Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Kinh Pháp Cú số 6, 7 và 8

13/10/202415:57(Xem: 289)
Kinh Pháp Cú số 6, 7 và 8
kinh phap cu-so 6

Kinh Pháp Cú
Kệ số 6, và
Kinh Pháp Cú - Kệ số 7 và 8


.
Kinh Pháp Cú - Kệ số 6

Băng hình này thực hiện để cúng dường Tam Bảo. Nội dung dựa trên nhiều bản dịch khác nhau của Thầy Thích Minh Châu, Daw Mya Tin, Weragoda Sarada Thero, và nhiều Thầy trên Sutta Central và Access to Insight.
.
Kinh Pháp Cú - Kệ số 6

Câu chuyện về các Tỳ kheo Kosambi

Khi cư trú tại tu viện Jetavana ở Savatthi, Đức Phật đã đọc Bài kệ số 6 của Kinh Pháp Cú, liên hệ đến các nhà sư ở Kosambi.

Các nhà sư ở Kosambi đã chia thành hai nhóm. Một nhóm theo vị thầy về Luật và nhóm kia theo vị thầy về Pháp và họ thường tranh cãi nhau. Ngay cả Đức Phật cũng không thể ngăn họ tranh cãi. Do vậy, Đức Phật đã rời bỏ họ và dành mùa an cư trong mùa mưa, vào một mình trong Rừng Rakkhita gần rừng Palileyyaka. Ở đó, con voi Palileyya đã theo hầu Đức Phật.

Các đệ tử tại gia ở Kosambi, khi biết được lý do Đức Phật vào rừng, đã từ chối cúng dường cho các nhà sư còn lại. Điều này khiến các nhà sư nhận ra lỗi của mình và đã hòa giải với nhau. Tuy nhiên, các cư sĩ tại gia không đối xử với họ một cách tôn trọng như trước, cho đến khi họ thừa nhận lỗi lầm của mình với Đức Phật. Nhưng Đức Phật đã đi vắng và đang ở giữa mùa an cư; vì vậy các nhà sư ở Kosambi đã trải qua mùa an cư trong đau khổ và khó khăn.

Tới cuối mùa an cư, Tôn giả Ananda và năm trăm nhà sư đã đến gặp Đức Phật và chuyển lời từ cư sĩ Cấp Cô Độc và các đệ tử tại gia khác để xin Đức Phật quay trở lại. Rồi Đức Phật trở về tu viện Jetavana ở Savatthi. Các nhà sư đã đi theo Đức Phật đến đó, quỳ xuống dưới chân Ngài và nhận lỗi của mình. Đức Phật đã rầy họ vì đã không vâng lời Ngài. Ngài bảo họ phải nhớ rằng tất cả họ đều phải chết một ngày nào đó và do đó, họ phải ngừng tranh cãi và đừng hành động như thể họ sẽ không bao giờ chết. Rồi Đức Phật đọc bài kệ như sau:

Kệ số 6. Có những người không thấy rằng tất cả chúng ta đang bước tới cái chết. Những người thấy được sẽ ngưng tất cả những cuộc tranh cãi của họ.

Khi bài pháp kết thúc, tất cả các nhà sư đang tụ họp đều chứng đắc Quả Tu Đà Hoàn.

Video dài 2:08 phút:
.



kinh phap cu-so 7 va 8



Kinh Pháp Cú - Kệ số 7 và 8


Băng hình này thực hiện để cúng dường Tam Bảo. Nội dung dựa trên nhiều bản dịch khác nhau của Thầy Thích Minh Châu, Daw Mya Tin, Weragoda Sarada Thero, và nhiều Thầy trên Sutta Central và Access to Insight.

.
Kinh Pháp Cú - Kệ số 7 và 8

Câu chuyện về Thera Mahakala

Khi cư trú tại vùng lân cận thị trấn Setabya, Đức Phật đã đọc các câu kệ 7 và 8 của Kinh Pháp Cú, liên quan đến Mahakala và em trai là Culakala. Mahakala và Culakala là hai anh em thương gia đến từ thị trấn Setabya. Trong một lần đi buôn với hàng của mình, họ đã có cơ hội lắng nghe một bài pháp do Đức Phật thuyết. Nghe xong bài pháp, Mahakala đã xin Đức Phật cho gia nhập Tăng đoàn. Culakala cũng xin vào Tăng đoàn nhưng với ý định sẽ rời khỏi Tăng đoàn và chiêu dụ người anh của mình về nhà.

Mahakala nghiêm túc tu khổ hạnh tại nghĩa trang và siêng năng thiền định về sự tan rã và vô thường. Cuối cùng, Mahakala đã đạt được Trí tuệ và chứng quả A-la-hán.

Sau đó, Đức Phật và các đệ tử của ngài, bao gồm cả hai anh em, tình cờ ở trong khu rừng Simsapa, gần Setabya. Trong khi ở đó, những người vợ cũ của Culakala đã mời Đức Phật và các đệ tử của Ngài đến nhà của họ. Bản thân Culakala đã đi trước để chuẩn bị chỗ ngồi cho Đức Phật và các nhà sư. Khi đến đó, những người vợ cũ của Culakala đã bắt Ngài Culakala cởi pháp y, mặc lại thường phục để về đời thường.

Ngày hôm sau, những người vợ của Mahakala đã mời Đức Phật và các đệ tử của Ngài đến nhà của họ với hy vọng sẽ làm điều tương tự với Mahakala như những người vợ của Culakala đã làm với Culakala. Sau bữa ăn, họ xin Đức Phật cho Mahakala ở lại để "bày tỏ lòng biết ơn". Vì vậy, Đức Phật và các đệ tử khác đã rời đi.
.
Khi đến cổng làng, các sư bày tỏ bất mãn và lo lắng. Họ không hài lòng vì Mahakala được phép ở lại và họ sợ rằng, giống như người em Culakala, sư Mahakala cũng sẽ bị những người vợ cũ của mình buộc phải rời khỏi Tăng đoàn. Nghe vậy, Đức Phật nói rằng hai anh em không giống nhau. Culakala ưa thú vui nhục dục, lười biếng, yếu đuối, giống như một cái cây yếu ớt. Ngược lại, Mahakala rất siêng năng, kiên định và mạnh mẽ trong đức tin vào Phật, Pháp và Tăng; Mahakala giống như một ngọn núi đá. Đức Phật đã nói hai bài kệ như sau:

Kệ số 7: Người ưa cái đẹp, không phòng hộ các căn, ăn uống vô độ, lười biếng, thiếu tinh cần: họ sẽ bị Ma uy hiếp, như cây yếu trước gió.
 
Kệ số 8: Người sống quán bất tịnh, khéo hộ trì các căn, ăn uống tiết độ, có lòng tin, tinh cần, Ma không uy hiếp được, như núi đá, trước gió.
.
Trong khi đó, những người vợ cũ của Mahakala vây quanh ngài, cố cởi bỏ áo nhà sư màu vàng của ngài. Vị trưởng lão, thấy vậy, mới đứng dậy và bay lên không trung bằng thần thông của ngài, xuyên qua mái nhà lên trời. Ngài đáp xuống chân Đức Phật vào đúng lúc Đức Phật sắp kết thúc lời nói về hai bài kệ trên. Cùng lúc đó, tất cả các nhà sư tụ họp ở đó đều được chứng đắc Quả Tu Đà Hoàn.


 
Video dài 3:21 phút:
.... o ....
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]