Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Nhứt Niên Phật Tại Tiền

05/06/201707:06(Xem: 8604)
Nhứt Niên Phật Tại Tiền


HT Nhu Hue_TT Tam PhuongÔn Như Huệ & tác giả



Nhứt Niên Phật Tại Tiền


Thích Tâm Phương

 

Ngày đầu tiên tôi phát tâm xuất gia, Sư phụ tôi dạy và giáo huấn những điều căn bản tối hậu cho một hành giả bắt đầu lội ngược dòng đời.

 

Sư phụ tôi dạy: Người Tu sĩ được ví như người chèo thuyền ngược dòng nước, nếu chiếc thuyền thả trôi xuôi theo dòng nước chảy, thì không có gì khó khăn để người lái thuyền phải tốn sức chống đỡ. Nhưng một khi chiếc thuyền đi ngược dòng nước thì người chèo thuyền phải miệt mài, không được một giây phút nào sao lãng, nếu không thuyền sẽ bị đẩy lùi lại hoặc có thể bị lật đổ, bị nhận chìm theo dòng nước xoáy.

 

Do vậy người Tu sĩ phải luôn chánh niệm, và ý thức cẩn thận trong mọi hoàn cảnh, luôn luôn lấy giới luật làm kim chỉ nam để tác thành sự nghiệp đạo quả thành tựu trên bước đường thượng cầu hạ hóa. Luôn tinh tấn nghiêm mật ở mọi nơi, mọi hoàn cảnh để giữ giới thân huệ mạng, giới đức nghiêm thân cho mạng mạch Phật Pháp được trường tồn, để làm chỗ nương tựa niềm tín tâm cho đàn việt Nhơn Thiên… Đó là những gì căn bản mà Sư phụ tôi thường dạy và nhắc cho đại chúng huynh đệ tại Tổ Đình Pháp Bảo Linh Sơn, Nha Trang.

 

Bài học đơn giản: Nhứt niên Phật tại tiền, Nhị niên Phật ra hiên, Tam niên Phật biến Thiên.

 

Bài học ngụ ý để khuyên răn hàng đệ tử xuất gia cũng như tại gia nên tránh những tệ trạng dễ mắc phải, để Bồ đề tâm luôn vững mạnh như sơ phát tâm thuở ban đầu, để tiếp tục dấn thân trên bước đường tu học và hộ trì Chánh pháp.

 

Sơ Tâm ban đầu của năm đầu tiên tu học hay làm Phật sự, là Tâm Phật, lời nói Phật, việc làm rất Phật.

 

Nhứt Niên Phật Tại Tiền: Tâm Phật, lời nói Phật đầy lòng từ bi, ái ngữ niềm nỡ, ngôn từ xây dựng đoàn kết yêu thương, đùm bọc chở che, chân thành với công việc, cần mẫn chắt chiu trong công việc phụng sự Tam Bảo. Không một lời chê trách, dèm pha, phiền hà, chia rẽ, hay bất hòa, cố chấp.

Nhưng khi bước vào cửa Thiền, hay bắt tay vào công việc Phật sự, thì thực tế trên bước đường đãi lọc thân tâm, dấn thân hoằng hóa, hay gánh vác Phật sự, công quả từ việc lớn đến việc nhỏ, con đường thuận duyên, hay nhung lụa, xuôi chèo mát mái, hay được mọi người mời gọi đứng trước, ăn trên, ngồi cao, tán thán, ca ngợi chúc phúc không chờ sẵn như mình đã từng tưởng và mộng mơ. Mọi nghịch duyên, cản trở, trăm ngàn thử thách, và mọi thứ cám dỗ, nghiệp dữ đã bắt đầu hiện hình đối với những người thiếu tu tập và hành trì chánh pháp.

Như danh lợi, ta đây, phe nhóm, dòm ngó, chỉ trích lỗi của người mà không biết nhìn lỗi của mình, lạm quyền, ỷ thế có công, cúng dường, cộng lẫn với ngã tánh chúng sanh, ương ngạnh, bắt đầu thui chột ý chí và sơ tâm vào đạo thuở ban đầu, từ đó dẫn tới não phiền, lộ diện hồ nghi giải đãi, từ việc làm đến lời nói hé mở, mời gọi cảnh giới của chúng sanh tánh, len lõi, ẩn núp vào tâm Phật, cho nên bắt đầu không cảm thấy an lạc trong Phật sự, công quả, não phiền trổi dậy và thậm chí vung vãi phiền não khổ đau buồn giận đến chung quanh người khác, đây là hiện tượng Bồ Đề tâm thối chuyển, dậy phá ma quân bắt đầu xen lẫn vào Phật Tâm.

 

Nhị Niên Phật Ra Hiên: Năm thứ 2 Tâm Phật bắt đầu xa dần.  

 Trong giai đoạn này nếu hành giả không gặp được Minh Sư, Thầy hay bạn tốt để gần kề sách tấn, chỉ bày chia sẻ, đưa đường chỉ lối đúng chánh pháp, hợp thời cơ, ứng dụng Phật pháp hằng ngày trong đời sống đúng nơi, đúng chỗ, đúng người, thì hành giả rất dễ bị lôi cuốn theo dòng nghiệp vốn sẵn chúng sanh tánh lâu đời lâu kiếp, nghiệp chướng nặng nề, tham giận kiêu căng… Si mê bắt đầu trổi dậy, mê muội bắt đầu dẫn dắt kết bạn với ma (bạn dữ). Lời nói bắt đầu thiếu hẳn sự trung thực, bóp méo xuyên tạc, chánh ngữ không còn nữa với người Bồ Đề tâm thối chuyển, sở tâm, sở đoản, ngã chấp, ngã si đã dành chỗ ngự trị trong thân ô trược này ( Tâm Sở ).

 

Đạo tâm này nhiều người ví rằng, mỏng như lá lúa. Đúng như vậy, chúng sanh tánh, A Tu La tâm, mình không làm công quả, mình không cúng dường, nhưng người khác làm, người kia cúng dường, mình cũng chả ưa, tìm cách giựt dây, cản trở, tìm người lập bè phái, sanh lòng ganh tỵ, gièm pha, đố kỵ, địa ngục tâm đã dẫn đưa đến việc làm không còn đứng đắn, chu đáo, tận tụy, hiện tượng tránh né, thờ ơ, với công việc Phật sự chung, 3 ngôi Tam Bảo không quí báu nữa, nội kết tiêu cực mỗi ngày thêm lớn, Chánh Nghiệp đã không còn gìn giữ, thì Chánh Mạng cũng không màng tới… Chánh Định (tâm an lạc) đã nhường chỗ cho phiền não, thị phi, trách móc, phê bình, lên án, moi móc, tìm kiếm lỗi của người để rao truyền thất thiệt, sống và nói làm như vậy, thì Phật tâm đã xa rời nghìn dặm, đâu còn chỗ cho Chánh Tinh Tấn ngự trị (tâm siêng năng tu tập hành thiện, nói thiện, làm thiện, không còn nữa, tâm Phật đã xa rời với người kết bạn với ma quân, phỉ báng Tam Bảo.

 

Tam Niên Phật Đáo Tây Phương: Năm thứ 3 Phật bay về trời. Phật đã rời xa nghìn dặm rồi, thì ái ngữ, lợi hành, đồng sự đâu còn nữa? Hành giả tha hồ tung hoành vung vãi từ lời nói đến việc làm đều thiếu hẳn lòng từ bi của Tâm Phật. Sáu nẻo luân hồi cũng bắt nguồn từ đây kết tụ.

 

Bài này được viết trong Mùa Kiết Giới An Cư tại Tổ Đình Pháp Hoa, Nam Úc, nơi mà Hòa Thượng Cựu Hội Chủ thượng Như hạ Huệ đã dày công Khai Sơn, xây dựng ngót 30 năm trên xứ người, tận miền Nam nước Úc.

 

Ngày 16.7. 2017 là Lễ Tiểu Tường sau 1 năm Ngài viên tịch, lòng tôi cảm thấy như mới ngày hôm qua Ngài còn đó…Thật như vậy tròn 1 năm rồi Phi trường Melbourne và Sydney, cũng như Tu Viện Quảng Đức chúng tôi không còn có dịp đón Ngài về thăm, hay chứng minh những ngày lễ quan trọng của Quảng Đức nữa, nhưng với kỷ niệm đạo tình của Ngài dành cho Quảng Đức vẫn còn in sâu, đậm nét thiền gia của bậc long tượng như hàng thức giả của Như Lai.

  

   Nhứt Niên Phật Tại Tiền, bài viết này nhắc tôi và những người đệ tử có liên quan đến thâm tình với Hòa Thượng Cựu Hội Chủ, luôn nhớ đến Ngài như một ngày mới tinh nguyên không phai nhạt, Nhứt Niên, Nhị Niên, Tam Niên hay mãi mãi, hình ảnh của Ngài vẫn sống mãi uy nghiêm, chuẩn mực, khả kính trong tôi và từng người đệ tử của Ngài trên bước đường phụng sự đạo pháp và dân tộc.

Cây có cội, uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ người trồng cây, là văn hóa chuẩn mực, nhân văn nghìn đời mà mỗi người con dân nước việt phải ý thức biết tôn trọng giữ gìn, ghi nhớ, mang ơn, nhớ ân, đền đáp, báo ân, bảo tồn gìn giữ, trân quí cẩn thận là để làm đẹp thân tâm này mỗi ngày trong đời sống.

Đúng như vậy.. Tổ Đình Pháp Hoa từ đây Sư Ông không còn nữa.

                         Nhưng âm vang pháp nhũ vẫn đong đầy .

 

Úc Châu Mùa An Cư PL 2561 - Đinh Dậu 2017
 TK. Thích Tâm Phương
 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
23/02/2012(Xem: 4058)
Nếu chúng ta ví von khóa Tu Học Âu Châu thứ 16 tại Ý là Việt Nam Thu Nhỏ hoàn toàn không sai. Bởi vì nơi đây trong mười ngày, qui tụ chỉ một ngàn người nhưng đủ mọi lứa tuổi, đủ mọi thành phần và đủ mọi sinh hoạt từ văn hoá, y tế, xã hội, hành chánh, thương mại và đương nhiên có tôn giáo…đã đáp ứng mọi nhu cầu cần thiết cho con người.
01/01/2012(Xem: 7214)
Trong màn sương lạnh lẽo của đêm tháng chạp . Mờ thoáng trong tiếng chuông khuya đánh thức lòng người vô minh đang còn lặng hụp giữa sóng trần. Con chợt nhớ đến ngài.
25/10/2011(Xem: 4044)
Khóa Tu Học Phật Pháp Bắc Mỹ lần 1 do Giáo hội PGVNTN Hoa Kỳ và Canada tổ chức
03/09/2011(Xem: 5975)
Không ngờ tôi đã tham dự khóa Giáo Lý Phật Pháp Âu Châu kỳ thứ 23, bởi vì đầu gối của tôi vẫn còn đau sau khi giải phẫu nhưng tôi đã quyết đi, không hề nản chí. Và đúng như lời Phật đã dạy: „Mọi chuyện đều khởi đi từ duyên, duyên còn còn hiện hữu, duyên tan mọi sự trở về với trống không“. Tôi tưởng là tôi đã đến sớm trước một ngày nhưng từ 18.7 đã có người đến rồi nên đến nơi đã thấy tấp nập người ra vào và tôi đã nhập vào dòng chảy xôn xao mà vô cùng ngọt ngào đó!
28/08/2011(Xem: 5575)
Khóa Tu Học Phật Pháp Úc Châu kỳ 2 (2002) tại Sydney, ĐĐ Trưởng ban tổ chức Thích Nhuận An
06/05/2011(Xem: 10330)
Khi truyền bá rộng rãi sang châu Á, Phật giáo thành công khi vượt qua một số vấn đề nổi bật từ những giới hạn về ngôn ngữ trong một số trường hợp phải phiên chuyển thành một ngôn ngữ rất khác với ngôn ngữ nói của Ấn Độ. Giáo lý đạo Phật được truyền đạt bằng lời nói qua vô số ngôn ngữ và tiếng nói địa phương. Còn Kinh tạng, khi đã được viết ra, lại được phiên dịch thành hàng tá ngôn ngữ ngay cả trước thời kỳ hiện đại. Do vì nguồn gốc lịch sử không cho phép các học giả dùng ngôn ngữ nói trong việc giảng dạy, bài viết này sẽ tập trung vào những ý tưởng được viết ra, nhằm khảo sát việc truyền dạy qua lời nói chỉ trong thời kỳ Phật giáo Ấn Độ.
15/04/2011(Xem: 8464)
Chương trình khóa tu 14/04 đến 17/04/2011 tại Thiền Viện Chánh Pháp
11/04/2011(Xem: 11078)
Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 3, Chùa Linh Sơn (2002)
01/11/2010(Xem: 5081)
Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 1, Chùa Pháp Hoa (2000) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 2, Chùa Pháp Bảo (2001) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 3, Chùa Linh Sơn (2002) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 4, Tu Viện Vạn Hạnh (2003) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 5, Tu Viện Quảng Đức (2004) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 6, Chùa Phổ Quang (2005) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 7, Chùa Pháp Bảo (2006) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 8, Chùa Pháp Hoa (2007) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 9, Chùa Linh Sơn (2008) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 10, Chùa Pháp Bảo (2009) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 11, Thiền Viện Minh Quang (2010) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 12, Tu Viện Quảng Đức (2011) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 13, Tu Viện Vạn Hạnh (2012) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 14, Thiền Viện Minh Quang (2013) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 15, Tu Viện Quảng Đức (2014) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 16, Chùa Pháp Pháp Bảo (2015) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 17, Tu Viện Quảng Đức (2016) Khóa An Cư Kiết Hạ kỳ 18, Chùa Pháp Hoa (2017) Khóa An Cư Kiết Hạ kỳ 19, Chùa Pháp Hoa (2018)
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]