Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

09. Bị ma ám

27/11/201311:38(Xem: 19050)
09. Bị ma ám

Tự truyện của mẫu thân Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14

Tác giả: Diki Tsering

Biên tập & giới thiệu:Khedroob Thondup

Nguyên tác: Cụ Bà Diki Tsering

Việt dịch: Thích Nguyên Tạng

Diễn đọc: Pt Quảng An



9. Bị ma ám





Khi còn nhỏ, cũng giống như tất cả những đứa trẻ khác, tôi thích nghe kể chuyện. Chúng tôi ngồi xung quanh ông nội để nghe ông kể chuyện dân gian. Người lớn cũng thích nghe ông nội kể chuyện, và những lúc đó bầu không khí rất nồng ấm. Các bà các cô may vá và đan áo, còn bọn trẻ chúng tôi thì hào hứng. Tôi thừa hưởng tài kể chuyện của ông nội nên sau khi lập gia đình, tôi thường kể chuyện cho các con của tôi và trẻ con hàng xóm nghe.

Dân nông thôn của chúng tôi tin ma quỷ và tin những chuyện về tâm linh khác. Đa số chúng tôi đã gặp ma rồi. Có một loại ma được gọi là "kyirong"có thể hiện ra với nhiều hình dạng khác nhau, như con trai, con gái hay một con mèo lông xù. Tôi đã gặp loại ma này nhiều lần và nó đã làm cho tôi sợ và khổ bốn lần.

Một hôm khi tôi bị bệnh nặng, ma "kyirong" xuất hiện bên tôi trong hình dạng một cô gái nhỏ. Nó mang cho tôi một tô lớn trà Trung Hoa và đánh nhẹ trên đầu tôi. Lúc đó tôi đang nằm trên giường, khi nó đánh tôi, tôi thức dậy vì tiếng động lớn đó, dù tôi không thấy đau gì cả. Nó mời tôi uống trà, nhưng tôi từ chối. Khi cố gắng ngồi dậy trên giường, tôi nhận thấy cái tô đó đựng máu. Con ma vừa cười vừa đi ra cửa rồi biến mất.

Ở Tsongkha có một nhà kia có ma "kyirong" thường trực ở trong nhà. Gia đình này khá giả, nhưng cũng vì con ma này mà không có nhà nào chịu gả con gái cho họ, và dù con gái của gia đình này đẹp hay tài giỏi bao nhiêu cũng không có ai muốn hỏi cưới, vì người ta sợ. Cuối cùng người chủ gia đình làm cái roi bằng lông cừu, vung roi quất xung quanh nhà và nói: "Dù mày đen hay trắng, hãy hiện ra ngay. Vì mày mà các con của tao không lấy được vợ, được chồng". Con ma hoảng hốt và nó không thể ở lại trong nhà đó nữa. Chỉ sau sự kiện này, con trai và con gái nhà đó mới lấy được vợ hay chồng. Tôi nghe nói con ma này chặn người đi đường để nói với họ rằng họ không biết thế nào là không được tự do, nó nói nó rất nhớ nhà của nó.

Ma "kyirong" cũng xuất hiện ở Lhasa. Chúng tôi đã mua một con ngựa của gia đình mà con ma đã trú ngụ, và mang con ngựa theo với chúng tôi đến Lhasa. Tôi đã nằm mộng thấy một người đi vô chuồng ngựa của chúng tôi rồi cưỡi con ngựa đó đi ra, lúc đó con ngựa đang bị bệnh. Khi tôi nói với chồng tôi về giấc mộng này, ông ấy nói con ngựa chắc chắn sẽ chết. Khi trời tối con ngựa đó đã chết.

Ma "kyirong" là một nhân vật rất xấu. Nếu nó không thích ai, nó sẽ làm cho nhà cửa của người đó đảo lộn, mang đồ đạc và thức ăn ra ngoài vườn. Nó phá mọi thứ ở trong bếp, những túi lớn đựng bột mì và đậu bị lật đổ, mọi thứ sẽ lộn xộn. Con ma này có thể nghe hiểu những gì người ta nói với nó và đáp lại bằng những tiếng cười. Nó ăn cắp mọi thứ để ăn nhưng không bao giờ ăn cắp tiền.

Có lần khi tôi và con gái tôi uống trà, tôi bảo cô bé đi lấy phần thịt cừu còn dư từ bữa trước, cô bé đi tới tủ đồ ăn, nhưng phần thịt cừu đó đã biến mất. Ma "kyirong" đã lấy nó rồi. Có nhiều khi chúng tôi làm bánh nhân thịt, những xửng hấp ở trên thì đầy bánh nhưng những xửng ở dưới thì không còn cái bánh nào cả.

Ở quê hương tôi, ma "kyirong" được dung dưỡng ở một nhà hàng xóm. Nó xin chủ nhà cho nó ở đó, và đáp lại nó sẽ mang cho chủ nhà bất cứ cái gì ông muốn. Có lần một người thợ giày Hồi Giáo tới ở nhà đó trong mười ngày để làm giày. Người thợ giày nhận thấy có một căn phòng luôn được khóa kín. Không có ai đi vô hay đi ra căn phòng ấy, nhưng ở bên trong có những tiếng động lớn vang ra, cứ như là có người nào đang ngủ và ngáy ở trong đó. Người thợ giày biết ngay là ma "kyirong" đã được cho ở trong căn phòng này. Một hôm khi chủ nhà ra đồng ruộng, người thợ giày mở cửa căn phòng bước vô nhìn, người đó thất kinh hồn vía khi thấy một con mèo lớn bằng con cọp có râu trắng dài, đang nằm nghiêng và ngủ giống như một con người vậy.

Một người hầu gái của tôi có một bà dì sau khi lấy chồng nhiều năm sinh được một con trai. Một đêm bà ta thấy đứa con sơ sinh của mình đã chết, cổ của nó bị vặn gãy. Sau đó con ma "kyirong" nói với người ta rằng nó giết đứa bé vì ganh tỵ khi thấy cha mẹ đứa bé nâng niu đứa con của mình.

Cái chết của bốn đứa con của tôi cũng là do loại ma này. Sau khi sinh con trai Norbu[1], tôi có hai con trai đều bị chết. Một người con sau khi ra đời được mười ngày thì bị bệnh mắt nặng. Mắt nó sưng lên không thể mở ra được dù vào lúc cho ăn. Vào ban đêm khi ngồi bên cạnh nó, tôi nghe tiếng bước chân nặng nề vang lên ở trên trần nhà và đi lần xuống cửa sổ, rồi cánh cửa tự động mở ra, và con ma "kyirong" tới đứng cạnh tôi. Tôi sợ hãi, vội thắp mấy cái đèn lên rồi ôm con vào lòng, nghĩ rằng như vậy con ma sẽ không làm hại được con tôi. Mấy cây đèn thấp dần dần, cho tới khi tôi chìm trong bóng tối không nhìn thấy gì cả, tôi mất hết cảm giác về thực tại và thời gian. Một lúc sau, tôi nghe có tiếng trẻ con khóc ở xa….. Mở mắt ra, tôi hoảng hốt khi thấy con tôi nằm trên sàn cách tôi ba thước và đang khóc. Đèn lại được thắp sáng lên, tôi vẫn đang ngồi thẳng. Tôi không biết tại sao con tôi lại ở trên sàn cách xa tôi.

Trong mười bốn ngày sau đó, con tôi bị bệnh nặng, hai mắt sưng rất lớn, nó khóc liên tục, và tôi không thể nào dỗ cho nó nín được. Một buổi sáng tôi đã thấy có những vết cào rướm máu ở trong và xung quanh hai mắt nó, và có những vết máu trên má nó. Ba tuần sau nó không khóc nữa, nhưng nó có vẻ không có sự sống. Rốt cuộc nó mở mắt ra, tôi hoảng sợ khi thấy hai tròng mắt mầu nâu của nó đã trở thành mầu xanh. Nó bị mù.

Sau đó một thời gian, con ma này lại tới với chúng tôi, lần này trong hình dạng một ông già. Sau khi nó xuất hiện, mắt của con trai tôi lại sưng nữa. Con gái lớn nhất của tôi cũng bị đau mắt và sưng mắt. Nó bị mọc một cái mụt ở trong mắt cho tới khi nó chết. Lần này con trai của tôi không sống nổi. Nó chết khi mới được một tuổi.

Sau đó ít lâu, tôi lại sinh một con trai. Đứa con này là niềm vui của chúng tôi. Nó thông minh và lanh lợi, nhưng vì lý do nào đó, trẻ con hàng xóm sợ nó. Nếu muốn chơi ở xung quanh nhà tôi, trước hết chúng sẽ hỏi con trai của tôi có ở đó hay không, nếu có, bọn trẻ hàng xóm sẽ chạy trốn ở chỗ khác. Nó rất linh hoạt, luôn luôn ở quanh váy của tôi và xin kẹo bánh. Không may là ma "kyirong" cũng làm hại đứa trẻ này của chúng tôi. Nó bất ngờ bị bệnh tiêu chảy, không có nguyên nhân rõ ràng, nó bị bệnh trong một đêm rồi chết ngay khi mới mười tám tháng tuổi.

Vào đêm nó chết, bà dì của chồng tôi nằm mộng thấy một người lạ tới nhà chúng tôi, và khi đi ra người đó cõng đứa con nhỏ của chúng tôi trên lưng. Bà biết ngay là đã có điều gì không lành xảy ra trong nhà. Ma "kyirong" là cái mà tôi sợ nhất trong đời.




[1] Norbu là con thứ nhì của bà Diki Tsering, sinh năm 1922.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
26/07/2021(Xem: 5216)
Buổi trưa hè miền Trung, cái nắng nóng làm như ông Trời gôm hết lửa đổ xuống trần gian thiêu rụi vạn vật, không ai chịu nổi. Tất cả đều rúc hết vào nhà, đóng cửa trốn ông Trời, tranh thủ thời gian đó nghỉ ngơi. Hầu hết tìm giấc ngủ trưa để quên đi thời tiết khắc nghiệt. Chỉ riêng bốn đứa...tứ tặc gồm Nam, Thanh Du, Hiền và Bích Nga lang thang trên đường phố. Chúng la cà từ Ngã Tư Chính trung tâm phố đi lần về trường trung học Hùng Vương chỉ cách đó không xa, khoảng 15 phút đi bộ, nơi bốn đứa cùng học chung lớp đệ thất (lớp 6 bây giờ) dù Thanh Du và Hiền 12 tuổi đều hơn Nam và Bích Nga một tuổi.
24/07/2021(Xem: 3578)
Vừa trút xong gánh nặng với 94 đứa học trò trong học kỳ mùa Xuân, tôi viết đôi dòng tản mạn ngày 30/4 của 46 năm trước khi buổi sáng ngày này tướng DVM tuyên bố đầu hàng trên đài phát thanh Sài-Gòn. Má tôi là Liên Gia Trưởng nên nhà được phát cây Carbine M2 và sau đó có thêm cây Shotgun. Thỉnh thoảng tôi vẫn đem hai cây súng ra lau chùi bôi nhớt cho không bị rỉ sét. Mỗi lần như vậy Má tôi vẫn nhắc chừng: - “Cẩn thận, súng đạn vô tình nghe con!”. Tôi trả lời cho Má tôi yên tâm: - “Má đừng lo, con làm quen rồi!”. Năm 72, cao điểm của chiến tranh Việt Nam qua mùa Hè Đỏ Lửa ở Cổ thành Quảng-Trị. Không biết các trường trung học ở Đô thành Sài Gòn thế nào, nhưng ở trường Trung-Thu của chúng tôi, từ lớp 10 trở lên đều được huấn luyện quân sự học đường. Có đi tập bắn ở xạ trường Phú Lâm, và tôi có trong toán biểu diễn bịt mắt tháo ráp vũ khí trong vòng 1 phút. Buổi lễ có lập khán đài rất trịnh trọng và nhiều quan chức lớn bên Bộ Tư Lệnh CSQG đến dự. Nếu tôi không lầm, có ông Chuẩ
23/07/2021(Xem: 6423)
Mục đích ra đời của đức Phật là để cứu khổ độ sanh. Nghĩa là để hóa độ mọi loài bỏ ác làm lành, cải tà quy chánh hầu đưa họ từ mê tới ngộ, từ khổ đến vui. Gần 2000 năm, từ ngày đạo Phật truyền vào Việt Nam, chưa bao giờ có một số đông đảo Phật Giáo đồ phải xa lìa quê hương yêu dấu, bỏ nước ra đi như sau ngày 30-41975! Từ đó đến nay đã 24 năm dài, do đó, những trẻ em cùng tị nạn một lượt với cha mẹ hoặc sinh trưởng trên đất khách quê người đa số đều không thể nói, đọc, và viết tiếng Việt Nam một cách đúng đắn, trôi chảy. “Mười năm trồng cây, 100 năm trồng người,” tuội trẻ là tương lai của đất nước, rường cột của quốc gia, chúng ta không thể nào không lo xa, không vun bồi. Vì thế, chúng tôi không quản tài hèn trí cạn mạnh dạn viết và ấn hành bộ Phật Giáo của Nhi Đồng để bồi bổ vào chỗ thiếu thốn do thời thế tạo nên trên đây.
20/07/2021(Xem: 26988)
Chủ đề: 2 vị Thiền Sư: 1/Thiền Ông Đạo Giả (902 - 979) (Đời thứ 11, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi) 2/Thiền sư Sùng Phạm (1004 - 1087) (Đời thứ 11, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi) Đây là Thời Pháp Thoại thứ 258 của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Ba, 20/07/2021 (11/06/Tân Sửu) 🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 04:45pm (giờ Montreal, Canada) - 10:45pm (giờ Paris, France) - 02:45am (giờ Saigon, Vietnam) 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia) Facebook: https://www.facebook.com/ThichNguyenTang/ https://www.facebook.com/quangducwebsite Website: https://quangduc.com Tel: 03. 9357 3544 Email: [email protected]
22/06/2021(Xem: 3666)
Sáng nay tham dự buổi livestream tiếng chuông khuya do TT Thích Nguyên Tạng thỉnh chuông . Nhìn dung mạo trang nghiêm của Thầy con chợt liên tưởng đến Ngài ...Phương Trượng chùa Viên Giác HT Thích Như Điển , một danh tăng đức độ cao vời được Thầy Nguyên Tạng rất kính quý và đã cùng Thầy đồng hành trong những chuyến hoằng pháp Âu, Mỹ Châu nhiều năm qua , gần đây nhất vào tháng 6/ 2019 khoá tu học tại Bắc Âu mà con được hân hạnh tường thuật lại qua hình ảnh Thầy gửi về và được may mắn kính mừng sinh nhật Ngài vào 28/6 năm ấy . Năm tháng trôi qua theo vòng quay trái đất liên tục và đây có lẽ là lần thứ ba con được vinh hạnh viết lên những lời tán dương này đến Ngài để cúng dường và kính mừng sinh nhật lần thứ 72 dù chưa được hân hạnh diện kiến . Tuy đã được Ngài hứa rằng ...” sẽ có cơ hội “ khi nào lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Tu Viện Quảng Đức vào tháng 10/2020 được tổ chức . Nhưng than ôi ....đại dịch Covid 19 kinh hoàng đã xuất hiện và thời gian để tổ chức không
12/06/2021(Xem: 11452)
LỜI GIỚI THIỆU Trong sách quốc văn giáo khoa thư ngày trước đã kể mẫu chuyện như sau: Có một người đi du lịch nhiều nơi. Khi trở về nhà, kẻ quen người lạ, hàng xóm láng giềng đến thăm, hỏi rằng: - Ông đi du lịch nhiều nơi, vậy nơi nào theo ông đẹp hơn cả? Người kia không ngần ngại đáp ngay: - Chỉ có quê hương tôi là đẹp hơn cả! Mọi người không khỏi ngạc nhiên, nhưng càng ngạc nhiên mà càng suy gẫm thì mới thấy có lý. Ai đã du lịch nhiều nơi, ai đã sống lang thang phiêu bạt ở nước ngoài mới có dịp cảm thấy thấm thía "quê hương tôi là đẹp hơn cả", đẹp từ cọng rau, tấc đất, đẹp với những kỷ niệm vui buồn, đẹp cho tình người chưa trọn, đẹp vì nghĩa đạo phải hy sinh…
10/06/2021(Xem: 14368)
NGỎ Từ khi vào chùa với tuổi để chỏm, Bổn sư thế độ đã trao cho tôi bản kinh "Phật thuyết A-di-đà" bằng chữ Hán, bản dịch của ngài Cưu-ma-la-thập và dạy phải học thuộc lòng, rồi theo đại chúng đi thực tập tụng kinh vào mỗi buổi chiều. Học và tụng thuộc lòng ngâm nga vào mỗi buổi chiều, mà chẳng hiểu gì, nhưng tôi lại rất thích. Thích không phải vì hiểu mà thích là vì được tụng kinh, lời kinh của Phật. Thích không phải vì hiểu, mà thích vì niềm tin xuất gia của mình được đặt trọn vẹn vào thời kinh mình đang tụng ấy. Và mỗi khi tụng, lại thấy gốc rễ tâm linh của mình lớn lên. Nó lớn lên mỗi khi mình tụng và nó lớn lên mỗi ngày, đến nỗi thấy cái gì ở trong chùa cũng đẹp, cũng thánh thiện và thấy ai đến chùa cũng đều phát xuất từ tâm hồn thánh thiện.
10/06/2021(Xem: 4418)
Mỗi lần đến chùa Vạn Phước, dù không chú ý, Phật tử ai ai cũng thấy Thầy Từ An, phó Trụ Trì chùa, mỗi ngày, ngoài những thời kinh, khóa tu, rảnh rỗi Thầy ra sân chùa cặm cụi nhổ cỏ gấu hết cây này đến cây kia, hết chỗ này đến chỗ nọ. Cứ xoay vần như thế ngày này qua tháng khác, năm này sang năm kia rồi khi cỏ gấu mọc lại, Thầy lại tiếp tục nhổ như một hạnh nguyện. Đặc biệt nữa, cứ mỗi lần nhổ xong một cây cỏ gấu, Thầy thường lẩm nhẩm: “Nhổ này một cây phiền não..., nhổ này một cây phiền não...“. Nhưng Thầy nhổ không bao giờ hết, vì cỏ gấu vốn là một loại cỏ dại, đã là cỏ thì rất khó tiêu diệt. Nếu xịt thuốc chỉ cháy lá hoa ở phần trên, rễ vẫn còn ở phần dưới, thậm chí có nhổ tận gốc nhưng chỉ cần sót lại một chút thân, rễ, một thời gian sau cỏ vẫn mọc lại như thường; chỉ trừ duy nhất tráng xi măng lót gạch, cỏ không còn đất sống may ra mới dứt sạch.
06/06/2021(Xem: 4958)
Truyện ngắn: Ngỡ Ngàng Hòa Thượng Thích Như Điển Lời Đầu Tập sách nhỏ nầy được đến tay Quý Vị trong hoàn cảnh thật eo hẹp, ngay cả thời giờ cũng như số trang sách. Nó không là một quyển sách trọn vẹn như nhiều người mong muốn; mà đây là một trong những mẫu chuyện ngắn của Tác giả sẽ lần lượt giới thiệu với tất cả quý độc giả trong thời gian sắp tới. Câu chuyện của một người tu - nhập thế - họ sống trong xã hội đầy chông gai và thử thách, cố vươn lên để làm tròn nhiệm vụ. Mẫu chuyện nầy mặc dầu mang nhiều màu sắc về tình cảm cá nhân nhưng đó cũng là tình cảm của một con người biết sống và biết dung hòa mọi thế đứng trong cuộc đời của một người tu sĩ trẻ.
01/06/2021(Xem: 31354)
Loạt bài giảng về Chư Vị Thiền Sư Việt Nam (do TT Thích Nguyên Tạng giảng trong mùa dịch Covid-19) Thiền Sư Khương Tăng Hội (Thiền Sư VN, giảng ngày 3/6/2021) Thiền Sư Thích Đạo Thiền (Thiền Sư VN, giảng ngày 5/6/2021) Thiền Sư Thích Huệ Thắng (Thiền Sư VN, giảng ngày 8/6/2021) Thiền Sư Tỳ Ni Đa Lưu Chi, Sơ Tổ Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi ở Việt Nam Thiền Sư Pháp Hiền, Đời thứ 1, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi Thiền Sư Thanh Biện, Đời thứ 4, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi Thiền Sư Định Không, Đời thứ 8, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi Thiền Sư Vô Ngôn Thông, Sơ Tổ Thiền Phái Vô Ngôn Thông ở Việt Nam Thiền Sư Cảm Thành, Đời thứ 1, Thiền Phái Vô Ngôn Thông Thiền Sư Thiện Hội, Đời thứ 2, Thiền Phái Vô Ngôn Thông Trưởng lão La Quí, Đời thứ 10, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi ở Thiền sư Pháp Thuận, Đời thứ 10, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi Thiền sư Vân Phong, Đời thứ 3, Thiền Phái Vô Ngôn Thông Thiền Sư Khuông Việt, Đời thứ 4, Thiền Phái Vô Ngôn Thông Thiền sư Ma Ha Ma Ya, Đời thứ 10, Thiền P
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]