Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

7. Phỏng vấn trên truyền hình: Vai trò của một bông hoa

26/06/201115:15(Xem: 3562)
7. Phỏng vấn trên truyền hình: Vai trò của một bông hoa

J. Krishnamurti
NÓI CHUYỆN CUỐI CÙNG 1985
Tại SAANEN, BROCKWOOD PARK
Lời dịch: Ông Không 2007

BROCKWOOD PARK
Phỏng vấn truyền hình tháng 10 năm 1985.

Vai trò của một bông hoa.

Người phỏng vấn: Trong nhiều năm con người đã sáng chế và chịu đựng mọi loại kỷ luật, thiếu thốn và khắc khổ trong hy vọng đạt được sự khai sáng. Trải qua một tuần lễ trong cái lều ở Hampshire hầu như không được xếp cùng loại với một số những hiến dâng to lớn đã sinh ra lịch sử của mọi tôn giáo thực tế. Bầu không khí tại đây Brockwood Park là bầu không khí của một vùng cắm trại quốc tế. Những nghi lễ và nghi thức đáng kể nhất được thực hiện là tự đặt ra. Cái con người mà hơn ba ngàn người đến đây để nghe đã khước từ mọi giáo điều và mọi hào nhoáng được áp đặt bởi tôn giáo có tổ chức, thậm chí con người đó còn khước từ vai trò mà ông ta được tôn vinh, đấng cứu thế, Messiah. Con người đó là Jiddu Krishnamurti.

Thính giả: Tôi đến đây để nghe Krishnamurti.

Người phỏng vấn: Ông là người thứ nhất trong hàng người, ông đã chờ bao lâu rồi?

Thính giả: Từ khoảng 10giờ15 đêm qua.

Người phỏng vấn:Tại sao lại quan trọng khi phải đến đó sớm như thế?

Thính giả: Để được ngồi gần.

Thính giả: Ông ta mời mọi người nói chuyện với ông ta. Ông ta luôn luôn nói, cùng nhau chúng ta có thể bàn luận, điều kia và điều khác, và đây là một lời mời thực sự đáng tham gia. Và bạn không thể nói chuyện nếu bạn ở tuốt phía sau cái lều.

Thính giả: Ông ta rất sâu sắc và tôi nghĩ nếu bạn có thể lắng nghe ông ta thì một cái gì đó có lẽ bắt đầu xảy ra trong bộ não của bạn.

Thính giả: Có thể không nhất thiết phải đến đây mỗi năm, khi bạn nghe nó thì bạn nghe nó, nhưng nó giống như quan sát một ngọn núi hay một cái cây, đến đây vẫn tốt hơn.

Người phỏng vấn: Hiện nay ở tuổi chín mươi mốt Krishnamurti đã được tôn vinh là một trong những triết gia và bậc thầy vĩ đại nhất của mọi thời đại, một vai trò ông ta hầu như không mong đợi cách đây năm mươi sáu năm, khi ông ta gây xúc động sâu xa cho những người đi theo trung thành vì tuyên bố rằng ông ta không là Messiah, Đấng Cứu thế, và giải tán tổ chức mà ông ta là người đứng đầu.

Krishnamurti không bao giờ xưng hô mình là “Tôi”, nhưng luôn luôn là “K”, hay là “người nói”. Vì vậy vai trò của con người mà họ đến đây để nghe là gì?

Krishnamurti: Vai trò của một bông hoa là gì? Nó chỉ hiện hữu. Và những người mà thích đi ngắm nó, ngửi nó và thích nó, nói rằng nó là bông hoa đẹp làm sao đâu, nó hiện hữu.

Người phỏng vấn: Krishnamurti xuất hiện trước công chúng bằng một vẻ bên ngoài bình thường và yên tĩnh, không có sự cuốn hút của tự cao và nghi lễ, ông ta ngồi rất thẳng và bất động trên một cái ghế dựa và nói chuyện mà không cần ghi chú lẫn chuẩn bị trong thời gian ít nhất một tiếng đồng hồ. Khi nhìn cái hình người mảnh khảnh và khiêm tốn đó mọi người khó tin được lịch sử khác thường và kỳ lạ của ông ta. Ông ta được sinh ra vào năm 1895, người con thứ tám của một gia đình đạo Bà la môn, giai cấp cao nhất vào thời đó khi hệ thống giai cấp còn được tuân thủ nghiêm ngặt. Thật ra ông ta rất gần gũi với người mẹ, mà trước khi sinh ra, đã nói rằng bà có linh cảm ông ta sẽ rất lạ thường. Người mẹ chết khi ông ta mười tuổi và cả gia đình chuyển đến Adyar, gần Madras. Chính khi đang sống ở đây trong nghèo khổ cực độ ông ta được phát hiện bởi Giám mục Charles Webster Leabeater, người đứng đầu tổ chức thần học Theosophical Society. Tổ chức này là một phong trào thế giới gồm tất cả những tôn giáo. Họ tin tưởng rằng tiếp theo Buddha, Krishna và Christ, thế giới đã sẵn sàng cho sự hóa thân kế tiếp của Messiah, Đấng Cứu thế. Chủ tịch của tổ chức này Bà Annie Besant là một nhân vật nổi tiếng, người đã đấu tranh không khoan nhượng vì sự cải cách xã hội toàn bộ ở Anh và Ấn độ. Lúc đó Krishnamurti chắc phải là một ứng viên không được mong đợi, suy dinh dưỡng, hàm răng khập khễnh và vẻ mặt diễn tả sự trống không. Nhưng Leabeater nói rằng đứa trẻ tỏa ra một trạng thái vị tha, cậu ta là người được chọn lựa. Bà Besant nhận nuôi dưỡng và bắt đầu tạo dựng cậu bé cho vai trò tương lai của cậu bé bằng cách đem qua nước Anh.

Một trong những người đầu tiên mà cậu gặp gỡ là bà Emily Lutyens, vợ của kiến trúc sư Sir Edwin, một nhà thần học hiến dâng, bà ta đưa cậu bé về sống ngay trong gia đình. Con gái của bà, Mary, hiện nay bảy mươi tuổi là người bạn lâu nhất của Krishnamurti và người viết tiểu sử của ông ta. Bà nhớ rất rõ ràng khoảnh khắc Krishnamurti và người em trai Nitya đến Luân đôn.

Mary Lutyens: Hai cậu trai này đến nước Anh, mẹ tôi gặp họ và rất thương tâm. Họ đang mặc bộ quần áo của Châu âu lần đầu tiên, họ mặc áo ngoài Norfolk và mang đôi giày làm đau chân họ, trông họ thiểu não, run cầm cập vì lạnh cóng, và mẹ tôi vỗ về họ.

Người phỏng vấn:Lúc đó Bà đã cảm thấy như thế nào về ông ta?

Mary Lutyens: Tôi không nghĩ cậu ta có một bộ não, cậu ta có một cái trí rất, rất đơn giản. Thật là quá choáng váng cho tôi khi nhìn lại điều gì ông ta có thể làm hiện nay, điều gì toát ra từ ông ta lúc này. Thỉnh thoảng đúng là tôi không thể tin tưởng được nó. Bạn thực sự sẽ không tin được rằng mọi việc ông ta nói, nó có vẻ giống như là Phật giáo, nó có vẻ giống như thế này, thế kia hay là điều gì khác, nó có lẽ là một chút nào đó của “Bài giảng trên Núi,” “the Sermon on the mount”, tôi không rõ lắm, nhưng ông ta có lẽ biết nó, ông ta không bao giờ đọc nó, vì vậy mọi thứ ông ta đều tự mình khám phá ra. Và điều gây kinh ngạc cho tôi là cái gì ông ta đã tìm được trong chính ông ta từ cái con người nhỏ tuổi rất không thông minh và rất trống không đó.

Người phỏng vấn: Krishnamurti và Nitya được giới thiệu đến nhà quý tộc Edwardian ở Luân đôn. Trong hai anh em Nitya được coi như người mau mắn và sáng dạ hơn. Cái chết của cậu ta vài năm sau đã ảnh hưởng sâu đậm trong Krishnamurti. Vào những năm kế tiếp, hai anh em đã đi khắp Châu âu, tới Mỹ và Úc. Những nhà thần học mọi nơi háo hức chờ đợi cái ngày Krishnamurti sẽ đảm trách vai trò mà số mạng đã định sẵn cho ông.

Krishnamurti có niềm đam mê với mọi thứ máy móc. Ông ta dạy Mary Lutyens cách lái xe hơi; sự liên hệ đã nở hoa. Bà và ông ta có yêu thương nhau không?

Mary Lutyens: Vâng, tôi và Nitya yêu thương nhau, rất nhiều, anh ấy là tình yêu của cuộc đời tôi và rồi sau cái chết của Nitya, tôi nghĩ rằng tôi yêu Krishna. Ông ta đã viết những lá thư rất hay và rủi thay tôi đã tiêu hủy tất cả những lá thư ông ta viết cho tôi.

Người phỏng vấn: Có thời điểm nào ông ta đã từng thực sự tin rằng ông ta sẽ là Đấng Cứu thế mới hay không?

Mary Lutyens: Có chứ? Chắc chắn là có. Ông ta đã tin tưởng. Và có một dịp tuyệt vời khi tất cả chúng tôi đều ở Sydney cùng ông Leabeater và chúng tôi trở lại cho cuộc hội nghị Jubilee tại Andyar, đó là kỷ niệm năm mươi năm của nó, tôi nghĩ như thế, năm 1925, và chắc chắn người ta chờ đợi Thượng đế sẽ nói chuyện qua ông ta lần đầu tiên. Và tôi có mặt ở đó và ông ta đang nói lúc 08 giờ dưới cây bồ đề, nó là một nơi kỳ diệu và ông ta đang nói về thời điểm khi Ngài đến – mà ông ta thường xuyên nói vào những ngày đó, khi Ngài đến – và ông ta đột ngột chuyển sang câu, ‘Ta đến” và đó là một khoảnh khắc lặng người.

Người phỏng vấn: Krishnamurti rất biết ơn những người có niềm tin giao phó nơi ông ta. Ông cố gắng hết sức làm hài lòng họ, đi đến những cuộc tụ họp đông người của tổ chức Thần học, và chịu đựng, đối với ông, sự hành hạ khi phải đứng dậy và nói chuyện với công chúng. Rõ ràng là những nhà Thần học đã có ảnh hưởng với ông ta nhưng điều đó dường như chỉ ở bên ngoài. Lúc nào ông ta cũng đang vận dụng triết thuyết riêng của ông ta, quan điểm riêng của ông ta về phương cách tìm đến Sự thật. Quả bom định giờ đã bắt đầu kêu tích tắc. Vào năm 1929 tại một buổi họp mặt đông đúc của những nhà Thần học tại Ommen ở Hà lan, nó nổ tung.

Mary Lutyens: Tôi nhớ rằng đó là vào buổi sáng ông ta tuyên bố rõ ràng rằng, bây giờ tôi sẽ giải tán tổ chức Order mà tôi tình cờ là người đứng đầu. Các bạn có thể ra đi và gia nhập một tổ chức Order khác nếu các bạn muốn, tôi không cần những đệ tử. Nếu có một người hiểu rõ được, điều đó tốt lành hơn tất cả ba ngàn người có mặt ở đây. Và nó là một tổ chức giàu có, to lớn mà ông ta từ bỏ tất cả, mọi đất đai, tất cả tài sản và lâu đài Eerde đã được trao tặng trước kia, ông ta trả lại cho người chủ. Và ông ta từ bỏ mọi sở hữu riêng. Một trong những sự việc, một câu nói rất đáng yêu mà ông ta nói vào dịp đó, là “Sự thật là một mảnh đất không lối vào, bạn không thể đến được bằng bất kỳ con đường nào.”

Người phỏng vấn: Câu nào trở thành câu nói nổi tiếng nhất của ông ta, Krishnamurti đã nói “Đây không phải là hành vi khác thường bởi vì tôi không muốn những đệ tử, và tôi có ý định nghiêm túc về điều này. Khoảnh khắc bạn đi theo ai đó, bạn ngừng đi theo sự thật. Tôi chỉ quan tâm đến một việc tối thiết nhất, làm cho con người được tự do. Tôi khao khát giải thoát con người khỏi mọi chuồng cũi, khỏi mọi sợ hãi, chứ không lập ra tôn giáo, những giáo phái mới, hay là thiết lập những lý thuyết mới, và những triết lý mới.” Câu nói đó đã gây choáng váng cho nhiều người đi theo đến độ họ từ bỏ cái người mà trước kia họ đã kính trọng rất nhiều. Những người khác lại có một quan điểm ngược lại; hôm nay một trong những người nhiệt thành từ ban đầu vẫn đi lại hàng năm từ New Zealand để nghe ông ta nói, Basil Gossage.

Basil Gossage: Với một số người nó là một biến cố đau thương, sự kết thúc thế giới. Trong trường hợp riêng của tôi, tôi suy nghĩ rằng, được rồi, nếu K có – xin lỗi khi phải dùng cụm từ – móc hết ruột gan để làm việc đó, để nói, tôi giải tán tổ chức Order, điều đó không cần thiết, sự thật là một mảnh đất không lối vào, tôi nghĩ, được rồi, ông ta sẽ thành tựu cho tôi. Ít ra ông ta là người hoàn toàn chân thật. Điều đó đã được chứng thực qua năm mươi năm nay.

Người phỏng vấn:Krishnamurti đã phát triển và mở rộng công việc giáo huấn của ông ấy nhưng ông ta lại chối bỏ mọi tôn giáo có tổ chức.

Krishnamurti:Ông thấy rằng hiện nay chúng ta đang cố gắng áp đặt đạo đức vào con người. Đúng chứ?

Người phỏng vấn: Nhiều tôn giáo đã cố gắng.

Krishnamurti:Tôi biết, tôi biết. Họ đã thất bại. Tại sao?

Người phỏng vấn: Ông bảo cho tôi biết, tại sao?

Krishnamurti:Bởi vì chúng có nền tảng vào niềm tin nào đó mà chẳng có giá trị gì cả, vào giáo điều, sự trung thành, và hãy làm việc này, đừng làm việc kia – đó là điều gì những tôn giáo đã làm.

Người phỏng vấn: Họ muốn nói rằng chúng là mọi phương thức khác biệt, những con đường khác biệt.

Krishnamurti: A, tất cả chuyện đó là trò chơi cũ rích gây thỏa mãn, những con đường khác biệt. Bởi vì tôi là một người Ấn độ giáo và tôi nói đó là con đường của tôi, bạn là một người Thiên chúa giáo và bạn nói đó là con đường của bạn. Nó thật là vô lý. Con đường dẫn đến cái gì? Họ nói dẫn đến chúa, đến sự thật, như thể được sắp xếp, chúa và sự thật là cố định.

Người phỏng vấn: Họ không là như vậy sao?

Krishnamurti: Một vật đang sống không thể đứng yên.

Người phỏng vấn:Những người tham dự những cuộc họp mặt thuộc về mọi quốc tịch khác biệt, cả giàu có lẫn nghèo khổ, không một ai đếm được bao nhiêu người đã đến và mặc dù có một cuộc họp mặt nhưng không một người nào phải nộp lệ phí tham dự. Nếu họ có bất kỳ điểm chung nào thì điểm chung đó có vẻ là một tiếp cận trí năng hơn là một tiếp cận tinh thần đến cuộc sống, mặc dù Krishnamurti giảng dạy rằng quá nhiều tư tưởng là một trong những vấn đề to lớn nhất của con người. Họ đang mong đợi ông là uy quyền của họ phải không? Ông có nghĩ như thế không?

Krishnamurti: Một phần thôi. Và một phần khác họ cũng muốn một người nào đó chỉ bảo cho họ làm cái gì.

Người phỏng vấn: Họ chắc là rất thất vọng khi không được thỏa mãn như thế.

Krishnamurti: Đúng vậy. Không phải là thất vọng, họ nói rằng, ồ ông ta đang nói về điều quái quỉ gì thế. Hay, nói rằng, tôi phải hiểu được ông ta đang nói cái gì. Bạn không đang hiểu một người nào đó, bạn đang hiểu chính mình.

Thính giả: Tôi cảm thấy rằng tôi hiểu thuộc trí năng, nhưng thực tế trong cuộc sống tôi nghĩ rằng hiểu rõ đó khá giới hạn. Tôi có ý nói ở thực tế – nó đã không thay đổi tôi hoàn toàn, đó là điều gì tôi có ý nói. Khi tôi nghe ông ta tôi nghĩ rằng tôi hiểu hoàn toàn điều gì ông ta đang nói dựa vào những từ ngữ ông ta sử dụng và vân vân, nhưng nó không có ảnh hưởng tương đương trong cuộc sống của tôi.

Người phỏng vấn: Tại sao như vậy?

Thính giả: Tôi không biết, tôi nghĩ do cái tôi dường như quá mạnh, và người ta hoàn toàn kháng cự điều đó.

Thính giả: Ông ta đúng là không là ai cả. Và nếu chúng ta có thể hiểu rõ trọn vẹn, điều đó có lẽ thay đổi cuộc sống nhưng chúng ta lại không chịu hiểu.

Người phỏng vấn: Bạn nhận được gì khi đến đây?

Thính giả: Xin lỗi, ông nói gì?

Người phỏng vấn: Bạn có được cái gì sau một tuần ở đây?

Thính giả: Nguyên vấn đề là chỗ đó, tất cả chúng ta đều muốn có một cái gì đó. Đó là một vấn đề. Dẫu vậy cũng có thể thông cảm được nhưng đó là vấn đề của chúng ta, chúng ta tham lam, chúng ta muốn nó. Và có lẽ điều đó cũng tốt. Nếu bạn muốn nó thực sự, bạn có lẽ được nó.

Người phỏng vấn: Nó là cái gì?

Thính giả: Nếu bạn thực sự không muốn nó, bạn sẽ không được nó.

Người phỏng vấn: Nó là cái gì?

Thính giả: Tôi không biết, ông muốn cái gì?

Thính giả: Nó tuỳ thuộc cách bạn lắng nghe. Ông ta lặp lại rất nhiều nếu bạn không thực sự lắng nghe và bạn chỉ chú ý những từ ngữ lẫn nghĩa lý hời hợt; trái lại nếu bạn thực sự lắng nghe, bạn có thể nói rằng con chim đang hót ngoài vườn là lặp đi lặp lại, con chim đen hót y hệt tuần này qua tuần khác, nhưng nếu bạn thực sự lắng nghe nó luôn luôn mới lạ. Và cũng cùng sự việc như thế với Krishnamurti, nếu bạn thực sự lắng nghe nó luôn luôn mới mẻ.

Krishnamurti: Có nghệ thuật lắng nghe, khi bạn lắng nghe Beethoven hay Mozart và vân vân, bạn lắng nghe, bạn không cố gắng diễn dịch nó, nếu bạn không lãng mạn, cảm tính và tất cả việc đó, bạn thâm nhập, bạn lắng nghe, có chuyển động lạ thường nào đó đang xảy ra trong nó, yên lặng lớn lao, chiều sâu lớn lao, và tất cả việc đó. Vì vậy tương tự như thế nếu bạn có thể lắng nghe, không chỉ bằng động thái nghe của đôi tai, nhưng sâu thẳm, không diễn dịch, không giải thích, chỉ lắng nghe.

Người phỏng vấn: Khi mọi người rời cái lều và họ nói, ông ta thực sự muốn nói điều gì.

Krishnamurti: Vậy thì bạn lạc đường.

Thính giả: Tôi nhớ lại khi tôi lắng nghe ông ta lần đầu tiên hầu như không thể được bởi vì tôi không thể chấp nhận điều gì ông ta đang nói.

Người phỏng vấn: Tại sao?

Thính giả: Bởi vì nó rất mạnh mẽ, ông ta quăng bạn trở lại đến tất cả những sự việc của bạn mà bạn không thể chấp nhận được. Bạn nhìn thấy rằng bạn tham lam, bạn ganh tị, bạn là tất cả việc đó và bạn biết bạn là như thế. Nhưng khi ông ta quăng bạn trở lại việc này bạn lại nói rằng, không, tôi không thích nhìn thấy nó. Bây giờ sau vài năm tôi đã có thói quen nhìn ngắm việc này bởi vì tôi muốn, bởi vì thực sự dễ dàng nhiều khi chấp nhận nó hơn là chạy trốn nó do rằng nếu tôi chạy trốn nó tôi luôn luôn bị nhiều sợ hãi và sợ hãi hơn bởi vì những tư tưởng luôn lởn vởn loanh quanh. Vì vậy lúc này tôi muốn nói rằng không biết tôi có hiểu rõ ông ta hay không, nhưng tôi hiểu rõ chính mình từng chút một nhiều hơn.
Krishnamurti: Bộ não của chúng ta rất giới hạn. Bộ não của chúng ta bị quy định nặng nề bởi những nhà khoa học, bởi những người tuyên truyền, bởi tôn giáo, bởi mọi sự kiện lịch sử, dù nó là Lê nin hay người nào khác, bộ não của chúng ta bị quy định. Và chúng ta sống trong quy định đó. Đúng chứ? Và quy định đó đang tạo ra tình trạng hỗn loạn trong thế giới.

Người phỏng vấn: Có cách nào ra khỏi nó không?

Krishnamurti: Có chứ. Cách đó đòi hỏi nhiều tìm hiểu, bạn không thể chỉ nói rằng, ồ, hãy nói cho tôi trong hai từ ngữ.

Người phỏng vấn: Con người đã cố gắng nói trong hai từ ngữ những sự việc như là, yêu thương lẫn nhau, dơ má còn lại ra, nhưng không có những giải pháp dễ dàng.

Krishnamurti: Dĩ nhiên là không. Nhưng bạn thấy không, có một giải pháp dễ dàng cho một cọng cỏ mọc trong xi măng phải không? Có một con đường ở đó, và bạn thấy cọng cỏ đang đẩy, đang đẩy, đang đẩy, nếu nó có sự sống nó vọt lên. Đúng chứ? Một cọng cỏ. Vì bộ não của chúng ta bị giới hạn rất nhiều, cuộc sống của chúng ta bị giới hạn. Đúng chứ? Và liệu rằng cái bộ não đã tiến hóa qua thiên niên kỷ có thể, liệu rằng cái bộ não đó có thể thay đổi tận gốc rễ hay không?

Người phỏng vấn: Bà có nghĩ rằng ông ta rất cô lập và được bảo vệ bởi phong cách sống này, và ông ta thực sự không hiểu rõ những vấn đề mà hầu hết mọi người đều gặp phải hay không?

Mary Lutyens: Tôi nghĩ ông ta như vậy, nhưng tôi nghĩ ông ta cảm thấy rằng họ tạo ra những vấn đề nơi không nhất thiết phải có những vấn đề, bằng cách không thực sự nhìn thấy những vấn đề của họ là gì. Tôi nghĩ người ta thích tạo ra những vấn đề không cần thiết. Và tôi không đồng ý rằng nó khiến cho ông ta được bất kỳ – họ, có lẽ vài người, mong đợi ông ta khoác vào những mảnh vải bố rách rưới, và dưỡng mái tóc lẫn bộ râu quai nón của ông ta, nhưng việc đó có thực sự khiến cho bạn là một người tôn giáo nhiều hơn không?

Người phỏng vấn: Liệu có thể được khi người nào đó đến đây, một trong những buổi nói chuyện, nghe điều gì ông nói, nghe trong anh ấy, hay là trong chị ấy, sự thật rồi sau đó đi khỏi và sống trong ảnh hưởng mau lẹ này, xã hội mau lẹ. Hai việc này có thể đồng thời tồn tại hay không?

Krishnamurti: Tất nhiên là được. Đây là một trong những nghi vấn đã gây thắc mắc cho người ta. Liệu tôi có thể sống trong xã hội xấu xa này, vô luân lý, thối nát và mọi chuyện như thế, bằng sự chân thật hoàn toàn trong chính tôi hay không? Dĩ nhiên, bạn có thể. Vì vậy bạn phải hỏi, xã hội là gì. Đúng chứ? Xã hội có khác biệt tôi không? Hay tôi là xã hội? Tôi không biết bạn có theo kịp vấn đề này không.

Người phỏng vấn: Có.

Krishnamurti: Tôi là xã hội. Tôi đã tạo ra cái sự vật khủng khiếp đó. Tôi là bộ phận của nó. Xã hội không khác biệt tôi. Đúng chứ? Vì vậy tôi không cải cách vòng tròn phía ngoài, cải cách xã hội, bạn biết rõ tất cả trò chơi chính trị đang xảy ra. Trước hết tôi đặt ngôi nhà của tôi trong trật tự – ngôi nhà của tôi, sâu thẳm, ngôi nhà của tôi trong trật tự, và rồi thì sẽ có trật tự ở ngoài đó. Nếu bạn và tôi, tất cả chúng ta đang nghe ở đây, đầu tiên đặt ngôi nhà của chúng ta trong trật tự, chúng ta đã tạo ra một xã hội mới.

Người phỏng vấn: Đó là thông điệp mà Krishnamurti tin tưởng nó có thể thay đổi triệt để thế giới chúng ta sống, thậm chí nếu chỉ một ít trong hàng ngàn người nghe thực sự hiểu rõ. Điều gì xảy ra trong căn lều này được dự tính là một cuộc đối thoại, nhưng chỉ có số ít khán giả thực sự đối đáp. Họ ngồi gần như cứng nhắc giống như người nói, nắm chặt những câu nói thường xuyên khó hiểu của ông ta. Không mấy người có được mọi hiểu biết về Krishnamurti ở ngoài đời thường, về sự yêu thích quần áo đẹp và cách cư xử dễ chịu.

Mary Lutyens:Bạn nên gặp ông ta khi ông ta đến Luân đôn.

Người phỏng vấn: Tại sao?

Mary Lutyens: Ông ta thật tao nhã lúc đó.

Người phỏng vấn: Ông ta thích làm gì khi đến đó?

Mary Lutyens:Ông ta đi đến người thợ may, và ông ta gặp nha sĩ, và chúng tôi luôn dùng bữa trưa ở Fortnum và Masons trong một nơi rất yên tĩnh của tầng cao nhất, tầng bốn, và cắt tóc. Không có những việc như vậy thì ông ta chẳng ưa gì Luân đôn.

Người phỏng vấn: Nhiều người sẽ bị hoảng hốt khi nghĩ rằng một người đang rao giảng về tự buông bỏ, tự khám phá lại thực sự thích thú tất cả những sự vật thuộc về trần tục và vật chất kia.

Mary Lutyens: Ông ta không bảo bạn từ bỏ hạnh phúc, hay là từ bỏ vui sướng. Tôi có ý nói rằng nếu bạn thích làm điều gì đó, Vì Chúa hãy làm nó đi.

Người phỏng vấn: Krishnamurti sống một cuộc sống không bị phiền muộn bởi những lo âu về tiền bạc, giống như nữ hoàng, ông ta tạo ra khoảng cách cho mình với nó, không nợ nần gì cả, và không quản lý tiền bạc. Sự tiêu xài cá nhân của ông ta đều được thu xếp bởi bạn bè và một hệ thống ấn hành tất cả sách và những cuộc họp mặt được thực hiện bởi Krishnamurti Foundation, một tổ chức từ thiện có đăng ký. Cuộc họp mặt được tổ chức trong khuôn viên của Krishnamurti School, tại đây trong một cái lều to lớn mà K có vị trí là chủ.
Krishnamurti: Tôi đã quên tên của nó, bạn biết không, từ Nhật bản.

Thính giả: Học thuyết ăn uống dưỡng sinh.

Krishnamurti: Học thuyết ăn uống dưỡng sinh, đúng rồi. Hãy mê say nó! Giống như người ta mê say Yoga hay những việc như thế.
Cười đùa là một phần của nghiêm túc. Nếu bạn không biết làm thế nào để cười đùa và ngắm mặt trời lẫn cây cối, ánh sáng lốm đốm, bạn không là một con người. Nếu bạn chỉ nghiêm túc trong khuôn viên nhà thờ vào ngày Chủ nhật vậy thì nó không là nghiêm túc. Vui nhộn, cười đùa, ý thức hài hước đó, thích thú những câu chuyện đùa hay ho, không phải thô tục, nhưng những câu chuyện đùa thật sự hay ho.

Người phỏng vấn:

Những câu chuyện đùa Krishnamurti nói trước công chúng rất hiếm hoi, nhưng chúng cùng mọi thứ khác mà ông ta trình bày được biến thành thiêng liêng vĩnh viễn trên băng video. Công nghệ hiện đại đang trao tặng Krishnamurti một ưu điểm để phủ nhận những đấng cứu rỗi, những hiền triết, những vị đạo sư của quá khứ. Mỗi cuộc phỏng vấn ông ta thực hiện, mỗi bài diễn giảng ông ta trình bày, đều được thâu băng và lưu lại không sửa đổi. Ngay lập tức sau cuộc nói chuyện vào buổi sáng của ông ta tại Brockwood, chỉ cần hai mươi bảng Anh người ta có thể mua được một bản copy của buổi nói chuyện này. Vì vậy ngay sau khi ông ta chết cũng không cần có những người thông ngôn. Bạn nghĩ rằng những video này sẽ có ảnh hưởng gì vào tương lai?

Thính giả: Có lẽ chúng ta có thể tránh được sự mai một và sai lầm của nó, nguyên bản. Giống như chúng ta đã nói cách đây không lâu, có lẽ toàn thể Thiên chúa giáo đã khác hẳn nếu có những video trong thời gian của Jesus Christ.

Người phỏng vấn: Bạn nghĩ điều gì sẽ xảy ra sau khi ông ta chết?

Basil Gossage: Tôi không biết. Sẽ có những thông ngôn, sẽ có những người muốn thành lập những tổ chức, nhưng vẻ đẹp của nó là chúng ta có những băng video này. Họ thường diễn dịch sai lầm về kinh Bible, phải vậy không? Nói rằng Christ đã nói thế này, Christ đã nói thế kia, nhưng những băng video không thể nói dối, chúng hiện diện ở đó cho thế hệ mai sau. Nó phải tiếp tục với từng con người, nó phải làm.

Người phỏng vấn:Ông dự tính làm công việc này trong bao lâu nữa?

Krishnamurti: Tôi đã yêu cầu những người chung quanh, những người bạn của tôi, tôi nói rằng, khoảnh khắc mà tôi bị nghễnh ngãng, hãy ngừng tôi lại! Tôi có nhiều năng lượng, bởi vì bạn không mang tất cả gánh nặng của quá khứ – điều đó thật tuyệt vời.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
12/07/2011(Xem: 7494)
Một số người nghĩ rằng họ biết tất cả về Đạo Phật và Phật tử chỉ bởi vì họ đã đọc một vài quyển sách. Họ cầm một quyển lên, “Hmm. Hãy xem quyển sách này nói gì. Ô, theo điều này, dường như những người Phật tử là cực đoan. Họ tin tưởng trong tất cả những loại dữ kiện kỳ dị.” Họ cẩm một quyển khác lên: “Lạy Chúa tôi, Đạo Phật hoàn toàn hư vô.” Họ vẻ ra tất cả những loại kết luận sai lầm căn cứ trên những thông tin giới hạn một cách cực đoan; họ không thấy bất cứ điều gì như toàn cảnh của một bức tranh. Điều này rất nguy hiểm.
07/07/2011(Xem: 5834)
Đưa ra sự kiện rằng trong truyền thống của ngài hiện hữu những thể trạng trong sáng và có những báo cáo về những hành giả kinh nghiệm thể trạng vi tế của tâm thức, câu hỏi của tôi có hai phần: Thứ nhất, những thể trạng vô phân biệt của tâm thức trong lý thuyết có thể được quán sát với những khí cụ ngoại tại không? Thí dụ, nếu chúng tôi để một thiền giả người ở trong thể trạng linh quang vào trong một trong những máy móc hiện đại của chúng tôi với những cộng hưởng từ trường, sử dụng những kỷ thuật hình dung não bộ mới, chúng tôi có thể thấy điều gì đấy, dấu hiệu gì đấy về thể trạng vi tế này không? Có lẻ chúng tôi chưa biết làm điều này như thế nào, nhưng trong lý thuyết, ngài có nghĩ là có thể làm được không? Chúng tôi không muốn đầu hàng với một nhị nguyên mới, tính thô thiển và vi tế, bản chất tự nhiên nhân quả giữa hai trình độ này là gì?
07/07/2011(Xem: 4652)
Khai sáng không lệ thuộc thời gian. Thời gian, ký ức, hồi tưởng, nguyên nhân – chúng không tồn tại; vậy thì bạn có thấu triệt, thấu triệt tổng thể.
01/07/2011(Xem: 9538)
Số đông quần chúng cần một thời gian dài mới quen thuộc với ý niệm về tái sinh. Tôi cũng đã trải qua nhiều giai đoạn trong tiến trình đưa đến sự xác tín vào tái sinh.
26/06/2011(Xem: 5195)
Chúng ta dường như không bao giờ nhận ra rằng nếu mỗi người chúng ta không thay đổi triệt để trong căn bản thì sẽ không có hòa bình trên quả đất...
22/06/2011(Xem: 4420)
Kính thưa Thầy Admin và Chư Vị đồng tu, Gần đây qua tập sách "Ý Nghĩa Hoằng Pháp và Hộ Pháp" của tác giả Diệu Âm - Diệu Ngộ khuyên nên niệm Nam Mô A Mi Đà Phật thay vì Nam Mô A Di Đà Phật như trước đây. Điều này nếu không khéo tự nhiên sẽ chia làm 2 nhóm trong cùng một pháp môn tu tịnh độ, chính vì lẽ đó kính mong Chư Tôn Đức lý giải vấn đề trên để hàng Phật tử tại gia yên tâm tu niệm. Vấn đề này có liên quan đến tập sách "Hương Sen Vạn Đức" của Hòa Thượng Thích Trí Tịnh, hiện nay Hòa Thượng đang còn đương chức, nếu như niệm A Mi thật sự có lợi ích hơn niệm A Di thì thiết nghĩ Giáo hội Phật giáo Việt Nam nên phổ biến rộng rãi điều này một cách chính thức đến với các Phật tử, chứ để tình trạng này kéo dài mà Giáo hội không lên tiếng thì sẽ làm cho các Phật tử thêm hoang mang. Còn một khía cạnh khác nữa là nếu thay A Di bằng A Mi thì không chỉ riêng câu niệm Phật mà các câu trong các bài chú (như chú Vãng Sanh chẳng hạn) đều phải thay đổi lại hết. Rồi liệu các danh hiệu Phật khác có
30/05/2011(Xem: 8827)
Những ai đó có thái độ yêu mến người khác nhìn những người khác quan trọng hơn hẳn chính mình và đánh giá sự giúp đỡ người khác trên tất cả những thứ khác.
23/05/2011(Xem: 3712)
Hai nhận thức quan trọng được làm rõ là: tha thứ và giận dữ. Chúng ta bắt đầu với câu hỏi về việc chúng ta có thể tha thứ và vẫn để cho người hành động nhận lấy trách nhiệm, vì họ có thể lựa chọn để không làm việc ấy. Đức Đạt Lai Lạt Ma đã làm rõ ràng việc chúng ta có thể tha thứ ra sao nhưng vẫn tin rằng trong ý chí tự do chọn lựa, tất cả chúng ta có thể không phải hành động tổn hại mà thực hiện những điều tốt đẹp.
06/05/2011(Xem: 10348)
Khi truyền bá rộng rãi sang châu Á, Phật giáo thành công khi vượt qua một số vấn đề nổi bật từ những giới hạn về ngôn ngữ trong một số trường hợp phải phiên chuyển thành một ngôn ngữ rất khác với ngôn ngữ nói của Ấn Độ. Giáo lý đạo Phật được truyền đạt bằng lời nói qua vô số ngôn ngữ và tiếng nói địa phương. Còn Kinh tạng, khi đã được viết ra, lại được phiên dịch thành hàng tá ngôn ngữ ngay cả trước thời kỳ hiện đại. Do vì nguồn gốc lịch sử không cho phép các học giả dùng ngôn ngữ nói trong việc giảng dạy, bài viết này sẽ tập trung vào những ý tưởng được viết ra, nhằm khảo sát việc truyền dạy qua lời nói chỉ trong thời kỳ Phật giáo Ấn Độ.
01/03/2011(Xem: 3978)
Tôi xin thưa ngay, con người sau khi chết, nghiệp không bao giờ mất. Trừ phi, những người hiện đời đã dứt sạch ý nghiệp. Nói rõ ra, là những người đã đạt đạo, thì mới thấy được: “nghiệp tính bổn lai không”.Tuy nhiên, nghiệp nhân đã gây, tất nhiên phải có nghiệp quả.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]