Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Rishi Valley

07/07/201106:16(Xem: 3062)
Rishi Valley

TƯƠNG LAI LÀ NGAY LÚC NÀY
NÓI CHUYỆN CUỐI CÙNG Ở ẤN ĐỘ
Nguyên tác: THE FUTURE IS NOW Krishnamurti’s Last Talks In India
Lời dịch: Ông Không 2008


Đối thoại lần thứ nhất cùng học sinh: 5 tháng 12 năm 1985

Thảo luận cùng giáo viên: 7 tháng 12 năm 1985
Thảo luận cùng giáo viên: 9 tháng 12 năm 1985
Đối thoại lần thứ hai cùng học sinh: 12 tháng 12 năm 1985
Thảo luận cùng giáo viên: 17 tháng 12 năm 1985

NHỮNG CUỘC NÓI CHUYỆN
RISHI VALLEY

Đối thoại lần thứ nhất cùng học sinh tại Rishi Valley [1]
Ngày 5 tháng 12 năm 1985

Tại sao chúng ta có những quan điểm?

Krishnamurti: Các bạn muốn tôi nói chuyện gì đây?

Học sinh: Tại sao ông có vị thế cao và chúng em có vị thế thấp? Tại sao chúng em cảm thấy như vậy – nhiều người trong chúng em?

K: Cảm thấy vượt trội hơn? Chúa ơi, tôi chưa bao giờ nghĩ như vậy. Tại sao chúng em cảm thấy rằng ông ở vị thế cao hơn những người chúng em? Câu hỏi như vậy phải không?

Học sinh: Nhiều người chúng em cảm thấy như vậy?

K: Nhiều người chúng em cảm thấy như thế. Tại sao? Tại sao bạn nghĩ như thế?

Học sinh: Có lẽ bởi vì mọi người đang nói về ông.

K: Ô, mọi người đang nói về tôi. Tệ quá! Nhưng ngoại trừ việc đó, tại sao bạn lại nghĩ như vậy?

Học sinh: Em không biết.

K: Bạn không biết à?

Học sinh: Nó chỉ bật ra trong đầu óc của chúng em.

K: Chỉ bật ra trong những bộ não của chúng em? Tại sao? Tôi đã đi khắp thế giới, mà các bạn chưa đến. Tôi đã đến, trước chiến tranh, chiến tranh thế giới lần thứ hai, khắp Châu Âu, Úc, Newzealand, Fiji, Nam Mỹ, khắp Châu Mỹ, Châu Âu và vân vân, việc đó có tạo ra khác biệt nào không?

Học sinh: Không.

K: Không. Vậy thì điều gì làm cho bạn khác biệt người khác?

Học sinh: có lẽ, chúng em dựng lên những quan điểm về người khác.

K: Tại sao bạn có những quan điểm về người khác? Bạn nói cho tôi tại sao bạn có những quan điểm khác nhau về những người khác. Một quan điểm là gì? Các bạn là những cậu trai thông minh, hãy trả lời đi! Hai người đang ngồi giữa những người cao to kìa! Một quan điểm là gì? Tại sao chúng ta có những quan điểm; về tôi, về lẫn nhau, về những người khác? Tại sao chúng ta có những quan điểm, bạn có ý gì qua từ ngữ những quan điểm?

Học sinh: Một hình ảnh, một ý tưởng.

K: Một hình ảnh, hay một ý tưởng về những người khác. Tại sao bạn có chúng? Bạn không biết tôi, đúng chứ? Thỉnh thoảng tôi đến đây và có nhiều huyên náo về nó. Đúng chứ? Nhưng bạn thực sự không biết tôi. Tại sao bạn có một quan điểm về tôi? Tôi có lẽ là một người bịp bợm kinh khủng, tôi có lẽ là một người bất tài, một kẻ đạo đức giả, bất kỳ người nào bạn muốn, nhưng bạn không biết tôi. Vì vậy, tại sao bạn có một quan điểm về tôi? Quan điểm có nghĩa, một gợi ý trước. Nó cũng có nghĩa là bạn có một ý tưởng được nhận thức trước về tôi. Cũng vậy bạn có một hình ảnh về anh ấy. Tùy theo hình ảnh đó bạn giải thích điều gì anh ấy nói, anh ấy như thế nào, và mọi chuyện về anh ấy. Vì vậy, tại sao bạn có tất cả điều này? Tôi đang hỏi tất cả các bạn, tại sao các bạn có những quan điểm?

Học sinh: Tò mò.

K: Tại sao bạn có sự tò mò về tôi? Tôi sẽ nói cho bạn tất cả mọi điều bạn muốn biết về tôi, mọi điều bạn muốn biết, tôi chải tóc như thế nào, tôi đánh răng như thế nào, tôi ngủ bao lâu? Đúng chứ? Bạn muốn biết tất cả điều đó à? Không, bạn không muốn. Hãy thành thật, bạn không muốn. Vậy thì bạn muốn biết điều gì về tôi? Bạn không biết. Vậy tại sao bạn có một quan điểm về tôi? Tại sao các bạn có quan điểm về lẫn nhau. Điều đó có nghĩa rằng tôi có một quan điểm về bạn và quan điểm đó ngăn cản tôi không nhìn thấy chính bạn. Quan điểm ngăn cản giữa tôi và bạn. Đúng chứ? Vì vậy, tại sao bạn có quan điểm?

Học sinh: Nếu như vậy, làm thế nào ông nhìn thấy một người khác?

K: Làm thế nào bạn nhìn thấy một người khác? Hãy nhìn tôi. Tôi nhìn bạn, tại sao bạn cần một quan điểm? Tôi nhìn bạn. Bạn đã cắt tóc cao đến đây. Tôi đã chải tóc của tôi. Có thể bạn đã nhìn thấy bức ảnh của tôi. Vậy thì cái gì? Tại sao bạn có một quan điểm. Tiếp tục, suy nghĩ ra đi. Bạn thực sự đang suy nghĩ hay bạn chỉ đang yên lặng? Liệu bạn có thể nhìn thấy một ai đó, lắng nghe một ai đó mà không có một quan điểm, để cho bạn nghe điều gì anh ấy nói? Được chứ? Bạn hiểu rõ điều gì anh ấy nói; bạn bắt đầu nắm bắt sự quan trọng, ý nghĩa của điều gì người khác đang nói. Được chứ? Nhưng nếu bạn có một quan điểm, bạn không thể nghe. Đúng chứ? Vì vậy, bạn sẽ lắng nghe tôi khi tôi nói chứ? Thực sự lắng nghe? Bằng tai của bạn và lắng nghe điều gì ông ta phải nói mà không diễn giải điều gì ông ta sẽ nói cho bạn. Điều đó có nghĩa là thực sự lắng nghe ai đó. Thực sự lắng nghe. Bạn sẽ lắng nghe giáo viên của bạn chứ?

Học sinh: Vâng, thưa ông.

K: Đừng nói dối, đừng giả vờ. Bạn có lắng nghe giáo viên của bạn không?

Học sinh: Không luôn luôn.

K: Không luôn luôn. Tốt! Khi nào bạn lắng nghe họ? Các bạn, bốn người đang nói chuyện, hãy để những người khác nói chuyện nữa. Khi nào bạn lắng nghe giáo viên của bạn hay người giáo dục của bạn?

Học sinh: Khi nó phù hợp em.

K: Khi nó phù hợp bạn. Hoàn toàn đúng! Khi nó làm cho bạn thoải mái, khi nó làm cho bạn vui, khi nó phù hợp bạn, bạn lắng nghe ông ấy. Đúng chứ? Đó không là lắng nghe, phải không? Bạn biết lắng nghe có nghĩa là gì không? Đó là: bạn nghe một âm thanh và nó được chuyển tải đến bộ não của bạn mà sau đó phiên dịch thành ngôn ngữ bạn quen thuộc và nói đây là điều gì ông ấy đang nói với tôi. Đúng chứ? Vì vậy bạn có lắng nghe bất kỳ ai không? Cẩn thận, hãy nghiêm túc. Nhưng bạn có thực sự lắng nghe bất kỳ ai không? Nghe cha bạn, chú bạn, cô bạn, mẹ bạn, giáo viên của bạn, bạn có thực sự lắng nghe bất kỳ ai không?

Học sinh: Chúng em lắng nghe ông.

K: Bạn đang lắng nghe tôi, tại sao? Bạn thực sự lắng nghe tôi hay đang giả vờ, đang nói, “Vâng, chúng ta tiếp tục nghe”. Bạn thực sự đang lắng nghe chứ? Lắng nghe chim chóc phải không?
Học sinh: Khi chúng em không có những xao lãng, chúng em có lắng nghe.

K: Bạn lắng nghe khi không có một xao lãng. Tại sao bạn dùng từ ngữ “những xao lãng”? Hãy nói cho tôi biết, các bạn những người lớn đang ngồi yên lặng ở đằng đó, tại sao các bạn dùng từ ngữ “xao lãng”? Các bạn biết từ ngữ đó có nghĩa gì chứ?

Học sinh: Một cái gì xuất hiện ngáng đường một cái gì khác nữa.

K: Cậu trai lớn ơi, tôi đang hỏi bạn, bạn có ý gì qua từ ngữ xao lãng? Bị thu hút, đúng chứ? Và bị xao lãng. Bạn bị thu hút bởi cái gì? Bạn đang lắng nghe tôi à? Nó vui lắm phải không? Bạn bị bắt buộc lắng nghe tôi phải không? Không ai yêu cầu bạn đến nghe tôi, phải không? Bạn hoàn toàn chắc chắn chứ? Đừng nhìn họ. Bạn thấy những người lớn hơn không nói gì cả bởi vì họ ở vị trí cao hơn. Và bạn cũng vậy khi lớn lên và ở vị trí cao hơn một tí, bạn cũng sẽ ngừng nói chuyện. Nhưng bạn không ngừng nói chuyện với nhau mà lại ngừng nói chuyện với tôi. Đúng chứ? Tại sao? Bạn có tò mò về điều tôi muốn nói không? Bạn có muốn tôi kể cho bạn những nơi tôi đã đến không? Bạn có muốn tôi kể cho bạn những người tôi đã gặp gỡ không?

Học sinh: Không, thưa ông.

K: Không. Bạn không quan tâm, phải không? Ba con chim này luôn luôn nói chuyện. Tôi sung sướng khi thấy các bạn nói chuyện. Nhưng những bạn còn lại luôn luôn giữ yên lặng. Tại sao? Tôi đã gặp Thủ tướng của các bạn, tôi đã gặp Phó Tổng thống. Sau đó ăn trưa và ăn tối và chúng tôi nói huyên thuyên – bạn biết từ ngữ “huyên thuyên” có nghĩa gì chứ? Nói chuyện. Và chúng tôi đã gặp gỡ nhiều người. Một chính trị gia là gì?

Học sinh: Một người vận động trong những cuộc tranh cử để giành thắng lợi và điều hành chính phủ hay quốc gia trong một chức vụ cao nào đó. Người dẫn dắt quốc gia, thưa ông.

K: Dẫn dắt quốc gia. Họ đang dẫn dắt quốc gia phải không?

Học sinh: Không, thưa ông.

K: Vậy thì tại sao bạn dùng những từ ngữ “dẫn dắt quốc gia”?

Học sinh: Người giúp đỡ quốc gia?

K: Bạn có ý gì qua từ ngữ “quốc gia”?

Học sinh: Nơi chúng ta sống.

K: Bạn có ý gì qua từ ngữ “quốc gia”. Quốc gia nào?

Học sinh: Bất kỳ quốc gia nào.

K: Bất kỳ quốc gia nào. Vậy là những nhà chính trị đang dẫn dắt quốc gia?

Học sinh: Họ đang cố gắng giúp đỡ.

K: Cố gắng giúp đỡ cái gì? Nghèo khổ.

Học sinh: Cố gắng để giúp đỡ giải quyết những vấn đề.

K: Những vấn đề gì? Nói cho tôi những vấn đề là gì?

Học sinh: Thưa ông, giải quyết những phàn nàn của những người khác.

K: Những phàn nàn của những người khác. Đúng chứ? Bạn có những phàn nàn không? Về người nào? Tôi muốn vài người trong các bạn sẽ nói. Bạn quan tâm điều gì chứ? Bạn muốn nói chuyện với tôi hay tôi sẽ tiếp tục nói chuyện một mình đây?

Học sinh: Thưa ông em muốn nói chuyện về sợ hãi.

K: Sợ hãi. Đó là một vấn đề lớn, phải không? Bạn có sợ hãi cái gì không? Hãy thành thật.

Học sinh: Thỉnh thoảng có.

K: Thỉnh thoảng bạn có sợ hãi. Bạn có ý gì qua từ ngữ “sợ hãi”? Hãy cẩn thận suy nghĩ ra, cẩn thận lắng nghe ý nghĩa của từ ngữ “sợ hãi” đó . Bạn có sợ người cha hay người mẹ của bạn không? Thỉnh thoảng.

Học sinh: Thỉnh thoảng khi họ tức giận.

K: Vâng thỉnh thoảng. Bây giờ cảm giác mà bạn có khi bạn sợ hãi là gì? Khi bạn có sợ hãi. Cảm giác là gì? Tiếp tục đi, thưa bạn. Suy nghĩ cẩn thận đi. Đừng nói điều gì cả. Khi bạn có sợ hãi, cảm giác của nó là gì? Hương vị của nó là gì? Bạn đã nếm những quả chuối, bạn đã nếm nhiều loại thức ăn khác nhau; hương vị của sợ hãi là gì? Đặc biệt đối với những người già hơn, những học sinh lớn hơn. Họ rất sợ hãi bởi vì họ phải đậu những kỳ thi và người cha của họ sẽ bảo họ phải làm cái gì. Đúng chứ? Bạn cũng sẽ được chỉ bảo phải làm cái gì; vượt qua những kỳ thi, có một việc làm, bạn biết tất cả việc đó. Vì vậy, cảm giác của sợ hãi là gì?

Học sinh: Mình cảm thấy giống như mình muốn rút lui vào một cái gì đó tách khỏi điều gì đang gây sợ hãi cho mình.

K: Đúng rồi, bạn trông thấy một con rắn hổ mang. Ở đây có nhiều lắm, tôi tin như vậy, lâu rồi tôi không trông thấy chúng, dài và rất độc. Bạn bị sợ hãi, đúng chứ? Và bạn thối lui. Cảm giác của nó là gì?

Học sinh: Sự đau đớn mà mình sẽ gặp phải.

K: Đau đớn – được rồi, chúng ta hãy theo sát từ ngữ đó. Sự đau đớn mà bạn có lẽ có nếu một con rắn hổ mang cắn. Bây giờ cảm giác đó như thế nào? Bạn chưa bị cắn, nhưng bạn tưởng tượng việc gì có lẽ xảy ra hay suy nghĩ việc gì có lẽ xảy ra, và bạn có sợ hãi. Tôi đang hỏi bạn bằng sự lễ phép nhất, cảm giác của nó là gì? Có lẽ thế hệ lớn hơn sẽ tham gia cùng chúng ta. Cảm giác của sợ hãi là gì? Hãy suy nghĩ nó cẩn thận, thưa bạn, tiếp tục đi. Đừng chìm vào giấc ngủ, hãy còn sáng sớm mà!

Học sinh: Thưa ông, có lẽ cái trí của mình bị rối loạn.

K: Bộ não bị rối loạn. Bạn có ý gì khi nói như thế?

Học sinh: Thưa ông, mình không hiểu mình đang làm gì.

K: Bạn không hiểu bạn đang làm gì. Đúng chứ? Bạn trông thấy một con rắn hổ mang trên đường, hay dọc theo lối mòn và bạn biết nó là một con vật có nọc độc, đúng chứ? Và bạn chạy trốn hay khóc lên, la lên. Tôi đang hỏi bạn cảm giác gì đằng sau nó?

Học sinh: Thưa ông, mình cảm thấy hơi bất an.

K: Bạn cảm thấy bất an, bạn cảm thấy lo lắng. Bạn bị sợ hãi. Cảm giác của bị sợ hãi đó là gì?

Học sinh: Mình cảm thấy mất an toàn.

K: Mất an toàn. Bạn có ý gì qua từ ngữ “mất an toàn” đó? Tiếp tục đi. Tìm hiểu nó từng bước một.

Học sinh: Không được bảo vệ.

K: Không được bảo vệ. Bạn chưa bị con rắn hổ mang đó cắn, đúng chứ? Bạn đã nhận thức trước tất cả việc này. Đúng chứ? Bạn hiểu điều gì tôi đang nói phải không? Bạn đã tưởng tượng bạn có lẽ bị đau đớn, bạn có lẽ nằm trên giường, bạn có lẽ chết. Bạn bị sợ hãi. Tôi đang hỏi bạn. Bạn không đang trả lời câu hỏi của tôi nếu bạn không buồn khi tôi nói như thế, cảm giác của nó là gì? Điều gì đằng sau những từ ngữ này?

Học sinh: Chúng em cảm thấy như thể là gân guốc của chúng em xiết chặt lại và có một ... Em không biết làm thế nào để diễn tả nó.

K: Bạn nói cho tôi biết.

Học sinh:Như thể quả tim của mình ngưng đập và thỉnh thoảng với những người như em nó bắt đầu đập nhanh hơn.

K: Tôi không hiểu.

Narayar: Em ấy nói rằng quả tim đập nhanh hơn.

K: Đó là điều gì tôi muuốn bạn nói cho tôi biết. Quả tim đập nhanh hơn.

Narayar: Em ấy nói, gân guốc bị cứng ngắt lại.

K: Gân guốc căng cứng lại. Thế à! Hãy đến đây, cậu trai lớn. Bạn không ngại khi ngồi cạnh tôi chứ?

Học sinh: Không, thưa ông.

K: Bạn không ngại chứ?

Học sinh: Không, thưa ông.

K: Vậy thì ngồi cạnh tôi. Hai con khỉ! Quả tim đập nhanh hơn. Gân guốc co rút lại. Và chuyện gì nữa xảy ra? Tiếp tục đi, nói cho tôi đi. Bạn đã muốn bàn về sợ hãi. Đó là điều gì tôi đang làm. Đúng chứ?

Học sinh: Mình cảm thấy muốn tống khứ nó đi.

K: Bạn muốn giết chết nó. Được rồi, gân guốc của bạn co rút lại.

Học sinh: Mình cảm thấy như thể một tiếng chuông đang leng keng phía bên trong.

K: Bạn có ý gì qua việc đó? Bạn có khi nào thực sự sợ hãi chưa?

Học sinh: Vâng, có rồi chứ thưa ông.

K: Tôi nghi ngờ lắm.

Học sinh: Ngay khoảnh khắc đó mình muốn làm một việc gì đó, mình muốn chạy đi nhưng mình không thể làm được.

K: Đúng rồi, cô gái lớn. Nhưng tôi đang hỏi bạn một điều khác bạn không đang nói cho tôi.

Học sinh: Mình bắt đầu bị lo sợ.
K: Bạn ấy đã nói với tôi, gân guốc co rút lại, bạn biết rồi, co rút lại và bộ não của bạn bị chết lặng trong một giây, nó không suy nghĩ được, nó bị sợ hãi.

Học sinh: Nó nghĩ về những hình ảnh quá khứ.

K: Nó nghĩ về những hình ảnh quá khứ. Đúng không, ngay khoảnh khắc khi bạn sợ hãi, khi bạn trông thấy con rắn hổ mang hay một giây sau. Trời ơi! Nó nguy hiểm quá, bạn chạy trốn, bạn ném đá vào nó từ thật xa và vân vân. Nhưng bạn không trả lời câu hỏi của tôi là, cảm giác đằng sau nó là gì? Bạn biết cảm giác đó khi bạn bị đau đớn, bạn biết cảm giác đó khi bạn làm phỏng ngón tay của bạn. Bạn biết cảm giác đó khi một ai đó đánh bạn. Tôi mong rằng không xảy ra, nhưng nếu một ai đó đánh bạn. Bạn biết cảm giác của nó.
Vì vậy, cảm giác của sợ hãi là gì? Đừng nói cho tôi, hãy cẩn thận suy nghĩ ra. Cảm giác. Cảm giác khi một ai đó sỉ nhục bạn, bạn biết nó là gì rồi. Cảm giác. Khi một ai đó nịnh nọt bạn. Đúng chứ? Vậy là bạn biết cảm giác của tất cả việc đó. Nhưng tôi đang hỏi bạn: cảm giác, cảm xúc đằng sau sợ hãi đó là gì?

Học sinh: Mình cảm thấy sợ hãi.

K: Vâng, cậu trai lớn, tôi đã nói rằng bạn cảm thấy sợ hãi. Nhưng cái cảm giác đằng sau nó là gì.

Học sinh: Thưa ông, tôi nghĩ rằng đó là một cảm giác của hoàn toàn bấn loạn.

K: Một cảm giác của bấn loạn. Từ ngữ “bấn loạn” đó có nghĩa gì? Bạn thấy rằng bạn không cẩn thận suy nghĩ ra nó.

Học sinh: Mình không biết phải làm gì.

K: Bạn không biết phải làm gì. Hoàn toàn đúng. Tiếp tục đi.

Học sinh: Mình không biết mình có nên làm gì không, nó sẽ đúng hay sai. Mình chưa có trải nghiệm đó.

K: Đúng rồi. Vậy là gân guốc của bạn co rút lại, bộ não của bạn bị rối loạn, có một cảm giác của tách rời, bạn biết điều đó có nghĩa gì?

Học sinh: Vâng.

K: Một cảm giác hoàn toàn tách rời khỏi những sự việc khác. Bạn đang đối diện một con rắn hổ mang, đối diện một cái gì đó nguy hiểm, và bạn co rút lại.

Học sinh: Mình cảm thấy bị chết cứng tại khoảnh khắc đó.

K: Đúng là như vậy. Khi bạn có sợ hãi, bạn cảm thấy bị chết cứng.
Những dây thần kinh của bạn đều co rút lại. Đúng chứ? Bạn cảm thấy bạn bị tách rời và vân vân và vân vân. Bây giờ, hãy chờ một tí. Bạn cảm thấy tất cả việc đó, rồi thì bạn làm gì? Em nữ sinh đã hỏi câu hỏi đó, em ấy đã đề nghị “nói về sợ hãi”, sợ hãi về vượt qua hay không vượt qua những kỳ thi. Đúng chứ? Sợ hãi thất bại, sợ hãi cha mẹ bạn, sợ hãi người giáo dục của bạn, sợ hãi những con rắn; sợ hãi. Đúng chứ?
Bạn có hàng tá sợ hãi. Đúng chứ? Hàng tá. Đồng ý phải không? Đúng chứ? Bây giờ điều gì gây ra sợ hãi? Nguyên nhân của sợ hãi là gì? Bạn hiểu khi tôi đang sử dụng từ ngữ “nguyên nhân” chứ? Bạn có hiểu từ ngữ, khi tôi dùng “nguyên nhân” hay không?

Học sinh: Vâng, cái gì là động cơ thúc đẩy.

K: Cái gì là động cơ thúc đẩy? Cái gì là khởi đầu của sợ hãi? Cái gì khởi động sợ hãi? Cái gì là nguyên nhân, cái gì là gốc rễ, cái gì là nền tảng của sợ hãi? Tôi đã sử dụng vài từ ngữ, bạn hiểu rồi “nguyên nhân”, “động cơ thúc đẩy”, “gốc rễ”. Đúng chứ?

Học sinh: Mình giả sử khi mình nghĩ rằng việc này có lẽ xảy ra. Nếu tôi không vượt qua kỳ thi của tôi, cha mẹ của tôi sẽ nghĩ gì về tôi? Vì vậy, mình nghĩ việc này có lẽ xảy ra và mình cảm thấy sợ hãi.

K: Vâng. Đó là, những người khác sẽ nghĩ gì về bạn nếu bạn không vượt qua kỳ thi. Tôi hy vọng rằng tất cả các bạn sẽ rớt kỳ thi!

Học sinh: Nếu bạn nghĩ về tương lại vậy thì bạn bị sợ hãi.

K: Chờ một tí. Ngừng ở đó. Bạn có ý gì qua từ ngữ “tương lai”.

Học sinh: Điều gì sẽ xảy ra ngày mai.

K: Điều gì có lẽ xảy ra. Đúng chứ? Nếu tôi rớt trong kỳ thi của tôi, và tôi hy vọng tất cả các bạn sẽ rớt, bạn nghĩ về tương lai, cha mẹ của bạn nói gì, những giáo viên của bạn nói gì. Đúng chứ? Bạn có ý gì qua từ ngữ “tương lai”.

Học sinh: Thưa ông, điều gì có lẽ xảy ra? Một ai đó có lẽ đánh bạn.

K: Tôi hiểu rồi cậu trai lớn. Bạn có ý gì qua từ ngữ “tương lai”?

Học sinh: Điều gì sẽ xảy ra trong quá khứ [tiếng cười].

K: Quá khứ qua rồi! Tôi đang hỏi bạn tương lai là gì. Bạn có ý gì qua từ ngữ đó? Làm ơn hãy lắng nghe – điều này quan trọng cho bạn. Bạn có ý gì qua từ ngữ “tương lai”?

Học sinh: Điều gì có lẽ xảy ra.

K: Điều gì có lẽ xảy ra. Đó là, bạn có lẽ – không phải bạn, tôi hy vọng như thế – tôi có lẽ bị bệnh, tôi có lẽ bị giết chết, tôi có lẽ bị thương. Tất cả những điều đó đều ở trong tương lai, phải không? Bạn có lẽ bị. Đúng chứ?

Học sinh: Khi mình bị sợ hãi, mình nghĩ nó sẽ xảy ra.

K: Vâng, bây giờ, hãy chờ một tí, tương lai là gì, tôi đang hỏi bạn. Ngày mai là tương lai, phải không ? Đúng chứ?

Học sinh: Vâng, thưa ông.

K: Giây kế tiếp là tương lai, tiếng đồng hồ kế tiếp. Vì vậy, tôi đang hỏi bạn: bạn có ý gì qua từ ngữ “tương lai”? Cẩn thận. Suy nghĩ cẩn thận. Đừng chỉ nói một điều gì đó bất chợt xảy đến cho bạn. Tương lai?

Học sinh: Tương lai là khi bạn không biết điều gì sẽ xảy ra.

K: Tôi đã nói điều đó. Điều đó có nghĩa tương lai là: cái gì có lẽ xảy ra, cái gì có lẽ không xảy ra; tôi hy vọng nó sẽ xảy ra; tôi hy vọng nó sẽ không; tất cả việc đó là tương lai. Đúng chứ? Bạn có lẽ tăng trưởng cao hơn, tôi có lẽ tăng trưởng thấp hơn – có lẽ, có lẽ, có lẽ. Vì vậy, từ ngữ “có lẽ” ngụ ý tương lai, có khả năng xảy ra. Đúng chứ? Nó có lẽ xảy ra. Bạn đồng ý chứ?

Học sinh: Vâng, thưa ông.

K: Bây giờ tương lai là gì? Đó là ngày mai. Ngày hôm nay, bây giờ là mười giờ năm phút, và trong năm phút nữa sẽ là mười giờ mười phút, tương lai. Hãy suy nghĩ cẩn thận. Điều này quan trọng cho bạn. Bạn có ý gì qua từ ngữ “ tương lai”?

Học sinh: Điều gì sẽ xảy ra vào ngày mai.

K: Người bạn yêu quý, chúng ta đã nói điều đó. Chúng ta đã nói tương lai là việc gì có thể xảy ra, có lẽ không xảy ra. Tương lai là ngày mai. Đúng chứ? Tương lai là giây kế tiếp. Đúng chứ? Vì vậy, điều đó có nghĩa là gì? Nó gây phức tạp quá cho bạn.

Học sinh: Tương lai là việc gì đó không biết được đối với bạn.

K: Nó không biết được đối với bạn à?

Học sinh: Thỉnh thoảng, nó có lẽ biết được đối với bạn. Nếu mình biết cái gì có lẽ đang xảy ra, nếu mình biết mình sẽ vào cao đẳng hay điều gì đó, vậy thì mình sẽ biết điều gì sẽ xảy đến cho mình.

K: Nếu bạn đậu kỳ thi. Đúng chứ?

Học sinh: Khi một ai đó nói cho mình điều gì sẽ xảy ra, vậy thì bạn biết tương lai.

K: Vâng, cậu trai lớn. Chúng ta đã thôngqua việc đó khi chúng ta nói nó có lẽ xảy ra, nó luôn luôn ở trong tương lai. Đúng chứ? Hay nó có lẽ không xảy ra. Nó là tương lai. Nó quá khó khăn cho bạn. Vì vậy, sợ hãi có nghĩa hoặc bây giờ, sợ hãi thực sự bây giờ hay trong tương lai. Đúng chứ? Bạn có sợ hãi lúc này không?

Học sinh: Lúc này thì không.

K: Tại sao?
Học sinh: Bởi vì không có gì phải sợ hãi.

K: Không có gì phải sợ hãi. Nhưng khi bạn vào lớp học, ở đây không ai đang bảo bạn làm cái gì, không làm cái gì, suy nghĩ cái gì, không suy nghĩ cái gì. Không ai bảo bạn việc đó. Vì vậy, bạn không quan tâm. Hay thực sự bạn đang lắng nghe để tìm ra. Đúng chứ? Không à. Bạn còn quá trẻ, quá nhỏ. Sợ hãi là một trong những sự việc khó khăn nhất để hiểu rõ và để được tự do khỏi nó. Đúng chứ? Người ta đã tham gia vào chiến tranh, giết chết lẫn nhau vì sợ hãi. Bạn hiểu chứ? Tôi có lẽ mất quốc gia của tôi, tôi có lẽ mất tài sản của tôi, tôi có lẽ không tùy thuộc vào tổ chức này, bạn hiểu chứ? Vì vậy chiến tranh, giết chóc đã xảy ra suốt hai triệu năm. Bạn hiểu điều này chứ? Suốt hai triệu năm những con người đã giết chóc lẫn nhau.

Học sinh: Tại sao?

K: Bởi vì anh ấy và tôi thuộc về một bộ lạc. Bạn và một người khác thuộc về một bộ lạc khác. Đúng chứ? Bạn muốn đất đai của tôi hay chúng tôi muốn đất đai của bạn hay chúng tôi muốn ăn cướp tài sản của bạn – bạn theo kịp chứ? Loại chiến đấu, giết chóc, gây thương tích tàn sát lẫn nhau này đã xảy ra suốt hai triệu năm.

Học sinh: Thưa ông, có sự phân chia giữa chúng ta.

K: Tại sao? Rất đơn giản. Tôi là một người Pakistan. Anh ấy là một người Hindu. Tôi muốn anh ấy trở thành một người Hồi giáo. Đúng chứ? Hay tôi nghĩ quốc gia của tôi to lớn, cao quý, và vân vân hơn quốc gia của anh ấy.

Học sinh: Họ kiếm được gì từ đó, bằng cách biến người khác thành người Hồi giáo hay bất kỳ người nào khác.

K: Đó là như vậy. Chúng ta kiếm được gì từ đó? Bạn trả lời cho tôi. Họ là những con người ngu dốt. Đúng chứ? Không à, hãy lắng nghe cẩn thận. Điều này đang xảy ra ở Anh, đang xảy ra ở Đức, ở Mỹ, Nga. Nó đang xảy ra khắp mọi nơi. Quốc gia này là một quốc gia nghèo. Đúng chứ? Bạn đi xuống dưới ngôi làng và bạn trông thấy sự nghèo khổ khủng khiếp, và tuy nhiên họ đang trang bị vũ khí rất nhiều. Đúng chứ? Tại sao?

Học sinh: Thưa ông, bởi vì ....

K: Đừng, hãy lắng nghe cẩn thận. Chừng nào bạn là một người Ấn độ và bạn cảm thấy bạn làm một người Ấn độ, bạn sẽ giết chết một ai đó. Đúng chứ? Vì vậy, chủ nghĩa quốc gia, chủ nghĩa chủng tộc, chủ nghĩa bộ lạc; chừng nào điều đó còn tồn tại bạn sẽ giết chết một ai đó hay một ai đó sẽ đến và giết chết bạn.

Học sinh: Thưa ông, nếu mình không có một quốc tịch, vậy thì mình nhận dạng chính mình với cái gì?

K: Nếu bạn không có một quốc tịch, làm thế nào bạn nhận dạng chính mình với một cái gì đó. Đúng chứ? Tại sao bạn muốn nhận dạng mình với nước Ấn độ, với nước Mỹ, với nước Nga, tại sao?

Học sinh: Thưa ông, em cảm thấy an toàn khi là một bộ phận của nó.

K: Đừng, chờ một tí. Bạn cảm thấy an toàn. Đúng chứ? Phải không?

Học sinh: Nhưng lúc đó mình vẫn còn có những sợ hãi của quốc gia mình bị hủy diệt. Nếu mình là một bộ phận của cái gì đó, mình là một người Ấn độ hay một người khác mình luôn luôn có sợ hãi của những con người sẽ đến và tấn công mình hay nói rằng mình phải là cái gì mình đã nói hay một người Hồi giáo hay một người nào khác.

K: Tôi không hiểu.

Học sinh: Cô gái đó đã nói rằng, mình cảm thấy mất an toàn, nếu mình không có một quốc tịch hay nếu mình không thể nói mình là một người Ấn độ hay mình là một người Mỹ. Khi mình nói điều đó, mình vẫn còn có sự sợ hãi của bị tấn công.

K: Vâng. Vậy là bạn sẵn sàng giết tôi như một người Hồi giáo? Bạn đúng là một người ngu. Tại sao bạn muốn giết tôi? Bởi vì tôi tin tưởng một vị Thượng đế nào khác? Nhưng tại sao bạn muốn giết tôi?

Học sinh: Thưa ông, để có một danh tiếng.

K: Để có một danh tiếng, bằng cách giết tôi?

Học sinh: Có vẻ rằng mình mạnh mẽ hơn sau hành động đó.

K: Bạn cảm thấy hạnh phúc hơn vì giết tôi?

Học sinh: Bởi vì sau đó mình cảm thấy rằng mình mạnh mẽ hơn.

K: Tất cả các bạn là một đám người khá điên khùng. Tôi đã được mời đến, nếu tôi được phép kể về nó, tôi hy vọng bạn không phiền, tôi đã được mời đến nói chuyện tại Liên Hiệp Quốc. Bạn biết điều đó có nghĩa gì chứ?

Học sinh: Có, thưa ông.

K: Có à? Bạn chắc chắn chứ?

Học sinh: Chắc chắn, thưa ông.

K: Bạn chắc chắn rằng bạn đang ngồi đây phải không?

Học sinh: Vâng, thưa ông.

K: Tôi được mời đến nói chuyện tại Liên Hiệp Quốc, và tôi đã nói suốt bốn mươi lăm phút. Sau khi tôi nói xong, một trong những người lãnh đạo chính của tổ chức đó, ông ấy đứng dậy và nói “những đặc ân to tát” vân vân, vân vân “được gặp gỡ ông, thưa ông” và vân vân, rồi ông ấy nói, “Tôi đã làm việc ở đây trong tổ chức này được bốn mươi năm, rất cực nhọc”. Bạn hiểu điều gì tôi đang nói, bốn mươi năm ông ấy đã làm việc rất cực nhọc để tạo lập, để duy trì, để nuôi dưỡng Liên Hiệp Quốc đang vận hành rồi thì ông ấy nói, “Sau bốn mươi năm tôi đã học được không giết một con người khác”. Bạn hiểu điều gì tôi đang nói chứ? Hay bạn cũng ngớ ngẩn như tổ chức Liên Hiệp Quốc? Bạn hiểu điều gì tôi đang nói chứ? Ông ấy phải mất bốn mươi năm để học được “không giết một con người khác”. Bốn mươi năm! Bạn hiểu điều gì tôi đang nói chứ? Bạn sẽ làm y hệt như thế phải không?

Học sinh: Không, thưa ông.

K: Tôi không chắc lắm.

Học sinh: Ít ra lúc này em không đang làm nó. Lúc này em không nghĩ rằng em sẽ giết một con người khác. Em không biết khi lớn lên sẽ như thế nào.

K: Bạn phải dành thời gian để suy nghĩ thật nhiều, để tìm hiểu thật nhiều. Bạn dành bao nhiêu thời gian để học toán hay sinh học hay khoa học? Bao nhiêu năm? Nhiều năm, phải không? Trung học, cao đẳng rồi đại học. Tất cả các bạn đều mất hai mươi hay hai mươi lăm năm vượt qua chặng đường đó. Đúng chứ? Và bạn thậm chí sẽ không dành ra mười phút hoặc năm phút để tìm được liệu bạn có thể được tự do khỏi sợ hãi. Bạn dành ra hai mươi năm vào một chủ đề thô thiển nào đó và bạn thậm chí sẽ không dành ra năm phút để hiểu rõ bản chất của sợ hãi. Điều đó đúng, phải không?

Vì vậy, bạn phải học nhiều, bạn phải hiểu nhiều. Cái gì là gốc rễ của sợ hãi. Tôi sẽ nói vắn tắt cho bạn. Sợ hãi liên quan đến thời gian; ngày mai, có lẽ xảy ra. Đúng chứ? Vì vậy, bạn phải tìm hiểu thời gian là gì. Việc đó quá khó khăn cho bạn. Không phải dựa vào đồng hồ, nhưng thời gian là gì. Bạn gieo một cái hạt, nó cần thời gian để tăng trưởng. Bạn có một em bé và phải mất thời gian để trở thành một trẻ thành niên. Một người không khỏe mạnh, vậy thì muốn khỏe mạnh phải mất thời gian. Đúng chứ? Bạn đang học toán hay vật lý, hay bất kỳ điều gì bạn đang học và có thể đậu một kỳ thi trong môn học đó phải mất thời gian. Bạn phải mất thời gian để đi từ đây đến Madanapalle hay đến nhà bạn. Bạn hiểu chứ? Thời gian rất quan trọng trong cuộc sống của một người. Không chỉ để đi từ đây đến đó mà còn để tăng trưởng, tăng trưởng cơ thể và sau đó tăng trưởng phía bên trong. Tất cả việc đó phải mất thời gian. Và đã mất thời gian từ con người đầu tiên đến bây giờ hai triệu năm, được gọi là tiến hóa. Đúng chứ? Vì vậy, nguyên cuộc đời của bạn bị trói buộc trong thời gian. Bạn hiểu chứ? Nguyên cuộc đời của bạn bị trói buộc trong thời gian. Bạn đang sống lúc này, bạn có lẽ chết, có một thời gian dài. Đúng chứ? Nguyên cuộc đời của chúng ta bị vướng mắc, bị liên quan đến thời gian. Bạn sẽ đậu những kỳ thi của bạn hay bạn có lẽ không. Thời gian. Vậy thì chúng ta phải tìm hiểu thời gian là gì. Điều đó quá khó khăn.

Học sinh: Thời gian là tương đối, phải không?

K: Tôi biết việc đó, tôi đã nói việc đó, cô gái lớn. Tôi cố ý không dùng từ ngữ đó bởi vì từ ngữ relative cũng có nghĩa một cái gì khác nữa, “Anh ấy là người bà con của tôi”. Bây giờ chờ một tí. Thời gian là tương đối, nhưng bạn có ý gì qua từ ngữ “thời gian”? Thưa bạn, bạn đó kìa, những người trưởng thành mà sẽ đậu những kỳ thi, sẽ có những công việc làm của bạn, lập gia đình. Tất cả những việc đó mất thời gian. Đúng chứ? Vì vậy, con người mãi mãi bị trói buộc vào thời gian phải không? Không, nó quá khó khăn à. Bạn nói gì đây, thưa bạn? Bạn có hiểu không?

Học sinh: Tôi không hoàn toàn hiểu rõ lắm.

K: Bạn không hoàn toàn hiểu rõ lắm. Nhìn kìa, bây giờ bạn còn rất nhỏ. Bạn sẽ lớn lên, sẽ cao, sẽ … , vậy là tất cả việc đó mất thời gian, phải không? Nếu bạn bị bệnh, bạn phải mất thời gian để khỏe lại. Phải mất thời gian để thức dậy vào buổi sáng, để chuẩn bị sẵn sàng, tất cả những chuyện như thế, để tắm và vân vân – phải mất thời gian. Phải mất thời gian để học một môn học, để học một kỹ năng, để học gieo một hạt giống trong vườn và nhìn nó tăng trưởng. Mọi thứ trong cuộc sống đều mất thời gian. Đúng chứ?

Học sinh: Đúng rồi, thưa ông.

K: Và con người bị trói buộc trong thời gian: để đi từ đây đến đó. Bạn sống ở đâu?

Học sinh: Em sống ở Bombay.

K: Bombay. Bạn đã phải mất thời gian để đi từ Bombay đến Rishi Valley.

Học sinh: Vâng, thưa ông.

K: Hai đêm hay một đêm hay bất kỳ bao lâu. Và cũng vậy để đậu những kỳ thi của bạn, để có một việc làm và những chuyện đó đều mất thời gian. Vì vậy, bạn bị trói buộc trong thời gian. Rõ ràng chứ?

Học sinh: Vâng, thưa ông.

K: Rõ ràng chứ? Điều đó có nghĩa là – tôi sẽ không nói về nó. Nó phức tạp lắm bạn hiểu không được đâu. Bất kỳ điều gì bạn làm đều bị trói buộc trong thời gian, mà là quá khứ, mà nói rằng bạn không làm việc đó, quá khứ nói rằng bạn không làm việc đó. Nếu bạn làm việc đó bạn sẽ bị phạt hay bạn sẽ được thưởng. Vì vậy, quá khứ đang điều khiển bạn lúc này. Hiểu chứ?

Học sinh: Vâng, thưa ông.

K: Đầu tiên hiểu rõ nó rất đơn giản. Quá khứ đang điều khiển việc gì bạn làm lúc này. Tôi không được làm việc đó, bạn đã có trải nghiệm giống như vậy và quá khứ nói: đừng làm nó lại nếu không bạn sẽ bị bệnh. Quá khứ đang định hình suy nghĩ của bạn, mà có nghĩa cái quá khứ là thời gian.Vì vậy, thời gian đang định hình điều gì bạn làm lúc này, và cái tương lai lệ thuộc vào điều gì bạn làm lúc này.

Học sinh: Vâng, thưa ông.

K: Rõ ràng chứ? Nghĩ ra đi, cậu trai lớn. Suy nghĩ cẩn thận. Quá khứ đang dạy dỗ bạn, đang bảo bạn điều gì phải làm lúc này và điều gì bạn làm lúc này sẽ định hình tương lai. Vì vậy, tương lai đang được sắp đặt vào cùng nhau lúc này, được sáng chế.

Học sinh: Ngay khoảnh khắc này.

K: Ngay khoảnh khắc này. Nắm lấy nó?

Học sinh: Vâng, thưa ông.

K: Bạn có chắc không? Vì vậy, quá khứ điều khiển hiện tại, và hiện tại đang định hình tương lai. Hãy cẩn thận, hãy suy nghĩ ra đi. Vì vậy, tương lai đang được sáng chế lúc này. Nắm lấy nó?

Học sinh: Vâng, thưa ông.

K: Tôi tự hỏi liệu bạn có nắm bắt được nó.

Học sinh: Thưa ông, có chứ.

K: Vì vậy, điều gì bạn làm lúc này là quan trọng nhất. Không phải điều gì bạn sẽ làm ngày mai. Nắm lấy nó? Điều gì bạn làm lúc này là quan trọng nhất bởi vì điều đó sẽ tạo thành tương lai của bạn. Nắm lấy nó?

Học sinh: Vâng, thưa ông.

Học sinh: Thưa ông, thời gian có bị giới hạn không?

K: Đừng lưu tâm, cô gái lớn. Đừng hỏi những câu hỏi trừu tượng bởi vì tôi có thể đưa cho bạn một câu trả lời trừu tượng, nhưng nó không có ý nghĩa. Thời gian luôn luôn bị giới hạn. Vì vậy, liệu có một cách – điều này quá khó khăn – liệu có một cách để được tự do khỏi thời gian?

Học sinh: Không, thưa ông.

K: Tại sao bạn nói không?

Học sinh: Thưa ông, khi người ta đang sống không có cách nào cả nhưng có lẽ sau khi chết.

K: Bạn biết chết có nghĩa gì không?

Học sinh: Không, thưa ông.

K: Vậy thì đừng sử dụng từ ngữ đó. Hãy tự đặt ra cho mình một câu hỏi. Đừng cố gắng trả lời nó. Hãy tự đặt ra cho mình. Mà là, bộ não của bạn bên trong hộp sọ được đặt chung vào nhau suốt hai triệu năm, bị điều kiện, bị định hình, bị uốn khuôn, trải nghiệm, hiểu biết, tất cả mọi việc đều ở trong đó: bây giờ liệu rằng lúc này bạn có thể làm điều gì đó đúng đắn để cho nó sẽ đúng đắn suốt cuộc đời còn lại? Bạn hiểu câu hỏi của tôi chứ?

Học sinh: Vâng, thưa ông.

K: Điều này khó khăn quá. Phải không?

Học sinh: Thưa ông, nghĩa lý đúng của tập trung và chú ý là gì?

K: Bạn thực sự muốn biết à?

Học sinh: Vâng, thưa ông.

K: Tại sao? Hãy suy nghĩ cẩn thận. Người nào đó đã nhờ bạn đưa ra câu hỏi đó phải không.

Học sinh: Vâng, thưa ông.

K: A, đúng rồi.

Học sinh: Cha của em đã nói với em rằng lúc trước ông có phát biểu rằng bạn cần chú ý nhiều hơn tập trung.

K: Cha của bạn đã nói với bạn. Tại sao? Bạn biết tập trung là gì chứ? Hãy lắng nghe: tôi là giáo viên của bạn, người giáo dục của bạn, bạn đang nhìn ra ngoài cửa sổ, còn hứng thú hơn trang sách. Đúng chứ?
Học sinh: Vâng, thưa ông.

K: Tôi là giáo viên và tôi nói: làm ơn hãy nhìn vào trang sách, và bạn không thích nhìn vào trang sách nhưng bạn lại thích nhìn con chim ngoài đó. Đúng chứ? Vì vậy, ông ấy nói, “Nếu em muốn học, hãy nhìn vào trang sách”. Rồi ông ấy tức giận nếu bạn cứ nhìn ra ngoài cửa sổ. Vì vậy, ông ấy đến và lay bạn, hay vặn tai bạn, kéo tóc bạn hay đánh bạn. Không ai đánh bạn ở đây, tôi hy vọng như thế. Không ai đánh.
Vì vậy điều gì xảy ra? Bạn muốn nhìn ra ngoài cửa sổ nhưng một ai đó nói, hãy nhìn vào trang sách. Vậy là bạn ở trong xung đột. Phải không? Bạn muốn nhìn ra ngoài đó và bạn muốn nhìn vào trang sách. Vậy là bạn có một xung đột. Đúng chứ?

Học sinh: Vâng, thưa ông.

K: Vì vậy, xung đột xảy ra một cách không cần thiết do bởi tập trung. Đúng chứ? Tôi muốn tập trung vào trang sách. Tôi tự ép buộc mình lưu ý nhiều vào trang sách, tập trung nhiều, điều đó có nghĩa rằng tôi không cố gắng nghĩ ngợi bất kỳ điều gì nữa ngoại trừ điều gì trên trang sách. Trong qui trình đó có nhiều kháng cự, xung đột, bởi vì tôi muốn nhìn ra ngoài đó, nhưng tôi phải nhìn vào trang sách. Bạn hiểu chứ? Vì vậy, có nhiều xung đột, nhiều gắng sức. Tôi sẽ không bàn sâu về nó. Trái lại chú ý không có nỗ lực. Bất kỳ ai đã nhờ bạn đưa câu hỏi đó cho tôi, hãy trả lời với họ như vậy. Trong chú ý không có nỗ lực nào cả. Bạn có mặt.
Sáng nay chúng ta đã cùng nhau suốt một tiếng đồng hồ. Các bạn có muốn tiếp tục không?

Học sinh: Có chứ, thưa ông.

K: À, có chứ? Tại sao? Nó vui vẻ nhiều hơn! Và có một tiết học đang chờ bạn và bạn không muốn đi vào lớp nhưng lại muốn được giải trí! Đúng chứ? Bạn có lần nào nhìn ngắm những bông hoa kia?

Học sinh: Có, thưa ông.

K: Bạn có nhìn ngắm chúng không? Hãy nhìn ngắm chúng. Hãy quên bẵng mọi chuyện và nhìn ngắm những bông hoa kia trong một phút. Nhìn ngắm chúng. Nhìn sự kết hợp của màu sắc, và vẻ đẹp của chúng, xếp đặt của chúng, ánh sáng trên chúng. Bây giờ, điều đó có ý nghĩa gì với bạn? Đừng nói, vẻ đẹp hay – nó có ý nghĩa gì với bạn? Khi bạn quan sát sự trải rộng của màu sắc và những khác biệt trong màu sắc đó, màu xanh lá cây tương phản màu đỏ, xanh sẫm hơn nữa và như thế, nó có ý nghĩa gì cho bạn?

Học sinh: Nó có ý nghĩa gì không, thưa ông?

K: Tôi sẽ nói cho bạn lát nữa. Tôi đặt câu hỏi cho bạn trước.

Học sinh: Thưa ông, em cảm thấy nó có nghĩa rằng: tại sao chúng em lại muốn tất cả những ngôi nhà và những đồ vật máy móc này trong khi thiên nhiên lại quá phong phú?

K: Trông thấy những đồ vật máy móc dễ dàng hơn nhiều. Nhưng hãy quan sát thiên nhiên, những núi đồi và những cái bóng, những tảng đá, hình thể của những tảng đá, những cánh đồng, chúng được gieo như thế nào, tất cả đều thẳng hàng, hay những cây xoài đang lớn lên và những con chim và những con bướm và quả đất xanh tươi, những cái bóng, những dòng suối và vân vân; hãy quan sát nó. Những quyển sách, vượt qua những kỳ thi, có một việc làm, lập gia đình và có một ngôi nhà, đó là mọi điều bạn quan tâm phải không, thưa bạn? Nhưng vượt khỏi ngôi nhà còn có chân trời. Đúng chứ? Và vượt khỏi ngôi nhà là tất cả những quả đồi tuyệt vời kia và vẻ đẹp và vô hạn.
Thưa bạn, chừng đó đã đủ cho buổi sáng nay chưa? Đủ rồi à? Bạn sẽ hưởng một ngày vui chứ? Chúc bạn một ngày vui vẻ.

Học sinh: Cám ơn ông, thưa ông.

K: Hãy tận hưởng. Được chứ? Hãy nói lớp học gạt đi mọi vấn đề! Bạn biết tôi đang kích động bạn đấy. Bạn biết điều đó có nghĩa gì không?

Học sinh: Không, thưa ông.

K: Kích động bạn bùng nổ. Bạn không thể. Đừng bùng nổ bằng súng ống và mìn. Chúc một ngày vui vẻ. Đúng chứ? Chúc một ngày vui vẻ. Đó là một buổi sáng đẹp. Tận hưởng nó. Được rồi. Thưa bạn.

Thảo luận cùng Phật tử [4]
Ngày 11 tháng 11 năm 1985

Krishnamurti (K): Thưa bạn, tôi muốn đặt ra nhiều câu hỏi. Liệu rằng có một đường gạch, một giới hạn, nơi tánh tư lợi chấm dứt và nơi một trạng thái không tư lợi bắt đầu, hay không? Tất cả chúng ta đều có tánh tư lợi; nó ở trong hiểu biết, trong ngôn ngữ, trong khoa học, trong mọi hình thái của cuộc sống chúng ta. Trong mọi hình thái của cuộc sống chúng ra đều có tư lợi, và điều đó đã tạo ra hỗn loạn. Và nó vươn rộng đến mức nào? Và chúng ta gạch một đường giới hạn ở đâu để nói: ở đây nó cần thiết, ở đó nó không cần thiết gì cả? – trong cuộc sống hằng ngày; không phải trong khoa học, trong toán học, trong hiểu biết. Tôi đang nói thực tế, không theo lý thuyết.

Người tham dự thứ nhất (P1): Câu hỏi này rất khó khăn để trả lời nếu ông đặt ra những điều kiện nào đó, giống như những khó khăn chúng ta gặp phải trong xã hội; nhưng nếu ông không đặt ra những điều kiện, vậy thì tôi sẽ cố gắng trả lời.

K: Được rồi, tôi xóa bỏ những điều kiện. Không phải xóa bỏ; cuộc sống là như thế này. Tôi đang đặt ra điều kiện, tôi không đang đặt ra luật lệ, đường lối bạn phải suy nghĩ, nhưng cuộc sống chỉ cho tôi rằng trong mọi công việc ở mọi vùng đất của thế giới tánh tư lợi đều thống trị. Chúng ta đùa giỡn với tôn giáo, chúng ta đùa giỡn với K như một món đồ chơi, chúng ta đùa giỡn với mọi loại sự việc, nhưng sợi chỉ của tánh tư lợi rất, rất chắc, và tôi hỏi mình, nó bắt đầu ở đâu, và liệu có một kết thúc cho nó. Nó bắt đầu ở đâu, nó kết thúc ở đâu, hay không có kết thúc phải không? Chúa là tánh tư lợi của tôi, khoa học, học thuật, nghi lễ cũng như thế. Người đàn ông đó ở góc đường bán thuốc lá, đầy tư lợi.

P1: Có sự hiểu biết của những quyển sách gây ảnh hưởng câu trả lời của tôi, những tôi sẽ cố gắng trả lời từ những trải nghiệm của tôi như một con người cá thể.

K: Vâng, như một con người – thậm chí từ những quyển sách của bạn, từ những nghiên cứu của bạn, bạn chắc, tất cả họ chắc đã đặt câu hỏi này trong những cách khác nhau.

P1: Khi tôi cố gắng hiểu rõ chính tôi, quan sát chính tôi như tôi là, thực sự, lúc đó tôi đặt chính tôi vào những phân loại nào đó. Khi tôi cố gắng khám phá chính tôi trong hành động, trong liên hệ của tôi, lúc đó tôi tìm được một yếu tố của tư lợi, và tôi có thể, bằng nỗ lực nào đó, cố gắng được tự do khỏi tư lợi này, và tôi có tháo gỡ tôi ra được trong chừng mực nào đó.

K: Nhưng điều đó cũng là tư lợi.

P1: Khi tôi cố gắng thiết lập sự tồn tại của tôi, con người của tôi, lúc đó hành động của tôi trở nên tự cho mình là trung tâm nhiều hơn, và trong chừng mực nào đó mà tôi tháo gỡ được, tánh tư lợi giảm sút.

K: Không, bạn đang không hiểu ý của tôi. Tôi muốn làm cho nó rất, rất đơn giản. Chúng ta càng suy nghĩ đơn giản bao nhiêu, hành động càng tốt hơn, cách quan sát những sự việc càng rõ ràng hơn. Từ niên thiếu những vấn đề bắt đầu – tôi phải đi đến trường, tôi phải đọc và học, tôi phải học toán. Toàn cuộc sống trở thành một vấn đề bởi vì, từ căn bản, tôi gặp gỡ cuộc sống như một vấn đề. Trong ngôn ngữ tiếng Anh một vấn đề có nghĩa là một sự việc gì đó làm bối rối bạn. “Problema” đến từ tiếng Hy lạp; nó có nghĩa là một sự việc gì đó quăng vào bạn và bạn phải trả lời nó. Vì vậy, từ niên thiếu, bộ não của bạn bị quy định để sống cùng những vấn đề và giải quyết những vấn đề – và những vấn đề đó không bao giờ có thể giải quyết được. Tôi để việc này tiếp tục, vấn đề tiếp theo vấn đề, tất cả cuộc sống của tôi trở thành một vấn đề, sống trở thành một vấn đề. Và tôi nói, tôi không muốn sống theo cách đó, sống theo cách đó rất sai lầm. Vì vậy tôi đang hỏi chính tôi, có phải tánh tư lợi tạo ra vấn đề, hay liệu cái trí, bộ não, có thể được tự do khỏi những vấn đề và do đó chặn đứng những vấn đề hay không? Bạn hiểu rõ sự khác biệt chứ? Tôi không biết liệu tôi đang giải thích rõ ràng chưa. Tôi phải đi đến trường học, đọc và vân vân là một sự thật. Bộ não của tôi dần dần bị quy định để sống với những vấn đề, bộ não trở thành vấn đề, mọi thứ trở thành một vấn đề. Vì vậy, tôi đến gặp bạn để giải quyết cái vấn đề: bộ não có, mà có lẽ được liên kết với tánh tư lợi.

P1: Tạo ra hay thâu nhận những vấn đề và cố gắng giải quyết chúng đã trở thành một qui luật của cuộc sống chúng ta, và cách làm mọi sự việc như thế này nuôi dưỡng con người của tôi.

K: Vì vậy, con người của bạn là một vấn đề. Nhưng bạn đang không hiểu ý của tôi. Con người của bạn là sự nhận dạng với quốc gia, với văn chương, với ngôn ngữ, với những Thượng đế; bạn bị gắn bó chặt chẽ, vì vậy bạn đã mọc rễ trong một nơi, vì vậy việc đó trở thành con người. Không có con người tách rời khỏi việc đó – không con người tinh thần, con người chúa – tôi không tin tưởng mọi việc đó; tôi hoàn toàn nghi ngờ. Vì vậy, tôi nói với mình, tại sao tôi, hay bạn, lại biến cuộc sống, mà được cho ý nghĩa là để được sống giống như một cái cây đang tăng trưởng đẹp đẽ, thành như thế này? Tôi không thể sống theo lối đó, tôi sẽ không sống theo lối đó. Dù Thượng đế có tồn tại, vân vân – tôi hoàn toàn dửng dưng với tất cả việc đó, tôi hoàn toàn gạt đi tất cả việc đó, và tôi nói với mình, tôi sẽ không sống theo lối mà bạn đang sống; tôi sẽ không. Tôi sẽ rời đây để đi đến những rặng núi hơn là sống theo lối đó. Bạn đã hủy hoại đang sống, bạn đã hủy hoại đang sống bằng hiểu biết, bằng khoa học, bằng những máy tính – bạn đã hủy hoại sống của tôi. Tôi có thể rút lui vào những rặng núi, nhưng việc đó chẳng có ý nghĩa gì cả.

P1: Tại sao ông quá nhiệt thành để bảo vệ điều gì ông gọi là đang sống? Giả sử tôi phản bội nó, tôi phá vỡ nó, nó có tạo ra khác biệt gì đâu?

K: Tôi không đang nói rằng tôi muốn sống; đó không là quan điểm của tôi. Tôi nói, tại sao tôi lại sống theo lối này? Tôi không đang bảo vệ nó bằng cách hỏi điều này. Tại sao tôi phải trải qua mọi tiến trình kinh hoàng này? Tình dục trở thành một vấn đề, ăn uống trở thành một vấn đề, mỗi thứ là một vấn đề. Và tôi không muốn có những vấn đề, mà không có nghĩa tôi khước từ cuộc sống. Tôi không muốn những vấn đề, vì vậy tôi gặp gỡ những vấn đề. Bởi vì, bộ não của tôi sẽ không làm việc trong những vấn đề, tôi có thể gặp gỡ tất cả những vấn đề.

P1: Như tôi hiểu nó, ông đang nói rằng những vấn đề không nên đi vào, những vấn đề không nên kềm chế con người ông. Ông không muốn khước từ cuộc sống, nhưng ông không muốn bị ảnh hưởng bởi những vấn đề.

K: Không, không. Bạn hoàn toàn hiểu lầm tôi. Tôi đang nói, từ khi sanh ra cho đến khi chết đi cuộc sống được đối xử như một vấn đề: trường trung học, cao đẳng, đại học, sau đó công việc, hôn nhân, ái ân, con cái – một trong những người con hư hỏng hay tài năng và tôi vận dụng hay khai thác cậu trai đó và tiếp tục như thế suốt cuộc đời tôi. Sau đó chết trở thành một vấn đề. Và rồi tôi hỏi, liệu có một cuộc sống sau khi chết, đầu thai, và mọi chuyện như thế? Bạn hiểu được con người đã làm việc gì? Đây là cuộc sống. Tại sao bộ não của bạn lại không đủ đơn giản, không đủ tự do để nói đây là một vấn đề và giải quyết nó, không phải thêm một vấn đề khác vào nó.

P2: Nếu tôi được phép nói như thế này, thưa ông, vấn đề không đến từ bên ngoài; vấn đề nảy sinh trong bộ não này, mà được củng cố thêm bởi vấn đề này, mà tạo ra vấn đề này. Tại sao nó không ngay lập tức dẹp bỏ nó ở khoảnh khắc đầu tiên đó?

K: Bởi vì, nó đã không giải quyết bất kỳ vấn đề nào cả.

P1: Bộ não có khả năng kết thúc đó hay không?

K: Có, nhưng tôi phải phân biệt, làm rõ ràng một điểm. Bộ não là trung tâm của tất cả những dây thần kinh của chúng ta, tất cả những cảm xúc của chúng ta, tất cả những phản ứng của chúng ta, hiểu biết của chúng ta, những liên hệ, những cãi cọ của chúng ta và tất cả việc đó. Nó là trung tâm của ý thức chúng ta, và ý thức đó chúng ta đối xử như là cái của tôi – ý thức của tôi. Tôi nói, nó không là ý thức của tôi; nó không được nhân cách hóa như K. Và nó không là ý thức của bạn bởi vì mỗi con người trên trái đất đều trải qua khổ ải này – đau đớn, sầu khổ, vui thú, ái ân, sợ hãi, âu lo, hoang mang, hy vọng một điều gì đó tốt đẹp hơn và vân vân; đó là ý thức của chúng ta. Vì vậy, ý thức đó không là ý thức của bạn; nó là con người. Nó là nhân loại. Tôi là nhân loại – không phải tất cả các bạn cộng với tôi. Tôi là nhân loại.

P3: Đối với tôi có vẻ rằng chúng ta biết về hai loại hành động: một loại được íauy nghĩ ra bởi bộ não, được tính toán, và vì vậy luôn chứa đựng hạt giống của tánh tư lợi, bị thúc đẩy bởi tánh tư lợi. Tôi không nghĩ bộ não có thể làm bất kỳ việc gì mà không chứa đựng trong nó hạt giống của tánh tư lợi, bởi vì nó là dụng cụ được dành cho việc đó. Nhưng cũng có hành động tự phát không bị tác động từ bên ngoài mà thỉnh thoảng chúng ta trải qua, mà được sinh ra chỉ từ tình yêu, không phải như một sản phẩm của suy nghĩ. Và bởi vì con người không biết làm gì với loại hành động này, bởi vì không có việc gì anh ấy có thể làm về hành động này, anh ấy đã nuôi dưỡng cái còn lại – anh ấy đã nuôi dưỡng cái gì bộ não có thể vận hành tốt, cái gì nó có thể tính toán, cái gì nó có thể thành tựu, và thế là toàn thế giới chất đầy hoạt động như thế, hành động như thế. Và việc đó đã trở thành cuộc sống của chúng ta. Và cái khác, mà là cái sinh động đầy sinh lực, thì thỉnh thoảng mới có.

K: Tôi không thảo luận việc đó trong chốc lát. Cái trí khác hẳn bộ não – hoàn toàn tách ra – không liên quan chút nào cả. Tình yêu không liên quan tư lợi. Đừng mang vào tình yêu lúc này. Sự thật là tình yêu có lẽ tồn tại. Chúng ta có lẽ có thông cảm, đồng cảm, yêu thương, thương hại – nhưng đó không là tình yêu, vì vậy tôi để việc đó qua một bên. Lúc này đó là tất cả. Tình yêu và tư lợi không tồn tại chung. Những vấn đề và tình yêu không thể tồn tại chung. Vì vậy, những vấn đề không có ý nghĩa gì nếu cái khác hiện diện. Nếu cái khác hiện diện, những vấn đề không tồn tại.

P3: Tôi không chắc liệu chúng không thể đồng tồn tại. Chúng độc lập với nhau; nhưng tôi nghĩ thậm chí một người có tánh tư lợi và có những vấn đề, thỉnh thoảng hành động không có sự cản trở của bộ não – từ tình yêu. Vì vậy, tôi muốn không nói rằng sự hiện diện của bộ não chối từ hoàn toàn tình yêu.

K: Thưa bạn, tôi nói nó giống như thỉnh thoảng có quả trứng hư. Tôi muốn một quả trứng tốt mỗi ngày – không phải thỉnh thoảng. Vì vậy, tôi đang hỏi tất cả các bạn, tánh tư lợi bắt đầu ở đâu và nó kết thúc ở đâu? Có một kết thúc cho tánh tư lợi không? Hay mọi hành động đều được sinh ra từ tánh tư lợi? Đừng nói với tôi, “thỉnh thoảng”; tôi không quan tâm điều đó. Thỉnh thoảng tôi nhìn ra ngoài cửa sổ và cái cửa sổ đó rất chật hẹp; tôi ở trong một nhà tù.
Vì vậy, làm ơn hãy theo sát tôi trong một phút. Có một trật tự vô cùng trong vũ trụ. Một hố đen là một bộ phận của trật tự đó. Bất kỳ nơi nào con người đi vào anh ấy tạo ra vô trật tự. Vì vậy, tôi nói, liệu tôi, như một con người mà là thành phần còn lại của nhân loại, có thể tạo ra trật tự trong chính tôi trước? Trật tự có nghĩa không còn tánh tư lợi.

P4: Thưa ông, vấn đề là, trên nền tảng của một ý thức chung không dễ dàng khi phủ nhận cái hạt nhân mà chuyển động để tự định hình chính nó thành cái tôi bị giới hạn, cái tôi tham lợi, mà theo cùng nó những vấn đề là thực sự, không tưởng tượng. Tôi có ý nói rằng tôi bị bệnh tật, tôi bị chết – những sự việc này có thể được xem như không vấn đề trong cách nào?

K: Bạn đang nói rằng cái tôi là vấn đề phải không? Tại sao chúng ta biến nó thành một vấn đề? Tại sao bạn nói cái tôi là vấn đề? Có lẽ chúng ta biến nó thành một vấn đề và sau đó nói rằng, làm thế nào tôi thoát khỏi nó? Chúng ta không nhìn ngắm vấn đề. Chúng ta không nói, cái tôi là vấn đề, hãy để tôi hiểu rõ nó, hãy để tôi nhìn ngắm viên ngọc này mà không chỉ trích nó. Chính sự chỉ trích là vấn đề. Bạn có theo kịp điều gì tôi có ý nói hay không? Vì vậy, tôi sẽ không chỉ trích nó, tôi sẽ không đàn áp nó, tôi sẽ không khước từ nó, tôi sẽ không thăng hoa nó; nhưng trước tiên hãy để tôi nhìn ngắm nó.

P4: Thưa ông, hãy xem một người có một cái gai trong thân thể và đang cảm thấy đau đớn. Sự đau đớn do cái gai tương tự như những kềm hãm và những vấn đề đang tác động vào cái tôi.

K: Không, thưa bạn. Nếu tôi có một cái gai trong bàn chân của tôi, tôi nhìn nó trước tiên, tôi biết sự đau đớn. Tôi hỏi chính tôi, tại sao tôi đã dẵm phải nó, tại sao tôi đã không nhìn thấy nó? Điều gì sai trái cho sự quan sát của tôi, đôi mắt của tôi? Tại sao tôi đã không nhìn thấy nơi tôi đang đi? Tôi hiểu rằng nếu tôi nhìn thấy nó, tôi sẽ không dẵm lên nó. Vì vậy, tôi đã không nhìn thấy nó. Khi sự đau đớn ở đó, vậy thì tôi hành động. Tôi đã không trông thấy cái vật đằng trước bàn chân tôi. Vậy là sự quan sát của tôi có sai trái. Vì vậy, tôi nói, điều gì đã xảy đến cho bộ não đã không trông thấy việc đó của tôi? Có thể nó đang bận nghĩ ngợi một điều gì khác khi tôi đang đi trên đường? Vậy là bạn hiểu rồi phải không, thưa bạn?

P3: Nhưng trong trường hợp những vấn đề tâm lý, người quan sát và điều được quan sát xoắn xít vào nhau không gỡ ra được.

K: Không. Chúng ta đang lạc đề đến một việc khác. Chúng ta hãy bám vào một vấn đề, một chủ đề. Tánh tư lợi bắt đầu ở đâu và nó kết thúc ở đâu; và có một kết thúc cho nó không? Và nếu nó kết thúc, trạng thái đó là gì?

P6: Tôi xin mạn phép tạm đưa ra một câu trả lời. Có thể, tánh tư lợi bắt đầu bởi chính cái tôi và cái tôi đến với cái thân thể.

K: Tôi không tin lắm.

P6: Chúng theo cùng nhau. Cái ý tưởng về trạng thái “tôi” và sự hiện diện của tôi, chúng theo cùng nhau.

K: Bạn nói vậy, nhưng tôi không nói vậy.

P6: Đối với cái trí của tôi chính ý tưởng về cái tôi bắt đầu cùng sự hiện diện của thân thể này, và cái tôi và tánh tư lợi theo cùng nhau. Tánh tư lợi chỉ có thể kết thúc khi cái tôi kết thúc. Và một bộ phận của cái tôi còn tồn tại chừng nào cái thân thể còn tồn tại. Vì vậy, trong một ý nghĩa cơ bản, nó chỉ có thể kết thúc cùng chết. Nói tóm lại, chúng ta chỉ có thể tẩy rửa tánh tư lợi bằng nhận thức dần dần về nó, nhưng chúng ta không thể phủ nhận nó hoàn toàn chừng nào cái thân thể còn tồn tại. Đó là cách tôi hiểu nó.

K: Tôi hiểu. Trong khoa học họ đang khám phá rằng một em bé được sinh ra và đang bú sữa mẹ, nó cảm thấy an toàn và nó bắt đầu học ai là bạn bè của người mẹ, ai đối xử bất hòa với người mẹ, ai chống đối người mẹ; nó bắt đầu cảm thấy tất cả việc này bởi vì người mẹ cảm thấy. Việc này đến qua người mẹ – ai thân thiện, ai không thân thiện. Em bé bắt đầu lệ thuộc người mẹ. Vì vậy, ở đó nó bắt đầu. Nó cảm thấy an toàn trong bụng mẹ, và bỗng nhiên, bị đưa ra khỏi và vào trong thế giới nó bắt đầu nhận ra rằng người mẹ là sự an toàn duy nhất. Ở đó nó bắt đầu được an toàn. Và đó là cuộc sống của chúng ta. Và tôi nghi ngờ liệu có an toàn gì không.

P2: Thưa ông, trong một vụ động đất ở Mexico, những em bé được tìm thấy còn sống sau mười một ngày bị chôn hoàn toàn dưới mặt đất nhưng không có một tổn hại gì cho những em bé mới được sanh ra. Và người đại sứ Mexico kể cho tôi, đứa bé, khi nó được đem ra khỏi nơi tăm tối đó, đã cư xử chính xác như nó làm khi ra khỏi bụng mẹ.

K: Nó giống như vẫn còn trong bụng mẹ.

P3: Thưa ông, bản năng tự bảo toàn cũng có nơi con thú, nhưng khi nó tiến hóa thành con người, anh ấy bắt đầu tạo ra những vấn đề. Con thú không tạo ra những vấn đề. Nếu chúng ta tin tưởng điều gì những nhà khoa học nói, rằng con người tiến hóa từ con thú, vậy thì anh ấy có mọi bản năng mà con thú có. Sự khác biệt cốt yếu là thêm vào đó con người có khả năng để suy nghĩ, và khả năng để suy nghĩ này cũng tạo ra tất cả những vấn đề kia. Và điều gì ông đang hỏi là, liệu chúng ta có thể dùng khả năng này để không tạo ra những vấn đề nhưng để làm điều gì đó hoàn toàn khác hẳn hay không?
K: Vâng, thưa bạn, điều đó đúng.

P7: Bộ não là cái nguồn của mọi vấn đề. Nó đã tạo ra cái tôi và cũng cả mọi vấn đề. Ông gợi ý rằng bộ não có thể kết thúc những vấn đề. Vậy thì sự khác biệt giữa bộ não đã kết thúc đó và cái trí là gì?

P6: Ông đã nói rằng bộ não là cái nguồn của mọi vấn đề và cũng từ bộ não đó có được sự kết thúc mọi vấn đề. Với sự kết thúc đó, cái bộ não còn lại suy nghĩ, trực nhận, thâu nhận những gợi ý bộc lộ ra. Sự khác biệt thực sự giữa bộ não đó và cái trí là gì?

K: Tôi hiểu, tôi hiểu. Chờ một tí. Xem này, bạn đang đặt một câu hỏi liên quan đến chết. Trước khi tôi có thể trả lời câu hỏi đó tôi phải trả lời chết là gì. Có một câu tục ngữ của người Ý nói rằng: Tất cả thế giới sẽ chết, thậm chí có lẽ tôi cũng chết! Bạn có hiểu sự đùa cợt của câu chuyện không? Vì vậy, chết là gì? Chúng ta biết sanh là gì – người mẹ, người cha, mọi con người khác, và em bé được sanh ra rồi trải qua bi kịch lạ lùng này. Nó là một bi kịch; nó không là cái gì đó hạnh phúc, hân hoan, tự do. Nó là một bi kịch còn thảm thiết hơn bất kỳ bi kịch nào Shakespeare đã từng viết. Vì vậy, tôi biết sanh là gì. Bây giờ, chết là gì? Tôi đang hỏi việc này; bạn nói cho tôi.

P3: Vào một ngày trước khi chúng ta đang thảo luận, ông đã nói về một “ngay lúc này” mà trong đó là mọi thời gian, cả sống và chết. Bộ não, có khả năng thấy dòng trôi chảy của sống, cũng có khả năng phơi bày kết thúc đó mà là chết. Đó là câu trả lời.

K: Tôi đã nói, sống là quyến luyến, đau khổ, sợ hãi, vui thú, lo âu, hoang mang, toàn bộ những việc đó, và chết ở đằng đó, xa thật xa. Tôi giữ một khoảng cách thận trọng. Tôi có tài sản, những quyển sách, những viên đá quý; đó là cuộc sống của tôi. Tôi giữ nó ở đây và chết ở đó. Tôi nói, hãy đem hai cái vào cùng nhau, không phải ngày mai, nhưng ngay lúc này – mà có nghĩa là kết thúc tất cả ngay lúc này. Bởi vì, đó là điều gì chết sẽ nói. Chết nói rằng bạn không thể mang theo bất kỳ cái gì cùng bạn; vì vậy, hãy mời chết – không phải tự tử – hãy mời chết và sống cùng nó. Chết là ngay lúc này, không phải ngày mai.

P1: Có cái gì đó thiếu sót trong việc này. Tôi có thể mời mọc chết ngay lúc này và bộ não có lẽ yên lặng được một lúc, nhưng toàn sự việc lại quay về; vậy là vấn đề của cuộc sống quay trở lại.

K: Không phải, không phải. Tôi quyến luyến anh ấy, anh ấy là một người bạn của tôi, tôi đã sống cùng anh ấy, chúng tôi dạo bộ cùng nhau, chúng tôi chơi đùa cùng nhau, anh ấy là người đồng hành cùng tôi, và tôi quyến luyến anh ấy. Chết nói với tôi, bạn không thể rủ anh ấy theo được đâu. Vậy là chết bảo với tôi, Hãy làm tự do bạn ngay lúc này, không phải mười năm sau. Và tôi nói, Hoàn toàn đúng, tôi sẽ được tự do khỏi anh ấy. Mặc dù tôi vẫn là bạn của anh ấy, tôi không lệ thuộc anh ấy chút nào cả. Bởi vì, tôi không thể rủ anh ấy theo được. Điều gì sai trái với việc đó? Bạn không đang tranh luận để bác bỏ việc đó chứ?

P5: Mà có nghĩa, thưa ông, bạn phải kết thúc mọi thỏa mãn.

K: Không, tôi không đang nói như thế. Tôi đã nói, quyến luyến.

P5: Mọi quyến luyến …

K: Đó là tất cả.

P8: Thưa ông, liệu có thể kết thúc việc đó khi hai thân thể này còn tồn tại hay không?

K: Ồ, có chứ, thưa bạn. Những thân thể của chúng ta không ràng buộc vào nhau; chúng là hai thân thể tách rời. Thuộc tâm lý tôi thâu nhận anh ấy như một người bạn và dần dần ở bên trong quyến luyến anh ấy. Tôi không quyến luyến anh ấy ở bên ngoài bởi vì anh ấy đi một hướng và tôi đi hướng – anh ấy nhậu nhẹt, tôi lại không và vân vân. Nhưng anh ấy vẫn là một người bạn của tôi. Rồi thì chết đến và nói, bạn không thể rủ anh ấy theo được đâu. Đó là một sự thật. Vì vậy, tôi nói, Được rồi tôi sẽ đứng riêng lẻ ngay lúc này.

P3: Thưa ông, vấn đề phát sinh không phải bởi vì bạn nhận được vui thứ từ người bạn của bạn hay người vợ của bạn, nhưng bởi vì bạn bắt đầu sử dụng vui thú đó như một thành tựu cho chính mình, và vì vậy bạn muốn một tiếp tục của vui thú đó và bạn muốn sở hữu con người đó, hay sao?

K: Đúng rồi. Vì vậy, liên hệ là gì? Tôi sẽ không thảo luận nó, chúng ta không có thời gian. Bạn thấy không, thưa bạn, bạn đang không gặp gỡ điểm chính của tôi. Tôi hỏi bạn tánh tư lợi khởi đầu và kết thúc ở đâu. Kết thúc có quan trọng hơn bất kỳ điều nào khác hay không? – kết thúc? Và rồi lúc đó trạng thái trong đó không còn tánh tư lợi là gì? Nó là chết phải không? – mà có nghĩa một kết thúc. Chết nghĩa là kết thúc – kết thúc mọi thứ. Vì vậy, nó nói, “Hãy thông minh đi, cậu trai, hãy sống cùng chết”.

P3: Mà có nghĩa chết nhưng giữ cái thân thể. Cái chết còn lại sẽ đến bằng cách nào cũng được.

K: Thân thể à? Cho chim chóc ăn hay quẳng nó xuống sông. Nhưng thuộc tâm lý, cái cấu trúc khủng khiếp mà tôi đã xây dựng này tôi không thể đem nó theo cùng.

P3: Nó là một bản năng phải không, thưa ông? Nó là một tài sản di truyền qua những cái gene phải không?

K: Vâng, có thể. Nhưng thú vật không suy nghĩ theo cách này; tôi đã quan sát nhiều thú vật.

P3: Không, do đó tôi không chắc liệu nó có là bản năng hay không.

K: Đó là tất cả mà tôi đang nói. Đừng đơn giản nó tới một bản năng, thưa bạn.

P8: Ông sắp sửa kể cho chúng tôi một câu chuyện vui gì đây?

K: Một người đàn ông chết và gặp người bạn của ông ấy ở thiên đàng. Họ nói chuyện và ông ấy nói, “Nếu tôi chết rồi, tại sao tôi lại cảm thấy kinh hãi như thế?”
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
12/07/2011(Xem: 7450)
Một số người nghĩ rằng họ biết tất cả về Đạo Phật và Phật tử chỉ bởi vì họ đã đọc một vài quyển sách. Họ cầm một quyển lên, “Hmm. Hãy xem quyển sách này nói gì. Ô, theo điều này, dường như những người Phật tử là cực đoan. Họ tin tưởng trong tất cả những loại dữ kiện kỳ dị.” Họ cẩm một quyển khác lên: “Lạy Chúa tôi, Đạo Phật hoàn toàn hư vô.” Họ vẻ ra tất cả những loại kết luận sai lầm căn cứ trên những thông tin giới hạn một cách cực đoan; họ không thấy bất cứ điều gì như toàn cảnh của một bức tranh. Điều này rất nguy hiểm.
07/07/2011(Xem: 5771)
Đưa ra sự kiện rằng trong truyền thống của ngài hiện hữu những thể trạng trong sáng và có những báo cáo về những hành giả kinh nghiệm thể trạng vi tế của tâm thức, câu hỏi của tôi có hai phần: Thứ nhất, những thể trạng vô phân biệt của tâm thức trong lý thuyết có thể được quán sát với những khí cụ ngoại tại không? Thí dụ, nếu chúng tôi để một thiền giả người ở trong thể trạng linh quang vào trong một trong những máy móc hiện đại của chúng tôi với những cộng hưởng từ trường, sử dụng những kỷ thuật hình dung não bộ mới, chúng tôi có thể thấy điều gì đấy, dấu hiệu gì đấy về thể trạng vi tế này không? Có lẻ chúng tôi chưa biết làm điều này như thế nào, nhưng trong lý thuyết, ngài có nghĩ là có thể làm được không? Chúng tôi không muốn đầu hàng với một nhị nguyên mới, tính thô thiển và vi tế, bản chất tự nhiên nhân quả giữa hai trình độ này là gì?
07/07/2011(Xem: 4628)
Khai sáng không lệ thuộc thời gian. Thời gian, ký ức, hồi tưởng, nguyên nhân – chúng không tồn tại; vậy thì bạn có thấu triệt, thấu triệt tổng thể.
01/07/2011(Xem: 9467)
Số đông quần chúng cần một thời gian dài mới quen thuộc với ý niệm về tái sinh. Tôi cũng đã trải qua nhiều giai đoạn trong tiến trình đưa đến sự xác tín vào tái sinh.
26/06/2011(Xem: 5139)
Chúng ta dường như không bao giờ nhận ra rằng nếu mỗi người chúng ta không thay đổi triệt để trong căn bản thì sẽ không có hòa bình trên quả đất...
22/06/2011(Xem: 4407)
Kính thưa Thầy Admin và Chư Vị đồng tu, Gần đây qua tập sách "Ý Nghĩa Hoằng Pháp và Hộ Pháp" của tác giả Diệu Âm - Diệu Ngộ khuyên nên niệm Nam Mô A Mi Đà Phật thay vì Nam Mô A Di Đà Phật như trước đây. Điều này nếu không khéo tự nhiên sẽ chia làm 2 nhóm trong cùng một pháp môn tu tịnh độ, chính vì lẽ đó kính mong Chư Tôn Đức lý giải vấn đề trên để hàng Phật tử tại gia yên tâm tu niệm. Vấn đề này có liên quan đến tập sách "Hương Sen Vạn Đức" của Hòa Thượng Thích Trí Tịnh, hiện nay Hòa Thượng đang còn đương chức, nếu như niệm A Mi thật sự có lợi ích hơn niệm A Di thì thiết nghĩ Giáo hội Phật giáo Việt Nam nên phổ biến rộng rãi điều này một cách chính thức đến với các Phật tử, chứ để tình trạng này kéo dài mà Giáo hội không lên tiếng thì sẽ làm cho các Phật tử thêm hoang mang. Còn một khía cạnh khác nữa là nếu thay A Di bằng A Mi thì không chỉ riêng câu niệm Phật mà các câu trong các bài chú (như chú Vãng Sanh chẳng hạn) đều phải thay đổi lại hết. Rồi liệu các danh hiệu Phật khác có
30/05/2011(Xem: 8780)
Những ai đó có thái độ yêu mến người khác nhìn những người khác quan trọng hơn hẳn chính mình và đánh giá sự giúp đỡ người khác trên tất cả những thứ khác.
23/05/2011(Xem: 3693)
Hai nhận thức quan trọng được làm rõ là: tha thứ và giận dữ. Chúng ta bắt đầu với câu hỏi về việc chúng ta có thể tha thứ và vẫn để cho người hành động nhận lấy trách nhiệm, vì họ có thể lựa chọn để không làm việc ấy. Đức Đạt Lai Lạt Ma đã làm rõ ràng việc chúng ta có thể tha thứ ra sao nhưng vẫn tin rằng trong ý chí tự do chọn lựa, tất cả chúng ta có thể không phải hành động tổn hại mà thực hiện những điều tốt đẹp.
06/05/2011(Xem: 10233)
Khi truyền bá rộng rãi sang châu Á, Phật giáo thành công khi vượt qua một số vấn đề nổi bật từ những giới hạn về ngôn ngữ trong một số trường hợp phải phiên chuyển thành một ngôn ngữ rất khác với ngôn ngữ nói của Ấn Độ. Giáo lý đạo Phật được truyền đạt bằng lời nói qua vô số ngôn ngữ và tiếng nói địa phương. Còn Kinh tạng, khi đã được viết ra, lại được phiên dịch thành hàng tá ngôn ngữ ngay cả trước thời kỳ hiện đại. Do vì nguồn gốc lịch sử không cho phép các học giả dùng ngôn ngữ nói trong việc giảng dạy, bài viết này sẽ tập trung vào những ý tưởng được viết ra, nhằm khảo sát việc truyền dạy qua lời nói chỉ trong thời kỳ Phật giáo Ấn Độ.
01/03/2011(Xem: 3950)
Tôi xin thưa ngay, con người sau khi chết, nghiệp không bao giờ mất. Trừ phi, những người hiện đời đã dứt sạch ý nghiệp. Nói rõ ra, là những người đã đạt đạo, thì mới thấy được: “nghiệp tính bổn lai không”.Tuy nhiên, nghiệp nhân đã gây, tất nhiên phải có nghiệp quả.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]