Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

I.6- Nhận Xét Chung

13/01/201107:56(Xem: 8576)
I.6- Nhận Xét Chung

TÌM HIỂU NGÔN NGỮ KINH ĐIỂN PHẬT GIÁO

Thích Tâm Thiện

I.6- Nhận Xét Chung

Từ một vài trưng dẫn trên, cho thấy rằng thể tài văn học trong kinh tạng là một yếu tố quan trọng và cần thiết cho việc nghiên cứu Phật học. Trước hết, nó cung cấp những đặc tính cơ bản của từng thể loại, mà qua đó, chúng ta nắm bắt được một phần nghĩa lý trên cơ sở duyên khởi (cội nguổn) của kinh. Đổng thời, qua đó, người đọc cũng hiểu được cái phương tiện (nhân duyên thuyết pháp) của kinh được ứng dụng tùy theo mức độ nào, cũng như những chiếc giày có chiều kích khác nhau được dùng cho những đôi chân khác nhau.

Điều này đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc đi sâu vào nội dung của kinh, hay nói một cách cụ thể, đó là tinh thần khế lý và khế cơ của tất cả các thể loại trong kinh tạng Phật giáo. Hẳn nhiên, chúng ta đều biết rằng, kinh là những giáo huấn của Phật hoặc những cách trình bày lại theo Phật ý của các bậc Thánh A La Hán ; và, mục tiêu của kinh là con đường dắt dẫn chúng sanh đi ra khỏi những khỗ não, bất an, hướng đến một đời sống thanh bình và phúc lạc, và xa hơn nữa là thế giới xả ly, thanh tịnh tuyệt đối hay Niết bàn vô thượng. Nhưng con đường thăng tiến theo sự chỉ dẫn của kinh không thể giống nhau nếu xét trên góc độ phương tiện ; và không thể khác nhau nếu xét đến chân trời cứu kính. Có lẽ đây là lý do tại sao cần thiết phải phân loại thể tài và cần phải biết về nó.

Vả lại, sự phân loại thể tài trong kinh điển là một vấn đề quan trọng thuộc phạm vi của lịch sử văn học Phật giáo. Nó, một mặt xác định tầm vóc tư tưởng của triết lý, mặt khác là những điều kiện không thể thiếu đối với việc nghiên cứu và phân tích văn bản. Cố nhiên, người ta sẽ không thể thông hiểu nội dung một cách rõ ràng nếu như không xác định được cái hình thức cơ bản của nội dung như xuất xứ, thời gian, địa điểm, thể loại, đặc trưng ngôn ngữ v.v... ; cũng như không thể biết rõ núi là gì nếu nó không được phân định trong sự khác biệt với những đối tượng khác nó, như sông, suối, thác ghềnh v.v...

Tuy nhiên, cần ghi nhớ rằng, sự phân loại thể tài dù sao đi nữa cũng chỉ mang tính khái quát về hình thức. Vấn đề quan trọng hơn cần phải được nghiên cứu đó là những gì nằm bên trong hình thức của các thể tài. Do đó, phần trọng tâm của tập thảo luận này sẽ được chú trọng vào việc phân loại các loại hình ngôn ngữ cơ bản được trình bày trong kinh tạng Phật giáo.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]