Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

181. Túy Thiền sư đề chữ Trung Hiền Tử

31/10/201819:38(Xem: 6609)
181. Túy Thiền sư đề chữ Trung Hiền Tử

te dien hoa thuong


Tế Công Hoạt Phật
(Tế Điên Hòa Thượng)
Đồ Khùng dịch
(bút hiệu của HT Thích Minh Cảnh)

***

Chương 181:
Túy Thiền sư đề chữ Trung Hiền Tử

Giả đạo cô mổ bụng trộm bào thai




Đậu Vĩnh Hàng và Châu Khôn nghe báo, tức giận hầm hầm, lật đật nhảy lên ngựa quyết chạy lên núi xem người ấy là ai. Nào ngờ vừa xuống đến chân núi, hai người vội xuống ngựa làm lễ. Té ra người ở dưới chân núi là Tế Điên Hòa thượng. Hai người bước tới thi lễ, nói:

- Té ra là Thánh tăng, lão nhân gia từ đâu đến đây?

- Ta từ thành Lâm An muốn đi huyện Giang Âm.

Đậu Vĩnh Hằng nói:

- Sư phụ, mời lão nhân gia lên núi một chút.

- Ta không lên núi đâu. Hai ngươi làm đại vương ở núi này hả?

- Bọn tôi không còn đất sống, đành tạm ẩn thân trên núi này vậy.

- Đậu Vĩnh Hàng, hãy kề tai lại đây, ta dặn như vầy …như vầy…

Đậu Vĩnh Hàng gật đầu lia lịa, nói:

- Sư phụ, để con đưa sư phụ một ít tiền lộ phí.

- Ta không cần, có tiền hóa duyên rồi, ta phải đi đây!

Tế Điên nói rồi bỏ đi. Hôm đó, Tế Điên đến huyện Giang Âm, thấy có một thôn trang, ngoài cổng thôn có rất nhiều người tụ tập. Tế Điên vừa đi đến gần, trong đó có người nói:

- Có Hòa thượng đến rồi, chúng tôi xin lãnh giáo Hòa Thượng một việc. Mời đại sư phụ tới đây!

- Các vị có việc gì thế?

- Tòa thôn trang chúng tôi có bảy tám chục nóc gia, ba bốn lớp người mà không ai biết chữ, cả đến chữ đinh cũng không ai biết đọc. Mọi người nói: Chuyện này thật là lạ, có lẽ người trong cả toàn thôn chúng ta phạm lỗi gì đây chắc? Mời một thầy phong thủy đến xem, ông ta bảo rằng đó là do lỗi chúng tôi không thờ văn võ thánh nhân. Nếu thờ văn võ thánh nhân sẽ có được văn phong đấy. Thôn trang chúng tôi cùng nhau bàn bạc nên sửa sang một cái miếu, thờ Quan phu tử và Khổng thánh nhân. Chúng tôi rất lấy làm khó xử: Có người muốn gọi miếu Quan Công sao lại có thờ Khổng thánh nhân; còn nếu gọi là miếu Thánh nhân sao lại thờ Quan phu tử? Cũng vì lẽ đó mà không biết đặt tên thế nào cho phải. Hòa thượng, ông cho dùm cái tên đi, đại khái chắc ông là người tài giỏi.

- Để tôi đặt cho! Đặt tên là "Trung Hiền Tử" nhé!

Mọi người đều nói:

- Hay quá! Hòa thượng cao minh thiệt! Ông biết viết chữ không? Nhờ ông viết lên tấm bảng này dùm có được không?

- Được chớ!

Lập tức đem viết đến. Tế Điên cầm viết viết ngaỵ Viết xong bảng "Trung Hiền Tử", mọi người đều tấm tắc:

- Sư phụ, sẵn dịp viết cho một bức liễn luôn đi!

- Cũng được!

Nói rồi cầm viết quơ một loáng là xong ngay.

Vế trên:

Khổng phu tử, Quan phu tử, hai vị phu tử.

Vế dưới:

Làm xuân thu, xem xuân thu, một bộ xuân thu.

Mọi người xúm lại xem: "Thư pháp rất đẹp, chắc là văn lý lại càng hay". Ai nấy đều khen không tiếc lời, rồi họ đề nghị:

- Đại sư phó, nhân tiện viết một đôi câu đối ngoài cổng cho đủ bộ.

Tế Điên cầm viết viết ngay câu đối ở cổng là:

"Trời mưa tuy rộng, không thấm được cỏ vô căn.

Phật pháp cao xa, khó độ hạng người bất thiện"

Tế Điên viết xong, mọi người xúm lại hỏi:

- Vị đại sư phó này viết chữ đẹp như vậy mà sao quá nghèo khổ tả tơi như thế?

- Thôi, các vị đừng nhắc tới làm chi! Tôi đang tức con vợ tôi đây.

- Sao mà giận cô ấy dữ vậy?

- Ta cưới con vợ về chưa được mười ngày, con vợ ta nó cuốn gói theo người khác mất ta tìm nó hơn nửa năm để bắt nó về nhà đây.

- Vậy là không gặp cô ấy rồi.

- Ta gặp chớ! Nó về với ta được hơn một tháng, nó lại trốn theo hòa thượng lão đạo mất. Nó nói nó thích hòa thượng; con vợ ta lại đi theo đạo sĩ. Ta giận quá đi tìm nó khắp nơi. Lần này tìm được ta quyết không tha nó đâu.

- Vợ Ông đã bỏ ông rồi, ông còn tìm nó làm chỉ Ông bây giờ đã xuất gia rồi, hãy ở lại "Trung Hiền Tử" của chúng tôi đi. Chúng tôi sẽ cấp cho ông mấy chục mẫu ruộng hương quả để ông chi dùng. Ông ở lại miếu, dạy cho mấy đứa học trò rồi tu hành, có được hay không?

- Không được đâu. Ta phải đi tìm nó mới được.

Nói tới đây, Tế Điên ngước đầu nhìn lên nói:

- Thiệt tức cười chưa? Mới nhắc mà con vợ ta nó tới kìa!

Mọi người ngước mắt nhìn ra thì thấy từ đằng kia, một vị đạo cô đang đi lại. Vị này mặt trắng phù dung phơn phớt như hoa đào, trong tay cầm một cái bao nhỏ. Tế Điên chạy tới níu cô ta lại, nói:

- A, cái đồ chết bầm, mi chạy theo lão đạo, bây giờ làm đạo cô hả? Ta cưới mi về không được mấy ngày. Ta đi kiếm bao nhiêu ngày nay, bây giờ mới gặp đây!

Đạo cô nói:

- Ơ, các vị mau lại khuyên can giùm. Tôi vốn xuất gia từ nhỏ, đâu có dính dáng với người đàn ông nào. Ông Hòa thượng này điên rồi, nói tầm bậy tầm bạ không!

Mọi người lật đật chạy lại khuyên giải, nói:

- Chà, có chuyện gì vậy?

Tế Điên nói:

- Nó là vợ của tôi, chạy theo lão đạo sĩ, bây giờ làm đạo cô đó.

Đạo cô nói:

- Các vị có nghe thổ âm của Hòa thượng nói không? Ông ta nói giọng như thế đó, còn tôi nói giọng như thế này hay sao? Ông ta điên rồi mà!

Mọi người chạy lại nói:

- Đâu có được! Tế Điên nói.

Mọi người xúm lại gỡ tay Tế Điên ra để cho đạo cô đi. Tế Điên nói:

- Mấy người bắt tôi thả vợ tôi ra, mấy người phải đền con vợ khác cho tôi đã!

Ai nấy đều cho là Hòa thượng điên, mới nói:

- Để chúng tôi cho Hòa thượng mấy xâu tiền.

Họ hùn lại hai xâu tiền cho Tế Điên rồi nói:

- Đại sư phó hãy đi ăn điểm tâm cái gì đi.

Tế Điên cầm hai xâu tiền và nói:

- Để ta đi kiếm nó.

Nói rồi xách hai xâu tiền đi về phía trước. Đến một ngã tư trong thành Giang Âm, thấy ở phía Bắc đường có một bảng coi bói, ông thầy bói đang ngồi ngủ gật. Ông thầy bói này mạng vận không khá, từ sáng sớm tới giờ không có ai tới mở cửa hàng cả. Ông ta xếp quẻ bói ra mà không có ai đụng đến, đang trông muốn mòn con mắt mà không có ai ghé vào, ông ta đang ngủ gà ngủ gật thì nghe có người nói:

- Cho một cái đi!

Ông tưởng người ta đến coi quẻ, lật đật mở mắt ra nhìn kĩ lại thì không phải, người ta hỏi mua một trái hồng. Ông thầy bói tức giận nhắm mắt lại định ngủ tiếp. Mới vừa nhắm mắt thì Tế Điên bước lại gần, nói:

- Ối chào, coi quẻ đi. Coi quẻ bao nhiêu tiền?

Thầy bói ngước mặt lên, nói:

- Quẻ của tôi coi rất đúng. Mỗi quẻ là 12 tiền. Bớt cho ông hai tiền, còn trả mười tiền thôi.

- Tiền quẻ thì cũng không phải ít. Ông coi cho ta một quẻ đi. Coi trúng ta mời ông một bữa cơm, còn coi không trúng ta thưa ông lên quan đấy nhé!

- Tôi coi cho ông trúng tôi cũng không cần ông mời cơm tôi, còn coi ông không trúng tôi cũng không theo ông lên quan đâu.

- Được, ông coi cho ta đi.

- Ông rút một cây thẻ đi!

- Không cần rút ta cũng biết cây Tý mà!

- Vậy đâu có được! Mười hai thẻ này là Tý Sửu Dần Mẹo Thìn Ngọ Mùi Thân Dậu Tuất Hợi. Ông nói Tý không không được, phải rút ra tôi mới đoán được.

- Ta rút ra cũng là Tý thôi.

- Thế thì không được!

- Thì ông xem đây.

Tế Điên nói rồi lấy tay rút thẻ. Thầy bói xem quả là quẻ Tý, bèn nói:

- Miệng của Hòa thượng này linh thiệt!

Thầy bói cầm hộp quẻ lên định lắc. Tế Điên nói:

- Ông không cần lắc, nó là quẻ đơn mà!

- Không lắc đâu có được, quẻ phải phân biệt đơn chiếc trùng giao chớ!

Thầy bói không tin, cầm hộp lắc một hồi văng ra quả nhiên là quẻ đơn. Tế Điên nói:

- Ông lắc ra sáu quẻ đơn cho coi.

- Sao lại toàn sáu quẻ đơn cả được.

- Ông không tin cứ lắc thử, chỉ nhọc công thôi!

Thầy bói lắc liên tiếp năm lần đều là quẻ đơn cả, tức giận không thèm lắc nữa. Bày lên sáu quẻ đơn, nói: 

- Đây là quẻ lục xung, ly mà hợp. Hòa thượng, ông muốn cầu việc chi.

- Vợ ta nó bỏ đi mất, ta muốn đi tìm mà không biết có tìm được không?

- Theo quẻ ứng thì tìm được.

Tế Điên thảy hai điếu tiền tiền lên bàn, nói:

- Nếu tìm được con vợ, ta cho ông hai điếu tiền này, còn tìm không được con vợ, ta đòi ông bón điếu tiền đấy nhé! Ta tố cáo ông lên quan mới được.

Thầy bói sợ hết hồn nói:

- Ông đừng có cáo báo tôi, tôi cũng không lấy hai điếu này của ông đâu.

Tế Điên nói tới đó, ngước đầu lên nhìn thấy vị đạo cô đằng kia đi lại, bèn nói:

- Thầy bói linh thiệt! Con vợ ta nó tới kìa. Hai điếu tiền này ta cho ông hết đó!.

Tế Điên bước tới, níu đạo cô lại, nói:

- Cô đừng có đi nữa! Cô là vợ ta mà không chung ở với ta, lại cứ đi theo lão đạo sĩ, như vậy đâu có được!

Đạo cô nói:

- Cái ông Hòa thượng điên điên khùng khùng này, nói bậy nói bạ hoài. Tôi với ông hồi nào tới giờ đâu có quen mà sao ông cứ làm khổ tôi hoài vậy?

- Hai ta phải lên quan mới được!

- Lên quan thì lên quan.

Nói tới đó thì từ đầu kia có hai vị Ban đầu đi lại, nói:

- Này Hòa thượng, hai vị muốn kéo nhau lên quan hả?

- Vâng, ta muốn thưa lên quan đây.

Hai vị Ban đầu rút dây sắt ra trói ngay đạo cô lại. Đạo cô nói:

- Hai vị Ban đầu, các ông làm không đúng rồi đấy, tôi cùng với Hòa thượng kéo nhau lên quan, tại sao chỉ trói tôi mà không trói Hòa thượng?

- Lão gia chúng tôi ở đây có quy củ là nếu có đạo cô xích mích với Hòa thượng rủ nhau lên quan thì phải trói đạo cô lại chớ không trói Hòa thượng.

Đạo cô nghe nói như vậy mới không cãi nữa. Sự thật trong có một đoạn sự tình. Nhân vì tại địa phương huyện Giang Âm có xảy ra hai vụ án mạng, nên quan huyện mới phái các sai nhân đi bắt các đạo cô.

Tại huyện Giang Âm có một vị Ban đầu họ Hoàng tên Nhân, ông ta có một người em tên là Hoàng Nghĩa, mở một tiệm bán đồ trang sức. Hai anh em ở nhà riêng. Một hôm Hoàng Nhân phải đi xuống làng biện án, trong nhà chỉ còn một mình vợ là Ngô Thị Ở ba gian Bắc phòng rộng thênh thang. Hoàng Nhân phải đi biện án đến bốn năm ngày mới trở về, trước khi đi, kiếm em mình là Hoàng Nghĩa, nói:

- Anh phải đi xuống làng biện án đến bốn năm ngày mới về được, ngày mai chú đem cho chị hai điếu tiền để chi dùng hàng ngày nhé! Chừng nào về, anh sẽ trả lại cho chú.

- Anh cứ đi đi! Hoàng Nghĩa nói.

Sau khi Hoàng Nhân đi rồi, hôm sau Hoàng Nghĩa đem hai điếu tiền đến giao cho chị dâu. Đến nhà Hoàng Nhân, Hoàng Nghĩa thấy trong nhà chị dâu có một vị đạo cô khoảng hơn 20 tuổi mặt trắng phù dung đang ngồi, bèn nói:

- Này chị, anh tôi không có nhà, chị Ở nhà một mình mời ba cô, sáu bà như vầy có gì tốt đâu?

Ngô Thị nói:

- Chú muốn xen vào chuyện này à? Cô ta đâu phải là đàn ông? Cả đến anh chú có ở nhà cũng không xen vào chuyện của tôi được mà!

Hoàng Nghĩa không tiện nói cặn kẽ, bèn để lại cho chị hai điếu tiền rồi về nhà. Đêm đó, Hoàng Nghĩa nhớ lại: "Chắc là có chuyện gì rồi. Anh ta không có ở nhà, ta phải đi thăm xem". Lập tức đi đến nhà chị dâu gọi cửa. Gọi đến khô cả họng mà không có ai trả lời. hai bên hàng xóm đều đổ xô ra cùng với Hoàng Nghĩa xô cửa ra xem thử. Vào đến trong nhà, Hoàng Nghĩa sợ quá hét lên một tiếng.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17/11/2011(Xem: 4329)
Tôi có ý nghĩ viết thành tập sách này vào đầu năm nay 97, nhân kỷ niệm mười năm tôi được xuất gia học đạo. Mười năm thường là cái mốc thời gian đáng nhớ cho những sự cố gì xảy ra trong một đời người. Sự cố ấy mang ý nghĩa của đổi thay dù sự đổi thay đó mang tính cách thế tục hay xuất thế. Trong đạo thầy đã dạy tôi rằng: "Sau một thời gian tu tập con cần nên cứu xét lấy mình, ngắn thì mỗi năm, dài thì năm năm, mười năm. Sau khoảng một thời gian dài ấy mà con thấy có niềm tin hơn, ý chí hơn trong sự tu tập thì đó là con đã tiến bộ. Giảm niềm tin, thiếu tinh tấn chính là con đã lui sụt. Tu tập mà không tiến bộ tức là thua sút, yếu hèn, phụ bạc công ơn thầy tổ nuôi nấng và sự thọ nhận cúng dường của đàn na thí chủ".
04/11/2011(Xem: 4064)
Tiếng súng nổ từ xa, dù lớn dù nhỏ, vẫn là chuyện thông thường không thắc mắc đối với dân Quảng Ngãi trong thời chiến tranh. Nhưng đêm nay, đêm mồng một Tết, tiếng súng nổ bên tai làm cả nhà tôi bàng hoàng. Không ai bảo ai đều giật mình thức giấc rồi chạy ào xuống nhà núp dưới chân cầu thang. Tiếng súng nổ gần quá, tôi nghe cả tiếng hô hoán: “Tiến lên!” giọng Bắc rặc của một người chỉ huy nào đó. Trời! Không lẽ mặt trận đang diễn ra trong thành phố? Tim tôi đập loạn xạ, dù mồ hôi vã ra, răng tôi vẫn đánh bò cạp. Tôi rúc vào lòng năm chị em gái và ba má của tôi. Tiếng khóc thút thít vì sợ hãi muốn oà ra nhưng tôi cố dằn lòng sợ địch quân nghe thấy. Ầm! Một trái pháo kích rớt trúng nhà phía sau của tôi. Ngói bể rơi loảng xoảng, khói đạn bay mịt mù. Tôi chỉ kịp thét lên, ôm cứng lấy má tôi, hồn như bay khỏi xác. Đó là năm Mậu Thân 1968, lúc tôi 14 tuổi.
27/10/2011(Xem: 18318)
Bùi Giáng, Người viết sách với tốc độ kinh hồn
12/10/2011(Xem: 18954)
Truyện thơ Tôn giả La Hầu La - Tác giả: Tâm Minh Ngô Tằng Giao
01/10/2011(Xem: 7254)
Hàng ngũ phật tử thường được chia là phật tử tại gia và phật tử xuất gia. Các phật tử tại gia thường được gọi là cư sĩ. Trong lịch sử đạo Phật có ghi lại chuyện một số các vị cư sĩ nổi tiếng, tuy các vị ấy không xuất gia nhưng về phương diện tu hành, thấu hiểu đạo lý thì không thua kém gì các vị đã xuất gia. Có nhiều vị cư sĩ nổi tiếng nhưng bài này chỉ xin nhắc đến ông Duy Ma Cật, bà hoàng hậu Thắng Man, cư sĩ Huệ Năng lúc chưa xuất gia và sau đó đến gia đình ông Bàng Uẩn.
25/09/2011(Xem: 3799)
Lời hát ru nhẹ nhàng mà trầm buồn da diết ấy đi vào trong cả giấc mơ của Hiền. Bao lần chị giựt mình thảng thốt ngồi bật dậy… ngơ ngác nhìn quanh. Chẳng có gì khác ngoài bóng đêm lạnh giá bao trùm hai dãy xà lim hun hút. Chốc chốc vẳng lại tiếng thạch sùng chặc lưỡi, tiếng chí chóe của mấy chú tí ưa khuấy rối trong xó tối. Và cả tiếng thở dài của ai đó dội qua mấy bức tường xanh rêu im ỉm…
24/09/2011(Xem: 2810)
Ngày xưa có một chàng trai tên là Na Á. Anh mồ côi cha từ sớm, ở với mẹ già. Nhà Na Á nghèo, anh phải làm nghề đánh cá để nuôi thân, nuôi mẹ.
24/09/2011(Xem: 2835)
Một hôm em bé ngồi trong bóng cây trú nắng, gió cũng thổi mát quá, em ngủ quên, đến lúc thức dậy, thì đàn trâu đã đi mất. Em tìm khắp cánh đồng mà chẳng thấy.
21/09/2011(Xem: 2819)
Tờ Chú (có nghĩa là anh đen) nghèo nhất làng. Họ nghèo lắm, nghèo đến nỗi không có một con dao mẻ để phát nương, một cái thuổng để đào củ mài.
21/09/2011(Xem: 2690)
Ngày xưa, ở xã Đại An gần cù lao Huân tỉnh Khánh Hòa có một đôi vợ chồng già không có con cái. Ông bà ở trong một căn nhà lá dựng bên vách núi, làm nghề trồng dưa.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]