Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Nặng trĩu lòng trước mùa Phật Đản

27/07/201108:39(Xem: 4058)
Nặng trĩu lòng trước mùa Phật Đản
NẶNG TRĨU LÒNG TRƯỚC MÙA PHẬT ĐẢN

Minh Thạnh

blankCách đây không lâu, chúng tôi đã có bài giới thiệu cách sử dụng tờ gấp vào việc quảng bá lễ Phật đản. Tuy nhiên, chưa thấy đơn vị Phật giáo nào áp dụng trong thực tế, trong khi các hoạt động truyền thông đã có truyền thống lâu đời của lễ Phật đản, như xe hoa, cũng như những hoạt động truyền thông cổ động mới cho lễ Phật đản, như thuyền hoa, đều bị cắt hủy, loại bỏ tại 1 số địa phương, trong đó có TP.HCM, thì những thế lực bài Phật giáo Việt Nam, lại hết sức thiện nghệ trong việc sử dụng tờ rơi, phương tiện truyền thông lâu đời nhưng rất có hiệu quả, vào mục tiêu thành lập tôn giáo mới và bài Phật giáo.


Sáng 26/3/2014, tôi nhận được tin nhắn từ một vị tu sĩ Phật giáo, cho biết, người của Duy Tuệ - tác giả những quyển sách có nội dung bài Phật giáo Việt Nam và trực tiếp thuyết giảng với nội dung đó, đang tổ chức phát tờ rơi ồ ạt đầy khắp Hội sách TPHCM lần thứ 8, năm 2014. Đến thăm gian hàng của công ty phát hành sách tác giả Duy Tuệ thực chất là một cơ quan tuyên truyền xung kích cho hoạt động nhằm mục tiêu thành lập một tôn giáo mới, thì thấy hoạt động lại không khác gì một gian phát hành sách Phật giáo.

Những thùng loa cỡ lớn phát oang oang những lời thuyết giảng với những từ ngữ có vẻ rất Phật giáo được lặp đi lặp lại, như “từ bi”, “trí tuệ”, “nhân ái”, “thiền”, “chủng tử”, “giác ngộ”… Sách của tác giả thì cũng có những tựa đề nội dung tâm linh tương tự. Còn hình của tác giả có nhiều bức cạo đầu, mặc áo tràng như tu sĩ Phật giáo (có điều áo tràng đủ màu vàng đỏ).

Trong một bài viết trước đây, chúng tôi đã phân tích mục tiêu của tác giả này, không gì khác hơn là một tôn giáo mới, tương tự như đạo Thanh Hải. Nhưng có điều, bà Thanh Hải không khôn khéo, lại thiếu cân nhắc trong một số phát biểu chính trị, nên đạo Thanh Hải bị cấm tại Việt Nam. Đạo Thanh Hải chỉ có thể có mặt trá hình tại Việt Nam bằng hệ thống các quán ăn chay.

Cách truyền thông mà đạo Thanh Hải tiến hành hiện nay chỉ còn là quảng cáo cho những quán ăn chay vì đài truyền hình “Vô thượng sư” đã ngưng hoạt động. Tại các quán chay người ta giới thiệu hình ảnh dĩa hình, dĩa tiếng, trang web, thậm chí sách của bà Thanh Hải in chui. Nhân viên phục vụ đều đeo hình của bà Thanh Hải một cách tôn kính như một vị giáo chủ.

Cách làm như vậy là một hình thức truyền đạo, cải đạo gián tiếp, dĩ nhiên là lách luật, một cách tế nhị, khôn khéo. Quảng cáo quán cơm chay thì cũng khó cho các cơ quan khi đặt vấn đề, dù biết rõ đó là truyền thông gián tiếp cho tôn giáo mới, một cách truyền đạo tuy công khai mà ẩn lậu (đối với Phật giáo, dù sao bà Thanh Hải vẫn còn có sự kính trọng nhất định, bà vẫn tôn xưng Đức Phật, dù coi Đức Phật là Phật quá khứ, còn bà là “Phật” hiện tại).

Tác giả mà chúng ta đang đề cập đây cũng tổ chức truyền đạo gián tiếp như bà Thanh Hải. Ông ta vừa kế thừa kinh nghiệm của bà Thanh Hải, vừa có những bước sáng tạo mới, phát triển mới để hiệu quả hơn. Trước tiên, “giáo chủ” phải chạy ra nước ngoài cho yên ổn cái đã. Rồi từ nước ngoài mà chỉ đạo từ xa. Ông này cũng mơ đến một đài truyền hình toàn cầu như bà Thanh Hải đã từng làm. Nhưng không đủ khả năng, nên đành dùng audio-video internet. Ông ta công kích đạo Phật mạnh mẽ không chút ngần ngại bằng các bài diễn thuyết audio-video.

Còn ở Việt Nam, ông đưa vào sách, từng đoạn lẻ, từng câu lẻ công kích Phật giáo Việt Nam. Do nội dung công kích Phật giáo nằm phân tán, rời rạc, sách ông ta viết công kích Phật giáo qua mặt được hàng rào biên tập xuất bản hợp pháp tại Việt Nam dưới cái vỏ sách học làm người, kỹ năng sống. Còn ông ta không xưng “vô thượng sư” như Thanh Hải, mà chỉ “đạo sư”.

Ông ta cũng làm mờ nhạt yếu tố tôn giáo bằng cách thêm chữ “học” vào tên ông ta, còn tiếng Anh thì dùng hậu tố “logy”, nghe rất sang, mà lại tránh được màu sắc đạo giáo có thể làm trắc trở những hoạt động truyền bá tôn giáo mới ở Việt Nam. Còn mũi nhọn của hoạt động truyền bá tôn giáo mới tại Việt Nam, trong đó có nội dung bài Phật giáo, thì chính là hoạt động phát tờ rơi tại Hội sách mà chúng ta đang đề cập tới đây.

Công ty truyền thông của ông ta có giấy phép kinh doanh tổ chức liên kết xuất bản sách với nhà xuất bản, đăng ký quầy sách tại Hội sách là hoàn toàn hợp pháp. Có quầy tại hội sách, thì tổ chức phát tờ rơi giới thiệu sách, trang web đương nhiên cũng hoàn toàn hợp pháp. Trong kỹ thuật phát tờ rơi, điều cốt yếu làm sao là nhắm vào chỗ đông người. Hội sách năm nay có đến hàng triệu lượt người tham dự. Thế là ông ta đại thành công. Chỉ 1/100 người nhận tờ rơi vào trang web hay mua sách của ông ta cũng vẫn là thành công, vì tổng số người không nhỏ. Tất nhiên, với nội dung bài Phật giáo, cải đạo thì tổn thất cho Phật giáo sẽ rất lớn.

Tôi thấy lòng nặng trĩu khi viết những dòng này. Là Phật tử có chút kiến thức về truyền thông, đề xuất Phật giáo Việt Nam sử dụng tờ gấp quảng bá Phật đản thì không ai làm. Trái lại, các phương thức tôn kính Phật, truyền thông cổ động Phật đản đã có từ nửa thế kỷ lại bị loại bỏ, cắt hủy, triệt tiêu.Trong khi đó, kỹ thuật truyền thông mà mình đề xuất lại được những người bài Phật giáo triệt để khai thác, để vừa truyền bá tôn giáo mới, vừa bài Phật giáo.

Càng nặng nề hơn nữa khi biết tin một công ty có giám đốc là Phật tử, sẽ lại mời một người nổi tiếng là một nhà truyền đạo Cơ đốc sang Việt Nam diễn thuyết lần 2. Sách của ông này đầy dẫy những câu truyền đạo. Điều đó là chuyện đương nhiên, như một câu tục ngữ: “Con mèo con chuột có lông/Bụi tre có mắt nồi đồng có quai”. Nhà truyền giáo mà không truyền đạo thì còn làm gì. Nhưng trong trường hợp này sẽ chua chát, cay đắng, mỉa mai và tội tình cho Phật giáo hơn, vì nó được một doanh nhân Phật tử bảo trợ!

Xe hoa Phật đản sẽ không còn chạy trong mùa Phật đản vì tổ chức Phật giáo địa phương tự cắt hủy, loại bỏ, triệt tiêu, nhưng xe hú còi mở đường đón tiếp mục sư sẽ lại vang động thành phố như năm nào…

Minh Thạnh
(Phật Tử Việt Nam)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
31/12/2010(Xem: 3528)
Khi thấy những không gian ngập tràn sách trong ngày hội sách đang diễn ra ở nhiều thành phố lớn, lòng tôi rộn lên một niềm vui khó tả. Tôi bỗng nhớ về những ngày chật vật gom từng cuốn sách từ nước ngoài về Việt Nam, thời chúng ta còn hiếm sách.
27/12/2010(Xem: 3723)
Người dịch: Xuất bản lần đầu vào năm 1995 (tái bản 2001), “Phật Giáo và Đạo Đức Sinh Học” (Buddhism and Bioethics) là một đống góp có ý nghĩa của Damien Keown* cho Phật giáo về một đề tài chưa được giới Phật giáo nghiên cứu nhiều trước đó. Nội dung cuốn sách tập trung thảo luận về đạo đức học Phật giáo và liên hệ nó với những vấn đề đạo đức hiện đại như phá thai, hạn chế sinh sản, nghiên cứu phôi thai, trợ tử, việc kéo dài trạng thái sống thực vật.v.v… Cuốn sách cũng bàn đến vấn đề khi nào thì đời sống một con người được xem chính thức bắt đầu, và khi nào cái chết được coi chính thức xảy ra.
24/12/2010(Xem: 4531)
Phật giáo Việt-Nam trải qua nhiều bước thăng trầm. Đời Lý, Trần Phật giáo cực thịnh, là quốc đạo. Triều Lê Phật giáo bắt đầu suy vi. Đến triều Nguyễn Phật giáo sa sút, mất hẳn vị trí trong chính trị văn hóa và xã hội ở Việt-Nam.
19/12/2010(Xem: 4457)
Gần đây có người nói rằng Phật Giáo Đại Thừa là Bà La Môn Giáo, là tà ma ngoại đạo. Thật ra lời nói này không có gì mới lạ, nó đã có từ thời xưa, khi Phật Giáo đang ở trong thời kỳ phát triển. Tuy nhiên, nhằm tránh sự hoang mang cho những người mới bước chân vào đạo Phật và cho những Phật tử không có nhiều thì giờ nghiên cứu về sự khác biệt giữa hai tôn giáo nên chúng tôi viết bài dưới đây. Chúng tôi không có ý so sánh hai tôn giáo lớn của nhân loại, vì việc làm này là của các nhà học gỉa, mà chúng tôi chỉ đưa ra vài điểm khác biệt quan yếu có tính cách nền tảng giữa đạo Phật nói chung, Phật Giáo Đại Thừa nói riêng so với Bà La Môn Giáo.
18/12/2010(Xem: 14834)
Nhận Xét Của Thượng Tọa Thích Đức Thắng Về Quyển Sách: Đường Về Xứ Phật Thích Thông Lạc
08/12/2010(Xem: 4926)
“Tăng ly chúng tăng tàn”, còn chúng tại gia ly chúng xuất gia thì ra sao? Thế nào là “cư sĩ ly tăng”? Đâu là nguyên nhân và đâu là cách giải quyết vấn đề? “Tăng ly chúng” là một vấn đề đã được bàn luận nhiều.
24/11/2010(Xem: 10058)
Mấy ngày qua, cả nước oằn mình trước sự tàn phá đầy tang thương của cơn bão Ketsana. Cũng thời điểm đó “cơn bão” bất khoan dung của chính quyền tỉnh Lâm Đồng kéo đến tu viện Bát Nhã, gây nên tình cảnh bất an cho khoảng 400 Tăng Ni tu theo pháp môn Làng Mai. Hai cơn bão đến cùng một lúc khiến cho lòng người Phật tử Việt Nam thêm quặn thắt.
23/10/2010(Xem: 3625)
"Chẳng có gì hổ thẹn cho một người có ông nội là khỉ. Nếu có gì đáng hổ thẹn về tổ tiên của tôi, thì đó là vì tổ tiên của tôi là người: một người có trí thức nông cạn và bất nhất, một người không biết tự bằng lòng với thành công trong lĩnh vực riêng của mình, lại hăm hở can thiệp vào những vấn đề khoa học hoàn toàn xa lạ, làm tối tăm vấn đề bằng thứ từ chương rỗng tuếch, đánh lạc hướng chú ý của cử tọa để khỏi đi vào những vấn đề thực sự đặt ra bằng lối nói lạc đề đầy hùng biện và những hô hào đầy thành kiến tôn giáo".
16/10/2010(Xem: 3828)
Tuần vừa qua, một cuốn phim Đại Hàn ra mắt khán giả Paris, được khen ngợi. Báo Mỹ cũng khen. Tên của phim là : Xuân Hạ Thu Đông ... rồi Xuân (1). Không phải là người sành điện ảnh, đọc tên phim là tôi muốn đi xem ngay vì nên thơ quá. Xuân hạ thu đông thì chẳng có gì lạ, nhưng xuân hạ thu đông ... rồi xuân thì cái duyên đã phát tiết ra ngoài. Huống hồ, ở trong phim, xuân rồi lại xuân trên một ngôi chùa nhỏ ... trên một ngôi chùa nhỏ chênh vênh giữa núi non.
16/10/2010(Xem: 4274)
"Giê-su qua cái nhìn của người Phật tử": đây là một đề tài lý thú, nhưng quả thực là khó. Trước hết, trong tất cả những đạo lớn của thế giới, có lẽ đạo Phật là đạo xa cách đạo Ki-tô nhất trên những giáo lý cơ bản và trên nhiều điểm quan trọng, mặc dù vẫn gần gũi, hay có vẻ gần gũi, trên nhiều điểm khác. Thứ đến, vì hình thức hành đạo rất đa dạng của đạo Phật qua thời gian và không gian, vì sự hội nhập của đạo Phật vào nhiều nền văn minh khác nhau, vào nhiều dân tộc khác nhau, mà có thể có những "cái nhìn về Giê-su" rất khác nhau giữa những người Phật tử. Sau hết, nếu chúng ta biết khá rõ về cái nhìn của người Phật tử, nhất là Phật tử thời nay, về đạo Ki-tô, chúng ta rất ít khi được nghe họ nói quan niệm của họ về cá nhân Giê-su.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567