Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Cuộc Vượt Thoát Vĩ Đại

23/03/202408:14(Xem: 1878)
Cuộc Vượt Thoát Vĩ Đại




phat xuat gia

CUỘC VƯỢT THOÁT VĨ ĐẠI


Đêm  mùng tám tháng hai, thái tử nhìn vợ con lần cuối rồi cùng Sa Nặc và ngựa Kiền Trắc vượt thành ra đi, sau đó vượt sông Anoma để hướng về phương trời cao rộng. Đây là một cuộc vượt thoát vĩ đại vô tiền khoáng hậu trong lịch sử loài người. Ngài từ địa vị một ông hoàng với đầy đủ ngũ dục lục trần, có tất cả những gì mà con người mong cầu nhưng ngài buông bỏ tất cả. Ngài vượt thành và trở thành bậc xuất trần vĩ đại. Vượt thành, vượt sông đã khó nhưng thiên hạ cũng làm được, duy vượt qua ngũ dục lục trần, vượt thoát luân hồi sanh tử thì cho đến lúc này cũng chỉ có ngài mà thôi. Cuộc vượt thành của ngài đã mở ra một chương mới trong lịch sử loài người. Ngài đã khai phá con đường sáng, con đường giải thoát, giác ngộ đi đến niết bàn.

Kinh Phạm Võng cho biết đức Phật vốn đã thành Phật từ kiếp lâu xa. Ngài đã nhiều lần đến thế gian này thị hiện làm người trong sanh tử luân hồi, chìm đắm trong vũng bùn dục lạc, rồi xuất gia tu học để thành Phật. Ngài thị hiện như vậy để biểu diễn cho con người thấy, con người tin mình cũng có thể vượt thoát, có thể tu hành và cũng có thể giác ngộ chứng đắc như Phật. Nói một cáhc dễ hiểu là ngài đóng kịch để cho chúng ta xem chứ chẳng phải thật có sanh tử, có chìm đắm trong ngũ dục, có xuất gai tu học, có chứng đắc... Ngài thị hiện để truyền bá giáo pháp, chỉ dạy con đường và phương pháp tu học. Khai thị chúng sanh ngộ nhập Phật tri kiến. Ngài thị hiện làm thân ông hoàng rồi xuất gia tu đạo để cho mọi người thấy biết thế nào là khổ, nguyên nhân khổ, con đường đi đến hết khổ...Ngài với thân phận thái tử có tất cả những gì mà con người thèm khát, mong cầu, tranh đoạt… nhưng rồi ngài bỏ tất cả, cắt tóc cạo râu, mặc y phấn tảo, ngày ngày khất thực chỉ ăn một bữa, đêm ngồi dưới cội cây...Ngài đã theo học lục sư ngoại đạo, đã đạt đến những tầng thiên cao nhất là phi tưởng xứ, phi phi tưởng xứ… nhưng rồi ngài nhận thấy vẫn không thể thoát khỏi sanh tử luân hồi, khi hết phước vẫn đọa xuống như thường. Bởi vì vậy mà ngài lại làm một cuộc vượt thoát lần nữa, từ bỏ các phương pháp tu khổ hạnh ép xác sáu năm ở rừng già, tuyết sơn. Ngài đến dưới cội cây vô kết ngồi thiền miên mật bốn mươi chín ngày đêm cho đến khi sao mai mọc mà chứng ngộ. Ngài thốt lên: “Hỡi kẻ làm nhà kia, từ đây ruôi mè cột kèo đều gãy tan… đây là kiếp chót, ta không còn luân hồi sanh tử nữa”. Nhờ sự chứng ngộ của ngài mà cây vô kết được người đời gọi tên là cây bồ đề.

Sự giác ngộ của ngài đã làm cho chư thiên hoan hỷ vui mừng, mười ngàn thế giới chấn động. Ngài đã vượt qua sanh tử luân hồi, vượt thoát ngũ dục lục trần, vượt thoát tam giới để trở thành bậc vô thượng chánh đẳng chánh giác. Thông thường chữ xuất gia người ta thường hiểu là xuất ra khỏi gia trạch, gia đình, phần lớn người ta cũng chỉ xuất ra khỏi gia đình, từ bỏ gia đình để nhập vào chùa đi tu. Thật ra thì chữ xuất gia còn hai nghĩa khác nữa rộng lớn hơn, cao cả hơn, xuất gia là ra khỏi phiền não gia, ra khỏi tam giới gia. Hiện thực xã hội cho thấy người tu đạo phần lớn chỉ mới xuất khỏi gia trạch, một số ít ỏi hơn cũng xuất được phiền não gia, duy xuất tam giới gia thì vô cùng hiếm hoi.

Ngài xuất ra khỏi gia trạch, ra khỏi phiền não gia và tam giới gia. Chính vì điều này mà cuộc xuất gia  ngài mới là cuộc vượt thoát vĩ đại mà loài người chưa từng nghe thấy trước đó cũng như hiện nay.

Cái tâm lượng bao la không bờ mé của ngài, xuất gia  tu học hành đạo… là để chỉ dạy con người vượt thoát khỏi khổ đau, chứng niếtt bàn tịch tịnh chứ chẳng phải mưu cầu tịch tịnh cho riêng bản thân. Ấy là tinh thần tự độ độ tha. Ngài xuất gia thành đạo, ngài để lại những phương pháp tu học, con đường đi đến giải thoát cho loài người. Bài pháp đầu tiên ngài thuyết ấy chính là Tứ Diệu Để, bốn sự thật cao quý: Khổ – tập – diệt  -đạo; đạo chính là bát chánh đạo: Chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định. Đây là căn bản, là cốt lõi của Phật pháp. Nhà Phật với Thiên kinh vạn quyển, tám vạn bốn ngàn pháp môn ( hay 84.000 uẩn) , bao nhiêu dòng truyền thừa hay tông môn pháp phái vẫn lấy Tứ Diệu Đế và Bát Chánh Đạo làm nền tảng. Nếu bỏ nền tảng mà dựng lầu đài thì điều này là không tưởng, ắt sẽ sập đổ. Phật giáo có phát triển, có mở rộng như thế nào đi nữa cũng không thể rời Tứ Diệu Đế, Bát Chánh Đạo, ba mươi bảy phẩm trợ đạo.

Cuộc vượt thoát vĩ đại và ngài đã trở thành bậc chánh đẳng chánh giác, sau khi ngộ đạo ngài đi đến vườn nai để thuyết pháp độ năm anh em Kiều Trần Như. Bài pháp đầu tiên ấy chính là Tứ Diệu Đế. Đây là bài pháp khai đạo, bài pháp lập đạo, bài pháp mở ra một con đường mới cho nhân loại. Ngài thuyết: “Đây là khổ tính bức bách, đây là tập tính chiêu cảm , đây là đạo tính có thể tu, đây là diệt tính có thể chứng.

Đây là khổ ta đã biết, đây là tập tao đã đọan, đây là đạo tính có thể tu, đây là diệt tính có thể chứng

Đây là khổ các ông nên biết, đây là tập các ông nên đoạn, đây là đạo các ông nên tu và đây là diệt các ông nên chứng”…

Khổ, quy nạp lại thì gồm có: Sanh, lão, bệnh, tử, cầu bất đắc khổ, oán tắng hội khổ, ái biệt ly khổ và ngũ ấm xí thanh khổ. Nếu mở rộng ra thì có 108 khổ, tám vạn bốn ngàn khổ,và cuối cùng thì vô lượng vô biên khổ. Khổ vô vàn như thế nhưng cũng không ngoài hai cái khổ thân và tâm.

Tập là nguyên nhân của khổ

Đạo là con đường, là phương pháp tu học để đi đến hết khổ
Diệt là sự hết khổ, là chứng đắc

Đức Phật không bao giờ cao đàm huyễn thuyết mà chỉ nói sự thật, hiện thực và rất thực tế. Không chỉ ngôn giáo mà chính là ở thân giáo. Cuộc vượt thoát của ngài, đời tu hành và chứng đạo của ngài là minh chứng hùng hồn là tấm gương cho loài người noi theo

Đức Phật, ngài chỉ nói những gì cần nói, làm những gì cần phải làm. Ngài xuất gia vượt thoát từ địa vị một ông hoàng trong ngũ dục để thành bậc đạo sư của hàng trời người.  Cuộc vượt thoát từ một cái gia trạch mà ra khỏi tam giới gia. Ngài đã vượt thoát từ  một thân cơm gạo mà chứng đắc tam thân, tứ trí. Ngài vượt thoát ngũ dục lục trần mà đắc ngũ nhãn, lục thông. Ngài vượt thoát tam giới gia mà thập phương thường trụ.

 

Ngũ dục người ơi ấy vũng sình

Đắm chìm trong đó với hư vinh

Muôn đời lăn lộn trầm luân khổ

Xin nhớ rằng cho chúng hữu tình.

 

Lục trần dụ hoặc chơi chán chê

Lậm nặng mà quên cả lối về

Tử sanh ràng buộc ê chề lắm

Thăng đọa cũng từ tâm luống mê

 

Diệu đế bày ra sự thật này

Nỗi khổ cùng bao nguyên nhân đây

Con đường trung đạo hành như vậy

Chứng đắc đương nhiên sẽ có ngày

 

Bất tịnh là thân của chúng ta

Thọ thì khổ  lắm cõi Sa Bà

Tâm vô thường ấy luôn thay đổi

Pháp thời vô ngã tụ tán hoài

 

Vượt thoát luân hồi tam giới gia

Con đường giác ngộ rộng mở ra

Chúng sanh trầm mịch muôn đời khổ

Pháp Phật từ đây độ chúng ta

 

Vượt thoát thành công đã đến rồi

Dục lạc trần gian bỏ lại thôi

Thân giáo dạy người qua vũng tối

Thế Tôn khai mở lối quang minh

 

Tiểu Lục Thần Phong

Ất Lăng thành, 0324




 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
11/03/2024(Xem: 2510)
Thị hiện dương trần… Phật xuất gia Nhân lành cõi thế… giảng sanh già (*) Nhìn quanh khắp chốn thường đau khổ Ngộ thấu trong cung chẳng ngọc ngà… Bởi lấy tâm từ mà thoát khỏi Do tường nghĩa lớn biết vần qua Nguyền cho thảy thảy lên đường giác Đức hạnh khuyên tu chớ vướng tà
23/01/2024(Xem: 813)
Bồ-đề-đạo-tràng, Ấn độ, vào cuối năm 2023 và đầu năm 2024 rất rộn rịp với nhiều sự kiện Phật giáo quan trọng như Đức Đạt Lai Lạt Ma về thuyết giảng ba tuần (từ ngày 29/12/2023-20/01/2024)1, Lễ Vía Phật Thích Ca Thành Đạo (do Hội Công Đức Phật Giáo Thế Giới, World Buddhist Merit Society, tổ chức tại Bồ-đề-đạo- tràng vào ngày 17/01/2024) và Hội Trùng Tụng Tam Tạng Pali (tại Bồ-đề-đạo-tràng, ngày 2-12/12/2023).2 Trong bài viết này xin được giới thiệu Đại Lễ Vía Phật Thích Ca Thành Đạo.
21/01/2024(Xem: 860)
Một sáng bên dòng sông Ni Liên Một Người chứng Đạo độ nhân thiên Xa hẵn bến mê lên bờ Giác Bước vào dòng Thánh dứt não phiền Từ lúc vượt thành lúc đêm khuya Xa vợ lìa con quyết xuất gia Bỏ lại sau lưng quyền thái tử Vì tìm đạo vượt Anoma Sáu năm khổ hạnh chốn rừng già Thương xót chúng sanh quyết tìm ra Con đường thoát khổ lìa sanh tử Đem lại an vui đến mọi nhà
16/01/2024(Xem: 3509)
Duy Thức Tam Thập Tụng, tác giả: tổ Thế Thân (316-396), dịch giả Phạn - Hán: Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang (602-664), có tất cả 30 bài tụng, mỗi bài có 4 câu, mỗi câu có 5 chữ (mỗi bài có 20 chữ); trong đó có 5 bài tụng (100 chữ), thuộc phần Duy Thức Hạnh đã nêu rõ về 5 giai vị tu tập trong Phật Đạo. Đó là 5 giai vị với tên gọi là: Tư Lương vị, Gia Hạnh vị, Thông Đạt vị, Tu Tập vị, và Cứu Cánh vị. Năm giai vị này bao quát con đường tu tập đưa đến quả vị giải thoát cứu cánh trong đạo Phật. Bài viết sau đây chỉ là sự tổng hợp, góp nhặt, cảm nhận, suy luận có khi mang tính chủ quan từ những điều đã thu thập được nơi một số kinh luận, các bài giảng thuyết; các giai đoạn tu tập cũng chỉ được nêu ra một cách rất khái quát …nên chỉ có tính cách dùng để tham khảo.
15/01/2024(Xem: 1295)
Kính mời tứ chúng khắp nơi trên thế giới! Cùng nhau tưởng niệm, ngày lễ quan trọng thiêng liêng Mùng tám tháng 12 âm lịch thường niên, (1) Ngày Đức Phật, từ người mê thành người giác! Là ngày Đức Phật ngộ đạo từ bi, trí tuệ giải thoát! Một sáng sao mai, sau 49 ngày thiền định kết quả hành trình nỗ lực lớn lao! “Của bao tháng ngày tầm sư, sáu năm khổ hạnh mòn hao Vẫn thất bại vì phương pháp tu không chính xác
13/01/2024(Xem: 857)
Thông thường chúng ta tổ chức kỷ niệm ngày đản sanh hay những ngày lễ khác trong Phật giáo rất long trọng tưng bừng, riêng ngày Phật thành đạo thì có vẻ im lìm và số Phật tử biết hay nhớ ngày này cũng rất ít. Thật sự thì ngày đức Phật thành đạo rất quan trọng, thậm chí có thể quan trọng hơn cả ngày nhập niết bàn. Vì ngày Phật thành đạo là một sự kiện có một không hai trong lịch sử loài người, đây là cái dấu mốc quan trọng mở ra con đường giải thoát cho loài người và cho cả chư thiên, phi nhân…
03/01/2024(Xem: 974)
Sớm nay thức dậy Trong trẻo vầng dương Đất trời lộng lẫy Sáng ánh diệu thường Hào quang rạng tỏa mười phương
12/12/2023(Xem: 9135)
Chánh Pháp và Hạnh Phúc (Sách pdf của HT Thích Minh Châu)
15/06/2023(Xem: 20195)
Kinh Ma-ha Ca-diếp độ bần mẫu1 kể lại câu chuyện rất thú vị về một bà lão nghèo, nhờ cúng dường ngài Ca-diếp một chút nước cơm mà được sinh về cõi trời Đao-lợi. Phước cúng dường ấy còn lớn lao đến mức hiện thành hào quang sáng rực như bảy mặt trời đồng thời soi chiếu, khiến cho vị vua cõi trời ấy là Đế-thích cũng phải kinh ngạc. Và sau khi tìm hiểu biết được nhân duyên cúng dường được phước lớn lao này, đích thân Đế-thích cùng phu nhân của mình đã phát tâm hiện xuống cõi người, hóa thân thành một đôi vợ chồng già nghèo khổ để được có cơ hội cúng dường lên ngài Ca-diếp, vun bồi thêm phước báu của chính mình.
15/03/2023(Xem: 3758)
Có phải bạn rất đỗi ngạc nhiên về tiêu đề của bài viết này? Có thể bạn nghĩ rằng chắc chắn có điều gì đó không ổn trong câu chuyện này, bởi vì lịch sử về cuộc đời của đức Phật xưa nay không hề thấy nói đến chuyện đức Phật đi tới Châu Âu và Châu Phi. Bạn nghĩ không sai. Không phải đức Phật bằng xương bằng thịt đã đến hai lục địa đó lúc Ngài còn tại thế. Nhưng đó là một câu chuyện vô cùng thú vị về một hiện tượng lịch sử đã được sử sách nói đến cách nay cả ngàn năm.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]