Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

117. Phụng đường dụ, chém cả bọn Vân Long

20/10/201814:58(Xem: 7177)
117. Phụng đường dụ, chém cả bọn Vân Long

te dien hoa thuong


Tế Công Hoạt Phật
(Tế Điên Hòa Thượng)
Đồ Khùng dịch
(bút hiệu của HT Thích Minh Cảnh)

***

Chương 117:

Phụng đường dụ, chém cả bọn Vân Long

Nghe hung tin, hai quỷ náo pháp trường


Khi tới pháp trường, Kim diện quỷ Tiêu Lượng và Luật lịnh quỷ Hà Thanh nghe người ta bảo:

- Trời sáng ra, sai sự mới tiến hành.

Dòm thấy trước mặt có một quán rượu, hai người vén rèm bước vào, trong quán thực khách khá đông. Phổ ky dòm thấy cả hai có dáng vẻ khác thường. Kim diện quỷ Tiêu Lượng đội mũ đỏ, tiễn tụ bào màu tía, lưng thắt dây tơ, chân mang giày đế mỏng, ngoài khoác hờ chiếc áo anh hùng rộng bằng đoạn màu lam, có thêu mấy đóa mẫu đơn tuyệt đẹp, mày to mắt lớn. Luật lịnh quỷ với gương mặt màu vàng nhạt, mặc áo chẽn màu thúy lam, đều có vẻ khác người. Phổ ky lật đật chạy đến lau dọn bàn mời hai người ngồi và dọn cơm rượu lên. Khi ăn, hai người nghe thực khách kế bên bàn tán lăng xăng:

- Tên Hoa Vân Long này ở Lâm An gây chuyện trời long đất lở, nào là giết người ở am Ô Trúc, giết người ở Thái Sơn lầu, trộm phụng quan ngọc chúc ở Tần tướng phủ. Nếu không phải Tế Công Hòa thượng mang người đi bắt thì mã khoái đừng hòng rớ tới lông chân tên giang dương đại đạo này.

Nghe Hoa Vân Long bị Hòa thượng bắt, Tiêu Lượng và Hà Thanh rủ rỉ bàn nhau:

- Hôm nay trước hết cướp pháp trường cứu Hoa nhị ca ra, rồi chúng mình sẽ tìm ông Hòa thượng đó giết quách báo thù cho Hoa nhị ca luôn thể.

Mới bàn tới đó, hai người thấy từ bên ngoài một Hòa thượng kiếc đi vào. Trong thực khách có người la:

- Ai như Tế sư phó tới kìa?

Người khác hỏi:

- Thánh tăng tới rồi sao?

Tế Điên nói;

- Xin các vị chớ làm ồn! Ta chính là Hòa thượng bắt Hoa Vân Long đây. Bắt Hoa vân Long chính là tạ Nếu ai không phục thì cứ đến tìm ta!

Tiêu Lượng, Hà Thanh thấy Tế Điên, trong bụng nghĩ thầm: "Té ra ông Hòa thượng kiếc này bắt Hoa nhị ca của ta đây mà! Hôm nay chúng ta cướp pháp trường trước rồi đi theo ông ta xem ở chùa nào, tối lại mình tính ông là xong".

Tế Điên đảo mắt một vòng, rồi bước tới chiếc bàn kế hai người ngồi xuống kêu rượu thịt ăn nhậu. Không bao lâu, những người bên ngoài la ó ồn cả lên:

- Sai sự đến rồi!

Từ phương Bắc, một đoàn xe chở tù đi lại, cứ hai quan nhân đẩy một chiếc xe. Xe đầu là Trấn sơn báo Điền Quốc Bổn, hai tay bị trói chặt, lưng giắt một chiếc thẻ. Điền Quốc Bổn nói rất rành mạch:

- Tại hạ là Điền Quốc Bổn. Diêm vương ra lịnh canh ba chết, ai dám chần chờ đến canh năm? Sống có nơi, chết có chỗ, ta là anh hùng đường đường chánh chánh, hào kiệt liệt liệt oanh oanh, chết có sợ gì? Tuy nhiên thân bị phép nước, đành phải chịu thôi!

Thiết thối viên hầuVương Thông ngồi ở xe thứ hai, mở miệng mắng lớn:

- Ta họ Vương tên Thông. Ta không phải là hung phạm giết người hay cường đạo trộm ngựa. Ta chỉ vì muốn báo cừu cho thế huynh, định giết Tri phủ Dương Tái Điền, chẳng mat nhỡ việc không thành nên thân bị phép vua như thế này! Ta dù chết cũng trọn tình bằng hữu. Sau khi chết rồi thành âm hồn ta theo bắt sống Dương Tái Điền mới thôi!

Trên xe thứ ba là Dã kê lựu tử Lưu Xương, tên này gục đầu yểu xìu, tự nghĩ: "Mình vô duyên vô cớ bị Hoa Vân Long lôi kéo, bất kể thủ phạm tòng phạm, bị chung một xuồng! Chính mình bây giờ không còn lòng dạ nào hết".

Đặng Thành ở xe thứ tư, Dương Khánh ở xe thứ năm cũng yếu xìu như bong bóng xì hơi như Lưu Xương.

Hoa Vân Long ở xe thứ sáu, dòm quanh một lượt, cười nhạt tự nói:

- Các vị hãy nghe cho kỹ: Tại hạ chính là Càn khôn đạo thử Hoa Vân Long đây! Ta từ khi sanh ra đến nay giết người có đến hàng trăm. Cái gì ngon đều ăn qua, cái gì đẹp đều đã mặc, bậc đại trượng phu sống có gì vuỉ Thì chết có sợ gì? Ta hôm nay thân chịu quốc pháp, sống hơn 20 năm như thế này là quá trưởng thành rồi. Ở nơi kia, các bạn ta đều là chí thân, được sống làm người một chỗ, chết đi cùng làm quỷ một nơi có sao đâu! Các vị khôn hơn ta hãy kêu bọn họ cùng đi với ta cho vui!

Mọi người ồn ào như ong vỡ chợ, lúc đó trong quán rượu mấy người ưa nhiệt náo cũng lật đật chạy ra xem. Kim diện quỷ Tiêu Lượng, Luật lịnh quỷ Hà Thanh nghe sai sự đã đến bèn rút dao ra, báo hại phổ ky sợ quá lật đật chui xuống gầm bàn hô hoán:

- Chưởng quỹ ơi, cứu mạng!

Tiêu Lượng vừa rút dao ra đưa lên, còn Hà Thanh chưa kịp rút dao ra thì Tế Điên dùng tay chỉ một cái, miệng niệm "Án sắc lịnh hích" trồng cứng hai người lại. Tế Điên bên bàn kia đứng dậy, bên này hai người vẫn không nhúc nhích. Kế nghe bên ngoài hô lớn:

- Dao ngọt thiệt!

Đầu Hoa Vân Long rớt xuống. Đám đông giải tán. Tế Điên bước ra ngoài nói:

- Chưởng quỹ ơi! Ghi sổ cho ta nhé!

- Được, được, để tôi ghi sổ cho sư phụ. Đồ đệ của sư phụ có dặn: Bất luận tiền nhiều ít, sư phụ không cần trả, đến quý ba Dương đại gia sẽ trả một lần.

- Chưởng quỹ nè! Ta xin ông một món, ông cho không?

- Hòa thượng cần thứ nào?

- Ta xin các ông một trái dưa đèo nhé!

- Hòa thượng cứ cầm về đi!

Tế Điên ôm một trái dưa đèo bước ra khỏi quán, vừa đi vừa hát khúc sơn ca:

Tiếc thay người đời chẳng biết "Không", 

Mê hoa đắm rượu tỏ anh hùng,

Nhọc nhằn rốt cuộc về chầu Tổ,

Số hết đến kỳ giũ tay không.

Khéo léo nào hơn mèo bắt chuột,

Thời gian thấm thoát tợ tên bay,

Thảng như lực kiệt tinh thần hết,

Thây chết đành vùi chốn huyệt sâu.

Suy đi nghĩ lại tỏ tường,

Nam kha giấc mộng cũng ngần ấy thôi!

Gấp vội vội, Tây lại Đông,

Loạn cào cào, vinh với nhục,

Tơ lơ mơ, vùn vụt đã năm canh.

Trăm năm cuộc thế xoay vần,

Lên voi xuống chó nhọc nhằn, mộng thôi!

Tỉnh ra nào có ai đâu,

Vui buồn cảnh mộng chỉ toàn rỗng không.

Nói chi đến hoàng hậu sang giàu,

Nói chi đến quan to cực phẩm,

Nói chi đến vương hầu nghiệp cả,

Nói chi đến ngũ bá công cao,

Nói chi đến Tô Tần khéo thuyết,

Nói chi đến Hạng Võ anh hùng!

Ta ở đây đứng chẳng cần yên,

Ngồi nằm tự ý,

Mở mắt say nhận rõ lẽ cùng thông.

Nhìn thấy bản lai diện mục,

Thấu suốt tự tại dung thông

Hồng trần cuồn cuộn, đất trời thỉ chung.

Chỉ cần ngũ uẩn giai không, 

Khứ lai tự tại, thong dong tháng ngày.

Tiêu Lượng, Hà Thanh bấy giờ mới nhúc nhích được, hãy còn chưa tỉnh ngộ, muốn giết Tế Điên. Hai người lật đật trả tiền rượu, rồi theo dõi phía sau. Tế Điên đi một mạch về thẳng chùa Linh Ẩn. Thầy giữ cửa hỏi:

- Lão Tế mới về đó hả?

- Xin chào các vị.

Tế Điên đứng lại trước cửa mà chẳng chịu vào trong, lại nói:

- Ta ở phòng phía Tây nơi trái phía Tây của Đại Hùng bửu điện, từ phía Bắc đếm lại cách một căn, ta ở tại đó. Ai muốn thanh toán hay muốn giết Hòa thượng ta thì cứ việc đến đó.

Thầy giữ cửa nói:

- Cái ông này bữa nay nói nửa điên nửa khùng gì vậy? Ai mà cừu thù với ông đâu nào?

Tế Điên không đáp nói:

- Nói cho hai đứa bay nghe rõ ràng rồi đấy!

Tiêu Lượng, Hà Thanh nghe nói thế, nghĩ bụng: "Thế thì hay quá! Tối nay mình khỏi đi kiếm cho mất công!".

Hai người thấy Tế Điên bước vào chùa bèn tìm một quán rượu ăn uống no say lại tìm một quán trọ nghỉ ngơi, chờ đến trống đổ canh hai mới lấy đồ dạ hành ra. Mình mặc áo tam xoa thông khẩu dạ hành, khắp mình quấn quanh dây gút, trước ngực mang túi bát bửu, bên trong gồm thiên lý hỏa, đèn tự sáng, chìa khóa, quần bằng đoạn màu đen, vớ màu lam, đùi vẽ hoa rằn ri, chân mang giày đế mỏng, dao cắm trong bao da màu. Hai người ra khỏi nhà trọ thi triển thuật phi thiềm tẩu bích thẳng đến chùa Linh Ẩn. Vào trong chùa tìm đến chái nhà Tây nhìn xuống. Các nơi đều ngủ cả, chỉ có phòng phía Tây cách đầu phía Bắc một gian là còn đèn sáng. Hai người đền bên cửa sổ xoi lỗ nhìn vào. Chỉ thấy trong phòng có một chiếc giường và một cái bàn, ngoài ra không có gì cả. Trên tường có treo một hũ sành màu vàng đựng nửa hũ dầu, đang cháy ngọn leo lét. Trong chùa có quy củ: Mỗi đêm một người được quản dầu cấp cho hai muỗng canh dầu. Hôm nay Tế Điên xin thêm, quản dầu không chịu cấp. Tế Điên nói:

- Ta không ở chùa hơn hai tháng, ông tính sồ ngày cấp gộp lại cho ta đi!

Quản dầu không biết nói sao, bèn đong thêm cho Tế Điên hai muỗng dầu nữa. Hai người dòm thấy Tế Điên tay cầm bầu rượu, miệng nói lẩm bẩm:

- Sống có chỗ, chết có nơi, tối hôm qua ta mộng thấy chẳng lành, mộng thấy gáo dừa bị chúc xuống. Hôm nay không chừng có tên giặc nào đó đến giết ta cũng nên!

Tiêu Lượng, Hà Thanh vẫn không hiểu ý. Giây lát thấy Tế Điên kê đầu lên quả dưa đèo nằm ngủ, Tiêu Lượng nói:

- Chú canh nghe, để ta giết ổng!

Hà Thanh gật đầu. Tiêu Lượng vừa định mở cửa, nghe Tế Điên la:

- Đồ chết dầm! Mày lớn mật dữ a!

Tiêu Lượng sợ hết hồn! Kế nghe Tế Điên la:

- Mày muốn cắn ta hả? Cái con chuột cống này!

Tiêu Lượng nghe nói biết Tế Điên nói với con chuột. Đợi một lát lâu, nghe Tế Điên ngủ rồi, Tiêu Lượng lại định mở cửa, nghe Tế Điên la:

- Đồ quỷ này, mày muốn chết hả? Mày định hại ta à?

Tiêu Lượng tim đập thình thình. Kế nghe Tế Điên nói:

- Hay cho con bò cạp này, suýt chút nữa ta hết ngủ. Muốn ngủ mà ngủ cũng không được vì tụi mày!

Tiêu Lượng nghĩ thầm: "Nói sao mà đúng lúc quá!". Không biết làm sao, Tiêu Lượng lại phải chờ đến trống điểm canh ba, nghe Tế Điên ngáy lên như sấm bèn bước vào phòng, trước hết thổi tắt ngọn đèn đang cháy leo lét đi, đoạn trải miếng giấy dầu ra trên đất rồi đưa tay mò mẫm. Tiêu Lượng mò trúng chiếc đầu tóc ngắn bèn phụp một cái, chặt đứt lìa rồi bỏ vào tấm giấy dầu gói lại. Đoạn tót ra ngoài cùng với Hà Thanh lên nóc trở về nhà trọ. Tiêu Lượng nói:

- Chúng ta đi tìm anh Dương Minh để nói cho ảnh biết phải trái mới được! Hoa Vân Long cùng 36 anh em kết bái là do anh Dương Minh gởi lục lâm thiếp, truyền lục lâm tiễn để mọi người quen biết nhau. Bây giờ Hoa Vân Long phạm tội ở Lâm An, tại sao anh ấy không đếm xỉa gì hết?

- Phải đấy! Hà Thanh nói:

Hai người bắt đầu lên đường, đói ăn khát uống, ngày đi đêm nghỉ. Ngày kia hai người đến thôn Như Ý, Phụng Hoàng Lãnh, huyện Ngọc Sơn, tỉnh Giang Tây. Tới trước cổng nhà Oai trấn bát phương Dương Minh, hai người ngước nhìn, đồng "a" lên một tiếng, nhớ lại...
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17/11/2011(Xem: 4327)
Tôi có ý nghĩ viết thành tập sách này vào đầu năm nay 97, nhân kỷ niệm mười năm tôi được xuất gia học đạo. Mười năm thường là cái mốc thời gian đáng nhớ cho những sự cố gì xảy ra trong một đời người. Sự cố ấy mang ý nghĩa của đổi thay dù sự đổi thay đó mang tính cách thế tục hay xuất thế. Trong đạo thầy đã dạy tôi rằng: "Sau một thời gian tu tập con cần nên cứu xét lấy mình, ngắn thì mỗi năm, dài thì năm năm, mười năm. Sau khoảng một thời gian dài ấy mà con thấy có niềm tin hơn, ý chí hơn trong sự tu tập thì đó là con đã tiến bộ. Giảm niềm tin, thiếu tinh tấn chính là con đã lui sụt. Tu tập mà không tiến bộ tức là thua sút, yếu hèn, phụ bạc công ơn thầy tổ nuôi nấng và sự thọ nhận cúng dường của đàn na thí chủ".
04/11/2011(Xem: 4063)
Tiếng súng nổ từ xa, dù lớn dù nhỏ, vẫn là chuyện thông thường không thắc mắc đối với dân Quảng Ngãi trong thời chiến tranh. Nhưng đêm nay, đêm mồng một Tết, tiếng súng nổ bên tai làm cả nhà tôi bàng hoàng. Không ai bảo ai đều giật mình thức giấc rồi chạy ào xuống nhà núp dưới chân cầu thang. Tiếng súng nổ gần quá, tôi nghe cả tiếng hô hoán: “Tiến lên!” giọng Bắc rặc của một người chỉ huy nào đó. Trời! Không lẽ mặt trận đang diễn ra trong thành phố? Tim tôi đập loạn xạ, dù mồ hôi vã ra, răng tôi vẫn đánh bò cạp. Tôi rúc vào lòng năm chị em gái và ba má của tôi. Tiếng khóc thút thít vì sợ hãi muốn oà ra nhưng tôi cố dằn lòng sợ địch quân nghe thấy. Ầm! Một trái pháo kích rớt trúng nhà phía sau của tôi. Ngói bể rơi loảng xoảng, khói đạn bay mịt mù. Tôi chỉ kịp thét lên, ôm cứng lấy má tôi, hồn như bay khỏi xác. Đó là năm Mậu Thân 1968, lúc tôi 14 tuổi.
27/10/2011(Xem: 18306)
Bùi Giáng, Người viết sách với tốc độ kinh hồn
12/10/2011(Xem: 18949)
Truyện thơ Tôn giả La Hầu La - Tác giả: Tâm Minh Ngô Tằng Giao
01/10/2011(Xem: 7251)
Hàng ngũ phật tử thường được chia là phật tử tại gia và phật tử xuất gia. Các phật tử tại gia thường được gọi là cư sĩ. Trong lịch sử đạo Phật có ghi lại chuyện một số các vị cư sĩ nổi tiếng, tuy các vị ấy không xuất gia nhưng về phương diện tu hành, thấu hiểu đạo lý thì không thua kém gì các vị đã xuất gia. Có nhiều vị cư sĩ nổi tiếng nhưng bài này chỉ xin nhắc đến ông Duy Ma Cật, bà hoàng hậu Thắng Man, cư sĩ Huệ Năng lúc chưa xuất gia và sau đó đến gia đình ông Bàng Uẩn.
25/09/2011(Xem: 3795)
Lời hát ru nhẹ nhàng mà trầm buồn da diết ấy đi vào trong cả giấc mơ của Hiền. Bao lần chị giựt mình thảng thốt ngồi bật dậy… ngơ ngác nhìn quanh. Chẳng có gì khác ngoài bóng đêm lạnh giá bao trùm hai dãy xà lim hun hút. Chốc chốc vẳng lại tiếng thạch sùng chặc lưỡi, tiếng chí chóe của mấy chú tí ưa khuấy rối trong xó tối. Và cả tiếng thở dài của ai đó dội qua mấy bức tường xanh rêu im ỉm…
24/09/2011(Xem: 2808)
Ngày xưa có một chàng trai tên là Na Á. Anh mồ côi cha từ sớm, ở với mẹ già. Nhà Na Á nghèo, anh phải làm nghề đánh cá để nuôi thân, nuôi mẹ.
24/09/2011(Xem: 2830)
Một hôm em bé ngồi trong bóng cây trú nắng, gió cũng thổi mát quá, em ngủ quên, đến lúc thức dậy, thì đàn trâu đã đi mất. Em tìm khắp cánh đồng mà chẳng thấy.
21/09/2011(Xem: 2818)
Tờ Chú (có nghĩa là anh đen) nghèo nhất làng. Họ nghèo lắm, nghèo đến nỗi không có một con dao mẻ để phát nương, một cái thuổng để đào củ mài.
21/09/2011(Xem: 2688)
Ngày xưa, ở xã Đại An gần cù lao Huân tỉnh Khánh Hòa có một đôi vợ chồng già không có con cái. Ông bà ở trong một căn nhà lá dựng bên vách núi, làm nghề trồng dưa.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]