Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Lời khai thị của HT Thích Quảng Ba

18/07/201720:25(Xem: 8780)
Lời khai thị của HT Thích Quảng Ba

Day 7_An Cu Phap Hoa 2017 (24)
Lời khai thị của HT Thích Quảng Ba


Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Trước hết xin được đảnh lễ Giác linh Đức Trưởng lão Hòa Thượng khai sơn Tổ Đình Pháp Hoa Thích Như Huệ, đã để lại Đạo tràng và cơ nghiệp hành đạo của Ngài tại Úc qua hơn ba mươi năm qua vô cùng to lớn và chúng ta còn tiếp tục triêm ân, hàm ơn, tri ơn và đền ơn Ngài lâu xa về sau.

Trường Hạ lần thứ 18 trở về Pháp Hoa cũng là một duyên lành, nhìn thấy túc số Chư Tăng Ni gần như 90% của Giáo hội đều đông đủ, nhiều Vị đến tùng hạ và các Phật tử đến tham dự đông đảo khiến quý Ngài và chúng tôi vô cùng hoan hỉ. Chỉ có những ngày cùng nhau tại một Đạo tràng, chỉ đơn giản như là một thời công phu khuya trầm hùng, đạo lực của chúng ta nhất định mỗi người sẽ được tăng trưởng, nhờ đó Phật Pháp được tồn tại. Phật pháp tồn tại nương vào vật thể thì rất là ít, bao nhiêu Tự viện hùng vĩ, bao nhiêu  tượng đài to lớn, bao nhiêu kinh sách đều đã trải qua thời gian mà hư hoại hoặc là do luật biến thiên hoặc là do con người tàn phá nhưng Đạo Pháp chân thân Phật tánh trong từng tâm của mỗi người đó mới đích thực Phật Pháp được lưu truyền, cho nên chúng ta rất trân trọng, rất quý những giờ phút khuyến tập bên nhau. Những vị Chư Tăng Ni chúng ta thiệt thòi mỗi nơi mỗi người xa xôi, luôn luôn có cái tâm nương tựa nơi Đại chúng nơi Tăng đoàn. Cả các Giáo hội cũng làm như vậy. Chúng ta có trách nhiệm từ xa phải nhọc nhằn đưa Phật pháp đến từng gia đình, từng con người đến sự thành công, cũng có một số khiêm tốn nhưng khó khăn chướng ngại cũng rất nhiều, chỉ nương nơi Đại chúng chúng ta mới có thể hành đạo pháp, đạo sự một cách trang nghiêm, tốt hơn.

Ý chúng tôi muốn cung thỉnh Chư Tôn Đức Tăng Ni luôn luôn giữ được cái niệm tôn kính hài hòa nương tựa nơi cái thể Tăng già hòa hợp chung. Nếu mà không đủ lòng tương kính, không đủ tâm nương tựa thì chắc chắn đạo nghiệp của mình sẽ hao tổn và gia tài sự nghiệp của Đức Như Lai để lại cũng sẽ bị ảnh hưởng không hay.

 

Cái cấp thời Đức Phật đã cũng có dấu hiệu nhiều người coi chủ kiến của mình lớn hơn sự hòa hợp và cũng đã tạo ra những biến cố không lành, mà biến cố lớn nhất hay là sâu đậm nhất ai cũng nhớ. Tôi xin được nhắc lại 1 phút về biến cố tại  “Câu-diệm-di” (Kosambi). “Một Vị lão thông về Phật Pháp (tôi xin được không nói tên), Vị giảng sư lừng danh, nổi tiếng, được rất nhiều trong hàng Tăng lữ và Cư sĩ mến mộ, ưa chuộng và tạo thành 1 nhóm và Vị Tôn túc thứ hai thì thiếu kém về năng lực thuyết giảng, quảng bá Phật Pháp nhưng lại rất tinh nghiêm về giới luật, rất là mẫu mực về đạo hạnh, mô phạm về đời sống đại chúng. Một hôm nọ Vị Luật sư nổi tiếng vào phòng vệ sinh và nhìn thấy chậu nước trước đó Vị Pháp sư dùng xong mà quên úp lại vì còn ướt và khó sử dụng, thì có ra ngoài trách cứ và Vị Pháp sư đã có tâm hòa thuận, biết lỗi xin sám hối Vị Luật sư, nhưng cái điều quan trọng là giữa hai Vị Cao túc thì tạo được sự hài hòa dễ dàng nhưng nhóm chúng đệ tử của hai bên (những người mến mộ Vị Pháp sư hay Vị Luật sư) thì không chịu bỏ qua. Họ công kích Vị Luật sư và ngược lại. Sự tranh chấp, công kích, bất hòa ban đầu thì nhẹ nhưng từ từ lan rộng ra tới mức toàn thể đại chúng trong vùng đó đối địch nhau.

Đức Thế Tôn thân long hỏi han, ban bảo mà hai bên vẫn không buông bỏ, trách chấp lẫn nhau. Đến mức Đức Thế Tôn phải dùng hình thức khác bằng cách bỏ Đại chúng, mang bình bát vào rừng sống một mình, Khỉ dâng trái và Vượn dâng nước v.v…Những ngày sau đó khi khất thực trong Tăng đoàn không thấy có Đức Thế Tôn dẫn đầu làm cho quần chúng hoang mang, Phật tử ngơ ngác và đến khi tìm hiểu ra họ rất là phiền trách vì các Vị Chư Tăng đã không giữ được niệm hài hòa làm cho họ không hoan hỉ phát tâm cúng dường nữa.

Vấn đề ở đây các Chư Tăng có niệm giữ giới luật, cho nên khi Phật tử không cúng đủ một phần trai phạn buổi trưa thì các Vị sẽ bị suy giảm sức khoẻ và ảnh hưởng sự tu học, chỉ cần vài ngày tất cả sẽ khủng hoảng cho nên họ chịu bàn với nhau, là tất cả hai bên cùng nhau vào rừng đảnh lễ Đức Thế Tôn, thỉnh Ngài về, xin sám hối và hứa sẽ không tái phạm nữa”.

Thưa tất cả quý vị chỉ trong một giới hạn 100 năm qua trên đất nước quê hương Việt Nam chúng ta và bốn mươi mấy năm qua tại Hải ngoại, cũng đáng tiếc có những câu chuyện nho nhỏ tương tự như vậy, nhưng mà riêng tại Úc của chúng ta, với sự cố gắng hết sức của các Chư Tôn Đức từng Tự viện và sự hoan hỷ của các Vị ấy mà những việc cũng lần lượt trôi qua khá nhanh làm cho chúng ta thấy hoàn cảnh tu học của chúng ta tuy không tuyệt đối hoàn hảo nhưng cũng an ổn, thanh tịnh và có kết quả. Số luợng Chư Tăng, Ni, lập Tự viện ngày càng đông đảo hơn, số lượng các Phật tử đến tham dự tu học một cách chuyên cần, từ từ tăng lên, chỉ tiếc số người phát tâm xuất gia rất thưa vắng, ít ỏi. Xin mong Đại chúng hết lòng cầu nguyện, khuyến tấn, suy nghĩ để cho Phật pháp được tiếp tục tiếp nối truyền đăng một cách tốt đẹp ở trong nước cũng như ở Hải ngoại, Đức Đệ tứ Tăng Thống lúc còn sống Ngài cũng rất băn khoăn, ưu tư về điều này vì tình hình trong nước cũng như ở Hải ngoại số lượng người xuất gia rất ít.

Chúng tôi xin được chia sẻ điều này đến toàn thể quý Phật tử nữa chứ không riêng gì chư Tăng Ni cho nên chúng ta thấy có huynh đệ chí thành nương nơi Giới, Định, Tuệ để tu học, nương nơi Đại chúng để tu học mà không có cái tâm kiêu hãnh, độc tôn, một mình tách lìa Đại chúng thì chúng ta biết ngày đó Phật Pháp còn xương minh, còn tốt đẹp. Mỗi người có thể cố gắng tuy không đồng nhưng nên hòa, cố gắng nương theo thể thanh tịnh hòa hợp chung của Tăng già, đừng nên tìm lỗi, tất nhiên phải biết lỗi và tự sám hối nhưng không vì lỗi nhỏ, lỗi lớn của ai đó mà mình tự lìa Đại chúng, lìa Giáo hội,Tăng đoàn. Chỉ bấy nhiêu đó thôi cũng góp phần cho Phật Pháp được trường tồn và tốt đẹp.

Tôi không dám nói lời khai thị chỉ xin chia sẻ chút ưu tư, tâm niệm. Là Vị Tăng PGVN đến Úc thứ 7 sau Ngài Trưởng Lão Pháp Hoa đây, tôi mong sao Chư Tôn Đức Tăng Ni bốn mươi mấy Tự viện của Giáo hội cố gắng giữ gìn Đạo nghiệp của mình cho thật trang nghiêm thanh tịnh, cố gắng giúp Phật tử biết tu tập, hộ Đạo và cố gắng ủng hộ các vị mới thành lập các Chùa còn nhiều khó khăn. Vị nào phát tâm dũng mãnh thành lập Đạo tràng cũng sẽ phải chấp nhận một khoảng thời gian khó khăn, nhọc nhằn nhưng ít nhất các Vị đã có Đại chúng để nương tựa, có Giáo hội để hỏi han, tham vấn v.v…

Xin mong Đại chúng cầu nguyện cho các Vị trong Hội đồng Giáo Phẩm, quý Ngài đã cao niên, sức khoẻ yếu kém luôn luôn được thanh tịnh, hòa hợp, nhất là sức khoẻ được an lạc để dẫn dắt toàn thể Đại chúng PGVN tại Úc của chúng ta luôn luôn tu học đem lại lợi lạc chung cho quần sanh, cho xã hội và theo đó chút ít cho nhân loại.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

 

Phật tử Quảng Hương (ghi từ file mp3)
Phật tử Thanh Phi check lỗi

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
23/02/2012(Xem: 4058)
Nếu chúng ta ví von khóa Tu Học Âu Châu thứ 16 tại Ý là Việt Nam Thu Nhỏ hoàn toàn không sai. Bởi vì nơi đây trong mười ngày, qui tụ chỉ một ngàn người nhưng đủ mọi lứa tuổi, đủ mọi thành phần và đủ mọi sinh hoạt từ văn hoá, y tế, xã hội, hành chánh, thương mại và đương nhiên có tôn giáo…đã đáp ứng mọi nhu cầu cần thiết cho con người.
01/01/2012(Xem: 7214)
Trong màn sương lạnh lẽo của đêm tháng chạp . Mờ thoáng trong tiếng chuông khuya đánh thức lòng người vô minh đang còn lặng hụp giữa sóng trần. Con chợt nhớ đến ngài.
25/10/2011(Xem: 4044)
Khóa Tu Học Phật Pháp Bắc Mỹ lần 1 do Giáo hội PGVNTN Hoa Kỳ và Canada tổ chức
03/09/2011(Xem: 5975)
Không ngờ tôi đã tham dự khóa Giáo Lý Phật Pháp Âu Châu kỳ thứ 23, bởi vì đầu gối của tôi vẫn còn đau sau khi giải phẫu nhưng tôi đã quyết đi, không hề nản chí. Và đúng như lời Phật đã dạy: „Mọi chuyện đều khởi đi từ duyên, duyên còn còn hiện hữu, duyên tan mọi sự trở về với trống không“. Tôi tưởng là tôi đã đến sớm trước một ngày nhưng từ 18.7 đã có người đến rồi nên đến nơi đã thấy tấp nập người ra vào và tôi đã nhập vào dòng chảy xôn xao mà vô cùng ngọt ngào đó!
28/08/2011(Xem: 5575)
Khóa Tu Học Phật Pháp Úc Châu kỳ 2 (2002) tại Sydney, ĐĐ Trưởng ban tổ chức Thích Nhuận An
06/05/2011(Xem: 10330)
Khi truyền bá rộng rãi sang châu Á, Phật giáo thành công khi vượt qua một số vấn đề nổi bật từ những giới hạn về ngôn ngữ trong một số trường hợp phải phiên chuyển thành một ngôn ngữ rất khác với ngôn ngữ nói của Ấn Độ. Giáo lý đạo Phật được truyền đạt bằng lời nói qua vô số ngôn ngữ và tiếng nói địa phương. Còn Kinh tạng, khi đã được viết ra, lại được phiên dịch thành hàng tá ngôn ngữ ngay cả trước thời kỳ hiện đại. Do vì nguồn gốc lịch sử không cho phép các học giả dùng ngôn ngữ nói trong việc giảng dạy, bài viết này sẽ tập trung vào những ý tưởng được viết ra, nhằm khảo sát việc truyền dạy qua lời nói chỉ trong thời kỳ Phật giáo Ấn Độ.
15/04/2011(Xem: 8464)
Chương trình khóa tu 14/04 đến 17/04/2011 tại Thiền Viện Chánh Pháp
11/04/2011(Xem: 11078)
Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 3, Chùa Linh Sơn (2002)
01/11/2010(Xem: 5081)
Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 1, Chùa Pháp Hoa (2000) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 2, Chùa Pháp Bảo (2001) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 3, Chùa Linh Sơn (2002) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 4, Tu Viện Vạn Hạnh (2003) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 5, Tu Viện Quảng Đức (2004) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 6, Chùa Phổ Quang (2005) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 7, Chùa Pháp Bảo (2006) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 8, Chùa Pháp Hoa (2007) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 9, Chùa Linh Sơn (2008) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 10, Chùa Pháp Bảo (2009) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 11, Thiền Viện Minh Quang (2010) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 12, Tu Viện Quảng Đức (2011) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 13, Tu Viện Vạn Hạnh (2012) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 14, Thiền Viện Minh Quang (2013) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 15, Tu Viện Quảng Đức (2014) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 16, Chùa Pháp Pháp Bảo (2015) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 17, Tu Viện Quảng Đức (2016) Khóa An Cư Kiết Hạ kỳ 18, Chùa Pháp Hoa (2017) Khóa An Cư Kiết Hạ kỳ 19, Chùa Pháp Hoa (2018)
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]