Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

18. Niết-bàn và sự chấm dứt luân hồi - Thích Hiển Chánh

16/05/201314:22(Xem: 2728)
18. Niết-bàn và sự chấm dứt luân hồi - Thích Hiển Chánh


Tuyển tập

Phật Thành Đạo

Nhiều tác giả
--- o0o --- 

Phần I

Bản chất và con đường Giác Ngộ

--- o0o ---

NIẾT-BÀNVÀ SỰ CHẤM DỨT LUÂN HỒI

Thích Hiển Chánh

Ở bậc giác ngộ, các tiếp xúc chỉ còn là các kinh nghiệm đơn thuần, không có mặt của các phản ứng tình cảm và cũng không có sự chấp thủ từ các phản ứng này gây ra, nhờ vào sự chánh niệm và sự tuệ tri sự vật như chính bản chất của chúng là . . . Tham ái bị phá vỡ. Chấp thủ không còn chân đứng. Sanh tử đành phải vẫy tay chào từ biệt vĩnh viễn, không nuối tiếc!

Như được ghi chép trong kinh điển Phật giáo, điều kiện để con người và các loài hữu tình khác tồn tại là tham ái hay chấp thủ về sự sống (bhava-ta?à). Niết-bàn trái lại là sự chấm dứt các tham ái và chấp thủ đó. Một trong các đặc tính của niết-bàn là chấm dứt toàn bộ dòng tiếp nối của tái sanh (saịsàra) hay tái hiện hữu (bhavacakka). Nếu đau khổ (dukkha) được tạo nên hay được định nghĩa bằng sự sanh (jàti), già (jarà), chết (mara?ị ), sầu (soka), bi (parideva), khổ (dukkha), ưu (domanassa) và não (upàyàsa),1thì sự chấm dứt của toàn bộ khối đau khổ (anto dukkhassa)2niết-bàn. Nói cách khác, niết-bàn là sự diệt tận dòng chảy của tái hiện hữu (bhavanirodho nibbànaị ),3hay sự chấm dứt của chuỗi vận hành sanh và tử (jàtimara?ssa antaị ). Theo học thuyết nghiệp và tái sanh, một chúng sanh được sanh ra là do các trói buộc của vô minh (avijjà), tham ái (ta?à) và chấp thủ (upàdàna). Sự chứng đạt niết-bàn trái lại bao gồm sự diệt trừ trọn vẹn các trói buộc này bằng cách phát triển tuyệt đối tuệ giác (vijjà) và trí tuệ (pagagà). Đó là tiến trình chấm dứt luân hồi. Đức Phật và các vị A-la-hán khác đã diễn tả một cách sinh động kinh nghiệm về sự chấm dứt luân hồi bằng các câu Cảm Hứng Ngữ (Udàna): "sanh đã tận, đời sống thánh đã hoàn thành, điều cần làm đã làm, không còn phải tái sanh nữa."4

Khái niệm vòng sanh tử ở đây nên được hiểu dưới góc độ ở tương lai hơn là ở hiện tại. Nghĩa là, đức Phật, đức Như Lai, bậc A-la-hán, bậc giác ngộ, những người đã chứng đạt niết-bàn không thể thoát mình khỏi trạng thái già, bệnh và cuối cùng phải chết. Tiến trình của cái chết được bắt đầu ngay khi con người được sanh ra trong đời, và như là quy luật duyên khởi tương thuộc không thể tránh khỏi, con người không thể vượt qua nó được. Bậc giác ngộ khác chúng ta ở chỗ các ngài không còn phải đối đầu với sự sanh, già, bệnh và chết ở tương lai và rồi ở những kiếp sống sau tương lai đó nữa. Nói khác, nếu khát vọng cho sự sống (bhava-ta?à) là một yếu tố của tái sanh thì sự diệt trừ tận gốc khát vọng đó sẽ giải thoát ta khỏi sự tái hiện hữu trong tương lai. Cần ghi nhận rằng khi biết rõ cái chết là không thể tránh khỏi, mà con người cứ tiếp tục tái sanh như kết quả của khát vọng hiện hữu (bhava-ta?hà), đức Phật và các bậc A-la-hán không phải mất thời giờ lo lắng về cái chết, cũng không cần phải nỗ lực một cách vô ích để xa lánh cái chết. Hơn bao giờ hết, đức Phật đã chỉ ra cho chúng ta con đường vượt thoát khỏi đau khổ bằng cách hành trì chánh niệm và tỉnh giác trong từng phút giây của sự sống, tại đây và bây giờ.

Theo Phật giáo, luân hồi có mặt như là hệ quả của luật nghiệp báo. Tình trạng của đời sống hiện tại của con người tùy thuộc vào hành vi có chủ ý (cetanà) trong cả quá khứ và nhất là hiện tại. Năng lực của hành vi có chủ ý sẽ phân định tình trạng của con người trong hiện tại và tương lai. Vì thế, "các chúng sanh là những kẻ phải thừa tự tài sản hành vi của mình."5Vòng tái hiện hữu (bhavacakka) được mô tả trong chuỗi duyên khởi (Paỉiccasamuppàda), bao gồm 12 mắc xích bắt đầu từ sự thiếu trí tuệ (avijjà) hành (sa?hàra), thức (vigagàza), tâm-vật-lý (nàma-ràpa), sáu giác quan (salàyatana), tiếp xúc (phassa), cảm thọ (vedanà), tham ái (ta?à), chấp thủ (upàdàna), tái hiện hữu (bhava), sanh (jàti), già và chết (jarà-mara?).6Cội nguồn của chuỗi vận hành này chỉ có thể bắt đầu bằng tính tương thuộc duyên khởi đa chiều và đa dạng, trong đó, thức phân biệt (vigagàza) là một. Trong đạo Phật, thức phân biệt (vigagàza) tạo nên trạng thái hiện hữu (bhava) trong đời sau, mặc dù đạo Phật không thừa nhận một tác nhân thực thể trong đầu thai, theo nghĩa một chủ thể thường hằng bất biến. Thức như loại thực phẩm (vigagàzahàro, thức thực) được trích dẫn như là nguyên nhân trực tiếp của sự tái hiện hữu mới trong luân hồi ở tương lai.7Chính ý thức tồn tại này (saịvattanika vigagàza) đã chịu trách nhiệm cho sự tái hiện hữu.8Hơn nữa, trong tiến trình của tái hiện hữu (bhava), thức (vigagàza) không chỉ hoạt động đơn độc. Nó được sự hỗ trợ song hành của các năng lực vô minh (avijjà), sự chủ ý (kamma/cetanà), tham ái (ta?à) và chấp thủ (upàdàna). Như vậy luân hồi được điều kiện hóa bởi năm yếu tố sau đây, vô minh (avijjà), thức (vigagàza), sự chủ ý (kamma), tham ái (tazhà) và chấp thủ (upàdàna) trong đó các yếu tố 2-4 là quan trọng hơn hết, như đoạn kinh dưới đây mô tả: "nghiệp (kamma) là mảnh đất (khettaị ); thức (vigagàzalà hạt giống (bìjaị) và tham ái (tadhà) là độ ẩm (sineho). Do bị vô minh (moha) chi phối, tham ái trói buộc, thức được hình thành trong thế giới thấp kém (hìnàya dhàtuyà)."9Ở đây, nghiệp, thức và tham ái là bộ ba yếu tố chịu tránh nghiệm của tái sanh. Hành vi (kamma) đã tạo tác trở thành năng lực của con người, được thức phân biệt duy trì, mang theo và chuyển hóa (vigagàza).10Để chứng đạt niết-bàn chúng ta không nên vận hành thức trong quỹ đạo của tái hiện hữu (vigagàzaị bhave na tiỉỉdhe).11Như vậy nhờ vào sự diệt trừ sạch (nirodha) bộ ba yếu tố này, sanh, già và bệnh chết không có mặt trong hiện hữu ở tương lai. Đây là điều được đức Phật trình bày trong đoạn kinh dưới đây:

Chính bản thân ta chịu sanh, già, bệnh, chết, sầu khổ và phiền não, khi nhận chân được sự nguy hiểm của chúng, ta đã tìm kiếm cái không bị sanh (ajàta), không bị già, (ajara) không bị bệnh (abyàdhiị ), không bị chết (amata), không bị sầu khổ (asokaị), không bị phiền não (asankiliỉỉdhaị ), sự an tịnh tối thượng vượt thoát khỏi mọi trói buộc -- ta đã chứng đạt niết-bàn. Tuệ nhãn và tuệ tri sau đây đã xuất hiện trong ta; sự giai thoát của tâm trở thành bất động. Đây là đời sống cuối cùng. Ta không còn phải tái sanh nữa.12

Nói tóm lại, đối với bậc giác ngộ, người đã chứng đạt niết-bànchuỗi duyên khởi 12 mắc xích (paỉiccasamuppàda) đã bị chặt đứt từng khúc. Ở đây, vô minh (avijjà) tên trọng não mặc dù không phải là nguyên nhân đầu tiên đã được chuyển hóa thành trí tuệ hay tuệ giác (vijjà/pagagà), 11 mắc xích còn lại đã trở nên bất lực và không thể liên kết với nhau được nữa, như một đầu tàu xe lửa đã tách khỏi đường rây, các toa còn lại không sao chạy được. Ở bậc giác ngộ bây giờ các tiếp xúc (phassa) chỉ còn là các kinh nghiệm đơn thuần, không có mặt của các phản ứng cảm xúc và cũng không có sự chấp thủ từ các phản ứng này gây ra, nhờ vào sự tuệ tri sự vật như chính bản chất của chúng (yonisa manasikàra, như lý tác ý) và sự chánh niệm (sati). Các cảm giác (vedanà) theo sau đó cũng được chuyển hóa. Tham ái (tadhà) bị phá vỡ. Chấp thủ (upàdàna) không còn chân đứng. Sanh tử đành phải vẫy tay chào từ biệt vĩnh viễn không nuối tiếc!

Chú thích:

1.D. II. 305.

2.Ud. 80.

3.II. 117.

4.M. I. 4: Khìzà jàti vusitaị brahmacariyaị kataị karanìyaịn paraị itthatt ayàti.

5.M. III. 203; MLS.III.249: "Này bà-la-môn, nghiệp là kẻ thừa tự của chúng sanh, nghiệp là dòng họ, nghiệp là bà con, nghiệp là viên thẩm phán (kammapatisarana). Nghiệp làm cho chúng sanh thiên sai vạn biệt, trở nên cao thượng hay thấp kém."

6.S. II. 2ff.

7.S. II. 13: vigagàdahàro . . . punabbhav àbhinibbattiyà paccayo.

8.M. II. 262.

9.A. I. 223: "Ito kho ònanda kammaị khettaị vigagàdhaị bìjam tanhà sineho avijj ànìvarananànaị sat ànaị sattànaị tanh àsagagàojan ànaị majjhim àya dhàtuyà vigagànaị patiỉhitaị ."

10.S. II. 97; S. IV. 86.

11.Sn. 1055.

12.M. I. 167; MLSI. 211.

--- o0o ---


Chân thành cảm ơn Đại Đức Nhật Từ đã gởi tặng phiên bản điện tử tuyển tập này.

--- o0o ---

Vi tính: Hải Hạnh - Giác Định

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
23/03/2024(Xem: 1886)
Đêm mùng tám tháng hai, thái tử nhìn vợ con lần cuối rồi cùng Sa Nặc và ngựa Kiền Trắc vượt thành ra đi, sau đó vượt sông Anoma để hướng về phương trời cao rộng. Đây là một cuộc vượt thoát vĩ đại vô tiền khoáng hậu trong lịch sử loài người. Ngài từ địa vị một ông hoàng với đầy đủ ngũ dục lục trần, có tất cả những gì mà con người mong cầu nhưng ngài buông bỏ tất cả. Ngài vượt thành và trở thành bậc xuất trần vĩ đại. Vượt thành, vượt sông đã khó nhưng thiên hạ cũng làm được, duy vượt qua ngũ dục lục trần, vượt thoát luân hồi sanh tử thì cho đến lúc này cũng chỉ có ngài mà thôi. Cuộc vượt thành của ngài đã mở ra một chương mới trong lịch sử loài người. Ngài đã khai phá con đường sáng, con đường giải thoát, giác ngộ đi đến niết bàn.
11/03/2024(Xem: 2516)
Thị hiện dương trần… Phật xuất gia Nhân lành cõi thế… giảng sanh già (*) Nhìn quanh khắp chốn thường đau khổ Ngộ thấu trong cung chẳng ngọc ngà… Bởi lấy tâm từ mà thoát khỏi Do tường nghĩa lớn biết vần qua Nguyền cho thảy thảy lên đường giác Đức hạnh khuyên tu chớ vướng tà
23/01/2024(Xem: 818)
Bồ-đề-đạo-tràng, Ấn độ, vào cuối năm 2023 và đầu năm 2024 rất rộn rịp với nhiều sự kiện Phật giáo quan trọng như Đức Đạt Lai Lạt Ma về thuyết giảng ba tuần (từ ngày 29/12/2023-20/01/2024)1, Lễ Vía Phật Thích Ca Thành Đạo (do Hội Công Đức Phật Giáo Thế Giới, World Buddhist Merit Society, tổ chức tại Bồ-đề-đạo- tràng vào ngày 17/01/2024) và Hội Trùng Tụng Tam Tạng Pali (tại Bồ-đề-đạo-tràng, ngày 2-12/12/2023).2 Trong bài viết này xin được giới thiệu Đại Lễ Vía Phật Thích Ca Thành Đạo.
21/01/2024(Xem: 869)
Một sáng bên dòng sông Ni Liên Một Người chứng Đạo độ nhân thiên Xa hẵn bến mê lên bờ Giác Bước vào dòng Thánh dứt não phiền Từ lúc vượt thành lúc đêm khuya Xa vợ lìa con quyết xuất gia Bỏ lại sau lưng quyền thái tử Vì tìm đạo vượt Anoma Sáu năm khổ hạnh chốn rừng già Thương xót chúng sanh quyết tìm ra Con đường thoát khổ lìa sanh tử Đem lại an vui đến mọi nhà
16/01/2024(Xem: 3511)
Duy Thức Tam Thập Tụng, tác giả: tổ Thế Thân (316-396), dịch giả Phạn - Hán: Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang (602-664), có tất cả 30 bài tụng, mỗi bài có 4 câu, mỗi câu có 5 chữ (mỗi bài có 20 chữ); trong đó có 5 bài tụng (100 chữ), thuộc phần Duy Thức Hạnh đã nêu rõ về 5 giai vị tu tập trong Phật Đạo. Đó là 5 giai vị với tên gọi là: Tư Lương vị, Gia Hạnh vị, Thông Đạt vị, Tu Tập vị, và Cứu Cánh vị. Năm giai vị này bao quát con đường tu tập đưa đến quả vị giải thoát cứu cánh trong đạo Phật. Bài viết sau đây chỉ là sự tổng hợp, góp nhặt, cảm nhận, suy luận có khi mang tính chủ quan từ những điều đã thu thập được nơi một số kinh luận, các bài giảng thuyết; các giai đoạn tu tập cũng chỉ được nêu ra một cách rất khái quát …nên chỉ có tính cách dùng để tham khảo.
15/01/2024(Xem: 1299)
Kính mời tứ chúng khắp nơi trên thế giới! Cùng nhau tưởng niệm, ngày lễ quan trọng thiêng liêng Mùng tám tháng 12 âm lịch thường niên, (1) Ngày Đức Phật, từ người mê thành người giác! Là ngày Đức Phật ngộ đạo từ bi, trí tuệ giải thoát! Một sáng sao mai, sau 49 ngày thiền định kết quả hành trình nỗ lực lớn lao! “Của bao tháng ngày tầm sư, sáu năm khổ hạnh mòn hao Vẫn thất bại vì phương pháp tu không chính xác
13/01/2024(Xem: 859)
Thông thường chúng ta tổ chức kỷ niệm ngày đản sanh hay những ngày lễ khác trong Phật giáo rất long trọng tưng bừng, riêng ngày Phật thành đạo thì có vẻ im lìm và số Phật tử biết hay nhớ ngày này cũng rất ít. Thật sự thì ngày đức Phật thành đạo rất quan trọng, thậm chí có thể quan trọng hơn cả ngày nhập niết bàn. Vì ngày Phật thành đạo là một sự kiện có một không hai trong lịch sử loài người, đây là cái dấu mốc quan trọng mở ra con đường giải thoát cho loài người và cho cả chư thiên, phi nhân…
03/01/2024(Xem: 978)
Sớm nay thức dậy Trong trẻo vầng dương Đất trời lộng lẫy Sáng ánh diệu thường Hào quang rạng tỏa mười phương
12/12/2023(Xem: 9150)
Chánh Pháp và Hạnh Phúc (Sách pdf của HT Thích Minh Châu)
15/06/2023(Xem: 20213)
Kinh Ma-ha Ca-diếp độ bần mẫu1 kể lại câu chuyện rất thú vị về một bà lão nghèo, nhờ cúng dường ngài Ca-diếp một chút nước cơm mà được sinh về cõi trời Đao-lợi. Phước cúng dường ấy còn lớn lao đến mức hiện thành hào quang sáng rực như bảy mặt trời đồng thời soi chiếu, khiến cho vị vua cõi trời ấy là Đế-thích cũng phải kinh ngạc. Và sau khi tìm hiểu biết được nhân duyên cúng dường được phước lớn lao này, đích thân Đế-thích cùng phu nhân của mình đã phát tâm hiện xuống cõi người, hóa thân thành một đôi vợ chồng già nghèo khổ để được có cơ hội cúng dường lên ngài Ca-diếp, vun bồi thêm phước báu của chính mình.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]