Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Kịch: Món Quà Sinh Nhật Dâng Mẹ.

05/07/201918:10(Xem: 2775)
Kịch: Món Quà Sinh Nhật Dâng Mẹ.
hoa_hong (3)

Kịch: Món Quà Sinh Nhật Dâng Mẹ
Trần Thị Nhật Hưng
 
(Phóng tác theo truyện ngắn "Món Quà Sinh Nhật Dâng Mẹ" của Thượng Toạ Thích Như Tú
do Trần Thị Nhật Hưng biên soạn riêng tặng các em Gia Đình Phật Tử)
 
Diễn viên: Chú tiểu Nhị Bảo, chị Hai, người mẹ. Và một số diễn viên phụ.
 
Hai màn.
 
*Màn một.
(Cảnh trong rừng. Có nhạc đệm nhẹ nhàng êm ái. Bên trong đọc. Chú Nhị Bảo thong thả bước ra sân khấu, độc diễn)
 
  Trên con đường từ chùa dẫn về nhà, chú Nhị Bảo băng qua một cánh đồng, một khu rừng đầy thông reo và gió nhẹ. Con đường không xa lắm nhưng chú phải mất hơn một tiếng đồng hồ đi bộ mới đến nơi.
  Mặt trời ló dạng, mỗi lúc dần lên cao, toả ánh nắng ửng hồng và sức nóng xuống vạn vật. Mồ hôi chú Nhị Bảo bắt đầu vã ra. Chú dừng chân nghỉ xả hơi dưới cây bàng ở đầu xóm Thượng.
(Chú mở túi nải lấy nước ra uống. Lấy quạt ra quạt)
 
  Chú Nhị Bảo đi tu đã được 3 năm từ khi chú 10 tuổi. Nhân duyên vào chùa do chú khó nuôi. Thân mẫu chú phải gởi chú cho sư cụ trụ trì. Trong chùa, với thời gian được hấp thụ ánh hào quang của Đức Phật và lời dạy nghiêm từ của sư cụ cùng thấm tương chao, chú cảm thấy thích hợp với cảnh chùa.
 
  Hôm nay, chú được sư cụ cho phép về nhà thăm gia đình, nhất là gặp lại người mẹ, chú thỉnh thoảng vẫn nhớ mong. Cái cảm giác hân hoan bỗng dấy lên trong lòng chú, khi chú nghĩ đến mẹ và sực nhớ, hôm nay là sinh nhật đúng 60 tuổi của mẹ.
  Chú Nhị Bảo mở hầu bao lẩm nhẩm đếm vài đồng tiền vặt mà thỉnh thoảng sư cụ cho chú để dành về sách vở học hành và khoản tiền dăm ba đồng vào dịp Tết, lễ vía, thập phương bổn đạo viếng cảnh chùa lì xì tặng chú. Chú đếm đi đếm lại, lẩm nhẩm tính sao cho đủ hầu bao mua cho được món quà sinh nhật tặng mẹ.
Chú mỉm cười đứng dậy, tiến ra con lộ về hướng các cửa tiệm trong phố.
 
*Màn hai.
(Tại nhà người mẹ. Chị Hai đang lau bàn, sau đó chú Nhị Bảo bước ra sân khấu trên tay cầm một lồng chim trong có 4 con chim. Nếu không có chim thật, đành làm chim giấy)
 
Chị Hai (reo mừng): A, Nhị Bảo về, Nhị Bảo về. Mẹ ơi, chú Nhị Bảo về.
Nhị Bảo (từ tốn): Nam Mô A Di Đà Phật. Em chào chị Hai.
Mẹ (bước ra mừng rỡ): A...con...con...a, chào ...chú...chú...(Mẹ định ôm choàng chú, nhưng khựng lại khi sực nhớ con là tu sĩ. Mẹ nói thầm: "Ồ, không được, con đi tu rồi, dù là mẹ con, nhưng mình nên giữ gìn cho con chứ". Rồi nhìn lồng chim) mẹ hỏi: Chú mang chim về nhà làm gì đây?
Chị Hai (hớn hở): Chú Nhị Bảo mua chim cho chị Hai rô ti ha. Bà nội một con nè. Ba một con nè. Mẹ một con nè. Và chị hai một con nè. Còn chú Nhị Bảo ăn chay.
Nhị Bảo (lắc đầu): Không. Em đi tu, cấm sát sanh đó chị.
Chị Hai: Không rô ti, như vậy mang về cho chị Hai chơi ha?
Mẹ: Con ăn nói vô duyên quá. Con gái ai lại chơi chim?
Chị Hai (hí hửng): Thì chơi cũng được chứ sao đâu nà.
Nhị Bảo (lắc đầu. Không nói gì. Cầm lồng chim đặt dưới gốc cây một góc sân khấu)
Mẹ: Chắc...chú đi xa mệt, để mẹ pha cho ly nước chanh nha.
( Mẹ vào trong mang ra một ly nước. Hai mẹ con ngồi xuống bàn trò chuyện).
Mẹ (hỏi): Sao, trong chùa chú làm gì nè?
Nhị Bảo: Dạ, con làm thị giả cho sư cụ. Con đun nước, pha trà, xếp chăn mền, quét dọn phòng cho sư cụ. Rồi con học kinh, tụng kinh, viết chữ nho, thỉnh kệ chuông U Minh buổi tối, và đến trường học chương trình phổ thông nữa mẹ.
Mẹ: Ồ, con của mẹ giỏi quá. Xa mẹ, rồi chú có...nhớ mẹ không?
Nhị Bảo (cười, gật đầu).
Mẹ (nói như tâm sự): Còn mẹ, mẹ cũng nhớ con lắm. Ngày để con xuất gia, xa mẹ, khi con mới 10 tuổi, lại là con trai duy nhất của gia đình, mẹ cũng...buồn, rơi nước mắt đó chứ. Nhưng nhờ mẹ hiểu đạo, hiểu căn cơ của con, mẹ phải...ráng cười tiễn con đi.
Nhị Bảo: Mẹ à, con của mẹ rất vui và hạnh phúc nơi cửa thiền, mẹ an tâm, mẹ nhé.
Mẹ: À, hôm nay là sinh nhật 60 tuổi của mẹ. Sẵn con về, con tham dự với mẹ nhé.
(nói xong bước vào trong để mang ổ bánh sinh nhật ra. Trong khi đó, Nhị Bảo hỏi chị Hai)
Nhị Bảo: Chị Hai. Bà nội và ba đâu hở chị?
Chị Hai (tưng tửng nói): Bà nội qua nhà dì Út, sắp về giờ. Còn ba, đi mời một ít bà con hàng xóm đến dự sinh nhật mẹ. Cũng sắp về luôn.
(Vừa lúc đó mẹ bưng ổ bánh đặt giữa bàn, cùng lúc bà nội, ba và khách cùng bước ra sân khấu. Mọi người đồng thanh hát “Happy Birthday to you....” rồi  tặng quà. Cuối cùng, là lượt của Nhị Bảo. Nhị Bảo đến lấy lồng chim, cầm trên tay, giơ cao, đứng giữa mọi người, nói)
Nhị Bảo: Thưa mẹ, đây là món quà sinh nhật con dâng tặng mẹ. Sư cụ có dạy con. Phóng sanh, ăn chay là thể hiện lòng từ bi. Mình tôn trọng sự sống của muôn loài thì sẽ được bình an và sống lâu đó mẹ. Sư cụ còn bảo, ăn chay giữ được sức khỏe. Vì những sinh vật bị giết, chúng sẽ giận dữ, khóc la, sẽ tiết ra chất độc trong thịt, mình ăn vào sẽ sinh bịnh. Vậy cả nhà có dịp thì nên ăn chay nhé.
(quay sang chị Hai, chú Nhị Bảo nói tiếp)
Nhị Bảo: Chị Hai à, em mang về 4 con chim này, không phải để chị rô ti hay để chơi, mà em muốn chúng thoát cảnh “Cá chậu, chim lồng„ từ sự phóng sanh của mẹ. Em chọn đúng bốn con để tượng trưng cho “Sanh-Lão-Bịnh-Tử„ mà sư cụ dạy em là bốn cái khổ của thế gian, không ai thoát được nếu không tu để giải thoát luân hồi. Và con số bốn còn tượng trưng cho Tứ Diệu Đế “Khổ-Tập-Diệt-Đạo„ bài pháp đầu tiên Đức Phật giảng tại vườn Lộc Uyển cho năm anh em Kiều Trần Như nhận ra cái khổ rồi chuyển hóa cái khổ để được an lạc, đó chị.
Chị Hai: Chà, Nhị Bảo còn nhỏ mà...thuyết giảng nghe hay quá, chị muốn...đi tu như Nhị Bảo, có được không?
Bà nội: Con Hai chỉ tu...hú thì được. Phải có đứa ở nhà lo chăm sóc gia đình chứ.
Chị Hai (nhõng nhẽo): Ứ ừ...!
Nhị Bảo: Mẹ ơi, bây giờ mẹ phóng sanh đi mẹ. Đó là quà con dâng tặng mẹ, mừng sinh nhật của  mẹ.
(Người mẹ cầm lồng chim và mở cửa cho chim bay ra giữa tiếng vỗ tay của mọi người đứng xung quanh lẫn cả tiếng vỗ tay của khán giả)
 
Kéo màn

Trần Thị Nhật Hưng
2019
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
11/10/2013(Xem: 4392)
Một màn. Khung cảnh: Tại phi trường. Nhân vật: 4 hành khách: Hoa Lan, Nhật Hưng, Phương Qùynh, Thanh Lịch. Nhật Hưng:Hoa Lan này, còn hơn tiếng nữa mới đến chuyến bay của bọn mình
23/09/2013(Xem: 3742)
Lễ Hội Nghinh Ông thuộc dạng văn hóa, tín ngưỡng dân gian, đã có mặt từ rất lâu đời trong các làng chài ven biền từ Bắc Trung Bộ đến Cà Mau, Kiên Giang vùng biển nước ta. Xuất phát từ tục thờ “cá Ông “(cá Voi), loài cá hiền lành (đặc biệt chỉ ở Biển Nam Hải) được cho là luôn luôn cứu đỡ ngư dân mỗi khi gặp sóng to bão dữ ngoài khơi. Vì thế mỗi khi bắt gặp “Ông” lụy (chết), dù đang kéo lưới , đánh bắt ngoải xa, người ngư dân phát hiện phải có trách nhiệm đưa xác vào bờ
20/09/2013(Xem: 6723)
Bà Tám( bước ra sân khấu, than): Trời ơi là trời! Cho mượn rồi lại cho mượn, mượn “woài“ không chịu trả, này trời!. Bà con nghĩ có ức cho tôi không. Nhìn cái mặt tôi nè, tôi hiền…khô hà. Nhân từ, đạo đức, tử tế, đàng hoàng nổi tiếng. Hồi đi học tôi được mệnh danh là, em… hiền như ma…cô, à không, hiền như ma…sơ. Bởi hiền hậu nhân đức nên tôi mới chọn cho mình cái nghề thiệt là cao quí: cho vay lấy lãi.Cho mượn 100 lấy lời có 50 mỗi tháng, nhiều… nhít gì mà…đứa nào vay cũng quịt cả lời lẫn vốn của tôi. Được rồi, lần này tôi không thể hiền nữa đâu, hiền quá chúng lờn mặt hà.Tôi phải tới nhà thằng Tư…xiết đồ nó mới đã nư giận!( nói xong ngoe nguẩy đi vô )
20/09/2013(Xem: 9324)
Thị Mầu (một tay cầm giỏ hoa, một tay cầm dù, ỏn ẻn bước ra): Dạ, Thị Mầu xin kính chào ông Đạo! Ông Đạo: Nam Mô A Di Đà Phật. Thị Mầu: Ông Đạo ơi, ông Đạo nè. Hôm nay Thị Mầu đến chùa, trước là có ít hương hoa lễ Phật, Thị Mầu để tạm đây nghe ông Đạo, sau là muốn thăm ông Đạo. Ông Đạo có khoẻ không ông Đạo?
27/08/2013(Xem: 4669)
Mong sao, trước hết những vị còn đang có ý định “chế” lời trên nền nhạc của người khác nên bình tâm dừng lại, trước hết vì tôn trọng lý tưởng, hình ảnh tôn giáo mình đang theo đuổi, tôn trọng người sản sinh ra bài nhạc đó và tôn trọng Pháp Luật hiện hành. Đừng để một lần nữa trên mặt bằng âm nhạc Phật giáo lại nổi sóng vì hai từ không mấy đẹp: Đạo Nhạc!.
05/08/2013(Xem: 8718)
Nếu như vài năm trở lại đây, ở Việt Nam chúng ta, đặc biệt giới trẻ, có phần chao đảo và phân vân trước làn sóngvăn hóa ngoại nhập, với những Ngày Của Cha (Father's Day)- Chủ Nhật thứ Ba của tháng Sáu; Ngày Của Mẹ (Mother's Day)- Chủ Nhật thứ Hai của tháng Năm (dương lịch) và Ngày Quốc tế Phụ Nữ - Tám tháng Ba…vẫn có không ít người chưa nhận ra ý nghĩa và mục đích của các ngày lễ ấy và cái nào mới thực chất, đúng nghĩa tôn vinh hai đấng sanh thành của mình. Dẫu rằng, nói theo ngôn từ của người dễ dãi thì thể hiện ngày báo hiếu Mẹ-Cha càng nhiều càng tốt, nhưng nếu để tư duy có đôi chút thăng bằng, tìm hiểu lai lịch nguồn gốc ra đời các ngày lễ này sẽ dễ dàng nhận ra ngay điều mình muốn biết.
27/07/2013(Xem: 8071)
Kịch là bộ môn nghệ thuật kể chuyện qua những lời đối thoại và động tác của những nhân vật. Hầu hết kịch đều được trình diễn bởi những diễn viên đóng vai những nhân vật trước một số khán giả ở một rạp hát.
15/07/2013(Xem: 4783)
Hòa Thượng Thiệt Thành –Liễu Đạt –tức Hòa thượng Liên Hoa (1763- 1823) thuộc dòng Lâm Tế đời thứ 35. Là đệ tử của Ngài Minh Vật- Nhứt Tri ở chùa Kim Cang, Đồng Nai. Khi Thầy viên tịch, Hòa Thượng Liên Hoa làm đệ tử y chỉ với Hòa Thương Phật Ý –Linh Nhạc, khi Ngài đang hoằng hóa ở chùa Từ Ân và Khải Tường ở Gia Định (1744 – 1821). Sau đó Hòa thượng Liên Hoa được cử làm thủ tọa chùa Từ Ân, kế nữa là trụ trì chùa Khải Tường. Từ những năm 1789 – 1902 khi Nguyễn Vương trung hưng ở Gia Định, lo việc tổ chức hành chính và tiến hành xây thành Gia Định, Hoàng Gia và triều thần tạm ngụ tại chùa Từ Ân. Thái Hậu, Vương Phi, Công Chúa…thì tạm ngụ ở chùa Khải Tường., Tại đây, năm 1791 Hoàng tử Nguyễn Phúc Đảm (sau này là vua Minh Mạng) đã chào đời.
27/08/2012(Xem: 3384)
Tiểu Sử Nghệ Sĩ Út Bạch Lan
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567