Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

[221 - 230]

13/02/201217:42(Xem: 8454)
[221 - 230]

DẠO BƯỚC VƯỜN THIỀN

(333 Câu Chuyện Thiền)

Đỗ Đình Đồng góp nhặt

 

221. ANH CÓ PHẢI LÀ PHẬT TỬ KHÔNG?

Janwillem Van De Wettering, một người Hòa lan đến Nhật học Thiền vào những năm 1950, kể lại câu chuyện sau:

Một hôm tôi kiếm Han-san và thấy anh ta ngoài vườn đang chất dưa leo lên chiếc xe cút kít.

Tôi hỏi, “Anh có phải là Phật tử không?”

Han-san có vẻ là một thanh niên thôn quê giản dị, nhưng nắm bắt sự việc nhanh nhẹn.

“Tôi?” anh ta hỏi một cách ngây thơ. “Tôi học Phật giáo Thiền tông...”

Tôi nóng nảy nói, “Vâng, tôi biết. Nhưng anh có phải là Phật tử không?”

Han-san nói, “Ông biết rằng tôi không hiện hữu, tôi lúc nào cũng thay đổi. Mỗi phút tôi mỗi khác. Tôi hiện hữu theo cách mây hiện hữu. Một đám mây cũng là một Phật tử. Ông gọi tôi là Han-san và giả tưởng rằng tôi ngày hôm qua là những gì tôi sẽ là ngày hôm nay. Nhưng đó là chuyện của ông. Sự thực chẳng có Han-san nào cả. Làm sao một Han-san không thực có thể là một Phật tử được?”

Tôi nói, “Đừng có rắc rối như vậy. Tôi chỉ hỏi anh có phải là một thành viên của giáo hội Phật giáo hay không.”

Han-san hỏi, “Một đám mây có phải là một thành viên của bầu trời?”

(Chùa Chiền Trên Đất Mỹ)

222. VÌ TÔI LÀ Y SĨ

Có một y sĩ phục vụ trong quân đội, việc của ông ta là đi theo lính ra trận và chăm sóc lính khi họ bị thương trên chiến trường. . .

Nhưng hầu như lần nào sau khi y sĩ chữa được vết thương cho một người lính là y lập tức trở lại chiến trường, rồi cuối cùng bị giết chết. . .

Sau khi điều đó tái diễn nhiều lần, người y sĩ cuối cùng đã ngã quị . . .

Ông ta suy tư: “Nếu số phận của họ là như vậy, tại sao ta phải cứu họ? Nếu thuốc men của ta có ý nghĩa, thì tại sao họ trở lại đánh nhau để rồi bị giết.”

Không hiểu được làm y sĩ trong quân đội có ý nghĩa gì, ông ta cảm thấy cực kỳ bối rối và không thể tiếp tục làm việc nữa. . .

Vì vậy, ông ta vào núi tìm một Thiền sư nhờ giúp đỡ.

Sau khi học với Thiền sư mấy tháng, cuối cùng hiểu được vấn đề, ông ta xuống núi và tiếp tục hành nghề.

Từ đó về sau, khi có gì phiền phức vì nghi ngờ, ông ta chỉ nói:

- Vì tôi là y sĩ!

(Chơn Không Gầm Thét)

223. KHÔNG CẦU KHÔNG MONG

Một hôm Thiền sư Làm Tế Nghĩa Huyền đến viếng tháp thờ Bồ-đề-đạt-ma, Thiền Tổ thứ nhất ở Trung quốc.

Ông từ giữ tháp hỏi:

- Thầy lễ bái ai trước, Bồ-đề-đạt-ma hay Phật?

Lâm Tế đáp:

- Tôi lễ bái chẳng phải Bồ-đề-đạt-ma cũng chẳng phải Phật.

Ông từ giữ tháp lại hỏi:

- Họ đã làm gì thầy?

Lâm Tế phất tay áo, xoay mình bỏ đi.

(Chơn Không Gầm Thét)

224. SỐNG Ư? CHẾT Ư?

Tiệm Nguyên và thầy là Đạo Ngô cùng đến điếu tang tại nhà một người chết.

Tiệm Nguyên bước tới vỗ quan tài người chết, hỏi Đạo Ngô:

- Y sống hay là chết?

Đạo Ngô đáp:

- Sống ư? Ta không nói. Chết ư? Ta không nói.

Tiệm Nguyên hỏi:

- Tại sao hòa thượng không nói?

Đạo Ngô đáp:

- Không nói là không nói.

Tiệm Nguyên đe dọa:

- Hoà thượng không nói, con quật ngã hòa thượng liền.

Đạo Ngô nói:

- Muốn đánh cứ đánh. Không nói là không nói.

Tiệm Nguyên nói:

- Thầy gì mà lạ thế, không chịu nói cho học trò! . . . . . . .

Sau đó ít lâu, Đạo Ngô qua đời. Tiệm Nguyên đến một Thiền sư khác tên là Thạch Sương và hỏi cùng một câu ấy.

Thạch Sương đáp:

- Sống ư? Ta không nói. Chết ư? Ta không nói.

Ngay đây Tiệm Nguyên hoát nhiên ngộ được.

Ngày hôm sau, Tiệm Nguyên vác cây cuốc đi qua đi lại trong pháp đường.

Thạch Sương hỏi:

- Ông làm gì vậy?

Tiệm Nguyên đáp:

- Tìm linh cốt tiên sư.

Thạch Sương hỏi:

- Nước lũ linh láng, sóng dậy ngập trời. Linh cốt tiên sư ở đâu mà tìm?

Tiệm Nguyên đáp:

- Là lúc tận lực vậy.

(Chơn Không Gầm Thét)

225. CHỈ MẶT TRĂNG

Một hôm, một ni cô tên Vô Tận Tạng hỏi Huệ Năng, Thiền Tổ thứ sáu ở Trung quốc:

- Tôi đã học kinh Niết bàn nhiều năm, nhưng có vài đoạn vẫn chưa hiểu thấu đáo. Sư có thể giải thích giùm không?

Huệ Năng đáp:

- Tiếc là tôi không đọc được. Nhưng nếu cô đọc vài đoạn cho tôi nghe, tôi sẽ giúp cô hiểu được.

Ni cô ngạc nhiên hỏi:

- Chữ còn chưa biết làm sao biết nghĩa?

Huệ Năng đáp:

- Chữ và đạo không quan hệ nhau. Có thể so sánh đạo với mặt trăng, và chữ với ngón tay. Tôi có thể dùng ngón tay để chỉ mặt trăng và cô không cần ngón tay của tôi để thấy mặt trăng, phải không?

(Chơn Không Gầm Thét)

226. KHỈ TRONG CHUỒNG

Một hôm Ngưỡng Sơn hỏi Thiền sư Hồng Ân:

- Thấy tánh là thế nào?

Hồng Ân cho một ví dụ:

- Giống như một cái chuồng có sáu cửa, bên trong có nhốt một con khỉ. Nếu phía đông có người kêu “khẹt khẹt”, bên trong khỉ cũng đáp lại “khẹt khẹt.” Tiếng kêu sẽ do sáu cửa ra vào ứng nhau.

Ngưỡng Sơn hỏi lại:

- Nếu như bên trong khỉ ngủ thì sao?

Hông Ân liền bước xuống giường thiền, một tay nắm gậy một tay nắm Ngưỡng Sơn, vừa múa vừa nói lớn:

- Khỉ ơi, khỉ ơi, ta cùng ngươi đang đối diện nhau đây.

(Thung Dung Lục)

227. VÔ TÂM

Một hôm, một ông tăng hỏi Thượng sĩ Tuệ Trung (1230-1291):

- Bạch Thượng sĩ, tôi vì sanh tử là việc lớn, vô thường nhanh chóng, song chưa biết thân này từ đâu sanh ra, chết sẽ đi về đâu?

Tuệ Trung đáp:

Giữa trời phỏng có đôi vành chuyển,

Bể cả ngại gì bọt nước xao.

Ông tăng lại hỏi:

- Thế nào là đạo?

Tuệ Trung đáp:

Đạo không có trong câu hỏi,

Câu hỏi không có trong đạo.

- Hàng đạt đức ngày xưa nói: “Không tâm tức là đạo.” Đúng chăng?

Tuệ Trung đáp:

Không tâm chẳng phải đạo,

Không đạo cũng không tâm.

Nếu họ nói “Không tâm là đạo,” thì tất cả cây cỏ đều là đạo cả sao? Bằng ngược lại nói “Không tâm chẳng phải đạo,” thì cần gì nói có không? Lắng nghe ta nói kệ đây:

Vốn không tâm không đạo,

Có đạo chẳng không tâm.

Tâm đạo vốn hư tịch,

Chỗ nào đâu đuổi tầm?

Ông tăng chợt nhận ra ý chỉ, xá lạy lui ra.

(Thiền Sư Việt Nam)

228. ĐỨA TRẺ BA TUỔI CŨNG BIẾT

Bạch Cư Dị là một nhà thơ nổi tiếng đời nhà Đường. Ông được bổ nhiệm giữ chức thái thú một vùng. Trong vùng ông quản lý có một Thiền sư được mọi người gọi là Điểu Sào, có nghĩa là cái tổ chim, vì sư hay tọa thiền trên cành cây. Một hôm Bạch Cư Dị đến viếng sư, nói:

- Chỗ thầy ngồi trên ấy thật là nguy hiểm.

Sư đáp:

- Chỗ của thái thú còn nguy hiểm hơn nhiều.

Bạch Cư Dị nói:

- Chỗ của tôi là trấn giang sơn, đâu có gì nguy hiểm.

Sư nói:

- Lửa nước qua lại, thức tánh không ngừng, sao không nguy hiểm?

Bạch Cư Dị lại hỏi:

- Phật giáo dạy điều gì?

Sư đọc bài kệ bốn câu nổi tiếng này:

Điều xấu phải tránh,

Điều tốt nên làm.

Giữ lòng trong sạch,

Là lời Phật dạy.

Song thái thú họ Bạch phản đối:

- Cái đó đứa trẻ ba tuổi cũng biết.

- Nhưng ông lão tám mươi cũng khó làm được.

Thiền sư ngồi trên cây kết luận.

(Chơn Không Gầm Thét)

229. TÔI CHỈ ĐỨNG ĐÂY THÔI

Các Thiền sư thường sống trên núi, nên thỉnh thoảng người đi đường chợt thấy có người đứng thong dong trên đỉnh cao chót vót. Họ không hiểu người kia đứng đó làm gì, và muốn biết lý do.

Một người hỏi:

- Người đứng trên đỉnh núi cao kia làm gì vậy?

Một người khác nói:

- Không hiểu, mình lên đó hỏi y xem.

Sau khi hì hục leo đến nơi, họ thấy đó là một nhà sư. Một người hỏi:

- Thầy đứng đây chờ bạn phải không?

Sư đáp:

- Không.

Một người khác hỏi:

- Vậy, chắc thầy đến đây để thở không khí trong lành, phải không?

Sư đáp:

- Không.

Người thứ ba hỏi:

- Thế thì thầy đứng đây làm gì?

Sư đáp:

- Tôi chỉ đứng đây thôi.

(Chơn Không Gầm Thét)

230. TRÊN ĐỈNH CÔ PHONG

Thiền sư Không Lộ, tịch năm 1119, là truyền nhân đời thứ chín dòng Vô Ngôn Thông.

Sư phong cách thoát tục, ăn mặc thế nào xong thì thôi, không vướng mắc vật chất thường tình, chỉ tinh chuyên thiền định, trải bao năm tu tập, ăn cây mặc cỏ, quên cả thân mình.

Sau khi đắc đạo, sư có thể bay lên không, hoặc đi trên mặt nước. Những pháp thuật thần bí của sư không đo lường được.

Tác phẩm của sư còn lưu lại gồm có bài kệ Ngôn Hoài và bài thơ Ngư Nhàn. Sau đây là bài kệ Ngôn Hoài:

Trạch đắc long xà địa khả cư,

Dã tình chung nhật lạc vô dư.

Hữu thời trực thượng cô phong đỉnh,

Trường khiếu nhất thanh hàn thái hư.

Nghĩa là:

Đất rồng rắn an cư ta chọn,

Mối tình quê vui hưởng trọn ngày.

Đầu núi thẳm có lần lên thẳng,

Lạnh trời xanh một tiếng hú dài.

(Thiền Sư Việt Nam)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
26/07/2021(Xem: 5554)
Buổi trưa hè miền Trung, cái nắng nóng làm như ông Trời gôm hết lửa đổ xuống trần gian thiêu rụi vạn vật, không ai chịu nổi. Tất cả đều rúc hết vào nhà, đóng cửa trốn ông Trời, tranh thủ thời gian đó nghỉ ngơi. Hầu hết tìm giấc ngủ trưa để quên đi thời tiết khắc nghiệt. Chỉ riêng bốn đứa...tứ tặc gồm Nam, Thanh Du, Hiền và Bích Nga lang thang trên đường phố. Chúng la cà từ Ngã Tư Chính trung tâm phố đi lần về trường trung học Hùng Vương chỉ cách đó không xa, khoảng 15 phút đi bộ, nơi bốn đứa cùng học chung lớp đệ thất (lớp 6 bây giờ) dù Thanh Du và Hiền 12 tuổi đều hơn Nam và Bích Nga một tuổi.
24/07/2021(Xem: 3623)
Vừa trút xong gánh nặng với 94 đứa học trò trong học kỳ mùa Xuân, tôi viết đôi dòng tản mạn ngày 30/4 của 46 năm trước khi buổi sáng ngày này tướng DVM tuyên bố đầu hàng trên đài phát thanh Sài-Gòn. Má tôi là Liên Gia Trưởng nên nhà được phát cây Carbine M2 và sau đó có thêm cây Shotgun. Thỉnh thoảng tôi vẫn đem hai cây súng ra lau chùi bôi nhớt cho không bị rỉ sét. Mỗi lần như vậy Má tôi vẫn nhắc chừng: - “Cẩn thận, súng đạn vô tình nghe con!”. Tôi trả lời cho Má tôi yên tâm: - “Má đừng lo, con làm quen rồi!”. Năm 72, cao điểm của chiến tranh Việt Nam qua mùa Hè Đỏ Lửa ở Cổ thành Quảng-Trị. Không biết các trường trung học ở Đô thành Sài Gòn thế nào, nhưng ở trường Trung-Thu của chúng tôi, từ lớp 10 trở lên đều được huấn luyện quân sự học đường. Có đi tập bắn ở xạ trường Phú Lâm, và tôi có trong toán biểu diễn bịt mắt tháo ráp vũ khí trong vòng 1 phút. Buổi lễ có lập khán đài rất trịnh trọng và nhiều quan chức lớn bên Bộ Tư Lệnh CSQG đến dự. Nếu tôi không lầm, có ông Chuẩ
23/07/2021(Xem: 6512)
Mục đích ra đời của đức Phật là để cứu khổ độ sanh. Nghĩa là để hóa độ mọi loài bỏ ác làm lành, cải tà quy chánh hầu đưa họ từ mê tới ngộ, từ khổ đến vui. Gần 2000 năm, từ ngày đạo Phật truyền vào Việt Nam, chưa bao giờ có một số đông đảo Phật Giáo đồ phải xa lìa quê hương yêu dấu, bỏ nước ra đi như sau ngày 30-41975! Từ đó đến nay đã 24 năm dài, do đó, những trẻ em cùng tị nạn một lượt với cha mẹ hoặc sinh trưởng trên đất khách quê người đa số đều không thể nói, đọc, và viết tiếng Việt Nam một cách đúng đắn, trôi chảy. “Mười năm trồng cây, 100 năm trồng người,” tuội trẻ là tương lai của đất nước, rường cột của quốc gia, chúng ta không thể nào không lo xa, không vun bồi. Vì thế, chúng tôi không quản tài hèn trí cạn mạnh dạn viết và ấn hành bộ Phật Giáo của Nhi Đồng để bồi bổ vào chỗ thiếu thốn do thời thế tạo nên trên đây.
20/07/2021(Xem: 27433)
Chủ đề: 2 vị Thiền Sư: 1/Thiền Ông Đạo Giả (902 - 979) (Đời thứ 11, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi) 2/Thiền sư Sùng Phạm (1004 - 1087) (Đời thứ 11, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi) Đây là Thời Pháp Thoại thứ 258 của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Ba, 20/07/2021 (11/06/Tân Sửu) 🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 04:45pm (giờ Montreal, Canada) - 10:45pm (giờ Paris, France) - 02:45am (giờ Saigon, Vietnam) 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia) Facebook: https://www.facebook.com/ThichNguyenTang/ https://www.facebook.com/quangducwebsite Website: https://quangduc.com Tel: 03. 9357 3544 Email: [email protected]
22/06/2021(Xem: 3715)
Sáng nay tham dự buổi livestream tiếng chuông khuya do TT Thích Nguyên Tạng thỉnh chuông . Nhìn dung mạo trang nghiêm của Thầy con chợt liên tưởng đến Ngài ...Phương Trượng chùa Viên Giác HT Thích Như Điển , một danh tăng đức độ cao vời được Thầy Nguyên Tạng rất kính quý và đã cùng Thầy đồng hành trong những chuyến hoằng pháp Âu, Mỹ Châu nhiều năm qua , gần đây nhất vào tháng 6/ 2019 khoá tu học tại Bắc Âu mà con được hân hạnh tường thuật lại qua hình ảnh Thầy gửi về và được may mắn kính mừng sinh nhật Ngài vào 28/6 năm ấy . Năm tháng trôi qua theo vòng quay trái đất liên tục và đây có lẽ là lần thứ ba con được vinh hạnh viết lên những lời tán dương này đến Ngài để cúng dường và kính mừng sinh nhật lần thứ 72 dù chưa được hân hạnh diện kiến . Tuy đã được Ngài hứa rằng ...” sẽ có cơ hội “ khi nào lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Tu Viện Quảng Đức vào tháng 10/2020 được tổ chức . Nhưng than ôi ....đại dịch Covid 19 kinh hoàng đã xuất hiện và thời gian để tổ chức không
12/06/2021(Xem: 11650)
LỜI GIỚI THIỆU Trong sách quốc văn giáo khoa thư ngày trước đã kể mẫu chuyện như sau: Có một người đi du lịch nhiều nơi. Khi trở về nhà, kẻ quen người lạ, hàng xóm láng giềng đến thăm, hỏi rằng: - Ông đi du lịch nhiều nơi, vậy nơi nào theo ông đẹp hơn cả? Người kia không ngần ngại đáp ngay: - Chỉ có quê hương tôi là đẹp hơn cả! Mọi người không khỏi ngạc nhiên, nhưng càng ngạc nhiên mà càng suy gẫm thì mới thấy có lý. Ai đã du lịch nhiều nơi, ai đã sống lang thang phiêu bạt ở nước ngoài mới có dịp cảm thấy thấm thía "quê hương tôi là đẹp hơn cả", đẹp từ cọng rau, tấc đất, đẹp với những kỷ niệm vui buồn, đẹp cho tình người chưa trọn, đẹp vì nghĩa đạo phải hy sinh…
10/06/2021(Xem: 14762)
NGỎ Từ khi vào chùa với tuổi để chỏm, Bổn sư thế độ đã trao cho tôi bản kinh "Phật thuyết A-di-đà" bằng chữ Hán, bản dịch của ngài Cưu-ma-la-thập và dạy phải học thuộc lòng, rồi theo đại chúng đi thực tập tụng kinh vào mỗi buổi chiều. Học và tụng thuộc lòng ngâm nga vào mỗi buổi chiều, mà chẳng hiểu gì, nhưng tôi lại rất thích. Thích không phải vì hiểu mà thích là vì được tụng kinh, lời kinh của Phật. Thích không phải vì hiểu, mà thích vì niềm tin xuất gia của mình được đặt trọn vẹn vào thời kinh mình đang tụng ấy. Và mỗi khi tụng, lại thấy gốc rễ tâm linh của mình lớn lên. Nó lớn lên mỗi khi mình tụng và nó lớn lên mỗi ngày, đến nỗi thấy cái gì ở trong chùa cũng đẹp, cũng thánh thiện và thấy ai đến chùa cũng đều phát xuất từ tâm hồn thánh thiện.
10/06/2021(Xem: 4497)
Mỗi lần đến chùa Vạn Phước, dù không chú ý, Phật tử ai ai cũng thấy Thầy Từ An, phó Trụ Trì chùa, mỗi ngày, ngoài những thời kinh, khóa tu, rảnh rỗi Thầy ra sân chùa cặm cụi nhổ cỏ gấu hết cây này đến cây kia, hết chỗ này đến chỗ nọ. Cứ xoay vần như thế ngày này qua tháng khác, năm này sang năm kia rồi khi cỏ gấu mọc lại, Thầy lại tiếp tục nhổ như một hạnh nguyện. Đặc biệt nữa, cứ mỗi lần nhổ xong một cây cỏ gấu, Thầy thường lẩm nhẩm: “Nhổ này một cây phiền não..., nhổ này một cây phiền não...“. Nhưng Thầy nhổ không bao giờ hết, vì cỏ gấu vốn là một loại cỏ dại, đã là cỏ thì rất khó tiêu diệt. Nếu xịt thuốc chỉ cháy lá hoa ở phần trên, rễ vẫn còn ở phần dưới, thậm chí có nhổ tận gốc nhưng chỉ cần sót lại một chút thân, rễ, một thời gian sau cỏ vẫn mọc lại như thường; chỉ trừ duy nhất tráng xi măng lót gạch, cỏ không còn đất sống may ra mới dứt sạch.
06/06/2021(Xem: 5015)
Truyện ngắn: Ngỡ Ngàng Hòa Thượng Thích Như Điển Lời Đầu Tập sách nhỏ nầy được đến tay Quý Vị trong hoàn cảnh thật eo hẹp, ngay cả thời giờ cũng như số trang sách. Nó không là một quyển sách trọn vẹn như nhiều người mong muốn; mà đây là một trong những mẫu chuyện ngắn của Tác giả sẽ lần lượt giới thiệu với tất cả quý độc giả trong thời gian sắp tới. Câu chuyện của một người tu - nhập thế - họ sống trong xã hội đầy chông gai và thử thách, cố vươn lên để làm tròn nhiệm vụ. Mẫu chuyện nầy mặc dầu mang nhiều màu sắc về tình cảm cá nhân nhưng đó cũng là tình cảm của một con người biết sống và biết dung hòa mọi thế đứng trong cuộc đời của một người tu sĩ trẻ.
01/06/2021(Xem: 31978)
Loạt bài giảng về Chư Vị Thiền Sư Việt Nam (do TT Thích Nguyên Tạng giảng trong mùa dịch Covid-19) Thiền Sư Khương Tăng Hội (Thiền Sư VN, giảng ngày 3/6/2021) Thiền Sư Thích Đạo Thiền (Thiền Sư VN, giảng ngày 5/6/2021) Thiền Sư Thích Huệ Thắng (Thiền Sư VN, giảng ngày 8/6/2021) Thiền Sư Tỳ Ni Đa Lưu Chi, Sơ Tổ Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi ở Việt Nam Thiền Sư Pháp Hiền, Đời thứ 1, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi Thiền Sư Thanh Biện, Đời thứ 4, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi Thiền Sư Định Không, Đời thứ 8, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi Thiền Sư Vô Ngôn Thông, Sơ Tổ Thiền Phái Vô Ngôn Thông ở Việt Nam Thiền Sư Cảm Thành, Đời thứ 1, Thiền Phái Vô Ngôn Thông Thiền Sư Thiện Hội, Đời thứ 2, Thiền Phái Vô Ngôn Thông Trưởng lão La Quí, Đời thứ 10, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi ở Thiền sư Pháp Thuận, Đời thứ 10, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi Thiền sư Vân Phong, Đời thứ 3, Thiền Phái Vô Ngôn Thông Thiền Sư Khuông Việt, Đời thứ 4, Thiền Phái Vô Ngôn Thông Thiền sư Ma Ha Ma Ya, Đời thứ 10, Thiền P
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]