Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Bát Nhã Ba La Mật Đa Tám Ngàn Câu

04/04/201915:24(Xem: 9410)
Bát Nhã Ba La Mật Đa Tám Ngàn Câu


Bag Nha 8 ngan cau_Dong Dinh Dong

Mục lục

Lời người dịch, 4

 

Lời Nói Đầu của Dịch giả Bản Tiếng Anh, 8

 

Bát-nhã Ba-la-mật-đa Kệ Bảo Hạnh Tạng, 24

 

Bát-nhã Ba-la-mật-đa Tám Ngàn Câu, 104

 

Phụ lục:

 

Liệt kê các đề mục, 385

 

Thuật ngữ, 395

 

Thư mục, 423

 

Vài nét về Dịch giả của Bản dịch Tiếng Anh, 425

 

 

   

 

Do Dinh DongLời người dịch


 

Bát-nhã Ba-la-mật-đa Tám Ngàn Câu & Kệ Tóm Lược là bản dịch tiếng Việt từ bản văn tiếng Anh “The Perfection of Wisdom in Eight Thousand Lines& It Verse Summary” do Giáo sư Tiến sĩ Edward Conze dịch từ nguyên bản Phạn văn“Aṣṭasāhasrikā Prajñāpāramitā & Prajñāpāramitā-Ratnaguṇasaṃcayagāthā”đã đượcHaribhadra duyệt và tu chỉnh vào khoảng đầu thế kỷ 11 ở Ấn độ, vàđược nhà Four Seasons Foundation xuất bản tại Hoa Kỳ, vào năm1995. Tuy nhiên, bản văn Phạn ngữ này, theo nghiên cứu của Giáo sư Conze cùng với sự đóng góp của các đồng nghiệp của Giáo sư, nó không phải là nguyên tác, vì đã bị sửa chữa, thêm bớt của nhiều người qua thời gian không để lại tên tuổi, nên có nhiều chỗ không phù hợp nhau về văn cú cũng như tư tưởng. Mặc dù Giáo sư Conze và các đồng nghiệp của ông đã bỏ ra nhiều thời gian, công phu nghiên cứu, và hiệu đính nhưng không thể phục hồi toàn bộ nguyên tác. Trong khi dịch, Giáo sư Conze không những dựa theo hiệu chính và luận thích của Haribhadra (người duyệtbản văn) mà còn tham khảo các bản dịch chữ Hán và chữ Tây Tạng của kinh văn này. Cũng theo sự nghiên cứu của Giáo sư Conze thì Bát-nhã Ba-la-mật-đa Tám Ngàn Câu & Kệ Tóm Lượclà bản văn thuộc văn hệ Bát-nhãxuất hiện đầu tiên, nếu truy nguyên, vớinhững bài kệ trong hai chương đầu của Kinh, người ta có thể quay về với thời giankhoảng100 năm trước C. N. Rồi từ kinh này với 8.000 câu, phát triển thành 10.000, 18.000, 25.000, và 100.000 câu; rồi sau đó rút lại còn 2.500, 700, 500, 300 (Kinh Kim Cương), 150, 25 câu (Tâm Kinh), và cuối cùng chỉ còn một âm tiết (“A”). Nhan đề của nguyên tác Phạn ngữ không có chữ Sutra (Kinh), bản dịch tiếng Anh cũng không có, nên bản dịch tiếng Việt này cũng không thêm vào. Dù vậy, trong thân bản văn có chữ Sutra (Kinh) xuất hiện nhiều lần nên vẫn có thể gọi nó là Kinh.

 

Bát-nhã Ba-la-mật-đa Tám Ngàn Câudạy gì?

 

     Dưới đây chỉ là vài khái niệm cơ bản:

 

Thông qua sự vấn đáp của đức Phật và các đại đệ tử của Ngài nhưTu-bồ-đề, Di-lặc, Xá-lợi-phất, Phú-lâu-na, Thiên đế Thích-đề

Hoàn-nhân, đức Phật dạy về sáu Ba-la-mật (còn gọi là Lục độ) mà đứng đầu và quan trọng nhất là Bát-nhã ba-la-mật.

Gì là sáu Ba-la-mật? Đó là: Bố thí Ba-la-mật, Trì giới ba-la-mật, Nhẫn nhục ba-la-mật, Tinh tấn ba-la-mật, Thiền định Ba-la-mật, và Bát-nhã ba-la-mật. Ba-la-mật có nghĩa là gì? Nó là phiên âm của chữ Phạn “paramita” có nghĩa là qua bờ kia (chỗ an ổn, nơi giải thoát, không còn đau khổ phiền não).

 

Thế nào gọi là bố thí ba-la-mật? Bố thí ba-la-mật có mục đích gì? Bố thí là cho người khác những gì mình có về tinh thần hay vật chất. Về tinh thần như Phật pháp, v.v…, tức thuyết pháp, giảng kinh, tụng kinh siêu độ, bố thí kinh luận Phật giáo,sao chép, ấn tống kinh điển, v.v… Về vật chất như chỗ ở, thực phẩm, nước uống, quần áo, thuốc men, tịnh tài, v.v… Mục đích là làm vơi đi sự khổ do nhu cầu cần thiết cho đời sống của người nhận, cũng như để phá bỏ cái tâm hạn hẹp, ích kỷ… của người cho. Đỉnh cao của bố thí ba-la-mật là sự bố thí trong đó không có người cho, không có vật cho, và không có người nhận. Đến mức này, người ta có thể bố thí cả thân mạng mình. Cúng dường cũng như chuyển công đức là hình thức khác của bố thí. Đây là một trong những tảng đá móng xây dựng sự sống bình yên cho con người.

Thế nào gọi là trì giới ba-la-mật? Trì giới ba-la-mật có mục đích gì? Trì giới tức là tuân giữ các giới luật theo mức độ mình thọ nhận từ bổn sư hay hay vị sư truyền giới. Như năm giới chính cho cư sĩ, mười giới chính cho tăng-già, nói chung. Nhiều giới vi tế hơn cho các tỳ-kheo hay tỳ-kheo ni, v.v… Giữ giới để người giữ có thể tránh được tội ác hoặc do mình hoặc do người gây ra. Giữ được giới mình thọ làm cho mình và người an ổn, thân và tâm thanh tịnh, tinh thần thoải mái, dễ tiến trên đường đạo và sang bờ kia. Đỉnh cao của giữ giới là khi không ý thức mình phải giữ giới mà giới vẫn được giữ một cách tự nhiên. Trì giới ba-la-mật cũng là một tảng đá móng nữa để xây dựng sự sống bình yên của con người.

Thế nào gọi là nhẫn nhục ba-la-mật? Mục đích của nhẫn nhục ba-la-mật là gì? Nhẫn nhục ba-la-mật sự tự nguyện chịu đựng những việc bất công hay không hợp lý xảy ra cho chính mình hay người khác, tìm và đưa ra hành động hay lời nói đúng và hợp thời để hóa giải vấn đề xảy một cách đúng đắn và hòa nhã. Đây cũng là một tảng móng nữa góp sức xây dựng nếp sống hòa bình cho nhân loại.

Thế nào gọi là tinh tấn ba-la-mật? Mục đích của tinh tấn ba-la-mật là gì? Tinh tấn ba-la-mật là sự nỗ lực cần thiết trong sự tu tập trên đường đạo. Ấy là sự nỗ lực liên tục, bền bĩ, mãnh mẽ, tận sức để vượt qua tất cả mọi chướng ngại về vật chất cũng như tinh thần, của mình cũng như của người trên đường tu để tiến tới chứng đắc giác ngộ viên mãn. Ấy cũng là giúp mình và giúp người. Đây cũng là một tảng đá móng khác góp vào xây dựng đời sống hòa bình của thế giới.

     Thế nào gọi là thiền định ba-la-mật? Mục đích của thiền định ba-la-mật là gì? Vắn tắt, thiền định ba-la-mật là pháp môn nhiếp tâm hay định tâm mình. Khi tâm yên tịnh và sinh động thì sự vật bên ngoài và bên trong trở nên rõ ràng hơn. Mây mù tan đi, con mắt huệ trở lại sáng tỏ. Tâm mình tịnh có thể giúp tâm người tịnh. Thiền định ba-la-mật nếu có được sự trợ giúp của các ba-la-mật kia, trở nên dễ đạt hơn. Sự thực, khi một hành giả thiền định thì nó đã tiềm ẩn các ba-la-mật kia rồi. Hơn nữa, nếu được thực hành đúng, các ba-la-mật có thể hỗ trợ lẫn nhau, đưa hành giả đến giác ngộ nhanh hơn. Đây là pháp môn hướng đến giác ngộ vô thượng tức thấy tánh thành Phật.Như vậy thiền định ba-la-mật cũng là một tảng đá móng góp vào xây dựng hạnh phúc lâu dài của chúng sinh trong ba cõi.

     Thế nào gọi là bát-nhã ba-la-mật? Mục đích bát-nhã ba-la-mật là gì? Bát-nhã là phiên âm từ tiếng Phạn “Prajñā” có nghĩa “trí tuệ” “trí huệ”, và ba-la-mật từ chữ Phạn “paramita” có nghĩa là “sang bờ kia”. Như vậy Bát-nhã ba-la-mật, nói chung, có nghĩa là “trí tuệ sang bờ kia”. Đây là nghĩa theo từ nguyên. Trong Kinh này, chúng ta thấy bát-nhã ba-la-mật đứng đầu tất cả sáu ba-la-mật, là con mắt thấy và người dẫn đường của năm ba-la-mật kia, hiểu rõ năm ba-la-mật kia, và luôn có ưu thế đối với năm ba-la-mật kia. Trong Kinh này cũng như các kinh khác thuộc văn hệ Bát-nhã như Kinh Ma-ha Bát-nhã Ba-la-mật-đa hay Kinh Kim Cương, v.v…, đều nóiBát-nhã ba-la-mật là Mẹ, là người sinh ra chư Phật, là người dạy chư Phật biết thế giới này. Rồi khi chư Phật đã biết thế giới này, các Ngài liền theo đó chỉ bày cho chúng sinh thấy và biết thế giới này là không, là rỗng không để chúng sinh thôi bám vào đó và được giải thoát khỏi các khổ. Theo đuổi và thực hành bát-nhã ba-la-mật là để đạt nhất thiết trí và nhất thiết chủng trí của chư Phật, tức là cảnh giới Chánh đẳng Chánh giác, trở thành bậc Chánh Biến Tri hay bậcToàn Tri Toàn Giác, tức là quả. Theo đuổi và thực hành bát-nhã ba-la-mật các bước như thế nào, xin mời độc giả và hành giả xemlời Phật và các đại Đệ tử của Ngài dạy trong Kinh.

 

     Trong khi dịch, chúng tôi có tham khảo bản dịch tiếng Việt của Hòa thượng Thích Trí Tịnh từ bản chữ Hán của Pháp sư Cưu-ma-la-thập, tức Kinh Ma-ha Bát-nhã Ba-la-mật-đa. Và theo cách gọi truyền thống thì KinhMa-ha Bát-nhã Ba-la-mật-đaĐại Bát-nhã và Kinh Kim Cương Bát-nhã Ba-la-mật-đaTiểu Bát-nhãthì Bát-nhã Ba-la-mật-đa Tám Ngàn Câunày là Trung Bát-nhãvậy.Sở sĩ có cách gọi này là do cách xếp loại theo độ dài của mỗi kinh.

Tuy đã cố gắng rất nhiều nhưng chắc vẫn còn nhiều sai sót, mong các bậc cao minh rộng lượng chỉ bảo cho.

     Xin đa tạ.

 

 

                                                Frederick, đầu Xuân 2019

                                                          Đỗ Đình Đồng



[1] Thực ra, các ba-la-mật nếu được thực hành đúng, chúng hỗ trợ lẫn nhau, đưa người thực hành chóng đến giác ngộ viên mãn.




77pgiaoucchau-conze

Xem bài về Giáo sư Edward Conze



Lời Nói Đầu
của Dịch giả bản tiếng Anh

Hai Phiên Bản

Trong tậpsách này độc giảsẽthấy cùng một bản văn được trình bày trong hai phiên bản, một lần bằng kệ và một lần bằng văn xuôi.Đối với các Kinh Đại Thừađó là một quá trình hoàn toàn bình thường. Nói chung các phiên bản bằng kệ có sớm hơn, và trong tất cảcác trường hợp chúng được duyệt lại ít hơn các phiên bản bằng văn xuôi. Lý do kệ thì bằng tiếngđịa phương, văn xuôi nói chung bằng tiếng Phạn (Sanskrit) đúng luật. Ngày nay tiếngđịa phương được biết như là “tiếng Phạn Lai của Phật giáo” (Buddhist Hybrid Sanskrit), một từ do Giáo sư F. Edgerton, ngườiđầu tiên dùng nó khi biên soạn ngữ pháp và từđiểnvề nó. Kệ thì thường khó kiến tạo, và đòi hỏi sự so sánh chặt chẽ với các bản dịch tiếng Tây Tạng phản ánh cách biết làm thế nào của các học giả (pandits)Ấn Độở thế kỷ mười chín. Song nên xem phần lớn bản dịch của tôi đáng tin cậy, và chỉ có những nghi ngờ nghiêm trọng về lời dịch ở I 7, II 13, và XX 13, không có sự thảo luận nào với các học giả thân hữuđánh tan.

 

Bảo Hạnh (The Ratnaguna)

 

Hình thức kệ của Kinh (Sutra) này được truyền xuốngđến chúng ta với cái tên Prajñāpāramitā-Ratnaguṇasaṃcayagāthā(viết tắt Rgs) gồm 302 “Câu Kệ Bảo Hạnh TạngBát-nhã Ba-la-mật-đa,” phẩm hạnh là, như bản dịch Hán ngữ thêm, “những phẩm hạnh của “Mẹ chư Phật.” Bản văn chỉ có được nhan đề này khá trễ theo lịch sử của nó, theo đốichiếu nó chỉ xảy ra ởXXIX 3 (idaṃ guṇasaṃcayānām) và ở XXVII 6 (ayu vihāra guṇe ratānām), tức là ở các phần cuối của bản văn. Nhưng Haribhadra, người hiệuđính, không tạo nó từ những ám chỉ này bởi vì hai bài kệ của nó được Nguyệt Xứng (Candrakirti, khoảng năm 600) trích dẫn trong quyểnᾹrya-Saṃcayagāthā.

Không may, bản văn hiện tại của chúng takhông phảilà bản văn nguyên tác. Nó đã bị sửa chữa lộn xộn vào thế kỷthứtám, dưới triềuđại Pala Phật giáo, lúc ấy trị vì Bihar, Haribhadra, đại chuyên gia về Bát-nhã-ba-la-mật-đa, hoặc đã sắp xếp lại các bài kệ, hoặc có lẽ, chỉ chia thành các chương. Đáng tiếc các dịch giả Trung Hoa cũng không có được bản văn nguyên tác và chỉtạo được một bản dịch trễ và không đáng tin cậylắmtừ bản duyệt lại của Haribhadra vào năm 1001 sau C.N.Nhưng chính các bài kệ, khác với sự sắp xếp của chúng, không thể thay đổi được nhiều bởi vì ngôn ngữ cổ và vận luật của chúng chống lại những thay đổi nền tảng. Mặc dù sức lôi cuốnchút ít của bài thơ bốc hơi trong lời dịch, nhưng nó đến như là một lời tuyên bố của con người và quan hệđếnsinh mạng của Phật giáo Đại thừa giai đoạnđầu, đơn giản và thẳng thắn, cốt tủy và trực tiếp. Không phải không tự nhiên, Bảo Hạnh(Ratna-guna)vẫn rất phổ biếnở Tây Tạng, người ta thường thấy nó liên kết với hai tác phẩm khác có tính cách khuyến thiện, “Những Lời Nguyện của Phổ Hiền” và “Tụng Văn Thù Sư LợiĐạo Hạnh” (The Recitation of Manjusri’s Attributes).

Theo tôi thấy 41 bài kệ của hai chương đầu tạo nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa nguyên tác có thể trở vềđến năm 100 trước C.N. mà tất cả những cái khác là nhữngcái trau chuốt. Tôi đã đưa ra một giám định có phân tích ở một chỗ khác. Các chương này tạo thành một bản văn duy nhấtlà sự tái xuấthiện liên tục củađiệp khúc “và đó là thực hành bát-nhãba-la-mật” (eshā sa prajña-vara-pāramitāya caryā) giữ lại với nhau và kết thúc bằng một kết luận thích hợpởcâu II 13. Sự thật nhan đề của tài liệu nguyên bản có thể là “hành (carya) Bát-nhã Ba-la-mật-đa,” y nhưở Trung Hoa, bản văn Bát-nhã Ba-la-mật-đa đầu tiên là Tao-hsing (Đạo hành), “hành Đạo,” trong một tập nhỏ (fascicle) và như trong ba bản dịch đầu tiên của Trung Hoa chương thứ nhất gọi là “hành (Đạo),” không phải, như bây giờ, “tu tập nhất thiếtchủngtrí.”

Ởđầu kia có 52 bài kệ không có sự giống nhau nào cảvớiTám Ngàn Câu(Ashta). Vì chính chúng là một luận tách rời, theo trật tựđảo ngược, bàn về năm ba-la-mật dẫnđến bát-nhã ba-la-mật, và là phụ lục cho Bảo Hạnh (Rgs) hiện hữu, như vậyđem tổng sốchương từ 28 đến 32. Phần còn lại, 33 bài kệ nữa củaBảo Hạnh không có mặt trong Tám Ngàn Câu (Ashta). Chúng liên hệ phần lớn là những tỉ dụ.

Đặc biệt thích thú là những tỉ dụởChương XX bàn về chủđề theo sau đặc biệt sâu xa khó hiểu: Nó là một trong nhữngnét phân biệt nhất của một “Bồ-tát” rằng ngài có thể hoãn sự nhập Niết-bàn của mình để trợ giúp chúng sinh. Về mặt kỹ thuật, điều này được diễnđạt bằng cách nói rằng “ngài không nhận thức Biên tế củaThực tại (bhūta-koṭi). Đã có lúc, “Biên tế của Thực tại” là một trong những từđồng nghĩa tối nghĩa hơn của “Niết-bàn,” nhưng bây giờ vì do sự thay đổi nghĩa nó trở thành đồng nhất với Niết-bàn của A-la-hán trong Tiểu thừa thấp kém khi phân biệt với Niết-bàn viên mãn và cứu cánh của một vị Phật. Truyền thống cũng đã biết “ba cửa giải thoát” – không, vô tướng, và vô nguyện – là ba loại thiềnđịnh đưa thẳng đến Niết-bàn. Chương XX bây giờ cố gắng giải thích (cáccâu 370-81trong ngoặc móc) làm sao người ta có thể tu tập nhữngđiều này mà không có tác dụng phụ không thể ham muốn của người từ bỏ thế gian bằng cách biến mất vào Niết-bàn Tiểu thừa căn bản là vị kỷ. Đa sốđộc giả sẽ thấy những tỉ dụ củaBảo Hạnh (Rgs) thuyết phục hơn sự hợp lý bề ngoài củaTám Ngàn Câu (Ashta).

Mặt khác, những mảnh miếng lớn củaTám Ngàn Câu không có trình bày trong Bảo Hạnh. Áng chừng chúng chiếm khoảng 240 câu trong số 529câu. Lý do tại sao chúng thất lạckhông phải lúc nào cũng rõ ràng. Hiển nhiển là một số vắng mặt bởi vì chúng đã được thêm vào Kinh sau khi Bảo Hạnh hoàn thành. Như tôi đã gợi ýở chỗ khác, đó là các chương từ XXIX đến chương XXXII, cũng như phần lớn của các chương XIII, XIX, đến chương XXVIII, và v.v… Những cái khác có thể do không có sự co giãn của trí tưởng tượng tùy thuộc vào cách xử lý có tính cách thi ca, như là những cuộc thử thăm dò cái tâm Biết Tất Cảở chương XII, những tạp văn ký sự không thay đổi về Chân Nhưở chương XVI, hay đôi khi những liệt kê bằng văn xuôi những hành vi ác củaMa vương(Mara) ởcác chương XI, XVII 328-32, và XXIV 416-21. Cũng hoàn toàn có thể là một vài phần củaBảo Hạnh có trễ hơn bản văn xuôi Tám Ngàn Câu và các tác giả của chúng không nhằm tái sản xuất tất cả mọiđiểm tranh luận, từng bước, mà bằng lòng nhặt lấy một câu ở chỗ này hay chỗ kia.

 

Tám Ngàn Câu (The Ashta) 

 

Bây giờđến chính Kinh. Đầu tiên là nhan đề của nó.Aṣṭasāhasrikā Prajñāpāramitā (viếttắt là Ashta hay A) có nghĩa là “Bát-nhã-ba-la-mật-đa trong Tám Ngàn Câu,” hay śloka (thi tiết hay câu thơ hoặc câu kệ). ChữŚloka dùng để chỉ một đơn vị 32 âm tiết (syllable). Thủ bản Cambridge Add 866 năm 1008 sau C.N. cho con sốśloka thực tế sau mỗi chương, và cộnglạivới nhau một cách chính xác là 8.411. Những người theo đạo có khuynh hướng qui các thánh thư của họ cho sự hứng khởi của thần linh, và họ không thích nghĩ chúng như là sự tiếp nối những lời nói có tính cách lịch sử do những người có thể sai lầm nói ra. Nhữngtín đồ trung thành ởẤn Độ và thế giới Phật giáo thông thường giảđịnh rằng tất cả các Kinh Bát-nhã-ba-la-mật-đa đều là lời của Phật, được tóm lược ít nhiều theo cái hiểu của những người với nhiệt tâm và sự trưởng thành tinh thần của họ. Cái [Kinh] đầu tiên là 8.000 câu, hay đúng hơn là cái đến trước. Rồi nó được mở rộng thành 10.000, 18,000, 25,000 và 100,000 câu (śloka); và sau đó nó được rút lại thành 2,500, 700, 500, 300 (Kinh Kim Cương), 150 và 25 (Tâm Kinh), và cuối cùng thành một âm tiết (“A”). Tất cảđềukhông có tên và có niên đạikhoảnggiữa các năm 50 và 700 sau C.N.

     Trong ngôn ngữ của nó, Kinh này hầu như là Phạn ngữ thuần túy. Niên đại sáng tác có thể bao hàm một khoảng thời gian nào đó với các bản dịch của Trung Hoa. Đầu tiên là “Kinh bát-nhã-ba-la-mật-đa về Hành Đạo” của Lokakshema vào năm 179 sau C.N. Vào thờiđó, “kinhđã mang lấy công thức căn bản duy trì trong Phạn ngữ, và không một chương nào hoàn toàn bị bỏ ra ngoài.” Nhưng ngay cảkhi điềuđó phát triển qua một hay hai thể kỷ bởi vì nó chứanhiều phân đoạn bị bỏđi trong Bảo Hạnh (Ratnaguna) phảnảnh trạng thái sớm hơn của bản văn mà ngay cả phiên bản của Lokakshema cũng từđó mà ra. Sau Lokakshema chúng ta có thể theo dõi sự phát triển thêm và những thay đổi của bản văn ở Trung Hoa qua tám thế kỷ. Bản văn Phạn ngữ hiện thời mà chúng tôi dịch ởđây là bản văn của các thủ bản Pala có niên đại giữa các năm 1000 và 1150 sau C.N. Chúng được xác định bởi bản dịch tiếng Tây Tạng (khoảng năm 850 sau C.N.) và phù hợp chặt chẽ với bản dịch tiếng Trung Hoa vào năm 985 sau C.N. của Danapala, và phù hợpđến một độ nào đó với một trong những bản dịch của Huyền Trang (Taisho 220 [4], khoảng năm 650 sau C.N.). Thực tế nỗ lực nhiều như thế đã được cống hiến cho bộ kinh rất được tôn kính này mà bản văn của nó được thiếtlậpmột cách khéo léo phi thường. TừẤn Độ chúng ta có những thủ bản xưa hơn bất kỳ một kinh Đại thừa nào khác. Ở Trung Hoa “nó là bản văn triết lý đầu tiên được dịch từ văn học Đại thừa sang tiếng Trung Hoa” và nó đã được dịch không ít hơn bảy lần. Lời cuối sách của bản dịch tiếng Tây Tạng trong Kanjur (Kinh tạng) cho thấy sự chăm sóc nó một cách ngoại lệ qua các thế kỷ bởi một vài cái tên vĩđại nhất củacác học giả Tây Tạng: – nó được dịch đầu tiên vào khoảng năm 850; rồi vào năm 1020; rồiđược đối chiếu với nhiều thủ bản và bình luậncủa Ấn Độ, và được duyệt lại vào các năm 1030, 1075 và 1500.

 

Những Người Nói[Kinh]

 

Các Kinh củaĐại thừa là những cuộc đối thoại. Người ta phải biết những qui ước ở phía sau sự trình bày của chúng, bởi vì những gì là vấnđề không chỉ là những gì được nói mà còn là ai nói. Trước tiên có ba trong những người được biết nhiều nhất trong các “đệ tử” của đức Phật lịch sử, thuật ngữ gọi là “thanh văn” (śrāvaka, từ ngữ căn śru có nghĩa là nghe), bởi vì các ngài ấynghe giáo pháp trực tiếp từ miệng Phật. Các ngài ấy là Tu-bồ-đề (Subhūti), Xá-lợi-phất (Sariputra), và A-nan-đa (Ananda).

     Mà ngài Tu-bồ-đề nói ấy là chính đức Phật nói qua ngài ấy. Ngài Tu-bồ-đề là một trong “tám mươi đạiđệ tử” của truyền thống Trưởng Lão,là người xuất sắc vì sự tu tập tâm từ, hay lòng từ áicủa ngài ấy. Trong Phật giáo xưa kia, lòng từ (maitrī) là một đức hạnh thứ yếu và tùy thuộc. Bây giờ nó mang tính cách Đại thừa nên đặt vịđại biểu của nó ở trên tất cả các đệ tử khác. Thêm nữa, Tu-bồ-đềđã được ca tụng vì ngài ấy là “đệ nhất trong những ngườiAntrụ,” (một cách thức ám chỉngài ấy tránh tất cả mọi xung đột bằng cách không tranh cãi gì cả,) và cũng vì tu tập quán các pháp là không. Ngài ấy là kênh chính qua đó sự hứng khởi của đức Phật truyền xuống. Thuyếtấyđược tuyên bố rõ ràng trongBảo Hạnhở I 2-4 (= Tám Ngàn Câu I 4), và cũngtrongTám Ngàn CâuởI 25, II 44. Ấylà Phậtlực (anubhāva), “năng lực duy trì” của ngài (adhiṣṭhāna), hay như chúng ta có thể nói, “ân huệ” của ngài dẫnđến sựhiển lộ chánh pháp, hoặc qua lời nói của riêng ngài hay qua những người được khởi hứng như là miệng ngài. Đến lượt những người này có được lối vào sự tiết lộ do đời sống thánh thiện(phạm hạnh) và những tu tập tinh thần và thiềnđịnh của họ. Và trong Kinh này, Tu-bồ-đề là người quan trọng nhất trong những ngườiđó.

     Mặt khác, ngài Xá-lợi-phất (Śāriputra) là đệ nhất trí tuệ trong hàng Trưởng lão. “Trí tuệ” ởđây là một từ chỉ “A-tì-đạt-ma” (Abhi-dharma)đã phát triển trong cộng đồng tăng-già khoảng ba thế kỷ sau khi Phật diệtđộ. A-tì-đạt-ma,hay “thắng pháp,”là một hệ thống thiềnđịnh phân tích và xếp loại tất cả các quá trình và sự việc xảy ra trong thế giới duyên khởi có thể được cho là ảnh hưởngđến sự cứu độ. Bịđiều này ám ảnh, Xá-lợi-phất bây giờ được miêu tả như là một người mù đối với Một Chân LýTối Hậu, người không có các căn, bỏđi dự kiến của mình với sựtạp đa và nhị nguyên, và đối diện với nhất thể không dị biệt của tánh không. Đó chính là nội kiến củangài ấyđối với sự vắng mặt của ngã trong tất cả các pháp duyên khởi bây giờ ngăn ngài ấy không hiểu sự liên hệ của ngã với Chân Như TuyệtĐối (nhưở VIII 178-88 củaTám Ngàn Câu). Đó là sự biện hộvề một cái thấy kém hơn mà ngài ấy hỏi những câu hỏi thường rối rắm của mình, và ngài ấy không còn là vị “Phật thứ nhì” của truyền thống cổ cũng đã biếtngài ấy như là vị “thống soái củađạo tràng,” và vềngài ấy người ta nói rằng “đúng là trưởng tử của một chuyển luân thánh vương như cha củangài ấyđã làm, như vậy ông, Xá-lợi-phất, hãy chuyển bánh xe Pháp vô thượng (tức là dạy) một cách toàn hảo như ta làm.”[1]

Ngài A-nan-đà (Ananda) nói tám lần. Ngài ấy là thị giả riêng củađức Phật trong ba mươi năm, và sự sùng mộ củangài ấyđối với con người của đức Phậtđã là một ngạn ngữ. Ngài ấy đã nghe tất cả những bài pháp của Phật. Kết quảngài ấy được biết như là “người giữ kho tàng Pháp,” và có điều thật kỳ diệu về trí nhớ dai củangài ấy và “người ta nói rằngngài ấy có thể nhớ không sót một âm tiết trong 60.000 câu do đức Phật nói ra và ngài ấy có thể nói tám chữ khi một người thường nói một chữ.” Trong danh sách “các đạiđệ tử,” ngài ấy là ngườiđệ nhất học nhiều (nghĩađen: nghe nhiều, bahu-śruta). Ngài ấy cũng nổi tiếng vìđã tụng trước 499 vị A-la-hán tại “hội nghị” lần thứ nhấtởthành Vương xá (Rajagriha), xảy ra một năm sau khi Phật diệtđộ, tất cả các Kinh, hay bản văn nói về Pháp, trong khi ngài Ưu-pa-li (Upali) tụng các bản văn về Giới luật (Vinaya), tức là kỷ luật của tu viện. Trong Tám Ngàn Câu (Ashta) có hai dịpngài A-nan-đà chứng thực Kinh Bát-nhã-ba-la-mật-đa được đức Phậtđặc biệttrao phó cho mình.

     Thêm vào đây, ba đệ tử khác có ngài Phú-lâu-na (Pūrṇa) trongTám Ngàn Câuở I 20, 24, II 40 và XVI 319.Các nhân vật kịch (dramatis personae) khác là ngàiDi-lặc (Maitreya), vị Phật vị lai, và Thích-đề (Sakra), hay Thích Đề Hoàn Nhân.

Ngài Di-lặc nói hai lần – ở VI 135-54 và XIX 359-60. Lần thứ nhấtngài ấy giải thích một vấnđề siêu hình quá tối nghĩa về sự chuyển công đức, và lần thứ nhì khi ngài ấy được nài nĩlàm chứngvì ngài ấyđã có sẵn kinh nghiệmtrực tiếp vấn đề.

     Sự xử lý của Phật giáo về các thần (deva) của bà-la-môn được quản theo hai cách: – một là nhấn mạnh sự thấp kém của các thần này trong mọi cáchso với đức Phật, và mặt khác là thuyết phục rằng về mặt lý trí họ không đặt biệt sáng sủa, kết quả họ sống vớinhau quá hạnh phúc và trường thọ. Họ là bản sao của “những người bất tử” của Hy Lạp, và có 27 loại, phân bủa trong “ba giới”: sáu ở dục giới, mười bảyở sắc giới và bốnở vô sắc giới. Các thần hiện hình trong các Kinh là những thầnở dục giới, nhữngưa thích nhục dục và ngay cả nhữngẩnức tình dục khiến họ cảm thấy sự gần gũi nào đó với loài người. Thấp nhất là “Bốn Đại Thiên Vương” hay “NhữngThần Hộ Vệ Thế Gian,” và thấp thứ nhì là “các thầnởcõi trời Ba mươi ba,” và thần cai quản là Đế-thích, vị thần chiến tranh xưa của những người Aryan xâm lược, mà trong các bản văn Phật giáo, thần này thường được gọi là Thích-đề(Śraka), chúa tể của các thần (devānām indira), và thường được nói đến như là Kiều-thi-ca (Kauśika) bởi vì thần là thần thủ hộ bộ tộc bà-la-môn Kuśika. Thần và đoàn tùy tùng sống trên đỉnh núi Tu-di (Sumeru), ở một nơi gọi là Vaijayanta (XI 236-37) từđó các thần có thể khước từ sự xâm nhập kẻ thù dị giáo của họ, các A-tu-la (III 72), và ởđó có một sảnh đường hội họp khổng lồ gọi là Sudharmā (Tám Ngàn Câu,IV 94-95) và bao quanh là những công viên, những cây thần kỳ, và những con voi kỳ diệu. Ở cõi trời này mẹ của Phậtđã được tái sinh trong một lần, và Phậtđã lên đó để giảng A-tì-đạt-macho mẹ ngài. Thích-đề là ngườiđối thoại rất thường xuyên trong các Kinh Phật giáo tất cả mọi loại, nhưng thần ý thức tinh tế về những khuyếtđiểm có tính cách lý trí của mình. ỞTám Ngàn Câu(XXIII 415), thần thừa nhận rằng “Tôi hoàn toàn không thể nói được điều gì liên quan đến chủđề của các vị Bồ-tát.” Bởi vì khi thần nói nghĩa mình nói là như thế và khi được Phật khởi hứng (Tám Ngàn Câu, XXIII 414, XXVI 438), nhưng thần rất thường xuyên phảnảnh sự bối rối của những người chưa tiến bộ xa lắm.

 

Sự Liên Hệ với Văn Học Có Trước

 

Trong chính câu đầu tiên, bản văn tuyên bố là một Kinh theo kiểu truyền thống. “Như vầy tôi nghe một thời” – chữ “tôi” ởđây là A-nan-đà, người được cho là đã tụng lại Kinh này chẳng bao lâu sau khi Phật nhập Niết-bàn. Dĩ nhiên đó là chuyện tưởng tượng sùng đạo đã không ngăn những người khác khỏi quở trách các tác giả của những Kinh này vì họ chỉ là những “thi sĩ.”Đây là ám chỉ câu nói nổi tiếng trong các kinh của những trường phái cũ tương phản với sự bịa đặt mới “các thi sĩ” hay “các tiểu thuyết gia” như chúng ta có thể nói, với “các Kinh do chính Như Lai đã dạy, ý nghĩathâm sâu, siêu thế gian, với tánh không làm thông điệp." Người ta nói bốicảnh của các bài pháp là gầnthành Vương xá (Rajagriha), trên núi Linh Thứu, Gṛdhrakūṭa-parvata, một khu vực đặc biệthoang vắng, toàn bộ là đá và không khí rỗng không. Vả lạiđịa phương này rõ ràng không có lịch sử. Các trường phái hiệnđại vẫn không đồng ý về nơi phát sinh củaBát-nhã-ba-la-mật-đa. Một vài người tìm nó ở Nam Dravidian, một vài người tìm ở phía Tây bắc, và một vài người tìm ở Decan. Nhưng không ai tìm nó trên Ngọn Linh Thứuở Magadha (Ma-kiệt-đà), miềnđất trung tâm của chế độ tôn giáo cũ.

Những trích dẫn trực tiếp từ những kinh có trước thì rất hiếm. Có tầm quan trọng lớn là một trích dẫntrongTám Ngàn Câu, I 8-9 (= Bảo Hạnh I 7)nói về du sĩ Śreṇika (Tiên Ni). Nó cung cấp cho chúng ta mắt xích kết nối sự tiết lộ mới với sự tiết lộ cũ, và cho thấy rằng Bát-nhã-ba-la-mật-đa tiếp tục một truyền thống bên trong cộng đồng có nghĩa là để lại chỗ cho Chân Như TuyệtĐối nơicon người, và xem sự truy cầu là một cuộc săn tìm chân ngã, và là một cố gắng chứng ngộ, hay khải thị, Như Lai trong tâm mình. Hai trích dẫn nữa thì không dấu vết, nhưng phần lớn trở về với các kinh củaTrưởng Lão bộ. Chúng xuất hiệntrong Tám Ngàn Câu,ở XI 246 và XII 256. Trích dẫn thứ ba, ở IV 94, về Pháp thân, hiển nhiên là một sự thêm vào bản văn về sau này và phảiđối chiếu với một kinh Đại thừa nào đó. Trong các trường hợp khác, chúng tôi không chắc rằng chúng tôi phải nói đến những trích dẫn từ văn học thực tế của Trưởng Lão bộ, hay chỉ với những chỗ thông thường được ấpủ trong giớiĐại thừa.

Những ngữ cú truyền thốngđóng vai trò phần lớn trong văn học khẩu truyền, chẳng hạn, những ngữ cú rập khuôn tính ra khoảng một phần ba tổng số mà Etienne Lamotte đã góp nhặt được một sốnhững ngữ cú như thế, và tôi dùng cơ hội này để lôi kéo sự chú ý tới một số nữa. Đa số chúng là những ngữ cú đồng nghĩa mà thường khó tái tạotrong Anh ngữ, nhưng vào lúc đó chúng được đánh giá cao vì cung cấp một mùi vị truyền thống cho những người quen thuộc với các Kinh Nikāya và A-hàm và là những cách phát biểu có nghiên cứu kỹ lưỡng những ý tưởng như“dũng cảm,” “vô úy,” “thờ phụng,” hay “học,” hay những công thức cho những món quà cồng kềnh hay những trận động đất, v.v…

     Hơn nữa, những nhân vật thần thoạilà những nhân vật của các Kinh cũ của Trưởng Lão bộ: – tức là, bốn Thần Bảo Hộ Thế Gian (II 33, XXIII 414), Thích-đề và tùy tùng của thần(xem ở trên), và các thầnởĐâu-suất (Tushita) (XIV 285, XXVIII 459); Di-lặc (cũngở VIII 199, IX 200, XIV 28, XXXII 529) và Nhiên Đăng (Dipankara) (II 48, XIX 368-69),Ma vương (Mara) và nhóm của y (III 9), dạ-xoa (yashas) (II 38) và nhiều loại thần khác nhau từđền thờvạn thầncủa Ấn-độ giáo. Và Kim Cương Thủ (Vajrapani) ởcâuXVII 333 là đại dạ-xoa “với lưỡi tầm sét trong tay” là một loại thần bảo vệ của đức Phật và quen thuộc đối với chúng tatừ nhữnghình tượng điêu khắc và đắp nổi như là người theo Phậtđể quấy rầy những người tâm bị phân tán của ngài bằng chiếc chày kim cương (vajra); nhưng thần không phải là vị Bồ-tát Đại thừa có cùng tên thuộc gia đình Như Lai A-súc (Akshobhya: Bất Động) là những trao phó sau này, và như vậy những thầnấy thuộc về câu chuyệnTất-đà-ba-luân (Sadāprarudita) (ví dụ XXX 481). Cũng như những ám chỉ có tính cách lịch sửđịa lý tất cảđều chỉ nhữngthứ quen thuộc từ các kinh của Trưởng Lão bộ: – các vua Tần-bà-sa-la (Bimbisara) và Ba-tư-nặc (Prasenajit) và các bộ tộc Licchavi và Sakya (III 78); các đạiđệ tửở II 40; thị trấn Dipavatti (II 48) cũng như châu Diêm-phù-đề (Jambudhvipa) và núi Tu-di (Sumeru).

 

Các Đề Mục và Cách Xử Lý

 

     Sự giám định các đề mục chính đã được cho trong phần Phụ Lục. Dĩ nhiên, nên nhớ rằng các nội dung của Kinh không có cùng niên đại. Chẳng hạncó rất trễ là các chương XXX và XXXI mà thực ra là một câu chuyện nêu gương đạo đức (avadāna) nhét vào ở cuối chuyện. Huyền Trang (Hsüan-tsang, 650 sau C.N.) đã loại bỏ nó trọn vẹn khỏiTám Ngàn Câuvà cho nó vào phụ lục của phiên bản 100.000 câu. Câu chuyện này trải qua thời gian đã bị biếnđổi rất nhiều hơn bất cứ phần nào củaKinh. Thực tế, những sự sắp xếp lại và những nhồi nhét thuyết giảng xảy ra đã làm tối nghĩa chủ ý nguyên tác của câu chuyện [Bồ-tát] Hay Khóc, làm hỏng một cách nghiêm trọng sự trong sáng và diễn biến,và phá hủy nhiều giá trị văn chương và phẩm chất bi tráng của nó. Trong các phiên bản sớm hơn, đơn giản là câu chuyện về cuộc hành trình có tính biểu tượng của vị Bồ-tát tìm Bát-nhã-ba-la-mật-đa, và Hay Khóc là một hình ảnh thánh anh hùng kiểu mẫu thuộc loại mà Joseph Campell đã có thể miêu tả trong quyểnHero with a Thousand Faces[Anh Hùng Ngàn Mặt] (1949) của ông – theo sau một cú “Gọi” là một cuộc hành trình, một cuộc đánh nhau với kẻ thù rất nhiều quyền lực, những trợ giúp từ những tác nhân siêu nhiên và những hình ảnh nữ nhân, và cuối cùng, sự truy cầu anh hùng hoàn tất, ông ta thâm nhập, có những người tùy tùng đi theo, đến nguồn trí tuệ và trở về với bội tinh của mình. 

     Nhưng ngay cả trong những phần giáo lýtrang nghiêm hơn cũng có nhiều phát triển. Chỉ ra một cách ngắn gọn một vài tiêu chuẩn cho người ta khám phá những lưu truyền về sau trong Bát-nhã-ba-la-mật-đa có thể là hữu dụng. Những gì chúng tôi tìm thấy trong các tầng lớp sau này là 1)sự gia tăng bộ phái, với tất cả thù hằn, chửi mắng, và những cuộc bút chiến, mà nó ám chỉ; 2) gia tăng tính cách học giả và sựnhồi nhét càng lúc càng dài hơn các liệt kê Thắng pháp (Abhidharma); 3)phát triển nhấn mạnh về kỹ năng kỹ xảo, và về những phụ trợ như Lời Nguyện của Bồ-tát và bốn phương tiện cải hóa (bốn nhiếp pháp), và những diễn biến luận lý của nó, như phân biệt giữa chân lý tạm thời và tối hậu; 4) gia tăng quan tâm về Phật giáo tín ngưỡng, với những vị Phật và Bồ-tát cõi trời và các cõi Phật; 5) một khuynh hướng dài dòng văn tự, lặp đi lặp lại và trau chuốt; 6) những thương tiếc về sự suy đồi của Pháp (Dharma); 7) sự phơi bày ẩn nghĩa càng lúc càng thường xuyên hơn khiến cho nghĩacủanguyên tác càng lúc càng trở nên u tối; 8)bất cứ ám chỉ nào về Pháp thân của Phật cũng khác biệt với một hạn từ chỉ sự kết tập những giáo lý của ngài;9) một giáo lý càng lúc càng nhiều chi tiết về các địa (bhūmi) trong sự nghiệp của một Bồ-tát.

 

Bản dịch Anh ngữ

 

Bản dịch The Perfection of Wisdom in Eight Thousand Lines(Bát-nhã Ba-la-mật-đa Tám Ngàn Câu) này hoàn tất vào năm 1951, và được hội Asiatic Society ở Calcutta xuất bản lầnđầu tiên vào năm 1958, số 284, hay 1578 trong Bibliotheca Indica. (Người ta nói nó đã được in lại vào năm 1970, nhưng không một bản in lại nào đến tay tôi). Nhiềuđính chính đã được đưa vào trong ấn bản hiện tại này. [Độc giả] có thể thấy các chủ ý của tôi trong LờiNói Đầuđầu tiên mà tôi cho in lạiởđây.

     “Đọc một bản trực dịch, chữđối chữ, của Bát-nhã Ba-la-mật-đa thì chán, và thực tế không ai có thể hiểu được nếukhông có nguyên tác Phạn ngữở ngay trước mặt. Nếu từng có trường hợp nào văn tự giết chết tinh thần, thì đây là trườnghợpđó. Kinh có nghĩa là để nhớ, bản dịch có nghĩa là đểđọc. Những sựlặp đi lặp lại dài câu, những ngữ cú rập khuôn, và sự chồng chất những từđồng nghĩa là sự trợ giúp to lớn cho trí nhớ, nhưng chúng gây khó chịu và làm phân tâm độc giả hiệnđại, và làm tối nghĩa bản văn. Bản dịch này nhằm mục đích đem lại nghĩa của Kinh, thường với sự trợ giúp từ lời bình luậncủa Haribhadra, và nó vừa gần gũi với bản văn vừa có thể hiểu được. Sự tái tạo các qui ước văn chương và những đặc biệt của bút pháp trong việc chọn lựa cách diễnđạt của Phạn ngữ Phật giáo không phải là một trong các mục đích của tôi. Nó chỉ có chút ít, hay không có gì cả, giá trịđối với các học giả, và làm bối rốinhững độc giảphổ thông.”

Trong một đoạn văn, ví dụở XII 256-72, sự tìm hiểu làm sao Phật biết tâm của chúng sinh thì hoàn toàn không thể hiểu được trong Kinh văn. Vì thế, tôi tự do thêm vào những lời bình từAbhisamayālaṅkārāloka(Hiện Chứng Trang Nghiêm Luận Thích)của Haribhardra.

     Về các chữ viết tắt, “v.v…” hoặc chỉ sự liệt kê các pháp hoặc những thứ khác, hoặc một dãy các từđồng nghĩa. “Sắc, v.v…” có nghĩa là “sắc, thọ, tưởng, hành và thức,” và có thể dịch hay hơn là “năm uẩn”. Ở XX 376, 378 “tín, v.v…” ám chỉ năm đức hạnh chính, ví dụ tin, tinh tấn, niệm, định và tuệ; cũng nhưở XX 378 “từ, v.v…” chỉ bốn tâm vô lượng “từ, bi, hỷ, và xả. Ở III 62 “hoa, v.v…” ám chỉ sự liệt kê các vậtbố thí như thấyở III 57; và “nhận lấy”, v.v…” ở III 56 đã nói đầyđủở XXII 398 và ở chỗ khác. “Tên, v.v…” ở XXVII 449, 452 thay cho “tên, bộ tộc, quyền lực, hình và tướng,” nhưở XXVII 49. Ở II 35 ba đoạn “v.v…, cho đến khi chúng ta đến” là những phần của nguyên văn, trong khi “v.v…, đến” là của riêng tôi. Tôi rõ ràng cả quyết rằngđộc giả sẽ xem bản văn Phạn ngữ.

     Bản dịch Verses on the Perfection of Wisdom (Những Bài Kệ về Bát-nhã Ba-la-mật-đa) của tôi đặt căn bản trên bản văn Ratguna (Bảo Hạnh) (Bibiotheca Buddhica) của E. Obermiller, nhưđã được tôi đính chính trên Indo-Iranian Reprint (V, 1960)và trong Indio-Iranian Journal IV, 1960, các trang 37-48, củaGiáo sư. E. Edgerton trong Indio-Iranian V, 1961, các trang 1-18 và của T.s. R. O. Meisezal trong Oriens 17, 1964, 289-301. Tôiđã thêm đầuđề cho các đoạn, nhưng độc giả nên nhớ rằng chúng không tạo thành bất cứphần nào cho bản văn. Lời dịch hai chương đầuđầu tiên xuất hiện trong tạp chí The Middle Way(Trung Đạo) XXXII 4, 1958, các trang 136-41, và tôi đã theo một thứ vầnđiệu cho nó. Toàn bộ phần còn lạilà trực dịch, và nói chung sự phân chia các câu tương ứng với sự phân chia của nguyên tác. Toàn bộ bản dịch được hội International Academy of Indian Culture, ở New Deli, xuất bản lầnđầu tiên vào năm 1962 trong Asian Studies, phần 1, được Giáo sư Raghu Vira hiệuđính, các trang 126-78, và những bản in thêm riêng có kỳ hạn khả dụng của Luzac & Co. ở Luân-đôn.

 

Những Trợ giúp Nghiên cứu Kinh

 

Không có luận thích, những bản văn thâm sâu này khó mà hiểu được, và không một ngườiẤn độ nào từng thử làm thế. [Luận thích] hay nhất, Abhisamayālaṅkārāloka(Hiện Chứng Trang Nghiêm Luận Thích), của Haribhadra, do U. Wogihara hiệuđính vào nhữngnăm 1932-35. Đến bây giờ nó chưa được dịch, nhưng đã hướng dẫn tôi giải thích trong nhiều dịp. Ba luận thích Ấn độ vềBảo Tạng được bảo tồn trong các bản dịch Tây tạng, nhưng tôi không tham khảocác luậnđó. Về thuật ngữ thì quyểnThe Boddhisattva Doctrine in Buddhist Sanskrit Literature(Giáo Pháp Bồ-tát trong Văn Học Phạn Ngữ Phật Giáo), 1932, của Har Dayal, được nhà Banarsidass in lạiởẤn độ vào năm 1970, là hữu dụng nhất. Về bối cảnh triết học, quyểnBuddhist Thought in India(Tư Tưởng Phật Giáo ở Ấn Độ), 1962 của tôi là giám định cậpthời nhất. Pho sách nguồngốccó giá trị nhấtđối với các bản văn Bát-nhã Ba-la-mật-đa là bộLuận Đại Trí Độ của Long Thọ (Nagarjuna), chỉđược bảo tồn trong bản dịch chữ Hán và một phần được dịch sang tiếng Pháp do Etienne Lamotte thực hiện với nhan đềLe Traité de la grand vertu de sagesse, 3 tập, 1944, 1949, và 1970. 

Niruktipratisamvid, hay kiến thức về ngôn ngữ, như được ban cho theo truyền thống là một trong những đặc tính của một Bồ-tát hữu hiệu. Những người nói tiếng Anh muốn thăm dò những thâm huyền lý trí của Phật giáo Đại thừa hiện tại phải cố nắm vững hai ngôn ngữ: tiếng Phạn (Sanskrit) và tiếng Pháp. Về ngôn ngữ thứ nhất, dĩ nhiên nó không phải là hoàn toàn bắt buộc, nhưng chắc chắn nó trợ giúp để có được ít nhất một ý niệm nào đó về các từ Phạn ngữ được cấu tạo như thế nào. Tôi sẽ cho một thí dụ khá rõ ràng minh họa Phật giáo Bát-nhã Ba-la-mật-đa không phải là một tôn giáo thích hợp cho những người không có trí não. 

Những nghị luậnở chương XVI về Suchness (Chân như) và Tathagata (NhưLai) không thể hoán đổi vị trí cho nhau trong Anh ngữ và những người có ý thức nào đó về bối cảnh Phạn ngữ thẩmđịnh nó tốt hơn. Về Suchness (NhưTính hay Chân Như) là tatha-tā, nghĩa là, tatha = như, cộng với, để chỉ một danh từ trừu tượng.Một biến thể là tatha-tvā, “Thusness” (Như thế). Nhận một cái gì đó trong Suchness (Như tính) của nó là nhận nó như là nó, nghĩa là, không thêm hay bớt nó một cái gì. Hơn nữa, tathā-gata là một danh hiệu của đức Phật. Chữ này có thể được cấu tạo nhưtathā-gata, “như thếđi,” hay tathā-āgata, “như thếđến,” nghĩa là đến hay đi như những vị Phật khác đến hay đi. Nhưng ởđây là sự khó khăn, giống như nhiều thuật ngữ Phật giáo khác, Tathāgata rất có thể là Phạn ngữ hóa của một từ Prakit.[2] Y nhưtathatā chỉ chân thực tại một cách tổng quát, như vậy một từđã phát triển thành “Tathagata” chỉ chân tự kỷ, chân thực tại trong con người, loại người mà giáo pháp Phật giáo cố gắng tạo ra, một vị Phật, một Như Lai (Thatā-gata), “ngườiđã đến chân Đạo,” hay “ngườiđã đi đếnđó,” nghĩa là đến giải thoát, chân mục tiêu của ngườiấy.

 

Kết luận

 

Trong Lời Nói Đầu này tôi tự bằng lòng với sự miêu tả các kinh thư mà chúng tôi đặt trước công chúng như là những tài liệu văn học, liên hệ chúng với những tài liệu văn học khác có thể góp phần vào sự hiểu biết. Nếuđã có chỗ cho nó, người ta cũng có thể viết về bối cảnh chung của chúng theo lập trườnglịch sử tư tưởng, và cho thấy những yếu tố gì kết hợpđể thay đổi bộ mặt Phật giáo

vào lúcbắt đầu của kỷ nguyên Ki-tô giáo.

Cuối cùng, người ta cũng có thể xử lý chúng như là những tài liệu tâm linh vẫn còn có khả năng giải phóng các nội kiến tâm linh nơi những người tách rời với các tác giả của nguyên tác bởi hai ngàn năm và những dị biệt to lớn về văn hóa trí thức và vật chất. Tuy nhiên, có một sự phi lý nào đó về cách giải thích các vấnđề tinh thần bằng nhữnghạn từ trừu tượng và chung chung, vì mọi sự vật tùy thuộc vào nhữngđiều kiện cụ thể và những ngườithực tế và hoàn cảnh của họ. Một vài người sẽ xem nền văn học này khá kỳ lạ và ngoại lai, và có thể mong muốn một cái gì đó giản dị và gần gũi hơn. Tôi hy vọng họ sẽ cho phép tôi bẻ vặn lại bằng mộtnhậnđịnh rất thân cận với tôi đối với các học sinh của tôi ở Berkeley. Có người đã hỏi rằng Phật giáo nên làm gì để trở nên dễ chấp nhận hơnđối với người Mỹ, tôi thường mỉm cười chỉ ra một vài nhượng bộ mà có lẽ người ta có thể làm một cách kính trọng đối với những khuynh hướng bênh vực nữ quyền, dân chủ, chủ nghĩa khoái lạc, xu hướng cổ sơ và phản trí thức của xã hội Mỹ. Dù cho cuối cùng tôi hằngkhôi phục tinh thần và nhắc nhở thính giả của tôi rằng vấnđề Pháp tựđiều chỉnh nó để trở nên thích nghi hơn với người Mỹ thì chẳng có chi nhiều, mà là người Mỹ tự thay đổi và chuyển hóa họđủđể trở nên thích nghi hơn với Phật Thế Tôn.[3]

 

                                                                         E. C.



[1]Samyutta Nikaya viii 7.

[2]Saṃ-s-kṛta: nhân tạo, hợp với các luật của các nhà ngữ pháp. Pra-kṛta: tự nhiên, ngôn ngữ của con người.

[3] Cùng với Lời Nói Đầu này dịch giả Anh ngữ, Giáo sư Edward Conze, có cho nhiều chú thích. Nhưng hầu hết các chú thích ấy chú ý nhiều đến công tác dịch thuật bản văn mà không cho thêm các thông tin về ý nghĩa của bản văn nên người dịch đã lược bỏ không dịch, vì những chú thích ấy không giúp cho độc giả hiểu bản văn hơn. ND.


pdf-icon

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]