Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Ajanta Một Di Tích Phật Giáo Ngoại Hạng

23/10/201021:32(Xem: 3466)
Ajanta Một Di Tích Phật Giáo Ngoại Hạng

AJANTA
MỘT DI TÍCH PHẬT GIÁO NGOẠI HẠNG

Hoang Phong


Phậtgiáo là một trong những tôn giáo lâu đời nhất của nhânloại vẫn còn tồn tại và đang phát triển ngày nay. Tuy nhiêntheo dòng biến động của lịch sử thì Phật giáo cũng khôngtránh khỏi những thăng trầm. Nếu Phật giáo đã từng giántiếp hay trực tiếp mang lại chữ viết, văn hóa, triết họcvà lịch sử cho một số quốc gia trên địa cầu và đánhdấu một cấp bực tiến hóa cao độ cho kho tàng tư tưởngcủa nhân loại thì Phật giáo cũng đã từng bị hủy diệtở Ấn độ và nhiều nơi khác.

Chúngta đều biết đến ngôi đền Phật giáo lớn nhất thế giớilà Borobudur ở Inđônêxia được khám phá trong vùng rừng rậmcủa đảo Java vào đầu thế kỷ XIX và ngày nay đã hồi sinhđể trở thành một nơi chiêm bái và một thắng cảnh du lịchtrong lòng một quốc gia Hồi giáo. Tuy nhiên có lẽ ít ai biếtvề di sản tuyệt vời khác của Phật giáo là Ajanta cũng đãđược khám phá một cách thật tình cờ vào đầu thế kỷXIX để ngày nay trở thành một nơi hành hương tại Ấn độ,nơi mà Phật giáo đã phát sinh và đã từng biến mất.

hoangphong-ajanta-12

ajanta-hang-dong-ando-teeniscover-kenh14-01-08c3c

Bàiviết ngắn dưới đây sẽ tường thuật lại sự khám phály kỳ đó và mô tả sơ lược di tích quý giá này kèm theomột mẫu chuyện để chúng ta cùng suy tư.

Một sự tìnhcờ lý thú

Ngày28 tháng 4 năm 1819, có một toán quân lính người Anh thuộcđạo quân viễn chinh ở Ấn độ cưỡi ngựa đi tuần tradọc theo dãy núi Indhyadri trong một vùng hẻo lánh phía đôngbắc tỉnh Aurangabad, tiểu bang Maharashtra nơi miền Tây bắcnước Ấn. Đoàn lính tiến dần vào một hẻm núi thật sâuvà hoang dã. Dưới chân họ con suối Waghora chảy xiết, ômsát vào chân núi và luồn sâu vào hẻm vực. Đại úy JohnSmith thuộc đội kỵ mã thứ 28 của đoàn kỵ binh đóng ởMadras đang lơ đãng nhìn lên sườn núi dựng đứng thì chợtthấy dường như có những cửa hang trên vách đá. Khá tòmò vì các cửa hang có vẻ không phải là thiên nhiên mà dotay người đục khắc, anh chàng sĩ quan này bèn nhảy xuốngngựa và tìm cách trèo lên vách núi để xem cho biết. Lanhquanh một lúc thì anh ta tìm được cách trèo lên được vìnơi này có nhiều bậc thang khá hẹp đục vào vách đá. Saukhi lên đến nơi thì anh ta cũng chỉ quan sát qua loa cảnh tượnghiện ra trước mắt rồi phải trèo xuống vì các đồng độicòn đang đứng chờ bên dưới. Tuy nhiên anh chàng John Smithvẫn cố lấy bút chì ghi tên mình và ngày tháng vào một góckín đáo trên một trụ đá ở một cửa hang lớn, và nétbút chì ấy cho đến ngày nay vẫn còn lờ mờ. Sau đó thìcác hang động này lại chìm vào sự yên lặng mênh mông củanhững ngàn năm quá khứ. Tuy nhiên câu chuyện khám phá chớpnhoáng của viên đại úy sau đó thỉnh thoảng cũng vẫn đượcđồn đại trong đoàn quân viễn chinh.

Nămnăm sau, vào tháng 2 năm 1824, có một viên trung úy tên là JamesAlexander thuộc đạo quân xung kích 16 trong đoàn quân viễnchinh Anh quốc quyết định xin nghỉ phép vài hôm để đi săn.Anh trung úy trẻ này rất say mê săn bắn và vẫn thường mongcó dịp đi săn trong hẻm vực Waghora vì anh nghe nói nơi đâycó rất nhiều thú nhất là các loài thú dữ, xứng đáng vớibiệt danh "thung lũng cọp" mà người ta gán cho nơi này. Trướckhi lên đường bạn bè trong quân ngũ cảnh giác anh ta là ngoàithú dữ ra còn có nhiều thứ nguy hiểm khác nữa, nhất làbọn thổ dân Bhil sinh sống trong các vùng rừng núi thuộcmiền trung và tây bắc nước Ấn. Thổ dân Bhil rất ghét ngườilạ dám cả gan xâm nhập vào lãnh địa của họ. Mặc dùđã được cảnh giác nhưng James Alexander chẳng đếm xỉagì đến chuyện ấy vì anh ta rất mê săn heo rừng, beo, báovà cọp.

JamesAlexander nhờ một người thợ săn địa phương dẫn đường.Vào thời bấy giờ có nhiều thợ săn chuyên nghiệp gọi làshikari, rất thiện nghệ và chuyên phục vụ cho những ngườigiàu có và quý phái tại địa phương hoặc từ Anh Quốc đếnvà nhất là các sĩ quan thích săn bắn trong đạo quân viễnchinh. Anh trung úy còn dẫn theo hai người lính trong nhóm sepoys,tức là đội lính tập tuyển mộ tại địa phương. Cả bọntrang bị khí giới đủ loại gồm súng ngắn, súng dài, kiếm,lao, mác... và đoàn đi săn cứ thế mà băng rừng tiến vàohẻm núi Waghora.

Khivừa đến cửa thung lũng nơi có một dòng suối chảy xiếtthì bỗng nhiên có tiếng huýt sáo vọng lại từ phía váchnúi trước mặt. Cả đoàn dừng lại để lắng nghe độngtĩnh, và đúng là có người đang rình rập vì có nhiều tiếnghuýt sáo khác đáp lại từ các bụi rậm và hốc đá chungquanh. Quả đúng là đoàn đi săn đang bị thổ dân Bhil phụckích. Mặc dầu sợ hãi nhưng cả đoàn tay cầm khí giới cứtiến lên , vừa cẩn thận quan sát chung quanh. Bỗng nhiên nhiềuthổ dân Bhil cầm cung tên nhô đầu lên từ các bụi rậm,gốc cây và hốc đá. Cũng lạ là họ không tỏ vẻ gì tứcgiận hay đang chuẩn bị tấn công mà chỉ có vẻ tò mò đưamắt theo dõi thế mà thôi. Đoàn săn bắn cũng bớt sợ vìhọ biết rằng các mũi tên của thổ dân Bhil đều có tẩmthuốc độc. Trung úy James Alexander vẫn giữ được bình tĩnhvà nhận thấy người Bhil có thân hình nhỏ thó, da đen sậmvà gần như là trần truồng.

Đoànsăn bắn tiếp tục ngược theo dòng suối để tiến vào hẻmvực trong khi các thổ dân Bhil vẫn rình rập phía sau nhưngchỉ quan sát mà không tấn công. Sau cùng thì đoàn săn bắncũng tiến được vào giữa hẻm núi, khu này có hình vòngcung giống như hình móng ngựa, chiều ngang độ vài trăm mét.Viên trung úy James Alexander vừa canh chừng các thổ dân Bhilvừa quan sát vách núi trước mặt và bất ngờ anh ta trôngthấy khoảng hơn một chục miệng hang cheo leo trên vách đá...

Vìtò mò thúc đẩy, trung úy James Alexander bèn ra lệnh cho cảđoàn tìm cách trèo lên để xem. Khi lên được đến nơi thìhọ mới biết là các hang đúng là do tay người đục đẽo.Cửa hang hình vòm cung có cột đá chống đỡ và tất cảcác hang đều được đục thẳng từ bên ngoài vào trong váchnúi. Tường và cột đá ở cửa hang được chạm nổi vớicác hình người, hình thú vật, hoa, lá.... Một số hang bịđá sụp lấp kín lối vào, nhưng một số hang khác vẫn cònkẻ hở có thể chui vào được. Vô cùng kinh ngạc trướcquang cảnh đồ sộ của các cửa hang đang hiện ra trướcmặt, James Alexander bèn quyết định chui vào bên trong xem sao.Cả đoàn tìm cành và cỏ khô bó lại làm đuốc rồi chuivào một cửa động. Ánh sáng làm cho hàng ngàn con dơi đangđeo ngược trên trần hoảng sợ bay tán loạn. Trên mặt đấtcó nhiều đống phân động vật cho biết là có nhiều thúnhư khỉ, chó rừng, cọp, gấu... đến trú ẩn. Đoàn ngườilại tìm thấy một cầu thang đưa họ lên các gian phòng ởtầng trên. Tại đây họ thấy có vết tro còn mới và trongmột góc tối có một bộ xương người.

Đoàn"thám hiểm" lại tiếp tục chui vào các hang động khác. Mộtsố hang có kích thước nhỏ và không sâu lắm, nhưng có mộtsố hang khác thì thật mênh mông, trần cao vút như trong mộtngôi đền đồ sộ. Trong một hang lớn dưới ánh đuốc bậpbùng hiện ra trước mặt họ một pho tượng Phật to lớnvà oai nghiêm, trên tường trong hang có nhiều bức tranh vẽrất tinh xảo và tuyệt đẹp, màu sắc rực rỡ. Cả đoànnhư bị mê hoặc trước những khám phá ngoạn mục, quên bẵngviệc săn bắn và quên cả các thổ dân Bhil còn đang rìnhrập dưới chân núi. Đến chiều thì họ mới trèo xuốngđể tìm đường về. Mặc dù không bắn được một con thúnào nhưng tay săn James Alexander không hề thất vọng vì anhta tin chắc là mình đã khám phá ra một di tích ngoại hạng,một tu viện đồ sộ và tinh xảo đã chìm vào quên lãng,biến mất trong trong trí nhớ của con người từ lâu..., ngoạitrừ một số thổ dân Bhil là còn biết đến những di tíchđó trong sự thờ ơ. Thật ra thì viên trung úy James Alexandertrước khi đi săn cũng không hề nghĩ đến câu chuyện đồnđại về những hang động do đại úy Smith kể lại từ nămnăm trước, Tuy nhiên John Smith đơn giản là một người tòmò và chỉ cần biết rằng mình đã trông thấy những hangđộng trong rừng sâu thế thôi, trong khi đó thì trung úy JamesAlexander lại tin chắc là mình đã khám phá ra một kỳ quanchưa từng có.

Mộtthời gian ngắn sau khi tin đồn viên trung úy James Alexander đãkhám phá các hang động trong thung lũng Waghora được lan truyềnđi khắp nơi thì các nhà khảo cổ kéo đến và họ đềuxác nhận đấy là một trung tâm Phật giáo lâu đời và đồsộ chưa nơi nào sánh kịp. Các nhà khảo cổ bèn mượn têncủa ngôi làng gần nhất là Ajanta để đặt tên cho di tíchnày. Các công cuộc thăm dò tiên khởi đều công nhận làcác tranh trên tường trong các hang động rất tiêu biểu chonghệ thuật tranh vẽ của Ấn độ, và đây là những bứctranh vừa xưa lại vừa đẹp nhất mà trước đó chưa hềđược khám phá. Năm 1983, Ajanta được cơ quan UNESCO của LiênHiệp Quốc xếp vào gia tài văn hóa của nhân loại.

Ajantalà một tu viện Phật giáo gồm 29 hang động đục sâu vàovách núi tạo thành các "ngôi chùa" và "tịnh xá". Vách núilà đá basalt, một loại đá núi lửa rất cứng. Trong số29 hang động có ba hang còn bỏ dở dang chưa hoàn tất. Theocách bố trí thì các hang được chia làm hai loại : loại thứnhất là các hang "chính điện" hay "thiền đường" (chaitya)bên trong cùng là bệ thờ và nơi bệ thờ có một bảo tháp(stupa). Loại hang thứ hai là các hang "tịnh xá" (vihara) là nơi nghỉ ngơi và trú ngụ của tăng đoàn, gồm có mộtgian tập thể và nhiều phòng nhỏ.

Cáchkiến trúc, tranh vẽ và điêu khắc trong hang cho thấy là Ajantađược thực hiện vào hai thời kỳ cách nhau khá xa. Thờikỳ thứ nhất kéo dài từ thế kỷ thứ II trước Tây lịchđến từ thế kỷ thứ I trước Tây lịch và chịu ảnh hưởngrõ rệt của Phật giáo Nguyên thủy (Therevada). Cách trang trítrong thời kỳ này khá đơn giản và kém phần hoa mỹ, đặcbiệt nhất là không có một biểu tượng nào tượng trưngcho Đức Phật. Thời kỳ mở mang thứ hai thuộc vào thế kỷthứ V và chịu ảnh hưởng của Phật giáo Bắc tông, thờikỳ xây dựng này tuy ngắn ngủi nhưng đã thực hiện đượcnhiều hang động thật đồ sộ, với cách thiết kế phứctạp hơn, trang trí cũng phong phú và màu mè hơn. Các hang độngAjanta có thể đã bị bỏ hoang từ thế kỷ thứ VI, tuy nhiêntheo một vài tư liệu khác thì tăng đoàn vẫn còn lưu lạitại Ajanta cho đến thế kỷ thứ VIII trước khi rời bỏ nơinày.

Nơi trú ngụcủa Đức Phật và tăng đoàn

Chođến nay người ta không hoặc chưa tìm thấy được một ditích kiến trúc Phật giáo nào được xây dựng vào thời kỳĐức Phật còn tại thế, kể cả trong các giai đoạn đầutiên của các tăng đoàn sau khi Vị Thầy của họ đã tịchdiệt. Vào thời kỳ khi Đức Phật còn tại thế thì chưacó chùa chiền như ngày nay vì Đức Phật chủ trương mộtlối sống hoàn toàn tự do không bị trói buộc vào các sinhhoạt và lo toan thế tục, và cũng không dừng lại một nơicố định nào cả. Theo lời giáo huấn của Ngài thi nếu ngườiđã tu hành mà còn lăn mình vào những mối bận tâm của thếtục, còn bám víu vào những tiện nghi vật chất và một môitrường sống cố định để nuôi dưỡng thói quen của mìnhthì nhất định họ sẽ không thể nào tu tập được.

Nếumột người tu hành chưa đủ nghị lực vượt lên trên nhữngtrói buộc bên ngoài thì làm thế nào có đủ khả năng đểloại bỏ những xung động bên trong tâm thức của chính mình.Dựa theo các kinh sách xưa của Nam tông thì khi Đức Phậtcòn tại thế chỉ có hai loại "kiến trúc" có mái che hẳnhoi có thể tạm gọi là "nhà cửa" để giúp cho người tuhành che thân và tạm trú. Loại thứ nhất gọi là "avasa",tức là những túp lều do các vị tỳ kheo tự tay cất lấyđể tạm trú trên đường hoằng Pháp hoặc để an cư vàomùa kiết hạ. Các "kiến trúc" này thật ra chỉ là nhữngchiếc "am" được dựng lên bằng cành lá của cây rừng hoặcbằng các vật liệu tìm được trong các vùng nông thôn. Cácnơi trú ẩn này chỉ có tính cách tạm thời vì sự sinh hoạtcủa tăng đoàn rất linh động không bám vào một nơi cốđịnh nào cả. Loại "kiến trúc" thứ hai gọi là "arama" hay"vihara" tức là các "tịnh xá" do các người thế tục giàucó cúng dường và rất có thể họ cũng tiếp tục đứngra phụ giúp tăng đoàn trong việc bảo trì bởi vì Đức Phậtvà tăng đoàn là những người sống bằng khất thực nênkhông có tiền của gì cả. Tịnh xá là các kiến trúc cốđịnh khang trang và có tính cách lâu bền hơn các "am cỏ"được dựng lên trên đường hoằng Pháp. Các tịnh xá nổitiếng nhất được kinh sách ghi chép là vườn Trúc lâm (Venuvana)gần thành Vương Xá (Rajagrha) và vườn Kỳ Viên (Jetavana) gầnthành Xá Vệ (Sravasti), và dầu sao thì đấy cũng chỉ là nhữngnơi dừng chân của Đức Phật và tăng đoàn mà thôi. Tuy nhiênĐức Phật thường lưu lại vườn Kỳ Viên nhiều hơn cácnơi khác, nhất là trong hai mươi năm trước khi Ngài nhậpdiệt.

Ngoàicác tịnh xá mà kinh sách nói đến thì không có một chứngtích nào khác cho thấy vào thời kỳ Đức Phật còn tại thếđã có các kiến trúc đồ sộ do tăng đoàn hay do người thếtục xây dựng. Tương ưng Bộ kinh (phẩm 10) mô tả vườnKỳ Viên có "những giảng đường to lớn, các gian phòngtiện nghi, kho chứa, đường đi lót đá...", tuy nhiên chođến nay các nhà khảo cổ đã không tìm thấy một vết tíchnào đáng kể tại vị trí của vườn Kỳ Viên. Các học giảTây phương cho rằng cách mô tả trên đây của kinh sách cóphần phóng đại.

Cácnơi trú ngụ xưa nhất của những tỳ kheo Phật giáo mà cácnhà khảo cổ khám phá được cho đến nay là các hang độngvà những hang xưa nhất thì cũng chỉ được thiết kế bắtđầu từ thế kỷ thứ II trước Tây lịch như trường hợpcủa các hang Ajanta trên đây. Cũng có nhiều di tích Phật giáoxưa hơn, thuộc thế kỷ thứ III trước Tây lịch tức làdưới triều đại của hoàng đế A-dục, đó là các mặtđá và trụ đá ghi khắc chỉ dụ của hoàng triều và nhấtlà các bảo tháp do chính hoàng đế A-dục ra lệnh xây dựngkhắp nơi trên đất Ấn. Tuy nhiên đấy chỉ là những di tíchvà những kiến trúc thiêng liêng chứ không phải là tu việnhay chỗ ở của tăng đoàn. Các học giả Tây phương nghĩrằng các tịnh xá (arama) nói chung chỉ là những gian nhà rộngnhưng rất đơn sơ, sườn bằng tre, lợp lá và vách đất,giống như nhà cửa ở nông thôn Ấn độ ngày nay. Các giảngđường hay các tịnh xá lớn chẳng hạn như vườn Kỳ Viênhay Trúc Lâm thì làm bằng cây và gỗ và các kiến trúc bằng"vật liệu nhẹ" và như thế thì không thể nào tồn tạiđược với thời gian.

Sự hình thànhcủa "Chùa chiền"

Mặcdầu Ajanta được thành lập sau khi Đức Phật đã tịch diệthơn ba thế kỷ nhưng cũng giúp cho chúng ta một vài ý niệmnào đó để hình dung ra sự sinh hoạt của tăng đoàn vàonhững thời kỳ xa xưa nhất của Phật giáo. Ajanta là cáchang động đục thẳng vào núi đá và sau đó thì bị bỏquên trong rừng sâu nên vẫn còn giữ được khá nguyên vẹnsau hơn hai ngàn hai trăm năm, quả thật là một di tích vôcùng quý giá. Thật vậy trong suốt thế kỷ XIX các nhà khảocổ đã khám phá ra rất nhiều di tích Phật giáo rải ráckhắp nơi ở Ấn độ, nhưng cho đến nay thì vẫn chưa cómột di tích nào cùng loại lại đồ sộ, tinh xảo và lâuđời hơn Ajanta. Trong số này có thể kể ra các hang Bedsa gầnthành phố Pune, các hang Bhaja và Kharla gần thành phố Lonavalathuộc tiểu bang Maharashtra nằm trên bờ biển phía tây củanước Ấn, (xem hình phụ lục 1).

Nóichung thì các loại hang động đục thẳng vào vách núi nhưtrên đây cũng gián tiếp giúp hình dung ra "chùa chiền" vàcác nơi trú ngụ xưa nhất của Đức Phật và các đệ tửcủa Ngài. Các chuyên gia khảo cổ đã căn cứ vào các chứngtích trong các hang động để hình dung lại "chùa chiền" và"tịnh xá" xây dựng bằng gỗ vào những thời kỳ đầu tiênsau khi Đức Phật tịch diệt, vì theo họ thì hang động đượcđục dựa vào khuôn mẫu của các kiến trúc ngoài trời, vàcác kiến trúc này thì tất nhiên phải được xây dựng vàthiết kế theo truyền thống đã có từ lâu đời. Thật vậycác hang động Ajanta tuy được đục thẳng vào núi đá nhưngđã kiến tạo lại từng chi tiết một và rập khuôn theo cáchkiến trúc bằng gỗ. Người ta nhận thấy trên trần củacác gian phòng trong hang có những kèo cột tượng trưng choxà nhà, hai đầu của các kèo cột lại còn đục thêm dấuvết của các đầu đinh. Vách hai bên cửa hang và bên tronghang được trang trí bằng các cửa sổ giả, gác giả và bậcthềm giả đục tượng trưng trên mặt đá. Dựa vào các chitiết này người ta có thể hình dung ra kiến trúc của "chùachiền" vào thời bấy giờ. Tuy nhiên cho đến nay chưa thấyai có sáng kiến sử dụng cây và gỗ để xây dựng lại ngoàitrời các "ngôi chùa cổ xưa" của Phật giáo dựa vào cácchi tiết tìm thấy trong hang động.

Cửahang các tịnh xá có mái hiên hình vòm và cột chống đỡ.Bước vào bên trong là một gian tập thể hình vuông hay chữnhật dùng làm nơi sinh hoạt chung. Ba mặt vách của gian tậpthể thì được đục thêm các "phòng" hay đúng hơn là các"hốc" nhỏ kích thước bằng nhau, dùng làm nơi nghỉ ngơicho các tỳ kheo. Trong mỗi hốc có hai bệ đá làm giường.Cách thiết kế tổng quát của các tịnh xá cũng không cógì thay đổi nhiều giữa hai thời kỳ phát triển, tuy nhiêncác tịnh xá Bắc tông rộng lớn hơn, một số có nhiều tầngvà cầu thang thông nhau, đôi khi trong tịnh xá lại còn cóthêm một gian dành riêng làm thiền đường và nơi thờ phụng.

Cácchính điện (chaitya) tại Ajanta cũng được thiết kế theocùng một khuôn mẫu như nhau. Chính điện lớn nhất đượccác nhà khảo cổ đặt tên là hang số 10, thuộc thời kỳPhật giáo Nguyên thủy, tuy được đục sâu vào vách núi nhưngcác hang này lại rập khuôn theo cách kiến trúc bằng gỗ ởngoài trời. Phần trong cùng của chính điện là bệ thờ cóhình bán nguyệt, trần là một vòm cao với các "kèo" hìnhvòng cung được tạc vào đá nhưng trông giống như làm bằnggỗ, hai đầu kèo chống lên các trụ đá dựng đứng. Vàothời Đức Phật còn tại thế thì chưa có các "chính điện"xây dựng bên cạnh các tịnh xá như trường hợp trên đâyvì các tịnh xá thời bấy giờ nhất thiết chỉ là nhữngnơi tạm trú cho tăng đoàn mà thôi. Tuy nhiên theo các họcgiả Tây phương thì chính điện xuất hiện rất sớm sau khiĐức Phật tịch diệt và được dựng lên bên cạnh các tịnhxá để làm nơi thiền định và đón tiếp người thế tục.Do đó vai trò của tịnh xá cũng biến đổi đi, không cònlà nơi tạm trú vào dịp kiết hạ trong mùa mưa bão nữa,sự sinh hoạt của tăng đoàn do đó cũng trở nên cố địnhhơn.

Trongmỗi chính điện nơi vị trí của bệ thờ đều có một bảotháp xá lợi. Các bảo tháp này có lẽ đã xuất hiện vàothế kỷ thứ III trước Tây lịch khi hoàng đế A-dục quyếtđịnh phân tán và đưa xá lợi đến gần hơn với mọi ngườitrên khắp vùng đế quốc của ông. Kinh sách cho biết là hoàngđế A-dục xây dựng được tất cả 84 000 bảo tháp và bêncạnh mỗi bảo tháp lại còn xây thêm một tu viện và mỗitu viện phải phụ trách nghiên cứu một chủ đề riêng biệttrong kinh sách. Theo các học giả Tây phương thì con số 84000 là một con số tượng trưng với ít nhiều phóng đại,nhưng dù cho con số này chỉ có tính cách tượng trưng đinữa thì cũng phải công nhận là bảo tháp và tu viện hay"chùa chiền" dưới triều đại hoàng đế A-dục cũng thậtlà nhiều. Bảo tháp được xây dựng khắp nơi có mục đíchthay thế cho sự hiện diện của Đấng Thế Tôn. Các vị tỳkheo dựng lên các chính điện với bảo tháp xá lợi bên trongvừa để thờ phụng vừa để cảm thấy Vị Thầy của mìnhlúc nào cũng ở bên cạnh mình, đồng thời chính điện cũngđược dùng làm nơi để người thế tục đến chiêm bái.Chùa chiền như ngày nay có lẽ cũng đã bắt nguồn từ đấy.

Sự sinh hoạtcủa tăng đoàn

Sựsinh hoạt của các tăng đoàn ngày xưa tại Ajanta nhất địnhphải phù hợp với những lời dạy bảo của Đức Phật,có nghĩa là không quá khổ hạnh mà cũng không được quátiện nghi, và tất nhiên người tu hành phải tuân thủ cácgiới luật do chính Đức Phật quy định và các giới luậtđó về sau này được ghi chép lại trong Luật tạng. Tuy nhiêncũng cần hiểu rằng giới luật trong Phật giáo tuy rất phongphú nhưng không hề cứng nhắc và bất di dịch. Trong các lầnkết tập Đạo Pháp đã từng có một số giới luật lỗithời bị loại bỏ và đồng thời có nhiều giới luật đượcđặt ra để thích nghi với hoàn cảnh mới.

Dầusao đi nữa thì lối sống của các tăng đoàn đầu tiên tạiAjanta tất nhiên vẫn còn chịu ít nhiều ảnh hưởng củalối tu khổ hạnh và vì thế rất nghiêm túc. Mỗi ngày cácvị tỳ kheo thức dậy thật sớm để ngồi thiền và tụngniệm. Sau đó khi ánh bình minh vừa ló dạng trên đỉnh núithì họ kéo nhau xuống suối để tắm rửa và giặt giũ. Theogiới luật thì các vật tùy thân của mỗi vị tỳ kheo chỉgồm có hai manh áo cà sa, một áo ấm để khoác bên ngoài,một cái kim để vá áo, một con dao nhỏ để cạo tóc vàcó thể còn có một cái que bằng gỗ cây neem (tiếng Phạn)dùng để chà răng khi súc miệng và rửa mặt. Neemtên khoa học là Melia Azedarach(hay là một giốngcây tương tợ gọi là Azadirachia indica) là mộtloại cây có vị thuốc làm cho sạch miệng. Sau đó thì tấtcả chia nhau thành từng toán băng rừng tìm đến các làngmạc quanh vùng để khất thực.

Vàothế kỷ XIX, khi các hang động trong hẻm vực Ajanta đượckhám phá thì nơi dân cư gần nhất là ngôi làng Ajanta cáchđó năm cây số. Ngược về hơn hai ngàn năm trước thì khôngbiết có dân cư đông đảo sống gần nơi hẻm núi Waghorahay không ? Để tránh thú dữ các vị tỳ kheo nối đuôi nhauđi thành từng đoàn và cẩn thận từng bước một để tránh"dẫm lên các mầm non của cây cỏ và côn trùng dướichân" (kinh Mahatanhasankhaya). Họ đi vào các làngmạc trong vùng, bước từng bước thật chậm và khoan thai,vừa bước vừa nhẫm đi nhẫm lại những lời Phật dạy.Người thế tục thì đi chân đất để tỏ lòng tôn kính,họ đứng chờ ở cửa để chia sẻ với người tu hành miếngăn mà họ có. Khi có ai đưa tay đặt một chút thức ăn vàobình bát thì người tu hành nhìn thẳng ra trước mặt hoặcnhìn xuống đất để tránh mọi sự thèm muốn, chê bai hayđánh giá vật cúng dường. Khi trở về tịnh xá thì mỗivị tỳ kheo đặt bình bát của mình vào giữa gian phòng tậpthể rồi quây quần chung quanh, phân chia thực phẩm cúng dườngvới nhau và ngồi ăn trong yên lặng, họ không được phépnói chuyện và cũng không được phép chọn lựa miếng ngonhay lừa bỏ những thức ăn mà mình không thích. Họ phảiăn trước giờ ngọ, sau đó thì không ăn gì nữa cho đếntrưa hôm sau.

Họđược phép nghỉ trưa một lúc vì còn vô số các việc khácđang chờ đợi họ, nào là quét dọn chính điện, nào làvệ sinh tịnh xá, các vị lớn tuổi thì hầu tiếp ngườithế tục đến chiêm bái, ngoài ra còn thêm một buổi thiềnđịnh vào buổi chiều. Đến đêm họ còn phải ôn tập vàtruyền khẩu cho nhau những lời giáo huấn của Đức Phậtvì khi Ajanta bắt đầu được thành lập thì lúc đó chưacó kinh sách bằng chữ viết, kinh sách trên lá bối chỉ xuấthiện một thế kỷ sau mà thôi. Các vị tỳ kheo ngồi quayquần trong các gian tập thể chung quanh một ngọn đèn dầuđể ôn tập những lời giảng của Đấng Thế Tôn. Ngườicó trí nhớ tốt giúp cho người chậm trí hơn, mỗi ngườithay nhau đọc lên một đoạn kinh, nếu quên thì có ngườikhác nhắc. Người lớn tuổi bình giảng thêm cho người trẻtuổi và cứ như thế mà họ thảo luận và giúp đỡ nhau.Dầu sao thì việc truyền khẩu và cách học thuộc lòng nhữnglời Phật dạy cũng mang tính cách sinh động và linh thiênghơn những dòng chữ khô khan trên những tờ lá bối. Có thểviệc ôn tập đó cũng là nguồn gốc làm phát sinh ra việctụng niệm sau này.

Vàonhững ngày lễ lạc, chẳng hạn như những ngày rằm, mùngmột thì họ còn phải nhịn đói để tự nhắc nhở và biểulộ lòng quyết tâm tu tập của mình. Họ sám hối trướctập thể tăng đoàn, vị tỳ kheo lớn tuổi nhất xướng lêntừng giới luật một, các vị khác lắng nghe nếu thấy mìnhphạm vào một giới luật nào đó thì phải thú nhận, "aiphạm vào một lỗi lầm chưa có dịp nói lên và nếu muốntẩy uế lỗi lầm đó thì phải thú nhận. Thú nhận lỗilầm sẽ mang lại sự nhẹ nhõm cho chính mình"(Kinh Mahavaga, 2).

Tuynhiên đời sống ở Ajanta cũng có những phút giây thanh thản.Vào lúc tinh sương khi những người tu hành xuống suối đểtắm giặt thì chim muông cũng thức dậy hót vang trên các mõmđá và trong các cành lá của cây rừng. Có những đêm trăngsáng giữa cảnh rừng núi mênh mông và yên lặng họ ngồichung quanh những đống lửa ở cửa động để hàn huyên haychỉ để trầm tư một mình. Tiếng suối róc rách từ thunglũng vang lên giữa cảnh tịch mịch của đêm thâu. Tiếngsuối thì lúc nào cũng vọng lên cửa động nhưng trong ngàythì sự bận rộn nào có cho phép họ dừng tay để lắng nghe.Đốt lửa lên để xua đuổi thú dữ và để sưởi ấm, nhưngánh sáng cũng thu hút côn trùng của rừng sâu kéo đến, ngườitu hành quấn chiếc áo tơi lên người nhìn sự sống đangbiến động chung quanh để yêu thương từng chúng sinh đangbị mê hoặc và lôi cuốn bởi lửa đỏ của ta bà.

Nhữngsinh hoạt trên đây tuy được "hình dung" và "tưởng tượng"ra dựa vào kinh sách nhưng cũng có thể tượng trưng phầnnào cho sự sinh hoạt của các vị tỳ kheo thuộc các tăngđoàn đầu tiên nơi hang động Ajanta. Sau này khi Ajanta chuyểnsang giai đoạn phát triển của Bắc tông thì sự sinh hoạtcủa tăng đoàn cũng trở nên phức tạp hơn, đa dạng hơnvà màu mè hơn, nhất là trong mối tương quan với người thếtục. Đời sống của các tăng đoàn cũng trở nên cố địnhhơn. Ngoài ra theo một số học giả Tây phương thì Ajanta trongthời kỳ Bắc tông đã trở thành một trung tâm đại họclớn, và sự sinh hoạt cũng theo đó mà trở nên nhộn nhịphơn so với thời kỳ Nam tông.

Vị trí củaAjanta

KhiĐức Phật còn tại thế thì Ngài cũng đã dặn dò các đệtử về những tiêu chuẩn cần phải có khi thiết lập tịnhxá : phải chọn nơi nào có nước nhưng vị trí phải cao đểtránh ngập lụt, tránh nơi chen chúc và ồn ào để hành thiềnvà tu tập, tuy nhiên tịnh xá phải gần nơi dân cư để cóthể khất thực và thuận tiện cho người thế tục lui tới.Trên phương diện rộng lớn hơn thì người ta cũng có thểtự hỏi tại sao vị trí của Ajanta lại được chọn ở phíatây của bán lục địa Ấn độ, cách xa thung lũng sông Hằnggần một ngàn cây số ? Ngoài Ajanta ra còn có nhiều hang độngkhác chẳng hạn như các hang Bedsa, Bhaja, Kharla..., tất cảđều thuộc vào vùng phía tây nước Ấn.

Vàothời kỳ cổ đại hơn hai ngàn năm trước, Ajanta và các hangđộng vửa kể đều nằm trên trục giao thương nối liềntừ đông sang tây của bán lục địa Ấn độ, tức là từthung lũng sông Hằng cho đến đến bờ biển phía tây. Cácđường giao thông và thương mại quan trọng thường tạo racác điều kiện thuận lợi giúp cho việc hoằng Phápdễ dàng hơn, chẳng hạn như con đường tơ lụa đã mang Phậtgiáo đến các vùng cận đông, trung đông và Trung quốc. Dầusao đi nữa thì ngoài những phương tiện giao thông thuận lợira còn có một yếu tố quan trọng khác là ý chí và lòng quyếttâm của con người, và chính đấy mới thật là động cơthiết yếu trong việc quảng bá Đạo Pháp. Một trăm năm trướckhi Ajanta được thành lập thì chính hoàng đế A-dục đãquyết tâm quảng bá Phật giáo ra xa hơn thung lũng sông Hằngvà mang xá lợi đến gần với từng người dân trên khắpmiền lãnh thổ của ông.

Vàocác thời kỳ thịnh trị, suốt trên trục giao thông từ thunglũng sông Hằng đến các cửa biển phía tây, ngược xuôicác đoàn xe bò, xe ngựa đầy ắp hàng hóa, thỉnh thoảnglại còn thấy một vài vị tỳ kheo tháp tùng với nhữngngười buôn bán. Lịch sử cho thấy dân buôn bán tha phươngvà các doanh nhân giàu có đã góp phần không nhỏ vào việchoằng Pháp. Họ đã mang tín ngưỡng của mình đến nhữngnơi xa xôi và đồng thời lại cũng là những người cúngdường tích cực nhất.

Một vài ditích khác

Ngàynay các nhà khảo cổ thăm dò những vùng dọc theo các con đườngthương mại cổ xưa đã phát hiện được nhiều di tích Phậtgiáo. Trong số này có di tích bảo tháp Bharhut tại miền trungnước Ấn (tiểu bang Madhya Pradesh) được một đại úy kỹsư trong quân đội viễn chinh và cũng là một nhà khảo cổtên là Alexander Cunningham khám phá ra vào năm 1873. Bảo thápBharhut do chính hoàng đế A-dục xây dựng vào thế kỷ thứIII trước Tây lịch, và sau đó thì có nhiều công trình kiếntrúc mới được tiếp tục thực hiện thêm cho đến thếkỷ thứ II trước Tây lịch mới chấm dứt. Các pho tượngvà các mặt đá chạm nổi tìm thấy tại nơi này cho thấymột nghệ thuật điêu khắc vô cùng tinh xảo và đặc sắc.Tiếc thay Bharhut chỉ còn lưu lại một số di tích khảo cổđược cất giữ trong bảo tàng viện mà thôi.

Mộtdi tích nổi tiếng khác là các bảo tháp trên ngọn đồi Sanchi(Kiến-chí) do đại tướng Taylor trong quân đội Anh quốc khámphá vào năm 1818. Tại nơi này hoàng đế A-dục cho xây cấttám bảo tháp lớn và một số tu viện, và các thế hệ sautiếp tục xây dựng thêm cho đến khi Phật giáo bị các đạoquân Hồi giáo xóa mất trên bán lục địa Ấn độ vào thếkỷ thứ XII. Khi tin đồn về việc khám phá di tích Sanchi lanđi khắp nơi thì một số nhà khảo cổ bất chính và bọntìm vàng đổ xô đến đây để đào xới và đã gián tiếptàn phá di tích này. Mãi cho đến năm 1881 thì chính phủ thuộcđịa Anh mới bắt đầu gìn giữ di tích Sanchi cẩn thận hơn.Sau đó vào đầu thế kỷ XX thì Sanchi mới được trùng tuvà ngày nay đã trở thành một nơi hành hương quan trọng củaPhật giáo trên đất Ấn.

Quá trình thànhlập Ajanta

Trênbình diện tổng quát thì các hang 9, 10, 19, 26, 29 là các hangchính điện (chaitya), và tất cả các hang còn lại đều làcác tịnh xá (vihara). Như đã trình bày sơ lược trên đây,Ajanta được xây dựng vào hai thời kỳ khác nhau : thời kỳthứ nhất kéo dài từ thế kỷ thứ II đến thế kỷ thứI trước Tây lịch; thời kỳ thứ hai khá ngắn ngủi thuộcthế kỷ thứ V sau Tây lịch. Trong đợt phát triển thứ nhấtthì Ajanta có thể chỉ là các tịnh xá dùng làm nơi trú ngụtạm thời cho các vị tỳ kheo Nam tông trong mùa kiết hạ,sau đó thì các tăng đoàn mới lưu lại lâu dài hơn và sinhhoạt thường xuyên hơn. Giai đoạn thứ hai được phát triểnvào thời kỳ bành trướng lớn của Bắc tông và Ajanta đãtrở thành một đại học Phật giáo. Sau cùng thì Ajanta trởnên hoang phế và chìm vào quên lãng từ thế kỷ thứ VI (haythứ VIII tùy theo tư liệu) cho đến ngày đại úy John Smithđi tuần tra ngang đó vào tháng tư năm 1817, tổng cộng lạithì Ajanta đã ngủ yên trong rừng sâu hơn một ngàn hai trămnăm.

Thờikỳ phát triển thứ nhất gồm có các hang 10, 12, 8, 9, 13, xếptheo thứ tự thời gian. Nghệ thuật điêu khắc trong các hangnày khá đơn sơ và không có một biểu tượng nào tượngtrưng cho Đức Phật hoặc trình bày giáo lý của Ngài. Kèocột đục trong đá thì bắt chước theo các vật liệu bằnggỗ, cửa sổ và thềm cửa được đục giả vào đá. Trêntường của các hang số 9 và 10 người ta còn nhận ra đượcmột vài vết tích tranh vẽ các mẫu hoa lá và các đườngnét hình học, dầu sao thì đấy cũng là những di tích xưanhất của nghệ thuật tranh vẽ Ấn độ còn lưu lại đếnnay.

Trongmột thời gian dài bốn trăm năm sau khi đợt xây dựng đầutiên chấm dứt vào thế kỷ thứ I trước Tây lịch thì bỗngnhiên vào thế kỷ thứ V dưới triều đại Vakataka đồngthời với một triều đại khác cực thịnh ở miền bắclà triều đại Gupta, thì công cuộc phát triển Ajanta lạiđược tiếp tục. Đợt phát triển này chịu ảnh hưởngrõ rệt của Bắc tông. Thời gian khởi công và chấm dứtcủa thời kỳ xây dựng thứ hai không được xác định chínhxác lắm và vẫn còn là một vấn đề tranh cãi giữa cáchọc giả, có thể đợt xây dựng thứ hai khởi công vào khoảngnăm 450 dưới thời vua Harisena và chấm dứt vào khoảng năm550 tức là vào thế kỷ thứ VI. Một giả thuyết khác chorằng đợt xây dựng này thuộc hẳn vào triều đại củavua Harisena và đã khởi công vào năm 462 và chấm dứt vàinăm sau khi vị vua này qua đời vào năm 486. Nếu dựa theo giảthuyết này thì vua Harisena có thể là người chủ xướng mởmang Ajantra và sau khi ông mất thì Ajanta cũng bị bỏ hoang.Tuy nhiên cũng có giả thuyết cho rằng sự sinh hoạt của Ajantakéo dài cho đến thế kỷ thứ VIII.

Cách địnhtuổi các biến cố ở Ajanta

Cáchđịnh tuổi các biến cố xảy ra ở Ajanta trước hết đượcdựa vào các kinh sách có đề cập đến các hang động nàyvà sau đó là dựa vào các mẫu mã trong tranh vẽ và các hìnhtượng điêu khắc vì những chi tiết đặc thù đó tượngtrưng cho từng giai đoạn phát triển của nền văn hóa vànghệ thuật Ấn độ. Ngoài ra cách so sánh với các hang độngtương tợ được thực hiện ở các nơi khác vào cùng mộtthời kỳ với Ajanta cũng mang lại nhiều hiểu biết hữu ích.Đặc biệt nhất là trong hang số 16 người ta tìm thấy chữký của một vị quan thuộc triều đình của vua Harisena, vìthế các học giả thường xoay quanh mốc thời gian này đểđịnh tuổi cho đợt xây dựng thứ hai và các biến cố liênhệ.

Trongđợt phát triển thứ hai thì các hang được được khởicông gần như liên tiếp nhau và không có sự gián đoạn nàođáng kể. Hang 11 và tầng bên dưới là hang số 6 được khởicông trước nhất, và ngay sau khi được hoàn tất thì đếnlượt các hang 7, 8, 16 được khởi công cùng một lúc, tuynhiên chỉ có hai hang 7 và 8 là được hoàn tất trọn vẹn,hang 16 bị bỏ dở, và sau đó đến lượt hang 17 được khởicông và cũng bị bỏ dở, trong khi đó hang 19 được khởicông gần như cùng lúc với hang 17 thì lại được tiếp tụccho đến khi hoàn tất. Hang số 1 và số 2 là hai hang quan trọngvà tiêu biểu nhất được thực hiện vào giữa thời kỳphát triển thứ hai.

Sự khác biệtvề kiến trúc và trang trí
giữa hai thờikỳ phát triển

Cáchkiến trúc, điêu khắc và tranh vẽ trong các hang rất khácbiệt nhau giữa hai giai đoạn phát triển. Phần trình bày dướiđây sẽ phân tích sự khác biệt đó trong ba lãnh vực nhưkiến trúc, điêu khắc và các tranh vẽ trên tường.

Cáchkiến trúc và bố trí các hang thiết kế dưới các triềuđại Gupta-Vakataka vào thế kỷ thứ V khác hẳn với các hangthành lập từ trước thuộc các thế kỷ thứ II và thứ Itrước Tây lịch. Cách bố trí các hang tịnh xá (vihara) thuộcđợt xây dựng thứ hai phức tạp hơn, gồm nhiều tầng vànhiều phòng ốc hơn, trần có thêm cột chống đỡ, và nhấtlà gian tập thể khang trang hơn và thường thì có thêm mộtgian làm nơi thờ phụng ngay bên trong trong tịnh xá. Nói chungđối với các hang trong đợt phát triển này thì cách trangtrí dựa theo các vật liệu bằng cây không còn được chútrọng nữa, các kèo cột giả gỗ khó nhận ra hơn và chỉđược tượng trưng một cách kín đáo. Mặt tiền các tịnhxá và chính điện có thêm mái che rất cao và rộng lớn hìnhvòm và nhiều cột chống đỡ, tất cả đều được trangtrí bằng các điêu khắc đủ loại.

Trongcác chính điện thuộc giai đoạn thiết kế thứ nhất khôngthấy có một biểu tượng nào tượng trưng cho Đức Phậtmà chỉ có một bảo tháp xá lợi duy nhất nơi bệ thờ. Tronggiai đoạn thiết kế thứ hai thì các hình tượng của ĐứcPhật xuất hiện khắp nơi gồm các pho tượng thật lớn vàcác loại điêu khắc chạm nổi trên tường, trên trần vàtrên các kèo cột. Tượng Đức Phật được diễn đạt bằnghai cách : hoặc ngồi buông chân trong một chiếc ngai như mộtđế vương, hoặc trong tư thế thiền định. Trong các chínhđiện số 19 và 26, nơi bệ thờ và phía trước bảo thápcòn đặt thêm một pho tượng Phật thật lớn. Sự ghép đặttượng Phật và bảo tháp chung với nhau nơi bệ thờ có thểxem như cách tượng trưng cho sự phối hợp giữa Nam và Bắctông chung trong một chính điện. Ngoài ra trong các hang thuộcđợt xây cất thứ hai người ta còn nhận thấy lần đầutiên xuất hiện các bức tượng "Phật nằm", tượng trưngcho giây phút Đức Phật nhập vào Đại bát Niết bàn.

Đốivới các tranh vẽ thì trước hết các mặt đá được tôthêm một lớp hồ làm bằng đất sét trộn với phân bò vàgạo, bên trên lớp hồ được tô thêm một lớp vôi và saucùng thì lớp vôi được mài cho thật phẳng trước khi vẽtranh. Ngoài các bức tranh tượng trưng "một ngàn vị Phật"dựa theo sự tích xảy ra tại thành Xá Vệ (Sravasti) tìm thấytrong hang số 2 thì hầu hết các tranh ảnh khác đều mượncác chủ đề về tiền thân Đức Phật trong kinh Jataka. Cáchtrình bày sự tích về tiền thân Đức Phật được diễntả thật khéo léo bằng nhiều bức tranh liên tục nối tiếpnhau, không thấy một sư gián đoạn nào cả. Cử chỉ và ánhmắt của các nhân vật phụ trong tranh được diễn tả thậtý nhị và tài tình, hướng dẫn sự chú ý của người xemvào nhân vật chính hoặc chuyển sang một sự tích khác. Màusắc trong tranh thật phong phú, gồm các màu nâu, đỏ gạch,vàng, xanh, lục... Các nhân vật nữ giới được diễn tảthật hiện thực và tinh tế, vừa khêu gợi lại vừa e thẹn.Hầu hết các học giả đều công nhận là các tranh trên tườngtrong các hang động Ajanta rất tiêu biểu và có thể đạidiện cho các loại tranh truyền thống đặc thù nhất củaẤn độ. Tiếc thay số du khách ngày càng đông đảo củangành du lịch "kỹ nghệ" ngày nay đã làm hư hại phần lớngia tài văn hóa đó của nước Ấn và của nhân loại nóichung, vì không làm sao ngăn cản được hàng ngàn du khách sờmó lên tường. Hơn nữa sự hiện diện đông đảo của dukhách trong các hang động cũng làm cho không khí bị ô nhiễmthêm, nấm và vi khuẩn đủ loại phát sinh và xóa dần nhữngbức tranh vô giá của những di tích ngàn năm.

Sự suy tàncủa Ajanta

Tưliệu và khảo cứu về Ajanta thật hết sức phong phú, tuynhiên rất khó tìm thấy một học giả Tây phương hay Ấnđộ nào đề cập đến nguyên nhân suy tàn của các hang độngnày. Một học giả Tây phương là bà Sophie Royer nêu lên trongquyển sách "Đức Phật" (Bouddha, nhà xuất bản Gallimard, 2009,Paris) một giả thuyết giải thích về sự suy tàn của Ajanta(trang 286-287) như sau :

" ...Bêncạnh chân dung của các vị Bồ-tát và các cảnh tượng môtả lại sự tích các tiền thân Đức Phật, người ta cũngcó thể chiêm ngưỡng trên các vách đá trong tịnh xá nhữnghình ảnh phụ nữ khêu gợi và thật tinh xảo, môi thoa đỏđang lắc mông nhảy múa, và cả những cảnh tượng tiếpnối nhau nêu lên từng chi tiết nhỏ các cảnh xa hoa của cuộcsống vương giả... Khi thực hiện các tác phẩm vô giá củanghệ thuật Ấn độ trên đây, các vị tỳ kheo nơi hang độngAjanta có thể đã không nghĩ rằng là chính mình đang chuẩnbị khí giới để đưa cho kẻ khác hại mình : vì một ngàynào đó những người Bà-la-môn sẽ không còn do dự gì nữakhi đưa tay trỏ thẳng vào sự xa hoa và biết đâu cả sựdâm ô bắt đầu lan rộng trong các tu viện lớn ở Ấn độ.Những chỉ trích đó của người Bà-la-môn cũng đã góp phầnvào sự suy tàn của Phật giáo ngay trên phần đất nguyênthủy của chính mình"

Thiếtnghĩ các lý do nêu lên trên đây thật là hời hợt và hoàntoàn sai lầm. Các cảnh tượng rất hiện thực trong các bứchọa trên tường có mục đích trình bày diễn tiến các câuchuyện về tiền thân của Đức Phật trích dẫn từ kinh Jataka,các cảnh tượng đó giúp cho người tu hành chiêm nghiệm vàsuy tư. Tác giả Sophie Royer chỉ nhìn thấy những phụ nữkhêu gợi và những cảnh xa hoa nhưng không nhìn thấy sự đốinghịch của chúng tức là hình ảnh các vị Bồ-tát đứngbên cạnh những thứ ấy với gương mặt trong sáng, trong đôimắt của họ hiện lên lòng từ bi và sự giác ngộ. Sự suytàn của Phật giáo trên đất Ấn có những nguyên nhân baoquát hơn, thực tế hơn và sâu xa hơn nhiều.

Vìthế thiết nghĩ nếu muốn tìm hiểu sự suy tàn của Ajantavà Phật giáo nói chung ở Ấn độ thì có lẽ cần phải nhìnvào bối cảnh chung của lịch sử quốc gia này vào thời bấygiờ. Vào thế kỷ thứ V, các đạo quân Hung nô xâm lăng Ấnđộ đã tàn phá hầu hết các trung tâm Phật giáo lớn trongvùng tây bắc của nước này. Rất nhiều tư liệu cho biếtlà các đạo quân xâm lược Hung nô rất thù ghét Phật giáo,giết tăng ni và tàn phá chùa chiền, nhưng lại không giảithích vì lý do gì. Tuy nhiên người ta có thể nghĩ rằng ngườiHung nô rất thù ghét người Hán và đã gián tiếp không thíchtôn giáo của họ tức là Phật giáo. Sự xâm lăng của cácđạo quân Hung nô vào miền bắc Ấn độ làm cho đế quốcGupta phải tan rã. Khi toàn thể miền bắc Ấn bị chia cắtthành nhiều vương quốc và giặc giã nổi lên khắp nơi thìngười dân phải rời bỏ nơi chôn nhau cắt rốn của mìnhđể chạy loạn và đã đổ dồn về các vùng miền đôngvà trung Ấn. Sư sãi cũng chạy theo và có lẽ sự phát triểnvà xây dựng Ajanta cũng vì thế mà phải ngưng lại vào thờikỳ này tức là vào cuối thế kỷ thứ V hay đầu thế kỷthứ VI. Sự sinh hoạt của tăng đoàn nơi các hang động Ajantacũng bị bị thu hẹp và hai thế kỷ sau thì hoàn toàn trởthành hoang phế. Ajanta chìm vào quên lãng hơn một ngàn nămcho đến tháng 2 năm 1824 khi trung úy James Alexander trong mộtcuộc săn bắn đã khám phá ra một cách thật tình cờ.

Saumột thời kỳ giặc giã triền miên suốt hơn hai trăm nămvà mãi cho đến thế kỷ thứ VII thì nhà vua Harsavardhana (606-647)dưới triều đại Pusyabhuti mới thống nhất được miềnbắc Ấn. Mặc dầu triều đại này khá ngắn ngủi nhưng việcgiao hảo với các quốc gia khác lại rất tích cực, nhấtlà đối với Trung quốc. Chính vào thời kỳ này Trung quốcđã đưa nhiều nhà sư sang tu học tại Ấn và trong số đócó ngài Huyền Trang. Trong tập Đại Đường Tây vựcký, ngài Huyền Trang có cho biết là một đại luậnsư Phật giáo là ngài Trần Na (Dignaga, 440-520) đã từng đếnAjanta. Trong giai đoạn lịch sử này miền nam nước Ấn bịchia làm ba quốc gia khác nhau là Calukya thuộc tây nam, Pallavathuộc đông nam và Pandya thuộc cực nam. Các quốc gia này đềuthấm nhuần nền văn hóa Dravidien của người Tamoul (ngôn ngữvà văn hóa rất khác với miền bắc). Mặc dù các quốc giamiền nam không thù nghịch với Phật giáo nhưng không hề ủnghộ Phật giáo như các quốc gia miền bắc. Khi các đạo quânHồi giáo tràn vào bắc Ấn thì một số nhà sư Phật giáothường lánh nạn lên Tây tạng hoặc vượt biển sang Indonêxiavà đã mang Phật giáo đến các nơi này.

Vàothế kỷ thứ VIII một đế quốc mới là Pala được thànhlập tại các vùng miền bắc gồm có Ma-kiệt-đà (Maggadha)và Orissa (miền cực đông thuộc cửa sông Hằng) và triềuđại này đã đánh dấu thời kỳ hưng thịnh cuối cùng củaPhật giáo tại bán lục địa Ấn độ. Dưới triều đạiPala có một số đại học Phật giáo lớn được thành lậpnhư Somapura và Odantapuri dưới sự quản lý của một tôngphái Phật giáo mới là Tan-tra thừa còn gọi là Kim cươngthừa. Tông phái này được truyền vào Tây tạng kể từ thếkỷ thứ VIII.

Triềuđại Pala chưa kịp củng cố lãnh thổ thì các đạo quânHồi giáo từ Afghanistan lại tràn vào bắc Ấn đốt phá chùachiền, giết hại sư sãi. Đại học Na-lan-đà bị san bằngvào năm 1199, sư sãi bị giết, thư viện bị đốt sạch vàbiến cố này đã đánh dấu trang cuối cùng của lịch sửPhật giáo kéo dài mười bảy thế kỷ trên phần đất nàycủa địa cầu.

Lời kết

Mườibảy thế kỷ hiện diện của Phật giáo trên đất Ấn đãđi vào lịch sử, nhưng rất nhiều di tích vẫn còn đó. Ajanta hiện ra với chúng ta hôm nay như một kỳ quan ngoạihạng của một thời Phật giáo vàng son. Trên quần đảo Inđônêxia,Phật giáo cũng đã từng hiện diện hơn một ngàn năm vàcũng đã đi vào lịch sử, chứng tích lưu lại là ngôi đềnPhật giáo Borobudur lớn nhất thế giới vẫn sừng sững trênhòn đảo Java như muốn tiếp tục thách đố với với thờigian. Quy luật vô thường tác động lên tất cả mọi hiệntượng trong vũ trụ này, không có một ngoại lệ nào cả.Tất cả mọi hiện tượng đều liên kết với nhau mà chuyểnđộng, Ajanta cũng là một hiện tượng vì thế cũng khôngtránh khỏi cơn lốc của vô thường. Tóm lại thiết nghĩcũng không có gì khác hơn để góp ý thêm cho phần kết luậnnày, chỉ xin phép được kể ra đây một câu chuyện khámphá hoàn toàn khác hẳn để cùng với người đọc suy tư.

Nếutrung úy James Alexander của quân đội viễn chinh Anh quốc trongmột cuộc săn bắn ở Ấn độ đã tình cờ khám phá ra mộtkỳ quan được xếp vào gia tài văn hóa của nhân loại, thìtại một nơi khác cũng có một trung úy khác là Henri de Ponchalontrong quân đội viễn chinh Pháp tại An Nam trong một cuộc sănbắn cũng đã tình cờ khám phá ra một thứ gì đó mà biếtđâu cũng có thể làm cho chúng ta xao xuyến tận đáy lòng?

Quânđội viễn chinh Pháp do đề đốc hải quân Rigault de Genouillychỉ huy đổ bộ lên bán đảo Tiên Trà (ngày nay gọi là SơnTrà) ngày 1 tháng 9 năm 1858 để đánh chiếm Đà Nẵng. Trongđoàn quân này có một viên trung úy tên là Henri de Ponchalonrất say mê săn bắn và đồng thời cũng là người duy nhấttrong đạo quân viễn chinh ghi chép vào nhật ký của mình từngchi tiết một những biến cố của cuộc đánh chiếm thuộcđịa và cả những cảm nghĩ cũng như những biến cố đãxảy ra với mình. Cách hành văn của ông thật giản dị vàchân thật, từ cách suy nghĩ cho đến những xúc cảm trongông. Sau đó nhiều năm thì các trang nhật ký của ông đượcxuất bản thành sách với tựa đề "Đông Dương, nhữngkỷ niệm của một chuyến du hành và một cuộc chiến,1858-1860"(INDO-CHINE, Souvenirs de voyage et de campagne, 1858-1860, nhà xuấtbản Alfred Mamé et Fils, Editeurs, 1896). Sau đây là phần tríchdịch (trang 162 đến 167) kể lại một vài chuyên săn bắncủa tác giả Henri de Ponchalon :

Ngày20 tháng 3: Một lô-cốt được xây dựng trên đỉnhcao nhất của bán đảo Tiên Trà dùng làm địa điểm quansát và cũng để bảo vệ toàn vùng phía sau lưng doanh trại; tôi được giao phó trọng trách mang trung đội dưới quyềncủa tôi đến đóng giữ nơi này trong tám ngày.

Saumột cuộc hành trình cực nhọc chúng tôi cũng đã đến đượcnơi đóng quân. Thật là một quang cảnh tuyệt vời ! Dướichân tôi mây thật thấp che phủ cả doanh trại Tiên Trà ;chỉ cần đảo mắt là tôi có thể nhìn thấy hết các tiềnđồn của quân đội viễn chinh, ngoài xa là biển cả và nhữngngọn núi đá hoa (Ngũ Hành Sơn), tôi nhìn thấy cả con sôngnhỏ và các vị trí của kẻ thù. Khu rừng nguyên sinh chungquanh lô-cốt đầy sinh vật và các loại thú để săn : nàolà cọp, beo, mèo rừng, chồn đèn, tê tê, heo rừng, hươu,hoẵng, khỉ đột, gà rừng, loại sóc đào hang (rat palmiste),v.v... Cha tôi là một người liều lĩnh và say mê săn bắn,nếu ông ta mà được ở đây thì sẽ thích lắm ! Tiếc thay! thằng con trai của ông ta thì chỉ được phép lẩn quẩnchung quanh lô-cốt mà thôi ; hắn còn phải canh chừng cho sựan toàn của doanh trại.

hoangphong-ajanta-02
Sócđào hang (rat palmiste)

Ngày21 tháng 3 : Tôi vừa giết được một con khỉ lọ nồi(douc). Tại một khúc quanh trên một con đường mòn rất khóđi tôi vụt trông thấy một con khỉ khổng lồ hai chân màuđỏ đang bám trên cây. Con khỉ hoàn toàn bất động và cứnhìn tôi chăm chăm; tôi đưa súng lên vai, nó phóng sang cànhkhác : tôi bóp cò, nó rơi xuống đất và bị thương nặng.Phải thú nhận rằng tôi hết sức xúc động khi chạy đếnbên cạnh nó và nhìn thấy con vật đáng thương hai mắt nửakhép nửa mở hình như đang cầu khẩn tôi tha mạng cho nó.Quyết định của tôi thì lại không phù hợp tí nào vớisự xúc động của tôi ; nó bảo tôi phải tóm lấy con khỉvà tôi liền đấm vào gáy con khỉ một quả thật mạnh rồilôi xác nó một cách thật oai hùng đem về giao cho tên đầubếp. Đến bữa cơm tối, tôi mời thêm hai tên trung sĩ dướiquyền của tôi.

hoangphong-ajanta-03hoangphong-ajanta-04
Khỉlọ nồi (Douc, tên khoa học Pygathrix nemaeus)

Ngày22 tháng 3: Thịt khỉ lọ nồi vẫn được xem là tuyệthảo nhất, nhưng theo tôi thì thịt loài sóc đào hang mà tôivừa bắn được một con sáng nay thì phải nói là thơm thohơn hết.

Tênthuộc hạ của tôi - phải công nhận hắn thật tháo vác –vừa dựng lên cho tôi một căn lều thật xinh xắn, tôi dùngnó làm nhà ăn và chỗ nghỉ trưa. Duỗi chân trên chiếc võngđong đưa, tôi mơ màng nghĩ đến chuyến du hành đẹp đẽnày rồi cũng sẽ chấm dứt, đến một trận chiến đang diễnra thật thú vị, đến sự khen thưởng mà tôi hằng mong đợi,đến khu rừng nguyên sinh mà tôi đang ước mơ sẽ tạo đượctại nơi này những thành tích săn bắn rạng ngời và rồitôi ngủ thiếp đi.

Khingày đã hết, dưới ánh trăng sáng tôi cố tìm một nơi đểmai phục. Đêm hôm qua có tiếng hươu kêu ngay bên cạnh lô-cốt. Sau một giờ chờ đợi thì có tiếng gầm của thú dữ vọnglại báo cho tôi biết đã đến lúc phải chuẩn bị ; tôiliền chạy đến nơi ẩn nấp. Cạnh lô-cốt bỗng có mộtcon vật chân rất ngắn chạy băng ngang đường, tôi bèn nhảđạn và giết được một con tê-tê, tê tê là một con vậtthuộc loài có vú thuộc họ động vật thiếu răng, chuyênăn kiến ; toàn thân có một lớp giáp màu đen ; thịt củacủa nó không ăn được.

hoangphong-ajanta-05
Contê tê

Ngày23 tháng 3 : .................

Ngày24 tháng 3: Tôi giết được một con gà rừng lông đen; săn loại thú này rất khó. thức từ lúc ba giờ sáng tôingồi rình thật im hơn một giờ đồng hồ dưới một lùmcây. Con gà chạy xẹt ngang mặt tôi như một tia chớp ; tôinhả một phát đạn vào cái hạnh phúc nhỏ bé ấy. Quả thật,vào bữa cơm tối hôm đó thì tôi mới biết là công lao ngồichờ của tôi ban sáng đã được đền bù thật hậu hĩnh; thịt gà rừng thật vô cùng tuyệt hảo.

Ngày25 tháng 3: Nếu đừng bị chuyển đi nơi khác và cứđược ở đây thì thích thú biết chừng nào ! Được ởlại giữa cảnh rừng đầy ắp muôn thú như thế này thìtôi chẳng phải là người sung sướng nhất thế gian hay sao? Ngày nhỏ tôi vẫn thường ước mơ được sống như LỗBình Sơn (Robinson Crusoé). Lỗ Bình Sơn sống một mình trênmột hòn đảo hoang thì chắc gì đã sung sướng hơn tôi trongkhu rừng nguyên sinh này ? Tên hầu cận Thứ Sáu (Vendredi) củaông ta làm gì sánh kịp với tên thuộc hạ Dulout vô cùng hàohùng của tôi ? Dưới bóng mát của những gốc cổ thụ trămnăm, tôi chỉ muốn ngâm lên những câu thơ của thi hào Chateaubriandmà cha tôi đã một lần ngâm nga khi đi săn trong khu rừng Écouvesthật đẹp gần tỉnh lỵ Alençon, bỗng nhiên tiếng ngâm củacha tôi bất thần dừng lại vì có một con hoẵng chạy ngang,cha tôi hạ được nó tại một khúc quanh trên một con đườngmòn :

Giữakhu rừng yên lặng, trong cảnh cô quạnh đáng yêu,
Tôichỉ muốn ôm lấy những bóng râm chưa hề ai biết đến !
Trongnhững khúc quanh âm u, cứ ngỡ rằng mình đang lạc lối,
Tronglòng thanh thản không một chút lo âu.
...................................................................
Chaoôi ! sao hạnh phúc thế này, ước gì tôi được sống trọnkiếp nơi đây,
Xaloài người, giữa tiếng suối reo róc rách.
Mongrằng mọi người hãy cứ quên tôi đi, nơi chốn quạnh hiunày,
Dướibóng mát của loài cây du, tôi thiếp đi trên tấm thảm đầyhoa.

Ngày26 tháng 3: Hôm qua khi thám hiểm chung quanh đồncanh, tôi khám phá được một chỗ mà khỉ lọ nồi thườngkéo đến đùa giỡn. Cứ thấy tôi là chúng bỏ chạy. Sánghôm nay, khe khẽ tôi luồn vào các bụi cây để nấp và tôibắn được một con khỉ đang nhảy nhót trên cành. Tôi vôcùng ngạc nhiên khi trông thấy một con khỉ khác từ trêncây tụt ngay xuống đất ôm lấy xác con vật bị bắn chếtrồi chạy vào rừng vừa kên lên những tiếng kêu thươngthống thiết ! Quả thật là một bản năng tuyệt vời !

Vàilời góp ý:

Trungúy James Alexander khám phá ra một hang động bỏ quên hơn mộtngàn năm và ngày nay đã được Liên Hiệp Quốc xếp vào giatài văn hóa của nhận loại, trung úy Henri de Ponchalon thì nhìnthấy một con khỉ từ trên cây tụt xuống đất để ôm xácđồng loại chạy vào rừng và phát lên những tiếng kêu thươngthống thiết. Hình ảnh con khỉ ôm xác đồng loại chạy vàorừng đã được trung úy Henri de Ponchalon ghi lại bằng mộtdòng chữ trong một quyển sách nhỏ đã ngủ yên hơn mộttrăm năm trong thư viện quốc gia Pháp.

Ngườiđọc cũng có thể tự hỏi tại sao lại đem so sánh hai câuchuyện không có gì liên hệ với nhau như thế ? Thật vậy,hai sự kiện thuộc vào hai lãnh vực khác nhau. Hang động Ajantathuộc vào lãnh vực vật-chất thu hút được hàng nghìn dukhách đến viếng mỗi ngày, người đến xem có thể chụpảnh và sờ mó được, trong khi đó thì tình thương yêu đồngloại của một con thú lại thuộc vào lãnh vực phi-vật-chấtnên khó nắm bắt và không lôi kéo được sự quan tâm củacon người. Cũng thế, rất dễ cho chúng ta so sánh giữa củacải của một người giàu có và sự thiếu thốn của mộtkẻ cơ hàn, nhưng lại rất khó cho chúng ta so sánh giữa củabố thí của một người dư thừa và những xúc cảm từ tâmhiện ra trong lòng của một người nghèo khó. Cũng thế, rấtdễ cho cơ quan Văn hóa Liên Hiệp Quốc biểu quyết xếp cáchang động Ajanta vào gia tài văn hóa của nhân loại, nhưngnếu có một thành viên nào đó nêu lên ý kiến cần phảibảo vệ lòng yêu thương đồng loại trong lòng một con thúthì có lẽ các thành viên khác cũng chỉ biết cười trừmà thôi.

Khithấy con khỉ liều chết từ trên cây tụt xuốt đất ômlấy xác của đồng loại chạy vào rừng thì trung úy Henride Pochalon kêu lên : "Quả thật là một bản năng tuyệtvời !", trong khi đó thì chính ông lại không nhìn thấycái bản năng thú tính và hung bạo trong lòng mình, đang khíchđộng mình tìm kiếm một miếng ăn "ngon", sự thỏa mãn khinhả một viên đạn vào một sinh vật khác. Thật vậy, ngàynay nếu muốn chiêm ngưỡng di tích Ajanta thì cũng không đếnnỗi khó lắm, nhưng lại vô cùng khó khăn cho chúng ta nếuchúng ta muốn khám phá ra một hang động thật sâu kín vàsinh động với bệ thờ và xá lợi đang bị che lấp trongmột nơi thầm kín của đáy lòng mình.

Bures-Sur-Yvette,06.07.10
HoangPhong

hoangphong-ajanta-06
Mộtcon khỉ từ trên cây tụt xuống để nhặt xác của con khỉbị bắn chết
(ảnhtrích trong sách của Henri de Ponchalon, trang 167)

Phụlục 1: Hình ảnh các hang Ajanta, Bedsa, Bhaja và Kharla

hoangphong-ajanta-31
Karlacaves
hoangphong-ajanta-30
Bhajacaves
hoangphong-ajanta-32
BedsaCaves 1000 years old.
hoangphong-ajanta-20
Ajanta
hoangphong-ajanta-08
AjantaCaves
hoangphong-ajanta-09
WaterFalls, Ajanta Caves

hoangphong-ajanta-12

hoangphong-ajanta-13

ajanta-motngaydong-03

ajanta-motngaydong-04

ajanta-motngaydong-06

Bêntrong Ajanta Caves:

hoangphong-ajanta-17

hoangphong-ajanta-18

ajanta-motngaydong-08

hoangphong-ajanta-07

hoangphong-ajanta-19

hoangphong-ajanta-21
RecliningBuddha carved in the Ajanta Caves in Northern India,
datingto the 2nd century B.C

hoangphong-ajanta-25

hoangphong-ajanta-23
Tranhvẽ trong Ajanta Caves
hoangphong-ajanta-22
Temptationof Mara, painting of mural in Cave 1, Ajanta,
1875-1876,Museum no. IS.13-1885
hoangphong-ajanta-24
AjantaBodhisattva

______________________________________________

Bài đọc thêm:

AJANTA
Choáng ngợp hàng nghìn tượng Phật thiêng xuyên núi.

(Source: Discovery kênh 14)

Đây có thcoi làmt trong nhng di sn ln nht vđo Pht còn lưu giđược đến ngày nay.

Nằm ẩn mìnhtrong khu rừng rậm hoang vu của cao nguyênDeccan (Ấn Độ), hang động Ajanta đã bị lãng quên trongmột thời gian dài.

Vào năm 1819, một nhóm người Anh đi săn cọp trong khu vực này đã tình cờ phát hiện hệ thống hang động Ajanta. Quần thể hang động Ajanta là di tích quý giá đại diện cho thời kỳ Hưng thịnh của Phật giáo tại Ấn Độ.

ajanta-hang-dong-ando-teeniscover-kenh14-01-08c3c

Ajanta tọa lạc ở lưng chừng núi, bên dưới hang động là lòng vực cùng dòng sôngWaghora uốn khúc. Hangđộng được bố trí theo dạng hình móng ngựa, khoét sâu vào bên trongvách núi đá thẳng đứng cao 76m.

Di tích hang động Ajantacó tất cả 30 hang, bao gồm Thánh đường Phật giáo và các khuphụ cận. Các nhà khảo cổ đã đánh dấu các hangtheo số thứ tự.

ajanta-hang-dong-ando-teeniscover-kenh14-02-08c3c

Quần thể hang động Ajanta không được tạo dựng trong một thời kỳ liên tục nên các nhà nghiên cứu phân chiacác hang động theotừng thời kỳ xây dựng.

Nó gồm haiphần: cụm hang được tạo dựng vào giai đoạn đầu vào thế kỷ II TCN gồm hang số 8, 9, 10, 12, 13, 15Amang màu sắc của Phật giáo nguyên thủy.

Cụm hangsau được xây dựng vào thế kỷ V, mang màu sắc Phật giáo mới. Tuy nhiên, một số hang vẫn còn chưa được hoàn tất.

ajanta-hang-dong-ando-teeniscover-kenh14-03-08c3c

Dù vẫn còn một số hang vẫn chưa được hoàn thành,Ajanta vẫn là quần thể chùa hangvô cùng lớn trên thế giới do bàn taycon người tạo ra.

ajanta-hang-dong-ando-teeniscover-kenh14-04-08c3c

Một trongnhững điểm đặc biệt của quần thể hang động này chính là một số lượng khổng lồ các bức tượng điêu khắc về đạo Phật. Đây được coi là những tác phẩm hội họa đẹp nhất của nghệ thuật Phật giáo.

ajanta-hang-dong-ando-teeniscover-kenh14-05-08c3c

Ngay những bước chân đầu tiên thamquan quần thể kiến trúc này, dukhách có thể bắt gặp những khung cảnh hết sức vĩ đại.

“Mặt tiền” của hang động, hàng dài tượng Phật được đục đẽo bằng tay vô cùng khéo léongay trên bề mặt của vách đá, hay cả một điện thờ với những cột trụ vô cùng chắc chắn được tạo nên bởi các nghệ nhân ngaytrong lòng núi đá.

ajanta-hang-dong-ando-teeniscover-kenh14-16-9dd38

Hang số 12 được đẽo trong thời kỳ đầu và được gọi là Tăng viện; đây là nơi sinh sống của những thầy tu ngày xưa.

Họ sinhhoạt và tu hànhtrong không gian chật hẹp. Các thầy tu dùng bệ đá làm giường ngủ, họ luôn tuân thủ trong quá trình tu hành khổ hạnh theo cách như thế.

ajanta-hang-dong-ando-teeniscover-kenh14-13-08c3c

Hang số 9 có tên gọi là Tháp viện, là một căn phòng dùng làm nơi cầu nguyện của các nhà tu hành. Tháp viện mang ý nghĩa rất linh thiêng, là nơi tôn thờ thánh tích của Đức Phật.

Thời kỳ này hoàntoàn không có sự hiện diện của các tượng Phật. Vì vậy, Tháp Phật được xem là một biểu tượng linh thiêng để tôn thờ và phụng sự.

Nhóm hang động thứ 2, tượng Phật hiện diện khắp nơi. Có tượng Phật ngồi thể hiện rằng, đã đạt được sự giác ngộ dưới cội bồ đề, xung quanh là sự cám dỗ của quỷ ma.

Trước khigiác ngộ, Đức Phật đã trải qua nhiều giai đoạn tu luyện, tất cả đều được thể hiện qua hàng loạt tác phẩm điêu khắc trong hang.

ajanta-hang-dong-ando-teeniscover-kenh14-10-08c3c

Có được các tác phẩm tượng Phật đạt đến vẻ đẹp đỉnh cao như thế là nhờ vào các họa sĩ và nhà điêu khắc đã thấm nhuần Phật pháp. Chính họ đã góp phần rất lớn tạo nên giá trị cho quần thể hang động Ajanta.

ajanta-hang-dong-ando-teeniscover-kenh14-07-08c3c

Từ thế kỷ thứ VI đến thế kỷ VII là giai đoạn phát triển của nghệ thuật Phật giáo tại hang động Ajanta. Đó là những bức bích họa được vẽ trên tường trong hang động.

ajanta-hang-dong-ando-teeniscover-kenh14-09-08c3c

Cách mà những người thợ dùng để tạo ra những tác phẩm của mình cũng vô cùng độc đáo. Theomột số tài liệu, nguyên liệu chính để làm nên những bức vẽ chính là đá cuội và các loại rau quả.

ajanta-hang-dong-ando-teeniscover-kenh14-17-608e9

Rau quả được nghiền nát ra để tạo thành 1 chất keo, sau đó được nghiền tiếp với các viên sỏi đầy màu sắc để tạo ra một loại “sơn” cho những tác phẩm này.

Minh chứng rõ nhất chính là những hình tượng Phật trên những bức tường ở hang số 10 dù đã trải qua nhiều thế kỷ nhưng vẫn không hề bị phai màu.

ajanta-hang-dong-ando-teeniscover-kenh14-08-08c3c


Có thể nói, nghệ thuật hội họa của người Ấn Độ cổ đại đã đạt đến chất lượng hoàn hảo về màu sắc cũng như bố cục. Các tác phẩm này đã qua cuộc thử nghiệm thành công của thời gian.

ajanta-hang-dong-ando-teeniscover-kenh14-06-08c3c

Quần thể chùa hang Ajanta là di tích lịch sử lớn nhất thế giới đã được UNESCO công nhận vào năm 1983. Đây có thể coi là một trong những di sản lớn nhất về đạo Phật còn lưu giữ được đến ngày nay.

Ý kiến bạn đọc
17/05/201801:47
Khách
Bài tường thuật công phu mà không thấy hình, tiếc nhỉ!
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
30/03/2012(Xem: 3880)
Nepal chỉ là một nước nhỏ nằm giữa hai cường quốc khổng lồ và đông dân nhất thế giới, đó là Ấn Độ và Trung Quốc. Với dân số khoảng 30 triệu người, Nepal đóng vai trò phụ thuộc trong lịch sử phát triển của hai nền văn hóa tại hai nước lớn đó, vốn là hai nền văn hóa lâu đời nhất của loài người.
26/02/2012(Xem: 4249)
Ở trên khuôn viên của núi Mihintale hiện còn có một hang động và người ta cho rằng hang động ấy là nơi mà Tôn giả Mahinda đã ở lại đấy trong lần đầu tiên ngài đến Mihintale.
10/08/2011(Xem: 2253)
Tôi đi thăm Yên Tử thuở núi rừng còn hoang vu. Bồi hồi, xúc động. Những cội tùng già cỗi cằn, khô gầy ngạo nghễ giữa thời gian và năm tháng. Ồ, bên này là rừng trúc và bên kia là triền đá dựng. Có phải ở đây mà thuở trước là, Cửa che giáo ngọc sum ngàn mẫu. Đá trải lược châu lửng nửa vời?[1] Theo từng dốc đá rêu phong, tôi lần bước leo lên, leo lên mãi...
07/07/2011(Xem: 27896)
Lời Ban Biên Tập: Nhằm mục đích góp phần giúp thế hệ trẻ Việt Nam ở trong nước cũng như ở hải ngoại biết rõ lịch sử Việt Nam trong năm 1963 xảy ra như thế nào và nhất là để có nhận thức sâu sắc hơn về điều mà dân tộc đã khẳng định: “Phật giáo Việt Nam với dân tộc như hình với bóng, tuy hai mà một”. Cho nên chúng tôi lưu trữ vào Thư Viện Hoa Sen CÁC BẢN DỊCH TỪ KHO DỮ LIỆU BỘ NGOẠI GIAO, BỘ QUỐC PHÒNG, CƠ QUAN TÌNH BÁO TRUNG ƯƠNG & CÁC NGUỒN KHÁC đã giải mật. Các tư liệu này có liên quan đến sự kiện lớn trong lịch sử Việt Nam hiện đại. Sự việc này chắc chắn sẽ có những ý kiến ủng hộ và chống đối, nhưng lịch sử vẫn là lịch sử. Ban biên tập website Thư Viện Hoa Sen chân thành cảm tạ nhà văn Cư sĩ Nguyên Giác, Cư sĩ Nguyễn Kha, và Nhà Xuất Bản Thiện Tri Thức Publications đã gửi tặng các phiên bản vi tính điện tử và trân trong giới thiệu đến toàn thể quý độc gỉa trong và ngoài nước.
25/12/2010(Xem: 7839)
Phật giáo là một tôn giáo được đức Thích Ca Mâu Ni (Shakyamuni) truyền giảng ở miền bắc Ấn Độ vào thế kỷ thứ 6 TCN. Do đạo Phật được truyền đi trong một hơn hay 2500 năm và lan ra nhiều nơi cho nhiều chủng tộc nên lịch sử phát triển của nó khá đa dạng về các bộ phái cũng như là các nghi thức và phương pháp tu học. Ngay từ buổi đầu, đức Thích Ca, người truyền đạo Phật, đã thiết lập được một giáo hội với các luật lệ hoạt động chặt chẽ của nó. Nhờ vào sự uyển chuyển của giáo pháp, đạo Phật có thể thích nghi với các hoàn cảnh chế độ xã hội, con người, và tập tục ở các thời kỳ khác nhau, nên ngày nay Phật giáo vẫn tiếp tục tồn tại và phát triển ngay cả trong các nước có nền khoa học tiên tiến như Hoa Kỳ và Tây Âu.
12/10/2010(Xem: 3636)
Borobudurlà một kỳ quan Phật giáo tinh xảo và lớn nhất thế giới,xây dựng vào thế kỷ thứ VIII, tọa lạc cách 42 km về phíaBắc thành phố Yogyakarta, trung tâm của đảo Java, quốc giaInđônêxia, và đã được UNESCO xếp vào di sản thế giớivào năm 1991.
01/10/2010(Xem: 3423)
Lang thang trên đất nước Myanmar rộng lớn bạn sẽ không ngừng được tiếp xúc với hàng loạt xưởng thủ công tạc tượng Phật từ đá (chủ yếu là đá cẩm thạch)...
26/09/2010(Xem: 3087)
Phật Giáo là một tôn giáo ngoại lai không có nguồn gốc từ Trung Quốc, kiến trúc Phật Giáo cũng không được sinh ra từ nền kiến trúc cổ đại Trung Quốc. Phật Giáo từ Ấn Độ truyền vào Trung Quốc và phát triển ở vùng đất có nền văn minh cổ xưa này, dựa vào tư tưởng văn hóa truyền thống của Trung Quốc kết hợp thành một tôn giáo ngoại lai có sự kết hợp giữa giáo nghĩa Phật Giáo và truyền thống văn hóa Trung Quốc. Điều dễ nhận thấy nhất là nghệ thuật kiến trúc Phật Giáo Trung Quốc không phải là phiên bản của kiến trúc Phật Giáo Ấn Độ, nghệ thuật kiến trúc Phật Giáo là sự kết tinh của văn hóa Phật Giáo và truyền thống văn hóa tư tưởng Trung Quốc.
26/09/2010(Xem: 3337)
Tôn giáo là một hiện tượng xã hội nhân loại, mà khi xã hội đó phát triển đến một giai đoạn lịch sử nhất định thì sản sinh hiện tượng này. Cũng như vậy do nhu cầu tín ngưỡng cũng như sự hoằng truyền giáo nghĩa, cho nên kiến trúc của tôn giáo từ đó mà sanh.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567