Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hồi Tránh Luận

10/11/201506:28(Xem: 5438)
Hồi Tránh Luận

Phat_Thich_Ca_2
HỒI TRÁNH LUẬN
Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh, Luận Tập Bộ Toàn thứ 32
Thứ tự Kinh Văn số 1631
       Từ trang 13 đến trang 23,
 Bồ-tát Long Thọ tạo
Đời Hậu Ngụy, Tam Tạng Tỳ Mục Trí Tiên thuật
                      Sa-môn Thích Như Điển, Phương trượng chùa Viên Giác Đức quốc
         Dịch từ chữ Hán sang chữ Việt ngày 21 tháng 7 năm 2004 tại Hannover, Đức Quốc
Hiệu đính lần thứ nhất ngày 9 tháng 11 năm 2015

 

 

 

 

Ghi lại bài tựa của Hồi Tránh Luận khi phiên dịch.

Hồi Tránh Luận là do Ngài Long Thọ Bồ Tát tạo nên. Số Xá Lô Ca (một đoạn) 32 chữ. Luận nầy bản chánh bằng chữ Phạn có 600 câu. Đời Đại Ngụy, Đô Nghiệp Hưng Hòa năm thứ 3. Thế Thứ Đại Lương, nhằm tháng Thìn, giờ Quý Dậu, ngày Tân Mão, người nước Ô Trượng, thuộc dòng vua Sát Sát, Tam Tạng Pháp Sư Tỳ Mục Trí Tiên cùng với người nước Thiên Trúc (Ấn Độ) là Bà La Môn Cù Đàm Lưu Chi, ở tại thành đất Nghiệp, nơi chùa Kim Hoa dịch Kinh, tốn sở phí hơn 20 công(đất?). Đại đa số là chữ Phạn, gồm 11.918 chữ. Đối nghĩa dịch có bút tích của Sa Môn Đàm Lâm thọ giáo. Phiếu Kỵ Đại Tướng quân khai phủ nghi đồng tam ty, Ngự Sử Trung Úy Bột Hải Cao trọng mật khải thỉnh cúng dường. Lúc ấy ghi chú đầy đủ. Khi nghe thì làm cho sung mãn pháp lạc. Muốn cho mọi người được nghe, được thấy, nên cùng tôn sùng phiên dịch vậy.

 

PHẦN KỆ ĐẦU THỨ NHẤT

 

Kệ hỏi rằng:


Nếu tất cả vô thể,

Ngôn ngữ là tất cả,

Ngôn ngữ tự vô thể

Sao phá được thể kia.

 

Nếu ngữ có tự thể

Tông lập trước bị hoại,

Như thế ắt có lỗi,

Phải nói lại thắng nhân.

 

Nếu nói rằng không thanh

Nghĩa này ắt không đúng,

Thanh có mới phá được,

Không thanh phá thế nào?


Ông nói: Phá, bị phá

Như thế cũng chẳng đúng.

Như vậy tướng Tông ông

Tự hoại chẳng phải ta.

 

Nếu hiện kia là có

Ông có thể phản hồi,

Hiện kia cũng là không

Làm sao phản hồi được?


Nói bốn lượng: Hiện, Tỉ,

A-hàm và Thí dụ;

Có Hiện, A-hàm thành

Thí dụ cũng được thành.

 

Người trí biết nói pháp,

Thiện pháp có tự thể,

Người đời biết hữu thể,

Pháp khác cũng như thế.

 

Có pháp- có tự thể

Là điều Thánh nhân nói.

Như thế: không có pháp-

Không có tự thể pháp.

 

Các pháp nếu vô thể,

Vô thể chẳng được tên,

Có tự thể - có tên,

Chỉ tên thì gọi gì?

 

Nếu lìa pháp có tên

Trong pháp kia không có.

Nói: Lìa pháp có tên

Người này có thể vặn.

 

Pháp nếu có tự thể

Có thể phá các pháp,

Các pháp nếu vô thể

Rốt cuộc phá cái gì?

 

Nếu có bình, có đất

Có thể phá bình, đất;

Thấy vật có, ắt phá,

Thấy vật không, chẳng phá.

 

Nếu pháp không tự thể

Ngôn ngữ phá cái gì?

Không pháp mà phá được

Không ngữ cũng thành phá.

 

Như người ngu si kia

Vọng lấy diễm làm nước,

Nếu vọng chấp: Phá pháp

Việc ấy cũng như thế.

 

Thủ, sở thủ, năng thủ,

Phá, sở phá, năng phá-

Sáu loại nghĩa như thế

Trọn đều là pháp có.

 

Nếu không thủ, sở thủ

Cũng không có năng thủ;

Ắt không phá, sở phá,

Cũng không có năng phá.

 

Nếu không phá, sở phá

Cũng  không có năng phá,

Ắt tất cả pháp thành,

Tự thể chúng cũng thành.

 

Nhân ông ắt chẳng thành

Vô thể làm sao nhân?

Nếu pháp không có nhân

Làm sao nói thành được?

 

Nếu ông không nhân thành

Phản tự thể các pháp,

Ta cũng không nhân thành

Các pháp có tự thể.

 

Nếu có nhân, vô thể

Nghĩa này chẳng tương ưng.

Thế gian, pháp vô thể

Ắt chẳng nói có được.

 

Phá trước, bị phá sau

Như thế chẳng tương ưng,

Hoặc phá sau và cùng.

Như vậy, biết hữu thể.

 

PHẦN KỆ ĐẦU THỨ HAI

 

Ngôn ngữ ta nếu lìa

Pháp nhân duyên hòa hợp,

Ắt nghĩa Không thành tựu,

Các pháp không tự thể.

 

Nếu pháp nhân duyên-không

Ta nay nói nghĩa ấy,

Người nào có nhân duyên

Nhân duyên ấy vô thể.

 

Người hóa với người hóa,

Người huyễn với người huyễn,

Như thế: Phá, bị phá

Nghĩa cũng lại như vậy.

 

Ngôn ngữ tự vô thể,

Sở thuyết cũng vô thể,

Như vậy ta không lỗi

Không cần nói thắng nhân.

 

Ông nói:  “Không có thanh”,

Chẳng phải ta thí dụ,

Vì ta không lấy thanh

Để phá được thanh kia.

 

Hoặc như có trượng phu

Vọng lấy thân nữ hóa

Mà sinh khởi tâm dục,

Nghĩa ấy cũng như thế.

 

Cũng được thành- chẳng đúng

Vì trong vang không nhân,

Ta nương nơi Thế đế

Cho nên nói như thế.

 

Nếu không nương Thế đế

Không chứng được Chân đế,

Nếu không chứng Chân đế

Không chứng được Niết-bàn.

 

Nếu Tông ta là có

Thì ta ắt có lỗi,

Vì Tông ta không vật

Như thế, không bị lỗi.

 

Nếu ta chấp chuyển hồi

Ắt cần dùng lượng: Hiện...

Lấy chuyển hồi có lỗi

Không vậy thì lỗi gì?

 

Nếu lượng thành được pháp

Nó lại có lượng thành.

Ông nói, lượng từ đâu

Mà thành được lượng ấy?

 

Nếu lượng lìa lượng thành

Nghĩa luận ông bị mất,

Như vậy ắt có lỗi,

Phải nói lại thắng nhân.

 

“Giống như ánh sáng lửa

Hay tự chiếu, chiếu tha,

Lượng kia cũng như thế

Cả hai: Tự, tha thành”.

 

Lời của ông có lỗi,

Chẳng phải lửa tự chiếu

Vì nó không tương ưng,

Như thấy bình trong tối.

 

Lại, nếu ông nói rằng:

“Lửa chiếu được tự, tha”.

Nếu lửa đốt vật khác

Cớ gì chẳng tự đốt?

 

Lại, nếu ông nói rằng:

“Lửa chiếu được tự, tha”,

Tối cũng phải như thế

Tối tự và tối tha.

 

Trong lửa không có tối

Tự, tha ở chỗ nào?

Tối có thể giết sáng

Lửa làm sao có sáng?

 

Như thế khi lửa sinh

Khi sinh có thể chiếu,

Lửa sinh liền đến tối

Ắt nghĩa chẳng tương ưng.

 

Nếu lửa không đến tối

Mà có thể phá tối,

Thì lửa ở chỗ này

Phải phá tất cả tối.

 

Nếu lượng tự thành được

Không chờ sở lượng thành

Thì ắt lượng tự thành,

Không chờ tha mới thành.

 

Nếu không chờ sở lượng

Mà lượng ông thành được,

Như thế ắt chẳng ai

Dùng lượng lượng các pháp.

 

Nếu vật được lượng kia

Chờ lượng mới thành được,

Ắt là sở lượng thành

Chờ lượng sau mới thành.

 

Vật không lượng mà thành

Ắt là chẳng chờ lượng,

Ông dùng lượng thành nào,

Lượng ấy sao thành được?

 

Nếu lượng thành của ông

Chờ được lượng mới thành,

Ắt lượng cái được lượng

Như thế chẳng tương ưng.

 

Nếu lượng thành sở lượng,

Nếu sở lượng thành lượng,

Nếu ông như vậy thì

Hai loại cùng chẳng thành.

 

Lượng thành được sở lượng,

Sở lượng thành được lượng,

Nếu nghĩa mà như thế

Làm sao cùng nhau thành?

 

Là cha sinh ra con,

Hay con sinh ra cha?

Cái gì là năng sinh,

Cái gì là sở sinh?

 

Vì lẽ nào là cha,

Vì lẽ nào là con?

Ông nói hai loại này

Cha con cùng đáng nghi.


Lượng không thể tự thành,

Không tự-tha cộng thành,

Không phải lượng khác thành,

Chẳng không nhân duyên thành.

 

Nếu điều pháp sư nói:

“Thiện pháp có tự thể”,

Tự thể thiện pháp ấy

Theo pháp phải phân biệt.

 

Nếu tự thể thiện pháp

Từ nhân duyên mà sinh,

Thiện pháp là tha thể

Làm sao là tự thể?

 

Nếu có chút thiện pháp

Chẳng từ nhân duyên sinh,

Thiện pháp mà như thế

Chẳng trụ nơi Phạm hành.

 

Chẳng pháp chẳng phi pháp,

Thế gian pháp cũng không.

Có tự thể ắt thường,

Thường ắt không nhân duyên.

 

Thiện, bất thiện, vô ký,

Tất cả pháp hữu vi

Nói như thế ắt thường,

Ông có lỗi như thế.

 

Nếu ai nói: Có danh,

Lời nói có tự thể;

Người ấy, ông vặn được

Lời, danh, ngã chẳng thật.

 

Nếu danh này là không

Ắt có cũng là không,

Nếu nói có, nói không

Tông ông có hai lỗi.

 

Nếu danh này là có

Ắt không cũng là có,

Nếu nói không, nói có

Luận ông có hai lỗi.

 

Như vậy, trước ta nói:

Tất cả pháp đều không,

Nghĩa Tông ta như thế

Ắt chẳng có lỗi được.

 

Nếu riêng có tự thể

Không ở tại trong pháp,

Ông lo ta nên nói,

Đây ắt chẳng cần lo.

 

Nếu hữu thể, phá được

Nếu không, được nói thành,

Nếu vô thể, vô không

Làm sao thành phá được?

 

Ông nói bị phá nào

Bị phá ấy tức không,

Pháp không mà có phá –

Luận ông lỗi như thế.

 

Ta không có chút vật

Cho nên ta không lỗi,

Như vậy ông vô lý

Ngang ngược vặn hỏi ta.

 

Ông nói: Pháp khác lời

Nghĩa này, nay ta nói

Không cách nào nói được

Nhưng ta ắt không lỗi.

 

Ông nói dụ Lộc Ái

Để làm tỏ nghĩa lớn,

Ông nói ta nghe được

Như ví dụ tương ưng.

 

Nếu kia có tự thể

Không cần nhân duyên sinh,

Nếu mà cần nhân duyên

Như thế, được nói Không.

 

Nếu “lấy” có  thật thể

Người nào phản phá được?

Còn lại cũng như thế

Cho nên ta không lỗi.

 

Cái thuyết không nhân này

Nghĩa trước đã nói trọn,

Trong ba thời nói nhân

Chúng bình đẳng mà nói.

 

Nếu nói nhân ba thời

Trước bình đẳng như thế

Như vậy, nhân ba thời

Tương ưng với thuyết Không.

 

Nếu ai tin vào Không

Người ấy tin tất cả,

Nếu ai chẳng tin Không

Hẳn không tin tất cả.

 

Không, tự thể, nhân duyên

Ba nói một trung đạo,

Ta quy mạng kính lễ

Vô thượng đại trí huệ.

 

 

THỨ BA: GIẢI THÍCH PHẦN KỆ ĐẦU

 

 

Giải thích kệ đầu tiên của Luận rằng:


Nếu tất cả vô thể

Ngôn ngữ là tất cả,

Ngôn ngữ tự vô thể

Sao phá được thể kia.

 

Kệ này nói lên nghĩa gì? Nếu tất cả pháp đều là nhân duyên, ắt là nhân duyên, nhân duyên hòa hợp, lìa các nhân duyên thì ắt không có tất cả tự thể nào hơn. Như thế, tất cả các pháp đều không. Như mầm không phải trong hạt giống mà có, không phải trong các nhân duyên: Đất, nước, lửa, gió, hư không...mà có, không phải trong mỗi một nhân duyên mà có, không phải trong hòa hợp các nhân duyên mà có, không lìa các nhân duyên hòa hợp mà chỗ khác riêng có. Nếu trong tất cả như thế đều không có, thì như vậy được nói rằng, mầm không có tự thể. Nếu tất cả không có tự thể như vậy, chúng được nói là không.

Nếu tất cả pháp trọn đều không, thì ắt không có ngôn ngữ; nếu không có ngôn ngữ ắt không thể phá tất cả các pháp. Nếu ý ông cho rằng ngôn ngữ chẳng phải không, mà điều được ngôn ngữ nói “Tất cả đều không” – thì nghĩa này không đúng. Tại sao thế? Ông nói rằng: Tất cả các pháp đều không, ắt ngôn ngữ cũng không. Tại sao thế? Vì trong nhân không có, trong tứ đại không có, trong mỗi mỗi không có, trong hòa hợp không có, trong nhân duyên hòa hợp và không hòa hợp- tất cả đều không có. Như thế, ngôn ngữ trong yết hầu không có, trong môi, lưỡi, chân răng, đầu mũi...mỗi mỗi đều không có; trong hòa hợp không có, hai chỗ đều không có; chỉ có nhân duyên với nhân duyên hòa hợp. Lìa nhân duyên hòa hợp như thế, không có một pháp nào khác hơn.

Nếu như vậy, thì tất cả ngôn ngữ đều không có tự thể. Nếu không có tự thể của ngôn ngữ như thế, ắt tất cả pháp đều không có tự thể. Nếu ngôn ngữ này không có tự thể, thì chỉ có cái tên là “phá” không thể phá pháp. Ví như không có lửa ắt chẳng thể đốt, cũng như không có dao ắt chẳng thể cắt, lại như không có nước ắt chẳng thể tràn đầy. Như vậy, không có ngôn ngữ thì làm sao có thể phá tự thể các pháp? Đã không thể phá tự thể các pháp mà tâm trở lại nghĩ đến phá tự thể tất cả pháp, thì nghĩa không tương ưng.

Lại còn có nghĩa, kệ rằng:


Nếu ngữ có tự thể

Tông lập trước bị hoại

Như thế ắt có lỗi,

Phải nói lại thắng nhân.


Kệ này nói lên nghĩa gì? Nếu ngôn ngữ này có tự thể, thì Tông nghĩa được ông lập trước tự hoại, tức là có lỗi. Nếu thế, bèn phải nói thêm thắng nhân.

Nếu ý ông cho rằng: Ngôn ngữ có tự thể, các pháp khác không có, thì ắt ngược với câu “các pháp không”, Tông của ông cũng hoại.

Lại còn có nghĩa: Ngôn ngữ không lìa tất cả pháp số. Nếu tất cả pháp trọn đều là không, thì ngôn ngữ cũng không. Nếu ngôn ngữ không ắt chẳng thể phá tất cả pháp. Nếu như vậy, thì trong sáu loại tranh luận tương ưng, chúng lại làm sao chẳng tương ưng với ông?

Ông nói rằng: Tất cả các pháp đều không, ắt ngôn ngữ cũng không. Tại sao vậy? Vì ngôn ngữ cũng là tất cả pháp. Ngôn ngữ nếu không, ắt chẳng thể phá chúng. Nếu phá mà nói rằng: Tất cả pháp không, ắt chẳng tương ưng.

Lại, nếu tương ưng, ngôn ngữ có thể phá tất cả pháp, thì: Tất cả pháp không ắt ngôn ngữ chẳng phải không. Nếu ngôn ngữ chẳng phải không mà phá tất cả pháp ắt chẳng tương ưng. Nếu các pháp không, ngôn ngữ chẳng phải không thì ngôn ngữ phá cái gì?

Lại, nếu ngôn ngữ này vào trong tất cả, thì dụ chẳng tương đương. Nếu ngôn ngữ ấy là tất cả, tất cả đã không thì ngôn ngữ cũng không; nếu ngôn ngữ không ắt chẳng thể phá. Nếu ngôn ngữ không, các pháp cũng không – lấy không mà có thể phá các pháp, khiến cho không, thì như vậy ắt không cũng là nhân duyên – thì ắt là không thể.

Lại, nếu ông sợ rằng dụ chẳng tương đương, mà cho rằng: Tất cả pháp không có thể làm nhân duyên, thì như vậy, không ngữ ắt không thể phá tất cả tự thể.

Lại còn có nghĩa: Có lỗi một bên: Pháp không mà cũng bất không. Nếu nó có lỗi phải nói thêm thắng nhân.

Nếu một bên không, một bên bất không, thì như vậy, nếu nói rằng: Tất cả pháp không- không có tự thể, thì nghĩa chẳng tương ưng.


Lại còn có nghĩa, kệ rằng:

Ông cho rằng: Không thanh

Nghĩa này ắt chẳng đúng

Thanh có phá được thanh,

Không thanh sao phá được?


Kệ này nói lên nghĩa gì? Nếu ý ông cho rằng: Âm thanh có thể phá âm thanh. Như có người nói, còn ông chớ phát ra âm thanh; người kia tự phát ra âm thanh mà có thể phá âm thanh, như thế. Như vậy, tất cả pháp không mà không ngữ có thể phá – thì nay ta nói, điều này không tương ưng. Tại sao thế? Vì âm thanh này có mới phá được âm thanh kia, ngôn ngữ của ông không có ắt chẳng thể phá tự thể các pháp. Nghĩa được ông lập là: Ngôn ngữ cũng không, các pháp cũng không, thì như vậy, nếu cho rằng như không có âm thanh, thì điều này ắt có lỗi.
Kệ rằng:


Ông bảo: Phá, bị phá

Như thế cũng có lỗi.

Như vậy tướng Tông ông

Tự hoại, chẳng phải ta.


Kệ này nói lên nghĩa gì? Nếu ý ông cho rằng: Phá với bị phá cũng như vậy, thì nó không tương ưng. Nếu ông nói rằng: “ Ngôn ngữ của ta có thể phá tự thể của tất cả các pháp”, thì nó không tương ưng. Nay ta nói rằng: Nghĩa này không đúng. Tại sao thế?

Biết tướng Tông như vậy, thì ông có lỗi, chẳng phải ta. Ông nói rằng: Tất cả các pháp đều không. Như vậy, nghĩa của Tông ông ở trước có lỗi, sai lầm chẳng tại ta. Nếu ông nói rằng, ông phá cái bị phá, mà nghĩa không tương ưng, thì nghĩa này không đúng.

Lại còn có nghĩa, kệ rằng:


Nếu hiện kia là có

Ông có thể phản hồi,

Hiện kia cũng là không

Làm sao thủ hồi được?


Kệ này nói lên nghĩa gì? Nếu tất cả pháp có hiện hữu có thể nắm lấy, thì ông có thể phản hồi, rằng ta khiến các pháp là không. Nhưng thật không như vậy. Tại sao biết thế? Hiện lượng vào trong tất cả pháp số, ắt cũng là không. Nếu ông phân biệt, nương hiện lượng mà có tỉ lượng. Nhưng hiện và tỉ đều không, thì như vậy, không có hiện và tỉ nào có thể được. Hiện lượng và tỉ lượng- cả hai đều không, làm sao phá được? Ông nói rằng Tất cả các pháp là không, thì nghĩa không đúng.

Hoặc ông lại cho rằng: Hoặc tỉ lượng, hoặc hiện lượng, hoặc thí dụ, hoặc lấy A-hàm mà được tất cả pháp; tất cả pháp tự thể như vậy, ta có thể phản hồi, thì điều này, nay ta nói, kệ rằng:


Nói bốn lượng: Tỉ, hiện,

Thí dụ và A-hàm,

Hiện, tỉ, A-hàm thành,

Thí dụ cũng được thành .


Kệ này nói lên nghĩa gì? Trong bốn lượng: Tỉ lượng, thí dụ, A-hàm, hiện lượng, nếu hiện lượng có thể thành thì tỉ lượng, A-hàm...cũng đều có thể thành. Nếu tất cả pháp trọn đều là không, thì hiện lượng cũng không; như vậy, tỉ lượng và thí dụ cũng không; tất cả các pháp được thành tựu bởi lượng trọn đều là không. Vì bốn loại lượng này ở tất cả, nên tùy theo các pháp nào đó, nếu là tỉ lượng thành, thì thí dụ cũng thành, A-hàm cũng thành. Những pháp được thành kia tất cả đều không. Nếu như vậy, thì pháp bất khả đắc, vì lượng và cái được lượng là không. Cho nên không có phá. Như vậy, nếu nói tất cả pháp không- không có tự thể, thì nghĩa chẳng tương ưng.

Lại còn có nghĩa, kệ rằng:


Người trí biết nói pháp

Thiện pháp có tự thể,

Người đời biết hữu thể,

Pháp khác cũng như thế.


Kệ này nói lên nghĩa gì? Pháp sư nói thiện pháp. Thiện pháp có một trăm mười chín, nghĩa là tâm thì: một tướng: Một là Thọ, hai là Tưởng, ba là Giác, bốn: Xúc, năm: Quán, sáu: Dục, bảy: Tín giải, tám: Tinh tiến, chín: Ức niệm, mười: Tam-ma-đề, mười một: Tuệ, mười hai: Xả, mười ba: Tu, mười bốn: Hợp tu, mười lăm: Tập, mười sáu: Đắc, mười bảy: Thành, mười tám: Biện tài, mười chín: Thích, hai mươi: Cần, hai mươi mốt: Tư, hai mươi hai: Cầu, hai mươi ba: Thế lực, hai mươi bốn: Bất tật, hai mươi lăm: Tự tại, hai mươi sáu: Thiện biện tài, hai mươi bảy: Bất hối, hai mươi tám: Hối, hai mươi chín: Thiểu dục, ba mươi: Bất thiểu dục, ba mươi mốt: xả, ba mươi hai: Bất tư, ba mươi ba: Bất cầu, ba mươi tư: Bất nguyện, ba mươi lăm: Lạc thuyết, ba mươi sáu: Bất trước cảnh giới, ba mươi bảy: Bất hành, ba mươi tám: Sinh, ba mươi chín: Trụ, bốn mươi: Diệt, bốn mươi mốt: Tập, bốn mươi hai: Lão, bốn mươi ba: Nhiệt não, bốn mươi tư: Muộn, bốn mươi lăm: Nghi, bốn mươi sáu: Tư lượng, bốn mươi bảy: Ái, bốn mươi tám: Tín, bốn mươi chín: Lạc, năm mươi: Bất thuận, năm mươi mốt: Thuận, năm mươi hai: Bất úy đại chúng, năm mươi ba: Cung kính, năm mươi tư: Tác thắng pháp, năm mươi lăm: Kính, năm mươi sáu: Bất kính, năm mươi bảy: Cung cấp, năm mươi tám: Bất cung cấp, năm mươi chín: Định thuận, sáu mươi: Túc, sáu mươi mốt: Phát động, sáu mươi hai: Bất lạc, sáu mươi ba: Phú, sáu mươi tư: Bất định, sáu mươi lăm: Sầu não, sáu mươi sáu: Cầu bất đắc, sáu mươi bảy: Hoang loạn, sáu mươi tám: Giải đãi, sáu mươi chín: Ưu hội, bảy mươi: Bố tịnh, bảy mươi mốt: Nội tín, bảy mươi hai: Úy, bảy mươi ba: Tín, bảy mươi tư: Tàm, bảy mươi lăm: Chất trực, bảy mươi sáu: Bất cuống, bảy mươi bảy: Tịch tĩnh, bảy mươi tám: Bất kinh, bảy mươi chín: Bất thác, tám mươi: Nhu nhuyến, tám mươi mốt: Khai giải, tám mươi hai: Hiềm, tám mươi ba: Thiêu, tám mươi tư: Tỉnh, tám mươi lăm: Bất tham, tám mươi sáu: Bất sân, tám mươi bảy: Bất si, tám mươi tám: Bất nhất thiết tri, tám mươi chín: Phóng xả, chín mươi: Bất hữu, chín mươi mốt: Quý, chín mươi hai: Bất tự ẩn ác, chín mươi ba: Bi, chín mươi tư: Hỷ, chín mươi lăm: xả, chín mươi sáu: Thần thông, chín mươi bảy: Bất chấp, chín mươi tám: Bất ?, chín mươi chín: Tâm tịnh, một trăm: Nhẫn xả, mật trăm lẻ một: Lợi ích, một trăm lẻ hai: Năng dụng, một trăm lẻ ba: Phúc đức, một trăm lẻ tư: Vô tưởng định, một trăm lẻ năm: Bất nhất thiết trí, một trăm lẻ sáu: Vô thường tam-muội...như thế, như thế...một trăm mười chín thiện pháp.

Thiện pháp như vậy thì tự thể của thiện pháp, bất thiện pháp- tự thể của bất thiện pháp, vô ký- vô ký, bản tính vô ký- bản tính vô ký, dục giới- dục giới, sắc giới- sắc giới, vô sắc giới- vô sắc giới, vô lậu- vô lậu, khổ tập diệt đạo- khổ tập diệt đạo, tu định- tu định...như thế...như thế...thấy có vô lượng các loại pháp đều có tự thể.

Như vậy, nếu nói rằng tất cả các pháp đều không có tự thể- không có tự thể như thế được gọi là không, thì nghĩa không tương ưng.

Đây lại có nghĩa, kệ rằng:

 

Có pháp- có thể pháp,

Là được Thánh nhân nói,

Như vậy, không có pháp

Không có tự thể pháp.


Kệ này nói lên nghĩa gì? Cũng như nói: Có pháp thì có tự thể pháp, như vậy: Không có pháp- không có tự thể pháp, giác phần- có tự thể giác phần, bồ-đề phần có tự thể của bồ-đề phần...các pháp khác cũng đều như vậy.

Nếu đã thấy vô lượng loại các tự thể pháp như thế, mà lại nói rằng tất cả các pháp đều không có tự thể, rồi vì không có tự thể nên gọi là không như thế, thì nghĩa không tương ưng.

Lại còn có nghĩa, kệ rằng:


Các pháp nếu vô thể

Vô thể chẳng được tên,

Có tự thể - có tên,

Chỉ tên thì gọi gì?


Kệ này nói lên nghĩa gì? Nếu tất cả pháp đều không có tự thể, thì khi nói không có tự thể tức là ngôn ngữ cũng không. Tại sao thế? Có vật thì có tên gọi, không có vật thì không có tên gọi. Vì tất cả pháp đều có tên gọi, nên phải biết rằng các pháp đều có tự thể. Pháp có tự thể, nên không thể nói rằng tất cả pháp không. Như thế, nếu nói tất cả pháp không- vô tự thể, thì nghĩa chẳng tương ưng. Kệ rằng:


Nếu lìa pháp có tên

Trong pháp kia không có,

Nói lìa pháp có tên

Người ấy ắt bị vặn.


Kệ này nói lên nghĩa gì? Nếu ý ông cho rằng: Có pháp có tên gọi, lìa pháp có tên gọi. Như thế, tất cả các pháp đều không- vô tự thể; thành ra: Không có vật mà có tên gọi, có vật có tên gọi.

Điều này nay ta nói: Nếu như vậy, thì có những người nào đó nói rằng lìa khỏi thể của pháp riêng có danh tự. Nếu tên gọi có riêng, pháp có riêng thì ắt chẳng thể chỉ ra được nó. Không thể chỉ ra như thế mà tâm ông phân biệt riêng có các pháp, riêng có tên gọi, thì nghĩa không đúng.
Lại còn có nghĩa, kệ rằng:


Pháp nếu có tự thể

Có thể phá được pháp,

Các pháp nếu vô thể

Rốt cuộc phá cái gì?

 

Như có bình, có đất

Có thể phá bình, đất;

Thấy có vật ắt phá,

Thấy không vật không phá.


Kệ này nói lên nghĩa gì? Có vật mới phá được, không có vật thì không phá. Như không có cái bình và đất, ắt chẳng cần phá. Có bình ắt phá, không bình ắt chẳng phá...như thế, như thế...Pháp không có tự thể ắt chẳng cần phá, pháp có tự thể thì có thể phá được. Không có thì phá cái gì? Nếu tất cả pháp đều không có tự thể mà lại phá, rồi bảo rằng: Tất cả các pháp không có tự thể, thì nghĩa không tương ưng. Ông phá cái gì? Nếu có cái thể của phá thì có thể phá tự thể của tất cả các pháp. Kệ rằng:


Nếu pháp vô tự thể

Ngôn ngữ phá cái gì?

Không pháp mà phá được

Không lời cũng thành phá.


Kệ này nói lên nghĩa gì? Nếu pháp không có tự thể thì ngôn ngữ cũng không có tự thể, làm sao phá mà nói rằng: Tất cả các pháp đều không có tự thể? Nếu phá như vậy, không nói rằng ngôn ngữ cũng thành phá được; nếu như vậy, thì có các lỗi như lửa lạnh, nước cứng...


Lại còn có nghĩa, kệ rằng:


Như người ngu si kia

Vọng lấy diễm làm nước,

Nếu ông phá “vọng lấy”

Sự ấy cũng như thế.


Kệ này nói lên nghĩa gì? Nếu ý ông cho rằng: Như người ngu si lấy diễm làm nước, trong chỗ không có nước mà hư vọng lấy nước. Có người trí tuệ, vì hồi tỉnh tâm người ấy mà bảo rằng: Ông vọng lấy nước...như thế, như thế... Nơi không có tự thể mà trong tất cả pháp lại chấp lấy tự thể pháp. Vì để hồi tỉnh lại cái vọng tâm của chúng sinh kia nên nói tất cả pháp không có tự thể.

Điều này nay ta nói, kệ rằng:


Thủ, sở thủ, năng thủ,

Già, sở già, năng già-

Sáu loại pháp như thế

Trọn đều là pháp Có.


Kệ này nói lên nghĩa gì? Nếu sẽ có chúng sinh như thế, thì có thủ, sở thủ, năng thủ - mới được nói là “hư vọng”; già, sở già....như vậy sáu loại nghĩa thành tựu. Nếu sáu nghĩa thành tựu mà lại bảo rằng tất cả các pháp không, thì nghĩa chẳng đúng. Kệ rằng:


Nếu không: Thủ, sở thủ,

Cũng không có năng thủ,

Ắt không: Già, sở già

Cũng không có năng già.


Kệ này nói lên nghĩa gì? Nếu ý ông cho rằng không có lỗi không có thủ, sở thủ, năng thủ như thế, thì nếu hư vọng chấp lấy phá tự thể tất cả pháp như vậy, thì cái phá cũng không có, cái bị phá cũng không có, cái năng phá cũng không có. Kệ rằng:


Nếu không phá, bị phá

Cũng không có năng phá,

Ắt tất cả pháp thành,

Tự thể chúng cũng thành.


Kệ này nói lên nghĩa gì? Nếu không có phá, không có cái bị phá, không có năng phá thì ắt là không phá tất cả các pháp, ắt tất cả pháp đều có tự thể. Kệ rằng:


Nhân ông ắt chẳng thành

Vô thể làm sao nhân?

Nếu pháp không có nhân

Làm sao được nói thành?


Kệ này nói lên nghĩa gì? Nếu tất cả pháp không- không có tự thể, thì trong nghĩa như thế nói nhân không thành. Tại sao thế? Tất cả các pháp đều không- không có tự thể thì nhân có ở chỗ nào? Nếu pháp không có nhân, thì “tất cả pháp không” lấy nhân nào mà thành? Cho nên ông nói tất cả pháp không- không có tự thể thì nghĩa không đúng. Kệ rằng:


Nếu ông không nhân thành

Phản tự thể các pháp,

Ta cũng không nhân thành

Các pháp có tự thể.


Kệ này nói lên nghĩa gì? Nếu ý ông cho rằng: “Ta không có nhân mà thành tựu pháp không có tự thể”, thì nếu ông không có tự thể của nhân mà trở lại thành tựu, thì pháp tự thể của ta cũng không có nhân mà thành tựu. Kệ rằng:


Nếu có nhân, vô thể

Nghĩa này không tương ưng,

Thế gian: Pháp vô thể

Ắt chẳng thể nói có.


Kệ này nói lên nghĩa gì? Nếu ý ông cho rằng: “ Ta có nhân mà thành, còn nhân thì không có tự thể”, nếu như thế, thì nghĩa không có tự thể ắt chẳng tương ưng. Tại sao vậy? Vì tất cả những gì không có tự thể trong thế gian thì không thể nói là có. Kệ rằng:


Phá trước, bị phá sau

Như thế chẳng tương ưng,

Nếu phá sau và cùng

Như thế, biết hữu thể.

Kệ này nói lên nghĩa gì? Nếu phá ở trước, bị phá ở sau thì nghĩa không tương ưng, vì chưa có cái bị phá thì cái phá ấy phá cái gì? Nếu phá ở sau, bị phá ở trước cũng không tương ưng, vì cái bị phá đã thành thì cái phá làm sao có thể phá? Nếu hai pháp: Phá và bị phá cùng lúc, thì không làm nhân duyên cho nhau - cái phá không nhân cái bị phá, cái bị phá không nhân cái phá - đều có tự thể nên ắt chẳng thể nói là phá. Ví như hai sừng cùng sinh, mỗi cái không làm nhân cho nhau: Trái không nhân phải, phải không nhân trái. Như vậy, nếu nói tất cả các pháp không có tự thể thì nghĩa không đúng.

 

 

HẾT PHẦN GIẢI THÍCH ĐẦU

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

THỨ TƯ: GIẢI THÍCH PHẦN TRÊN

 

Giải thích rằng: Như những gì được ông nói, ta nay đáp lời ông. Ông nói kệ rằng:


Nếu tất cả vô thể

Ngôn ngữ là tất cả,

Ngôn ngữ tự vô thể

Sao phá được thể kia.


Kệ này, nay ta đáp kệ rằng:


Ngôn ngữ ta nếu lìa

Pháp nhân duyên hòa hợp

Ắt là nghĩa Không thành

Các pháp không tự thể.

Kệ này nói lên nghĩa gì? Nếu đáp rằng: Ngôn ngữ trong nhân, trong các đại, trong hòa hợp không có; trong sự lìa tán không có, yết hầu, môi, lưỡi, chân răng, đầu mũi...các chỗ, mỗi chỗ có lực. Như vậy mỗi một chỗ, trong hòa hợp không có. Nếu lìa khỏi nhân duyên hòa hợp như vậy thì không có pháp nào khác hơn. Vì như thế nên không có tự thể. Không có tự thể nên ta nói tất cả pháp đều không có tự thể, nghĩa Không ắt thành. Như ngôn ngữ này không có tự thể- không, các pháp cũng như thế, không có tự thể- không. Cho nên, ông nói rằng: “Vì ngôn ngữ của ông không nên không thể nói không” thì nghĩa này chẳng đúng.

Lại còn có nghĩa, kệ rằng:


Nếu pháp nhân duyên- không

Ta nay nói nghĩa này,

Người nào có nhân duyên

Nhân duyên ấy vô thể.


Kệ này nói lên nghĩa gì? Ông chẳng thể hiểu tất cả pháp không, không biết nghĩa không, sao có thể đổ lỗi cho ta. Như được ông nói rằng: “ Ngôn ngữ của ông không, ngôn ngữ không có tự thể; vì không có tự thể nên không thể phá pháp”. Cái pháp này, nếu là nhân duyên sinh, thì vì sinh nên có thể nói tất cả pháp không, có thể nói tất cả đều không có tự thể. Vì nghĩa nào mà biết pháp nhân duyên sinh không có tự thể? Pháp của ông tất cả đều nhân duyên sinh, ắt tất cả pháp đều không có tự thể. Pháp không có tự thể ắt cần nhân duyên, nếu có tự thể thì sao cần dùng nhân duyên? Ông lìa nhân duyên ắt không có các pháp. Nếu nhân duyên sinh ắt không tự thể, vì không có tự thể nên được gọi là không.

Như vậy ngôn ngữ của ta cũng nhân duyên sinh, nếu nhân duyên sinh ắt không có tự thể, vì không có tự thể nên được gọi là không, vì tất cả pháp nhân duyên sinh thì tự thể đều không.

Như với cái bình, áo, cỏ...các vật, các pháp ấy mỗi mỗi đều tự có nhân duyên. Trong thế gian, cây cỏ, các vật được làm từ đất có thể đựng mang nước, mật, sữa lui tới và nâng...lại còn các pháp thọ dụng để ngăn lạnh, nóng, gió...vì nhân duyên sinh nên đều không có tự thể...như thế...như thế...Ngôn ngữ của ta nhân duyên hòa hợp mà sinh, như vậy được nói là không có tự thể; nếu không có tự thể như vậy có thể nói là vô tự thể thành. Ngôn ngữ “không” như thế được thế gian thọ dụng.

Cho nên, ông nói rằng: “ Không có tự thể nên ngôn ngữ của ông cũng không, ắt chẳng thể phá tự thể các pháp” – nghĩa này không đúng.

Lại còn có nghĩa, kệ rằng:


Hóa nhân với hóa nhân

Huyễn nhân với huyễn nhân,

Như thế: phá, bị phá

Nghĩa ấy cũng như vậy.


Kệ này nói lên nghĩa gì? Như người đàn ông hóa đối với người hóa khác thấy có đi, lại làm đủ loại việc mà bèn phá đó; như người đàn ông huyễn với người huyễn khác, thấy có đi, lại làm đủ loại việc mà bèn phá đó. Cái người hóa năng phá kia tức là không; nếu người hoá năng phá đó là không thời người hóa bị phá ắt cũng là không; nếu người bị phá là không thì người phá cũng không. Người huyễn năng phá kia ắt là không. Nếu người huyễn năng phá kia là không thì người huyễn bị phá cũng là không. Nếu cái bị phá không thì người phá cũng không. Như thế...Như thế, ngôn ngữ của ta là không cũng như huyễn hóa không. Như thế ngôn ngữ không có thể phá tự thể tất cả pháp.

Cho nên ông nói rằng: “ Ngôn ngữ của ông không nên chẳng thể phá tất cả pháp có tự thể” thì lời ấy của ông ắt chẳng tương ưng.

Nếu ông nói sáu loại tranh luận kia, thì chúng cũng bị phá như thế. Như vậy ngôn ngữ của ta không tất cả pháp. Ngôn ngữ của ta cũng không, các pháp cũng không, tất cả pháp trọn đều chẳng không.

Lại nữa, ông nói kệ rằng:


Nếu ngữ có tự thể

Tông lập trước bị phá,

Như thế ắt có lỗi

Phải nói lại thắng nhân.


Kệ này, nay ta đáp, kệ rằng:


Ngôn ngữ không tự thể,

Sở thuyết cũng vô thể,

Ta cũng không có lỗi

Chẳng cần nói thắng nhân.


Kệ này nói lên nghĩa gì? Ngôn ngữ này của ta, vì nhân duyên sinh nên không có tự thể, như đã được nói ở trước: Nếu có tự thể thì chẳng sinh, nên được gọi là không. Như vậy có thể nói rằng ngôn ngữ này không, tất cả pháp khác trọn đều là không.

Không như vậy nên ta ắt chẳng lỗi. Nếu ta nói rằng ngôn ngữ chẳng phải không còn các pháp khác trọn đều không, thì ta ắt có lỗi. Ta không nói như thế nên không có lỗi.

Về lý, thật không thể nói được rằng: “ Ngôn ngữ chẳng phải không, còn tất cả pháp khác trọn đều không”. Ta do nghĩa này, nên không cần nói thắng nhân. Nếu ngôn ngữ chẳng phải không, còn tất cả pháp khác trọn đều không thì có thể nói thắng nhân.

Cho nên, ông nói rằng: “ Lời tranh luận của ông hoại, ắt có lỗi, phải nói lại thắng nhân”, thì nghĩa này chẳng đúng.

Lại nữa, ông nói kệ rằng:


Nếu bảo rằng: Không thanh

Nghĩa này ắt chẳng đúng:

Thanh có, phá được thanh,

Không thanh, sao phá được?


Kệ này, nay ta đáp, kệ rằng:


Ông nói rằng: Không thanh

Chẳng phải ta thí dụ

Vì ta không lấy thanh

Để phá được thanh khác.


Kệ này nói lên nghĩa gì? Đó chẳng phải thí dụ của ta. Ví như người nào đó nói: “Chớ phát ra âm thanh”, thì người đó tự phát ra âm thanh, rồi lấy âm thanh mà phá âm thanh; âm thanh chẳng phải không. Ta ắt chẳng như thế.

Ngôn ngữ cũng không, pháp phá cũng không. Tại sao vậy? Ví như âm thanh kia có thể phản hồi lại âm thanh này, thì ta không phải như vậy. Ta nói như thế này: Tất cả các pháp đều không có tự thể, vì không có tự thể nên được gọi là không. Tại sao thế? Nếu ngôn ngữ không tự thể mà phản hồi lại không có tự thể, thì ắt tất cả pháp đều thành tự thể. Như nói: Chớ phát ra âm thanh, âm thanh kia có thể phá âm thanh...như thế; cũng như thế, ngôn ngữ không có tự thể mà phá pháp không có tự thể. Nếu không có tự thể mà phá như thế thì ắt tất cả pháp đều thành tự thể, ắt tất cả pháp trọn đều chẳng phải không.

Nhưng ta nói pháp không, chẳng nói pháp chẳng phải không mà thí dụ như vậy.

Kệ rằng:


Hoặc như có trượng phu

Vọng lấy người nữ hóa

Mà sinh khởi tâm dục,

Nghĩa ấy cũng như thế.


Kệ này nói lên nghĩa gì? Như có người phụ nữ huyễn hóa, thật không có tự thể; hoặc như có người đàn ông nào, với thân của người nữ hóa ấy mà sinh ý nghĩ có thật, khởi tâm dục; sự hư vọng chấp lấy các pháp cũng như thế. Hoặc đức Như Lai, hoặc đệ tử Thanh văn của Như Lai, vì hồi tỉnh lại tâm hư vọng của người kia; hoặc lực oai thần của Như Lai, hoặc lực oai thần của Thanh văn đệ tử của Như Lai biến làm người hóa như thế...; như thế ngôn ngữ không cũng như hóa, như người phụ nữ hóa không có tự thể. Pháp không như vậy không lấy tự thể pháp mà có thể phá, khiến hồi tỉnh như thế. Cũng như thế, lấy thí dụ không này có thể thành nghĩa không. Ta ắt tương ưng, không phải ông tương ưng.

Kệ rằng:


Giống được thành, không đúng

Vì trong vang không nhân,

Ta nương nơi thế đế

Cho nên nói như thế.


Kệ này nói lên nghĩa gì? Nếu ông hoặc cho rằng như không có âm thanh, thì nhân sẽ giống với cái được thành. Tại sao thế? Vì nhân không lìa khỏi tất cả các pháp không có tự thể. Không phải tiếng vang của âm thanh kia mà có tự thể, mà vì nhân duyên sinh nên không có tự thể.

Nếu không có tự thể, mà ông nói rằng âm thanh có thể phá âm thanh, thì nghĩa ấy ắt bị hoại. Lại, điều được ta nói không mâu thuẫn với thế đế, không bỏ thế đế, nương thế đế nên có thể nói thể của tất cả pháp là không. Nếu lìa thế đế thì pháp chẳng thể nói. Đức Phật nói kệ rằng:


Nếu không nương Thế đế

Không chứng được Chân đế,

Nếu không chứng Chân đế

Không chứng được Niết-bàn.


Kệ này nói lên nghĩa gì? Các pháp như thế không phải là chẳng không, tất cả các pháp đều không có tự thể- hai điều này không khác nhau.

Lại nữa, ông nói kệ rằng:


Ông bảo: Phá, bị phá

Như thế cũng chẳng đúng,

Như vậy tướng Tông ông

Tự hoại, chẳng phải ta.


Kệ ấy, nay ta đáp, kệ rằng:


Nếu Tông ta là có

Ắt là ta có lỗi,

Tông ta không một vật

Như vậy chẳng thể lỗi.


Kệ này nói lên nghĩa gì? Nếu Tông ta là có ắt có tướng của Tông. Nếu ta có Tông và có tướng của Tông, thì ta ắt bị cái lỗi được ông nói. Nhưng, vì không phải Tông ta là có như vậy, vì các pháp thật tịch tĩnh như vậy, vì tính vốn không thì tông có ở chỗ nào? Như thế, tướng của Tông thì ở chỗ nào mà có được? Ta không có tướng của Tông thì sao đổ lỗi cho ta được? Cho nên, ông nói rằng:” Ông có tướng của Tông, có thể bị lỗi” thì nghĩa không đúng.

Lại nữa, ông nói kệ rằng:


Nếu hiện kia là có

Ông có thể phản hồi,

Hiện kia cũng là không

Làm sao thủ hồi được?

 

Nói bốn lượng: Hiện, tỉ,

A-hàm và thí dụ,

Hiện, tỉ, A-hàm thành

Thí dụ cũng được thành.


Kệ này, nay ta đáp, kệ rằng:


Nếu ta lấy chuyển hồi

Ắt cần dùng lượng: Hiện...

Lấy chuyển hồi có lỗi

Không như thế, lỗi gì?


Kệ này nói lên nghĩa gì? Nếu ta có một chút pháp nào, ắt cần đến hiện lượng, tỉ lượng, A-hàm, thí dụ; như vậy, bốn lượng lại có bốn lượng. Nếu ta lấy chuyển hồi như thế ắt ta cũng có lỗi. Ta đã không lấy chuyển hồi một chút pháp nào; nếu ta không chuyển, không  hồi như vậy, mà ông lại đổ lỗi cho ta như thế, thì nghĩa không đúng. Nếu các lượng như hiện...lại có lượng khác để thành thì ắt vô cùng. Nghĩa của ông như vậy không thể đổ lỗi cho ta.

Lại còn có nghĩa, kệ rằng:


Nếu lượng thành được pháp

Chúng lại có lượng thành,

Ông nói lượng ở đâu

Mà thành được lượng ấy?

 

Kệ này nói lên nghĩa gì? Nếu ý ông cho rằng lượng có thể thành tựu được vật, như lượng với cái được lượng, thì bốn lượng: Hiện, tỉ, A-hàm, thí dụ lại lấy lượng nào mà thành bốn lượng này? Nếu bốn lượng này không có lượng nào khác hơn để thành, thì lượng chẳng tự thành; nếu lượng chẳng tự thành mà có thể thành tựu được vật thì Tông của ông ắt hoại. Nếu lượng lại có lượng khác thành, thì lượng ắt vô cùng; nếu vô cùng thì ắt chẳng có cái được thành lúc đầu tiên, không có lúc giữa thành, không có lúc cuối thành. Tại sao thế? Vì  nếu lượng có thể thành tựu vật được lượng, thì lượng ấy lại có lượng khác đến để thành tựu; cái lượng khác ấy lại có lượng khác thành, như vậy thì không có lúc đầu; không có lúc đầu như vậy thì không có lúc giữa, nếu không có lúc giữa thì chỗ nào có lúc cuối? Như thế, nếu nói rằng lượng kia lại có lượng khác thành, thì nghĩa không đúng. Kệ rằng:


Nếu lượng lìa lượng thành,

Nghĩa luận ông ắt mất,

Như thế ắt có lỗi,

Phải nói thêm thắng nhân.


Kệ này nói lên nghĩa gì? Nếu ý ông cho rằng lượng lìa lượng mà thành, cái vật được lượng lại được lượng thành, nếu tranh luận rằng lượng thành tựu cái được lượng như thế, ông ắt có lỗi: có vật được lượng thành, có vật không được lượng mà thành. Nếu như vậy thì phải nói thắng nhân; nếu nói thắng nhân ắt có thể biết được cái gì là được lượng thành, cái gì không thành. Ông không thể chỉ ra mà phân biệt như thế thì nghĩa chẳng tương ưng.

Điều này nay ta nói: Như có người nói rằng, lượng được ta nói đó thì có thể thành tựu tự và tha, mà nói kệ rằng:


Giống như ánh sáng lửa

Tự chiếu, chiếu được tha,

Lượng kia cũng như thế

Thành tựu tự và tha.


Kệ này nói lên nghĩa gì? Như lửa tự chiếu, cũng có thể chiếu vật khác; lượng cũng như thế, tự thành và thành tựu vật khác. Ta nay đáp kệ ấy rằng:


Lời của ông có lỗi

Không phải lửa tự chiếu,

Vì nó không tương ưng,

Như thấy bình trong tối.


Kệ này nói lên nghĩa gì? Lượng kia giống như lửa, có thể thành tựu tự và tha- vấn nạn này không tương ưng, tại sao thế?

Không phải là lửa tự chiếu. Nếu lúc đầu tiên, khi chưa chiếu thì cái bình...trong bóng tối không thể thấy được; vì lửa chiếu rồi sau mới thấy được,...như thế, ...như thế, nếu lửa tự chiếu thì lúc đầu tiên lửa phải tối, lúc sau mới sáng, như vậy mới có thể nói rằng lửa có thể tự chiếu. Nếu lúc ban đầu mà lửa sáng ắt chẳng thể nói rằng lửa có thể tự chiếu. Như vậy, nếu phân tích rằng lửa chiếu tự và tha thì nghĩa không đúng.

Lại còn có nghĩa, kệ rằng:


Lại nếu ông nói rằng

Lửa chiếu được tự, tha.

Nếu lửa đốt được vật

Cớ gì chẳng tự đốt?


Kệ này nói lên nghĩa gì? Nếu ông nói rằng lửa có thể tự chiếu và chiếu vật khác...như thế...như thế, tự chiếu chiếu vật khác như thế... Cũng như thế, nếu đã có thể đốt vật khác thì cũng phải tự đốt. Nhưng thật chẳng thấy có sự như thế. Nếu nói rằng lửa kia có thể tự chiếu và chiếu vật khác thì nghĩa không tương ưng.

Lại còn có nghĩa, kệ rằng:


Lại nếu ông nói rằng:

“Lửa chiếu được tự, tha”.

Tối cũng phải như thế:

Tối tự và tối tha.


Kệ này nói lên nghĩa gì? Nếu ông nói rằng lửa tự chiếu và chiếu vật khác, có thể trừ tối, thì tối vì cớ gì chẳng tự che và che vật khác? Nhưng thật không thấy có sự như vậy. Nếu nói rằng lửa kia chiếu tự và tha, thì nghĩa chẳng tương ưng.

Lại còn có nghĩa, kệ rằng:

Trong lửa không có tối

Tự, tha ở chỗ nào?

Phá tối, diệt được sáng

Lửa làm sao có sáng?


Kệ này nói lên nghĩa gì? Trong lửa không có tối, chỗ của lửa không có tối, làm sao gọi là sáng có thể phá tối? Nếu trong lửa ấy không có tối như thế, thì chỗ nào có tối mà lửa có thể phá tối? Nếu không có tối nào để có thể phá diệt, thì làm sao mà có thể chiếu được cả tự và tha?

Điều này nay ta nói: Nếu như vậy thì không phải tối ở trong lửa, không phải tối ở chỗ lửa, như thế...như thế, lửa chiếu tự và chiếu tha; lửa sinh liền chiếu, liền có thể phá tối...như thế...như thế, trong lửa không có tối, chỗ của lửa không có tối, như thế lửa sinh có thể chiếu tự và tha. Điều này nay ta nói, kệ rằng:


Như thế, khi lửa sinh

Ngay khi sinh liền chiếu,

Ngay sinh, lửa đến tối
Nghĩa ắt chẳng tương ưng.


Kệ này nói lên nghĩa gì?  Nếu khi lửa sinh mà có thể chiếu tự và tha thì nghĩa không tương ưng. Vì sao biết thế? Như thế, lửa lúc ban đầu không thể đến chỗ tối; tại sao biết thế? Nếu chưa đến chỗ tối thì không thể phá tối, nếu không phá tối thì không thể có sáng. Kệ rằng:


Nếu lửa không đến tối

Mà có thể phá tối,

Lửa ở tại chỗ này

Phải phá tất cả tối.


Kệ này nói lên nghĩa gì? Nếu ý ông cho rằng lửa không đến chỗ tối mà có thể phá tối, thì lửa ở chỗ này phải có thể phá tất cả chỗ nào tối có trong thế gian. Tại sao thế? Vì cùng chẳng đến vậy. Nhưng thật không thấy có sự như thế. Nếu cùng không đến thì làm sao chỉ có thể phá tối ở chỗ này mà chẳng phá chỗ tối của tất cả thế gian? Nếu ý ông cho rằng lửa không đến chỗ tối mà có thể phá tối thì nghĩa chẳng tương ưng.

Lại còn có nghĩa, kệ rằng:


Nếu lượng tự thành được

Không chờ sở lượng thành,

Thì ắt lượng tự thành,

Không chờ tha mới thành.


Kệ này nói lên nghĩa gì? Nếu ý ông cho rằng lượng với sở lượng cũng thành giống như lửa, thì lượng ắt tự thành, không chờ cái được lượng. Tại sao thế? Vì nếu tự thành ắt chẳng chờ cái khác, nếu chờ cái khác thì không tự thành.

Điều này nay ta nói: Nếu không chờ nhau thì sao chẳng tự thành? Chờ cái khác thì chẳng tự thành. Điều này nay ta nói: Nếu lượng không chờ cái được lượng thì có lỗi gì? Nay ta nói, kệ rằng:


Không chờ vật được lượng

Nếu lượng ông thành được,

Như thế ắt chẳng ai

Dùng lượng lượng các pháp.


=Kệ này nói lên nghĩa gì? Nếu ý ông cho rằng không chờ cái được lượng mà lượng có thể thành, ắt chẳng có ai dùng lượng để lượng các pháp. Có lỗi như thế. Nếu những ai cần phải dùng lượng thì chẳng chờ cái được lượng mà cũng có được lượng. Nếu không chờ mà thành thì bị lỗi gì? Ắt là tất cả pháp đều không chờ lượng. Nếu tất cả pháp không chờ lượng mà thành thì điều đó có lỗi gì? Thành thì được nói là thành mà chưa thành cũng như thành, vì không chờ vậy.

Nếu ông lại cho rằng chờ cái được lượng thì lượng mới thành được, thì như vậy, bốn lượng đều có chờ mới thành. Tại sao thế? Vì vật chưa thành thì làm sao mà chờ nhau? Vật đã thành rồi thì chẳng cần chờ nhau. Chưa được, chưa thành ắt chẳng chờ vật, nếu đã thành thì không cần chờ thêm mới thành. Như vật đã làm thì chẳng làm nhân duyên.

Lại còn có nghĩa, kệ rằng:


Nếu mà vật được lượng

Chờ lượng mới thành được,

Thì ắt sở lượng thành,

Chờ lượng, sau mới thành.


Kệ này nói lên nghĩa gì? Nếu vật được lượng phải chờ lượng mới thành được, thì ắt là dùng lượng để thành sở lượng ấy. Tại sao vậy? Vì cái sở thành không thành, nên lượng thành sở lượng.

Lại còn có nghĩa, kệ rằng:


Vật không lượng mà thành

Thì ắt chẳng chờ lượng,

Ông sao dùng lượng thành,

Lượng ấy sao thành được?


Kệ này nói lên nghĩa gì? Nếu ý ông cho rằng, không chờ lượng kia mà sở lượng thành tựu, thì ông nay sao còn phải cầu lượng để thành? Tại sao thế? Nghĩa của lượng ấy vì cái được cầu nào? Nếu vật được lượng lìa lượng mà thành tựu, thì lượng kia dùng làm gì?

Lại còn có nghĩa, kệ rằng:


Nếu lượng của ông thành

Chờ sở lượng thành thì

Ắt là: lượng, sở lượng

Như vậy chẳng lià nhau.


Kệ này nói lên nghĩa gì? Nếu ý ông cho rằng: Chờ cái vật được lượng cho nên có lượng- vì  sợ có lỗi như ở trước- nếu ông như vậy thì, lượng và sở lượng là một, chẳng thể lìa nhau. Nếu ông như thế thì lượng tức là sở lượng. Tại sao biết thế? Vì sở lượng thành lượng- sở lượng tức là lượng; lượng thành sở lượng- lượng tức là sở lượng; lượng và sở lượng là một.

Kệ rằng:


Nếu lượng thành sở lượng

Nếu sở lượng thành lượng,

Nếu ông như vậy thì

Hai loại cùng chẳng thành.


Kệ này nói lên nghĩa gì? Nếu ý ông cho rằng: Lượng thành sở lượng vì thấy chờ lượng, sở lượng thành lượng vì thấy chờ sở lượng; nếu ông như thế, thì cả hai cùng chẳng thành. Tại sao thế? Kệ rằng:


Lượng thành được sở lượng,

Sở lượng thành được lượng,

Nếu nghĩa mà như thế

Sao cùng thành được nhau?


Kệ này nói lên nghĩa gì? Nếu lượng có thể thành ra vật được lượng; vật được lượng kia có thể thành lượng, thì: Lượng còn chưa tự thành – nhân duyên chẳng thành – thì làm sao có thể thành được vật sở lượng?

Lại còn có nghĩa, kệ rằng:


Sở lượng thành được lượng,

Lượng thành được sở lượng,

Nếu nghĩa mà như thế

Sao cùng thành được nhau?


Kệ này nói lên nghĩa gì? Nếu vật sở lượng có thể thành lượng kia, lượng ấy có thể thành vật sở lượng thì nhân duyên không thành, làm sao thành được lượng? Kệ rằng:


Là cha sinh ra con,

Hay con sinh ra cha?

Ai là người năng sinh?

Ai là người được sinh?


Kệ này nói lên nghĩa gì? Như có người nói rằng: “Cha có thể sinh con”, nếu như thế, thì con cũng sinh ra cha. Ông nay vì nói: Ai là người năng sinh, ai là người được sinh? Ông nói rằng lượng có thể thành sở lượng, sở lượng thành lượng như thế, thì nay ông hãy vì nói: Cái gì là năng thành, cái gì là được thành?

Lại còn có nghĩa, kệ rằng:


Vì lẽ gì là cha,

Vì lẽ gì là con?

Ông nói hai loại này

Cha, con cùng đáng nghi.


Kệ này nói lên nghĩa gì? Trước đã nói hai loại: Cha và con, ai là cha, ai là con? Cha và con hai thứ tương đã, nếu chờ nhau mà sinh thì họ cùng đáng nghi: Ai là cha, ai là con? Như thế, như thế...Nếu ông nói lượng này với sở lượng thì cái gì là lượng, cái gì là sở lượng? Hai loại này, nếu có thể thành tựu được vật thì có thể gọi là lượng; nếu vật có thể thành thì được gọi là sở lượng, ắt không có nghi rằng cái gì là lượng, cái gì là sở lượng. Có thể thành tựu như thế thì được gọi là lượng, có thể thành được như thế thì được gọi là sở lượng. Điều này không có nghi rằng: Cái gì là lượng, cái gì là sở lượng.

Kệ rằng:


Lượng không thể tự thành,

Không phải tự- tha thành,

Không phải lượng khác thành,

Chẳng không nhân duyên thành.


Kệ này nói lên nghĩa gì? Như thế, lượng không tự thành, hiện lượng không phải hiện lượng thành, tỉ lượng không phải tỉ lượng thành, thí dụ không phải thí dụ thành, A-hàm cũng như thế, không phải A-hàm thành. Không phải là tự và tha hỗ tương mà thành.

Hiện lượng không phải là do tỉ lượng, thí dụ, A-hàm mà thành. Tỉ lượng không phải do hiện lượng, thí dụ, A-hàm mà thành. Thí dụ không phải do hiện lượng, tỉ lượng, A-hàm mà thành. A-hàm không phải do Hiện lượng, tỉ lượng, thí dụ mà thành.

Không phải hiện lượng, tỉ lượng, thí dụ, A-hàm khác mà có các lượng hiện lượng, tỉ lượng, thí dụ, A-hàm khác lại để mà thành.

Cũng như tự phần lượng, hòa hợp không thành, cảnh giới tự- tha hòa hợp không thành.

Không phải là không có nhân duyên mà thành.

Không phải là tụ tập mà thành.

Nhân duyên của điều này, như đã được nói ở trước: Hai mươi, ba mươi, hoặc bốn, năm, sáu; hai mươi, ba mươi, bốn mươi, năm mươi hoặc có sáu mươi.

Nếu như điều được ông nói rằng,vì có lượng nên có thể nói sở lượng; vì có lượng và sở lượng nên chứng minh tất cả pháp đều có tự thể, thì nghĩa không tương ưng.

Lại nữa, ông nói kệ rằng:


Người trí biết pháp nói

Thiện pháp có tự thể,

Người đời biết có thể,

Pháp khác cũng như thế.

 

Có pháp- có tự thể,

Là được Thánh nhân nói,

Như vậy, không có pháp

Không có tự thể pháp.


Kệ này nay ta đáp, kệ rằng:


Nếu điều pháp sư nói:

Thiện pháp có tự thể.

Tự thể thiện pháp này

Theo pháp phải phân biệt.

Kệ này nói lên nghĩa gì? Nếu Pháp sư kia cho rằng thiện pháp có tự thể, thì phải phân tích tự thể của thiện này. Thiện pháp này chư thiện tâm kia có tự thể của thiện tâm...như thế...như thế, tất cả các pháp không thấy như vậy. Nếu nói như thế để chỉ ra tự thể của pháp, thì nghĩa chẳng tương ưng.

Lại còn có nghĩa, kệ rằng:


Nếu tự thể thiện pháp

Từ nhân duyên mà sinh,

Thiện pháp là tha thể,

Làm sao là tự thể?


Kệ này nói lên nghĩa gì? Nếu thể của thiện pháp từ nhân duyên mà sinh, thì nó là tha thể, làm sao có tự thể được? Thể của pháp như thế, còn lại cũng như vậy. Nếu ông nói rằng, cũng như thiện pháp có tự thể của thiện pháp, bất thiện pháp có tự thể của bất thiện pháp...thì nghĩa chẳng tương ưng.

Lại còn có nghĩa, kệ rằng:


Nếu có chút thiện pháp

Không từ nhân duyên sinh,

Thiện pháp nếu như thế

Chẳng trụ nơi Phạm hành.


Kệ này nói lên nghĩa gì? Nếu ý ông cho rằng, có chút thiện pháp nào không từ nhân duyên sinh, cũng như thế: Bất thiện có tự thể của bất thiện, vô ký có tự thể của vô ký...

Nếu mà như vậy thì chẳng trụ nơi Phạm hành. Tại sao thế? Nếu ông như thế thì ắt bỏ mười hai nhân duyên; nếu sẽ bỏ mười hai nhân duyên thì ắt bỏ mất sự thấy mười hai nhân duyên. Nếu không có mười hai nhân duyên như thế, ắt chẳng thấy được mười hai nhân duyên; không thấy được mười hai nhân duyên như thế thì không thấy được pháp .

Thế Tôn nói rằng: Nếu Tì-khưu nào thấy mười hai nhân duyên thì người ấy ắt thấy pháp, nếu không thấy pháp thì chẳng trụ nơi Phạm hành. Nếu lìa mười hai nhân duyên như vậy ắt lìa nguyên nhân của khổ; vì mười hai nhân duyên là nguyên nhân của khổ nên nếu lìa nguyên nhân của khổ thì ắt lìa khổ; nếu không có nguyên nhân thì chỗ nào có khổ.

Nếu không có khổ thì làm sao có diệt? Nếu không có diệt khổ thì tu tập đạo diệt khổ ở chỗ nào? Nếu như vậy thì không có Tứ Thánh Đế; không có Tứ Thánh Đế ắt chẳng có đạo quả Thanh Văn; thấy Tứ Thánh Đế như vậy thì ắt chứng đạo quả Thanh Văn. Không có quả Thanh Văn thời chẳng có Phạm hành.

Lại còn có nghĩa, kệ rằng:


Không pháp, chẳng không pháp,

Pháp thế gian cũng không,

Có tự thể ắt thường,

Thường ắt không nhân duyên.


Kệ này nói lên nghĩa gì? Nếu sẽ lìa nhân duyên hòa hợp mà sinh như thế, thì ông bị nhiều lỗi, vì không đắc pháp và phi pháp, nên tất cả pháp thế gian đều bất khả đắc, tại sao vậy? Nhân duyên hòa hợp mà sinh tất cả pháp; vì tất cả pháp đều từ nhân duyên hòa hợp mà sinh, nếu không có nhân duyên hòa hợp để sinh, ắt tất cả pháp của thế gian đều không thể được.

Lại nữa, tự thể không từ nhân duyên hòa hợp mà sinh, thì vì không nhân duyên nên ắt là pháp thường. Vì sao thế? Vì pháp không nhân duyên ắt là thường. Nếu như vậy thời chẳng trụ Phạm hành.

Lại nữa, pháp của ông tự có lỗi lầm. Tại sao vậy? Thế Tôn nói tất cả hữu vi trọn đều vô thường. Chúng có tự thể nào? Trọn đều vô thường. Kệ rằng:


Thiện, bất thiện, vô ký

Tất cả pháp hữu vi,

Như ông nói ắt thường

Ông có lỗi như thế.


Kệ này nói lên nghĩa gì? Nếu nói rằng thiện pháp có tự thể của thiện pháp, bất thiện và vô ký cũng nói như thế, như thế...thì ông nói tất cả pháp hữu vi là thường. Tại sao vậy? Pháp nếu không có nhân thì chẳng sinh, trụ, diệt; không sinh, trụ, diệt thì chẳng phải pháp hữu vi, ắt tất cả pháp đều là vô vi. Nếu nói rằng: Thiện...tất cả pháp đều có tự thể, ắt tất cả pháp trọn đều chẳng phải không, thì nghĩa không tương ưng.

Lại nữa, ông nói kệ rằng:


Các pháp nếu vô thể

Vô thể chẳng được tên,

Có tự thể - có tên,

Chỉ tên thì gọi gì?


Kệ này, nay ta đáp, kệ rằng:


Nếu ai nói có tên,

Nói rằng có tự thể;

Người ấy có thể vặn,

Lời, tên, ngã – chẳng thật.


Kệ này nói lên nghĩa gì? Nếu người nào nói rằng tên gọi có tự thể, người ấy như thế thì có thể bị ông vấn nạn. Người ấy nói rằng: Có tự thể, có tên gọi, không có tự thể thì không có tên gọi. Ta không nói có tên gọi và tự thể như thế. Tại sao biết vậy? Tất cả các pháp đều không có tự thể, nếu không có tự thể thì chúng được gọi là không. Nếu chúng là không thì có thể nói là không thật. Nếu ông cho rằng có tên gọi- có tự thể, thì nghĩa không tương ưng.

Lại còn có nghĩa, kệ rằng:


Nếu tên này là không,

Ắt có cũng là không,

Nếu nói có, nói không

Tông ông có hai lỗi.

 

Nếu tên này là có

Ắt không cũng là có,

Nếu nói không, nói có

Luận ông có hai lỗi.


Kệ này nói lên nghĩa gì? Nếu tên gọi này là không thì như vậy Tông mất, nếu nó là có thì như vậy luận mất. Tông của ta không như thế. Nếu có vật thì có tên gọi, không có vật thì không có tên gọi, như thế nên các pháp có tự thể, thì nghĩa chẳng tương ưng.

Lại còn có nghĩa, kệ rằng:


Như thế trước ta nói:

Tất cả pháp đều không,

Tông nghĩa ta như vậy

Ắt chẳng thể có lỗi.


Kệ này nói lên nghĩa gì? Trước ta đã nói Tông của tất cả pháp cũng gọi là không. Ông chỉ lấy cái tên gọi không mà có cái được nói. Nếu tất cả pháp đều không có tự thể, thì tên gọi cũng không có tự thể. Ta nói như thế, nghĩa Tông không có lỗi, vì ta chẳng nói rằng tên gọi có tự thể.

Lại nữa, ông nói kệ rằng:


Nếu lìa pháp có tên

Không ở tại trong pháp,

Nói: Lìa pháp có tên,

Người ấy ắt bị vặn.


Kệ này, nay ta đáp, kệ rằng:


Nếu riêng có tự thể

Không ở tại trong pháp,

Ông lo ta nên nói

Đây ắt chẳng cần lo.


Kệ này nói lên nghĩa gì? Điều ấy chẳng cần lo, ông chỉ hư vọng mà vấn nạn ta. Ta ắt chẳng  phá tự thể các pháp. Ta không lìa pháp mà lấy riêng có vật. Người nào thủ pháp thì người ấy cần lo. Ta không thủ pháp nên không phá pháp, làm sao có lỗi? Nếu ta thủ pháp có tự thể, thì ắt có thể vấn nạn rằng: “Ông chẳng tương ưng” . Ta không như thế nên ông vấn nạn quá xa (nghĩa của ta), hoàn toàn chẳng tương đương.

Lại nữa, ông nói kệ rằng:


Pháp nếu có tự thể

Có thể phá các pháp,

Các pháp không tự thể

Rốt cuộc phá cái gì?

 

Như có bình, có đất

Có thể phá bình, đất,

Thấy có vật ắt phá,

Thấy không vậy không phá.


Kệ này, nay ta đáp, kệ rằng:

Nếu hữu thể phá được,

Nếu không, được nói thành;

Nếu vô thể, vô không

Làm sao thành phá được?


Kệ này nói lên nghĩa gì? Nếu có thì phá được, nếu không thì ắt chẳng thể phá. Ta nói rằng tất cả các pháp đều không có tự thể. Thật như ông nói: Tất cả các pháp đều không có tự thể. Tại sao biết thế? Nếu ngươi nói già pháp vô tự thể, thành nhược già các pháp vô tự thể, thành được nói tất cả các pháp đều không.

Kệ rằng:


Ông là sở phá nào

Sở phá ông ắt không

Pháp không mà có phá

Như thế luận ông mất.


Kệ này nói lên nghĩa gì? Nếu tất cả pháp già có tự thể, nếu không có tự thể thì chúng được gọi là không; cái không ấy cũng không. Cho nên ông nói rằng, có vật ắt phá được, không vật không phá thì nghĩa chẳng tương ưng.

Lại còn có nghĩ, kệ rằng:


Ta không có chút vật

Cho nên ta chẳng phá,

Như vậy, ông vô lý

Ngang ngược mà vặn ta.


Kệ này nói lên nghĩa gì? Nếu ta có phá một chút vật nào thì ông có thể vấn nạn ta. Ta không có phá vật, không có phá vật như thế nên ta không có cái bị phá. Như thế không phá, tất cả pháp là không; như vậy không có cái phá với cái bị phá. Cho nên ông hướng đến ta mà vấn nạn rằng:” Phá cái gì”, thì đây là ông vô lý, ngang ngược mà vấn nạn ta.

Lại nữa, ông nói kệ rằng:


Nếu pháp không tự thể

Ngôn ngữ phá cái gì?

Không pháp mà phá được

Ngôn ngữ cũng thành phá.


Kệ này, nay ta đáp, kệ rằng:


Pháp ngôn ngữ ông khác,

Nghĩa này, nay ta nói:

Không cách nào nói được,

Nhưng ta không có lỗi.

Kệ này nói lên nghĩa gì? Nếu ông nói rằng, không có ngôn ngữ cũng thành phá, thì: Tùy theo các pháp nào đó – tất cả các pháp ấy đều không có tự thể. Câu nói: “Các pháp không có tự thể”, thì không phải là ngôn ngữ ấy làm thành sự không có tự thể. Điều này nay ta đáp, nếu câu nói rằng: “Các pháp không có tự thể”, thì cái câu nói ấy chẳng làm các pháp thành không có tự thể.

Lại còn có nghĩa, vì không có tự thể pháp thì biết không có tự thể pháp; vì có tự thể pháp thì biết có tự thể pháp. Ví như trong nhà thật không có trời. Có người hỏi rằng: “Có thể có trời không?”. Có người đáp: “Có thể có”; có người đáp: “Không có”.

Người đáp không có, thì cũng như ngôn ngữ không thể nơi trong nhà kia mà làm ra sự không có trời, chỉ biết trong nhà trống, không có trời được.

Như thế, nếu nói rằng: “Các pháp không có tự thể”, thì câu nói ấy không thể làm các pháp thành không có tự thể, chỉ biết tự thể các pháp là không. Nếu ông nói rằng: “Nếu không có vật ắt chẳng thể nói được rằng pháp không có tự thể, vì không có ngôn ngữ nên chẳng thể thành pháp không có tự thể”, thì nghĩa không tương ưng.

Lại nữa, ông nói kệ rằng:


Như người ngu si kia

Vọng lấy diễm làm nước,

Nếu ông vọng lấy phá

Sự ấy cũng như thế.

 

Thủ, sở thủ, năng thủ,

Phá, sở phá, năng phá

Sáu loại nghĩa như thế

Trọn đều là pháp có.

 

Nếu không thủ, sở thủ

Cũng không có năng thủ,

Ắt không phá, sở phá,

Cũng không có năng phá.

 

Nếu không phá, sở phá

Cũng không có năng phá,

Ắt tất cả pháp thành,

Tự thể chúng cũng thành.


Bốn kệ này, nay ta đáp, kệ rằng:


Ông nói dụ Lộc Ái

Để biện minh nghĩa lớn,

Ông lắng nghe ta đáp

Tương ưng như thí dụ.


Kệ này nói lên nghĩa gì? Thí dụ Lộc Ái là để làm sáng nghĩa lớn. Ông nghe ta đáp, tương ưng như thí dụ. Kệ rằng:


Nếu kia có tự thể

Chẳng cần nhân duyên sinh,

Nếu mà cần nhân duyên

Như vậy được gọi Không.


Kệ này nói lên ngĩa gì? Trong thí dụ Lộc Ái, vọng thủ lấy thể của nước, không nhân duyên mà sinh. Thí dụ của ông tương đương với nhân duyên Lộc Ái – nó thấy điên đảo.

Thấy điên  đảo vì chẳng quán sát nhân duyên mà sinh. Như thế có thể nói rằng do nhân duyên mà sinh. Nếu nhân duyên sinh thì tự thể của nó là không. Nghĩa như thế đã được nói ở trước.

Lại còn có nghĩa, kệ rằng:


Nếu chấp tự thể thật

Người ấy bị phản phá,

Còn lại cũng như thế,

Cho nên ta không lỗi.


Kệ này nói lên nghĩa gì? Nếu trong thí dụ Lộc Ái, cái thể của sự lấy nước là thật, thì ai có thể phản hồi? Nếu có tự thể ắt chẳng thể phản hồi, như lửa nóng, nước mát, không có chướng ngại gì. Thấy sự có thể phản hồi được này, như vậy cái thể của sự “thủ “ là không, như thế... Như thế, trong các pháp còn lại, nghĩa như thế, biết như thế.

Như sự “thủ” kia không có thật, năm loại còn lại cũng như vậy. Nếu ông nói rằng, sáu pháp kia là có, như vậy nên có thể nói được rằng năm pháp còn lại dầu chẳng phải không, thì nghĩa chẳng tương ưng.

Lại nữa, ông nói kệ rằng:


Nhân ông ắt chẳng thành

Vô thể thì nhân nào?

Nếu pháp mà không nhân

Làm sao nói thành được?

 

Ông nếu không nhân thành

Phản tự thể các pháp,

Ta cũng không nhân thành

Các pháp có tự thể.

 

Nếu có nhân, vô thể

Nghĩa này chẳng tương ưng

Pháp thế gian vô thể

Ắt chẳng được nói có.


Kệ này, nay ta đáp, kệ rằng:


Về sự không nhân này

Nghĩa trước đã nói hết,

Trong ba thời nói nhân

Chúng bình đẳng mà nói.

Kệ này nói lên nghĩa gì? Nghĩa lớn như thế ở trước đã nói. Điều này ắt không có nhân, phải nên biết như thế, luận nghĩa như thế. Nhân ở trước đã nói, phản hồi phá sáu loại, luận nghĩa ở trước đó, nay nói ở đây.

Lại nữa, ông nói kệ rằng:


Phá trước, bị phá sau

Như thế chẳng tương ưng,

Phá sau, hoặc cùng nhau

Như vậy biết hữu thể.


Kệ này, nay ta đáp, kệ rằng:


Nếu nói nhân ba thời

Trước như thế bình đẳng,

Ba thời nhân như thế

Tương ưng với thuyết không.


Kệ này nói lên nghĩa gì? Nếu phá nhân này ngôn ngữ trong ba thời, ở trước đã đáp, phải biết như thế. Tại sao vậy? Vì nhân bình đẳng vậy. Như phá ba thời, kia chẳng tương ưng. Ngôn ngữ kia cũng trong phần “phá, bị phá”. Nếu ý ông cho rằng, không có phá với bị phá, vì giống nên có thể phá, thì trước ta đã phá xong. Nhân trong ba thời này tương ưng với ngôn ngữ của người nói không.

Lại nữa, như thế nào thì trước đã nói xong, như kệ rằng:


Ta không có chút vật

Cho nên ta chẳng phá,

Như vậy ông vô lý

Ngang ngược mà vặn ta.


Nếu ông lại cho rằng phá ba thời thành, thấy có nhân của lúc trước, nhân của lúc sau, thấy nhân cùng lúc; nhân của lúc trước như cha với con, nhân của lúc sau như thầy và trò, nhân cùng lúc như đèn với ánh sáng. Điều này nay ta nói rằng chẳng phải như vậy. Ba loại nói ở trước, trong ba loại thì mỗi một loại lại có ba loại lỗi lầm. Điều này trước đã nói, lại lần lượt phá, ông lập tông sai lầm. Phá tự thể thành.

Kệ rằng:


Nếu ai tin nơi không

Người ấy tin tất cả,

Nếu ai chẳng tin không,

Hẳn không tin tất cả.


Kệ này nói lên nghĩa gì? Nếu ai tin không thì người ấy tin tất cả pháp thế gian và xuất thế gian. Tại sao thế? Nếu ai tin không ắt tin nhân duyên hòa hợp mà sinh; nếu tin nhân duyên hòa hợp mà sinh ắt tin Tứ Đế; nếu tin Tứ Đế, người ấy tin tất cả chứng đắc thù thắng; nếu ai có thể tin tất cả chứng đắc thù thắng ắt tin Tam Bảo, là: Phật, Pháp, Tăng.

Nếu tin nhân duyên hòa hợp mà sinh, người ấy ắt tin pháp nhân, pháp quả; nếu ai có thể tin pháp nhân, pháp quả, người ấy ắt tin nhân quả của phi pháp; nếu ai có thể tin pháp nhân quả, tin nhân của phi pháp, quả của phi pháp, người ấy ắt tin phiền não phiền não hòa hợp phiền não pháp vật. Người ấy như vậy đều tin, như trước đã nói, người ấy ắt tin vào ác hành và thiện hành. Nếu ai có thể tin vào thiện hành, ác hành, người ấy ắt biết phương tiện vượt khỏi ba đường ác. Người ấy như vậy tin tất cả các pháp thế gian, như vậy vô lượng không thể nói hết.


Không, tự thể, nhân duyên

Ba nói một trung đạo,

Con quy mạng đảnh lễ

Vô Thượng Đại trí Huệ.

 

Làm luận này là Long Thọ Bồ-Tát Ma-Ha-Tát, Ngài có thể giải thích tất cả nghĩa luận.

 

  
LUẬN HỒI TRÁNH
 
 
 
 
 
 ***
Đánh máy vi tính: Thích Hạnh Nhẫn
Sửa bản in: Thanh Phi
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]