Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

1. Đại cương kinh Pháp Hoa

26/03/201103:11(Xem: 13523)
1. Đại cương kinh Pháp Hoa

LƯỢCGIẢNG KINH PHÁP HOA
HoàThượngThích Thiện Siêu
TuViệnKim Sơn ấn hành PL. 2542-1998

ĐẠICƯƠNG KINH PHÁP HOA

Trongkhotàng kinh điển Đại thừa, kinh Diệu Pháp Liên Hoa là bộkinh được truyền bá rất sớm và rất rộng rãi, đã từnglà bộ kinh cơ bản cho tông Thiên thai tại Trung Hoa và tôngNhật Liên tại Nhật Bản. Các vị thiền sư Việt Nam đờiLý, Trần cũng thường chú trọng trì tụng, giảng dạy kinhPháp Hoa song song với kinh Viên Giác, Kim Cang. Hai thiền sư BảoTính và Minh Tâm dưới đời Lý (khoảng 1034) suốt 15 năm trìtụng kinh Pháp Hoa chưa từng trễ nãi. thiền sư Thông Biện,vị thiền sư thông thái đời Lý Thánh Tông, từng trả lờiPhù Thánh Cẩm Linh Nhân Hoàng Thái Hậu về các câu hỏi liênquan lịch sử truyền bá Phật giáo tại Việt Nam. Ngài thườngdùng kinh Pháp Hoa dạy người sửa mình, nên người thời bấygiờ gọi Ngài là Ngộ Pháp Hoa. Thiền sư Chân Không (tịchnăm 1100) lúc 18 tuổi, tầm sư học đạo, nhân đến hội giảngcủa Thảo Nhất tại chùa Tĩnh Lự núi Đông Cứu nghe giảngkinh Pháp Hoa, bỗng nhiên tỏ ngộ. Sau đó, Ngài được vuaLý Nhân Tông mời vào đại hội giảng kinh Pháp Hoa. Bấy giờThái úy Nguyễn Thường Kiệt (tức Lý Thường Kiệt) và thứsử Lang Châu là tướng quốc Thân châu càng thêm kính trọng.Và ngày nay, trong hiện tại việc trì tụng kinh Pháp Hoa rấtlan rộng trong giới Phật tử, giúp họ rất nhiều trên bướctu tâm hành thiện theo đạo giác ngộ. Trong kinh Pháp Hoa cómột câu dạy rất đặc biệt, nêu lên mục đích ra đờicủa mười phương chư Phật, câu đó là "Các đức Phật chỉvì một việc trọng đại duy nhất mà ra đời, đó là vìkhai thị cho chúng sanh ngộ nhập tri kiến Phật."

Nhưvậy kinh Pháp Hoa chính là kinh nêu rõ mục đích ra đời củachư Phật, mà dưới đây là đại cương của kinh.

Thiênkinh vạn quyển mà đức Phật nói ra cùng với những phápmôn tu hành, trong đó có những pháp môn như: Quán Sổ tức,quán Bất tịnh, Tham thiền, Trì trai giới, An cư kiết hạ...đều đưa đến mục đích làm Phật. Có kinh đức Phật nóirộng, mà cũng có kinh Ngài nói đơn giản, nhưng tựu trungchẳng có pháp môn nào dễ dàng tu thành Phật ngay được cả.Pháp môn nào cũng khó vì phải dụng công nhiều. quán Bấttịnh phải quán thật sâu xa, kỸ càng chứ không phải quánqua loa mà thành được. Quán Sổ tức cũng không phải dễ,không cứ chi thở vô thở ra vài hơi là xong. Tham thiền, Trìtrai giới...các môn tu khác cũng đều khó như vậy cả. Vậymà theo kinh Pháp Hoa, thì việc thành Phật quá dễ.

"Nhượcnhơn tán loạn tâm,

Nhậpư tháp miếu trung,

Nhấtxưng Nam mô Phật,

Giaidĩ thành Phật đạo."

Nghĩalà:

"Hoặcngười tâm tán loạn,

Đivào trong tháp Phật,

Niệmmột lần Mô Phật,

Đềuđã thành Phật đạo."

Hoặcchỉ chấp tay hay cúi đầu trước tượng Phật, cho đến trẻcon chơi lấy cát đắp thành tháp Phật mà cũng thành Phậtđược. Một quyển kinh Đại thừa cao nhất là Pháp Hoa, rốtcục dạy một chuyện dễ dàng như vậy, thì hà tất phảiTham thiền, giữ Giới, Kiết hạ, An cư...? Cho nên Ngài ThườngBất Khinh đã chọn một cách đó để làm Phật. Ngài khôngquán Sổ tức, không nhập Định, không quét nhà, làm đường,mà chỉ đi gặp ai cũng nói câu: "Tôi không dám khinh ngài,vì ngài hành Bồ Tát đạo, ngài sẽ thành Phật." ngài ThườngBất Khinh là một Bồ Tát Tỳ kheo, sống giữa chúng Tỳ kheotăng thượng mạn có thế lực dưới thời tượng pháp củađức Phật Oai Âm Vương trong quá khứ. Ngài chỉ làm mỗimột việc là đến nơi mọi người, chấp tay cung kính xướngcâu: "Tôi không dám khinh ngài,...vì ngài sẽ thành Phật." Tuynhiên trong việc làm đơn giản đó, cần phải có một lòngtin mãnh liệt rằng: "Tất cả chúng sanh đều là Phật" thìmới làm nổi. Lòng tin ấy nếu không có trí tuệ của Bồtát thì không thể có được, đó là Bát nhã Ba la mật. VàNgài làm việc ấy không phải một hai lần mà làm thườngxuyên, không phải đối với một hai người mà đối vớitất cả mọi người, đó là Tinh tấn Ba la mật. Trong khi Ngàilàm như vậy, có người thì hoan hỶ, vì cho đó là một lờichúc tụng giá trị nhất, chúc làm Vua cũng không bằng. Nhưngcũng có người dững dưng vì không hiểu Ngài muốn nói gì,rồi cũng có người nổi sân, vì cho Ngài chọc tức mình,nên xua đuổi, đánh đập. Vậy mà Ngài vẫn giữ một tháiđộ bình thản đối với cả ba hạng người ấy, đó làNhẫn nhục Ba la mật. Và mỗi khi đối trước ai ngài cũngnói lên câu: "Tôi không dám khinh ngài..." là nói với mộtlòng kính cẩn tập trung chứ không phải loạn tâm, hời hợt,đó là Thiền định Ba la mật. Như vậy, chúng ta thấy mộtviệc làm ngó đơn giản, song đã gồm đủ ý nghĩa của Bồtát hạnh và sức mạnh của một lòng tin kiên cố; tin mìnhlà Phật và tất cả chúng sanh đều là Phật. Chúng ta đãcó ai dám tự tin mình là Phật chưa, huống nữa tin ngườikhác là Phật? Thật khó mà tin nỗi một kẻ vừa nói láovừa mắng chưởi cộc cằn kia là Phật được! Phải nhưmột vị đại lương y, đứng trước cơn bệnh có những triệuchứng ghê gớm như thổ tả, mê sảng, sốt cao mặt đỏ gay...Nhưngkhi bắt mạch thấy rõ tim mạch nhảy đều mà biết đượctánh mạng chưa hề gì, và bảo con bệnh: "Ông không chếtđâu." Sự quả quyết của lương y tạo cho người bệnh mộtlòng tin tưởng, một sức mạnh, một niềm hy vọng phấn khởiđể vươn lên mà sống. Ngài Thường Bất Khinh nói với chúngsanh: "Các Ngài là Phật" cũng trong ý nghĩa đó. Chúng sanh vìtự thấy mình là chúng sanh, cam phận chúng sanh, nên cứ mặctình trầm luân tạo nghiệp. Vì đã là chúng sanh vô phươngcứu chữa, thì tội gì mà không trầm luân, tội gì mà khônglăn lóc trụy lạc: "Thân lươn bao quản lấm đầu!" (Đã làmthân con lươn thì có ngại gì cái đầu bị lấm bùn lầy),đã thấy mình thấp thỏi tầm thường thì không còn việcgì không làm, vì con người như thế, không tin rằng còn chútphẩm giá nào để vươn lên toàn giác toàn thiện được.Bây giờ, khi nghe nói rằng mình là Phật, thì trừ phi nhữngngười vô tâm, ai cũng phải mừng rỡ, khi đó những thóixấu xa, cống cao, ngã mạn, nhỏ nhen, tầm thường... khó mànỗi lên được. Có bao giờ một người, khi tự thấy mìnhlà Phật, mà lại nhắm mắt sống theo thói ăn cắp, nói láo,kiêu mạn, tật đố, sân si...? Cho nên tự tin mình là Phậtthì ngay khi đó mình là Phật. Quán Kinh dạy: "Thị tâm thịPhật, thị tâm tác Phật." (Tâm đó là Phật, tâm đó làmPhật) không có tâm nào khác hơn. Ngài Thường Bất Khinh thấuhiểu lý ấy trong kinh Pháp Hoa, nên Ngài chỉ hành Pháp Hoamỗi một cái hạnh "Bất khinh" ấy, tức không khinh ngườivà không tự khinh mình.

Lòngtin "Tất cả chúng sanh là Phật" đó dễ kết hợp mọi ngườilại với nhau như nước tìm đến nước. Trong tự nhiên nướcvới lửa mới chống trái nhau, còn nước với nước thì dùở bất cứ nơi nào, sông ngòi, ao hồ...dù trong, đục, sạch,nhơ, đều tìm về bể cả. Tất cả mọi người có đượclòng tin mình là Phật cũng thế, cũng tìm về với nhau trongbể cả Đại giác. Đó là điểm chính, là cốt tủy, cho nêntrong kinh Pháp Hoa, Phật thọ ký cho tất cả hàng Thanh Vănđều thành Phật là vậy. Trước đó đối với hàng ThanhVăn, Phật chỉ nói pháp Thanh Văn như Tứ đế, 12 Nhân duyên.Đến hội Pháp Hoa, Phật mới thọ ký cho hàng Thanh Văn thànhPhật. Đây là điềm đặc biệt của hội Pháp Hoa. Mặc dùcó rất nhiều kinh điển khác cũng nói đến Phật tánh, nóiđến trí tuệ và mục đích ra đời của đức Phật, nhưngchỉ nói chung chung, thọ ký chung chung: Như trong kinh Hoa Nghiêm,Bát Nhã, đức Phật chỉ thọ ký cho hàng Bồ Tát, còn đốivới hàng Thanh văn thì dạy cho các pháp tu để chứng quảvị Bích Chi, La Hán, chứng nhập Niết bàn. Những người nàytu theo các pháp môn đức Phật dạy, được chứng quả ThanhVăn liền cho rằng đã viên mãn, nên đến hội Pháp Hoa, khiđức Phật sắp sửa nói thì Ngài lại muốn thôi, chính vìnghĩ đến hạng tăng thượng mạn này: "Chỉ chỉ bất tu thuyết,Ngã pháp diệu nan tư, chư tăng thượng mạn giả, văn tấtbất kính tin." (Thôi thôi chẳng nên nói, pháp Ta vi diệu khólường, những kẻ tăng thượng mạn nghe sẽ không kính tin.)Tôn giả Xá Lợi Phất phải năn nỉ cầu xin đến lần thứba đức Phật mới dạy rằng: "ông đã ba phen cầu thỉnh chẳnglẽ Như Lai không nói". Khi ngài sắp sửa nói thì 5000 Tỳ kheo,Tỳ kheo ni, nam nữ cư sĩ đảnh lễ đức Phật mà lui ra, vìcho rằng tất cả pháp đức Phật mình đã tu đã đắc cảrồi, còn gì để nói, còn gì để nghe nữa? Sau khi nhữngngười này bỏ đi, đức Phật dạy: "Lui ra cũng tốt" (Thốidiệu giai hỶ). Câu nói của đức Phật nghe tuồng như phủphàng, tuồng như đối với 5000 người này lòng từ bi củaNgài không phổ cập đến. Trong khi ở hội Hoa Nghiêm chỉcó hàng Bồ Tát lãnh hội được ý chỉ của đức Phật dạy,còn hàng Thanh Văn ngồi đó mà như đui như điếc; vậy màđức Phật không đuổi ra, họ cũng không bỏ ra đi. Ở hộiPháp Hoa thì đức Phật nói: "Lui ra cũng tốt" có phải phủphàng xua đuổi không? Không phải, bởi vì ở hội Hoa Nghiêmnhững vị Thanh Văn tuy không hiểu mà không có lòng tăng thượngmạn, không cho mình đã chứng đắc, nên cứ ngồi đó. Ngồimà không kinh, không khiếp, không sợ. Còn ở hội Pháp Hoa,những vị Thanh Văn, này lại tăng thượng mạn, chưa chứngđắc viên mãn mà tự cho đã chứng đắc viên mãn. Có tâmtăng thượng mạn như thế, mà cứ ngồi lì như thế, đứcPhật bảo "cứ ngồi đó đi" thì thật không ích gì cho chínhbản thân họ, mà còn gây chướng ngại cho những người nghePháp. Và sở dĩ những người này tăng thượng mạn là vìhọ chưa tin nổi rằng: "Tất cả chúng sanh đều là Phật",họ chỉ tin rằng mình đã đắc quả A La Hán và chẳng nhữngkhông tin chúng sanh là Phật, họ còn không tin nổi chính mìnhlà Phật, do đó mà họ đã bỏ đi ra, và đức Phật dạyrằng: "Họ lui ra cũng tốt."

Thànhthử kinh Pháp Hoa có nghĩa "Hội tam qui nhất, thọ ký thànhPhật". Trước kinh Pháp Hoa, đức Phật dạy nhiều pháp môn,mỗi pháp môn chứng một quả vị khác nhau, như tu pháp Tứđế đắc quả A La Hán, tu 12 Nhân duyên đắc quả Bích chi,tu Lục độ làm Bồ tát...Đến hội Pháp Hoa khi sắp nhậpNiết bàn, đức Phật mới dạy bấy lâu chỉ là những phươngtiện để bước lên quả vị Nhất thừa. Trước kia ThanhVăn đã cho đó là pháp thật, quả thật, nên chăm chỉ tu,chứng và chấp thủ các quả vị đã chứng. Bây giờ, đứcPhật mới nói rằng quả Nhị thừa, Tam thừa đều không thật,đều là phương tiện, chỉ có quả Nhất thừa mới là thật,mới là cứu cánh.

NgàiThiên Thai Trí Giả cho đó là "Khai quyền hiển thật, khai cậnhiển viển", mở phương tiện ba thừa để hiển bày cái chânthật là Nhất thừa Phật đạo. "Khai quyền" là chỉ rõ tấtcả các pháp môn, mà đức Phật nói trước kinh Pháp Hoa, đềuchỉ là phương tiện để đi đến giáo lý Thật của PhápHoa rằng: "Tất cả chúng sanh đều là Phật". Điều mà mườiphương chư Phật đều làm là: "Xuất hiện ra ở đời đểkhai thị cho chúng sanh ngộ nhập Phật tri kiến". Điều ấy,đức Thích Ca Bổn sư cũng không làm khác với chư Phật mườiphương. Một mặt vì tất cả chúng sanh đều là Phật, mộtmặt vì bản hoài của tất cả chư Phật ra đời chỉ vìmột mục đích duy nhất là khai thị ngộ nhập Phật tri kiến,một mặt vì trí tuệ chư Phật thậm thâm đủ cả hai mặtcăn bản trí và quyền trí, thấu hiểu cùng tận được thậttướng các pháp, nên mới khai quyền hiển thật được. Thậttướng đó là mười Như: "Như thị tướng, như thị tánh,như thị thể, như thị lực, như thị tác, như thị nhân,như thị duyên, như thị quả, như thị báo, như thị bảnmạt cứu cánh" 2. Mười Như này là tướng sai biệt của thậttướng các pháp. Ngài Thiên Thai lấy 10 Như đó phối hợpvới 10 giới (gọi là thập pháp giới), với năm ấm, hữutình thế gian và khí thế gian mà làm thành "Bách Như" "ThiênNhư"... Thiên Thai tông có danh từ "Tam thiên nhất niệm, nhấtniệm tam thiên" là để chỉ cái lý chân thật mà chư Phậtđồng chứng như nhau, đó là ba điểm sau đây:

1.Thật trí, Quyền trí chư Phật đồng nhất.

2.Phật tánh, chúng sanh cũng đồng nhất.

3.Bản hoài chư Phật cũng đồng nhất.

Tómlại đức Phật chỉ dạy là mỗi một đạo lý duy nhất,đó là đạo Nhất thừa.

Nhưngtrước khi khai thị để đưa chúng sanh về Nhất thừa, đứcPhật phải nói tuần tự từng Pháp môn phương tiện, đểđến Pháp Hoa, Ngài mới nói rõ bản hoài của chư Phật. Dođó kinh Pháp Hoa là cao điểm của giáo lý Phật đà, nên mớigọi là Diệu Pháp. Ngài Thiên Thai chia hai thứ "diệu" là tươngđối diệu và tuyệt đối diệu. Những pháp môn đức Phậtdạy trước đấy tuy diệu nhưng chưa tuyệt đối, như khiphân thành Thanh Văn thừa, Duyên Giác thừa và Đại thừa,thì Đại thừa là diệu, nhưng chỉ diệu tương đối đốivới Thanh Văn, Duyên Giác nên chưa phải diệu thật sự tuyệtđối. Đến hội Pháp Hoa thì không còn đối đãi với ThanhVăn, Duyên Giác mà gồm chung Tam thừa vào Nhất thừa, nênmới thật là Diệu Pháp. Pháp Hoa nói thật tướng các pháp,thật tướng đó là: "Tất cả pháp đều là Phật pháp, tướngtánh bất nhị, thế gian tướng thường trú". Tất cả pháp,bởi thế, đều là diệu pháp (nhứt sắc nhứt hương vô phitrung đạo). Diệu pháp đó ví như hoa sen với những điểm:

1.Sanh ra trong bùn mà không nhiễm mùi bùn.

2.Khi hoa nở thì tỏa hương thanh khiết, nhẹ nhàng.

Nghĩalà những pháp mà đức Phật nói ở trong Diệu Pháp Liên Hoacũng phát xuất từ tam thừa pháp, ví như hoa sen vẫn sinh từbùn. Cái hoa diệu pháp từ trước bị vùi lấp trong bùn kiếnchấp của tam thừa, đến hội Pháp Hoa thì hoa sen từ bùnnở ra mà không dính bùn, lại tỏa hương vi diệu.

ĐạoPhật quả là đạo Hoa sen. Đức Phật ra đời đi bảy bướccũng đi trên bảy hoa sen.

KhiThành Đạo, Ngài quán sát căn cơ chúng sanh cũng bằng hìnhảnh những hoa sen trong hồ: Có hoa đã vươn lên khỏi mặtnước, có hoa còn chìm, có hoa chưa ra khỏi bùn, nhưng tấtcả đều là hoa sen và đều sẽ lên khỏi mặt nước tỏahương khi gặp ánh sáng mặt trời. Chúng sanh cũng vậy, ởtrong đống bùn phiền não mà cũng không dính bùn, vì chưara khỏi phiền não nên gọi là chúng sanh, đến khi gặp đượcmặt trời diệu pháp của đức Phật soi đến thì cũng đềunở. Ngài Huyền Trang đi thỉnh kinh, trong lúc chờ đợi cấpgiấy đi đường, một đêm mộng thấy một ngọn Linh sơngiữa bể, Ngài nhảy xuống bể liền có hoa sen đỡ, đưaNgài lên núi. Và trước khi thị tịch, Ngài cũng mộng thấyhoa sen. Nhưng đó là sen trong nước, còn thứ sen trong lửacủa Thiền sư Ngộ Ấn (1020-1088, Việt Nam) thì:

"Diệutánh hư vô bất khả phân

Hưvô tâm ngộ đắc hà nan

Ngọcphần sơn thượng sắc thường nhuận

Liênphát lô trung thấp vị càn."

Tạmdịch:

"Diệutánh rỗng không chẳng thể bâu (bám)

Rỗngkhông tâm ngộ khó gì đâu

Trênnon ngọc đốt màu thường đẹp

Sennở trong lò ước chửa khô"

(TUTA,Lê Mạnh Thát dịch)

Haycủa Động Sơn Lương Giới, Sơ Tổ phái Tào Động thì:

"Lưỡngkiếm giao phong bất tu tị

Hảothủ do như hỏa lý liên."

Tamdịch:

Haikiếm giao nhau không cần tránh,

Taytài giống hệt sen trong lửa.

Ýnghĩa hai câu thơ trên ám chỉ rằng ở trong cái thân Ngũ uẩnuế trược đầy lửa phiền não của chúng sanh, hoa sen Phậttánh vẫn tươi như thường.

ChânNguyên thiền sư (Việt Nam) cũng có câu:

"Trầntrần sát sát Như Lai,

Chúngsanh mỗi người mỗi có hoa sen.

Hoalà bản tánh trạm viên,

Baohàm trời đất dưới trên cùng bằng.

Hậuhọc có biết hay chăng?

Tâmhoa ứng miệng nói năng mọi lời."

KinhPháp Hoa lấy dụ Hoa sen làm biểu tượng là vậy.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]