Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tài Liệu Lịch Sử và Tham Khảo về Bản Việt Dịch: Tinh Túy Bát Nhã Ba La Mật Đa

07/01/202319:37(Xem: 4148)
Tài Liệu Lịch Sử và Tham Khảo về Bản Việt Dịch: Tinh Túy Bát Nhã Ba La Mật Đa

bat nha tinh tuy



Tài Liệu Lịch Sử và Tham Khảo về Bản Việt Dịch
TINH TÚY BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
Trình Bày Về Lịch Sử, Tinh Thần Dịch Thuật Vượt Thoát, Các Khám Phá Mới
Trong Bản Phạn Ngữ và Cách Giải Mã Một Số Thuật Ngữ
Trong Bản Kinh Tinh Túy Bát Nhã Ba La Mật Đa
Do Tỳ Kheo Thích Tuệ Hải
Hiệu Đính, Hoàn Thiện và Lý Giải



Mục lục:

Lời mở đầu và tâm nguyện (trang 1-2)

Chánh văn Tinh Túy Bát Nhã Ba La Mật Đa (trang 3)
Giới thiệu về năm đề mục tham khảo (trang 4-7)

I. Lịch sử các khám phá mới và sự hình thành bản Việt dịch thô (trang 8-13)

II. Lịch sử phiên bản lá cọ Horyu-ji (Bắc Phạn Sanskrit) (trang 14-15)

III. Lịch sử hiệu đính và hoàn thiện bản Việt dịch trong tinh thần vượt thoát (trang 16-19)

IV. Phân đoạn và tóm lược yếu nghĩa của các giai đoạn thâm nhập Bát Nhã và Hiển Hiện Bát Nhã (trang 20-27)

V. Những điểm trọng yếu và cách lý giải một số thuật ngữ quan trọng và ý nghĩa thậm thâm (trang 28-69)

Lời tri ân và hồi hướng (trang 70-71)
Các tài liệu về Tinh Túy Bát Nhã Ba La Mật Đa

Thư mục tham khảo



phat thuyet phap


Cung kính đảnh lễ Bậc Toàn Trí Toàn Giác


Thể theo tôn ý và sự cho phép của Ân Sư của chúng tôi, Thượng Tọa Thích Tuệ Hải - Sư Phụ Trụ Trì Chùa Long Hương, chúng tôi xin được trân trọng viết lại ra đây về toàn bộ lịch sử quá trình hình thành và hoàn tất bản dịch Việt ngữ Tinh Túy Bát Nhã Ba La Mật Đa do Thượng Tọa Thích Tuệ Hải đã hiệu đính và hoàn thiện trong tinh thần dịch thuật vượt thoát vào mùa an cư kiết hạ năm 2019 tại Việt Nam. Chúng tôi cũng xin được chia sẻ với đại chúng về những chi tiết liên quan đến một số thuật ngữ trong bản gốc Bắc Phạn ngữ Sanskrit (sẽ được nhắc đến trong bài này dưới tên Phạn ngữ hoặc Phạn văn Sanskrit) và lý do vì sao những chi tiết này đã củng cố cho tri kiến và lý giải đặc thù và vượt thoát về ‘Bát Nhã Hiện Tiền’ của Thượng Tọa Thích Tuệ Hải đối với bản Kinh siêu tuyệt này, thường được biết đến dưới tên Bát Nhã Tâm Kinh hay Tâm Kinh.

Bản Việt dịch do Thượng Tọa Thích Tuệ Hải hiệu đính và hoàn thiện, và tập sách luận giải Tinh Túy Bát Nhã Ba La Mật Đa: Cốt Tủy Của Trí Tuệ Toàn Hảo Siêu Việt Hoàn Toàn Vượt Thoát đã được ký dưới pháp hiệu Tỳ Kheo Thích Tuệ Hải – Trụ Trì Chùa Long Hương (www.chualonghuong.org), nên chúng tôi cũng xin được trân trọng sử dụng pháp hiệu tôn quý này trong nhà Phật để nhắc đến Thầy chúng tôi tùy thuộc vào nội dung được nhắc đến trong tài liệu này.

Trong tư cách của người đã chuyển ngữ bản Kinh từ Phạn qua Việt (với sự hỗ trợ tận lực của vị đạo hữu thông thạo Phạn ngữ, Eng Jin Ooi, cùng với những lời giải thích khúc chiết, tường tận của một huynh đệ người Việt của chúng tôi, Ratna Siddhārtha Dhyāna,[1] về một số điểm khúc mắc trong Phạn ngữ), chúng tôi xin được mạn phép trình bày những chi tiết nổi bật và có căn cứ dựa trên bản Phạn ngữ để giải đáp một số nghi vấn về bản Việt dịch Tinh Túy Bát Nhã Ba La Mật Đa này.

Chúng tôi cũng sẽ chia sẻ các lý do, dựa trên quan điểm của tinh thần dịch thuật vượt thoát, vì sao bản dịch này, sau khi được Tỳ Kheo Thích Tuệ Hải hiệu đính và hoàn thiện, đã trở thành một bản Việt ngữ vô cùng đặc thù và thâm diệu – nội dung, ý tứ, từ chữ đều hoàn toàn được Việt hóa và được sử dụng trong tinh thần khai mở toàn triệt để thể hiện một tầng tâm linh và chuyên môn sâu xa, không theo khuôn mẫu của các bản dịch và cách lý giải Bát Nhã Tâm Kinh theo truyền thống xưa nay. Bản Việt dịch Tinh Túy Bát Nhã Ba La Mật Đa này muốn chuyển tải một cái thấy nhìn hoàn toàn mới mẻ, thông lưu và khai phóng để cống hiến cho Đại Thừa Phật Giáo tại Việt Nam cũng như thế giới. Nếu người đọc sẵn sàng rộng lòng, lắng tâm cùng chúng tôi tìm hiểu từ đầu bài đến cuối bài thì chúng tôi tin là khi đọc xong, người đọc cũng sẽ có được một kết luận mới mẻ và nhận ra được giá trị vượt thoát của bản Tinh Túy Bát Nhã này.

Một số thông tin trong tài liệu này, trước đây đã được chúng tôi trình bày trong phần “Chú Thích” ở cuối tập sách Tinh Túy Bát Nhã Ba La Mật Đa đã được Nhà Xuất Bản Tôn Giáo phát hành tại Việt Nam vào Phật lịch 2563 (năm 2019 Dương lịch). Nội dung trong tập sách này là toàn bộ những gì đã được ghi chép lại từ trong 5 buổi pháp thoại của Thượng Tọa Thích Tuệ Hải tại Chùa Long Hương, Việt Nam trong mùa an cư năm 2019. Quý vị cũng có thể tìm đọc toàn tập sách Tinh Túy Bát Nhã Ba La Mật Đa do Thượng Tọa Tuệ Hải lược giảng tại các trang nhà: www.chualonghuong.org, www.thuvienhoasen.org
www.quangduc.com.

Tuy nhiên, do có rất nhiều vị trong đại chúng chỉ được nghe, hoặc đọc bản Việt dịch chánh văn Tinh Túy Bát Nhã Ba La Mật Đa, nhưng lại không biết đến, hoặc không xem thấy phần “Chú Thích” ở cuối sách, cũng như có nhiều vị chưa có được đầy đủ thông tin về một số khám phá liên quan đến các từ vựng và cấu trúc trong bản gốc Phạn ngữ, nên đã có phản ảnh một số thắc mắc đến chúng tôi. Nay nhân duyên hội tụ đầy đủ, Thầy chúng tôi đã từ bi cho phép chúng tôi biên soạn tài liệu này, và vì đây là việc liên quan đến lịch sử của bản dịch tiếng Việt của Tinh Túy Bát Nhã Ba La Mật Đa nên chúng tôi mong nguyện mọi thông tin đều được lưu lại một cách chính xác, đầy đủ và trọn vẹn, để giải tỏa được những nghi vấn trong hiện tại, và đem lại lợi lạc lâu dài.

[1] Eng Jin Ooi là Nghiên cứu sinh tiến sĩ thuộc Đại học Mahidol, Thái Lan, chuyên ngành Phạn-Pali Cao Đẳng Phật Học (2019-2020), và hiện tại (2022) là Nghiên cứu sinh sau tiến sĩ, Đại học Chulalongkorn, Thái Lan, chuyên ngành Ngôn ngữ Nam Á. Ratna Siddhārtha Dhyāna hiện tại (2022) là Nghiên cứu sinh tiến sĩ thuộc Đại học UCLouvain, Vương quốc Bỉ, chuyên ngành Ngôn ngữ, Văn học và Dịch thuật.



pdf icon-2

Tài Liệu Lịch Sử và Tham Khảo về Bản Việt Dịch Tinh Túy Bát Nhã - Tỳ Kheo Thích Tuệ Hải hiệu đính



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]