Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Dư Luận Ngày Khai Mạc

24/11/201708:28(Xem: 4333)
Dư Luận Ngày Khai Mạc

dai hoi ky 8-a


DƯ LUẬN NGÀY KHAI MẠC


Như vậy, sau bao ngày chuẩn bị và trông đợi nét mới có thể có trong ngày Đại hội, cũng đã đến. Chả hiểu BTC Đại hội  lần đầu tiên, cách đây trên 35 năm, chọn Đại hội vào mùa Thu-Đông là tình cờ hay có ý, để không khí tươi mát, không làm Đại biểu mệt mõi, làm việc tỉnh táo hơn và mọi sinh hoạt thoải mái hơn, tuy nhiên, các cụ trưởng lão từ vùng nhiệt đới không quen cái lạnh của miền Bắc, cũng cảm thấy “khổ đế” co mình trong chiếc áo ấm dày cộm cứ như dân miền Bắc cực.

Trống, cờ, kèn, khánh, lộng phướng… inh ỏi, xen lẫn nhiều sắc màu khá vui mắt, một góc phố Quán Sứ, đoàn rước lễ kéo dài cả trăm thước, chiếm phân nữa con lộ hẹp, từng chiếc xe con, xe hai bánh phải từ tốn bò chậm chạp cứ như thành kính tiển đưa ai đó đi ngược chiều với đoàn rước lễ.

                                                     ***

Ban cung nghinh thỉnh HT Pháp chủ vào lễ đường giữa tiếng trống nhạc, tiếng vỗ tay ngập tràn hội trường. Hình thái cung đón như thế thật trang trọng đối với thế tục, nhưng, nếu toàn thể hàng ngàn Đại biểu im lặng, chấp tay thì, có lẽ sẽ trang trọng và linh thiêng hơn đối với một bậc trưởng thượng trong một tổ chức Tôn giáo như Đạo Phật.Đối với Phật giáo, càng đơn giản, càng thanh tịnh lại càng trang nghiêm và tôn kính.

Tăng ni và đại chúng Làng Mai một khi  tán thưởng, đồng tình, hoan hỷ bằng cách rung 2 tay như rung chuông, tuy động mà lại tịnh, phong thái rất Thiền vị, chúng ta nên học cách thể hiện tâm cảm như thế để có sự khác biệt với thế tục.

Sau khi Đức Pháp chủ nhận hoa tặng từ Đại biểu các quốc gia khác, ngài trở về hương thất thì chiếc ngai của ngài cũng thu dẹp luôn. Đáng ra, nên lưu lại chiếc ngai đó xem như ngài vẫn hiện diện cùng Đại hội, đồng thời tỏ ra tôn kính bậc Pháp chủ của chúng ta.

Những bài tham luận của các đơn vị đã được đưa vào tập Kỷ yếu, văn kiện Đại hội, Các Đại biểu nên trình bày nội dung tổng quát, hoặc thảo luận một chủ đề thích hợp với hiện trạng của Phật giáo, có thế mới khỏi tạo sự nhàm chán và mất thời giờ một cách vô ích, vì thế, ta không ngạc nhiên khi một vài hình ảnh Đại biểu ngồi nhắm mắt đã bị đưa lên cộng đồng mạng.

Thời gian một ngày rưỡi,tức là 2 buổi dành cho lễ khai mạc và đọc tham luận, trong đó, từ  10.30g  sáng 21/11, tham luận của các Ban Viện Trung ương, BTS các tỉnh thành phố kéo dài đến sáng hôm sau, thời gian cho tham luận quá nhiều, có cần chăng một thời gian như thế, nghĩa là 2 ngày Đại hội thì hết một ngày, tức chiếm phân nửa thời gian quan trọng của Đại hội.

Nói về tham luận, hàng năm, các tỉnh, thành phố  đều tổ chức những cuộc Hội thảo khoa học theo chủ đề, theo Ban ngành, nhưng đâu lại vào đó, các tham luận được xếp vào kho lưu trữ sau khi nghe Đại biểu trình bày nghe sướng tai rồi vỗ tay tán thưởng.

                                                 ****

Về trật tự và an ninh trong Hội trường, khá chặt chẽ và nghiêm túc, nhờ thế tránh được sự lộn xộn mà các hội nghị, hội thảo đã gặp phải; nhân sự phục vụ cũng nhã nhặn lịch sự, quý Phật tử tỏ ra tôn kính chư Tôn đức, các Đại biểu.Và các Đại biểu hoan hỷ chấp hành theo quy định khi bước qua cửa Hội trường và vị trí trong Hội trường

Cách làm việc và điều hành Đại hội là do kết tinh những kinh nghiệm suốt 7 nhiệm kỳ qua, chủ tọa đoàn tỏ ra chuyên nghiệp. Tuy nhiên, xướng ngôn viên trong ngày khai mạc chưa được êm dịu và trôi chảy, có lẽ khả năng tự phát hơn là qua trường lớp đào tạo, nhưng dẫu sao vẫn tạo được nét đa dạng trong một tổ chức mang tính toàn quốc,to lớn như thế.

Những khen ngợi và phê phán không thể trình bày hết, nhất là những ý kiến vụn vặt không cần thiết. Dẫu sao, không tránh khỏi những khiếm khuyết trong bất cứ tổ chức nào, nhưng một tổ chức rộng rãi như thế tạo một điểm sáng trong ngày khai mạc cũng không phải dễ, nhất là một tổ chức không có tính tổ chức như Phật giáo trãi qua hàng ngàn năm chỉ chú tâm hướng nội.

 

MINH MẪN

22/11/2017

dai hoi ky 8-b

* PHIÊN HỌP CUỐI CÙNG

 

Như những ngày qua, các Đại biểu có mặt đúng giờ, tuy có vẻ mệt mỏi lộ trên khuôn mặt của một số  vị cao niên, nhưng vẫn cố gắng tham dự đầy đủ chương trình sinh hoạt của Đại hội.

Đại hội Phật giáo kỳ VIII được kết thúc sau hai ngày làm việc.

Buổi sáng ngày 22/11:

-       Nghi thức khen thưởng của nhà nước cho tập thể, cá nhân Tăng Ni, cư sĩ GHPGVN.

-       Đại hội biểu quyết thông qua bản Hiến chương đã được góp ý tu chỉnh lần thứ 6

-       Đại hội biểu quyết và cử hành nghi thức tân phong Giáo phẩm, Hòa Thượng, Thượng tọa, Ni trưởng, Ni sư

-       Thông qua các văn kiện Thư gửi Chủ tịch nước, Thư gửi Tăng Ni, Phật tử trong và ngoài nước của Đại hội VIII GHPGVN.

-        

Buổi chiều:

 

-       Báo cáo danh sách bổ sung HĐCM và Đại hội suy tôn

-       Báo cáo danh sách nhân sự HĐTS nhiệm kỳ VIII và Đại hội suy cử.

-       Hội đồng Chứng minh, HĐTS khóa VIII họp phiên đầu tiên suy cử Ban thường trực của 2 Hội đồng.

-       Sau đó, 16g làm lễ Bế mạc gồm các tiết mục:

-       Giới thiệu thành phần Đại biểu tham dự lễ Bế mạc Đại hội

-       Thông báo kết quả suy tôn Ban Thường trực HĐCM, suy tôn Đức Pháp chủ

     Và suy cử Chủ tịch HĐTS, các chức danh Ban thường trực HĐTS.

-        Đại hội cử hành lễ tụng bài kinh Chuyển Pháp luân bày tỏ ý chí nguyện vọng của Đị hội kính dâng lên Đức Pháp chủ.

-       Đạo từ của Đức Pháp chủ khuyến giáo Đại biểu Đại hội, Tăng Ni, Phật tử Việt Nam ở trong nước và ngoài nước.

-       Tăng Ni Phật tử Thủ đô, TP Hồ Chí Minh, các tỉnh Tây nguyên, Tây Bắc chúc mừng Đại hội thành công tốt đẹp.

-       Các đoàn Phật giáo Quốc tế tặng hoa chúc mừng HT Chủ tich HĐTS.

-       Lời tri ân của BTC Đại hội đối với Tăng Ni, Phật tử và các nhà hảo tâm hỷ cúng cho Đại hội.

-       Thông qua dự thảo nghị quyết của Đại hội.

-       Diễn văn bế mạc Đại hội.

-       Đại hội hồi hướng công đức

-       Sau cùng là tiệc liên hoan chúc mừng Đại hội.

 

***

PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ NHIỆM KỲ VIII (2017-2022)

“Trong bối cảnh chung của xã hội, đất nước trong thời kỳ hội nhập và phát triển vào thập niên đầu thế kỷ 21, Giáo hội Phật giáo Việt Nam theo sự vận hành hòa nhập cùng trào lưu phát triển của xã hội và thế giới, nhất là tinh thần đoàn kết, hòa hợp, ổn định, quyết tâm của toàn Giáo hội kế thừa những thành quả đã đạt được trong 36 năm qua, và trong Nhiệm kỳ VII, chương trình hoạt động của Giáo hội Phật giáo Việt Nam nhiệm kỳ VIII (2017-2022) được hoạch định như sau:

1. Phát huy trí tuệ tập thể, giữ vững kỷ cương, giới luật và nêu cao tinh thần đoàn kết, hòa hợp trong xây dựng, phát triển Giáo hội vững mạnh trong hội nhập quốc tế, kiên định lý tưởng “ĐẠO PHÁP – DÂN TỘC”.

2. Đổi mới, sáng tạo trong sự nghiệp hoằng dương chính pháp, trong phương thức hướng dẫn phật tử. Định hướng pháp môn tu tập phù hợp với xã hội hiện đại, với mọi tầng lớp trong xã hội và xiển dương đạo đức học phật giáo góp phần xây dựng và làm đẹp nền đạo đức xã hội.

3. Nâng cao công tác quản lý chất lượng đào tạo, đổi mới phương pháp giảng dạy và tu học tại các cơ sở đào tạo Tăng Ni của Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

4. Giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa Phật giáo Việt Nam đảm bảo có sự tiếp nối giữa truyền thống và hiện đại góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc trong thời đại hội nhập quốc tế.

5. Mở rộng hoạt động đối ngoại đa phương theo định hướng ngoại giao văn hóa, ngoại giao nhân dân. Chủ động, tích cực trong quan hệ đối ngoại với các tổ chức Phật giáo và tổ chức tôn giáo thế giới. Kết nối chặt chẽ với các hội Phật tử Việt Nam ở nước ngoài.

6. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu Phật học và nâng cao chất lượng học thuật Phật giáo. Tập trung nghiên cứu có định hướng, khẳng định và làm nổi bật tinh hoa, bản sắc của Phật giáo Việt Nam.

7. Tăng cường công tác giám sát, kiểm soát các hoạt động Phật sự, quản lý tự viện, sinh hoạt của Tăng Ni theo đúng Hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Pháp luật Nhà nước.

8. Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh hoằng pháp và chuyển tải các hoạt động Phật sự vào đời sống xã hội nhằm nêu cao giá trị từ bi, trí tuệ của đạo Phật, hình ảnh tốt đẹp của Tăng Ni, Phật tử, của tổ chức Giáo hội Phật giáo Việt Nam các cấp trong sự nghiệp phụng đạo, yêu nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

9. Định hướng tự chủ tài chính trong các hoạt động Phật sự của Giáo hội qua việc xây dựng mô hình kinh tế Phật giáo ở những lĩnh vực hợp lý. Khuyến khích phát triển kinh tế tự túc của các cơ sở tự viện. Kêu gọi Tăng Ni, Phật tử tích cực tham gia công tác từ thiện xã hội, hưởng ứng phong trào xóa đói giảm nghèo, chăm lo công tác an sinh xã hội cho cộng đồng xã hội.”

 

***

Như thế, qua ba ngày làm việc kể cả phiên họp trù bị, đã được kết thúc trong tinh thần hoan hỷ của hầu hết Đại biểu. Tuy nhiên, vẫn có một vài nhân sự hy vọng chen chân vào các chức vụ Trung ương, nhưng do vài lý do nào đó đã không đạt yêu cầu, vì vậy, danh sách đã trống tên.

Đại hội chỉ là thủ tục hành chánh, điều quan trọng của người con Phật trong mọi giới là tâm phục vụ Đạo và Đời một cách vô ngã. Địa vị, chức danh chỉ là giai đoạn ảo, nghĩ như thế thì tâm sẽ an, thân sẽ nhàn. Mục đích đời người con Phật là gieo chủng tử giải thoát khỏi 6 cõi luân hồi.

Đại hội hiểu theo nghĩa rộng là sự quy tập cho những tâm hồn cao thượng để phục vụ mà không nghĩ đến lợi danh, Đại hội như thế sẽ là kết quả tốt đẹp nhất.

Đại hội kỳ VIII khác hơn những Đại hội trước có 2 vấn đề nổi bậc:

1/ thẻ đại biểu có dán hình và có mã vạch rất kỷ, nhưng không kỷ khi để sai đơn vị của Đại biểu.

2/ Bản kinh Chuyển Pháp Luân” được chư tôn đức xướng tụng nghe thật thành tâm tạo không khí linh thiêng trong buổi kết thúc, nhưng rất tiếc, đáng ra trước hoặc sau khi kết thúc bài tụng cần có  ba hồi chuông trống bát nhã để cao dấu ấn tôn giáo hơn là kèn trống chào cờ mang tính nghi lễ hành chánh.

 

MINH MẪN  

22/11/2017

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
31/12/2010(Xem: 3523)
Khi thấy những không gian ngập tràn sách trong ngày hội sách đang diễn ra ở nhiều thành phố lớn, lòng tôi rộn lên một niềm vui khó tả. Tôi bỗng nhớ về những ngày chật vật gom từng cuốn sách từ nước ngoài về Việt Nam, thời chúng ta còn hiếm sách.
27/12/2010(Xem: 3714)
Người dịch: Xuất bản lần đầu vào năm 1995 (tái bản 2001), “Phật Giáo và Đạo Đức Sinh Học” (Buddhism and Bioethics) là một đống góp có ý nghĩa của Damien Keown* cho Phật giáo về một đề tài chưa được giới Phật giáo nghiên cứu nhiều trước đó. Nội dung cuốn sách tập trung thảo luận về đạo đức học Phật giáo và liên hệ nó với những vấn đề đạo đức hiện đại như phá thai, hạn chế sinh sản, nghiên cứu phôi thai, trợ tử, việc kéo dài trạng thái sống thực vật.v.v… Cuốn sách cũng bàn đến vấn đề khi nào thì đời sống một con người được xem chính thức bắt đầu, và khi nào cái chết được coi chính thức xảy ra.
24/12/2010(Xem: 4526)
Phật giáo Việt-Nam trải qua nhiều bước thăng trầm. Đời Lý, Trần Phật giáo cực thịnh, là quốc đạo. Triều Lê Phật giáo bắt đầu suy vi. Đến triều Nguyễn Phật giáo sa sút, mất hẳn vị trí trong chính trị văn hóa và xã hội ở Việt-Nam.
19/12/2010(Xem: 4448)
Gần đây có người nói rằng Phật Giáo Đại Thừa là Bà La Môn Giáo, là tà ma ngoại đạo. Thật ra lời nói này không có gì mới lạ, nó đã có từ thời xưa, khi Phật Giáo đang ở trong thời kỳ phát triển. Tuy nhiên, nhằm tránh sự hoang mang cho những người mới bước chân vào đạo Phật và cho những Phật tử không có nhiều thì giờ nghiên cứu về sự khác biệt giữa hai tôn giáo nên chúng tôi viết bài dưới đây. Chúng tôi không có ý so sánh hai tôn giáo lớn của nhân loại, vì việc làm này là của các nhà học gỉa, mà chúng tôi chỉ đưa ra vài điểm khác biệt quan yếu có tính cách nền tảng giữa đạo Phật nói chung, Phật Giáo Đại Thừa nói riêng so với Bà La Môn Giáo.
18/12/2010(Xem: 14820)
Nhận Xét Của Thượng Tọa Thích Đức Thắng Về Quyển Sách: Đường Về Xứ Phật Thích Thông Lạc
08/12/2010(Xem: 4918)
“Tăng ly chúng tăng tàn”, còn chúng tại gia ly chúng xuất gia thì ra sao? Thế nào là “cư sĩ ly tăng”? Đâu là nguyên nhân và đâu là cách giải quyết vấn đề? “Tăng ly chúng” là một vấn đề đã được bàn luận nhiều.
24/11/2010(Xem: 10053)
Mấy ngày qua, cả nước oằn mình trước sự tàn phá đầy tang thương của cơn bão Ketsana. Cũng thời điểm đó “cơn bão” bất khoan dung của chính quyền tỉnh Lâm Đồng kéo đến tu viện Bát Nhã, gây nên tình cảnh bất an cho khoảng 400 Tăng Ni tu theo pháp môn Làng Mai. Hai cơn bão đến cùng một lúc khiến cho lòng người Phật tử Việt Nam thêm quặn thắt.
23/10/2010(Xem: 3621)
"Chẳng có gì hổ thẹn cho một người có ông nội là khỉ. Nếu có gì đáng hổ thẹn về tổ tiên của tôi, thì đó là vì tổ tiên của tôi là người: một người có trí thức nông cạn và bất nhất, một người không biết tự bằng lòng với thành công trong lĩnh vực riêng của mình, lại hăm hở can thiệp vào những vấn đề khoa học hoàn toàn xa lạ, làm tối tăm vấn đề bằng thứ từ chương rỗng tuếch, đánh lạc hướng chú ý của cử tọa để khỏi đi vào những vấn đề thực sự đặt ra bằng lối nói lạc đề đầy hùng biện và những hô hào đầy thành kiến tôn giáo".
16/10/2010(Xem: 3815)
Tuần vừa qua, một cuốn phim Đại Hàn ra mắt khán giả Paris, được khen ngợi. Báo Mỹ cũng khen. Tên của phim là : Xuân Hạ Thu Đông ... rồi Xuân (1). Không phải là người sành điện ảnh, đọc tên phim là tôi muốn đi xem ngay vì nên thơ quá. Xuân hạ thu đông thì chẳng có gì lạ, nhưng xuân hạ thu đông ... rồi xuân thì cái duyên đã phát tiết ra ngoài. Huống hồ, ở trong phim, xuân rồi lại xuân trên một ngôi chùa nhỏ ... trên một ngôi chùa nhỏ chênh vênh giữa núi non.
16/10/2010(Xem: 4268)
"Giê-su qua cái nhìn của người Phật tử": đây là một đề tài lý thú, nhưng quả thực là khó. Trước hết, trong tất cả những đạo lớn của thế giới, có lẽ đạo Phật là đạo xa cách đạo Ki-tô nhất trên những giáo lý cơ bản và trên nhiều điểm quan trọng, mặc dù vẫn gần gũi, hay có vẻ gần gũi, trên nhiều điểm khác. Thứ đến, vì hình thức hành đạo rất đa dạng của đạo Phật qua thời gian và không gian, vì sự hội nhập của đạo Phật vào nhiều nền văn minh khác nhau, vào nhiều dân tộc khác nhau, mà có thể có những "cái nhìn về Giê-su" rất khác nhau giữa những người Phật tử. Sau hết, nếu chúng ta biết khá rõ về cái nhìn của người Phật tử, nhất là Phật tử thời nay, về đạo Ki-tô, chúng ta rất ít khi được nghe họ nói quan niệm của họ về cá nhân Giê-su.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567