Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phần 2

16/12/201016:14(Xem: 8751)
Phần 2

KINH DUY MA CẬTGIẢNG GIẢI
Hòa Thượng Thích Thanh Từ

Phần 2

Đó là một cáiđoạn quí vị thấy nó có hai phần: Sự và Lý. Sự là nói rằng mỗi ông Trưởng giảđem lọng báu của mình tới hiến dâng lên Phật. Mà đây tới 500 ông. Tức là có tới500 cái lọng. Mỗi ông dâng cái lọng rồi thì do thần lực của Phật hóa hiện thànhmột cái thôi. 500 cái thành có một cái. Mà khi lọng báu thành một rồi thì trongcõi tam thiên đại thiên thế giới này, núi, sông, đất liền gì gì, đều thấy hiệntrong đó hết, phải không? Cho tới hình ảnh cung trời, cũng các vị thần, cho tới10 phương chư Phật nói pháp ở cõi nước xa mấy cũng hiện trong đó. Thì như vậymới thấy, về phần sự thì bao nhiêu lọng báu nhỏ, Phật dùng thần lực biến thànhcái lọng báu lớn. Thành lộng báu lớn rồi thì cả Tam thiên đại thiên thế giớinày có cái gì đó đều hiện đủ ra hết. Đó là thấy đủ hết không thiếu. Chẵng nhữngtrong tam thiên đại thiên thế giới mà cả mười phương chư Phật ở các cõi nước khácxa nói pháp cho chúng sinh nghe. Nhìn trong đó cũng thấy luôn. Đó là nói vềsự.

Còn nói vềlý, trong bản kinh này đặt trọng là Tâm. Như hồi nãy tôi nói tâm tịnh thì độtịnh. Bao nhiêu cái lọng riêng của các ông Trưởng giả đó dụ cho tâm riêng. Màkhi tâm nó còn riêng tư thì lúc đó nó không có cái diệu dụng. Khi tâm nó khôngcó cái diệu dụng. Khi tâm nó đã họp nhất rồi, lúc đó là thanh tịnh. Thanh tịnhthì mười phương cõi Phật cho tới trong thế giới này, có cái gì cũng hiện sáng ởtrong đó hết. Cho nên nói tâm tịnh thì quốc độ tịnh. Khi tâm mình thanh tịnhrồi, tất cả những cái gì ở đâu, ở xa mấy nó đều hiện vô đó. như đây là một bằngchứng cụ thể chớ không phải mình nói một cách xa vời.

Thí dụ: Nhưđức Phật, Ngài tu dưới cội Bồ đề. Khi tâm Ngài hoàn toàn thanh tịnh rồi, Ngàinhìn ra, Ngài thấy xa như là 10 phương các cáu tí mù tí mú gì, Ngài cũngthấy hết. Cho nên. Cho nên Ngài mới nói hằng hà sa số thế giới đó. Thế giớinhiều như cát sông Hằng. Mà lúc đó có cái phương tiện nào để Ngài thấy không?Hay tâm Ngài tịnh rồi Ngài thấy. Vậy thì do tâm Ngài thanh tịnh cho nên Ngàithấy vô số thế giới bên ngoài. Cũng do tâm Ngài tịnh rồi, Ngài thấy những vitrùng tí ti. Như vậy rõ ràng tâm tịnh rồi thì tất cả đều hiện, thấy được hết.Đó là những đều thực chớ không phải tưởng tượng. Bởi vậy chúng ta tu không cómơ ước thần thông mà chỉ phải tiêu diệt những phiền não để cho tâm thanh tịnh.Tâm mình thanh tịnh thì mọi cảnh bên ngoài, những gì cần biết thì liền thấy, liềnbiết, không nghi ngờ nữa. Đó, bởi vậy chủ yếu của đạo phật là đi tới cái gốctâm thanh tịnh thì mới thành cõi Phật thanh tịnh. Chớ mình mơ ước cõi Phật màlúc đó mình không có tu, không có điều phục cái tâm mình để thanh tịnh, thì mơước chỉ là viễn vông.

Khi ấy tất cảđại chúng xem thấy thần lực của Phật liền tán thán là điều chưa từng có. Chấptay lễ Phật, chiêm ngưỡng dung nhan của Phật. Con mắt không có chớp. Ông Trưởnggiả Bảo Tích.

Con ôngTrưởng giả thì nghe không có được chút nào hết.

Trưởng giảBảo Tích liền ở trước Phật dùng bài tụng để tán thán rằng:

Đây là bàitụng của Ông.

Con mắt rộngđẹp như hoa sen.

Tịnh, Tu,Quảng ba chữ. Tịnh là Tập, Tu là sửa sang. Quảng là rộng. Nhưng mà mình nói conmắt đẹp đẽ là đủ rồi.

Con mắt đẹpđẽ như hoa sen.

Tâm trongsạch đã qua hết các thiền định.

Đã lâu chứachất nghiệp thanh tịnh.

Xưng là vôlượng hay khen là vô lượng.

Dẫn đường chochúng để được yên lặng.

Cho nên conkính lễ.

Bốn câu này là giải thích cái gì? Là Ngài tán thán Phật.

Câu thứ nhất:là tán thán về sắc thân của Phật nó đẹp đẽ. Nhưng mà trên đây là tán thán conmắt người khác. Bởi vì quí vị nhớ, người thông minh người ta nhìn cho mắt, họ thấylàm sao. Nó trong và sáng phải không? Con mắt trong sáng. Còn người ít thôngminh thì nhìn con mắt thấy nó làm sao. Nó đục đục, nó lờ đờ, vậy thôi. Chớ nókhông trong không sáng. Vì Phật là giác ngộ cho nên phần trí tuệ nó biểu lộ ởcon mắt. Con mắt trong mà sáng. Đó ở đây tán thán con mắt Phật. Tức là tán thánvề hình tướng.

Rồi kế đó,câu thứ hai: là tán thán tâm của Ngài. Bởi vì tâm của Ngài nó đã hoàn toànthanh tịnh, cho nên Ngai qua hết các thiền định. Tại sao tâm thanh tịnh lại quacác thiền định? Bây giờ chúng ta ngồi thiền để làm gì? Để hàng phục tâm. Và đểgì nữa? An trụ tâm. Mà nếu tâm chúng ta đã hàng phục, đã an trụ rồi thì ngồithiền làm chi nữa. Cho nên nói tâm Ngài đã thanh tịnh. Cho nên Ngài đã qua hếtcác thiền định. Đó là tán thán về tâm của Ngài.

Đây câu thứba là tán thán cái nghiệp của Ngài. Ngài đã lâu rồi, Ngài tích lũy nghiệp thanhtịnh. Cái nghiệp là nghiệp thanh tịnh. Nó được vô lượng.

Rồi câu thứtư là tán thán về cái gì? Là giáo hóa. Dẫn đường chúng sinh đi đến chỗ tịchtịnh. Cho nên con đảnh lễ Ngài.

Như vậy chỉcó bốn câu thôi mà chúng ta thấy tán thán đủ. Nào là tán thán thân, tán thántâm, tán thán cái nghiệp và tán thán luôn cả sự giáo hóa, hướng dẫn.

Rồi bốn câukế:

Đã thấy đạithánh dùng thần biến,

Khắp hiệnmười phương vô lượn cõi.

Trong ấy chưPhật diễn nói pháp,

Khi ấy tất cảphải thấy nghe.

Chữ “ư thị”là khi ấy. Nhớ ư thị là khi ấy nha. Bốn câu này là tán thán thần lực của Phật.Khi Ngài dùng thần lực để họp các lọng thành một cái đó. Khi họp thành một cáirồi thì mười phương cõi nước vô lượng đều thể hiện chư Phật ở trong mười phươngnói pháp... Tất cả đều nhìn thấy sẵn ở trong lọng hết. Khi ấy nhìn cái lọng đềuthấy sẵn hết. đó là tán thán thần lực của Phật.

Cái sức pháplực của đấng pháp vương siêu vượt cả quần sanh.

Thường dùngpháp thí, tài thí mà thí cho tất cả.

Hay khéo phânbiệt tướng của các pháp.

Nơi nghĩa đệnhất nó không động.

Đến bốn câunày là tán thán Phật khéo nói pháp. Ngài là đấng pháp vương dùng sức pháp củaNgài, khéo nói để dẫn dắt hay là vượt hơn tất cả mọi chúng sinh. Ngài thườngdùng cả tài thí và pháp thí để mà lợi ích cho mọi người, rồi Ngài lại khéo phânbiệt tướng của các pháp. Tuy rằng khéo phân biệt tướng của các pháp mà đối vớinghĩa đệ nhất không có động.

Thường thườngkhi phân biệt thì động hay không động? Phân biệt thì động. Mà tại sao Ngài phânbiệt pháp tướng mà nghĩa đệ nhất không động. Như bây giờ tôi nói, tôi ví dụ nhưcái nhà. Bây giờ tôi phân tích cái nhà. Cái nhà này nó không tự có, mà nó dogạch, do xi măng, do cát, do nước, rồi do tôn, do gỗ... do những cái đó họp lạithành cái nhà. Phân tích như vậy thì cái nhà không thực có. Bởi nhà không thực cónên cái nhà này tự tánh là không, phải không? Tôi phân tích như vậy đó, nó cóđộng tới tự tánh không hay không? Đối với tự tánh không có bị động không? Nhưvậy thì phân tích để cho người ta thấy rõ cái nhà không có tự tính. Không có tựtính đó là thấy tánh không. chớ không phải do phân tích đó mà động cái tánhkhông. Mà tánh không tức là đệ nhất nghĩa.
Đã đối với cácpháp được tự tại.
Thế nên con đảnhlễ pháp vương này.
Hai câu này Ngàitán thán là Phật đã được tự tại đối với các pháp. Cho nên Ngài đảnh lễ đấngpháp vương.
Nói pháp chẳngcó cũng chẳng không.
Do nhân duyêncho nên các pháp sanh.
Vô ngã, vô tạo,vô thọ giả.
mà nghiệp thiệnác cũng không mất.

Câu này làkhen ngợi Phật nói pháp. Cái pháp Phật nói nó không thuộc về có cũng khôngthuộc về không. Vì sao không thuộc có cũng không thuộc không. Vì do duyên chonên các pháp sanh. Bởi nhân duyên các pháp sanh cho nên không phải thật có cũngkhông phải thật không. rồi đến vô ngã không tạo tác, không có thọ giả mà nghiệpthiện ác không mất. Đó, các pháp Phật nói nó khéo léo như vậy.

Bốn câu nàydễ hiểu không? Nói rằng do nhân duyên nên pháp chẳng phải có cũng chẳng phảikhông. Bây giờ dùng cái thí dụ nào xa xôi thì khó hiểu. Bây giờ tôi dùng cáithí dụ cụ thể nhất. Thí dụ như bàn tay của tôi, khi mình xòe 5 ngón ra, rồi nắmlại, thì gọi là gì? Là nắm tay. Nắm tay này tự có hay là do nhân duyên hợp. Nhưvậy nắm tay này có là do nhân duyên hợp, phải không? Trước khi năm ngón chưa colại thì có nắm tay không? Bây giờ, nếu trong khi co lại, rồi buông ra thì nắmtay còn không? Như vậy trong khi năm ngón tay co thì tạm gọi là nắm tay. Nắmtay nguyên trước không, sau không. Trong khi co lại thì tạm có, phải không?Trước không, sau không. Đó thì nói nó như là không nhưng mà khi co lại tạm cóthì nó không phải là không. Như vậy khi chúng ta co năm ngón lại rồi thì tạmgọi là nắm tay. Nhưng bây giờ nếu phân tích, ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa,ngón áp, ngón út, từng ngón thì kiếm nắm tay có không? Cũng không. Như vậy cáithể nắm tay nó là không. Nhân duyên hợp thì tạm có. Như vậy nói nắm tay là cóhay là không? Như vậy nói có nói không đều không được. Mà nói nó phải sao?Chẳng phải có mà cũng chẳng phải không, phải không? Chẳng phải có, vì trướckhông có, sau không có. Duyên hợp phân tích ra cũng không thấy thật nắm tay.Không có tự thể nắm tay nên nói chẳng phải có, phải không. Nhưng khi duyên hợpthì tạm thấy có nắm tay, thì không phải không.

Như vậy thìpháp Phật nói lý nhân duyên nó như vậy. Cái gì mà hiện có đây đều do nhânduyên. Do nhân duyên thì không phải thật có mà cũng không phải thật không.không phải thật có không phải thật không thì nó làm sao? Nó có như huyễn nhưhóa phải không. Như vậy thì cái có đó là hư dối không thật. Mà bây giờ mình cóchịu nó không thật không? Chịu không? Đúng thấy được cái lý nhân duyên thì cácpháp không thật. Mà thấy lý nhân duyên ngu hay là trí. Ngu hay trí? Là trí. Cònkhông thấy đúng lý nhân duyên đó là ngu phải không? Mà bây giờ các pháp doduyên hợp là không thật. Mà mình thấy thật là mình làm sao? Vậy mà mấy chú cóchịu ngu đâu, phải không? Cứ tưởng mình thông minh lắm phải không? Bởi vì donhân duyên hợp thì nó không phải thật có mà cũng không phải thật không. Bây giờmình nói nó thật có, là đã ngu rồi phải không? Đó là không thấy được lý nhânduyên. Như vậy cho nên cái pháp của Phật nói nó rất là khó hiểu vì nó trái vớicái ngu của phàm phu. Tại mình ngu nên mình khó hiểu phải không? Chớ nếu mìnhthông minh như các vị Bồ Tát nghe cái hiểu liền. Đó là cái thứ nhất.

Đến cái khóthứ hai nữa nè! Cái pháp của Ngài nói là vô ngã. Tức là không có ta, không cóngười tạo tác, cũng không có người thọ nhận. Mà cái nghiệp thiện ác không mấtđó, thì thường thường nói, bây giờ mình hay nói với nhau làm sao. Mình làm lànhthì đời sau hưởng phước lành, phải không? Mình đời này làm lành thì đời sau thìđời sau hưởng phước lành. Như vậy đời này mình làm lành, đời sau hưởng phước lànhthì dễ hiểu quá. Như vậy có mình đời này làm, rồi cũng có mình đời sau hưởng,phải không? Nhưng mà Phật nói mình không thật. Vô ngã là đâu có ta thật, khôngcó ta thật thì làm đều lành rồi đời sau ai hưởng. Mà không có ta thật thì ailàm lành. Không có người làm cũng không có người hưởng mà tại sao cái nghiệpbáo không mất. Không làm không hưởng tức là nghiệp báo mất tiêu chứ gì, phảikhông? Nói như vậy thì thật là khó hiểu.

Bây giờ tôithí dụ gần nhất. Thí dụ như bây giờ bản thân mình hiện tại đây, cái gì là mình.Mấy chú chỉ giùm tôi đi. Cái gì là ta? Cái ta bây giờ thật là khó mà chỉ. Ngay thânnày chỉ cái gì là ta, chỉ không được. Nhưng mà lúc nào mình cũng nghĩ mình cócái ta làm chủ cái thân này. Nhưng bây giờ cái ta là cái gì. Mà thật là mìnhlàm chủ thân này chưa. Đó là một cái.

Bây giờ tôihỏi mấy chú, tại sao mấy chú ăn? Tại mình muốn ăn hai tại bao tử trống nó đòi.Nếu mà nói tại mình muốn ăn đó thì có cái món nào mà mình thích nhất, rồi khiđó có ai cho mình ăn cơm no đầy, rồi người khác đem cái món mình thích nhất ra,mình có muốn ăn không? Nếu tại mình thì cái gì mình thích thì mình phải ăn.Nhưng bây giờ cái bao tử đầy rồi thì có thích thì thích, chớ nuốt không vô phảikhông? Như vậy thì mình muốn ăn hay bao tử muốn. Đó, như vậy mới thấy rõ ràngrằng cái bao tủ khi nó trống, nó đòi hỏi thì mình muốn ăn phải không? Như vậymình muốn hay bao tử muốn? Nhưng mà lúc nào cũng nói mình hà. Tôi muốn ăn. Chớsự thực ra, do bao tử trống. Như vậy chúng ta mới thấy khi chúng ta ăn, nhữngthức ăn vô, chúng ta có muốn nó chế biến ra máu, ra gì gì đó, bằng cách nàokhông? Cứ dồn đại vô đó rồi tự nó làm sao nó làm cũng không biết nữa.

Bây giờ tôithí dụ. Thí dụ như bây giờ ở đây có ông trụ trì hay ông tri sự, ngoài kia cómột số con nít nó vô nó xé rào. Nó vô bẻ “Điều” hay làm gì đó. Rồi ông tri sựthấy, tức là làm sao? Mới điều hành chúng ra đuổi nó ra phải không? Điều hành chúng chạy ra đuổi. Thấy nó xé rào của mình, mình đuổi nó ra. Như vậy mình làchủ, ai xâm phạm mình liền biết. Biết thì mình liền đuổi ra.

Bây giờ đâycơ thể mình, mấy con vi trùng ở ngoài nó xâm phạm mình có hay không? Rồi mìnhcó điều động các vi trùng của mình lại để diệt nó không? Không biết gì hếttrơn. Ở trỏng nó làm sao làm, mình chớ có biết, phải không? Rồi ăn đồ ăn vô nóchế biến làm sao mình chớ có hay. Chớ phải chi ăn vô rồi mình ấn cái nút nàođó, để cho nó được tiết chất gì. Ấn cái nút gì để tiết chất gì, để tiêu hóa,rồi nó bổ dưỡng. Như vậy mình mới là chủ chớ, phải không? Cái này nó làm cái gìmình không biết hết. Rồi tới chừng nó ra thì hay vậy thôi. Rồi nó thành cái gìthì thành. Như vậy chủ ở chỗ nào chớ. Có chủ không? Mà không chủ thì làm sao cóta. Ngã là chú đó.

Tuy nó khôngchủ như vậy mà nếu mấy chú cứ uống rượu hoài thì lâu nó có ghiền không? Ghiềnkhông? Hút thuốc mãi thì có ghiền không. Tuy không chủ mà nghiệp không mất phảikhông? Không chủ mà nghiệp không mất. Nghĩa là làm cái nghiệp gì thì kết quả nóđi tới đó.

Như vậy mớithấy rõ rằng không có ngã, không tạo tác, không thọ giả mà nghiệp không mất. Đólà một cái đặc biệt. Mình lâu nay mình si mê, mình cứ tưởng mình là chủ. Khimình tưởng mình là chủ đó thì thực ra cái tưởng tượng thôi. Cái giả tưởng chớkhông có thực. Vì thực ra con người mình, mình đâu biết rõ nó phải không? Mìnhchỉ biết khái quát nó vậy thôi. Rồi ở trong đó mọi sinh hoạt của nó mình đềukhông biết hết. Rồi nhu cầu nó đòi cái gì đó thì, thí dụ bây giờ nghe khô ởtrỏng, khát nước thì mình cứ uống vô, cho ở trỏng có nước nôi cho mát mẻ,nó hoạt động. Rồi nhu cầu nó thiếu lương thực của cái bao tử thì dồn vô.Như vậy là đều do cái nhu cầu ở trỏng rồi mình làm theo cái cái nhu cầu đó. Chớmình có chủ gì đâu. Bây giờ mấy chú thử làm chủ cái coi. Khi bao tử trống rỗngkhông thèm ăn. Không thèm ăn vô thử coi chịu nổi không? Rồi khi mình vô đầyrồi, nó muốn ra đừng thèm cho nó ra. Chịu nổi không? Thử làm thử coi. Mấy cáiđó đâu làm chủ được phải không? Nghĩa là nó tới giai đoạn đó, nó đòi vô thìphải cho nó vô. Nó đòi ra phải cho nó ra. Chớ mình không làm chủ gì hết. Nhưvậy mới thấy rõ là không có chủ. Mà không có chủ tức là vô ngã chứ gì. Đó, đãvô ngã thì ai là tạo tác, ai là người thọ. Nhưng mà cái nghiệp gì mình tạo thìnó không mất. Cái thói quen nào mình tập thì nó thành công. Nó mắc kẹt ở đó.Như vậy mới thấy cái ý nghĩa của đạo Phật thật là khó. Vì nó tế nhị quá. Đó làbốn câu tán thán pháp của Phật nó rất là nhiệm mầu khó hiểu. Rồi kế.

Mới ở cội Bồđề mà thành Phật hay là mới ở cội Bồ đề dùng sức mà hàng phục chúng ma đượcdiệt cam lồ giác thành đạo.

Mấy câu nàynghe rất là khó.

Đã không tâmý không thọ hành mà phải hàng phục các ngoại đạo.

Nói rằng đứcPhật khi Ngài tu ban đầu dưới cội Bồ đề, Ngài mới dùng sức để hàng phục maquái. Như mình đọc trong sử hay nói rằng: Ngài hàng phục ma vương đó. rồi chữ “Đắccam lồ giác diệt giác đạo thành”. Đắc cam lồ diệt là làm sao? Bởi vìtrong Tứ Đế, Diệt đế là Niết bàn. Diệt đế tức là vị cam lồ. Mà được Diệt đế rồithì mới giác ngộ mới thành đạo. Như vậy thì mình mới thấy chỉ có mấy chữ thôimà nói quá rộng. Bởi khi Ngài ngồi dưới cội Bồ đề dùng sức hàng phục ma quái. Khihàng phục ma quái rồi, được cái Diệt. Diệt đó là được cái tâm thanh tịnh. Đó làcái vị cam lồ. Nhân đó Ngài mới giác ngộ mới thành đạo. Ngài đã không còn có cáitâm ý, không còn có cái thọ hành. Thọ hành tức là nghiệp đó. mà phải hàng phụcđược các ngoại đạo. Thường thường thì muốn hàng phục ai, muốn lý luận với aithì trước mình phải làm sao. Trước mình phải suy nghĩ, phải không? Mình tìm lýnày, lẽ kia để mà mình cố chinh phục họ. Đó là tâm ý sưe dúng trước nhưng màvới Phật thì cái ý nghiệp Ngài đã hết. Đã thanh tịnh tất cả. Nhưng tâm phiềnnão không còn. Như vậy lấy cái gì mà Ngài hàng phục ma quái hay là hàng phụcngoại đạo. Tuy rằng tâm ý không còn suy nghĩ phân biệt mà Ngài hàng phục đượcngoại đạo. Đó là cái đặc biệt. Cho nên thường gọi là thời trí đó. Ngài khôngcần suy nghĩ trước. Nhưng mà vừa tới, người ta đề ra cái gì là Ngài thấy rõ vấnđề đó. Ngài liền bẻ họ. Chớ không phải như mình phải nằm suy nghĩ năm tháng, batháng gì. Rồi để mà lập lý luận, mà tới bàn với người ta. Không phải vậy. Bởivậy cho nên nói cái đặc biệt của Ngài đó, là khi mà giác ngộ rồi thì tâm ý Ngàiđã trong sạch. Nghiệp không còn. Như vậy mà Ngài khéo hay hàng phục hết thảycác ngoại đạo.

Ba phenchuyển pháp luân ở đại thiên. Cái pháp luân kia xưa nay thường thanh tịnh.Trời, người được đạo này.

Tức là đượcđạo do chuyển pháp luân đó, là chứng quả.

Tam bảo nơiđây hiện thế gian.

Hay là tambảo khi ấy hiện thế gian. Đây là tán thán đức Phật ở vườn Lộc Uyển. Ngài khéochuyển pháp luân hay là tam chuyển pháp luân. Rồi những vị có mặt ở đó làngười, là trời... Nhờ đó mà chứng được đạo. Từ đó mới đủ tam bảo hiện thế gian.Tại sao nói rằng chuyển pháp luân ở đại thiên. Thường thì chúng ta thấy Ngàichuyển pháp luân ở vườn Lộc uyển, với năm anh em Kiều Trần Như thôi phải không?Chớ đâu có chuyển khắp hết mà nói là cả đại thiên. Nhưng mà nếu đọc sử thì mấychú thấy, khi Phật chuyển pháp luân tại vườn Lộc Uyển rồi thì cái tiếng đó vanglên, chư thiên ở các cõi trời đều lập lại cái đó phải không? Lập lại tiếng đócho đến vang khắp cả cõi Trời, tới cõi Phạm Thiên. Bởi vậy cho nên nói rằng chuyểnpháp luân cả đại thiên là vậy. Nghĩa là khi Phật nói, thuyết pháp ở vườn LộcUyển, năm anh em ông Kiều Trần Như nghe pháp Tứ đế đó. Nghe cái đó rồi thì chư Thiên,Long Thần, Thổ Địa mới diễn tiếng đó lại. Rồi nó vang lên ở trên các cõi đềudiễn tiếng đó mà nó trùm cả tới cõi Trời Phạm Thiên.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]