LỄ HỘI NGHINH ÔNG
Lễ Hội Nghinh Ông thuộc dạng văn hóa, tín ngưỡng dân gian, đã có mặt từ rất lâu đời trong các làng chài ven biền từ Bắc Trung Bộ đến Cà Mau, Kiên Giang vùng biển nước ta.
Xuất phát từ tục thờ “cá Ông “(cá Voi), loài cá hiền lành (đặc biệt chỉ ở Biển Nam Hải) được cho là luôn luôn cứu đỡ ngư dân mỗi khi gặp sóng to bão dữ ngoài khơi. Vì thế mỗi khi bắt gặp “Ông” lụy (chết), dù đang kéo lưới , đánh bắt ngoải xa, người ngư dân phát hiện phải có trách nhiệm đưa xác vào bờ, cùng vạn chài tổ chức tang lễ chu đáo và để tang nghiêm túc; sau đó an táng cẩn thận, chờ ba năm sau nhặt lấy toàn bộ hài cốt (xương) đem về tôn thờ, nơi đó gọi là Lăng Ông. Từ những “Cá Ông” lụy đầu tiên được ngư dân địa phương mai táng, lập lăng thờ, lấy ngày tháng đó ấn định là ngày giỗ cho riêng vạn chài của mình. Đây chính là lý do tại sao nhiều nơi tổ chức Lễ Hội Nghinh Ông không cùng một ngày tháng nhất định là như vậy.
Đi tìm sự tích “Cá Ông” cứu đỡ ngư dân, có một vài truyền thuyết khác nhau nhưng tựu trung được công nhận “có lý” nhiều nhất vẫn là câu chuyện sau đây:
“Ngày xưa, nghe tiếng kêu cứu của ngư dân giữa khơi ngàn mỗi khi giông tố trùng khắp, Bồ Tát Quán Thế Âm động lòng từ từ bi ngắt từng cánh sen thả xuống, biến thành những đàn cá vừa vặn với những con thuyền đủ để cho ngư dân bám vào bờ. Nhưng loài cá nhỏ ấy chỉ có thể cứu đỡ các ngư dân vbà tàu bè nhỏ, không đủ sức cứu các phương tiện lớn hơn, đàn voi trên rừng xin nguyện cùng góp sức và được Bồ Tát Quán Thế Âm chấp thuận, hóa hiện thành…cá voi…”
Niềm tin của ngư dân dành cho vị cứu tinh của mình trong lao động nghề nghiệp rất thành kính và mãnh liệt, cho nên vào thời nhà Nguyễn đã không dưới đôi lần sắc phong cho “Cá Ông” là Nam hải ngư Thần” hay “Thần Ngư”.vv…đã như un đúc thêm ý nghĩa thiêng liêng về tục thờ cúng đặc biệt này trong dân gian.
Để tăng thêm phần ý nghĩa, xin đính kèm dưới đây mp3 bài bóng rỗi Nam Bộ được nhà thơi Lê Giang và Nhạc sĩ Lư Nhất Vũ sưu tầm, ký âm dưới tựa đề “Hò Chèo Đưa Cá Ông” do nghệ sĩ Bích Phượng hát.
Riêng Lăng Ông Thủy Tướng Cần Giờ, thuộc thành phố HCM, cũng như thường lệ hằng năm, tổ chức cúng và nghinh Ông vào ngày 14, 15, 16 và 17 tháng 8 âm lịch (18,19,20,21/08/2013). Đây là lễ hội thuộc cấp thành phố, được sở Văn Hóa Thể Thao Du Lịch tp.HCM quản lý và tài trợ. Vì thế luôn thu hút được nhiều giới quan tâm. Đặc biệt nhân kỳ lễ hội năm nay, Bộ VHTT&DL trao tặng danh hiệu Di Sản Văn Hóa Phi Vật Thểcho Lăng Ông Thủy Tướng. Được biết hiện cả nước có hơn 40 Di Sản Văn Hóa Phi Vật Thểđược công nhận, tp.HCM có hai di sản, một trong hai đó chính là lể hội Nghinh Ông này.(anh2-sô19).
Một vài hình ảnh Nghinh Ông trên biển ngày 16/8 (âm lịch)ảnh3)
(ảnh các số 12-15-16.30.26)
Vì là lễ hội của thành phố nên nội dung và thời gian được quan tâm kỷ lưỡng. Ngay như trong phần nghi lễ cúng tế, vẫn thực hiện đấy đủ các nghi thức cổ truyền như Nghinh Ông, Bái yết, xây chầu đại bội và các xuất diễn Hát Bội do chính nhà hát Nghệ Thuật Hát Bội tp.HCM đảm trách thường xuyên. Phần tôn vươngtrong xuất hát cuối sẽ là vở Tiêu Anh Phụng.(ảnh4-ảnh số 20).
Điều đáng lưu ý trong bài viết này chúng tôi muốn đề cập đến hai sự kiện, một vui và một buồn.
Trước nhất, với Lễ Hội Nghinh Ông Cần Giờ hằng năm, việc Sát sinh được hạn chế tối đa để giữ phần thanh tịnh cho bao lời nguyện ước an lành của bà con ngư dân sở tại. Tuy thực hiện đầy đủ nghi lễ cổ truyển trong cúng tế nhưng dứt khoát không có lễ Túc Yết, tức đem heo sống vào trước bàn thờ tế và thực hiện hành động chọc tiết. Chì có một haio món mặn được nấu sẵn chủ yếu để phục vụ du khách đường xa ghé lại trước chiêm bái sau chia vui cùng vạn chài. Trước đó, trong hai ngày 14 và rằm, chỉ có cúng chè xôi với ý nghĩa tưởng nhớBạn Cũ Lái Xưa(Các nơi khác gọi là cúng Tiền Hiền Hậu Hiền). Người có công giữ gìn và cổ vũ cho việc này chính là đạo hữu Trần Thanh Sơn, người có châ trong Ban Tổ Chức của Vạn Lạch Thạnh An Cần Giờ và là người Phật tử thuần thành tôi rất mến mộ từ hơn 20 năm qua(ảnh 5:người mặc áo dài khăn xanh đang hường dẫnđoàn nghinh-ảnh số 23).
Chuyện thứ hai, Buồn và lo ngại! như chúng ta biết, ở các lễ kỳ yên của hầu hết đình miểu Nam Bộ từ trước đến nay, đều có gắn bó rất nhiều với lễ nghi Phật giáo. Thí dụ như trước tiên bắt buộc phải thỉnh chư Tăng và Ban Hộ Nịệm địa phượng đến tụng một thời kinh Cầu An. Ở đó còn có cả một truyền thống tính ngưỡng dân gian mà mội dịp kỳ yên chính là để ba con quần tụ với nhau sau một mùa nông nhàn. Từ nơi đó cũng sẽ phát huy nhiều yếu tố và bản sắc dân tộc qua các hình thức lễ và hỗi độc đáo. Do đó các thành viên trong Ban Quý Tế trong các Đình Miểu hầu hếu đều là con dân nhà Phật, không hề có bóng dáng người của các tôn giáo khác. Rồi bây giờ, trước xu hướng mở rộng đô thị, hay tái thiết các mặt bằng dân cư, các Đình Miểu này cũng bị san bằng tất cả, dù có cái ngót 90, hay 91 năm tồn tại, mà chưa biết di dời đi đâu. Tiền đền bù giài tỏa chỉ là Hổ Trợ Di Dời! Trong khi đó, ở các nơi tái định cư không có sự quan tâm về mặt tinh thần này. Như vậy một ngôi đình, ngôi miểu mất đi có nghĩa là mất trắng. Biết bao ký ức đẹp và nhân cách có được bên mái đình cũng mất theo cơn sóng di dời . Và tất nhiên có người mừng rở về sự mất hút này !
Vì thế , mỗi năm người viết đều có mặt ở Lễ Hội Nghinh Ông Cần Giờ trước là để gặp gỡ, hàn huyên cùng đạo hữu Trẩn Thanh sơn, sau là để sống lại hình bóng ngồi đình làng tôi đã không còn!
Mong rằng các nơi khác sẽ còn như Lăng Ông Thủy Tướng Cần Giớ như thế này.
(Trung tâm Phật Giáo Việt Nam)