Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

208. Nhớ cố hương, chồng vợ tỏ khúc nôi

01/11/201820:08(Xem: 6962)
208. Nhớ cố hương, chồng vợ tỏ khúc nôi

te dien hoa thuong


Tế Công Hoạt Phật
(Tế Điên Hòa Thượng)
Đồ Khùng dịch
(bút hiệu của HT Thích Minh Cảnh)

***

Chương 208:
Nhớ cố hương, chồng vợ tỏ khúc nôi

Điểm diệu pháp đùa cợt bạn đồng sàng


Thạch Thành Thụy muốn đến Hải Thị Thận lâu dạo chơi, bèn bước vào hoa viên, đứng trên bờ tường ngó sang, bên ngoài không có con đường náo nhiệt như bữa trước mà chỉ có núi hang đồi núi trống. Thấy rồi giật mình tự nghĩ: "Cái này lạ thiệt! Để mình lên lầu mở cửa sổ xem thử", bên ngoài cũng là núi hoang đồi vắng không một bóng người. Thạch Thành Thụy đứng đực một hồi lâu, không còn cách nào hơn nữa đành phải trở về phòng.

Ngân Bình tiểu thơ hỏi:

- Quận mã đi đâu vậy?

- Tôi lên lầu muốn đến Hải Thị Thận lâu chơi mà dè đâu lại không có. Tôi muốn xem hát như hôm qua.

- Cái đó khó gì! Trong nhà chúng ta cũng có diễn tuồng, tôi cùng anh đến đó xem.

- Tôi không tin.

Hai người lập tức đi vào hoa viên xem, bỗng nhiên thấy chiên trống rùm trời, ở đó đang diễn trò. Thạch Thành Thụy xem rồi rốt cuộc vẫn buồn nhớ nhà. Ngân Bình tiểu thơ chiều chuộng anh ta mọi cách. Thạch Thành Thụy muốn cái gì có cái nấy, muốn ăn thứ gì thì đều có thứ đó. Thạch Thành Thụy lại nghĩ: "Mình muốn cái gì được cái nấy, mình phải làm khó nàng ta mới được".

Một hôm Thạch Thành Thụy nói:

- Tôi muốn ăn một thứ.

- Anh muốn ăn thứ nào? Ngân Bình hỏi. Anh muốn ăn thứ nào cũng đều có sẵn cả.

- Ở đây không có đâu! Thứ đó phải ở chỗ của tôi mới có. Ở Chiết Giang có loại cá cháy, thịt nó ngon tuyệt mà ở các con sông khác không có.

- Cái đó dễ thôi. Ở sông Nguyệt Nha nơi hoa viên chúng ta cũng có mà.

- Nàng đừng nói chơi, thứ đó ở chỗ khác không có đâu.

- Không tin, anh với tôi cùng ra đó, tôi câu lên cho anh xem có phải không?

- Ừ, thì đi!

Hai người cùng bước ra hoa viên, Ngân Bình lấy cần câu móc mồi thả xuống. Không bao lâu, giựt lên một con cá, Thạch Thành Thụy xem lại đúng là con cá cháy, trong bụng nghĩ thầm: "Kể cũng lạ thiệt! Dù có cá đi nữa mà đại khái ở đây họ không có gừng màu tía để nấu chung với cá thì thịt nó đâu có ngon". Nghĩ rồi bèn nói:

- Nàng ơi, thứ cá này phải có gừng màu tía nấu chung với thịt mới thơm ngon được. Nhưng ở đây làm gì có thứ đó!

- Có chớ, trong bồn hoa nhà ta có trồng mấy bụi để dành nấu cá cháy đây mà!

Nói rồi thò tay nhổ lên, quả nhiên nhổ lên một bụi gừng màu tía. Thạch Thành Thụy trong lòng không vui, nhưng cũng bảo nhà bếp đem cá đi làm, quả nhiên thịt cá rất ngon. Thạch Thành Thụy nói:

- Nành ơi, tôi nghe sơn hải bát trân có gan rồng, tủy phụng, thai beo, tay gấu ăn rất ngon, tôi muốn ăn gan rồng có được không?

- Được chớ! Ngân Bình đáp: 

Nói rồi lấy bút vẽ lên vách hình một con rồng. Thạch Thành Thụy nói:

- Rồng vẽ làm sao ăn được?

Ngân Bình tiểu thơ niệm chú lâm râm, lấy tay chỉ một cái, con rồng sống dậy, nhe nanh múa vuốt như muốn chạy. Ngân Bình tiểu thơ bước tới rút kiếm mổ bụng con rồng lấy ra lá gan, nấu cho Thạch Thành Thụy ăn. Chiều chuộng đủ cách nhưng Thạch Thành Thụy cũng chẳng vui. Ngân Bình tiểu thơ hỏi:

- Quận mã, tại sao anh không vui thế?

- Tôi nói thiệt với nàng, tôi đang nhớ nhà. Trong nhà còn có bà mẹ già, một cô vợ mọn, bây giờ không biết tin tức ra sao! Nghe diễn tuồng "Tứ lang thăm mẹ" và "Thu Hồ cợt vợ", thấy người ta ra đi còn có ngày về, còn tôi thì không thể trở về. Nghĩ tới nghĩ lui càng thấy phát rầu! không biết mẹ già vợ dại đang sống chết ra sao!

- Anh muốn đi về nhà, để tôi đưa anh về có được không?

Thạch Thành Thụy nghe như vậy mừng quá đỗi, nói:

- Nếu nàng chịu đưa tôi về nhà, tôi về thăm nhà rồi trở lại mới yên tâm được.

- Đã như thế thì tôi đưa anh đi. Anh hãy nhắm mắt lại đi! Nhớ đừng mở mắt ra! Khi nào tai không còn nghe tiếng gió ù ù nữa hãy mở mắt ra thì anh về đến nhà.

- Thế thì được.

- Nói xong nhắm mắt lại, tức thì bên tai gió lướt vù vù, khi không nghe tiếng gió nữa, mở mắt ra xem thì đã đến thôn trang mình rồi, cách cổng nhà không xạ Thạch Thành Thụy trong lòng vui quá, lật đật đi về phía nhà mình gõ cửa. Bên trong, cô vợ bước ra mở cửa nhìn thấy, nói:

- Chàng đã về rồi ư? Mẫu thân ở nhà nhớ chàng mòn mỏi!

Thạch Thành Thụy nhìn thấy người bạn kết tóc của mình, trong lòng không khỏi cảm động, hỏi:

- Mẹ có khỏe không?

- Khỏe! Vợ là Lưu thị nói.

Thạch Thành Thụy lập tức bước vào bên trong nhà nhìn thấy mẹ mình đang ngồi trong đó, không có vẻ gì già lắm. Thạch Thành Thụy bước tới hành lễ, nói

- Mẹ Ơi, mẹ có mạnh khỏe không?

Lão thái thái nhìn thấy, nói:

- Con ơi, con đã về đấy à?

Lưu thị nói:

- Quan nhân ơi, hơn hai năm nay chàng đi đâu thế? Tại sao không chịu về nhà? Cả nhà lo lắng quá đỗi.

- Ôi đừng nhắc lại làm chi! Chuyện dài dòng lắm! Ta nhân vì thích du sơn ngoạn cảnh mới xảy ra cớ sự. Ta lạc vào trong núi mấy ngày, không có thứ gì để ăn, lại mắc phải bệnh, tứ chi bải hoải, bước đi không nổi. Ta tưởng mình phải chết trong núi, không trở về nhà được đó chớ. Ta gặp rất nhiều cây ăn quả, bèn hái xuống một trái ăn đỡ lòng, bỗng thấy tinh thần sảng khoái trở lại. Bỗng gặp một cô gái, rồi ta mê đi. Nàng ấy đưa ta về núi Ẩn Mạ Có một vị Ma sư gia tên là Quế lâm tiều phu Vương Cửu Phong, ông ta bảo ta với con gái ông có một đoạn lương duyên nên mới đem con gái của ông là Ngân Bình tiểu thơ gả cho tạ Ăn mặc không thiếu thứ chi, muốn gì có nấy, vợ chồng ta rất là thuận thảo, nàng đối với ta rất mực chiếu chuộng. Phần ta, ngày qua tháng lại lúc nào cũng nhớ đến mẹ ta đang mong đợi và nàng là vợ kết tóc với ta làm sao ta quên được? Ta muốn về nhà mà không đủ sức, cô vợ ta thật là tốt bụng, cô ấy dùng phép thuật đưa ta về đây. Mở mắt ra ta thấy cách nhà mình không xa nên mới về tới đây.


Vợ chàng hỏi:

- Té ra chàng đi ra đã có vợ khác rồi, chàng có còn muốn trở về nơi đó nữa không?

- Ta không muốn trở về nơi đó nữa. Còn muốn trở về cũng không được vì có biết đường xá đâu mà về.

- Người ta đối đãi với chàng quá tốt, một ngày chồng vợ ân nghĩa trăm năm, tại sao chẳng trở về?

- Ta không trở về đó nữa.

- Có thiệt chàng chẳng muốn về không?

- Chắc chắn mà!

Vợ chàng nghe nói cười khúc khích. Thạch Thành Thụy dòm lại thì không phải là ở nhà mình mà là ở trong nhà Ngân Bình tiểu thợ Mẹ chàng không thấy mà vợ chàng là Lưu thị cũng không thấy nốt. Những lời nói vừa rồi là của Ngân Bình tiểu thơ cả. Thạch Thành Thụy cũng ngạc nhiên vì mình không đi đâu cả. Ngân Bình tiểu thơ nói:

- Tôi thiệt muốn đưa anh về nhà, sợ anh về đến nhà rồi không chịu trở lên nữa.

- Sao nàng trách ta như vậy?

- Tại muốn thử lòng anh đó thôi.

- Nàng ơi, nàng không cần phải thử, tôi thiệt muốn trở về nhà. Về đến nhà tôi nghĩ lại cũng đi lên không được. Tôi làm sao trở lại được chớ?

Anh thiệt muốn trở về thì tôi sẽ đưa anh đi. Để tôi dạy anh một ít pháp thuật. Tôi cho anh một chiếc khăn tay, chừng nào anh muốn trở về, hoặc có lúc gặp nạn gấp, anh móc khăn lụa này ra, nhắm mắt lại, hai chân bước tới thì có thể trở về được.

Ngân Bình tiểu thơ dạy Thạch Thành Thụy luyện cách vận chuyển cước phong, Ngũ hành nã di đại ban vận hộ thân chú. Pháp thuật dạy xong, Thạch Thành Thụy muốn đi, Ngân Bình tiểu thơ nước mắt ròng ròng, nói:

- Quận mã ơi, em muốn đưa anh đi. Đừng quên em, anh nhé!

- Nàng ơi, nên bảo trọng vạn an, tôi quyết không phải là kẻ tán tận thiên lương đâu. Chúng ta một ngày chồng vợ, ân nghĩa trăm năm, tôi đâu có thể tuyệt tình đoạn ý như vậy? Chỉ cần tôi được về nhà, chừng nào nhớ nàng tôi sẽ trở về. Bây giờ nàng đừng oán trách tôi.

- Em không trách anh đâu. Anh hãy nhắm mắt lại đi!

Thạch Thành Thụy nhắm mắt lại, quả nhiên bên tai gió lướt vù vù, thân mình phảng phất như bay bổng cưỡi trên đám mây. Khi tiếng gió ngừng, Ngân Bình tiểu thơ nói:

- Anh hãy mở mắt ra đi!

Thạch Thành Thụy mở mắt ra, dĩ nhiên đến địa phận tỉnh Chiết Giang. Ngân Bình tiểu thơ nói:

- Quận mã ơi, ở đây cách nhà không xa lắm, em có thể trở về được rồi. Em xin dặn anh nhớ kỹ là chiếc khăn lụa đó, muôn lần chớ đánh mất đấy nhé! Việc vợ chồng chúng ta sum họp hay không là tùy ở lòng anh đó.

Nói xong hai vợ chồng nắm tay nhau quyến luyến không rời. Ngân Bình tiểu thơ hai mắt lệ nhòa. Thạch Thành Thụy nói: 

- Nàng ơi, nàng đi về nhà với tôi nhé!

- Thôi em không đi đâu. Em muốn trở về thôi.

Thạch Thành Thụy cũng không nỡ chia taỵ Người chớ đâu phải cỏ cây mà đến nỗi vô tình! Chí thân chẳng ai hơn cha mẹ, gần gũi chẳng ai bằng chồng vợ! Thạch Thành Thụy nói:

- Nàng ơi, nàng hãy về đi, ta quyết không phụ nàng là được rồi!

Ngân Bình tiểu thơ khóc không ra lời, vợ chồng gạt lệ từ biệt. Thành Thành Thụy thấy Ngân Bình tiểu thơ đi xa rồi, thở dài một tiếng mới cất bước đi về làng.

Về đến thôn trang thấy nhà nhà đóng cửa im lìm. Về đến nhà mình cũng thấy đóng cửa kín mít. Thạch Thành Thụy gõ cửa. Một lát sau Lưu thị đi ra mở cửa. Thạch Thành Thụy gõ cửa. Một lát sau Lưu thị đi ra mở cửa. Thạch Thành Thụy ngạc nhiên thấy Lưu thị đang mặc áo tang, bèn hỏi:

- Nương tử để tang ai vậy?

- Tôi để tang mẹ.

Nghe nói mẹ đã chết, Thạch Thành Thụy không khỏi cảm thấy chua xót, lệ tuôn lã chã. Lưu thị thấy chồng đã trở về, cũng mừng mừng tủi tủi khóc theo. Vợ chồng theo nhau vào bên trong cất tiếng khóc rống. Khóc than một hồi lâu, Lưu thị mới hỏi?

- Quan nhân, bấy lâu nay đi đâu?

Thạch Thành Thụy mới đem việc du sơn ngoạn thủy thuật lại một hồi rồi hỏi:

- Mẹ chết đã bao lâu rồi Và đau bệnh gì?

- Bệnh già tái phát, mẹ chết đã hơn một tháng rồi.

Hôm sau Thạch Thành Thụy đến phần mộ của mẹ cúng tế một hồi, lại khóc rống một trận. Thạch Thành Thụy ở nhà hơn một tháng, mọi việc giải quyết xong xuôi. Lưu thị mắc bệnh cũng chết. Thạch Thành Thụy không còn cách nào hơn là mua một cỗ quan tài làm ma chay và đưa vợ ra huyệt mộ. Chôn cất vợ xong, Thạch Thành Thụy buồn quá. Trong nhà chẳng còn ai càng vắng vẻ thêm. Thạch Thành Thụy định lên huyện Ngọc Sơn tìm thăm lại bạn bè cho bớt sầu muộn. Một hôm Thạch Thành Thụy đến trấn Sa Thị, cảm thấy thân thể mệt mỏi quá tìm một quán trọ nghỉ đỡ. Nào ngờ hôm sau bệnh càng trầm trọng hơn. Ở khách điếm bốn năm hôm, Thạch Thành Thụy đang buồn bực, bỗng phổ ky bước vào, nói:

- Thạch gia, bên ngoài có Tế Điên Hòa thượng đến tìm ông. Thạch Thành Thụy nghĩ thầm: "Ta dù chưa gặp vị Tế Công này, nhưng nghe bạn bè nói Ngài là một vị cao tăng đắc đạo". Bèn lật đật bảo phổ ky mời vào.

Tế Điên từ ngoài đi vào, Thạch thành Thụy hỏi:

- Thánh tăng từ đâu tới đây?

- Ta từ núi Lục Dương đến tìm ngươi nhờ chút việc. Hiện Kim Phong hòa thượng bị Thần thuật sĩ bắt giữ ở Tàng Trân Ổ, không phải ngươi thì cứu không được ông ta.

- Tôi đương bị bệnh.

- Để ta cho ngươi một viên thuốc.

Thạch Thành Thụy uống thuốc xong, lập tức thân thể khỏe mạnh như cũ. Tế Điên chỉ bảo đường đi rõ ràng, Thạch Thành Thụy mới thẳng đến Tàng Trân Ổ cứu Kim Phong hòa thượng. 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
19/03/2011(Xem: 8848)
Theo đạo Phật, luật nhân quả không chỉ giới hạn trong một đời sống hiện tại này, mà là một quy luật chi phối trong suốt dòng thời gian...
13/03/2011(Xem: 10777)
Các chân sư thực hiện những kỳ công của các ngài mà không chút tự hào, với một thái độ giản dị hồn nhiên hoàn toàn như trẻ con. Các ngài biết rằng, năng lực của tình thương luôn che chở các ngài.
13/03/2011(Xem: 6698)
Ngài Nam Tuyền nói: “Tâm bình thường là đạo.” Chư vị Tổ sư dùng đến vô số phương tiện cũng không ngoài việc dẫn dắt người học đạt đến tâm bình thường này.
10/03/2011(Xem: 11985)
Trong lúc thiền quán, tôi tập trung suy nghĩ rất nhiều những lời thầy dạy. Tôi bừng tỉnh nhận ra quả thật điều mà tôi khổ công tìm kiếm không phải là việc say mê dành trọn thời gian cho việc tu tập thiền định.
09/03/2011(Xem: 11254)
Trong đạo Phật, hiếu hạnh được xem là đứng đầu trong tất cả các đức hạnh. Điều này đã được đức Phật chỉ dạy trong rất nhiều kinh điển.
04/03/2011(Xem: 5567)
Đã biết nhân quả theo nhau như bóng với hình, nên kể từ đây chúng ta hãy phát tâm dũng mãnh làm mới lại mình, sám hối, ăn năn những sai lầm đã phạm trước kia.
04/03/2011(Xem: 10857)
Đây là một bản kinh Phật đặc sắc, nêu bật lên ý nghĩa nhân quả bằng những truyện tích nhân duyên rất sống động, được thuật lại với nhiều chi tiết thú vị.
04/03/2011(Xem: 8478)
Một hôm, Hàn Sơn hỏi Thập Đắc: Ở đời, có người đánh tôi, mắng tôi, làm nhục tôi, khi dễ tôi, dọa tôi, gạt tôi, chê tôi, khinh tôi, ăn hiếp tôi, cười ngạo tôi cho đến đối xử khắc nghiệt với tôi, thì phải xử trí như thế nào? Thập Đắc đáp: Chỉ cần nhịn nhục họ, kính họ, sợ họ, tránh họ, nhường họ, khiêm tốn với họ, không chống cự họ, không cần để ý đến họ, rồi chờ ít năm ông hãy nhìn họ xem.
04/03/2011(Xem: 7381)
Ngài Hàn-Sơn : Trong thế gian mà bị người phỉ báng, khi dễ , nhục mạ, cười chê, khinh khi , chà đạp, ghen ghét , đè bẹp, đố kị ta. Như thế, ta phải xử trị cách nào ? Ngài Thập-Đắc trả lời : Thản nhiên vì họ mà nhẫn, mà nhường,  mà cung kính, là trọng tự do của họ, mà tránh đi, cuối cùng đừng để ý tới họ nữa. Chờ vài năm sau sẽ gặp họ. Hàn-Sơn lại hỏi : Họ vẫn giữ quyết liệt như vậy ! Có thể trốn núp được chăng ? Ngài Thập-Đắc nói : " Tôi đã từng thuộc Bài Kệ của Bồ-Tát Di-Lặc. Bạn lắng nghe ! Tôi vì Bạn mà niệm bài kệ :
24/02/2011(Xem: 2952)
Cách đây 28 năm (1973), hồi đó tôi 16 tuổi (1945), nghe kinh Bát Nhã và pháp Bảo Đàn, bỗng nhiên lòng tôi không còn luyến tiếc gì bản thân và muốn xa lìa tất cả để lên non cao tu luyện. Tôi đem ý nguyện ấy thưa với Bổn sư là Hòa thượng Diệu Quang, Tổ thứ sáu của Tổ đình Thiên Ấn và là vị khai sơn chùa Viên Giác núi Thanh Thanh - nơi tôi đang tu học. Hòa thượng nhìn tôi và nghiêm trọng bảo - ông nên dẹp bớt lòng bồng bột ấy đi! Vì khi đang học đạo thì ai cũng tưởng mình có thể thực hành sáu pháp lục độ chẳng mấy khó. Nhưng khi va chạm vào thực cảnh, chịu đói lạnh vài ba tháng, những cơn sốt rét ở rừng sâu và biết bao cảnh trạng kỳ quái cứ đêm đêm lại hiện về như trêu cợt, như dọa nạt thì thối chí ngay. Nếu chí thoát trần mạnh mẽ có thể vượt qua được, thì bấy giờ cái "Động" ở nội tâm lại hiện ra. Tổ xưa đã dạy: "Cực tịnh sanh động". Ông nên tham cứu nghĩa lý ấy và nán lại năm sau, hay đợi khi thọ đại giới rồi sẽ cho ông đi cũng không muộn. Rồi Hòa thượng đưa tay chỉ về trảng núi phía tâ
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]