Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

61. Gởi vợ con, anh hùng rời bản xứ

17/10/201820:47(Xem: 6980)
61. Gởi vợ con, anh hùng rời bản xứ

te dien hoa thuong


Tế Công Hoạt Phật
(Tế Điên Hòa Thượng)
Đồ Khùng dịch
(bút hiệu của HT Thích Minh Cảnh)

***

Chương 61:
Gởi vợ con, anh hùng rời bản xứ

Thấy khác thường, Lý Bình nổi tâm nghi


Mã Tịnh vừa múa bài giản xong, bên ngoài có tiếng khen:

- Giỏi quá!

Mã Tịnh ngó thấy một vị Hòa thượng già, mặt như trăng rằm, mình mặt tăng y màu thẫm, cầm xâu chuỗi 108 hạt. Mã Tịnh vừa thấy người này, mặt mày biến sắc, vội quăng cặp giản, chạy ra quỳ xuống, thưa:

- Tại mấy vị ấy năn nỉ quá!

Trong lúc đó, mọi người nhốn nháo hỏi:

- Ủa, Mã đại gia chạy đi đâu kìa? 

Lý Bình thấy vậy nói:

- Chà không xong rồi, thúc phụ của anh Mã Tịnh đã về rồi đấy!

Hòa thượng vừa mới tới chính là Thiên lý độc hành Mã Nguyên Chương. Ông ấy đi du phương mới về, vào nhà hỏi chị dâu:

- Mã Tịnh đi đâu rồi?

Vợ Mã Tịnh là Hà thị nói:

- Có người mời đi luyện võ rồi.

Mã Nguyên Chương nghe đáp, đùng đùng nổi giận nói:

- Cha chả, cái thằng này! Họ Mã nhà ta ở đây bao nhiêu năm không ai biết nhà ta là giặc; bộ nó sợ người ta không biết hay sao mà đi rêu rao vậy kìa? Ta phải đi kiếm nói mới được.

Dự định đến miếu Tam Hoàng kêu Mã Tịnh về, ngặt trước mặt mọi người kêu gọi e sợ bất tiện Mã Nguyên Chương bèn cất tiếng cười nhạt. Mã Tịnh nghe thấy vội vàng chạy ra, đến trước thúc phụ, dập đầu thi lễ. Mã Nguyên Chương chẳng nói chẳng rằng quay gót trở về nhà. Về đến trong nhà mới nói:

- Này Mã Tịnh! Ngươi không biết giữ gìn chút nào hết! Họ Mã nhà ta ở tại Tiểu Nguyệt Đồn bao nhiêu năm mà có ai biết chúng ta thuộc giới lục lâm bao giờ đâu? Sao ngươi lại luyện võ khoe khoang trước mọi người như thế?

Mã Tịnh thưa:

- Thưa thúc phụ, tại lão nhân gia chưa rõ, việc này là do nghĩa đệ của con là Lý Bình năn nỉ thỉnh mời để khỏi mất sĩ diện của chú ấy.

Nói rồi bèn đem sự việc vừa rồi thuật lại. Mã Nguyên Chương nghe qua mới vỡ lẽ, bèn nói:

- Từ nay về sau không nên đi luyện tập với bọn ấy nữa!

Mã Tịnh vâng dạ. Hai chú cháu cùng vầy tiệc rượu. Mã Nguyên Chương nói:

- Ngày mai ta phải đi phỏng đạo du phương, việc chùa Tỳ Lô sẽ giao cho hai sư đệ con là Cao Khánh và Châu Lan. Nếu họ không có tiền chi dụng hàng ngày thì con chu cấp cho họ nhé.

Hôm sau, Mã Nguyên Chương lại đi du phương, Mã Tịnh ở nhà hầu hạ mẹ già. Thấy mẹ bệnh mỗi ngày một nặng thêm, Mã Tịnh bèn nghĩ: "Năm nay trong nhà không có tiền dư, rủi ro mẹ có mệnh hệ nào, mình phải làm sao đây? Lại còn phải chu cấp cho chùa Tỳ Lô nữa? Định đi làm ăn xa một chuyến, ngặt nỗi trong nhà chẳng có ai coi sóc đây. Muốn kiếm một số tiền kha khá để phòng việc cần thiết thì việc nhà phải nhờ Lý Bình coi sóc giùm mới được".

Nghĩ rồi, hôm sau Mã Tịnh đi thẳng đến quán rượu của Lý Bình. Vừa đến cửa ngõ, Lý Bình ở trong nhà chạy ra rước vào phòng chưởng quỹ. Mã Tịnh nhìn thấy Lý An nằm trên giường ho sù sụ không thôi. Mã Tịnh hỏi:

- Nhị đệ chưa khá à?

- Bệnh của chú ấy trầm trọng lắm. Đã mời nhiều thầy thuốc rồi mà cũng không thấy bớt.

- Phải rước thầy thuốc cao minh điều trị gấp cho chú ấy mới được! Hôm nay ta đến tìm hiền đệ là vì một việc này. Ta muốn nhờ hiền đệ một việc. Ta định đi xa một chuyến mà trong nhà mẹ già bệnh hoạn, chị dâu hiền đệ yếu không coi xuể việc nhà. Sau khi ta đi rồi, mai chiều rảnh việc hiền đệ ghé qua coi việc nhà giùm tạ Gặp lúc thiếu tiền chi dụng thì hiền đệ cứng tạm cho ta, lúc về bao nhiêu xin hoàn lại cho hiền đệ.

- Anh đã xem tôi như là em út, cần gì phải nói đến chuyện hoàn lại. Huynh trưởng không phải dặn dò, tiểu đệ cũng phải cố gắng làm tròn bổn phận. Anh định chừng nào đi?

- Ta định ngày mai khởi hành.

- Nếu ngày mai anh đi thì ngày mốt tôi sẽ đến nhà anh. Mỗi ngày tôi sẽ đem cho lão thái thái hai điếu tiền chi dụng; nếu có việc gì cần thêm, chỉ cần tẩu tẩu bảo cho biết, tôi sẽ đem tới ngaỵ Thời gian lâu quá tôi không hứa chắc, chớ năm, ba tháng tôi có thể tạm ứng được.

- Thế thì tốt quá! Ta xin kiếu về để sửa soạn khởi hành.

Mã Tịnh về nhà thu thập hành lý, bảo với Hà thị:

- Sau khi ta đi rồi, chú Lý Bình có đến đưa tiền, nàng cứ nhận lấy. Ta đã có dặn kỹ chú ấy rồi. Nếu có cần thêm điều chi cứ hỏi mượn Lý Bình, ta về sẽ trả lại cho chú ấy. Ta đi chuyến này lâu lắm khoảng hai tháng, ít nhất là 40 ngày ta sẽ trở về. Hàng xóm có hỏi thăm ta, bảo với họ là ta đi thu thuến nhé!

Dặn dò xong, hôm sau Mã Tịnh khở hành.

Qua hôm sau, Lý Bình nghĩ rằng: "Mã đại ca phó thác việc nhà cho ta, ta phải qua coi ngó mới được". Nghĩ rồi bèn giao việc quán cho phổ ky, cầm theo 2 điếu tiền đi sang nhà Mã Tịnh. Còn cách không xa, Lý Bình thấy có một người đàn bà từ trong nhà Mã Tịnh đi ra, nhìn kỹ chính là Hà thị. Hà thị hôm ấy ăn mặc rất sang trọng, sửa soạn rất đẹp đẽ. Lý Bình nghĩ thầm: "Mã đại ca ta ở nhà, gia pháp rất nghiêm, bình thường đàn bà con gái không bao giờ ra cửa lớn; hôm nay đại ca ta mới vừa đi khỏi lại xảy ra có chuyện lộn xộn như thế này? E có duyên cớ chi đây? Ta phải vào gặp lão thái thái để hỏi thăm việc này mới được".

Nghĩ rồi, Lý Bình sửa soạn đi tới trước, kế nghe sau lưng có người gọi:

- Lý đại gia!

Lý Bình ngó lại thì là một tên phổ ky trong quán. Lý Bình hỏi:

- Có việc gì thế?

- Trong phố có người tìm ông.

Lý Bình phải quay về. Người đến tìm là Dương Vạn Niên ở tiệm bán áo quan. Gặp Lý Bình, Dương Vạn Niên nói:

- Lý đại gia, tôi đợi ông cả buổi này. Hồi lúc đầu mướn nhà có ông là người đứng làm chứng, khi làm giấy tờ có điều khoản được quyền lấy lại chớ không trừ tiền thế chân. Bây giờ chủ nhà lấy nhà lại cho người khác mướn, lờ luôn tiền thế chân của tôi nữa. Họ lấy lại cũng không được, vì tôi mở tiệm, họ phải đền tiền tổn thất cho tôi. Nếu không, nội vụ phải đưa lên quan thôi!

- Dương đại ca, anh đừng nóng nảy vội, hãy về lo việc buôn bán đi. Để tôi tìm chủ nhà thương lượng với họ. Phàm việc gì cũng phải có tình có lý mới được.

Lý Bình lập tức tìm chủ nhà phân giải. Công việc ổn thỏa thì trời đã sụp tối. Lý Bình nghĩ: "Thôi, ngày mai mình hãy đến nhà anh Mã Tịnh vậy!".

Hôm sau Lý Bình giắt mấy điếu tiền theo, trước khi đi dặn dò phổ ky:

- Mi ở nhà coi chừng tửu quán cho cẩn thận, ta đi lại nhà Mã đại gia một chút.

Lý Bình vừa đến ngã tư, dòm sang thấy đôi cánh cửa cổng nhà Mã Tịnh mở ra, Hà thị áo quần lòe loẹt lại đi về hướng thôn Đông. Lý Bình bước nhanh lên mấy bước, dự tính đón đầu Hà thị để hỏi mà thấy Hà thị đi mau quá đã đến khúc quanh rồi. Lý Bình nghĩ lại: "Ta đến hỏi lão thái thái xem chị ấy đi đâu cho biết?".

Đến trước cổng nhà Mã Tịnh, Lý Bình định đưa tay gõ cửa thì đằng kia một phổ ky nhỏ chạy tới thở hổn hển:

- Lý đại gia, Lý đại gia! Không xong rồi! Ông hãy về quán ngay mới được! Có một thằng cha bợm rượu vào trong quán ăn uống rồi gây sự đánh nhau với người bàn gần. Cha đó cầu bầu rượu đập lỗ đầu người kia, không biết chết sống ra sao nữa! Quan địa phương đi vắng, ông phải về gấp mà coi.

Lý Bình không còn cách nào hơn là phải về quán rượu. Quả nhiên có hai tên bợm rượu, nhân nói chuyện mích lòng rồi đánh nhau, trong đó có một người cùng phố. Mọi người cùng xúm lại khuyên can, lộn xộn hết cả buổi mới êm, khỏi phải đưa tới quan. Xong việc thì trời đã chiều tối. Lý Bình tự nhủ: "Ngày nay cũng lại không đi được, thôi thì ngày mai vậy!".

Ngày hôm sau, việc của quán xong thì đã đứng bóng, Lý Bình bèn bỏ theo mấy điếu tiền đi ra khỏi quán. Vừa đến ngã tư, Lý Bình thấy Hà thị đã tới đầu thôn Đông rồi. Lý Bình nghĩ thầm: "Lạ này! Mã đại ca của mình không có ở nhà, vợ ảnh ba ngày liên tiếp chưng dọn se sua đi ra cửa, e rằng trong đó có tình tiếp chi đây".

Rồi lại nghĩ: "Không xong rồi! Điệu này chồng vừa đi khỏi, vợ sanh lang, con bất hiếu! Ta không nên đến đó thì hơn! Thảng như vợ ảnh gặp mình nói ra những lời trây trúa vô liêm sỉ, mình làm sao thuận tình làm chuyện thương thiên bại lý được? Mình cùng với Mã đại ca là bạn bè tri kỷ, mình quyết không thể làm việc vô lễ ấy được! Còn như mình không thuận tình, vợ ảnh xấu hổ quá thành giận. Chừng Mã đại ca trở về, vợ ảnh nói mình tới nhà dắt bầy dê theo. Mã đại ca thế nào lại không nghe theo lời ỏn thót đó!".

Ngẩn ngơ một hồi rồi thở dài một tiếng: "Đáng tiếc, Mã đại ca của ta là một vị anh hùng lại gặp nhằm người vợ trắc nết như thế!". Rồi Lý Bình tự bảo: "Tại sao mình không đến chờ ở đầu thôn Đông xem chị ấy chừng nào về?". Nghĩ rồi bèn đi thẳng đến đầu thôn Đông, chờ đến quá canh hai mà chẳng thấy Hà thị trở về, Lý Bình bèn quay về quán rượu. Từ đó, để tránh sự hiềm nghi, Lý Bình không đến nhà Mã Tịnh nữa.

Thì giờ thấm thoát, ngày tháng như thoi đưa, không mấy chốc mà đã hai tháng. Mã Tịnh ra đi chuyến này trúng lớn, gặp phải cháu của La tướng đi trấn nhiệm Thái thú bên ngoài, đồ đạc đem theo lỉnh kỉnh. Mã Tịnh đón đường lột sạch chất đầy túi đem đi. Trên đường về, Mã Tịnh lấy ra một số vàng bạc tế nhuyễn bán đổi một số thổ sản chất lên lưng lừa trở về. Đến Tiểu Nguyệt Đồn, Mã Tịnh cho chất hàng hóa vào kho rồi vào thăm lão thái thái, thấy bệnh mẹ vẫn trầm trọng như cũ. Hà thị thấy chồng trở về nhà lật đật lo chuẩn bị trà nước cơm rượu điểm tâm. Mã Tịnh hỏi:

- Nương tử, từ hôm ta đi đến nay, Lý Bình hiền đệ có đưa tiền đến nhà cho ta xài không? Có đến nhà ta không và đến trước sau mấy lần?

Hà thị nghe nói, đáp:

- Ông bạn của anh tốt quá! Từ hôm anh ta đi tới giờ chưa tới đây lần nào hết, cũng không có đưa một đồng nào cả. Tôi may có mấy lượng bạc để dành đem ra sử dụng. Anh ta chỉ ở nhà uống rượu tì tì thôi! Thật là người vô ơn phụ nghĩa chẳng ai bằng! Mã Tịnh nghe nói, trong lòng rất là bất bình. Ăn cơm xong, Mã Tịnh lựa ra ít món lễ vật, nói:

- Để ta đem lễ vật này tặng Lý Bình, xem khi gặp ta, Lý Bình nói sao cho biết?

Nói rồi ra cửa đến thẳng quán rượu của Lý Bình. Tới nới, Mã Tịnh hỏi:

- Này phổ ky, chưởng quỹ của chú có ở nhà không?

- Dạ có đang ở nhà trong.

Mã Tịnh bèn đi thẳng vào trong. Lý Bình thấy Mã Tịnh đến, lật đật ra nghênh tiếp. Mã Tịnh vốn là người đại trượng phu, mặt không đổi sắc, cười hề hề nói:

- Này hiền đệ, ta đem đến biếu hiền đệ ít món ăn chơi, toàn là mấy thứ hiền đệ ưa thích đó.

- Huynh trưởng tối với em quá, xin mời vào bên trong ngồi.

Sau khi nhận lễ vật xong, hai người vào bên trong ngồi. Ngồi một ngồi lâu mà Lý Bình chẳng mở lời nào. Mã Tịnh hỏi:

- Hiền đệ lúc này buôn bán có khá không?

- Ế ẩm quá, chắc là phải đóng cửa thôi!

- Còn nhị đệ có khá không?

- Sắp chết đến nơi rồi.

Đáp xong, Lý Bình lặng thinh hồi lâu mới nói:

- Này Mã đại ca! Tôi có một câu chuyện muốn nói với anh, mà nói ra sợ mất tình anh em giữa chúng tạ Có ý muốn nói với anh mà khó mở miệng ra lời!

- Hiền đệ có việc gì khó nói dữ vậy? Cứ nói cho ta nghe đi!

Lý Bình bèn thong thả thuật lại những việc mình chứng kiến đã quạ Mã Tịnh nghe nói đùng đùng nổi giận, khí tức cành hông, muốn trở về nhà hỏi cho ra lẽ.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17/11/2011(Xem: 4329)
Tôi có ý nghĩ viết thành tập sách này vào đầu năm nay 97, nhân kỷ niệm mười năm tôi được xuất gia học đạo. Mười năm thường là cái mốc thời gian đáng nhớ cho những sự cố gì xảy ra trong một đời người. Sự cố ấy mang ý nghĩa của đổi thay dù sự đổi thay đó mang tính cách thế tục hay xuất thế. Trong đạo thầy đã dạy tôi rằng: "Sau một thời gian tu tập con cần nên cứu xét lấy mình, ngắn thì mỗi năm, dài thì năm năm, mười năm. Sau khoảng một thời gian dài ấy mà con thấy có niềm tin hơn, ý chí hơn trong sự tu tập thì đó là con đã tiến bộ. Giảm niềm tin, thiếu tinh tấn chính là con đã lui sụt. Tu tập mà không tiến bộ tức là thua sút, yếu hèn, phụ bạc công ơn thầy tổ nuôi nấng và sự thọ nhận cúng dường của đàn na thí chủ".
04/11/2011(Xem: 4064)
Tiếng súng nổ từ xa, dù lớn dù nhỏ, vẫn là chuyện thông thường không thắc mắc đối với dân Quảng Ngãi trong thời chiến tranh. Nhưng đêm nay, đêm mồng một Tết, tiếng súng nổ bên tai làm cả nhà tôi bàng hoàng. Không ai bảo ai đều giật mình thức giấc rồi chạy ào xuống nhà núp dưới chân cầu thang. Tiếng súng nổ gần quá, tôi nghe cả tiếng hô hoán: “Tiến lên!” giọng Bắc rặc của một người chỉ huy nào đó. Trời! Không lẽ mặt trận đang diễn ra trong thành phố? Tim tôi đập loạn xạ, dù mồ hôi vã ra, răng tôi vẫn đánh bò cạp. Tôi rúc vào lòng năm chị em gái và ba má của tôi. Tiếng khóc thút thít vì sợ hãi muốn oà ra nhưng tôi cố dằn lòng sợ địch quân nghe thấy. Ầm! Một trái pháo kích rớt trúng nhà phía sau của tôi. Ngói bể rơi loảng xoảng, khói đạn bay mịt mù. Tôi chỉ kịp thét lên, ôm cứng lấy má tôi, hồn như bay khỏi xác. Đó là năm Mậu Thân 1968, lúc tôi 14 tuổi.
27/10/2011(Xem: 18318)
Bùi Giáng, Người viết sách với tốc độ kinh hồn
12/10/2011(Xem: 18954)
Truyện thơ Tôn giả La Hầu La - Tác giả: Tâm Minh Ngô Tằng Giao
01/10/2011(Xem: 7254)
Hàng ngũ phật tử thường được chia là phật tử tại gia và phật tử xuất gia. Các phật tử tại gia thường được gọi là cư sĩ. Trong lịch sử đạo Phật có ghi lại chuyện một số các vị cư sĩ nổi tiếng, tuy các vị ấy không xuất gia nhưng về phương diện tu hành, thấu hiểu đạo lý thì không thua kém gì các vị đã xuất gia. Có nhiều vị cư sĩ nổi tiếng nhưng bài này chỉ xin nhắc đến ông Duy Ma Cật, bà hoàng hậu Thắng Man, cư sĩ Huệ Năng lúc chưa xuất gia và sau đó đến gia đình ông Bàng Uẩn.
25/09/2011(Xem: 3799)
Lời hát ru nhẹ nhàng mà trầm buồn da diết ấy đi vào trong cả giấc mơ của Hiền. Bao lần chị giựt mình thảng thốt ngồi bật dậy… ngơ ngác nhìn quanh. Chẳng có gì khác ngoài bóng đêm lạnh giá bao trùm hai dãy xà lim hun hút. Chốc chốc vẳng lại tiếng thạch sùng chặc lưỡi, tiếng chí chóe của mấy chú tí ưa khuấy rối trong xó tối. Và cả tiếng thở dài của ai đó dội qua mấy bức tường xanh rêu im ỉm…
24/09/2011(Xem: 2810)
Ngày xưa có một chàng trai tên là Na Á. Anh mồ côi cha từ sớm, ở với mẹ già. Nhà Na Á nghèo, anh phải làm nghề đánh cá để nuôi thân, nuôi mẹ.
24/09/2011(Xem: 2833)
Một hôm em bé ngồi trong bóng cây trú nắng, gió cũng thổi mát quá, em ngủ quên, đến lúc thức dậy, thì đàn trâu đã đi mất. Em tìm khắp cánh đồng mà chẳng thấy.
21/09/2011(Xem: 2819)
Tờ Chú (có nghĩa là anh đen) nghèo nhất làng. Họ nghèo lắm, nghèo đến nỗi không có một con dao mẻ để phát nương, một cái thuổng để đào củ mài.
21/09/2011(Xem: 2690)
Ngày xưa, ở xã Đại An gần cù lao Huân tỉnh Khánh Hòa có một đôi vợ chồng già không có con cái. Ông bà ở trong một căn nhà lá dựng bên vách núi, làm nghề trồng dưa.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]