Bạch Sư Phụ, hôm nay chúng con được học về Thiền sư Cứu Chỉ . Ngài thuộc đời thứ 7, dòng Vô Ngôn Thông. Bài pháp thoại hôm nay là bài giảng thứ 268 của Sư Phụ, bắt đầu từ mùa cách ly do bệnh đại dịch covid 19 (đầu tháng 5-2020).
Tiểu sử của Sư rất khiêm tốn, không có năm sanh và năm mất. Sư họ Đàm, quê ở làng Phù Đàm, phủ Chủ Minh. Thuở nhỏ Sư rất ham học, đọc thông suốt các sách Tam giáo. Một hôm, Sư tự than: “Khổng và Mặc câu chấp về lẽ có, Lão và Trang đắm đuối về lẽ không, những sách thế tục chẳng phải phương pháp giải thoát. Chỉ có Phật giáo chẳng kể có hay không, có thể liễu thoát sanh tử, nhưng phải siêng năng tu trì giữ giới thanh tịnh và tìm thiện tri thức ấn chứng mới được.”
Nhân đó, Sư xả tục xuất gia, tìm đến Ấp Sơn, chùa Cảm Ứng xin làm đệ tử Trưởng Lão Định Hương. Giờ tham thỉnh, Sư hỏi: - Thế nào là nghĩa cứu kính? Trưởng lão im lặng giây lâu, hỏi lại Sư: - Hiểu chưa? Sư thưa: - Chưa hiểu. Trưởng lão bảo: - Ta đã cho ngươi nghĩa cứu kính. Sư suy nghĩ Trưởng lão bảo: - Lầm qua rồi! Ngay câu nói này, Sư thấu triệt ý chỉ, nhân đó Trưởng Lão đặt tên Sư là Cứu Chỉ.
Sư Phụ giải thích: Cứu cánh là chỗ tột cùng của đời tu, là chứng ngộ Phật tâm, thể tánh tịnh minh, chân tâm thường trú. Ngài Định Hương không có nói gì mà sao nói chưa hiểu vì cứu cánh không thể nói ra bằng lời, chỉ thầm hiểu trong thầm lặng, rõ biết hiện tiền. Phật tâm không thể nói ra mà chỉ tự chứng tự biết. Im lặng là câu trả lời của thiền sư Định Hương. Im lặng hùng tráng là thể của Phật tánh, của chân tâm, không diễn ra bằng ngôn từ. Suy nghĩ là chưa đạt được là vọng tâm là lầm qua rồi. Ngay câu nói này, Sư hốt nhiên đại ngộ và được ấn chứng, trưởng lão đặt tên là Cứu Chỉ, đạt được cứu cánh và yếu chỉ của thiền tông.
Sau , Sư lên chùa Quang Minh, núi Tiên Du (Bắc Ninh), ở luôn trong đó tu hạnh đầu đà, trọn năm không bước chân xuống núi. Tiếng đồn tới kinh đô, vua Lý Thái Tông cho mời mấy phen mà Sư không đến. Đích thân 3 lần Vua đến chùa Sư thưa hỏi. Thái sư Lương Văn Nhậm rất kính Sư.
Khoảng niên hiệu Long Phụng Thái Bình (1054-1059), tể tướng Dương Đạo Gia lập chùa Diên Linh trên núi Long Đội, Yên Lãng thỉnh Sư trụ trì. Cố từ chối mà không được, Sư đành hạ Sơn. Ngày ra đi, Sư nói: “ ta chẳng trở lại đây nữa”. Cầm thú trong núi kêu buồn suốt ba tuần mà chưa dứt.
Trụ trì chùa Diên Linh được ba năm, khoảng niên hiệu Chương Thánh Gia Khánh (1059-1065), Sư sắp tịch, bèn gọi môn đồ đến dạy: - Phàm tất cả các pháp môn vốn từ tánh của các ngươi, tánh tất cả pháp vốn từ tâm của các ngươi. Tâm pháp nhất như, vốn không hai pháp.
Phiền não trói buộc, tất cả đều không. Tội Phước phải quấy, tất cả đều huyễn.
Không cái nào chẳng phải quả, chẳng phải nhân. Không nên ở trong nghiệp mà phân biệt báo. Không nên ở trong báo mà phân biệt nghiệp, nếu có phân biệt thì chẳng tự tại.
Tuy thấy tất cả pháp mà không có chỗ thấy. Tuy biết tất cả pháp mà không có chỗ biết.
Biết tất cả pháp lấy nhân duyên làm gốc. Thấy tất cả pháp lấy Chánh chơn làm tông.
Tuy chuyên nơi thực tế mà rõ thế gian đều như huyễn hoá. Rõ thấu chúng sanh chỉ là một pháp, không có hai pháp.
Chẳng rời cảnh nghiệp mà phương tiện khéo léo ở trong cõi hữu vi hiện bày pháp hữu vi mà không phân biệt. Tướng vô vi là do hết dục, dứt ngã, quên niệm mà nhận lấy vậy.
Vua Lý Thái Tông mơ thấy Bồ Tát Quan Âm nắm tay dắt lên ngồi toà sen, Vua cho xây chùa hình hoa sen trên một cột để thờ Đức Quán Thế Âm và có tên là chùa một cột, và chùa còn có tên là chùa Diên Hựu.
Ba đời vua nhà Lý rất mộ đạo là linh hồn của Phật giáo Việt Nam, đã đem lại nền thạnh trị cho nhà Lý. Vua Lý Thái Tông có thỉnh Sư Cứu Chỉ nhưng Sư Từ chối viện lý Sư tu theo hạnh đầu đà.
Sư Phụ giải thích:
Thiền Sư Cứu Chỉ sau khi hạnh đầu đà có 13 pháp: 1- mặc y phấn tảo, khâu từ vải nhặt trong nghĩa địa. 2-chỉ có ba y thôi. 3-sinh sống bằng khất thực. 4-chỉ ăn một bửa trưa đúng ngọ 5-không để dành thức ăn, dư thì cho thú ăn. 6-ăn trong bình bát. 7-không giữ tịnh tài 8-sống độc cư 9-sống trong nghĩa địa 10-sống dưới gốc cây 11- ở ngoài trời 12-không ở chỗ nhất định 13-ngủ ngồi, thiền tập, lưng không dính chiếu.
Sư thị tịch không rõ ngày tháng, Sư nói kệ:
Giác ngộ thân tâm vốn lặng yên, Thần thông các tướng biến hiện tiền. Hữu vi vô vi từ đây có, Thế giới hà sa không thể lường. Tuy nhiên đầy khắp cõi hư không, Mỗi mỗi xem ra chẳng tướng hình. Muôn đời ngàn đời nào sánh được, Chốn chốn nơi nơi thường rạng ngời.
Nói xong Sư ngồi yên thị tịch.
Cuối bài giảng, Sư Phụ diễn ngâm bài thơ tán thán công hạnh của Thiển Sư Cứu Chỉ do Thầy Chúc Hiền cúng dường.
Thiếu thời hiếu học, rộng nghiên tầm
Tam giáo am tường, Phật để tâm Cảm Ứng thiền môn nương diệu pháp Định Hương thạch trụ mở huyền âm Khai thông đạo nhãn thừa đương ấn Tỏ ngộ thiền cơ lễ tạ ân Cứu Chỉ đầu đà gương đức sáng Vua quan tăng tục mến thân gần..!
Kính bạch Sư Phụ, hôm nay chúng con được Sư Phụ ban giảng về thiền sư Cứu Chỉ, tên của Sư được sư phụ của Sư, Trưởng Lão Định Hương đặt cho, nói lên yếu chỉ đạt đạo cứu cánh chân tâm của Sư và Sư đã làm bài kệ thấy tánh: … Thế gian đều như huyễn hoá Giác ngộ thân tâm vốn lặng yên
… Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật Cung kính và tri ơn Sư Phụ
Đệ tử Quảng Tịnh Tâm (Montréal, Canada).
Thiền Sư Cứu Chỉ (Nối Pháp của Trưởng Lão Định Hương, Đời thứ 7, dòng Vô Ngôn Thông)
Lời di chúc và bài kệ thị tịch là tóm tắt của một quá trình liễu ngộ Phật Pháp từ khi kính xin Sư Phụ (Trưởng Lão Định Hương )chỉ rõ nghĩa của CỨU CÁNH và đã được pháp hiệu CỨU CHỈ sau lần ấn chứng sự triệt ngộ .
Kính dâng Thầy bài trình pháp với những chi tiết con lĩnh hội qua bài pháp thoại quá tuyệt diệu Kính đa tạ và tri ân những bài pháp thoại của Thầy về Tổ Sư Thiền từ Ấn Trung qua đến Việt Nam, sau mỗi bài pháp thoại đã giúp con càng thấy thanh thản và nhẹ nhàng hơn dù những tin dữ về đại dịch khắp nơi gửi về từ người thân nơi quê nhà ...phải chăng nếu liễu ngộ được luật nhân quả theo lời di chúc của Thiền Sư Cứu Chỉ ( bài pháp thoại hôm nay ) đã an ủi tinh thần chúng đệ tử và tiếp tục tu tập để liễu thoát sinh tử như Ngài . Kính đảnh lễ Thày và kính chúc Thày pháp thể khinh an , HH
Cảo thơm lần giở ...hành trạng Thiền Sư Cứu Chỉ !
Sống giữa thời đại nhà Lý với Tam Giáo Đồng Nguyên (1)
Xuất gia vì nhận ra Phật Pháp quá diệu huyền
Dung thông Không, Có ...còn liễu thoát được sinh tử ! (2)
Kính đa tạ Giảng Sư .....
.....thấu triệt Cứu Cánh trong cách bặt ngôn ngữ (3)
Quá vi diệu ...khi liễu ngộ Thể tánh tịnh minh (4)
Sư Phụ ban cho Pháp Hiệu ...ấn chứng làm tin
Nhưng Hạnh Đầu Đà sáng ngời được tán dương kính phục (5)
Tuyệt diệu nhất mọi pháp yếu nằm trong di chúc (6)
Muốn thấu triệt cần quá trình tu tập thâm sâu
Mỗi pháp môn như tóm gọn với một câu
Hành giả phải có cái Thấy như bài kệ thị tịch (7)
Kính tri ân Giảng Sư ...
....Lồng trong bài pháp thoại với nhiều điển tích
Từ khúc nhạc KHỔNG VỌNG VI tấu bởi Bá Nha (8)
" Nhãn kiến vi thực " không nằm trong nội tình ..khó nhận ra
Và vua Lý Thái Tông ...khởi công xây chùa Diên Hựu (9)
Từ ngàn năm trước ......thiền sư Việt Nam
..... đã xiển dương Pháp Bảo thành tựu !
Nam Mô Thiền Sư Cứu Chỉ tác đại chứng minh .
Huệ Hương
Melbourne 5/8/2021
(1) Nho giáo, Phật giáo và Đạo giáo là ba tôn giáo có vị trí quan trọng, chi phối mạnh mẽ đến hệ tư tưởng, văn hóa, giáo dục Việt Nam trong thời kì phong kiến. Điều này đã được minh chứng bằng tư tưởng Tam giáo đồng nguyên, tư tưởng rường cột của chế độ chính trị, giáo dục dưới triều đại Lý –
Là tâm điểm của những giao thoa Đông - Tây cũng như sự du nhập của các tôn giáo, tín ngưỡng, thế nhưng, ngay từ ban đầu triều đại nhà Lý đã sớm tìm ra sự dung hòa giữa những tôn giáo đối nghịch bởi luôn đề cao, tôn trọng tinh thần nhân văn và sự đoàn kết. Và điều này được minh chứng sinh động bằng tinh thần Tam giáo đồng nguyên, tư tưởng rường cột của chế độ chính trị cũng như đời sống tôn giáo tín ngưỡng trải suốt những năm dưới chế độ quân chủ chuyên chế của nước ta.
NHO GIÁO là một tôn giáo hay một học thuyết có hệ thống và có phương pháp, dạy về Nhân đạo, tức là dạy về đạo làm một con người trong gia đình và trong xã hội.
Hệ thống của Nho giáo thì theo chủ nghĩa: “Thiên Địa Vạn vật đồng nhất thể”, nghĩa là: Trời Đất và muôn vật đều đồng một thể với nhau. Phương pháp của Nho giáo là phương pháp chứng luận, lấy Thiên lý lưu hành làm căn bản. Như vậy, học thuyết của Nho giáo có 3 điều cốt yếu :
NHO GIÁO là một tôn giáo hay một học thuyết có hệ thống và có phương pháp, dạy về Nhân đạo, tức là dạy về đạo làm một con người trong gia đình và trong xã hội. Hệ thống của Nho giáo thì theo chủ nghĩa: “Thiên Địa Vạn vật đồng nhất thể”, nghĩa là: Trời Đất và muôn vật đều đồng một thể với nhau. Phương pháp của Nho giáo là phương pháp chứng luận, lấy Thiên lý lưu hành làm căn bản. Như vậy, học thuyết của Nho giáo có 3 điều cốt yếu :
- Về Tín ngưỡng: Luôn luôn tin rằng Thiên Nhân tương dữ, nghĩa là: Trời và Người tương quan với nhau.
- Về Thực hành: Lấy sự thực nghiệm chứng minh làm trọng.
- Về Trí thức: Lấy trực giác làm cái khiếu để soi rọi tìm hiểu sự vật.
Nếu ai đã hiểu tường tận tôn chỉ của Nho giáo thì đều công nhận Nho giáo là một tôn giáo rất cao minh của nhân loại, đã phát huy ra từ xưa tới nay. Tuy rằng người ta đem ra thi hành không được hoàn toàn, và có nhiều người hiểu lầm, song ai đã tâm đắc cái tinh thần ấy thì cũng đạt được một nhân cách quí trọng đặc biệt.
*Khổng Tử ( 551- 479 trước Tây Lịch ) Nhà khai sáng Nho giáo, triết gia lỗi lạc người Trung Quốc
*Mặc Tử (479-381) một trong 7 đại triết gia của Người Trung Quốc đời Chu Tần
LÃO GIÁO. Lão giáo chủ yếu dạy về chữ ĐẠO, nên Lão giáo cũng được gọi là Đạo giáo: Tôn giáo dạy về chữ Đạo. Lão giáo còn được gọi là Tiên giáo.
Quyển sách căn bản của Lão giáo là Đạo Đức Kinh, do Đức Lão Tử viết ra. Trong quyển sách này, Đức Lão Tử bàn luận nhiều về chữ ĐẠO. Theo Đức Lão Tử, ĐẠO là cái vô danh có trước Trời Đất, không hình hài, yên lặng trống không, huyền diệu vô cùng, tạo ra Trời Đất và hóa sinh vạn vật. Cái mà ông không biết nó là gì ấy, ông tạm gọi nó là Đạo.
Lão giáo chủ trương xuất thế, không tham dự việc đời, khác hẳn với Nho giáo (Khổng giáo) chủ trương nhập thế. Chỉ có bực thượng trí với tâm hồn phóng khoáng mới tiếp thu được Lão giáo.
Lão Tử (571 - 471 trước Tây Lịch )
Kế tục Lão Tử có Trang Tử, Liệt Tử,
Trang Tử (369-286 trước Tay Lịch ) đặc sắc hơn cả, sáng tác ra Nam Hoa Kinh khi ẩn tu tại núi Nam Hoa, làm sáng tỏ thêm học thuyết của Lão Tử.
Vậy Giáo lý của Tiên giáo được giảng rõ trong 2 cuốn kinh:
- Đạo Đức Kinh của Đức Lão Tử.
- Nam Hoa Kinh của Trang Tử, còn gọi là sách Trang Tử.
Được biết thêm theo lời Giảng Sư tại Trung Hoa thời ấy nếu có cháy tại Thư Viện hay tàng kinh các thì Bộ Kinh tượng trưng cho Phật Giáo chính là Pháp Bảo Đàn Kinh của Lục Tổ Huệ Năng
PHẬT GIÁO gồm năm thừa:
Nhân thừa, Thiên thừa, Thanh văn thừa, Duyên giác thừa và Bồ tát thừa.
Riêng người Phật Tử giữ được năm giới của Nhân thừa thôi là đã có nhân cách và một đời sống hạnh phúc viên mãn rồi
(2) Sư họ Đàm, quê ở làng Phù Đàm, phủ Chu Minh. Thuở nhỏ Sư rất ham học, đọc suốt các sách Tam giáo. Một hôm, Sư tự than :
“Khổng và Mặc câu chấp về lẽ có, Lão và Trang đắm đuối về lẽ không, những sách thế tục chẳng phải phương pháp giải thoát. Chỉ có Phật giáo chẳng kể có hay không, có thể liễu thoát sanh tử, nhưng phải siêng năng tu trì giữ giới thanh tịnh và tìm thiện tri thức ấn chứng mới được.”
Nhân đó Sư xả tục xuất gia, tìm đến Ấp Sơn, chùa Cảm Ứng xin làm đệ tử Trưởng Lão Định Hương.
(3) Cứu cánh là Sự giác ngộ rốt ráo, tức chỉ quả Phật. Cũng gọi Vô thượng giác, Chính giác, Đại giác.
Là Thủy giác trong bốn giác nói trong luận Đại thừa khởi tín. Là giai vị rốt ráo trong Thủy giác. Tức là trí giác ngộ của Bồ tát đã chứng biết nguồn gốc của vọng tâm, là sự giác ngộ, trong đó trí thủy giác đã khế hợp với lí bản giác.
Vì người đã chứng quả Phật, có thể biết rõ cái nguồn của tâm ô nhiễm, xa lìa các vọng niệm vi tế, thấy suốt được tâm tính, tâm người ấy là thường trụ, cho nên cái biết của họ là cái biết rốt ráo, gọi là Cứu cánh giác.
Lại vì giai vị Cứu cánh giác này đã dứt hết hoặc vô minh, thấy suốt thực tướng của các pháp, đến ngôi vị rốt ráo cùng tột, cho nên gọi là Cứu cánh vị (tức là quả vị Phật).
Trái lại, giác của định Kim cương dụ trở xuống, vẫn chưa chứng biết được nguồn tâm một cách rốt ráo, cho nên gọi là Phi cứu cánh giác. Ngoài ra, hết thảy tâm tướng cuối cùng là diệt cái ảo, chứ không phải diệt thể của tâm, gọi là Cứu cánh diệt.
(4)
Giờ tham thỉnh, Sư hỏi:- Thế nào là nghĩa cứu cánh ?
Trưởng Lão im lặng giây lâu, hỏi lại Sư:- Hiểu chưa ?
Sư thưa:- Chưa hiểu.
Trưởng Lão bảo:- Ta đã cho ngươi nghĩa cứu cánh.
Sư suy nghĩ.
Trưởng Lão bảo:- Lầm qua rồi!
Ngay câu nói này, Sư thấu triệt ý chỉ. Nhân đó Trưởng Lão đặt tên Sư là Cứu Chỉ.
(5) Hạnh Đầu Đà theo Gương Ngài Đại Ca Diếp ( đệ tử nối pháp Chánh Nhãn Tạng của Như Lai ) thực hiện qua 13 điều sau :
1- Chỉ mặc y phấn tảo (vải dơ, bẩn thỉu người ta quăng bỏ nơi đống rác, nơi nghĩa địa (bó tử thi), lượm về, giặt sạch, tự may lấy). Nguyện suốt đời không mặc y tốt người ta dâng cúng. 2- Chỉ mặc 3 tấm y (y lót trong, y mặc ngoài và y đắp), có tấm thứ tư phải xả bỏ. 3- Chỉ giữ hạnh đi khất thực (xin ăn cao thượng), không nhận bất cứ ai mời thỉnh trai tăng. 4- Chỉ tuần tự đi khất thực từng nhà một, không được lựa chọn nhà này mà bỏ nhà kia. 5- Chỉ ngồi một chỗ mà thọ thực, một lần, đứng lên rồi là không được dùng bất kỳ thứ gì nữa. 6- Chỉ thọ thực ở trong bát, một bát, không được dùng ngoài bát hay bát thứ hai. 7- Không được dùng hậu thời (sau ngọ), khước từ tàn thực, khước từ mời mọc vật thực cúng dường sau đó. 8- Hạnh trú ở rừng – không được cư ngụ trong làng, thị trấn… 9- Ngụ dưới gốc cây, tàn cây – từ chối chỗ có che lợp hoặc liêu thất, tịnh xá. 10- Ngụ giữa khoảng trống, chỗ không có mái che, không có cả tàn cây, bóng cây. 11- Ngụ ở mộ địa, chỗ người ta chôn hay thiêu xác chết. 12- Chỗ tăng chỉ định đâu thì ở đó, không kén chọn. 13- Ngăn oai nghi nằm. Nguyện suốt đời chỉ đi, đứng, ngồi chứ không nằm. Theo Đại thừa nghĩa chương thì có
(6)
khoảng niên hiệu Chương Thánh Gia Khánh (1059-1065), Sư sắp tịch, bèn gọi môn đồ đến dạy:
- Phàm tất cả các pháp môn vốn từ tánh của các ngươi, tánh tất cả các pháp vốn từ tâm của các ngươi.
-Tâm pháp nhất như, vốn không hai pháp.
-Phiền não trói buộc, tất cả đều không.
-Tội phước phải quấy, tất cả đều huyễn.
-Không cái nào chẳng phải quả, chẳng phải nhân.
-Không nên ở trong nghiệp mà phân biệt báo, không nên ở trong báo mà phân biệt nghiệp, nếu có phân biệt thì chẳng tự tại.
-Tuy thấy tất cả pháp mà không có chỗ thấy, tuy biết tất cả pháp mà không có chỗ biết.
-Biết tất cả pháp lấy nhân duyên làm gốc.
-Thấy tất cả pháp lấy chánh chân làm tông.
-Tuy chuyên nơi thật tế mà rõ thế gian đều như biến hóa.
-Rõ thấu chúng sanh chỉ là một pháp, không có hai pháp.
-Chẳng rời cảnh nghiệp mà phương tiện khéo léo,
-ở trong cõi hữu vi hiện bày pháp hữu vi mà không phân biệt.
-Tướng vô vi là do hết dục, dứt ngã, quên niệm mà nhận lấy vậy.
(7) Sư nói kệ:
Sư nói kệ:
Giác ngộ thân tâm vốn lặng yên,
Thần thông các tướng biến hiện tiền.
Hữu vi vô vi từ đây có,
Thế giới hà sa không thể lường.
Tuy nhiên đầy khắp cõi hư không,
Mỗi mỗi xem ra chẳng tướng hình.
Muôn đời ngàn đời nào sánh được,
Chốn chốn nơi nơi thường rạng ngời.
(Giác liễu thân tâm bản ngưng tịch
Thần thông biến hóa hiện chư tướng
Hữu vi vô vi tùng thử xuất
Hà sa thế giới bất khả lượng.
Tuy nhiên biến mãn hư không giới
Nhất nhất quan lai một hình trạng.
Thiên cổ vạn cổ nan tỷ huống
Giới giới xứ xứ thường lãng lãng.)
Nói xong, Sư ngồi yên thị tịch.
(8) Một bài học đạo đức đã làm sáng mắt Bá Nha, đừng khinh chê mọi người là ngu dốt, chỉ có một mình là trí tuệ thông minh, văn hay chữ tốt.
“Nghe câu trả lời ấy Bá Nha hơi ngượng, biết mình đã lỡ lời, liền vội vã bước ra trước mũi thuyền hỏi:
- Nếu kẻ trên bờ quả thật là một người biết nghe đàn thì đây ta hỏi thử, vậy chớ ta vừa gảy khúc gì đó?
Giọng nói trên bờ vẫn bình thản vọng xuống:
- Đó là khúc “Khổng Vọng Vi” than cái chết của Nhan Hồi, nhưng vì bị đứt dây nên mất một câu chót. Khúc ấy như sau:
“Khả tích Nhan Hồi mệnh tảo vương
Giáo nhân tư tưởng, mấn như sương!
Chỉ nhân lậu dạng, đan, biểu lạc,”
Dịch:
“Khá tiếc Nhan Hồi sớm mạng vong
Tóc sương rèn đúc lấy nhơn tâm!
Đan, biểu ngõ hẹp vui cùng đạo,”
Còn khúc chót như sau:
“Lưu đắc hiền danh vạn cổc ương”.
Dịch:
“Danh tiếng lưu truyền vạn cổ niên”.
(9)
Sau, Sư lên chùa Quang Minh, núi Tiên Du (Bắc Ninh) ở luôn trong đó chuyên tu hạnh Đầu-đà, trọn năm không bước chân xuống núi. Tiếng đồn tới kinh đô, vua Lý Thái Tông cho mời mấy phen mà Sư không đến. Đích thân vua ba lần đến chùa Sư thưa hỏi. Thái sư Lương Văn Nhậm rất kính trọng Sư.
Khoảng niên hiệu Long Thụy Thái Bình (1054-1059), Tể tướng Dương Đạo Gia lập chùa Diên Linh trên núi Long Đội, Yên Lãng thỉnh Sư trụ trì. Cố từ chối mà không được, Sư đành hạ sơn. Ngày ra đi, Sư nói: “Ta chẳng trở lại đây nữa.” Cầm thú trong núi kêu buồn suốt ba tuần mà chưa dứ
Trong triều đại Vua Lý thái Tông ngôi chùa Diên Hựu ( Chùa Một Cột ) được khởi công xây cất :
Chùa Một Cột có tên ban đầu là Liên Hoa Đài (蓮花臺)[1][2][3] có tức là Đài Hoa Sen với lối kiến trúc độc đáo: một điện thờ đặt trên một cột trụ duy nhất. Liên Hoa Đài là công trình nổi tiếng nhất nằm trong quần thể kiến trúc Chùa Diên Hựu (延祐寺)[1][4], có nghĩa là ngôi chùa "Phúc lành dài lâu". Công trình Chùa Diên Hựu nguyên bản được xây vào thời vua Lý Thái Tông mùa đông năm 1049[5] và hoàn thiện vào năm 1105 thời vua Lý Nhân Tông[6] nay đã không còn. Công trình Liên Hoa Đài hiện tại nằm ở Hà Nội là một phiên bản được chỉnh sửa nhiều lần qua các thời kỳ, bị Pháp phá huỷ khi rút khỏi Hà Nội ngày 11/9/1954[7][8][9][10] và được dựng lại năm 1955 bởi kiến trúc sư Nguyễn Bá Lăng theo kiến trúc để lại từ thời Nguyễn. Đây là ngôi chùa có kiến trúc độc đáo ở Việt Nam.
Truyền thuyết kể lại rằng, chùa được xây dựng theo giấc mơ của vua Lý Thái Tông (1028-1054) và theo gợi ý thiết kế của nhà sư Thiền Tuệ. Vào năm 1049, vua đã mơ thấy được Phật bà Quan Âm ngồi trên tòa sen dắt vua lên tòa. Khi tỉnh dậy, nhà vua kể chuyện đó lại với bày tôi và được nhà sư Thiền Tuệkhuyên dựng chùa, dựng cột đá như trong chiêm bao, làm tòa sen của Phật bà Quan Âm đặt trên cột như đã thấy trong mộng và cho các nhà sư đi vòng quanh tụng kinh cầu kéo dài sự phù hộ, vì thế chùa mang tên Diên Hựu.
Vừa trút xong gánh nặng với 94 đứa học trò trong học kỳ mùa Xuân, tôi viết đôi dòng tản mạn ngày 30/4 của 46 năm trước khi buổi sáng ngày này tướng DVM tuyên bố đầu hàng trên đài phát thanh Sài-Gòn.
Má tôi là Liên Gia Trưởng nên nhà được phát cây Carbine M2 và sau đó có thêm cây Shotgun. Thỉnh thoảng tôi vẫn đem hai cây súng ra lau chùi bôi nhớt cho không bị rỉ sét. Mỗi lần như vậy Má tôi vẫn nhắc chừng:
- “Cẩn thận, súng đạn vô tình nghe con!”. Tôi trả lời cho Má tôi yên tâm:
- “Má đừng lo, con làm quen rồi!”.
Năm 72, cao điểm của chiến tranh Việt Nam qua mùa Hè Đỏ Lửa ở Cổ thành Quảng-Trị. Không biết các trường trung học ở Đô thành Sài Gòn thế nào, nhưng ở trường Trung-Thu của chúng tôi, từ lớp 10 trở lên đều được huấn luyện quân sự học đường. Có đi tập bắn ở xạ trường Phú Lâm, và tôi có trong toán biểu diễn bịt mắt tháo ráp vũ khí trong vòng 1 phút. Buổi lễ có lập khán đài rất trịnh trọng và nhiều quan chức lớn bên Bộ Tư Lệnh CSQG đến dự. Nếu tôi không lầm, có ông Chuẩ
Mục đích ra đời của đức Phật là để cứu khổ độ sanh. Nghĩa là để hóa độ mọi loài bỏ ác làm lành, cải tà quy chánh hầu đưa họ từ mê tới ngộ, từ khổ đến vui.
Gần 2000 năm, từ ngày đạo Phật truyền vào Việt Nam, chưa bao giờ có một số đông đảo Phật Giáo đồ phải xa lìa quê hương yêu dấu, bỏ nước ra đi như sau ngày 30-41975!
Từ đó đến nay đã 24 năm dài, do đó, những trẻ em cùng tị nạn một lượt với cha mẹ hoặc sinh trưởng trên đất khách quê người đa số đều không thể nói, đọc, và viết tiếng Việt Nam một cách đúng đắn, trôi chảy.
“Mười năm trồng cây, 100 năm trồng người,” tuội trẻ là tương lai của đất nước, rường cột của quốc gia, chúng ta không thể nào không lo xa, không vun bồi. Vì thế, chúng tôi không quản tài hèn trí cạn mạnh dạn viết và ấn hành bộ Phật Giáo của Nhi Đồng để bồi bổ vào chỗ thiếu thốn do thời thế tạo nên trên đây.
Chủ đề: 2 vị Thiền Sư:
1/Thiền Ông Đạo Giả (902 - 979) (Đời thứ 11, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi)
2/Thiền sư Sùng Phạm (1004 - 1087) (Đời thứ 11, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi)
Đây là Thời Pháp Thoại thứ 258 của TT Nguyên Tạng
từ 6.45am, Thứ Ba, 20/07/2021 (11/06/Tân Sửu)
🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️
Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…)
- 06: 45am (giờ Melbourne, Australia)
- 12:45pm (giờ Cali, USA)
- 04:45pm (giờ Montreal, Canada)
- 10:45pm (giờ Paris, France)
- 02:45am (giờ Saigon, Vietnam)
💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃
Youtube: Tu Viện Quảng Đức
(TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia)
Facebook:
https://www.facebook.com/ThichNguyenTang/
https://www.facebook.com/quangducwebsite
Website:
https://quangduc.com
Tel: 03. 9357 3544
Email: [email protected]
Sáng nay tham dự buổi livestream tiếng chuông khuya do TT Thích Nguyên Tạng thỉnh chuông . Nhìn dung mạo trang nghiêm của Thầy con chợt liên tưởng đến Ngài ...Phương Trượng chùa Viên Giác HT Thích Như Điển , một danh tăng đức độ cao vời được Thầy Nguyên Tạng rất kính quý và đã cùng Thầy đồng hành trong những chuyến hoằng pháp Âu, Mỹ Châu nhiều năm qua , gần đây nhất vào tháng 6/ 2019 khoá tu học tại Bắc Âu mà con được hân hạnh tường thuật lại qua hình ảnh Thầy gửi về và được may mắn kính mừng sinh nhật Ngài vào 28/6 năm ấy .
Năm tháng trôi qua theo vòng quay trái đất liên tục và đây có lẽ là lần thứ ba con được vinh hạnh viết lên những lời tán dương này đến Ngài để cúng dường và kính mừng sinh nhật lần thứ 72 dù chưa được hân hạnh diện kiến .
Tuy đã được Ngài hứa rằng ...” sẽ có cơ hội “ khi nào lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Tu Viện Quảng Đức vào tháng 10/2020 được tổ chức . Nhưng than ôi ....đại dịch Covid 19 kinh hoàng đã xuất hiện và thời gian để tổ chức không
LỜI GIỚI THIỆU
Trong sách quốc văn giáo khoa thư ngày trước đã kể mẫu chuyện như sau: Có một người đi du lịch nhiều nơi. Khi trở về nhà, kẻ quen người lạ, hàng xóm láng giềng đến thăm, hỏi rằng:
- Ông đi du lịch nhiều nơi, vậy nơi nào theo ông đẹp hơn cả?
Người kia không ngần ngại đáp ngay:
- Chỉ có quê hương tôi là đẹp hơn cả!
Mọi người không khỏi ngạc nhiên, nhưng càng ngạc nhiên mà càng suy gẫm thì mới thấy có lý.
Ai đã du lịch nhiều nơi, ai đã sống lang thang phiêu bạt ở nước ngoài mới có dịp cảm thấy thấm thía "quê hương tôi là đẹp hơn cả", đẹp từ cọng rau, tấc đất, đẹp với những kỷ niệm vui buồn, đẹp cho tình người chưa trọn, đẹp vì nghĩa đạo phải hy sinh…
NGỎ
Từ khi vào chùa với tuổi để chỏm, Bổn sư thế độ đã trao cho tôi bản kinh "Phật thuyết A-di-đà" bằng chữ Hán, bản dịch của ngài Cưu-ma-la-thập và dạy phải học thuộc lòng, rồi theo đại chúng đi thực tập tụng kinh vào mỗi buổi chiều.
Học và tụng thuộc lòng ngâm nga vào mỗi buổi chiều, mà chẳng hiểu gì, nhưng tôi lại rất thích. Thích không phải vì hiểu mà thích là vì được tụng kinh, lời kinh của Phật. Thích không phải vì hiểu, mà thích vì niềm tin xuất gia của mình được đặt trọn vẹn vào thời kinh mình đang tụng ấy. Và mỗi khi tụng, lại thấy gốc rễ tâm linh của mình lớn lên. Nó lớn lên mỗi khi mình tụng và nó lớn lên mỗi ngày, đến nỗi thấy cái gì ở trong chùa cũng đẹp, cũng thánh thiện và thấy ai đến chùa cũng đều phát xuất từ tâm hồn thánh thiện.
Mỗi lần đến chùa Vạn Phước, dù không chú ý, Phật tử ai ai cũng thấy Thầy Từ An, phó Trụ Trì chùa, mỗi ngày, ngoài những thời kinh, khóa tu, rảnh rỗi Thầy ra sân chùa cặm cụi nhổ cỏ gấu hết cây này đến cây kia, hết chỗ này đến chỗ nọ. Cứ xoay vần như thế ngày này qua tháng khác, năm này sang năm kia rồi khi cỏ gấu mọc lại, Thầy lại tiếp tục nhổ như một hạnh nguyện. Đặc biệt nữa, cứ mỗi lần nhổ xong một cây cỏ gấu, Thầy thường lẩm nhẩm: “Nhổ này một cây phiền não..., nhổ này một cây phiền não...“. Nhưng Thầy nhổ không bao giờ hết, vì cỏ gấu vốn là một loại cỏ dại, đã là cỏ thì rất khó tiêu diệt. Nếu xịt thuốc chỉ cháy lá hoa ở phần trên, rễ vẫn còn ở phần dưới, thậm chí có nhổ tận gốc nhưng chỉ cần sót lại một chút thân, rễ, một thời gian sau cỏ vẫn mọc lại như thường; chỉ trừ duy nhất tráng xi măng lót gạch, cỏ không còn đất sống may ra mới dứt sạch.
Truyện ngắn: Ngỡ Ngàng
Hòa Thượng Thích Như Điển
Lời Đầu
Tập sách nhỏ nầy được đến tay Quý Vị trong hoàn cảnh thật eo hẹp, ngay cả thời giờ cũng như số trang sách. Nó không là một quyển sách trọn vẹn như nhiều người mong muốn; mà đây là một trong những mẫu chuyện ngắn của Tác giả sẽ lần lượt giới thiệu với tất cả quý độc giả trong thời gian sắp tới.
Câu chuyện của một người tu - nhập thế - họ sống trong xã hội đầy chông gai và thử thách, cố vươn lên để làm tròn nhiệm vụ. Mẫu chuyện nầy mặc dầu mang nhiều màu sắc về tình cảm cá nhân nhưng đó cũng là tình cảm của một con người biết sống và biết dung hòa mọi thế đứng trong cuộc đời của một người tu sĩ trẻ.
Loạt bài giảng về Chư Vị Thiền Sư Việt Nam (do TT Thích Nguyên Tạng giảng trong mùa dịch Covid-19) Thiền Sư Khương Tăng Hội (Thiền Sư VN, giảng ngày 3/6/2021)
Thiền Sư Thích Đạo Thiền (Thiền Sư VN, giảng ngày 5/6/2021)
Thiền Sư Thích Huệ Thắng (Thiền Sư VN, giảng ngày 8/6/2021)
Thiền Sư Tỳ Ni Đa Lưu Chi, Sơ Tổ Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi ở Việt Nam
Thiền Sư Pháp Hiền, Đời thứ 1, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi
Thiền Sư Thanh Biện, Đời thứ 4, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi
Thiền Sư Định Không, Đời thứ 8, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi
Thiền Sư Vô Ngôn Thông, Sơ Tổ Thiền Phái Vô Ngôn Thông ở Việt Nam
Thiền Sư Cảm Thành, Đời thứ 1, Thiền Phái Vô Ngôn Thông
Thiền Sư Thiện Hội, Đời thứ 2, Thiền Phái Vô Ngôn Thông
Trưởng lão La Quí, Đời thứ 10, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi ở
Thiền sư Pháp Thuận, Đời thứ 10, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi
Thiền sư Vân Phong, Đời thứ 3, Thiền Phái Vô Ngôn Thông
Thiền Sư Khuông Việt, Đời thứ 4, Thiền Phái Vô Ngôn Thông
Thiền sư Ma Ha Ma Ya, Đời thứ 10, Thiền P
Thiền sư Minh Hoằng Tử Dung, Tổ thứ 34 của Thiền Phái Lâm Tế, đến Việt Nam truyền giáo vào cuối thế kỷ 17, đệ tử nối pháp của Ngài là Thiền Sư Thiệt Diệu Liễu Quán, Sơ Tổ của Phái Lâm Tế Liễu Quán tại Việt Nam.
Thời Pháp Thoại thứ 240 của TT Nguyên Tạng
từ 6.45am, Thứ Bảy, 29/05/2021 (18/04/Tân Sửu)
🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️
“Vạn pháp qui nhất, nhất qui hà xứ?
(Muôn pháp về một, một về chỗ nào?) “
(Câu Thoại Đầu của Thiền Sư Minh Hoằng Tử Dung trao cho đệ tử Thiệt Diệu Liễu Quán tham cứu trong 8 năm ròng rã)
💐🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌼🌺🍀💐🌼 💐🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌼🌺🍀💐🌼
Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…)
- 06: 45am (giờ Melbourne, Australia)
- 12:45pm (giờ Cali, USA)
- 03:45pm (giờ Montreal, Canada)
- 09:45pm (giờ Paris, France)
- 02:45am (giờ Saigon, Vietnam)
💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃
Youtube: Tu Viện Quảng Đức
(TT Thí
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường, nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.
May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland, Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below, may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma, the Land of Ultimate Bliss.
Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600 Website: http://www.quangduc.com
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.