Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tránh trộn lẫn tự ngã với thực hành

13/01/201201:08(Xem: 4572)
Tránh trộn lẫn tự ngã với thực hành
TRÁNH TRỘN LẪN TỰ NGÃ VỚI THỰC HÀNH
Tác giả: Alexander Berzin, Berlin, Germany, October 2004
Chuyển ngữ: Tuệ Uyển – 12-17/08/2010


1.-SỰ KHÁC BIỆT GIỮA TỰ NGÃ LÀNH MẠNH VÀ TỰ NGÃ KHÔNG LÀNH MẠNH

Phật giáo nói về sự khácnhau giữa cái “tôi’ quy ước (tục đế) và "cáitôi" không thật. "Cáitôi" quy ước là "cái tôi" có thể quy cho sự tương tục khôngngừng của mỗi cá nhân – những thời khắc thay đổi [liên tục] của kinhnghiệm. Nói cách khác, những thời điểmcủa những kinh nghiệm cá nhân của chúng ta đi theo từ thời khắc này đến thờikhắc khác theo luật nhân quả hành trạng (nhân như thế nào cho quả như thế nào). Trên căn bản sự tương tục của những thời khắcnày, chúng ta có thể định danh “tôi.” "Cáitôi" quy ước của thế gian này thật sự tồn tại và trong dạng thức của "cáitôi" này mà chúng ta có thể nói, “tôi đang ngồi; tôi đang ăn; tôi đangthiền tập.” "Cái tôi" quy ước,tuy thế, chỉ đơn thuần là điều gì đấy có thể được quy cho sự tương tục tinhthần của chúng ta: không có điều gì [cốhữu] có thể tìm thấy về phía "cái tôi" quy ước, bằng năng lực củachính nó, làm cho "cái tôi" tồn tại như như "cái tôi". Một "cái tôi" thật sự tồn tại vớiđiều gì đấy có thể tìm thấy về phía chính nó, thiết lập sự tồn tại của nó, làkhông thể có. "Cái tôi" thậtsự tồn tại có thể tìm thấy hoàn toàn không hiện hữu; đó là "cái tôi"sai lầm, không có thật, "cái tôi" bị bác bỏ.

Phương Tây, trái lại,nói về cá tính (tự ngã) lành mạnh và cátính không lành mạnh. Cá tính lành mạnhlà cảm giác của một "cái tôi" căn cứ trên "cái tôi" quyước; trong khi cá tính (tự ngã) không lành mạnh là ý nghĩa của cái “tôi’ sailầm, không có thật. Cá tính không lànhmạnh có thể hoặc là một thứ phô trương hay không phô trương. Cá tính không phô trương căn cứ trên sự tintưởng "cái tôi" thật sự tồn tại có thể tìm thấy; trong khi cá tính phôtrương được căn cứ hoặc là trên sự tin tưởng rằng ngay cả "cái tôi"quy ước là không tồn tại, hay trên ý nghĩa được thiết lập rất yếu đuối của "cáitôi" quy ước.

[See: The Gelug Kagyu Traditionof Mahamudra, Part I, Chapter 5.]

Đối với sự thực tập PhậtPháp lành mạnh, chúng ta cần một cá tính lành mạnh, vì thể chúng ta chịu tráchnhiệm cho những gì chúng ta trãi qua trong đời sống. Trên căn bản của việc lãnh lấy trách nhiệmnày, chúng ta hình thành một phương hướng an toàn trong đời sống của chúng ta(quy y Phật, Pháp, Tăng), hướng đến sự giải thoát và/hay sự giác ngộ, và đitheo một phương thức thực tập đối với những mục tiêu này căn cứ trên niềm tinvững chắc trong Phật tính của chúng ta và trên luật nhân quả nghiệp báo. Tuy thế, cho đến khi chúng ta được giải thoátnhư những vị a la hán, chúng ta vẫn sẽ phải bám víu cho một sự tồn tại thật sựcó thể tìm thấy của một "cái tôi".Do bởi điều đó, sự thực tập Phật Pháp của chúng ta bị trộn lẫn với một cátính không lành mạnh một cách không thể tránh khỏi. Nếu chúng ta tỉnh thức về những cung cách màtrong ấy điều này xãy ra, chúng ta có thể cố gắng giảm thiểu tối đa sự tổn hạibởi sự thiền tập trên điều đó và sự áp dụng những phương pháp tạm thời. Tuy thế, công thức căn bản là sự thấu hiểu vềtính không của tự ngã (cá tính).

2.- NHỮNG RẮC RỐI SINHKHỞI TỪ CÁ TÍNH (TỰ NGÃ) PHÔ TRƯƠNG QUA VIỆC ĐỒNG NHẤT VỚI SỰ TỒN TẠI THỰC SỰCỦA "CÁI TÔI"

Một số người trở nênliên hệ với Phật Pháp do bởi một số lý do nghiệp lực mà điều ấy làm cho họ tòmò và thích thú trong Giáo Pháp, một khi sự thích thú ấy được thúc đẩy bởi mộthoàn cảnh nào đấy. Nhưng, một số tiếpcận Phật Pháp vì những lý do không ổn định căn cứ trên cá tính (tự ngã) phôtrương. Có ba hình thức thông thường củatriệu chứng này. Suy nghĩ về chính mìnhnhư một "cái tôi" thật sự tồn tại có thể tìm thấy, chúng ta có thểhướng về Phật Pháp:

  • Để được chấp nhận bởimột nhóm thân hữu nào đấy, bởi vì Phật giáo là phong trào và một số tài tử phimảnh và âm nhạc là những thành viên của Phật Pháp;
  • Để tìm một sự trị liệumầu nhiệm cho một vấn để cảm xúc và thân thể mà không có giải pháp nào khác đểhỗ trợ; hay
  • Để thỏa mãn cho sự hấpdẫn trong những thứ lạ lùng.

Một cách tổng quát, đểtránh những hiểm họa có thể đến từ việc trở nên liên hệ với Phật Pháp cho bấtcứ lý do nào trên đây, chúng ta cần thể nghiệm và điều chỉnh động cơ của chúngta. Tuy thế, có những bước đặc thù tạmthời mà chúng ta có thể xem như sự vượt thắng những “chuyến du hành-tự ngã”thông thường bị phối hợp với một trong ba hình thức của tự ngã phô trương.

a- Muốn Là Một Bộ Phận của Đám Đông

Với một ý nghĩa phôtrương của "cái tôi", chúng ta có thể cảm thấy tự đắc rằng chúng talà một bộ phận của những kẻ “giàu sang hay nổi tiếng hay tinh túy”. Để vượt thắng điều này, chúng ta cần hoan hỉrằng chúng ta đã tìm thấy Phật Pháp, hơn là cảm thấy kiêu hãnh về điều ấy. Chúng ta có thể thiền quán về từ bi cho nhữngngười khác vẫn chưa tìm ra phương hướng.Xa hơn, so sánh với những người khác những người đã tiến xa trên con đườngtu tập, chúng ta cần nhận thấy rằng chúng ta chỉ là những thiếu nhi trong PhậtPháp. Vì thế không có gì căn cứ cho mộtcảm giác kiêu căng.

b- Muốn Tìm Một Phép Lạ Trị Liệu

Chán nản để tìm một sựtrị liệu nhiệm mầu cho khổ đau của chúng ta thường đưa đến một cảm giác phôtrương của sự tự quan trọng. Chúng ta cóthể trở nên quá bị bận tâm với chính mình cũng như những rắc rối mà chúng ta cốgắng quản lý thời gian của vị thầy hay của lớp học với những câu hỏi liên tục. Chúng ta muốn sự chú ý liên tục. Để vượt thắng điều này, chúng ta cần nghĩ vềsự bình đẳng của chính mình và những người khác. Không ai muốn khổ đau và mọingười muốn được chữa trị.

Với một cảm giác phôtrương của cái “tôi,” chúng ta cũng có thể nghĩ rằng chúng ta giống như Milarepas – những hành giả quá cấp tiến (chínháp) cho rằng chúng ta sẽ đạt đến giác ngộ một cách chắc chắn trong chỉ một vàinăm. Hậu quả là chúng ta đòi hỏi một sựchú ý đặc biệt từ những vị thầy của chúng ta.Để chạy chữa cho sự phô trương tự ngã này, chúng ta cần đọc tiểu sử củanhững đại đạo sư Phật giáo và nghiên cứu những thiền giả thật sự giống như thếnào.

Cũng thế, bị tự bận tâmlo lắng, chúng ta có thể quá liều lĩnh, rằng chúng ta sẽ làm bất cứ điều gì màvị thầy nói. Chúng ta có thái độ: “Chỉnói cho con những từ ngữ mầu nhiệm để trì tụng hay thực hành pháp thuật, và con sẽ làm điều ấy.” Với một tinh thần như thế, chúng ta có thểlạy phủ phục 100.000 lần hay trì tụng mật ngôn Kim Cương Tát Đỏa(Vajrasattva ), nhưng khi không cóphép mầu xảy ra như một kết quả, chúng ta rơi xuống một sự chán chường cùngtận. Để vượt thắng điều này, chúng tacần nghĩ về một số lượng lớn của những nguyên nhân như thế nào phải theo đuổiđể mang đến một kết quả.

Chúng ta cũng chạy đônchạy đáo đến mọi lễ quán đảnh khai tâm được tổ chức, bởi vì biểu hiện quan tâmthái quá về một "cái tôi" dường như tồn tại thật sự, chúng ta khôngmuốn thiếu vắng bất cứ điều gì. Chúng tachạy vội vả điên cuồng như vậy do bởi muốn được nhóm mình muốn tham dự thừanhận, hay do bởi một sự cuồng nhiệt với những điều kỳ lạ. Nhưng bất cứ lý do không chính đáng nào cóthể, chúng ta cần nhớ rằng một lễ quán đảnh vào trong một hệ thống bổn tôn làchỉ nhằm cho những ai thật sự nguyện ước để thực hành về Đức Phật biểu tượngđặc thù ấy và có thời gian để thực hành. Chúng ta cần thực tế về thời gian mà chúng ta có cho sự thực tập hằngngày. Sự khuyên bảo tương tự áp dụng đếnnhững người chạy hết thầy này đến thầy kia và rồi bối rối mờ mịt, hay nhữngngười chạy đi thọ giới - phát nguyện mà không quan tâm đến việc mình có thể thọtrì được hay không.

c- Sự Quyến Rũ của Những Điều Lạ Lùng

Với một sự quyến rũ đốivới những điều lạ lùng, chúng ta có thể tích lũy nhiều tối đa những pháp khí,tranh thờ thangka, và v.v… như chúng ta có thể và rồi thì thu xếp một phòngthiền tập trong nhà của chúng ta với sự trang trí như Hollywood hayDisneyland. Sau đó chúng ta đặt thờikhóa biểu hằng ngày về việc thực hành cúng dường puja với chày kim cương, linh,trống, đèn bơ và hương. Để vượt thắnghình thức tự ngã phô trương này, chúng ta cần nhớ rằng mục tiêu côt yếu của sựthực hành Phật Pháp là để chuyển hóa tâm thức, chứ không phải sắp đặt cho mộtmàn trình diễn lạ mắt.

3.- NHỮNG RẮC RỐI SINHKHỞI TỪ MỘT CÁ TÍNH TIỀM ẨN (TỰ NGÃ KHÔNG PHÔ TRƯƠNG)

Chúng ta có thể đến vớiPhật Pháp do bởi một tự ngã tiềm ẩn, vấn đề ấy đến từ việc không có một cảmgiác vững vàng với "cái tôi" quy ước.Với một cảm giác yếu đuối với "cái tôi", chúng ta có thể bịđẩy đến những giáo phái Phật giáo bởi một thủ lĩnh hấp dẫn, người hứa hẹn vớichúng ta rằng:

- Dòng truyền thừa mà họdạy và người khai sáng là nhất hạng, và bất cứ hình thức tâm linh nào khác làkhông tốt.

- Họ là những vị thầy nhấthạng, và tất cả những người khác là không tốt.

- Chúng ta sẽ trở nên mạnhmẽ nếu chúng ta buông bỏ sự yếu đuối, suy nghĩ sai lầm của chúng ta và hoàntoàn vâng lời họ như vị thầy của chúng ta và sự diễn dịch của họ về Phật Pháplà không thể sai lầm được, và

- Nếu chúng ta đi theo mộtvị hộ pháp tâm linh mạnh mẽ, vị siêu phàm này sẽ đập nát tất cả những kẻ thùcủa giáo phái họ, vì tất cả những truyền thống những vị thấy khác là kẻ thù.

Những vị thầy như thếđòi hỏi một sự trung thành hoàn toàn và sử dụng yếu tố sợ hãi của địa ngục, lànhững thứ mà chúng ta sẽ rơi vào nếu không vâng lời. Những học nhân bị đẩy vào những thứ nàythường có cá tính yếu đuối, không có sự vững vàng, và bị hấp dẫn bởi những hứahẹn về sự đạt đến sức mạnh vô số và sức mạnh từ vị thầy, giáo huấn, dòng truyềnthừa và vị khai sáng của giáo phái ấy, và vị hộ pháp. Những học nhân bị kích thích một định hình cátính bởi toàn nhóm.

Triệu chứng này đưa đếncuồng tín tôn giáo, căn cứ trên sự sợ hãi, mong ước để tốt chứ không xấu, mongước được hài lòng và để được chấp nhận cùng được vị thầy yêu mến cũng như nhómấy, và một cảm giác tội lỗi nếu chúng ta không thực hành một cách toànhảo. Tất cả những điều này vô nghĩa, haylà một ý nghĩa rất yếu đuối, của một "cái tôi" cá nhân quy ước củatục đế, và một sự bám víu đến một “cái nhóm- tôi” sai lầm. Trong một ý nghĩa, chúng ta có thể gọi triệuchứng này là “phát xít tâm linh.” Nó cóthể xảy ra cho dù vị thầy có lừa bịp hay không, và cho dù chúng ta có liên hệtrong một giáo phái Đạo Phật hay không.

Có nhiều loại triệuchứng khác nhau cùng loại với triệu chứng này. Thí dụ, chúng ta cứng nhắc và không uyển chuyển trong sự thực tập củachúng ta. Hay chúng ta thiết lập thờikhóa mỗi ngày quá dài, vì thế nó trở thành một gánh nặng và không có hỉ lạc trongấy. Chúng ta cần nhớ rằng một trong những điều hỗ trợ cho nhẫn nại tinh tấnhoan hỉ được biết khi để cho chúng ta thư thái và giải lao – vàkhông cảm thấy tội lỗi về việc làm như thế. Nếu chúng ta áp đặt quá nghiêm ngặt, chúng ta chỉ được điều mà người TâyTạng gọi là “lao phổi” (một năng lượng nản chí trong cơ thể của chúng ta) và nólà thối bộ. Một triệu chứng khác làchúng ta cố chấp những cung cách khác nhau hay những loại thực tập khácnhau. Để đáp ứng với điều này, chúng tacần nhận ra rằng, với phương tiện thiện xảo, Đức Phật đã dạy nhiều pháp mônkhác nhau để thích hợp với những người khác nhau. Nếu chúng ta loại ra và xem thường chúng, thếthì chúng ta đang phủ nhận Giáo Pháp.

4.- NHỮNG HÌNH THỨC DỊUDÀNG CỦA VIỆC TRỘN LẪN CÁ TÍNH VỚI GIÁO PHÁP

Chúng ta có thể khôngquá bị quấy rầy một cách nghiêm trọng với bất cứ những triệu chứng được đề cậpbên trên, nhưng nhiều người trong chúng ta có thể vẫn có những hình thức nhẹnhàng của việc trộn lẫn cá tính với sự thực hành Phật Pháp. Thí dụ, chúng ta có thể tiếp cận “sự tíchlũy công đức” giống như chúng ta đang cố gắng để thắng một cuộc thi cử và trongấy chúng ta đang thi đua với những hành giả khác. Hay chúng ta có thể hành động để ‘tích lũycông đức” nhằm để “mua” con đường của chúng ta đến giải thoát và giác ngộ, hayđể để dành cho mùa đông, như những con sóc tích trử quả hạch, để bảo vệ chúngta.

Trên một phương diệnkhác, chúng ta có thể tránh không bị quá liên hệ với Giáo Pháp, bởi vì chúng tasợ phải bỏ đi một số thói quen thường ngày của chúng ta – cho dù chúng là nhữngthói quen cá tính lành mạnh hay không lành mạnh. Do thế, chúng ta có thể sợ phải mãi mãi tiếpnhận những thệ nguyện hay những lễ quán đảnh. Về điều này chúng ta cần phát triển sự tỉnh thức sắc bén để phân biệtnhững hành vi và sự thích thú nào của chúng ta là lành mạnh và hữu ích, vànhững thứ nào là không lành mạnh và tổn hại.

Cũng thế, chúng ta cóthể có những chướng ngại về những sự tiếp cận trí thức, xúc cảm, hay sùng mộ đếnPhật Pháp. Điều này sinh khởi khi chúngta nhận ra chính mình hoàn toàn với một hay hơn trong những loại tiếp cậnnày, hay chúng ta nhận ra mình như aiđấy không thể có một hay hơn những điều này. Để vượt thắng điều này, chúng ta cần nhận ra những lợi ích của mỗi mộttrong ba loại tiếp cận và nỗ lực để trau dồi tối đa sự cân bằng thực hành PhậtPháp mà mình có thể làm.

Những rắc rối khác củachúng ta có thể sinh khởi bởi vì chúng ta không đặt để Phật Pháp ưu tiên đúngmức trong đời sống chúng ta. Do bởi điềuấy, chúng ta không thực hành hằng ngày hay không tiếp nhận sự thực tập hằngngày và quyết tâm một cách nghiêm chỉnh.Chúng ta bỏ thực tập khi chúng ta cảm thấy không thích làm điều ấy, vàchúng ta vắng mặt trong những buổi học khi chúng ta cảm thấy không hứng thú,hay có một lễ mừng ngày sinh hay một bộ phim hay hoặc một buổi hòa nhạc trùnghợp thời gian. Điều này có thể bởi vìchúng ta cảm thấy rằng để thực hành hay dự học Phật Pháp là đang phải từ bỏ mộtsố bộ phận quan trọng của “chính chúng ta”. Với điều này, chúng ta cần phân biệt giữa những gì quan trọng trong đờisống và những gì không quá quan trọng, và giữa việc khi chúng ta thật sự khôngthể thiền tập hay đi đến lớp học Phật Pháp, và khi chúng ta chỉ lãng tránh dobởi lười biếng hay dính mắc. Chúng tacần tái khẳng định đời sống quý giá của con người, và nghĩ về cái chết và vôthường.

Nếu chúng ta áp dụngnhững phương pháp khác nhau này, chúng ta có thể tránh một số vấn đề mà chúngđến từ sự trộn lẫn cá tính tự ngã với sự thực tập Phật Pháp của chúng ta.

ẨnTâm Lộ ngày 07/06/2011

http://www.berzinarchives.com/web/en/archives/sutra/level1_getting_started/approaching_study_meditation/avoiding_mixing_with_dharma_practic.html

Source: thuvienhoasen

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
27/01/2023(Xem: 2237)
Dan Lusthaus là nhà văn và giáo sư người Mỹ chuyên về Phật Giáo. Ông chuyên nghiên cứu về Du-già-hành Tông (Yogācāra – hay còn gọi là Duy Thức Tông). Ông là tác giả của nhiều bài viết và sách. Ông dạy tại Đại Học University of California at Los Angeles (UCLA), Đại Học Tiểu Bang Florida, Đại Học Tiểu Bang Missouri, và vào mùa thu năm 2020 ông là Phó Khoa Nghiên Cứu về Nam Á tại Đại Học Harvard, Massachusetts. Tác phẩm “Buddhist Phenomenology” đã được xuất bản vào năm 2002.
22/12/2020(Xem: 6270)
Duy Thức Học là môn triết học và cũng là môn tâm học. Duy Thức Học được gọi là môn triết học vì môn học này nhằm khai triển tận cùng nguyên lý của vạn hữu vũ trụ nhân sanh mà vạn hữu vũ trụ nhân sanh thì rộng lớn bao la không bờn bến và nguyên lý lại nằm trong lãnh vực tánh không, không có hiện hữu và lại còn phức tạp. Duy Thức Học cũng gọi là môn tâm học vì môn học này đứng trên lập trường tâm linh để lý giải vạn pháp mà tâm linh lại sinh hoạt không hiển lộ, khó đưa lên trên bình diện thực tại như khoa học vật lý, nhưng không thể thiếu mặt nó trong mọi sinh hoạt của vạn hữu vũ trụ nhân sanh. Vì muốn định rõ giá trị sự cấu trúc đa dạng cũng như sự sinh hoạt của vạn hữu vũ trụ nhân sanh trên lãnh vực tâm linh, Duy Thức học thiết lập rất nhiều danh từ chuyên môn để minh giải tường tận mọi mặt từ sự tướng đến lý tánh, từ sai biệt cá thể đến tổ hợp tổng thể và từ cụ thể đơn giản đến chỗ thâm sâu bí ẩn. Trường hợp đây của Duy Thức Học so sánh không khác khoa học vật lý, khoa
06/05/2020(Xem: 5660)
Kính thưa quý đọc giả thân mến, tác phẩm Duy Thức Tam Thập Tụng của Bồ Tát Thế Thân đã được rất nhiều Hoà Thượng, Thượng Toạ Đại Đức Tăng Ni hữu học dịch giải ra Việt Ngữ và cũng đã trình bày qua nhiều lăng kính tư tưởng sáng tạo và nhờ đó nền văn học Duy Thức càng ngày trở nên càng phong phú.
19/05/2018(Xem: 4879)
Tiêu đề trên rút ra từ đoạn kinh TỨ NIỆM XỨ (Trung Bộ Kinh số 10) do ngài Thích Minh Châu dịch: “-- Này các Tỷ-kheo, đây là con đường ĐỘC NHẤT nhất đưa đến thanh tịnh cho chúng sanh, vượt khỏi sầu não, diệt trừ khổ ưu, thành tựu chánh trí, chứng ngộ NIẾT BÀN. Đó là Bốn Niệm xứ.” Bài viết này nhắm giải thích 2 ý nghĩa quan trọng của pháp tu TỨ NIỆM XỨ: 1) Là con đường đi đến NIẾT BÀN. 2) Là con đường ĐỘC NHẤT để đi đến đó, không thể đi bằng một con đường nào khác được.
12/05/2018(Xem: 5795)
Ai là người kế thừa sau khi Phật nhập diệt, Từ lời Phật dạy trong kinh, các ngươi lấy pháp làm nơi nương tựa, cho đến lúc Phật sắp nhập Niết-bàn biến thànhcâu: sau khi Như Lai nhập diệt các ngươi lấy Pháp và Luật làm thầy, cho đến Luật tạng thì lại đề cập: Sau khi Như Lainhập diệt các ngươi lấy giới luật làm thầy. Từ lấy Pháp làmnơi nương tựa, đến lấy ‘Pháp’ và ‘Luật’ làm nơi nương tựa,cuối cùng ‘lấy giới luật’ làm thầy rõ ràng là sự diễn biến kháphức tạp.
01/04/2018(Xem: 3974)
YÊU THƯƠNG VÀ TRÁCH NHIỆM THƯỜNG DÂN Nguyên tác: Compassion and Civic Responsibility Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma, Budapest 2010 Chuyển ngữ: Tuệ Uyển Thực tế, tôi rất vui mừng và cảm thấy vinh dự lớn để đón nhận giá trị này và cũng có cơ hội để nói với những thanh thiếu niên nam nữ. Tôi nghĩ tất cả trông rất rạng rở trong đôi mắt. Một học sinh rất sáng sủa cũng ở đây. (Chỉ vào đầu của ngài và đến một học sinh sói đầu) Tôi nghĩ hai chúng tôi đang tranh đua với nhau. (Cười) Xin lỗi nhe! Vậy thì những thanh thiếu niên này – các cháu là niềm hy vọng căn bản của chúng tôi. Tôi sinh năm 1935, ngay trước thế chiến thứ II; rồi thì chiến tranh Triều Tiên, chiến tranh Việt Nam, sự chia cắt Ấn Độ và nội chiến ở Trung Hoa. Những cuộc chiến tiếp tục cho đến bây giờ, ở châu Phi và Trung Đông.
31/03/2018(Xem: 5607)
Những bài kệ của các thiền sư trong triều đại nhà Lý dưới đây thấy tưởng như là thơ, nhưng không phải hẳn là thơ. Cho nên, nó nên thơ. Nói theo thiền ngôn, thấy vậy chứ không phải vậy nên nó như vậy! Luận theo bạch thoại, thiền sư không làm thơ chỉ ra kệ. Nhưng kẻ nghe kệ tưởng nhầm là thơ ... mộng. Bất chợt, trong khoảng khắc, tâm tư bổng nhiên tịch, tĩnh, tỉnh, tịnh lặng, an nhiên, thanh tịnh nhất. Khi nhậm vận, quan sát những thăng trầm của thế sự trôi qua trước mắt mà trong lòng thanh thản, không còn bận tâm nữa. Khi mà cảnh vui buồn không còn chi phối tâm lòng, được mất không còn tham cầu, thành bại hết hãi sợ. Khi mà quán thấu sinh tử vô thường và khi mà chỉ chiếu kiến nhưng không sở trụ vào sự biến thiên tùy duyên của vạn hữu vô thường đó. Ấy là lúc lấp ló, nhi sinh tánh bất sinh bất diệt của chân tâm.
15/12/2017(Xem: 137855)
Văn Hóa Phật Giáo, số 242, ngày 01-02-2016 (Xuân Bính Thân) Văn Hóa Phật Giáo, số 244, ngày 01-03-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 245, ngày 15-03-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 246, ngày 01-04-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 247, ngày 15-04-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 248, ngày 01-05-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 249, ngày 15-05-2016 (Phật Đản PL 2560) Văn Hóa Phật Giáo, số 250, ngày 01-06-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 251, ngày 15-06-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 252, ngày 01-07-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 253, ngày 15-07-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 254, ngày 01-08-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 255, ngày 15-08-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 256, ngày 01-09-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 257, ngày 15-09-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 258, ngày 01-10-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 259, ngày 15-10-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 260, ngày 01-11-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 261, ngày 15-11-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 262, ngày 01-12-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 263, ngày 15-12-2016
17/10/2017(Xem: 7991)
Niềm vui của việc gặp gở những người ta yêu, nổi buồn của việc mất mát người thân, sự phong phú của của những giấc mơ đầy sức sống, sự an bình của những bước chân qua khu vườn vào một ngày xuân, sự hoàn toàn an định trong một thể trạng thiền tập sâu xa – những thứ này và những thứ nọ giống như chúng cấu thành một thực tại kinh nghiệm của chúng ta về [tâm] thức. Bất chấp nội dung của bất cứ kinh nghiệm nào trong ấy là gì, thì không ai trong tâm nhạy cảm của họ có thể nghi ngờ về thực tại ấy.
06/09/2017(Xem: 7461)
Hạt hồ đào (walnut) ăn rất ngon nhưng cái vỏ của nó rất cứng. Ở Tây phương người ta có chế ra một cái kẹp sắt, chỉ cần bóp mạnh cái kẹp thì vỏ hồ đào vỡ và ta có thể thưởng thức ngay hương vị thơm ngọt và bùi của hồ đào. Có những kẻ trong chúng ta đã từng bị lúng túng trong khi đọc những bài kệ Trung Quán Luận. Nhưng trong hai mùa Đông năm 2001-2002 và 2002-2003, thầy của chúng tôi là thiền sư Nhất Hạnh đã giảng giải cho chúng tôi nghe và hiểu được những bài kệ ấy một cách dễ dàng và thích thú. Sách này ghi lại những bài giảng của thầy về sáu phẩm căn bản của Trung Quán Luận, các phẩm Nhân Duyên, Khứ Lai, Tứ Đế, Hữu Vô, Nhiên Khả Nhiên và Niết Bàn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]