Ta Bà này để hóa độ chúng sinh đang ở thời mạt thế, luân lý đạo đức suy tàn, con người mê đắm nhục dục và vô cùng gian trá, hung ác.  Có thể vị Phật tương lai này vấn hỏi, học đạo ở các vị cao tăng, học giả, thiện tri thức giống như Thiện Tài Đồng Tử trong Kinh Hoa Nghiêm. Nhưng vị Phật tương lai chỉ vấn hỏi chứ không thụ giáo, quy y với bất cứ ai. Đức Phật đã vấn hỏi nhóm Lục Sư nhưng không nhận những vị này làm thầy. Một vị Phật không nhận ai làm thầy cả mà tự tu, tự chứng. Cậu về suy nghĩ đi, nếu có đại nguyện thì cứ dũng mạnh tiến tới. Có thể vô lượng kiếp nữa mới thành Phật giống như Phật thọ ký cho các đệ tử trong Kinh Pháp Hoa. Theo tôi nghĩ, đừng mong thành Phật mà cứ tu thì sẽ có ngày sẽ thành Phật. Chứ  còn mong thành Phật thì không bao giờ thành Phật. Như tôi đây tu hành đã 60 năm mà chẳng mong đắc quả gì hết mà chỉ mong “Thân không bệnh tật, tâm không phiền não”. Từng giờ, từng phút tôi chiến đấu với với con quỷ Tham, quỷ Sân, quỷ Si mà vẫn chưa thắng được nó. Nhiều khi tưởng chiến thắng nhưng thực ra chúng nó vẫn lẩn quất, tàng hình đâu đó,  Cho nên tôi cần phải tu nhiều đời, nhiều kiếp nữa.

            
Nghe sư nói vậy, chàng thanh niên chán nản nói:

-Thôi con bỏ ý định tu thành Phật và chỉ mong là đệ tử của Phật mà thôi.

            
Sư an ủi:

-Xin cậu đừng nản chí. Nếu đã có đại nguyện thì cứ dũng mãnh đi tới. Có một con đường ngắn hơn, dễ hơn là phát nguyện sanh về Cõi Tịnh Độ của Phật A Di Đà như hoằng thệ của Phổ Hiền Bồ Tát. Nơi đây có nhiều thuận duyên, thuận cảnh hơn cõi Ta Bà để từ từ tiến tu thành Phật.

          
  Nghe nói vậy, chàng thanh niên đại ngộ, lạy tạ sư rồi lui ra.

Lời người kể chuyện:

            
Khoảng một trăm năm nay và bây giờ có những kẻ ngông cuồng, để râu để tóc, cư trú ở rừng núi - làm như chỉ trong rừng mới có Phật, thánh nhân xuất thế. Thỉnh thoảng nói vài câu sấm truyền vu vơ về ngày tận thế, vài câu kinh Phật để răn đời hoặc chế thuốc Nam để chữa bệnh. Từ đó ngã mạn tự xưng mình là Phật v.v…. Nếu Phật mà dễ tu, dễ chứng thì hơn 2600 năm nay đã có nhiều vị Phật ra đời. Các đại trí thức đương thời  và kể cả Chư Thiên đều gọi Đức Phật là Thế Tôn Hi Hữu- tức một bâc tôn quý hiếm thấy trên thế gian này. Đức Phật, ngoài dung mạo đẹp đẽ lại còn có một trí tuệ siêu việt  với danh xưng Vô Thượng Sĩ mà không một đại trí thức nào sánh nổi. Ngoài ra, ngài lại có một đời sống vô cùng mẫu mực làm gương sáng cho bao nhiêu đệ tử và chúng sinh kể cả Cõi Trời. Đức Phật không chết như chúng ta mà ngài từ từ nhập Sơ Thiền rồi vào Tứ Thiền để lìa bỏ thân tứ đại giả tạm này dùng để chuyên chở pháp (Pháp Thân) để vào Vô Dư Niết Bàn vĩnh viễn không còn tái sinh nữa.

            Vậy thì Phật tử chúng ta phải thận trọng và cảnh giác với bất cứ ai tự phong mình là Phật là Thánh kẻo bị tà sư dẫn dắt. Theo tôi nghĩ, chúng ta nên đi chùa hay ở nhà nghiên cứu kinh điển, tụng kinh, niệm Phật rồi ráng làm, ráng tu theo Phật hơn là mong thành Phật  và nương tựa vào các vị thầy có đạo đức đang ở trong các chủa, tu viện được đặt dưới sự giám sát chặt chẽ của thầy tổ và giáo hội.  Đừng mơ mộng thành Phật như Hương Hải Thiền Sư nói, “Mạc giáo mộng trung tầm tri thức.” Hãy ráng sống như một người “hiền như Bụt” là quý báu lắm rồi.




Thiện Quả Đào Văn Bình

(Trích Kinh Hạnh Phúc Của Tôi sắp xuất bản)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/04/2013(Xem: 3969)
Ngài hiện hữu trên cuộc đời này, bên trong thân tứ đại hàm chứa một Báo thân viên mãn. Nghĩa là cuộc sống của Đức Phật tỏa sáng lòng từ bao la, đức hạnh cao quý, hiểu biết siêu quần, thể hiện thành những việc làm cứu đời, lợi ích cho người. Nhờ đó, chúng sanh mới hướng về Ngài và phát tâm tiến bước theo con đường giải thoát của Phật vạch ra.
08/04/2013(Xem: 3875)
Kính Chào Thành Đạo, mang niềm an lạc đến chư quí hữu thính giả. Chúng tôi, kính mời chư quí vị lắng tâm hướng về Hồng Danh Đức Bổn Sư Thích Ca trong giờ phút Thành Đạo Giác Ngộ của Ngài cách đây 2.589 năm : (Chuông ) -Nhất Tâm Đảnh Lễ, Bồ Đề Thọ Hạ, Hàng Phục Ma Quân, Thành Đẳng Chánh Giác, Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
08/04/2013(Xem: 4407)
Phật thành đạo không chỉ là một cuộc chinh phục vĩ đại, một chiến thắng vẻ vang đối với bản thân Ngài mà còn là một sự khai sáng tuyệt vời cho hết thảy nhân loại, chúng sanh
08/04/2013(Xem: 5424)
Người ta luôn hỏi câu này, Phật đã đi đâu và hiện nay ngài đang ở đâu? Đây là một câu hỏi rất khó trả lời cho những ai không có một sự tu tập về đời sống tâm linh. Bởi vì người đời thường nghĩ về cuộc sống theo cách của thế gian.
08/04/2013(Xem: 4945)
Theo truyền thống của Phật giáo Đại thừa, đức Phật Thích-ca Mâu-ni chứng đạt đạo quả giác ngộ vô thượng vào ngày mùng 8 tháng chạp. Để cùng ôn lại kinh nghiệm giác ngộ và truyền bá chánh pháp của đức Phật, . . .
08/04/2013(Xem: 3676)
Một mùa Thành Đạo nữa lại về. Thành Đạo là tên gọi của sự kiện chứng ngộ Niết Bàn . Một lầ nữa, lòng chúng ta lại rộn lên niềm hân hoan chào đón ngày Đức Thế Tôn hoàn thành công phu tu tập của Ngài, công phu chuyển đổi vọng tâm để Niết Bàn hiển lộ.
29/03/2013(Xem: 4295)
Trong Việt Nam Phật Giáo sử luận, tập một, khi bàn về sự liên hệ giữa thiền và thi ca, giáo sư Nguyễn Lang viết: “Thi ca không có hình ảnh thì không còn thi ca nữa, cũng như đi vào lý luận siêu hình thì thiền không còn có thể là thiền nữa”
14/12/2012(Xem: 7622)
Bản-thể-của-Phật còn gọi là Như Lai Tạng, Phật Tính, Pháp Giới, Chân Như... (tiếng Phạn là Tathagatagarbha), là một khái niệm quan trọng của Đại Thừa Phật Giáo.
19/06/2012(Xem: 7520)
Những khi mà tâm hồn tôi bị hoang mang và dao động trước những thống khổ của con người do chính con người gây ra, những lúc đó tự nhiên những câu thơ của Bùi Giáng, những câu thơ mà một thời tôi đã từng say sưa đọc lại có dịp sống dậy trong tâm hồn buồn bã của tôi:
04/03/2012(Xem: 53387)
Một cuộc đời một vầng nhật nguyệt (tập 4), mục lục: Sắc đẹp hoa sen Chuyện hai mẹ con cùng lấy một chồng Cảm hóa cô dâu hư Bậc Chiến Thắng Bất Diệt - Bạn của ta, giờ ở đâu? Đặc tính của biển lớn Người đàn tín hộ trì tối thượng Một doanh gia thành đạt Đức hạnh nhẫn nhục của tỳ-khưu Punna (Phú-lâu-na) Một nghệ sĩ kỳ lạ Vị Thánh trong bụng cá Những câu hỏi vớ vẩn Rahula ngủ trong phòng vệ sinh Voi, lừa và đa đa Tấm gương học tập của Rahula Bài học của nai tơ Cô thị nữ lưng gù
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]