Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Khách sạn mới thật Yên bình ở Bodh Gaya Trộn lẫn giữa sự Sang trọng với Tâm linh Phật giáo

14/11/202121:43(Xem: 4462)
Khách sạn mới thật Yên bình ở Bodh Gaya Trộn lẫn giữa sự Sang trọng với Tâm linh Phật giáo


Khách sạn mới thật Yên bình ở Bodh Gaya
Trộn lẫn giữa sự Sang trọng với Tâm linh Phật giáo

 

Khách sạn mới thật Yên bình ở Bodh Gaya Trộn lẫn giữa sự Sang trọng với Tâm linh Phật giáo 1
(This serene new hotel in Bodh Gaya mixes luxury with Buddhist spirituality)
Khách sạn Marasa Sarovar Premiere ở Bodh Gaya, Ấn Độ do nữ Kiến trúc sư Shimul Javeri Kadri thiết kế

Người sáng lập studio SJK Architects, một công ty kiến ​​trúc ở thành phố Mumbai, nữ Kiến trúc sư người Ấn Độ Shimul Javeri Kadri đã minh chứng cho triết lý trong thiết kế khách sạn Marasa Sarovar Premiere ở Bodh Gaya, Ấn Độ trở thành một trải nghiệm tuyệt vời theo nhiều cách khác nhau. 

Nữ Kiến trúc sư Shimul Javeri Kadri rất ấn tượng bởi sự yên bình vô bờ bến và tràn ngập khắp Bodh Gaya, khi lần đầu tiên cô đến Thánh địa Phật giáo, Di sản văn hóa Thế giới, kỷ niệm nơi Thái tử Sĩ Đạt Ta thành đạo Vô thượng Chính đẳng Chính giác hiệu là Phật Thích Ca Mâu Ni, để thảo luận về việc thiết kế xây dựng khách sạn Marasa Sarovar Premiere ở Bodh Gaya. 

Nữ Kiến trúc sư Shimul Javeri Kadri nói: "Không giống như các trung tâm hành hương khác bởi rất nhiều hối hả và nhộn nhịp, Thánh địa Phật giáo, Di sản văn hóa Thế giới, Bồ đề Đạo tràng (Bodh Gaya) có sự yên bình tuyệt vời này. Xung quanh là chư tôn tịnh đức tăng già Phật giáo với màu vàng y Giải thoát phục (Phúc điền y), công năng và phúc đức như vậy cho nên trường tồn vượt qua cả không gian, thời gian, biến thiên của sông núi thiên nhiên, triều đại, chánh kiến, con người xã hội. Những hình ảnh nhập thiền định trong sự tĩnh lặng, những lời tụng kinh cầu nguyện trầm hùng". Đây là sự yên bình mà nữ Kiến trúc sư Shimul Javeri Kadri hy vọng có thể nắm bắt được trong cơ ngơi du lịch hành hương cao cấp rộng 4 mẫu Anh, mà cô được nhận thiết kế. 

Trước đây, cô đã từng làm việc với khách hàng, khi họ giao cho cô thiết kế một khách sạn du lịch hành hương ở Tirupati, một thành phố và khu đô thị của quận Chittoor thuộc bang Andhra Pradesh, Ấn Độ. Mặc dù ban đầu họ đã tìm kiếm một mô hình cắt cookie cho các thuộc tính mà họ đã lên kế hoạch ở ba trung tâm điểm hành hương Tirupati, Bodh Gaya, and Rishikesh), nhưng cuối cùng những lý tưởng đáng yêu quý của nữ Kiến trúc sư Shimul Javeri Kadri về thiết kế, kiến trúc xây dựng quá hấp dẫn nên không thể bỏ qua: "Chúng tôi cảm thấy rằng, mỗi tác phẩm là nơi tôn vinh các phong tục, văn hóa tin ngưỡng tôn giáo, khí hậu và lịch và lịch sử văn hóa độc đáo của nơi nó tọa lạc. Một khách sạn du lịch hành hương ở Tirupati do chúng tôi thiết kế, hóa ra đã mang lại thành công vượt bậc cho khách hàng. Vì vậy, họ nhận ra rằng việc kiến tạo một tòa nhà có bối cảnh về văn hóa và khí hậu có thể rất thành công. Đối với cá nhân tôi và nhóm của tôi, chúng tôi cảm thấy vô cùng hào hứng với vốn từ vựng kiến trúc tuyệt vời, và lịch sử văn hóa mà chúng tôi có thể tiếp cận (trong khi) làm việc tại các dự án này!"

Tư duy trong thiết kế hình ảnh Đức Phật 

Nữ Kiến trúc sư Shimul Javeri Kadri được nổi tiếng bởi đã nghiên cứu nghiêm túc về đặc điểm địa lý và văn hóa của một địa phương; Bồ đề Đạo tràng (Bodh Gaya) cũng không ngoại lệ. Trước nhất cô tìm hiểu về đạo Phật, trước đó ngoài những ấn tượng không rõ ràng về tôn giáo này, và 'như vậy khi làm' cần phải truy tìm lại sự phát triển của kiến trúc độc đáo của Bồ đề Đạo tràng (Bodh Gaya). Cùng với nhà thiết kế nội thất Roshni Kshirsagar và Kiến trúc sư Vaishali Shankar (nhóm thiết kế chính của cô trong dự án) cô bắt đầu một chuyến đi đường bộ từ Patna, thủ phủ của bang Bihar, một trong những cố đô của Ấn Độ và cũng là một trong những địa điểm có dân định cư liên tục cổ nhất thế giới, đến Bồ đề Đạo tràng (Bodh Gaya) để hiểu rõ hơn về vùng đất và các Thánh tích Phật giáo này. 

Khách sạn mới thật Yên bình ở Bodh Gaya Trộn lẫn giữa sự Sang trọng với Tâm linh Phật giáo 2

Nữ Kiến trúc sư Shimul Javeri Kadri nói: "Trên đường lái xe chầm chậm qua các vùng nông thôn, ba người không thể không chú ý đến rải rác cảnh quan vô số lò nung gạch. Bodh Gayya, một thành phố ở quận Gaya, Bihar, Ấn Độ, địa điểm nổi tiếng do là nơi Đức Phật đã giác ngộ dưới cây bồ đề, với di sản 2.000 năm tuổi trong nghề sản xuất gạch nung; Một minh chứng trực quan ngoạn mục cho điều này, có thể tìm thấy tại các cơ sở tự viện Phật giáo trong khu vực, đáng chú ý nhất là ngôi đại già lam cổ tự Đại Giác Ngộ (Maha Bodhi Temple) và tàn tích Đại học Phật giáo Nālandā, một khu đại học rất quy mô của Phật giáo suốt từ thế kỷ thứ V đến thế kỷ XII. Khu đại học này từng được ghi nhận là có đến hàng vạn sinh viên và hai nghìn giáo sư, bao gồm nhiều ngành học khác nhau, và cũng là một trong những trường đại học mang tầm quốc tế đầu tiên. Đại học Phật giáo Nālandā đã phát triển rực rỡ trong thời kỳ đầu thành lập nhờ vào sự ủng hộ nhiệt tâm của các đại đế triều đại Gupta, đặc biệt là Kumaragupta, Harshavardhana (606-47), cũng như những vị vua khác của triều đại Pala.. Rõ ràng gạch là từ vựng về vật liệu, và thiết kế của toàn bộ khu vực này, và thiết kế phải bắt nguồn từ đây. Đó là điểm khởi đầu của chúng tôi"

Nhà thiết kế nội thất Roshni Kshirsagar cũng vậy, cô đã dành nhiều thời giờ tại một thư viện địa phương Mumbai, tư duy các chủ đề về Phật giáo. Cô cảm thấy rằng, bản thân đã tình cờ phát hiện ra một ý tưởng lớn, khi một học giả nghiên cứu về Phật học, đã giúp cô hiểu về Kim cương giới Mandala (Vajradhatu Mandala).

Kim cương giới Mandala (Vajradhatu Mandala), cũng gọi: Tây mạn đà la, Quả Mandala, Nguyệt luân Mandala. Một trong 2 bộ Mandala của Mật giáo, nền tảng là kinh Kim cương đỉnh. Hiện đồ Mandala Kim cương giới gồm 9 hội Mandala cấu tạo thành, vì thế còn được gọi là Cửu hội Mandala, Kim cương cửu hội, Kim cương giới cửu hội Mandala. Trong 9 hội, thì 7 hội trước là phẩm Kim cương giới, trong đó 6 hội đầu là Luân thân tự tính của đức Đại nhật Như lai, hội thứ 7 là Luân thân chính pháp của Ngài; hội thứ 8 và thứ 9 thuộc phẩm Hàng tam thế, đều biểu thị Luân thân giáo lệnh của đức Đại nhật Như lai. Cả chín hội trên đây, gọi chung là Kim cương giới Mandala.

Nhà thiết kế nội thất Roshni Kshirsagar giải thích rằng: "Nó giống như một cung điện hay hay một chính điện thờ Ngũ trí Như Lai (the five Dhyani Buddhas). Mỗi ngôi nhà được xác định bởi một cử chỉ tay mudra, một màu sắc, một mùa, một hướng chính, một yếu tố tự nhiên, v. .  Điều này đã giúp chúng tôi thiết kế 5 không gian trong khối công cộng: Lễ tân, Thư viện, Spa, Phòng chiêu đãi yến tiệc và Quán cà phê. Ngay cả các lựa chọn màu sắc cũng được hướng dẫn bởi nguyên tắc của Kim cương giới Mandala. Ví dục chúng tôi đã tìm thấy dấu hiệu của chúng tôi cho khối hồ bởi ở Bhumisparsha mudra. Màu sắc được chỉ định là màu xanh lam, hoàn toàn phù hợp với hồ bơi. Vì vậy, mọi thứ rơi vào đúng vị trí như một đại diện mang tính biểu tượng"

Cuối cùng ý tưởng thiết kế đã xuất hiện không chỉ tôn vinh khí hậu, bối cảnh và vật liệu địa phương, mà còn là Năm đức tính chính làm nền tảng cho đạo Phật: Trí tuệ, dũng khí, từ bi, nhẫn nại hoà nghị lực. (Đối với bất kỳ ai muốn biết thêm về việc thiết kế độc đáo này, được củng cố bởi các nguyên tắc Phật giáo, chính Kim cương giới Mandala được đặt trên một tấm bảng sa thạch ở lối vào khách sạn). 

Bảng tài liệu của khách sạn Marasa Sarovar Premiere ở Bodh Gaya 

Mặc dù ban đầu, nhóm SJK Architects có ý định xây dựng khu nghỉ dưỡng hoàn toàn bằng gạch nung, nhưng chủ nghĩa lý tưởng của họ đã bị vùi dập, khi nó trở thành hiện thực trên mặt đất. 

Nữ Kiến trúc sư Shimul Javeri Kadri nói: "Gạch đất nung có khả năng chịu tải kém, và chúng tôi sẽ phải đi thật sâu để đặt nền móng, sau đó sẽ liên quan đến gạch với chi phí thấp"

Trước đây những người đã hy vọng rằng, họ sẽ có cơ hội thúc đẩy sự bảo trợ của họ đối với nền kinh tế địa phương bằng việc sử dụng gạch nung. Tuy nhiên, cô nhanh chóng lưu tâm đến carbon sẽ thải ra môi trường trong quá trình sản đất nung sản xuất gạch. Cuối cùng nhóm nghiên cứu đã sử dụng kết hợp bê tông, khối bê tông khí và gạch nung có nguồn gốc từ Varanasi và Bodh Gaya. Họ cũng đang đã đổi mới khi đang trong quá trình thi công: trộn bột màu vào bê tông và thay thế ý tưởng thay vì xây gạch, đổi sang bê tông màu. Nó cũng giúp cho việc sử dụng các khối bê tông khí sẽ cách nhiệt cho cấu trúc tốt hơn 1,5 lần so với gạch, và do đó giảm chi phí điều hòa không khí tổng thể về lâu dài. 

Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu đã đặt tâm trí vào một chất liệu; mái ngói hình vảy rồng bằng đất sét được gọi là ngói 'đồng quê', được làm bởi những người nông dân trên bánh xe của người thợ gốm. 

Nữ Kiến trúc sư Shimul Javeri Kadri cho biết: "Khách hàng đề nghị chúng tôi sử dụng gạch nung do nhà máy sản xuất, nhưng tôi đã yêu cầu họ hỗ trợ nhóm của tôi về sự lựa chọn này. Được sự thúc đẩy bởi sự kiên trì của nữ Kiến trúc sư Shimul Javeri Kadri, người quản lý dự án đã kết thúc việc tìm nguồn cung ứng gạch nung từ 26 gia đình, trải rộng ở 12 ngôi làng khác nhau xung quanh Bồ đề Đạo Tràng (Bodh Gaya). 

Khái niệm về gạch nung cũng được giữ lại trong thiết kế nội thất, bằng cách sử dụng nó như một tấm ốp gạch trong phòng ngủ của khách và quán cà phê". 

Nữ Kiến trúc sư Shimul Javeri Kadri chỉ ra rằng: "Ở đây, (chúng tôi đã làm việc với) việc ốp gạch như những gì các khách sạn khác đang làm, bằng cách ốp đá và giấy dán tường"

Nhà thiết kế nội thất Roshni Kshirsagar cho rằng, triết lý thiết kế hướng dẫn của họ là về sự hạn chế, điều này cũng được chứng minh là một thách thức trong thiết kế không gian sang trọng. "Chúng tôi đã chọn vật liệu có thể dễ dàng trong bảo trì, chẳng hạn như vải lanh và bông, đồng thời chúng tôi sử dụng những bảng màu mềm mại, kín tiếng để căn phòng trông giống như một phần mở rộng của các yếu tố". Không gian nghỉ ngơi lý tưởng này có một thủy vực lớn, một thủy vực được lấy cảm hứng từ ao hoa sen của ngôi đại già lam cổ tự (Mahabodhi). 

Nhà thiết kế nội thất Roshni Kshirsagar nói: "Chúng tôi đã hình dung nó có những hoa sen tươi thắm, đầy hương sắc. Bây giờ còn đang trong ý tưởng. Nhưng một ngày nào đó, những ý tưởng tuyệt vời này sẽ thành hiện thực". Đức Phật Thích Ca Mâu Ni nói: "Sự kiên nhẫn là tâm nguyện lớn nhất". 

https://planetofhotels.com/en/india/bodh-gaya/marasa-sarovar-premiere-bodhgaya

Clip video

Marasa Sarovar Premiere Hotel, Bodh Gaya, India

https://www.youtube.com/watch?v=pIa60N7mEow


Thích Vân Phong biên dịch

(Nguồn: Architectural Digest India)


***
facebook
youtube
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
26/02/2012(Xem: 4334)
Ở trên khuôn viên của núi Mihintale hiện còn có một hang động và người ta cho rằng hang động ấy là nơi mà Tôn giả Mahinda đã ở lại đấy trong lần đầu tiên ngài đến Mihintale.
10/08/2011(Xem: 2314)
Tôi đi thăm Yên Tử thuở núi rừng còn hoang vu. Bồi hồi, xúc động. Những cội tùng già cỗi cằn, khô gầy ngạo nghễ giữa thời gian và năm tháng. Ồ, bên này là rừng trúc và bên kia là triền đá dựng. Có phải ở đây mà thuở trước là, Cửa che giáo ngọc sum ngàn mẫu. Đá trải lược châu lửng nửa vời?[1] Theo từng dốc đá rêu phong, tôi lần bước leo lên, leo lên mãi...
07/07/2011(Xem: 28382)
Lời Ban Biên Tập: Nhằm mục đích góp phần giúp thế hệ trẻ Việt Nam ở trong nước cũng như ở hải ngoại biết rõ lịch sử Việt Nam trong năm 1963 xảy ra như thế nào và nhất là để có nhận thức sâu sắc hơn về điều mà dân tộc đã khẳng định: “Phật giáo Việt Nam với dân tộc như hình với bóng, tuy hai mà một”. Cho nên chúng tôi lưu trữ vào Thư Viện Hoa Sen CÁC BẢN DỊCH TỪ KHO DỮ LIỆU BỘ NGOẠI GIAO, BỘ QUỐC PHÒNG, CƠ QUAN TÌNH BÁO TRUNG ƯƠNG & CÁC NGUỒN KHÁC đã giải mật. Các tư liệu này có liên quan đến sự kiện lớn trong lịch sử Việt Nam hiện đại. Sự việc này chắc chắn sẽ có những ý kiến ủng hộ và chống đối, nhưng lịch sử vẫn là lịch sử. Ban biên tập website Thư Viện Hoa Sen chân thành cảm tạ nhà văn Cư sĩ Nguyên Giác, Cư sĩ Nguyễn Kha, và Nhà Xuất Bản Thiện Tri Thức Publications đã gửi tặng các phiên bản vi tính điện tử và trân trong giới thiệu đến toàn thể quý độc gỉa trong và ngoài nước.
25/12/2010(Xem: 8156)
Phật giáo là một tôn giáo được đức Thích Ca Mâu Ni (Shakyamuni) truyền giảng ở miền bắc Ấn Độ vào thế kỷ thứ 6 TCN. Do đạo Phật được truyền đi trong một hơn hay 2500 năm và lan ra nhiều nơi cho nhiều chủng tộc nên lịch sử phát triển của nó khá đa dạng về các bộ phái cũng như là các nghi thức và phương pháp tu học. Ngay từ buổi đầu, đức Thích Ca, người truyền đạo Phật, đã thiết lập được một giáo hội với các luật lệ hoạt động chặt chẽ của nó. Nhờ vào sự uyển chuyển của giáo pháp, đạo Phật có thể thích nghi với các hoàn cảnh chế độ xã hội, con người, và tập tục ở các thời kỳ khác nhau, nên ngày nay Phật giáo vẫn tiếp tục tồn tại và phát triển ngay cả trong các nước có nền khoa học tiên tiến như Hoa Kỳ và Tây Âu.
23/10/2010(Xem: 3527)
Phậtgiáo là một trong những tôn giáo lâu đời nhất của nhânloại vẫn còn tồn tại và đang phát triển ngày nay. Tuy nhiêntheo dòng biến động của lịch sử thì Phật giáo cũng khôngtránh khỏi những thăng trầm. Nếu Phật giáo đã từng giántiếp hay trực tiếp mang lại chữ viết, văn hóa, triết họcvà lịch sử cho một số quốc gia trên địa cầu và đánhdấu một cấp bực tiến hóa cao độ cho kho tàng tư tưởngcủa nhân loại thì Phật giáo cũng đã từng bị hủy diệtở Ấn độ và nhiều nơi khác
12/10/2010(Xem: 3690)
Borobudurlà một kỳ quan Phật giáo tinh xảo và lớn nhất thế giới,xây dựng vào thế kỷ thứ VIII, tọa lạc cách 42 km về phíaBắc thành phố Yogyakarta, trung tâm của đảo Java, quốc giaInđônêxia, và đã được UNESCO xếp vào di sản thế giớivào năm 1991.
01/10/2010(Xem: 3482)
Lang thang trên đất nước Myanmar rộng lớn bạn sẽ không ngừng được tiếp xúc với hàng loạt xưởng thủ công tạc tượng Phật từ đá (chủ yếu là đá cẩm thạch)...
26/09/2010(Xem: 3157)
Phật Giáo là một tôn giáo ngoại lai không có nguồn gốc từ Trung Quốc, kiến trúc Phật Giáo cũng không được sinh ra từ nền kiến trúc cổ đại Trung Quốc. Phật Giáo từ Ấn Độ truyền vào Trung Quốc và phát triển ở vùng đất có nền văn minh cổ xưa này, dựa vào tư tưởng văn hóa truyền thống của Trung Quốc kết hợp thành một tôn giáo ngoại lai có sự kết hợp giữa giáo nghĩa Phật Giáo và truyền thống văn hóa Trung Quốc. Điều dễ nhận thấy nhất là nghệ thuật kiến trúc Phật Giáo Trung Quốc không phải là phiên bản của kiến trúc Phật Giáo Ấn Độ, nghệ thuật kiến trúc Phật Giáo là sự kết tinh của văn hóa Phật Giáo và truyền thống văn hóa tư tưởng Trung Quốc.
26/09/2010(Xem: 3412)
Tôn giáo là một hiện tượng xã hội nhân loại, mà khi xã hội đó phát triển đến một giai đoạn lịch sử nhất định thì sản sinh hiện tượng này. Cũng như vậy do nhu cầu tín ngưỡng cũng như sự hoằng truyền giáo nghĩa, cho nên kiến trúc của tôn giáo từ đó mà sanh.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567