Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tự Thiêu và Giới Sát

24/11/201318:40(Xem: 7308)
Tự Thiêu và Giới Sát
Nguoi Tay Tang Tu Thieu
Tự Thiêu và Giới Sát
Nguyên Giác


Trường hợp các nhà sư Tây Tạng tự thiêu để đòi hỏi quyền tự do tôn giáo và giữ gìn bản sắc dân tộc có phải đã phạm giới sát sinh hay không? Hay đây là hành vi cúng dường thân xác để hộ trì chánh pháp? Đức Đạt Lai Lạt Ma hôm Thứ Tư 20-11-2013 đã nói chuyện về vấn đề này.

Bản tin từ Phayul, một mạng thông tin của người Tây Tạng lưu vong, đã ghi nhận rằng vị lãnh đạọ tinh thần Tây Tạng Đức Đạt Lai Lạt Ma nói hôm Thứ Tư rằng những cuộc phản kháng bằng cách tự thiêu ở Tây Tạng là rất buồn, và rất khó cho Ngài thuyết phục ngăn cản họ.

Đức Đạt Lai Lạt Ma đang trong chuyến hoằng pháp ở Nhật Bản, và nói như thế trong bài diễn văn trước khoảng 150 vị dân biểu Nhật Bản ở Tokyo: “Tôi không có thể yêu cầu họ hành động khác đi, bởi vì tôi không có gì để hiến tặng họ hết.”

Đức Đạt Lai Lạt Ma -- người được Giảỉ Nobel Hòa Bình năm 1989 – nói rằng các sự kiện tự thiêu đó là rất buồn và rằng đó là để đối kháng với những gian nan quá lớn mà họ đối diện: “Những vị này đã sẵn sàng hy sinh thân mạng của họ, không phải vì họ say xỉn hay bất mãn vì chuyện gia đình.”

Ngài kêu gọi chính phủ Trung Quốc hãy điều tra tình hình kỹ lưỡng để xem xét tại sao có quá nhiều người Tây Tạng chọn con đường tự thiêu như thế.

Từ năm 2009, có 123 người Tây Tạng đã tự thiêu tại Tây Tạng để phản đối việc TQ chiếm đóng Tây Tạng và để chống chính sách đàn áp mạnh tay.

Mạng Phayul nói rằng Đức Đạt Lai Lạt Ma được mời tới nói chuyện trước khoảng 150 dân biểu thuộc tổ chức All Party Parliamentary Group in Japan -- và đích thân Eriko Yamatani, Chủ tịch Ủy ban Nhóm 8 Đảng Chính Trị và vị dân biểu thâm niên Takeo Hiranuma hộ tống Ngài vào hội trường.

Ngài cũng bày tỏ nỗi buồn về bạo lực ở Miến Điện, giữa tín đồ Hồi Giáo và Phật Giáo: “Tôi đã kêu gọi các vị sư nơi đó, khi mâu thuẫn bùng nổ, để nhớ tới khuôn mặt Đức Phật. Tôi tin rằng nếu Đức Phật có mặt nơi đó, Ngài sẽ đề nghị bảo vệ những người Hồi Giáo bị hăm dọa đó.”
dalailama-smh
Đó là quan điểm của Đức Đạt Lai Lạt Ma, lãnh tụ Phật Giáo Tây Tạng. Cần ghi nhận rằng, khi nói trước 150 chính khách Nhật Bản, tất nhiên Ngài không thể nói chi tiết như trong một buổi thuyết pháp cho Phật Tử. Khi nói chuyện, Ngài cũng biết rằng trong 150 Dân biểu Nhật Bản đó, không phải ai cũng là Phật Tử, và do vậy, có thể hiểu rằng Ngài chỉ nói khái lược những gì Ngài suy nghĩ. Tất nhiên, Ngài biết, trong người nghe cũng có thể sẽ có ngộ nhận, vì không hiểu hết ý của Ngài.

Trên cương vị Phật Tử, chúng ta suy nghĩ thế nào?

Tác phẩm “Phật Giáo Chính Tín” của Pháp sư Thánh Nghiêm, người sáng lập Viện Nghiên cứu Phật học Trung Quốc năm 1985 tại Đài Loan, cũng là một Thiền sư nổi tiếng và có nhiều Thiền đường khắp thế giới, trả lời câu hỏi thứ 32 như sau, trích từ Thư Viện Hoa Sen:

“32. PHẬT TỬ CÓ PHẢN ĐỐI TỰ SÁT KHÔNG?

Có phản đối. Trong giới luật, có quy định rõ. Phật tử không được tự sát, nếu tự sát thì có tội [Xem Tứ phần luật và luận Nhiếp, quyển 2].

Ở đây, nói tự sát là vì chán cuộc sống hiện tại, mà lầm nghĩ rằng, sau khi tự sát sẽ được giải thoát.

Người Phật tử tin ở định luật nhân quả, nếu không chứng ngộ thực tướng của các pháp, nếu không lấy công phu tu trì để thoát khỏi sinh tử thì tự sát không có tác dụng gì hết. Vì nếu chưa hết nghiệp báo, thì dù có tự sát, cũng phải chịu một kỳ sinh tử tiếp theo. Cũng như một con nợ, để tránh mặt chủ nợ đòi nợ, bèn dời nhà từ nơi A đến nơi B. Nhưng sớm hay muộn, chủ nợ cũng sẽ tìm ra nơi ở mới của con nợ, để tiếp tục đòi nợ. Vì vậy, Phật tử phản đối tự sát, Phật giáo động viên mọi người hãy tận dụng thời gian trong một đời Người để nỗ lực tu thiện, tích đức nhằm cải thiện vận mệnh hiện tại và tương lai của mình.

Thế nhưng, Phật giáo không phải là một tôn giáo khuyến khích vị kỷ. Người Phật tử, vì sự nghiệp độ sinh, trong trường hợp cần thiết cũng sẵn sàng xả thân. Để bảo vệ tin ngưỡng thần thánh của mình, có những Phật tử đã tuẫn tiết. Một người hành Bồ Tát đạo chân chính, có thể xả bỏ cả tay chân, thịt, mắt cho đến cái đầu của mình.

Cũng như đức Thích Ca Thế Tôn, trong các kiếp sống trước của Ngài, trong thời kỳ hành đạo Bồ Tát, Ngài đã nhiều lần xả thân không tiếc sinh mạng. Như trong kinh Pháp Hoa nói: "Không có một bụi trần nào nhỏ như hạt cải, không phải là nơi Bồ Tát xả bỏ thân mạng". Kinh Tạp A Hàm quyển 39 và 47 kể truyện có ba vị A La Hán tự sát mà đức Phật cũng tán thành.”(hết trích - http://thuvienhoasen.org/D_1-2_2-75_14-1_5-50_6-8_4-7735_17-639_15-1/)

Do vậy, quan điểm của Đức Đạt Lai Lạt Ma cũng phù hợp với Kinh Pháp Hoa và Tạp A Hàm vậy.

Tuy nhiên, cần chú ý: Đức Đạt Lai Lạt Ma nói rõ rằng rất khó để Ngài yêu cầu họ từ bỏ quyết định tự thiêu (that it was difficult for him to dissuade them...) chứ không phải Ngài khuyến khích. Bởi vì khuyến khích tự thiêu là sẽ gây nghiệp bất thiện, và mặt khác, khi với tâm chưa thanh tịnh mà lại ngăn cản những vị muốn tự thiêu để hộ trì chánh pháp tất cũng sẽ gây nghiệp bất thiện khác.

Điều quan trọng nữa: nếu người tự thiêu hốt nhiên khởi lên một niệm căm thù, sân si... thiện pháp sẽ bất toàn. Khó là như thế.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28/02/2015(Xem: 7206)
Trong một thập niên qua, trong hàng chục bài pháp thoại cho Tăng Ni và Phật tử đăng trên trang nhà Chùa Giác Ngộ[1] và trang nhà Youtube[2], tôi thường khẳng định rằng khái niệm “84,000 pháp môn” là do Phật giáo Trung Quốc đặt ra, chứ trên thực tế, đức Phật chỉ truyền bá con đường duy nhất là Tứ thánh đế, mà cốt lõi là nhận diện khổ đau, truy tìm nguyên nhân của nỗi khổ, niềm đau và thực tập bát chính đạo để đạt được niết-bàn ngay trong kiếp sống hiện tại này.
24/02/2015(Xem: 18059)
Lúc tôi viết những dòng về cuốn sách của Linh mục Nguyễn Văn Thư, thì bom đạn đang tiếp tục nổ trên một phần của trái đất, nhân mạng con người bị xem như cỏ rác. Hệ lụy nầy phải chăng có nguồn gốc từ các tôn giáo độc thần còn sót lại? Nhân loại ít có những ngày vui; phần lớn là chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh mà nhiều trường hợp y học tân tiến cũng đành chịu bó tay.
22/02/2015(Xem: 6117)
Đây là câu hỏi lớn, liên hệ đến quyết định của Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Do vậy, việc trao đổi dưới đây chỉ là quan điểm cá nhân của riêng tôi. Trước hết, theo tôi, chúng ta phải mạnh dạn đánh giá lại giá trị và giới hạn của các pháp môn được Phật giáo Việt Nam tiếp nhận từ Phật giáo Trung Quốc. Khi đánh giá bằng các thống kê xã hội học cụ thể, ta sẽ rút ra được những kết luận nhất định. Vào năm 1945, dân số của nước Việt Nam khoảng 25 triệu người, trong đó Phật tử chiếm 80%. Đến năm 2013 chúng ta có trên dưới 90 triệu dân và số lượng Phật tử chỉ còn lại 38%. Đó là dữ liệu giúp ta đánh giá cách thức làm đạo của Phật giáo. Chúng ta phải thừa nhận rằng không phải cái gì của Phật giáo Trung Quốc truyền bá đều đúng và cần được tôn thờ như chân lý. Thước đo bằng thống kê trên sẽ giúp ta tránh được những quan điểm trái ngược: theo hay không theo, chịu ảnh hưởng hay không chịu ảnh hưởng từ Phật giáo Trung Quốc.
16/02/2015(Xem: 10395)
Bài học cho Việt Nam Những thái độ vô tâm, hờ hợt trước tình hình đất nước của chúng ta sẽ góp phần biến Việt Nam thành Tây Tạng thứ 2, âm mưu bành trướng của Bắc Kinh đang hướng về Việt Nam, chuyện này rồi sẽ xảy ra nếu mọi người vẫn chưa kịp thức tỉnh!
10/02/2015(Xem: 7893)
1) Khuynh hướng 1 xuất phát từ Trung Quốc trong giai đoạn mà các nhà Nho nắm vai trò lãnh đạo chính trị của Đại lục muốn dành cái quyền ngự trị quan điểm tư tưởng triết học tôn giáo của họ trên bề mặt nhận thức văn hóa và đời sống tinh thần của cư dân họ. Chủ trương họ đưa ra là Tam Giáo Đồng Nguyên. 2) Khuynh hướng 2 cho rằng tôn giáo nào cũng dạy con người “lánh ác làm lành” và đạo Phật cũng là một trong các tôn giáo như thế. Từ đó, với mục đích “Dĩ hòa vi quý” trong quá trình làm đạo chúng ta dễ dàng bị rơi vào các cái bẫy đó và cố đánh đồng bằng cách hạ thấp đạo Phật xuống để đẳng thức hóa với các tôn giáo vốn khác với đạo Phật.
30/01/2015(Xem: 6376)
"Việc chém con lợn đang sống khỏe mạnh là lối đối xử tàn ác, nó làm trơ lì cảm xúc của người xem, đặc biệt là trẻ em", ông Nguyễn Tam Thanh, cán bộ Phúc lợi Động vật, Tổ chức Động vật châu Á, trao đổi với VnExpress ngày 29/1.
30/01/2015(Xem: 22520)
“Việt Nam Thi Sử Hùng Ca” được tôi (TNT Mặc Giang) sáng tác vào tháng 9 năm 2003. Từ năm 2003-2005, tác phẩm này do tôi tự in ấn nhiều lần bằng hình thức Photocopy, biếu tặng những người quen biết và người thân tại Việt Nam và tại Úc. Tôi dự tính xuất bản chính thức quyển Việt Nam Thi Sử Hùng Ca, nên đã nhờ SG. Phạm Trần Quốc Việt viết Lời giới thiệu từ năm 2005. Vì những trục trặc ngoài ý muốn, nhất là gặp khó khăn về tài chính, tôi đã chưa thể xuất bản chính thức. Ông Phạm Trần Quốc Việt nay vẫn còn khỏe mạnh. Lời giới thiệu của ông tôi vẫn tôn trọng giữ nguyên trong ấn bản internet tại trang nhà Hương Đạo.[1] Thực ra, từ mười năm qua, trang nhà Lương Sơn Bạc online[2] tác phẩm Việt Nam Thi Sử Hùng Ca của tôi, đúng với nguyên văn của tôi sáng tác.
22/01/2015(Xem: 11188)
Điểm đến của người tu học Phật thường là chứng ngộ (đắc đạo). Nhưng tại sao gần đây, ta cũng hay nghe nói Vãng sanh Cực Lạc như một kết quả cho việc hành trì. Vậy, Chứng ngộ và Vãng sanh khác nhau thế nào, và có gì chống trái giữa hai từ ngữ ấy? Vãng sanh là mục tiêu chân chánh và khẩn thiết nhất của những người hướng đến đạo giải thoát và là ước mong nhiệt thành của hành giả Niệm Phật, sau những năm tháng tu tập.
20/01/2015(Xem: 5909)
Không thể phủ định rằng giáo dục Phật giáo dựa trên ba phương diện minh triết Phật dạy bao gồm giáo dục đạo đức (giới), giáo dục chuyển hóa (thiền) và giáo dục tri thức giải quyết vấn nạn (tuệ). Người được đào tạo trong trường Phật học, ngoài kiến thức thông thường còn thực tập chuyển hóa, mang tính ứng dụng thực tiễn và có khả năng giải quyết các nỗi khổ niềm đau của bản thân và tha nhân. Để nền giáo dục Phật giáo tại Việt Nam đáp ứng được các mục đích nêu trên, chương trình đào tạo Phật học tại Việt Nam cần có sự thích ứng với xu thế giáo dục Phật học trên thế giới là điều không thể bỏ qua. Trong bài viết này, tôi trình bày vài nét về a) Bản chất đào tạo Phật học, b) Nền Phật học Tây Tạng và c) Hướng đến cải cách giáo dục Phật học tại Việt Nam. Các vấn đề trên chỉ được nêu ra một cách khái quát, chưa đi sâu vào việc phân tích.
15/01/2015(Xem: 5314)
Vụ nhật báo Người Việt kiện tuần báo Saigon Nhỏ về mạ lỵ phỉ báng được khởi sự từ tháng 9 năm 2012, nhưng đến tháng 12 năm 2014 mới được đưa ra xét xử. Sau một phiên tòa kéo dài bốn tuần, ngày 30.12.2014, tòa tuyên phạt bà Hoàng Được Thảo và tuần báo Saigon Nhỏ 4.500.000 USD. Các cộng đồng người Việt hải ngoại trên thế giới đều xôn xao. Nhiều người đã điện thoại hay gởi email cho chúng tôi và hỏi: Tại sao ra nông nỗi này? Báo Saigon Nhỏ là báo chống cộng mà? Có gì bí ẩn đàng sau?
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]