Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Núi Mihintale, chiếc nôi của PG Sri Lanka

26/02/201216:38(Xem: 4312)
Núi Mihintale, chiếc nôi của PG Sri Lanka

Vàothập kỷ thứ năm của thế kỷ thứ 2 trước Tây lịch, vua A Dục đã tổ chức Đại hộikết tập kinh điển lần thứ ba tại kinh đô Pataliputra. Tại đại hội kết tập lầnnày, những tranh chấp về một số vấn đề trong giáo pháp đã được giải quyết, cácvị Tăng sĩ không thanh tịnh đã bị trục xuất khỏi Tăng đoàn và đặc biệt là đưara quyết định thành lập những đoàn Tăng sĩ đi truyền bá đạo Phật tại những quốcgia, những vùng lãnh thổ khác nhau. Tôn giả Mahinda, con trai của vua A Dục, đãđược chọn làm trưởng đoàn của một đoàn truyền giáo đi đến các khu vực phía Nam.Vị Tăng sĩ hoàng gia này và những người bạn đồng hành đã rời Pataliputra và điđến Videsha, nơi họ lưu lại trong một thời gian ngắn, có thể là họ đã ở lại tạitu viện lớn ở Sanchi. Theo sử liệu cho biết, phái đoàn có lẽ đã truyền bá Phậtgiáo một cách tích cực tại Videsha trong một thời gian trước khi đến Sri Lanka.Dù thế nào đi nữa thì phái đoàn chắc chắn đã đến Gokanna (Trincomalee cổ) vàcuối cùng dừng lại ở núi Mihintale, cách Anuradhapura13km về phía Đông.

Mihintale 6.jpg

Lối lên núi Mihintale.

VuaDevanampiya Tissa cùng với một số cận thần của ông đang đi săn trên núi thì bấtngờ bắt gặp những người lạ khoác áo choàng màu vàng. Nhà vua hơi sửng sốt trướccác nhà sư, nhưng Tôn giả Mahinda đã trấn an vua: “Tâu đức vua, chúng tôi là tusĩ, đệ tử của ấng Giác Ngộ. Chúng tôi đến từ Ấn Độ, đến đây với lòng thươngyêu đối với đức vua và dân chúng của ngài”. Tâu đức vua với những lời trấn annhư thế, rồi Tôn giả Mahinda hỏi đức vua một số câu hỏi để dò xét khả năng amtường của vua. Sau đó Tôn giả Mahinda giảng dạy cho đức vua và đoàn tùy tùng vềnhững giáo pháp căn bản của đạo Phật. Sau khi lãnh thọ giáo pháp, vua Tissa đãcung thỉnh chư Tăng đến kinh đô Anuradhapuravào ngày hôm sau để giảng dạy giáo pháp cho gia đình hoàng gia. Thể theo lờimời của vua Tissa, ngày hôm sau Tôn giả Mahinda cùng chư Tăng đã tiến vào cungđiện của vua và truyền dạy giáo pháp cho gia đình hoàng gia.

Tên ban đầu của núi Mihintale là Missaka Pabbata, sau đó thì được gọi làCetiyagiri (miền núi của những ngôi tháp), và tên hiện tại của nó tất nhiên làcó nguồn gốc từ Tôn giả Mahinda. Lúc ngài Pháp Hiển đến thăm Mihintale, có2.000 tu sĩ sống trên núi. Ngài Mahinda đã dành những năm còn lại của cuộc đờimình ở trên núi Mihintale và viên tịch ở đấy vào năm 202 trước Tây lịch. Saukhi tổ chức tang lễ trọng đại, tro cốt của ngài đã được phụng thờ trong các bảotháp trên khắp đất nước Sri Lanka, và lẽ đương nhiên là có một phần tro cốtđược phụng thờ trong một bảo tháp trên núi Mihintale. Nhà vua Devanampiya Tissađã cho tạo lập 68 hang động trên núi Mihintale để cho chư Tăng tu tập. Điều nàyđược xác nhận trong một bài minh được khắc trên vách của một trong những hangđộng gần tháp Kantaka.

Mihintale 4.jpg

Một trong số 68 hang động ẩn tu thiền định của các Tăng sĩ

Trên núiMihintale hiện còn lại dấu tích của một bệnh viện cổ. Tàn tích ấy hiện được baoquanh bởi những cây xoài xinh tươi. Kiến trúc của di tích cho thấy, cổng vàobệnh viện nằm ở phía Nam,tại đấy có một cái cổng dẫn đến khoảng sân bên ngoài. Bên phải là di tích củanhững bồn tắm nước nóng hoặc là tắm xông hơi. Theo sử liệu cho biết, bệnh việnnày có phòng cho 27 bệnh nhân và bốn phòng lớn hơn được sử dụng vào các mụcđích khác được xây dựng xung quanh một cái sân nhỏ, và có một ngôi điện Phậtnhỏ ở chính giữa sân. Trong phòng lớn ở phía Đông bắc là một bồn trị liệu bằngdược thạch. Các bệnh viện như thế này không phải là để phục vụ công chúng mà làđể chăm sóc và điều dưỡng cho chư Tăng và những người làm việc trong các tuviện ở đấy.

Trên núiMihintale có một đường bậc cấp bằng đá dẫn lên núi rất vĩ đại. Đường bậc cấpnày dài hơn 300 mét và có đến 1.840 bậc cấp. Đây là một trong những đường bậccấp lớn nhất và ấn tượng nhất mà chúng ta rất hiếm thấy ở những nơi khác. Nhìnnhững bậc cấp ấy, chúng ta có thể hình dung được sự gian lao và sức mạnh, cùngtrí tuệ của con người đã dày công tạo dựng nên nó. Phía bên trái của đường bậccấp ấy có nhiều cột trụ của các tu viện bị đổ nát còn lưu lại.

Mihintale 1.jpg

Tượng Đại Phật trên núi Mihintale

Đi theo conđường bậc cấp rồi quẹo trái là di tích của khu nhà trù của chư Tăng. Dọc theobức tường phía Bắc và phía Đông của phòng ăn có hai cái máng cơm bằng đá rấtlớn, có chiều dài gần 7 mét. Kích thước của các máng cho thấy rằng chúng đãcung cấp cơm cho một số lượng rất lớn các nhà sư, và chắc hẳn là hai cái mángnày có kích thước lớn nên đã không thể đặt trong nhà trù có kích thước khá khiêmtốn tại đấy. Có lẽ là chư Tăng đến nhận thức ăn ở đấy rồi đến một nơi khác đểăn. Trong một ghi chú lịch sử cho biết rằng, có 12 đầu bếp làm việc tại nhà trùnày. Bên cạnh đó còn có một người giám sát và một vài người phục dịch có nhiệmvụ cung cấp củi cho nhà bếp.

Từ nhà trù đitheo một đường bậc cấp dẫn trực tiếp đến ngôi chánh điện chính của núiMihintale. Ở hai bên cửa đi vào chánh điện có hai phiến đá lớn, trên đấy khắcmột bài minh dài. Bề mặt của các phiến đá được đánh bóng và những dòng chữ trênđấy được khắc rất đẹp. Bài minh được khắc trên hai phiến đá ấy là do vuaMahinda đệ tứ viết. Đấy là một trong những bài viết dài nhất và hấp dẫn nhấttrong thời cổ đại của SriLanka hiện còn lưu lại. Bài minh cho chúngta biết nhiều về đời sống và sinh hoạt của cộng đồng Tăng lữ tại núi Mihintale.


Mihintale_7-content

Dụng cụ chứa cơm bằng đá dài đến 7m trên núi Mihintale.

Dưới chân núicó một bể chứa nước với hình sư tử bằng đá cố định trong tư thế vồ lấy bể chứanước ở phía trên nó. Hình con sư tử và một phần của bể chứa nước được tạc từnguyên một phiến đá lớn. Vì phiến đá đã bị cắt một mặt nên không đủ để tạo nênbể chứa nguyên vẹn, do vậy mà một phiến đá khác được ghép vào để tạo nên bểchứa. Phiến đá thứ hai ấy được ghép một cách rất hoàn hảo, cho nên nước khôngbị rò rỉ ra ngoài. Xung quanh miệng của bể chứa có trang trí, chạm trổ hình ảnhcác vũ công, đô vật, voi, các ngôi sao và các nhạc công. Nước được dẫn từ hồNaga ở trên núi vào bể chứa và từ đó phun ra theo miệng của con sư tử. Nước nàykhông dùng vào việc ăn uống, chỉ dùng vào việc tắm, giặt.

Hồ Naga vốnlà một hồ nước tự nhiên nho nhỏ nằm ở trên núi Mihintale. Do nhu cầu về nguồnnước để sử dụng cho sinh hoạt của chư Tăng ở trên núi Mihintale cho nên ngườita đã mở rộng và tôn tạo hồ nước tự nhiên ấy bằng cách đắp bờ xung quanh và đàosâu hơn. Ở mặt giáp với vách núi của hồ có tạc hình dạng bảy cái đầu của thầnrắn Naga nhô ra khỏi vách núi đá, chính vì vậy mà hồ nước này được gọi là hồNaga.

Ở trên khuônviên của núi Mihintale hiện còn có một hang động và người ta cho rằng hang độngấy là nơi mà Tôn giả Mahinda đã ở lại đấy trong lần đầu tiên ngài đếnMihintale. Trên nền của cái động ấy có tạc một khối đá hình chữ nhật với ýnghĩa biểu trưng cho cái y được gấp lại và Tôn giả Mahinda đã từng nằm trên đó.

Một côngtrình khác cũng có giá trị lịch sử, văn hóa vô cùng quan trọng tại núiMihintale, đó là tháp Khantika. Tháp Khantika cho du khách biết đến một trongnhững công trình điêu khắc cổ xưa nhất của đất nước Sri Lanka. Người ta không biếtchính xác ai là người đã tạo dựng ngôi tháp này và tạo dựng vào lúc nào. Tàiliệu đề cập đến ngôi tháp này lần đầu tiên là vào thời Lanjatissa (109-119).

Và như đã nóiở trên, để chuẩn bị cho việc lưu trú của ngài Mahinda và chư Tăng, vuaDevanampiya đã cho tạo dựng nhiều hang động ở trên núi Mihintale. Hiện tạinhiều hang động vẫn còn tồn tại và được bảo tồn khá tốt.

Hiện nay, núi Mihintale là mộttrong những di tích lịch sử quan trọng của Sri Lanka và là điểm hành hương dulịch thu hút đông đảo khách hành hương trong nước cũng như quốc tế.

Tàiliệu tham khảo:
Ven. S Dhammika,Mihintale, http://www.buddhanet.net
AryadasaRatnasinghe, The arrival of Buddhism in Sri Lanka,http://www.lankalibrary.com
WilhelmGeiger (translator), Mihintale: The cradle of Buddhism in Sri Lanka,http://www.lankalibrary.com

Minh Nguyên
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
30/03/2012(Xem: 3912)
Nepal chỉ là một nước nhỏ nằm giữa hai cường quốc khổng lồ và đông dân nhất thế giới, đó là Ấn Độ và Trung Quốc. Với dân số khoảng 30 triệu người, Nepal đóng vai trò phụ thuộc trong lịch sử phát triển của hai nền văn hóa tại hai nước lớn đó, vốn là hai nền văn hóa lâu đời nhất của loài người.
10/08/2011(Xem: 2293)
Tôi đi thăm Yên Tử thuở núi rừng còn hoang vu. Bồi hồi, xúc động. Những cội tùng già cỗi cằn, khô gầy ngạo nghễ giữa thời gian và năm tháng. Ồ, bên này là rừng trúc và bên kia là triền đá dựng. Có phải ở đây mà thuở trước là, Cửa che giáo ngọc sum ngàn mẫu. Đá trải lược châu lửng nửa vời?[1] Theo từng dốc đá rêu phong, tôi lần bước leo lên, leo lên mãi...
07/07/2011(Xem: 28178)
Lời Ban Biên Tập: Nhằm mục đích góp phần giúp thế hệ trẻ Việt Nam ở trong nước cũng như ở hải ngoại biết rõ lịch sử Việt Nam trong năm 1963 xảy ra như thế nào và nhất là để có nhận thức sâu sắc hơn về điều mà dân tộc đã khẳng định: “Phật giáo Việt Nam với dân tộc như hình với bóng, tuy hai mà một”. Cho nên chúng tôi lưu trữ vào Thư Viện Hoa Sen CÁC BẢN DỊCH TỪ KHO DỮ LIỆU BỘ NGOẠI GIAO, BỘ QUỐC PHÒNG, CƠ QUAN TÌNH BÁO TRUNG ƯƠNG & CÁC NGUỒN KHÁC đã giải mật. Các tư liệu này có liên quan đến sự kiện lớn trong lịch sử Việt Nam hiện đại. Sự việc này chắc chắn sẽ có những ý kiến ủng hộ và chống đối, nhưng lịch sử vẫn là lịch sử. Ban biên tập website Thư Viện Hoa Sen chân thành cảm tạ nhà văn Cư sĩ Nguyên Giác, Cư sĩ Nguyễn Kha, và Nhà Xuất Bản Thiện Tri Thức Publications đã gửi tặng các phiên bản vi tính điện tử và trân trong giới thiệu đến toàn thể quý độc gỉa trong và ngoài nước.
25/12/2010(Xem: 8046)
Phật giáo là một tôn giáo được đức Thích Ca Mâu Ni (Shakyamuni) truyền giảng ở miền bắc Ấn Độ vào thế kỷ thứ 6 TCN. Do đạo Phật được truyền đi trong một hơn hay 2500 năm và lan ra nhiều nơi cho nhiều chủng tộc nên lịch sử phát triển của nó khá đa dạng về các bộ phái cũng như là các nghi thức và phương pháp tu học. Ngay từ buổi đầu, đức Thích Ca, người truyền đạo Phật, đã thiết lập được một giáo hội với các luật lệ hoạt động chặt chẽ của nó. Nhờ vào sự uyển chuyển của giáo pháp, đạo Phật có thể thích nghi với các hoàn cảnh chế độ xã hội, con người, và tập tục ở các thời kỳ khác nhau, nên ngày nay Phật giáo vẫn tiếp tục tồn tại và phát triển ngay cả trong các nước có nền khoa học tiên tiến như Hoa Kỳ và Tây Âu.
23/10/2010(Xem: 3509)
Phậtgiáo là một trong những tôn giáo lâu đời nhất của nhânloại vẫn còn tồn tại và đang phát triển ngày nay. Tuy nhiêntheo dòng biến động của lịch sử thì Phật giáo cũng khôngtránh khỏi những thăng trầm. Nếu Phật giáo đã từng giántiếp hay trực tiếp mang lại chữ viết, văn hóa, triết họcvà lịch sử cho một số quốc gia trên địa cầu và đánhdấu một cấp bực tiến hóa cao độ cho kho tàng tư tưởngcủa nhân loại thì Phật giáo cũng đã từng bị hủy diệtở Ấn độ và nhiều nơi khác
12/10/2010(Xem: 3663)
Borobudurlà một kỳ quan Phật giáo tinh xảo và lớn nhất thế giới,xây dựng vào thế kỷ thứ VIII, tọa lạc cách 42 km về phíaBắc thành phố Yogyakarta, trung tâm của đảo Java, quốc giaInđônêxia, và đã được UNESCO xếp vào di sản thế giớivào năm 1991.
01/10/2010(Xem: 3456)
Lang thang trên đất nước Myanmar rộng lớn bạn sẽ không ngừng được tiếp xúc với hàng loạt xưởng thủ công tạc tượng Phật từ đá (chủ yếu là đá cẩm thạch)...
26/09/2010(Xem: 3132)
Phật Giáo là một tôn giáo ngoại lai không có nguồn gốc từ Trung Quốc, kiến trúc Phật Giáo cũng không được sinh ra từ nền kiến trúc cổ đại Trung Quốc. Phật Giáo từ Ấn Độ truyền vào Trung Quốc và phát triển ở vùng đất có nền văn minh cổ xưa này, dựa vào tư tưởng văn hóa truyền thống của Trung Quốc kết hợp thành một tôn giáo ngoại lai có sự kết hợp giữa giáo nghĩa Phật Giáo và truyền thống văn hóa Trung Quốc. Điều dễ nhận thấy nhất là nghệ thuật kiến trúc Phật Giáo Trung Quốc không phải là phiên bản của kiến trúc Phật Giáo Ấn Độ, nghệ thuật kiến trúc Phật Giáo là sự kết tinh của văn hóa Phật Giáo và truyền thống văn hóa tư tưởng Trung Quốc.
26/09/2010(Xem: 3382)
Tôn giáo là một hiện tượng xã hội nhân loại, mà khi xã hội đó phát triển đến một giai đoạn lịch sử nhất định thì sản sinh hiện tượng này. Cũng như vậy do nhu cầu tín ngưỡng cũng như sự hoằng truyền giáo nghĩa, cho nên kiến trúc của tôn giáo từ đó mà sanh.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567