Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tưởng niệm Giáo-Sư Cư Sĩ Vũ Khắc Khoan, Hội-Trưởng Sáng Lập Hội Phật-Giáo Việt-Nam tại Minnesota

19/09/202108:50(Xem: 5662)
Tưởng niệm Giáo-Sư Cư Sĩ Vũ Khắc Khoan, Hội-Trưởng Sáng Lập Hội Phật-Giáo Việt-Nam tại Minnesota
vu khac khoan
Tưởng niệm
Giáo-Sư VŨ KHẮC KHOAN
Hội-Trưởng Sáng Lập Hội Phật-Giáo Việt-Nam tại Minnesota

Đầu thập niên sáu mươi tôi rời trường Chu-Văn-An khi Trường vừa mới chuyển xuống đường Minh-Mạng trong Chợ Lớn. Giã từ Thầy học, chia tay bạn bè để đi con đường mới. Dẫu có học chung trên Đại Học cũng không còn thân thiết như xưa. Hồi đó tôi chia các Giáo-Sư trong Trường Chu-Văn-An làm 2 loại: Một loại “khó đăm đăm”, luôn luôn nghiêm khắc, không bao giờ cười dù chỉ mỉm miệng. Điển hình là Giáo-Sư Đào Văn Dương. Loại thứ hai luôn luôn vui cười, hay đùa giỡn với học sinh. Điển hình là Giáo-Sư Nguyễn Ngọc Quỳnh. Tôi rất kính trọng cụ Đào Văn Dương ở tính ngay thẳng, chừng mực. Tôi thân mật với cụ Nguyễn Ngọc Quỳnh dĩ nhiên vì tính vui vẻ, cởi mở, dễ thân mật. Đặc biệt cụ còn là một Cư-Sĩ Phật-Giáo mà tôi thường được nghe cụ thuyết pháp ở chùa Phước-Hòa cuối thập niên năm mươi (Con trai cụ hiện là một vị Hòa-Thượng ở vùng Houston, Texas).

Mãi đến giữa thập niên sáu mươi tôi mới chợt nhận ra còn một loại Thầy thứ ba. Hồi đó tôi đang dạy Lý Hóa cho một số lớp Đệ Nhị ở Trường Văn-Hóa Quân Đội, mỗi chiều đi dạy học về trên chiếc xe Vespa trên đường Hồng Thập Tự, khi qua vườn Tao Đàn tôi luôn luôn gặp một người Thầy cũ, lững thững đi bộ từ trong vườn Tao Đàn ra: Giáo-Sư Vũ Khắc Khoan. Hồi đó ngoài việc dạy học cho các trường Trung-Học, cụ còn dạy Kịch trong trường Quốc-Gia Âm-Nhạc và Kịch-Nghệ. Thầy trò cúi đầu chào nhau rồi tiếp tục trên con đường của mình. Và cụ thuộc loại thứ ba, có lẽ mình cụ thuộc loại này: Bên ngoài là nét mặt đăm chiêu nghiêm khắc, nhưng lại ẩn chứa tính tình hiền hòa, vui vẻ, hay pha trò cười một cách duyên dáng, dí dỏm.

Sau Tết Mậu-Thân mọi sự biến đổi. Tôi nhập ngũ và Thầy trò không còn được gặp nhau nữa. Thỉnh thoảng gặp ông anh rể họ, ông Nguyễn Văn Tịch, cựu Vô Địch quần vợt Việt-Nam đầu thập niên Năm mươi, lúc đó cụ đang học quần vợt với ông Tịch. Hỏi thăm Tịch về cụ, Tịch trả lời: “Hắn vẫn vậy!”
Ngày 30 tháng 4, 1975, tôi đem gia đình chạy khỏi Việt Nam và dược đưa đến Fort Chaffee, Arkansas. Ở đây Thầy trò lại tình cờ được gặp nhau. Nói là gặp nhau nhưng ngoài cái cúi đầu hồi xưa nơi đường Hồng Thập Tự, có thêm chăng cũng chỉ là nhũng câu chào hỏi ngắn ngủi. Tình thực cụ rời Fort Chaffee lúc nào và đi đâu tôi cũng không biết. Sau đó gia đình tôi được đưa đi định cư tại Minnesota. Cuối năm 1975, tôi được tin người Việt tại đây dự định thành lập Hội Phật-Giáo, tôi mới biết Thầy trò vốn hữu duyên.

Đây là thời gian tôi được trò chuyện với cụ nhiều hơn. Trò chuyện với cụ khi đưa đón Thầy Giác-Đức, trò chuyện với cụ khi ra phi trường đón cụ Tâm-Châu. Trò chuyện của những Phật tử làm việc đạo. Những câu thăm hỏi, những chuyện vãn được thêm vào cho cái cúi đầu ngày xưa ở đường Hồng Thập Tự nơi cổng vườn Tao Đàn. Thời gian này tôi lại tìm được một vài khía cạnh khác của Giáo-Sư Vũ Khắc Khoan. Cụ không còn là những bí ẩn khó hiểu trong “Thần Tháp Rùa” hay “Thành Cát Tư Hãn”. Cụ, một con người bình dị, không cầu kỳ hiểm trở, không đòi hỏi cái toàn hảo, toàn mỹ. Xa hơn nũa, cụ đã đả phá cái cầu kỳ hiểm trở như cụ đã cực lực đả kích trong tác phẩm cuối cùng “Đọc Kinh”:
“… Mọi người đua nhau đi tìm kinh lạ. Những bậc trí thức hễ gặp nhau là lập tức thảo luận về thiền. Bán già, Kiết già, Kim cương tọa, Ma tọa, Kiết tường tọa, Tam muội ấn, là những danh từ cửa miệng mọi người. Không những Lăng Già mà hầu như tất cả kinh và kệ lần trở thành những môn học danh tướng. Nghĩa kinh phai nhạt. Ý kinh tuyệt mù. Còn lại, chỉ là một mớ ngôn từ tạm gọi là kinh và kệ và giữa kinh đô, với ngày và tháng qua đi, một vài tảng đá xếp đống tạm gọi là Phân kinh thạch đài. Miệng Phật nín thinh. Đêm mạt pháp bắt đầu.”



vu khac khoan-2

Hàng ngồi phía trước từ trái qua: Đạo hữu Tâm Thành, GS Vũ Khắc Khoan, HT Thích Tâm Thọ, Đạo hữu Minh Hiệp.
Hàng đứng phía sau từ trái qua các Đạo hữu: Tâm Ngôn, Như Trung, Ngô Nhung, Trí Viên, Đái Thị Minh, và Nga Truitner
(Hình chụp năm 1979) 




Có lần cụ bảo tôi: “… quần áo cũng vậy, phải có défaut, nếu không thì cậu là manequin chứ không phải con người.” Có “défaut” nhưng vẫn phải là bộ quần áo. không cầu kỳ nhưng những mong muốn đơn giản phải được đạt đến. Có lẽ vì những mong muốn đó, những hoài bão đó nên cuối thập niên bẩy mươi, song song với Hội Phật-Giáo, cụ đã đứng ra thành lập Hội Văn-Hóa với hoài bão duy trì Văn Hóa Việt trên quê hương mới này. Cái hoài bão mà cụ đã nói thẳng ra trong bài diễn văn trong ngày khánh thành chùa Phật-Ân hôm Phật-Đản năm 1984:

“ … Nhưng đứng trước cổng chùa hôm nay, nhắc lại những chuyện đã qua, tôi bỗng ngùi ngùi thấy lòng vẫn chưa rũ hết phiền não, tâm vẫn còn gợn lên những ưu tư. Ưu tư về một cái đích tôi tự đặt riêng cho tôi từ những ngày bắt tay vào Phật sự nơi đây. Phiền não vì cái đích đó vẫn chưa thấy nhúc nhích lại gần. Cái đích đó, nói rõ hơn, cái tham vọng đó là trong muôn một cố gắng đảm nhận vai trò giáo dục mà Phật Giáo chúng ta vào những ngày đầu dựng nước năm xưa đã đảm nhận và viên mãn.”

Thực ra khi nói “vẫn chưa thấy nhúc nhích lại gần” cụ đã khiêm tốn với những thành quả khởi đầu về giáo-dục mà Hội đã đạt được dưới sự hướng dẫn của cụ và sự đóng góp của anh chị Nguyễn Hữu Hưng.

Trong hai năm kế tiếp đó những nét vô thường hiện rõ trên nét mặt và thân thể cụ. Cụ ít tiếp xúc với bên ngoài. Các sinh hoạt chậm hẳn lại. Mùa Hè năm 1986, hôm Thầy Từ-Lực về Chùa, Thầy yêu cầu tôi đưa Thầy đến thăm cụ. Tôi gọi điện thoại cho cụ bà:

- Thưa Cô có Thầy Từ Lực từ Cali lên Chùa muốn đến thăm Thầy con.
Cụ bà cho biết:
- Thầy đang mệt nhiều, không tiện tiếp khách, anh thưa lại với Thầy Từ-Lực giùm là để hôm khác hoặc hôm nào Thầy khỏe Thầy sẽ về Chùa thăm Thầy Từ-Lực.
Vài tuần sau tôi được tin cụ không còn nữa. Hôm đó 12 tháng 9 năm 1986.
Tôi đến nhà quàn, nhìn vẻ mặt bình thản của cụ. Bình thản như một cụ già đang niệm danh hiệu Phật. Tôi chợt nhớ tới một đoạn khác cụ viết trong “Đọc Kinh”:
“ … chúng sinh mộc mạc hiền lành chỉ có một phật hiệu để làm phật sự. Vọng ra từ đó – mái chùa cong vát chữ đao, cổng tam quan thềm đá nhẵn lì – không phải những ngôn từ hiểm trở Lăng Già, Bát Nhã, Pháp Hoa hay Viên Giác, mà chỉ phật hiệu đó, mà chỉ A-Di-Đà Phật, Nam-Mô A-Di-Đà Phật. Có thế thôi, mỗi chiều ngày xưa Việt-Nam. Có thế thôi, nhưng mỗi chiều, bình thản vẫn trở về trên vừng trán hai sương một nắng những bà mẹ Việt-Nam.”
Tôi đến bàn thờ Phật, ngồi xuống, giở cuốn kinh tụng một thời Di-Đà.

Hai mươi mốt năm qua, hôm nay tôi chợt nhớ tới cụ. Không biết cụ đã tái sinh vào cảnh giới nào. Tôi đọc những lời của Cư-Sĩ Tịnh-Liên Nghiêm Xuân Hồng viết về cụ khi ông đang đi thuyền du ngoạn trên một chiếc hồ lớn tỉnh Hàng Châu: “Trên đường về, tôi trạnh lòng nghĩ rằng có thể là họ Vũ đã thọ sanh làm một vị thần nơi hồ này … Vì cái vụ đó có thể hợp với duyên nghiệp cùng tâm tình của anh ta …”

Người thầy học cũ, giờ này nếu không ở cõi Tịnh Độ chắc cũng đang ở một tầng Trời nào đó. Hay là, như Cư-Sĩ Tịnh Liên nghĩ, cụ đang là một vị Thần nơi cái hồ lớn Tỉnh Hàng-Châu.

Trí-Viên
(viết ngày giỗ GS VKK năm 2013)



___
Kính mời xem tiếp :
Đọc Kinh Bất Khả Thuyết (bài của GS Vũ Khắc Khoan)
Như Lai Vô Sở Thuyết (bài của GS Vũ Khắc Khoan)
Tưởng niệm Giáo-Sư Cư Sĩ Vũ Khắc Khoan (Bài của Cư Sĩ Viên Trí)
Vũ Khắc Khoan (1917-1986) Tác phẩm là một thác ngôn (Bài của Thụy Khuê)



facebook-1
***
youtube
 



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/06/2021(Xem: 3523)
Mỗi lần đến chùa Vạn Phước, dù không chú ý, Phật tử ai ai cũng thấy Thầy Từ An, phó Trụ Trì chùa, mỗi ngày, ngoài những thời kinh, khóa tu, rảnh rỗi Thầy ra sân chùa cặm cụi nhổ cỏ gấu hết cây này đến cây kia, hết chỗ này đến chỗ nọ. Cứ xoay vần như thế ngày này qua tháng khác, năm này sang năm kia rồi khi cỏ gấu mọc lại, Thầy lại tiếp tục nhổ như một hạnh nguyện. Đặc biệt nữa, cứ mỗi lần nhổ xong một cây cỏ gấu, Thầy thường lẩm nhẩm: “Nhổ này một cây phiền não..., nhổ này một cây phiền não...“. Nhưng Thầy nhổ không bao giờ hết, vì cỏ gấu vốn là một loại cỏ dại, đã là cỏ thì rất khó tiêu diệt. Nếu xịt thuốc chỉ cháy lá hoa ở phần trên, rễ vẫn còn ở phần dưới, thậm chí có nhổ tận gốc nhưng chỉ cần sót lại một chút thân, rễ, một thời gian sau cỏ vẫn mọc lại như thường; chỉ trừ duy nhất tráng xi măng lót gạch, cỏ không còn đất sống may ra mới dứt sạch.
06/06/2021(Xem: 3760)
Truyện ngắn: Ngỡ Ngàng Hòa Thượng Thích Như Điển Lời Đầu Tập sách nhỏ nầy được đến tay Quý Vị trong hoàn cảnh thật eo hẹp, ngay cả thời giờ cũng như số trang sách. Nó không là một quyển sách trọn vẹn như nhiều người mong muốn; mà đây là một trong những mẫu chuyện ngắn của Tác giả sẽ lần lượt giới thiệu với tất cả quý độc giả trong thời gian sắp tới. Câu chuyện của một người tu - nhập thế - họ sống trong xã hội đầy chông gai và thử thách, cố vươn lên để làm tròn nhiệm vụ. Mẫu chuyện nầy mặc dầu mang nhiều màu sắc về tình cảm cá nhân nhưng đó cũng là tình cảm của một con người biết sống và biết dung hòa mọi thế đứng trong cuộc đời của một người tu sĩ trẻ.
01/06/2021(Xem: 23570)
Loạt bài giảng về Chư Vị Thiền Sư Việt Nam (do TT Thích Nguyên Tạng giảng trong mùa dịch Covid-19) Thiền Sư Khương Tăng Hội (Thiền Sư VN, giảng ngày 3/6/2021) Thiền Sư Thích Đạo Thiền (Thiền Sư VN, giảng ngày 5/6/2021) Thiền Sư Thích Huệ Thắng (Thiền Sư VN, giảng ngày 8/6/2021) Thiền Sư Tỳ Ni Đa Lưu Chi, Sơ Tổ Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi ở Việt Nam Thiền Sư Pháp Hiền, Đời thứ 1, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi Thiền Sư Thanh Biện, Đời thứ 4, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi Thiền Sư Định Không, Đời thứ 8, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi Thiền Sư Vô Ngôn Thông, Sơ Tổ Thiền Phái Vô Ngôn Thông ở Việt Nam Thiền Sư Cảm Thành, Đời thứ 1, Thiền Phái Vô Ngôn Thông Thiền Sư Thiện Hội, Đời thứ 2, Thiền Phái Vô Ngôn Thông Trưởng lão La Quí, Đời thứ 10, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi ở Thiền sư Pháp Thuận, Đời thứ 10, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi Thiền sư Vân Phong, Đời thứ 3, Thiền Phái Vô Ngôn Thông Thiền Sư Khuông Việt, Đời thứ 4, Thiền Phái Vô Ngôn Thông Thiền sư Ma Ha Ma Ya, Đời thứ 10, Thiền P
29/05/2021(Xem: 15395)
Thiền sư Minh Hoằng Tử Dung, Tổ thứ 34 của Thiền Phái Lâm Tế, đến Việt Nam truyền giáo vào cuối thế kỷ 17, đệ tử nối pháp của Ngài là Thiền Sư Thiệt Diệu Liễu Quán, Sơ Tổ của Phái Lâm Tế Liễu Quán tại Việt Nam. Thời Pháp Thoại thứ 240 của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Bảy, 29/05/2021 (18/04/Tân Sửu) 🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ “Vạn pháp qui nhất, nhất qui hà xứ? (Muôn pháp về một, một về chỗ nào?) “ (Câu Thoại Đầu của Thiền Sư Minh Hoằng Tử Dung trao cho đệ tử Thiệt Diệu Liễu Quán tham cứu trong 8 năm ròng rã) 💐🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌼🌺🍀💐🌼 💐🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌼🌺🍀💐🌼 Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 03:45pm (giờ Montreal, Canada) - 09:45pm (giờ Paris, France) - 02:45am (giờ Saigon, Vietnam) 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thí
03/05/2021(Xem: 3582)
Sư Giác Phổ định lấy vé cho tại hạ về Huế, nhưng ông bạn “nhong nhong”, buộc phải lên Daklak đi xe với anh em, đâu được ưu tiên biệt đãi thế! 6g chiều vừa xuống sân bay, sư đã đón tại sảnh; Tịnh xá Ngọc Quang lẳng lặng trong màn đêm; đại hồng chung tiễn nhân sinh vào cõi mộng.Bận rộn bao việc để chuẩn bị mai lên đường, thế mà đích thân sư bê lên ly bột.
14/04/2021(Xem: 8683)
Đã hơn 45 năm kể từ 1975, nhắc lại chuyện vượt biên quả là xưa như trái đất, xưa quá rồi diễm, nhiều người chẳng muốn nghe, đôi khi còn trách, chuyện qua rồi hãy cho vào dĩ vãng nhắc lại làm gì cho thêm buồn, “quá khứ đã qua, tương lai chưa đến, hãy nghĩ và sống với hiện tại”. Thế nhưng đâu ai hiểu cho rằng, hiện tại của tôi bây giờ chính là phải viết bài cho ngày 30/4 để đăng báo, mà 30/4 vấn đề tuy cũ kỹ nhưng muôn thuở vẫn luôn có giá trị vì đó là lịch sử và chuyện vượt biên cũng đóng góp trong phần lịch sử đó. Luẩn quẩn là như thế. Và biết đâu, giữa khi mọi người đã quên thì tôi nhắc lại cho mọi người nhớ, và biết đâu giúp các thế hệ sinh sau đẻ muộn hiểu chút ít về lịch sử nước nhà trong giai đoạn đau thương của đất nước, thống nhất lãnh thổ nhưng không thống nhất lòng người đã để lại hận thù, chia cách không biết khi nào mới hàn gắn được và là nguyên nhân tại sao cha mẹ ông bà chúng lại lưu lạc xứ người và ra đi làm sao. Cây có cội, nước có nguồn, là con người ai cũng muốn biết c
03/02/2021(Xem: 3138)
Sinh ra tại Edinburgh (Scotland) nhưng Scott Neeson đã chuyển tới Australia định cư khi mới 5 tuổi. Ông là con trai của một lao công và một quân nhân. Năm 17 tuổi, Scott quyết định bỏ học và sống dựa vào tiền trợ cấp thất nghiệp. Nhờ chương trình hỗ trợ của chính phủ, ông được nhận vào vào một rạp chiếu phim là nhân viên kỹ thuật phòng chiếu. Câu chuyện nhẽ ra sẽ kết thúc tại đây nếu không phải Scott là người khá tham vọng và tràn đầy nhiệt huyết. Người đàn ông này kiên trì leo lên từng bậc thang trong ngành điện ảnh, từ một nhân viên phát hành phim đến nhân viên kinh doanh phim. Cuối cùng, mọi công sức của Scott cũng được đền đáp khi ông được bổ nhiệm là Giám đốc Chi nhánh Australia của hãng 20th Century Fox (nay là 20th Century Studios thuộc Disney).
30/01/2021(Xem: 4533)
Thời gian gần đây có khá nhiều nhà văn quay về với đề tài lịch sử. Sự đi sâu vào nghiên cứu cùng những trang viết ấy, họ đã tái hiện lại một triều đại, hay một giai đoạn lịch sử với góc độ, cái nhìn của riêng mình. Tuy nhiên, không phải nhà văn nào cũng thành công với đề tài này. Gần đây ta có thể thấy, Hoàng Quốc Hải với hai bộ tiểu thuyết: Tám triều nhà Lý, và Bão táp triều Trần, hay Hồ Qúy Ly của Nguyễn Xuân Khánh…Và cách nay mấy năm, nhân kỷ niệm lần thứ 40, ngày thành lập Báo Viên Giác (Đức quốc) Hòa thượng Thích Như Điển đã trình làng cuốn tiểu thuyết lịch sử: Mối Tơ Vương Của Huyền Trân Công Chúa. Thật ra, đây là cuốn (tiểu thuyết) phân tích, lời bàn về lịch sử thì chính xác hơn.
28/01/2021(Xem: 5372)
Hòa thượng họ Hồ, húy Đắc Kế, Pháp danh Nguyên Công, tự Đức Niệm, bút hiệu Thiền Đức, thuộc dòng Lâm Tế đời thứ bốn mươi bốn, sinh năm Đinh Sửu (1937) tại làng Thanh Lương, phủ Hòa Đa, tỉnh Bình Thuận, nay là xã Chí Công, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận. Nhờ túc duyên tiền kiếp, nên mặc dù không ai khích lệ thúc đẩy, Ngài vẫn một mình cố công tìm đường hướng về với đạo lý giác ngộ. Khởi đầu, Ngài xin xuất gia với Hòa Thượng Thích Minh Đạo tại chùa Long Quang, Phan Rí năm 13 tuổi. Sau đó, trên đường tầm sư học đạo, Ngài cầu học với Hòa thượng Trí Thắng chùa Thiên Hưng và Hòa Thượng Viện chủ chùa Trùng Khánh ở Phan Rang, Hòa Thượng Thiện Hòa ở chùa Ấn Quang, Sàigòn, và Hòa Thượng Trí Thủ ở Phật Học Viện Hải Đức Nha Trang. Vào năm 1962, Ngài tốt nghiệp Cao Đẳng Phật giáo tại Phật Học Đường Nam Việt chùa Ấn Quang Sàigòn. Song song với Phật học, Ngài cũng c
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567