Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

203. Núi Lục Dương, Tế Công đấu Pháp Hồng

01/11/201819:50(Xem: 6644)
203. Núi Lục Dương, Tế Công đấu Pháp Hồng

te dien hoa thuong


Tế Công Hoạt Phật
(Tế Điên Hòa Thượng)
Đồ Khùng dịch
(bút hiệu của HT Thích Minh Cảnh)

***

Chương 203:
Núi Lục Dương, Tế Công đấu Pháp Hồng

Thi pháp báu, La Hán giả đò chết



Truy vân yến tử cùng Tế Điên đi đến núi Lục Dương, ngước mắt lên thấy núi mọc theo hướng Bắc Nam. Tiến vào cửa núi thấy dưới chân sườn núi có một nhà năm gian dùng làm chỗ làm việc. Huỳnh Vân đến núi Lục Dương theo đúng lệ chào hỏi, cũng vừa hay Đặng Nguyên Cát và Đặng Vạn Xuyên đang có mặt ở đó. Đặng Nguyên Cát thấy Huỳnh Vân tướng mạo khác phàm, mới hỏi:

- Tôn giá muốn tìm ai?

Huỳnh Vân giữ hòa khí, nói:

- Tại hạ họ Huỳnh tên Vân, là trưởng tiêu đầu Nam lộ. Trước đây phổ ky tại hạ là Đỗ Bưu áp tải hàng tiêu qua quý địa. Hắn ta là người mới vào nghề không rành quy củ bảo tiêu. Nghe nói vì nói năng luống cuống đắc tội với hai vị Đặng gia ở núi này nên xe hàng bị giữ lại. Hôm nay tôi đến đây thứ nhất là để tạ tội, thứ hai là muốn bái vọng các đương gia ở núi này.

Huỳnh Vân không định động thủ vì nghĩ rằng núi Lục Dương có mấy người bạn thân, không nên trở mặt. Nào ngờ Đặng Ngyên Cát và Đặng Vạn Xuyên không thông tình lý, nghe Huỳnh Vân nói mấy câu đó, bèn nghĩ: "Nếu cho Huỳnh Vân đem về rồi, ta kể như mất không. Còn nếu mình áp đảo được Huỳnh Vân thì từ nay mình sẽ nổi tiếng chứ chẳng không".

Nghĩ rồi Đặng Nguyên Cát trợn mắt nói:

- Ông là Truy vân yến tử Huỳnh Vân hử? Đến đây thì hay lắm! Phổ ky của ông không biết tình lý gì hết. Ta chính là Đặng Nguyên Cát đây. Ta giữ tiêu hàng lại đó. Ông muốn làm gì cũng không được đâu. Ông phải kêu bạn bè tới đây, còn nếu không, phải quỳ lạy chúng ta ba lạy nhận chịu thua, ta sẽ trả hàng lại chọ Nếu không thì đừng hòng.

Huỳnh Vân nghe nói những lời trịch thượng đến nỗi hòn đất cũng nổi giận như thế, bèn nghĩ rằng: "Nếu không có bạn bè ở núi Lục Dương này, ta đâu có xử nhũn như thế để ngươi lên mặt!". Càng nghĩ càng tức. Nghĩ rồi bèn trầm giọng nói:

- Này họ Đặng, đừng có tưởng bở, không phải họ Huỳnh ta sợ ngươi đâu! Hơn 20 năm ta đi khắp Đông Tây Nam Bắc mà chưa có ai dám giữ hàng của ta lại. Ta nghĩ rằng ở núi Lục Dương này có các anh em Kim mao hải mã Tôn Đắc Lượng, Hàn Long, Hàn Khánh, Vạn lý phi lai Lục Thông đều là bạn bè của ta nên ta không trở mặt đấy. Hai ngươi thật là chẳng biết thời vụ gì cả, lại nói ta chẳng biết giao tình.

Đặng Nguyên Cát nói:

- Ngươi còn dám nói như thế à?

- Có gì mà không dám, hai ngươi mà kể số gì!

Đặng Nguyên Cát, Đặng Vạn Xuyên là những kẻ như bò nghé mới sanh không sợ cọp, mới mọc sừng lại sợ sói, tự cho mình là tài nghệ ghê gớm, mới cười ha hả, nói:

- Họ Huỳnh kia, ngươi dám lớn mật không coi bọn ta ra gì hả? Lại đây, chúng ta cùng sống mái một trận để phân mạnh sống yếu chết, thiệt còn giả mất.

Nói rồi bước ra bên ngoài, hai người rút đơn đao ra, Huỳnh Vân cũng rút dao ra ứng chiến. Đặng Nguyên Cát nhắm ngay đầu Huỳnh Vân mà cjém tới. Huỳnh Vân sử dụng thế "Đáy biển mò trăng", đưa đao lên đón đỡ. Đặng Vân Xuyên từ phía sau nhắm ngay hậu tâm Huỳnh Vân đâm tới. Huỳnh Vân bước lên một bước né khỏi. Dao của Đặng Vân Xuyên đâm vào quãng không lật đật biến đổi chiêu số. Huỳnh Vân tay gấp mắt nhanh, quơ ngang một dao tiến lên một bước đá ngã nhào Đặng Vân Xuyên. Đặng Nguyên Cát thấy vậy giận quá, nắm ngay cổ Huỳnh Vân chém tới. Huỳnh Vân cử dao đón đỡ. Đặng Nguyên Cát vừa mới thu dao chưa kịp biến chiêu đã bị Huỳnh Vân tiến lên một bước xả xuống một dao trúng vai của Đặng Nguyên Cát, máu tuôn xối xả. Hai người lật đật chạy khỏi vòng chiến, nói:

- Họ Huỳnh kia, mi có gan đừng chạy nhé!

- Hôm nay đại thái gia muốn kết thúc tánh mạng của tụi bay đó. Tụi bay kêu đồng đảng của chúng bay ra đây cho ông xem nào. Ta đâu có chạy!

- Nếu mi chạy, ta kể mi là chuột nhắt.

Nói rồi hai người chạy lên núi, thẳng vào bên trong. Lúc đó Hoa diện như lai Pháp Hồng đang nói chuyện với Pháp Duyên, Pháp Không ở đại sảnh. Đặng Nguyên Cát, Đặng Vạn Xuyên chạy vào nói:

- Đương gia ơi, chúng ta ăn tiêu hàng đó không được rồi! Người đồng hành của chúng ta không cho chúng ta ăn.

Pháp Hồng nghe nói, hỏi:

- Chuyện gì vậy?

Thực ra, bọn Đặng Nguyên Cát bắt giữ tiêu hàng của Huỳnh Vân, Pháp Hồng không biết, nên nghe nói thế mới hỏi:

- Chuyện gì vậy?

Đặng Nguyên Cát nói:

- Hôm trước có phổ ky của Nam lộ tiêu đầu áp tải hàng đi qua dưới núi, hắn không chịu xuống ngựa trình danh thiếp. Hai đứa tôi cãi nhau với hắn, bữa nay Huỳnh Vân đến cửa núi chửi mắng rồi chém tôi một dao và nói: - Kêu thủ lĩnh mày ra đây! Hắn kêu tên các vị lão nhân gia mắng chửi những lời tục tĩu khó học lại.

Pháp Hồng nghe nói, ngạc nhiên bảo:

- Ta bảo tiêu đường thủy một dãy Trường Giang, hắc bạch hai đạo ai mà không biết tạ Ta với Huỳnh Vân nghe tên mà chưa gặp mặt, xưa nay không oán, gần đây không cừu. Hắn cũng là bảo tiêu, vô cớ làm sao đến mắng tả Việc này chắc là không được rồi đa!

Đặng Vạn Xuyên nói:

- Hiện giờ hắn đang mắng chửi ở dưới núi, không tin thì cứ ra đó xem.

Pháp Hồng lập tức dẫn ba vị sư đệ: Thần quyền thái tuế Pháp Tịnh, Thiết đầu thái tuế Pháp Duyên, Trại đại ma Pháp Không, các thủ hạ trên núi, cả đến phổ ky của tiêu cục, tất cả hơn 100 người.

Mọi người kéo xuống núi, quả nhiên thấy Huỳnh Vân đang mắng chửim ở đó. Pháp Hồng nói:

- Hay cho Huỳnh Vân, mi dám đến đây chịu chết hả? Ở núi Lục Dương, từ trước đến nay chưa ai dám mắng ta đấy nhé!

Huỳnh Vân chưa gặp Pháp Hồng, nghe nói, ngước đầu nhìn lên thấy Pháp Hồng mình cao tám thước, tam đình nở rộng, đầu lớn cổ to, tóc xõa đánh thành một vòng kim cô, mặt như máu tươi có những nốt trắng, dữ như ôn thần, mạnh như thái tuế, mày to mắt lớn, mặc tăng y màu lam, lưng giắt giới dao. Người thứ hai đầu cạo chính là Pháp Duyên, mắt xanh râu đỏ, càng lộ vẻ hung ác. Pháp Tịnh mặt đen giống như giấy ô kim, màt to mắt lớn. Còn Pháp Không mặt như ngọc tía. 

Bốn vị hòa thượng này thật là oai phong lẫm lẫm. Huỳnh Vân nói:

- Hay cho lũ ác tăng, bọn bay thật là vô lễ! Phổ ky của các ngươi cướp lấy tiêu hàng của ta, ngươi lại còn không biết điều. Hôm nay Huỳnh đại thái gia sống mái với ngươi một trận mới được.

Huỳnh Vân nói rồi rút dao tiến lên. Pháp Hồng nói:

- Hay cho tên tiểu tử, ngươi dám đứng huênh hoang trước mặt ta chớ? Đại khái ngươi chưa biết tài của sái gia mà. Ta cần gì ra sức bắt mị Coi sái gia dùng pháp bửu bắt mi đây.

Nói rồi thò tay vào bọc rút ra món pháp bửu "Tý ngọ tam tài thần hỏa khảm ly chiếu đảm cảnh" của sư phụ truyền chọ Sư phụ của Pháp Hồng đang ở Long Vương miếu tại Trấn Ổ phía sau núi Lục Dương. Sư phụ Ông ta là Kim Phong hòa thượng, tự xưng là Kim Phong La Hán, biết việc 500 năm trước, 500 năm sau, thông cả quá khứ vị lai, ban cho Pháp Hồng món bửu bối đó để phòng thân, thảng như gặp người cao hơn mình, bằng vào võ nghệ không thắng được thì dùng món bửu bối này. Chiếc gương bửu bối này bên trong có chân hỏa tam tài thiên địa nhân, chiếu rọi làm tan đi ba hồn bảy vía người đối diện. Hôm nay Pháp Hồng đem Tý ngọ tam tài thần hỏa khảm ly chiếu đảm cảnh ra, Huỳnh Vân đâu có biết món pháp bửu đó lợi hại ra sao. Chỉ thấy Pháp Hồng miệng lâm râm niệm chú, móc kiếng chiếu ra. Huỳnh Vân cảm thấy mơ mơ hồ hồ, trong gương ấy ánh sáng lóe ra chói chang như mặt trời, lập tức toàn thân run rẩy, ngã ngang xuống đất, nhân sự bất biết.

Pháp Hồng tự nghĩ: "Mình với hắn không có cừu hận gì, chỉ cần bắt hắn lên núi làm nhục hắn một trận cho hắn biết ta lợi hại tới bực nào để hắn khỏi xem thường núi Lục Dương ta là được rồi". Nghĩ rồi bèn sai thủ hạ vừa khiêng lên núi thì Tế Điên từ sau gộp đá đứng dậy hét lớn:

- Hay cho đồ nghiệt súc! Tụi bay thiệt là không biết điều, dám vô cớ hiếp đáp người hử? Đã giữ hàng tiêu của người ta còn cậy khỏe hiếp yếu nữa. Các ngươi tới đây thử xem coi ai hơn nào?

Pháp Hồng nghe thế, tức giận tràn hông, nói:

- Mi là ai mà cả gan dám đối địch với ta thay cho Huỳnh vân như thế?

- Mi cũng chưa nhận ra lão nhân gia là ai à? Ta nói cho mi biết, ta là Tế Điên ở chùa Linh Ẩn đây!

Pháp Hồng nghe nói, "a" lên một tiếng, nói:

- Nghe ra Tế Điên trưởng lão là một vị Phật sống hiện thời, là một vị La Hán đạo cao đức trọng chớ đâu có lèng xèng như vậy được. Mi giả bộ xưng Tế Điên, chắc là không phải đâu.

- Mi nếu không tin cứ bước tới thử xem.

Thiết đầu thái tuế Pháp Duyên đứng kế bên, nói:

- Sư huynh đừng thả tên Hòa thượng kiếc này. Hắn là kẻ thù của tôi đó.

Pháp Hồng nói:

- Làm sao chú biết ông ta?

Trước đây ở nhà Ma diện hổ Tôn Thái Lai tại thành Lâm An, có tên Trịnh Hùng đại náo Vạn Trân lầu. Tôn Thái Lai nhờ tôi giúp sức. Ngay lúc đó một đại hán nhảy tới rượt tôi chạy tuốt. Tối lại tôi tới nhà Trịnh Hùng hành thích, bị Ông ta bắt được, làm nhục một trận. Hôm nay sư huynh để tôi báo thù.

- Té ra là vậy!

Hoa diện như lai nói rồi rút trong bọc ra bửu bối Tý ngọ tam tài thần hỏa khảm ly chiếu đảm cảnh rọi lên, Tế Điên giả bộ "a ôi" một tiếng rồi ngã ngang xuống đất, Pháp Hồng cười ha hả, nói:

- Ta nghe Tế Điên Hòa thượng thần thông quảng đại, nghe tên không bằng thấy mặt, thấy mặt hơn nghe tên nhiều. Theo ta thấy, ông ta cũng không phải là hạng phàm phu tục tử vô tướng bất tài đâu. Bay đâu, khiêng hai người này về chùa cho ta!

Lập tức bọn thủ hạ khiêng Tế Điên cùng Huỳnh Vân về chùa Bửu Quang trên núi. Về đến bên trong, bốn vị hòa thượng vừa ngồi xong, bọn thủ hạ cũng đặt Tế Điên và Huỳnh Vân ở trước đại sảnh. Pháp Hồng xem thấy Tế Điên đã hết thở rồi. Ngay lúc ấy Vạn lý phi lai Lục Thông trở về tới. Vừa bước vào, Lục Thông nhìn thấy Tế Điên, liền la lên:

- Đây là Tế Điên Hòa thượng sư phó, của ta mà! Ai hại người chết như thế?

Hoa diện như lai Pháp Hồng nói:

- Lục hiền đệ, ông ta là sư phó cùa hiền đệ à?

- Ông ấy là sư phó của tạ Ai làm hại ông ấy hả?

- Cái đó là ông ấy tự tìm đến cái chết mà thôi. Ta dùng bửu bối trị Ông ấy đó.

Lục Thông giận Pháp Hồng lắm, nhưng không dám làm quá, nói:

- Sư phó ta đã hết thở rồi, ta phải đi mua quan tài liệm ông ấy và đưa ông về chùa Linh Ẩn. Các ngươi ai hại chết ông ấy phải bồi thường cho ta, nếu không, sẽ không được đâu đấy.

Pháp Hồng nói:

- Hiền đệ đừng nói bậy, ta kêu ông ấy sống dậy là sống ngay thôi.

Đương nói tới đó thì tử bên ngoài có người vào bẩm báo:

- Thưa đương gia, hiện có Xích phát linh quang Thiệu Hoa phong ở Từ Vân quán cùng với vị Tiền điện chân nhân Trường Lạc Thiên muốn đến ra mắt.

Hoa diện như lai Pháp Hồng nghe nói bèn dặn kẻ tả hữu mời vào. 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
07/02/2015(Xem: 4704)
Một trong tôn giáo cổ xưa Có thầy tu nọ rất ưa tế thần Tuy ông nổi tiếng xa gần Nhưng mà mê muội tâm thần nhiều thay. Một hôm ông chọn dê này Cho rằng thích hợp, giết ngay tế thần Nghĩ suy lầm lạc vô ngần:
25/01/2015(Xem: 6632)
Tác phẩm Một Đóa Sen, được diễn nói về vận hành tầm sư học đạo của Sư bà Thích Nữ Diệu Từ, thật là gian truân trăm bề, được thấy từ khi mới vào “Thiền Môn Ni Tự” ở các cấp Khu Ô Sa Di, Hình Đồng Sa Di, ứng Pháp Sa Di và Tỳ Kheo Ni ở tuổi thanh niên mười (10) hạ lạp rồi, mà vẫn còn gian nan trên bước đường hành hoạt đạo Pháp. Nhưng Sư bà vẫn định tâm, nhẫn nhục , tinh tấn Ba la mật mà tiến bước lên ngôi vị Tăng Tài PGVN ở hai lãnh vực văn hóa quốc gia và Phật Giáo Việt Nam một cách khoa bảng. Nếu không nói rằng; tác phẩm “Một Đóa Sen và Pháp thân” của Sư bà Diệu Từ, là cái gương soi cho giới Ni PGVN VN hiện tại và hậu lai noi theo…
24/01/2015(Xem: 4855)
Mỗi sáng sớm khi sương còn mù mịt trên sông, chiếc thuyền con của lão già đã là đà rẽ nước, hướng về bờ – lúc thì bờ đông, lúc thì bờ tây, nơi những ngôi nhà tranh và những chiếc ghe nhỏ tụ tập. Mái chèo khua nhè nhẹ như thể sợ động giấc ngủ của thế nhân. Chẳng ai biết chắc lão có gia đình, nhà cửa ở đâu hay không. Nhưng người ta có thể đoán chiếc thuyền con ấy chính là nhà của lão, vì lão phơi thuốc, xắc thuốc, nấu thuốc ngay trên đó. Trên thuyền không còn ai khác. Ban đêm, thuyền của lão neo ở đâu không ai biết, nhưng sáng sớm thì thấy lù lù xuất hiện trên sông hoặc nơi bờ cát. Lão già đến và đi, một mình. Mỗi ngày xách cái túi nhỏ rời thuyền, thường là đi hái thuốc trên núi, ven rừng, bờ suối, có khi vào làng chữa bệnh cho bá tánh rồi ghé chợ mua vài thứ lĩnh kĩnh.
21/01/2015(Xem: 10106)
1. Chân như đạo Phật rất mầu Tâm trung chữ Hiếu niệm đầu chữ Nhân, Hiếu là độ được song thân Nhân là cứu độ trầm luân muôn loài. 5. Thần thông nghìn mắt nghìn tay Cũng trong một điểm linh đài hóa ra,
16/01/2015(Xem: 3624)
Sau 30-4-75, tất cả giáo chức chúng tôi đều phải đi học tập chính trị trong suốt 3 tháng hè mà họ gọi nôm na là "bồi dưỡng nghiệp vụ". Một buổi chiều sau mấy ngày "bồi dưỡng", tôi đạp xe lang thang qua vùng Trương minh Giảng, tình cờ gặp Báu - một người học trò năm xưa, rất xưa, đang ngơ ngẩn đứng trước cửa nhà. Dừng xe đạp, tôi chào: - Báu hả? Phải em là Trương thị Báu không? Có nhớ ra cô không? Báu giương mắt nhìn tôi, nhìn đi nhìn lại rồi nghiêng đầu lại nhìn...Em không nhớ nổi... Tôi đã thoáng thấy được một tâm thần bất thường qua thần sắc cũng như qua đôi mắt trống rỗng vô hồn!
16/01/2015(Xem: 4825)
Năm 1954 ông Thiện khăn gói đùm đề đưa mẹ, vợ và hai đứa con gái xuống con tàu há mồm vào Nam.Trên bờ, Thụ, người em trai của ông còn đưa tay vẫy vẫy. Đêm hôm qua, ông và người em trai bàn rất nhiều về chuyến ra đi này.Người em nói: - Đất nước đã hòa bình, độc lập, anh nên ở lại, dù gì cũng là nơi chôn nhau cắt rốn.Vào Nam xứ lạ quê người, chân ướt chân ráo trăm bề khổ sở... Ông Thiện đã trả lời em:
15/01/2015(Xem: 5057)
Trong cả thành phố này, anh chị chỉ có tôi là chỗ thân nhất, vừa là thầy vừa là bạn. Buổi sáng anh gọi phone bảo trưa nay đến đón tôi về nhà dùng cơm cho vui. Hôm nay là sinh nhật của thằng Alexander con một của anh chị.
14/01/2015(Xem: 7538)
Tiếng Hồng chung Phật Học Viện Hải Đức Nha Trang nói riêng và các chùa trong thành phố Nha trang nói chung, sớm khuya ai cũng có thể nghe được, nhưng nghe để “Trí tuệ lớn” và “Bồ-đề sinh” thì tùy theo “phiền não” của đối tượng nghe có vơi nhẹ hay không? Riêng với nhà văn Võ Hồng, qua tác phẩm “Tiếng chuông triêu mộ” cho thấy Trí tuệ và Bồ đề của ông sanh trưởng tốt. Nhưng nhân duyên như thế cũng chưa đủ, ông là giáo sư của PHV, của trường Bồ Đề, là thiện tri thức của các bậc cao Tăng ở đồi Đông và đồi Tây non Trại Thủy. Có thế mới có truyện ngắn “Cây khế lưng đồi”, có tùy bút “Con đường thanh tịnh”. Thưa thầy Võ Hồng, chừng ấy đủ rồi, đủ cho PHV đi vào lịch sử văn học, đủ cho 100 năm sau, 1000 năm sau hay nhiều hơn thế nữa, nhìn thấy PHV uy nghi như một Linh Thứu thời Phật và cũng cho thấy các bậc cao Tăng Miền Trung nói riêng xứng đáng là những Sứ giả Như Lai đầy trách nhiệm đối với sự trường tồn của Phật giáo Việt Nam.
09/01/2015(Xem: 4236)
Tháng 10 năm 1962, TT Chủ Tịch Ủy Ban Liên Phái… nhờ Tôi đi công tác Vũng Tàu, Tôi đi chuyến xe đò lúc 8g30 sáng, xe chạy vừa khỏi hãng xi-man Hà Tiên, thì có 3 người đón xe. Anh tài xế nói với tôi : “Thầy vui lòng xuống hàng ghế phía dưới để cho “mấy cha”ngồi, vui nghen Thầy”! Tôi lách mình qua khoản trống thì có 2 vị đưa tay đón và đở nhường chỗ ngồi còn nói lớn: “Ngộ ha, cha quí hơn Thầy “! Tôi sợ gây chuyện không vui, nên đưa tay và lắc đầu xin yên lặng. Vì đương thời bấy giờ bóng dáng của các áo đen có nhiều sát khí thế lực! Nhưng, Mộc dục tịnh, nhi phong bất đình 木欲淨而風不亭.Xe chạy êm ả, gió lùa mát rượi.
26/12/2014(Xem: 13462)
Phât tử Chơn Huy ở Hoa Kỳ về có đem theo tập tự truyện dày của Tỳ Kheo Yogavacara Rahula. Cô nói truyện rất hay, khuyên tôi đọc và nhờ tôi dịch ra Việt ngữ để phổ biến trong giới Phật tử Việt Nam. Câu chuyện rất lý thú, nói về đời của một chàng trai Mỹ đi từ chỗ lang bạt giang hồ đến thiền môn. Truyện tựa đề "ONE NIGHT'S SHELTER (From Home to Homelessness)--The Autobiography of an American Buddhist Monk". Tôi đọc đi rồi muốn đọc lại để thấu đáo chi tiết trung thực của một đoạn đời, đời Thầy Yogavacara Rahula. Nhưng thay vì đọc lại, tôi quyết định dịch vì biết rằng dịch thuật là phương pháp hay nhứt để hiểu tác giả một cách trọn vẹn. Vả lại, nếu dịch được ra tiếng Việt, nhiều Phật tử Việt Nam sẽ có cơ duyên chia sẻ kinh nghiệm quý báu của Thầy Rahula hơn.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]