Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tự Thiêu và Giới Sát

24/11/201318:40(Xem: 7311)
Tự Thiêu và Giới Sát
Nguoi Tay Tang Tu Thieu
Tự Thiêu và Giới Sát
Nguyên Giác


Trường hợp các nhà sư Tây Tạng tự thiêu để đòi hỏi quyền tự do tôn giáo và giữ gìn bản sắc dân tộc có phải đã phạm giới sát sinh hay không? Hay đây là hành vi cúng dường thân xác để hộ trì chánh pháp? Đức Đạt Lai Lạt Ma hôm Thứ Tư 20-11-2013 đã nói chuyện về vấn đề này.

Bản tin từ Phayul, một mạng thông tin của người Tây Tạng lưu vong, đã ghi nhận rằng vị lãnh đạọ tinh thần Tây Tạng Đức Đạt Lai Lạt Ma nói hôm Thứ Tư rằng những cuộc phản kháng bằng cách tự thiêu ở Tây Tạng là rất buồn, và rất khó cho Ngài thuyết phục ngăn cản họ.

Đức Đạt Lai Lạt Ma đang trong chuyến hoằng pháp ở Nhật Bản, và nói như thế trong bài diễn văn trước khoảng 150 vị dân biểu Nhật Bản ở Tokyo: “Tôi không có thể yêu cầu họ hành động khác đi, bởi vì tôi không có gì để hiến tặng họ hết.”

Đức Đạt Lai Lạt Ma -- người được Giảỉ Nobel Hòa Bình năm 1989 – nói rằng các sự kiện tự thiêu đó là rất buồn và rằng đó là để đối kháng với những gian nan quá lớn mà họ đối diện: “Những vị này đã sẵn sàng hy sinh thân mạng của họ, không phải vì họ say xỉn hay bất mãn vì chuyện gia đình.”

Ngài kêu gọi chính phủ Trung Quốc hãy điều tra tình hình kỹ lưỡng để xem xét tại sao có quá nhiều người Tây Tạng chọn con đường tự thiêu như thế.

Từ năm 2009, có 123 người Tây Tạng đã tự thiêu tại Tây Tạng để phản đối việc TQ chiếm đóng Tây Tạng và để chống chính sách đàn áp mạnh tay.

Mạng Phayul nói rằng Đức Đạt Lai Lạt Ma được mời tới nói chuyện trước khoảng 150 dân biểu thuộc tổ chức All Party Parliamentary Group in Japan -- và đích thân Eriko Yamatani, Chủ tịch Ủy ban Nhóm 8 Đảng Chính Trị và vị dân biểu thâm niên Takeo Hiranuma hộ tống Ngài vào hội trường.

Ngài cũng bày tỏ nỗi buồn về bạo lực ở Miến Điện, giữa tín đồ Hồi Giáo và Phật Giáo: “Tôi đã kêu gọi các vị sư nơi đó, khi mâu thuẫn bùng nổ, để nhớ tới khuôn mặt Đức Phật. Tôi tin rằng nếu Đức Phật có mặt nơi đó, Ngài sẽ đề nghị bảo vệ những người Hồi Giáo bị hăm dọa đó.”
dalailama-smh
Đó là quan điểm của Đức Đạt Lai Lạt Ma, lãnh tụ Phật Giáo Tây Tạng. Cần ghi nhận rằng, khi nói trước 150 chính khách Nhật Bản, tất nhiên Ngài không thể nói chi tiết như trong một buổi thuyết pháp cho Phật Tử. Khi nói chuyện, Ngài cũng biết rằng trong 150 Dân biểu Nhật Bản đó, không phải ai cũng là Phật Tử, và do vậy, có thể hiểu rằng Ngài chỉ nói khái lược những gì Ngài suy nghĩ. Tất nhiên, Ngài biết, trong người nghe cũng có thể sẽ có ngộ nhận, vì không hiểu hết ý của Ngài.

Trên cương vị Phật Tử, chúng ta suy nghĩ thế nào?

Tác phẩm “Phật Giáo Chính Tín” của Pháp sư Thánh Nghiêm, người sáng lập Viện Nghiên cứu Phật học Trung Quốc năm 1985 tại Đài Loan, cũng là một Thiền sư nổi tiếng và có nhiều Thiền đường khắp thế giới, trả lời câu hỏi thứ 32 như sau, trích từ Thư Viện Hoa Sen:

“32. PHẬT TỬ CÓ PHẢN ĐỐI TỰ SÁT KHÔNG?

Có phản đối. Trong giới luật, có quy định rõ. Phật tử không được tự sát, nếu tự sát thì có tội [Xem Tứ phần luật và luận Nhiếp, quyển 2].

Ở đây, nói tự sát là vì chán cuộc sống hiện tại, mà lầm nghĩ rằng, sau khi tự sát sẽ được giải thoát.

Người Phật tử tin ở định luật nhân quả, nếu không chứng ngộ thực tướng của các pháp, nếu không lấy công phu tu trì để thoát khỏi sinh tử thì tự sát không có tác dụng gì hết. Vì nếu chưa hết nghiệp báo, thì dù có tự sát, cũng phải chịu một kỳ sinh tử tiếp theo. Cũng như một con nợ, để tránh mặt chủ nợ đòi nợ, bèn dời nhà từ nơi A đến nơi B. Nhưng sớm hay muộn, chủ nợ cũng sẽ tìm ra nơi ở mới của con nợ, để tiếp tục đòi nợ. Vì vậy, Phật tử phản đối tự sát, Phật giáo động viên mọi người hãy tận dụng thời gian trong một đời Người để nỗ lực tu thiện, tích đức nhằm cải thiện vận mệnh hiện tại và tương lai của mình.

Thế nhưng, Phật giáo không phải là một tôn giáo khuyến khích vị kỷ. Người Phật tử, vì sự nghiệp độ sinh, trong trường hợp cần thiết cũng sẵn sàng xả thân. Để bảo vệ tin ngưỡng thần thánh của mình, có những Phật tử đã tuẫn tiết. Một người hành Bồ Tát đạo chân chính, có thể xả bỏ cả tay chân, thịt, mắt cho đến cái đầu của mình.

Cũng như đức Thích Ca Thế Tôn, trong các kiếp sống trước của Ngài, trong thời kỳ hành đạo Bồ Tát, Ngài đã nhiều lần xả thân không tiếc sinh mạng. Như trong kinh Pháp Hoa nói: "Không có một bụi trần nào nhỏ như hạt cải, không phải là nơi Bồ Tát xả bỏ thân mạng". Kinh Tạp A Hàm quyển 39 và 47 kể truyện có ba vị A La Hán tự sát mà đức Phật cũng tán thành.”(hết trích - http://thuvienhoasen.org/D_1-2_2-75_14-1_5-50_6-8_4-7735_17-639_15-1/)

Do vậy, quan điểm của Đức Đạt Lai Lạt Ma cũng phù hợp với Kinh Pháp Hoa và Tạp A Hàm vậy.

Tuy nhiên, cần chú ý: Đức Đạt Lai Lạt Ma nói rõ rằng rất khó để Ngài yêu cầu họ từ bỏ quyết định tự thiêu (that it was difficult for him to dissuade them...) chứ không phải Ngài khuyến khích. Bởi vì khuyến khích tự thiêu là sẽ gây nghiệp bất thiện, và mặt khác, khi với tâm chưa thanh tịnh mà lại ngăn cản những vị muốn tự thiêu để hộ trì chánh pháp tất cũng sẽ gây nghiệp bất thiện khác.

Điều quan trọng nữa: nếu người tự thiêu hốt nhiên khởi lên một niệm căm thù, sân si... thiện pháp sẽ bất toàn. Khó là như thế.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
14/05/2015(Xem: 7363)
Trong cuộc sống con người, hoài niệm vẫn miên man và tốn tại trong mỗi ký ức, bất chấp dòng chảy của từng thân phận lặn ngụp giữa biển khổ trần lao hay đang trong tột đỉnh của vinh quang. Nhưng với ước mơ thì sẽ già đi theo từng vết ma sát nghiệt ngã của thời gian, mà thời gian thì luôn luôn trung thành với định luật vô thường sinh diệt. Nhất là những ước mơ đó chưa bao giờ trở thành hiện thực. Thế nhưng! Những ước mơ không bao giờ trở thành hiện thực đó lại luôn tồn tại và có sức truyền lưu lâu dài, nó như đánh đố với những quan niệm, chủ trướng, định kiến của chính con người.
13/05/2015(Xem: 10679)
Những bức hình ám ảnh cho thấy thế giới đang trở nên tồi tệ hơn bạn nghĩ
30/04/2015(Xem: 7559)
Sau 1975, ai cũng biết, đa số người miền Bắc ồ ạt vào Nam hơn là dân miền Nam ra Bắc, ngoại trừ những nhân vật đặc biệt với công tác đặc biệt có giấy phép, còn hầu hết bị cấm, nhất là đối với thành phần “ngụy quân, ngụy quyền„ như tôi.
23/04/2015(Xem: 5273)
Với sự phát triển như vũ bão của công nghệ truyền thông thời đại, như đã trao tận tay Phật giáo Việt nam (PGVN) vô vàn những thuận duyên mà từ thời chấn hưng rực rỡ chư Tổ đức không hề mơ tới sẽ có được như vậy. Thế nhưng để nắm bắt được những thuận duyên ấy và để ứng dụng triệt để vào công cuộc hóa đạo thì dường như vẫn chưa là đáp àn đúng nghĩa nhất.
31/03/2015(Xem: 5926)
Thời Phật còn tại thế, nơi tu tập của cộng đồng tu sĩ, được gọi là Tịnh xá, chung quanh Tịnh xá, mỗi vị có một am thất riêng cho từng cá nhân được gọi là tịnh thất. Nơi thất của đức Phật được gọi là Hương thất. Tuy tên gọi khác nhau, đều được kiến tạo bằng tranh, tre và đất, ít khi làm bằng gỗ.
22/03/2015(Xem: 7567)
Mirza Hussain mới 26 tuổi khi những kẻ chỉ huy khủng bố Taliban ấn vào tay ông khối thuốc nổ và bảo đem nó đặt vào các pho tượng Phật lớn nhất thế giới tại quê hương ông, tỉnh Bamiyan của Afghanistan. Các tượng cổ xưa được khắc sâu vào núi, từng là những pho tượng Phật cao nhất thế giới, đã bị phá hủy trong loạt hành động điên rồ của phiến quân Hồi giáo cực đoan năm 2001. Hành động đó đã tạo tiền lệ nguy hiểm cho những kẻ thuộc Nhà nước Hồi giáo tự xưng tiến hành những cuộc đập phá các di sản kiến trúc và tôn giáo thời gian gần đây.
15/03/2015(Xem: 6219)
Sau khi chúng tôi viết phổ biến bài "Sự việc tác phẩm của chúng tôi bị ông Trần Trí Trung ăn cắp..." thì 2 tuần sau đã nhận được Điện thư của NXB Tổng Hợp, Điện thư và Công văn của NXB Văn Hóa Văn Nghệ. Đây là sự công tâm, trách nhiệm rất thiện chí rất minh bạch của 2 nhà xuất bản liên hệ việc cho phép in ấn, thật đáng khen và xin ghi nhận.
12/03/2015(Xem: 10465)
Đạo Phật ngày càng suy đồi, tha hoá, “mạt pháp”, nguyên nhân thì nhiều, nhưng đôi khi vì trong giới tu sĩ và cư sĩ không trang bị đủ kiến thức của giáo pháp như thực - tức là giáo pháp cội rễ - mà chỉ chạy theo cành, nhánh, ngọn lắm hoa và nhiều trái. Từ đấy, khó phân biệt đâu là đạo Phật chơn chánh, đâu là đạo Phật đã bị biến chất, chạy theo thị hiếu dung thường của thế gian. Đôi nơi đạo Phật còn bị trộn lẫn với tín ngưỡng duy linh và cả tín ngưỡng nhân gian nữa... Nhiều lắm, không kể xiết đâu.
10/03/2015(Xem: 9106)
Trong diễn đàn này nhiều quý bạn hữu đã nói về niệm Phật A-Di-Đà bốn chữ hay sáu chữ. Theo tôi thì chúng ta đã học Mười hạnh Phổ-Hiền thì bình-đẳng kính chung không từ một ai, nhưng tin vào lời người ta nói thì phải có sự quán xét đúng hay sai. Đặc biệt với Phật pháp và giáo lý nhà Phật thì đòi hỏi phải thật nghiêm túc nếu không sai một ly đi vạn dặm, có khi mất hết cả công sức bao nhiêu năm tu hành bỏ ra mà không thành tựu, thậm chí còn sa hố là phỉ báng chính pháp, phát đi những điều không đúng về giáo lý của Phật.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]