Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

20. Triệu Bân đang đêm dò tướng phủ

13/10/201809:51(Xem: 6508)
20. Triệu Bân đang đêm dò tướng phủ

te dien hoa thuong


Tế Công Hoạt Phật
(Tế Điên Hòa Thượng)
Đồ Khùng dịch
(bút hiệu của HT Thích Minh Cảnh)

***

Chương 20:
Triệu Bân đang đêm dò tướng phủ
Vương Hưng vô cớ bị nghiêm hình 

Có thơ rằng:

Đông lạnh nhà nhà cắm liễu xanh

Giữ xuân xuân cứ mãi trôi nhanh

Rượu ngon ta cứ tu bằng thích

Con cháu hòa vui cứ trưởng thành.

A hoàn túc trực bên ngoài, nghe tiếng động vội chạy vào lượm đèn đốt như cũ. Phu nhân cũng thức giấc bước vào, hỏi:

- Đại nhân gặp việc gì có vẻ kinh hoàng thế?

Thừa tướng nói:

- Ta đang xem sách, bỗng nhiên tinh thần mỏi mệt, thiếp vào trong mộng, gặp một điềm lạ thường: Ta thấy lão Thái sư trở về nhà, tay chân bị xiềng trói, có quỷ tốt theo áp tải, quở ta ở dương gian làm ác quá nhiều. Ta định ngưng dỡ lầu Đại Bi và thả các ông Tăng cho rồi. Phu nhân thấy việc đó như thế nào?

Phu nhân nghe rồi cười nói:

- Đại nhân là người đọc sách thánh hiền, sao lại đi tin những chuyện dị đoan nhảm nhí như thế?

Thừa tướng nghe vợ nói như thế, bèn tạm gác ý định đó. Hỏi a hoàn:

- Đã mấy canh rồi?

A hoàn thưa: Trống vừa đổi sang canh hai.

Thừa tướng dặn: Hãy truyền dụ là canh ba đêm nay ta sẽ ra thư phòng thẩm vấn Điên tăng. Không phạt nặng ông này không được!

Vừa nói câu đó, bỗng nghe từ ngọn đèn cầy trong nhà phát lên mấy tiếng hù hù, ngọn lửa phóng cao lên cả thước.

Thừa tướng ngạc nhiên hỏi:

- Cái gì thế?

Ngọn đèn bỗng nhỏ lại bằng hạt táo, chao đi chao lại, bỗng chốc lại lóe cao rồi trở lại như cũ, ba lần như vậy. Thừa tướng rút bảo kiếm trấn trạch nhắm ngay ngọn đèn chém xuống. Ngọn đèn bỗng chẻ thành hai ngọn. Thừa tướng chém thêm mấy chục kiếm nữa. Cả phòng nhấp nháy hàng trăm ngọn đèn. Lại nghe vú già kêu:

- Ngoài cửa có con quỷ lớn. Sợ chết đi được!

Một a hoàn la:

- Không xong, dưới ghế có một con quỷ ngồi xổm, nhe răng nhọn hoắt!

- Ối chà, bên rèm lại có một con quỷ, đầu lắc lư!

Thừa tướng bảo vú già đánh kiểng bảo bọn gia nhân vào đánh quỷ. Vú già, a hoàn chạy ra cửa hô hoán lên, bọn gia đinh bên ngoài chạy vào, nghe trong nhà quỷ loạn vội chạy đến trước Thừa tướng chờ dạy việc. Vừa chạy đến nội xá, bỗng nghe nhiều tiếng nhốn nháo:

- Không xong rồi, tướng công ơi! Có con quỷ bứt gong.

- Không xong rồi, tướng công ơi! Có con quỷ chết treo.

- Không xong rồi, tướng công ơi! Có con quỷ cụt đầu.

- Ô, ô, lại có con quỷ hút máu, rượt cắn người ta.

Đó là Tế Công thi triển pháp Phật mà ra.

Nhơn vì Thừa tướng phái 20 tên gia nhân ở phòng ngoài canh chừng các Hòa thượng. Tần Thăng trong bọn nói:

- Công việc của chúng ta đây không phải dễ. Suốt đêm hôm qua ta không chợp mắt được tí nào, hôm nay lại lãnh việc này nữa. Ta có nghĩ như vầy: Bọn mình mỗi đứa bỏ ra 200 tiền, hùn nhau mua rượu thịt làm một bữa nhậu. Canh hai đêm nay, chúng ta cùng đánh chén, đến canh ba Thừa tướng thẩm vấn các Hòa thượng ở thư phòng, tưởng cũng chẳng nhỡ việc nào. Các chú nghĩ sao?

Mọi người đồng thanh: Tốt, tốt lắm! Thế thì tiến hành!

Cả bọn chung đậu được bốn điếu, phái một người đi mua rượu thịt đem về. Mới chưa hết canh một, trong bọn có kẻ nói:

- Thôi chúng ta nhậu đi!

Mọi người cùng dọn rượu thịt ra. Tế Điên nói:

- Xin các vị đại từ đại bi cho Hòa thượng ta một chén với. 

Tần Thăng nói:

- Làm Hòa thương không được uống rượu, sao ông lại đòi rượu? Hòa thượng dạy người ta không được giết người, trộm cắp, dâm dật, nói láo, uống rượu là năm điều giới cấm. Ông đòi uống rượu, há không phạm giới hay sao?

Tế Điên nghe nói, cười khà khà đáp:

- Quản gia tuy biết một mà không biết hai. Trong đó còn có biết bao nhiêu điều hay lạ! Trời có sao rượu, đất có suối rượu, người có thánh rượu. Rượu hợp với muôn việc, rượu hòa tính tình. Thánh Trọng Ni lấy rượu làm đạo, để giữ điều hòa đấy.

Tần Thăng nói: Ông Hòa thượng biết nói hay như vậy, ta cho ông một chén đây.

Nói rồi rót một ly rượu đưa đến. Tế Điên tiếp lấy, cười lớn:

- Ha ha ha!

Ngày dài tợ năm, nhàn mới biết

Việc lớn bằng trời, rượu cũng thôi.

Ngâm rồi, tợp một miếng cạn ráo, nói: Xin quý vị vui lòng cho một chén nữa.

Tần Thăng nói: Đã được cho một chén rồi, lại còn đòi nữa, thiệt không biết xấu hổ chút nào?

Tế Điên nói: Ông không cho cũng được, cả đến một chén xã giao cũng không có nữa sao?

Tần Thăng lại rót thêm một chén nữa.

Tế Điên uống lại nói: Rót thêm một chén nữa cho đủ ba chén đi.

Tần Thăng nói: Không được đâu! Cái này đâu phải để cho ông, còn phần người khác nữa chớ!

Tế Điên cười hà hà, nói: Thôi được, không cho thì ta tự lấy uống vậy.

Đoạn cầm ly rượu niệm liền mấy câu: "Án sắc hích, mau mau mau!". Tức thì trong chén, rượu đầy tràn. Tế Điên uống liền mấy chén nữa, rồi để chén xuống. Mấy người trong bọn cũng muốn cũng muốn uống rượu, đưa chén giành nhau rót. Nào dè bình đã khô queo, một giọt cũng không.

Mọi người đều nói: Hồi sớm mua đồ ăn còn tiền mà, đem bình ra mua thêm đi.

Rượu mua rồi giây lát cũng hết sạch. Riêng Tần Thăng không nói một lời, buồn bực kiếm chỗ lánh mặt. Ai nấy say vùi, ngũ nằm la liệt.

Tế Điên thấy ai nấy ngủ vùi mới tháo xiềng sắt ra đi về phía nội viện báo ứng. Bọn ác nô của Thừa tướng hàng ngày cậy thế chủ nhân, ra ngoài tác ma tác quái bị Tế Điên hoá phép di đảo đánh cho một trận, lắc cho một hồi, chính là để báo ứng đó.

Đang đi, Tế Điên thấy một người đang cắp dao từ phía Bắc xăm xăm đi tới. Nhìn kỹ lại thì chính là Thám nan thủ vật Triệu Bân…

Nhắc lại Triệu Bân từ ngày giúp Tế Điên giả làm thần Vi Đà, trộm Ngũ lôi bát quái thiên sư phù, vào phủ Thừa tướng gặp Y Sĩ Hùng và đưa về nhà ra mắt Triệu thái thái. Y Sĩ Hùng ở chơi mấy hôm rồi từ biệt ra đi. Triệu Bân vẫn bán lẽ trái cây ở Tây Hồ, thấy vô số quan binh kéo đi rầm rộ về phía chùa Linh Ẩn. Triệu Bân thấy có người quen trong quân ngũ, bèn chạy lại hỏi thăm, mới biết là Tế Điên đánh quản gia của Thừa tướng, Thừa tướng phát lịnh điều binh đến vây chùa, bắt trói ông Tăng khùng dẫn về Tướng phủ, định đánh cho chí chết.

Triệu Bân nghe rồi thất kinh, nghĩ thầm: "Tế Công có ơn cứu mạng tạ Bây giờ người bị nạn, làm sao ta không cứu được?" Lại nghĩ: "Hồi hôm mẹ ta há không nói với ta về đạo tu thân đó sao? Được rồi, để tối nay chờ lúc mẹ ta ngủ say, ta cắp dao thái rau đi giết quách tên Thừa tướng gian ác đi cho rồi, báo thù cho sư phụ Tế Công trưởng lão". Nghĩ rồi, chậm chậm trở về nhà.

Lão thái thái hỏi: Hôm nay sao con không bán?

Triệu Bân nói: Bữa nay trong mình con không khỏe.

Thái thái nói: Không khỏe thì về nhà nghỉ.

Tối lại, đang lúc Triệu Bân thấp thỏm chờ mẹ ngủ say để ra đi, bỗng nghe có tiếng gõ cửa. Triệu Bân khó chịu nghĩ: "Chắc mẹ ta thức dậy quá". Tiếng gõ cửa lại nổi lên gấp hơn. Triệu Bân chạy ra xem, thì ra là bà Vương ở đối diện.

Bà Vương nói:

- Này Triệu Bân, xin phiền cậu một chút! Nhơn vì thằng Vương Hưng nhà tôi sáng nay đi bán trái cây, ngang qua phủ thừa tướng bị giữ lại. Lúc giữa trưa lại có một chiếc kiệu nhỏ đưa đến bảo thằng bé nhà tôi bị chứng thổ tả, bảo vợ nó đi tiếp giúp. Mãi tới giờ này chưa thấy bọn nó trở về nhà, tôi thấy không an tâm chút nào! Nhà tôi lại không có ai, xin phiền cậu đi dọ hỏi giùm.

Triệu Bân dạ dạ nhận lời. Anh ta là người thật tâm làm việc nghĩa nên lật đật cho mẹ hay rồi thay đổi y phục, giắt theo con dao thái rau, đi ra cửa, nhắm hướng Tần phủ mà đi đến. Trời đã tối, gánh trái cây của Vương Hưng vẫn còn để đó, có anh chàng Quách Tứ gác lộ giữ giùm. Triệu Bân thấy có người quen bèn hỏi:

- Này Quách Tứ, chú Vương Hưng đâu rồi?

Quách Tứ đáp:

- Té ra là Triệu cạ Anh hỏi Vương Hưng ở đâu hả? Hồi sáng này nhị công tử của Thừa tướng kêu anh ta vào hầu. Anh ta nhờ tôi coi chừng giùm. Tôi bán giùm anh ta cũng bộn bộn. Tôi có việc bận, chờ anh ta hoài mà không thấy trở ra. Dọ hỏi tin tức, bọn gác cửa không thèm trả lời, tôi cũng không biết chuyện gì xảy ra cho anh ta nữa.

Từ biệt Quách Tứ, Triệu Bân lần dò hỏi thêm mấy chỗ nữa cũng chẳng được tin tức gì hơn. Trống điểm canh hai, lật đật trở lại tướng phủ, tìm một chỗ vắng người, rún mình nhảy thót lên mái nhà, định tìm giết Thừa tướng để trả thù cho Tế Điên. Nào ngờ đi vào bên trong, từ nóc nhà dòm xuống thấy đèn đuốc sáng lờ mờ phản chiếu gương mặt bọn gia nhân mờ mờ ảo ảo như bầy oan quỷ. Triệu Bân nhìn thấy phát khiếp, lật đật bỏ đi qua phía Tây. Đến một hoa viên, từ nóc nhà nhìn ra tứ phía, Triệu Bân thầm nghĩ: "Hoa viên này chắc không phải nằm trong tướng phủ. Nhà ai ở sát vách tường vậy cà?". Nhìn một hồi lâu thấy ở phía Đông bắc có một tòa trang viện, đèn đuốc sáng lóa. Triệu Bân bèn nhảy xuống men lại gần xem, thì thấy chung quanh trồng cây quế thơm phức. Phía Bắc có một cái cửa thông, qua cửa là một dãi tường hoa, ở giữa có một bàn cờ tướng kẻ bằng vôi trắng. Tòa nhà này chính là ba gian Liêm Nguyệt đài ờ phía Bắc, Đông Tây phối phòng cũng đều có ba gian như vậy. Triệu Bân để mắt nhìn vào: Sau bức rèm tre, ánh đèn chiếu sáng tỏa, mọi vật bên trong rõ ràng trước mắt. Trên chiếc bàn bát tiên chất đầy cả trái cây tươi ngon đủ loại, sơn hào hải vị chẳng thiếu thứ chị Triệu Bân nghĩ thầm: "Chà, sẵn đây ta chén một bữa no say rồi đi kiếm giết chết thằng Thừa tướng chó đó cũng chưa muộn". Hăm hở đi vào được mấy bước, bỗng lại sực tỉnh, tự trách: "Triệu Bân ơi Triệu Bân! Mi khùng quá! Nhỡ trong nhà có ai người ta bắt gặp rồi mày chui ngả nào? Chi bằng kiếm một viên đá ném vào thử xem!". Nghĩ rồi, mò kiếm được viên gạch nhỏ, nhằm bức rèm ném tới. Đó là phép ném đá dò đường của khách lục lâm thường dùng. Nếu trong nhà có người sẽ có tiếng hỏi, hoặc có chó, sẽ sủa gâu gâu vì có tiếng động.

Sau khi ném gạch vào bức rèm và chờ một lát, không thấy động tĩnh chi, Triệu Bân rất mừng vì biết trong nhà không có ai, mới mạnh dạn đi vào. Vừa bước lên thềm, bỗng nghe bên trên có tiếng kêu:

- Ái chà! Có đại ca tới! Mau cứu em với!

Triệu Bân cả kinh, ngước đầu nhìn kỹ, té ra là hai vợ chồng Vương Hưng, cả mình đầy máu, đang bị treo ngược ở xà nhà.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17/11/2011(Xem: 4329)
Tôi có ý nghĩ viết thành tập sách này vào đầu năm nay 97, nhân kỷ niệm mười năm tôi được xuất gia học đạo. Mười năm thường là cái mốc thời gian đáng nhớ cho những sự cố gì xảy ra trong một đời người. Sự cố ấy mang ý nghĩa của đổi thay dù sự đổi thay đó mang tính cách thế tục hay xuất thế. Trong đạo thầy đã dạy tôi rằng: "Sau một thời gian tu tập con cần nên cứu xét lấy mình, ngắn thì mỗi năm, dài thì năm năm, mười năm. Sau khoảng một thời gian dài ấy mà con thấy có niềm tin hơn, ý chí hơn trong sự tu tập thì đó là con đã tiến bộ. Giảm niềm tin, thiếu tinh tấn chính là con đã lui sụt. Tu tập mà không tiến bộ tức là thua sút, yếu hèn, phụ bạc công ơn thầy tổ nuôi nấng và sự thọ nhận cúng dường của đàn na thí chủ".
04/11/2011(Xem: 4064)
Tiếng súng nổ từ xa, dù lớn dù nhỏ, vẫn là chuyện thông thường không thắc mắc đối với dân Quảng Ngãi trong thời chiến tranh. Nhưng đêm nay, đêm mồng một Tết, tiếng súng nổ bên tai làm cả nhà tôi bàng hoàng. Không ai bảo ai đều giật mình thức giấc rồi chạy ào xuống nhà núp dưới chân cầu thang. Tiếng súng nổ gần quá, tôi nghe cả tiếng hô hoán: “Tiến lên!” giọng Bắc rặc của một người chỉ huy nào đó. Trời! Không lẽ mặt trận đang diễn ra trong thành phố? Tim tôi đập loạn xạ, dù mồ hôi vã ra, răng tôi vẫn đánh bò cạp. Tôi rúc vào lòng năm chị em gái và ba má của tôi. Tiếng khóc thút thít vì sợ hãi muốn oà ra nhưng tôi cố dằn lòng sợ địch quân nghe thấy. Ầm! Một trái pháo kích rớt trúng nhà phía sau của tôi. Ngói bể rơi loảng xoảng, khói đạn bay mịt mù. Tôi chỉ kịp thét lên, ôm cứng lấy má tôi, hồn như bay khỏi xác. Đó là năm Mậu Thân 1968, lúc tôi 14 tuổi.
27/10/2011(Xem: 18318)
Bùi Giáng, Người viết sách với tốc độ kinh hồn
12/10/2011(Xem: 18953)
Truyện thơ Tôn giả La Hầu La - Tác giả: Tâm Minh Ngô Tằng Giao
01/10/2011(Xem: 7254)
Hàng ngũ phật tử thường được chia là phật tử tại gia và phật tử xuất gia. Các phật tử tại gia thường được gọi là cư sĩ. Trong lịch sử đạo Phật có ghi lại chuyện một số các vị cư sĩ nổi tiếng, tuy các vị ấy không xuất gia nhưng về phương diện tu hành, thấu hiểu đạo lý thì không thua kém gì các vị đã xuất gia. Có nhiều vị cư sĩ nổi tiếng nhưng bài này chỉ xin nhắc đến ông Duy Ma Cật, bà hoàng hậu Thắng Man, cư sĩ Huệ Năng lúc chưa xuất gia và sau đó đến gia đình ông Bàng Uẩn.
25/09/2011(Xem: 3799)
Lời hát ru nhẹ nhàng mà trầm buồn da diết ấy đi vào trong cả giấc mơ của Hiền. Bao lần chị giựt mình thảng thốt ngồi bật dậy… ngơ ngác nhìn quanh. Chẳng có gì khác ngoài bóng đêm lạnh giá bao trùm hai dãy xà lim hun hút. Chốc chốc vẳng lại tiếng thạch sùng chặc lưỡi, tiếng chí chóe của mấy chú tí ưa khuấy rối trong xó tối. Và cả tiếng thở dài của ai đó dội qua mấy bức tường xanh rêu im ỉm…
24/09/2011(Xem: 2810)
Ngày xưa có một chàng trai tên là Na Á. Anh mồ côi cha từ sớm, ở với mẹ già. Nhà Na Á nghèo, anh phải làm nghề đánh cá để nuôi thân, nuôi mẹ.
24/09/2011(Xem: 2833)
Một hôm em bé ngồi trong bóng cây trú nắng, gió cũng thổi mát quá, em ngủ quên, đến lúc thức dậy, thì đàn trâu đã đi mất. Em tìm khắp cánh đồng mà chẳng thấy.
21/09/2011(Xem: 2819)
Tờ Chú (có nghĩa là anh đen) nghèo nhất làng. Họ nghèo lắm, nghèo đến nỗi không có một con dao mẻ để phát nương, một cái thuổng để đào củ mài.
21/09/2011(Xem: 2690)
Ngày xưa, ở xã Đại An gần cù lao Huân tỉnh Khánh Hòa có một đôi vợ chồng già không có con cái. Ông bà ở trong một căn nhà lá dựng bên vách núi, làm nghề trồng dưa.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]