Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

21-Phi Thuyết Sở Thuyết

24/10/201008:57(Xem: 9032)
21-Phi Thuyết Sở Thuyết

KINH KIM CANG
GIẢNG GIẢI

Hòa Thượng Thích Thanh Từ

ĐOẠN 21

ÂM:

PHITHUYẾT SỞ THUYẾT.

-Tu-bồ-đề!Nhữ vật vị Như lai tác thị niệm: Ngã đương hữu sở thuyết pháp, mạc tác thịniệm. Hà dĩ cố? Nhược nhân ngôn Như Lai hữu sở thuyết pháp tức vi báng Phật,bất năng giải ngã sở thuyết cố. Tu-bồ-đề! Thuyết pháp giả, vô pháp khả thuyết,thị danh thuyết pháp. Nhĩ thời Tuệ Mạng Tu-bồ-đề bạch Phật ngôn:
Thế Tôn! Phả hữu chúng sanh ư vị lai thế, văn thuyếtthị pháp, sanh tín tâm phủ?
-Phật ngôn: Tu-bồ-đề! Bỉ phi chúng sanh, phi bấtchúng sanh. Hà dĩ cố? Tu-bồ-đề! Chúng sanh, chúng sanh giả, Như Laithuyết phi chúng sanh, thị danh chúng sanh.

DỊCH:

KHÔNGNĂNG THUYẾT VÀ SỞ THUYẾT.

NàyTu-bồ-đề, ông chớ bảo Như Lai khởi nghĩ thế này, ta sẽ có nói pháp, chớ khởicái nghĩ ấy. Vì cớ sao? Nếu người nói Như Lai có nói pháp tức là phỉ báng Phật,không thể hiểu nghĩa ta đã nói. Này Tu-bồ-đề, nói pháp đó không có pháp có thểnói ấy gọi là nói pháp. Khi ấy ngài Tuệ Mạng Tu-bồ-đề bạch Phật rằng: Bạch ThếTôn, vả lại có chúng sanh ở đời vị lai nghe nói pháp này sanh lòng tinchăng? Phật bảo: Tu-bồ-đề, kia chẳng phải chúng sanh, chẳng phải chẳng chúngsanh. Vì cớ sao? Này Tu-bồ-đề, chúng sanh, chúng sanh ấy Như Lai nóichẳng phải chúng sanh, ấy gọi làchúng sanh.

GIẢNG:

Đây làlìa năng thuyết và sở thuyết. Năng thuyết là người hay nói, sở thuyết là phápbị nói. Người hay nói và pháp bị nói đều lìa, tại sao? Phật bảo ngài Tu-bồ-đề:Ông chớ nói Như Lai khởi nghĩ sẽ có nói pháp, chớ nghĩ như vậy. Vì sao? Vì nếu người nói Như Lai có nói pháp tức là chê bai Phật, không hiểu nghĩa Phậtnói. Như vậy chúng ta có chê bai Phật không, vì chúng ta luôn luôn nói Phậtthuyết pháp. Kinh là Phật nói, nếu nói Phật nói là chê bai Phật. Quí vị làm saohiểu được đoạn này? Đức Phật bảo ngài Tu-bồ-đề: Nói pháp tức là không pháp cóthể nói, ấy gọi là nói pháp. Đó là chỗ thật là khó hiểu phải không? Tại sao đứcPhật nói pháp bốn mươi chín năm trong lịch sử ghi rõ ràng, nhưng nếu nói Phậtthuyết pháp là phỉ báng Phật? Nếu chúng ta thấy thật có Phật, thân tứ đại của Ngàilà thật và pháp Ngài nói ra là thật, chúng ta không hiểu nghĩa Ngài nói rồi.Ngài bảo tứ đại là duyên hợp không thật mà chúng ta nói là thật, tức chúng taphản bội Phật. Nếu Phật không thật thì pháp Phật nói có thật không? Vậy nếu cholà có pháp thật Phật nói thì không phải chê bai Phật là gì? Chúng ta phải hiểurõ Phật nói pháp là nói các pháp ở thế gian không có tự thể, do duyên hợp giả cónên không có một pháp thật; nay chúng ta chấp Phật nói pháp thật thì đó là phỉbáng Phật chớ gì. Pháp Phật nói chẳng qua là tướng tùy duyên, không có thậtthể, cũng như thân Phật cũng là tướng tùy duyên không có thật thể, nếu chúng tathấy là thật là phản bội lời Phật, vì vậy nói là phỉ báng Phật. Trái lại chúngta biết Phật thuyết pháp đó là tướng tùy duyên thì không có lỗi gì cả, hiểu nhưthế là chúng ta không phỉ báng Phật.

Tỉ dụtừ trước đến giờ quí vị đã nghe tôi nói, bao nhiêu ngôn từ, quí vị tìm lại xemcó không? Lời lẽ phát ra là tướng duyên hợp, do nó hợp với nhĩ căn của quí vị,nên có chủng tử gieo vào tàng thức cũng là tướng duyên hợp. Từ duyên này phátra rồi duyên kia thâu vào, đó đều là tướng duyên hợp, không có một pháp thật.Nếu có pháp thật thì những lời tôi nói ra sẽ thành khối chớ không mất,nhưng khi tôi nói ra rồi quí vị thử tìm xem nó còn không? Nhưng duyên đó lạigắn vào trong tàng thức của quí vị, quí vị có thể ôn lại những ngôn từ đó được,đó là tướng của duyên chớ đâu có một pháp thật. Hiểu như thế, người nghe pháp cũngnhư người nói pháp đều là tướng duyên hợp chớ không phải thật. Thế nên đức Phậtbảo: Nói pháp là không pháp có thể nói, tức là không có pháp thật nào để nóicả, chỉ tùy duyên để đánh thức chúng ta biết các pháp là hư giả, không thậtthể. Như thế khi biết các pháp hư giả không thật thể thì nói pháp là phươngtiện nói, cho nên không pháp có thể nói ấy gọi là nói pháp. Nếu nói rằng tôinói cái này một là một, hai là hai, cố định như vậy đời đời kiếp kiếp, đó mớilà pháp thật để nói phải không? Như vậy chúng ta phải hiểu rằng tất cả ngôn từ Phậtnói ra cũng chỉ là giả danh, tùy duyên. Bởi giả danh nên nó không có thật thể,do đó không có pháp có thể nói mà tùy duyên phát ra nên gọi là nói pháp. Đó làNgài chỉ thẳng không có pháp để nói.

Đếnđây nói về người. Khi ấy ngài Tuệ Mạng Tu-bồ-đề bạch rằng: Vả lại có chúng sanhở đời vị lai nghe nói pháp này, họ sanh lòng tin chăng? Tại sao đoạn trước nóitôn giả Tu-bồ-đề hay ngài Tu-bồ-đề mà đoạn này lại thêm chữ Tuệ Mạng? Chữ TuệMạng là chỉ cho hàng Thanh văn đã ngộ đạo, các Ngài thấy mạng sống của các Ngàilà trí tuệ chớ không phải là tứ đại, các Ngài lấy trí tuệ làm mạng sống nêngọi là Tuệ Mạng. Lẽ ra đức Phật trả lời hoặc họ tin hoặc không tin, tại sao đứcPhật bảo: Này Tu-bồ-đề, kia chẳng phải chúng sanh, chẳng phải chẳng chúng sanh.Vì cớ sao? Này Tu-bồ-đề, chúng sanh, chúng sanh ấy Như Lai nói chẳng phải chúngsanh, ấy gọi là chúng sanh. Như thế Phật có trả lời ngài Tu-bồ-đề không?Quí vị nghe thật lạ phải không? Tại sao chẳng phải chúng sanh? Vì không có tựthể. Chúng sanh ấy chẳng qua là tướng duyên hợp không có tự thể, nên nói chẳngphải chúng sanh, nhưng trên tướng duyên hợp thì có, nên nói “Chẳng phải chẳngchúng sanh” tức là chúng sanh. Như vậy câu đầu chẳng phải chúng sanh là để chỉrõ nó không có tự thể, câu thứ hai chẳng phải chẳng chúng sanh chỉ rằng ấy làtướng duyên hợp giả có. Trên tướng duyên hợp thì giả có chúng sanh, trên tự thểthật của nó thì không có. Kế đến Ngài kết thúc: Vì cớ sao? Tu-bồ-đề, chúngsanh, chúng sanh đó Như Lai nói chẳng phải chúng sanh, ấy gọi là chúng sanh. Vìchúng sanh chỉ là tướng duyên hợp cho nên Như Lai nói chẳng phải chúng sanh, doduyên hợp giả danh gọi là chúng sanh nên nói ấy gọi là chúng sanh. Quí vị thấycái nhìn của đức Phật với cái nhìn của chúng ta khác nhau chỗ nào? Chúng tathấy chúng sanh là chúng sanh; đức Phật thấy chúng sanh không phải chúng sanh,ấy mới gọi là chúng sanh.

Nếuchúng ta bắt chước nhìn đúng như đức Phật thì chúng ta cũng giống Phật.Trái lại nếu chúng ta cứ nhìn như từ trước đến nay thì chúng ta không giốngPhật chút nào cả. Tôi nhắc lại đức Phật thấy chúng sanh là tướng duyên hợpkhông có tự thể cho nên không phải chúng sanh, nhưng do duyên hợp nên tạm gọilà chúng sanh. Nếu chúng ta thấy mình và người đều là tướng duyên hợp không cótự thể, không tự thể thì không có ngã. Không có ngã nhưng do duyên hợp nên tạmgọi là ta, là người. Như thế ta và người chỉ là tạm theo duyên mà nói. Nếu nhìnrõ ràng thấu đáo như vậy thì chúng ta đã có trí tuệ gần với đức Phật.Chúng ta muốn làm Phật thì phải chịu khó nhìn như Phật, tại sao mình không chịunhìn như Phật mà cứ nhìn theo mình mãi? Nếu chúng ta nhìn đúng trí tuệ Phật dạythì tự nhiên mọi cố chấp đều tan, như thế việc tu hành rất dễ. Trái lại nếuchúng ta cứ nhìn theo cái mê lầm của mình thì tu nhiều công mà kết quả ít. Tỷdụ như chúng ta thấy mình là thật, người là thật, nghe tiếng nói cũng là thật.Bất chợt có ai nói một câu nghe hơi nặng tai một chút thì chúng ta dễ dằn lònghay khó? Nếu thấy mình là giả, người giả, ngôn từ cũng giả thì dù họ có nói câuhơi nặng tai, chúng ta cũng bỏ qua vì đó là giả, tức nhiên mình không đè nén gìhết, mà tâm mình tự an, sự tu hành cũng nhẹ nhàng thảnh thơi. Do trí tuệ đi đầunên chúng ta nhìn đúng với chiều đức Phật nhìn, tức là mình đã tỉnh giác và đãkhác hơn phàm phu. Phàm phu nghe câu nói nặng nhịn không nổi, chúng ta nghe mànhịn nổi vì chúng ta xem nó là hư giả. Đó là thấy đúng lẽ thật, đó là sống bằngtrí tuệ, chúng ta buông xả các chấp , đó là tu bằng cách buông nhẹ nhẹ. Cònthấy không đúng lẽ thật thì cố gắng nhẫn nhịn, rốt cuộc càng khổ tâm vì chỉ đènén đến một mức nào thôi...
Thế nên ở đây đức Phật muốn chỉ cho chúng ta thấy rõkhông có người năng thuyết thật, và không có pháp sở thuyết thật, hay nói mộtcách khác là không có thật người và cũng không có thật pháp. Pháp và ngườichẳng qua là tướng duyên hợp thôi, đã là tướng duyên hợp thì có gì màchấp. Chấp người là chấp ngã, nói ra là chấp pháp mà chấp ngã chấp pháp là phảitrầm luân ngàn đời. Nay chúng ta thấy rõ chúng sanh không phải là chúng sanh,duyên hợp tạm gọi là chúng sanh, nhớ rõ như vậy thì khi nào ai xúc chạm đến ta,chúng ta cứ nhớ câu trên, tự nhiên mình sẽ nhẹ nhàng. Tất cả pháp còn khôngthật huống là những lời nói sai quấy. Khi con người sân hận, họ hay thốt ranhững lời sai quấy, những lời đó đâu có thật mà chấp. Pháp thượng ưng xả,hà huống phi pháp! Pháp của Phật là pháp cao siêu mà còn phải xả huống là nhữnglời nói phi pháp thì chấp làm gì. Hiểu như thế chúng ta thấy việc tu hành dễhay khó? Hiện nay chúng ta tu không nổi vì chúng ta chấp những cái phi pháp hoài,nên buồn người này, giận người kia v.v. lỡ ai có một lời nói không tế nhị thìmình tức giận, mất ăn mất ngủ, đó là cái khổ do mình chấp ngôn ngữ, chấp những cáiphi pháp. Vậy chúng ta học một đoạn kinh Phật là chúng ta có một kinh nghiệm đểtu chớ không phải học suông.

Tómlại qua lời Phật dạy, chúng ta thấy rõ người hay nói và pháp bị nói đều khôngthật, khi chúng ta không chấp là thật thì chúng ta phá được chấp ngã và chấppháp. Ngã và pháp đều phá thì đó là vào hàng Sơ địa Bồ-tát. Thanh văn chỉ pháđược chấp ngã chớ chưa phá được chấp pháp. Như hàng Thanh văn thì nói ngã làkhông nhưng Niết-bàn là có tức là còn kẹt vào pháp, nói bồ-đề là có tứclà còn kẹt vào pháp. Chỉ phá được chấp ngã đã gọi là chứng Tứ quả Thanh văn,nếu phá luôn được chấp pháp thì đó là Đăng địa Bồ-tát . Vậy nếu chúng ta chịukhó thực hành thì chắc được phải không? Tôi thấy nếu mình cố gắng thì nhất địnhphải được, không được là vì mình không cố gắng.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]