Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Kinh Phật nói danh hiệu Phật (kinh Vạn Phật) Trưởng lão Tỷ kheo Trí Quang dịch

22/02/202223:39(Xem: 4906)
Kinh Phật nói danh hiệu Phật (kinh Vạn Phật) Trưởng lão Tỷ kheo Trí Quang dịch


kinh van phat-ht thich tri quang-3


Kinh 
Phật nói danh hiệu Phật
 (kinh Vạn Phật)
 (Tập 1) 

Trưởng lão Tỷ kheo Trí Quang dịch 




Khi thân tâm lạy Phật thì thân tâm ấy là Phật, thân tâm ấy làm Phật.
Phỏng theo lời Phật "Khi tâm niệm Phật thì tâm ấy là Phật, tâm ấy làm Phật"... Quán kinh 


Kinh 
Phật nói danh hiệu Phật
 (kinh Vạn Phật)
 (Tập 1) 
 
Trưởng lão Tỷ kheo Trí Quang dịch 
 
28.6.2548: khởi dịch 
8.10.2548: dịch xong
Bản in lần đầu: cùng thời gian
Bản in lần hai: 2553 
Bản in lần ba: 2561 
 
Nhà xuất bản Hồng Đức 


ht tri quang 1923-2019


phap anh luc (1)
phap anh luc (2)

Pháp ảnh lục
Của Trưởng lão Trí Quang


Loại khổ lớn


1. Pháp hoa chính văn

2. Pháp Hoa chính văn

3. Pháp hoa lược giải

4. Pháp hoa lược giải

5. Kinh Kim cang 

6. Tôn kính Đức Di Đà 

7. Kinh Địa Tạng

8. Kinh Dược sư

9. Văn Thủy Sám

10. Bà ngàn hiệu Phật

11. Lương hoàng sám 

12. Lương hoàng sám

13. Vạn Phật

14. Vạn Phật

15. Vạn Phật 

16. kinh Ánh sáng Hoàng kim

17. Để hiểu đàn Chẩn tế

18. Tổng tập giới Pháp xuất gia

19. Tổng tập giới Pháp xuất gia

20. Tổng tập giới Pháp xuất gia

21. Tổng tập giới Pháp xuất gia

22. Tổng tập Pháp cú

23. Tổng tập Pháp cú

24. Tổng tập Pháp cú

25. Tổng tập Pháp cú

26. Tổng tập Pháp cú

27. Nhiếp luận

28. Khởi tín luận 


Loại khổ nhỏ


1. Kinh Di giáo

2. Kinh mười thiện nghiệp

3. Phẩm Phổ hiền

4. Tôn kính Đức Quan âm

5. Hành Pháp Di Đà 

6. Vu Lan báo ân

7. Nghi thức sám hối

8. Tập định Lăng nghiêm

9. Cao tăng Pháp hiển 


Tổng cộng: 37 cuốn

(16285 trang)



Cáo bạch

Nguyên tôi có 2 loại sách là Tâm ảnh lục và Pháp ảnh lục.  Tâm ảnh lục là những bài báo viết từ năm 1948. Loại này đã ngưng và hủy bỏ từ lâu. 


Pháp ảnh lục là loại dịch thuật kinh sách nên tôi gắn bó nhất, liên tục từ 1944 lúc mới ra trường.  Vậy mà đến nay chỉ có 37 cuốn, in lại lần này!  Vì không có thời gian để sữa chữa nên hoàn toàn in lại sách cũ. Lời cáo bạch này ghi nhận những chỗ đáng sữa chữa ấy. Trong 28 cuốn khổ lớn thì Một, các số 1-8 là kinh điển thường đọc tụng.  Trong đó số 6 Tôn kính Đi đà là nói rõ về đức Bổn tôn, hỗ trợ cho số 5 của loại khổ nhỏ là hành Pháp Di đà nói giản dị bao nhiêu thâm thúy bấy nhiêu. Hai, các số 9-16, có thể gọi lại Tổng tập Sám văn , trong đó Lương Hoàng Sám kỳ lạ nhất, Ánh sáng hoàng kim đặc biệt nhất. Ba, số 17 Để hiểu đàn Chẩn tế, đàn tràng thịnh hành bao nhiêu càng phải nhận thức bấy nhiêu. Bốn, các số 18-21 là Tổng tập giới Pháp Xuất gia, thấy vì 2 tập này phân ra 4 tập, với số hiệu trang sách vẫn liên tiếp như cũ: 1-2262 tr. Mục lục cả Tổng tập ở Tr 6, mục lục riêng của 4 cuốn: cuốn 1 ở trang 21, cuốn 2 ở trang 687, cuốn 3 ở trang 1165, cuốn 4 ở trang 1769. Năm, các số 22-26 là Tổng tập Pháp cú, chia ra 2 loại là Pháp cú Nam tông và Pháp cú Bắc tông, với nội dụng như sau. Năm tông có 2 cuốn: cuốn 22 là Pháp cú Nam tông, cuốn 23 là trích diễn Pháp cú Nam tông. Bắc tông có 3 cuốn: cuốn 24 là Pháp cú Bắc tông: tr 3 - 91 là mở đầu, tr 93 - 398 là Pháp cú Bắc tông, tr 401 - 752 là Lược truyện Pháp cú Bắc tông. Cuốn 25 là kinh Xuất điệu. Cuốn 26 là Hợp tuyển truyện tích Pháp cú Bắc tông. Tr 5 - 188 là trích Pháp cú Bắc tông, tr 289 - 501 là trích kinh Xuất điệu. Sáu, đặc cách giữ lại 2 luận văn để thấy học lý Duyên sinh là như thế nào. Bảy, nói về 9 cuốn loại khổ nhỏ. Thì trong đó cuốn số 5 quan trọng nhất về học lý Tịnh độ.

Này nói những điều cần cáo bạch.

Một, cuốn 24, tr 73 - 76, có nhiều điều phải xét lại. Cuốn 25, tr 677 (PC 473), khá quan trọng,  xin ghi để nhớ. Cuốn 26, giữa các tr 49 - 60, có nhiều trang trắng, tại sao?

Hai, Pháp ảnh lục lần này đã không in lại một số không ít như Hai thời công phụ, kinh Thắng man, kinh Duy ma, kinh Giải thâm mật, kinh Viên Giác, kinh Di lạc thành đạo, luận Chỉ quán. Phải viết lại thì có kinh 42 bài và Dị tông luận.

Ba, ban đầu không mong Pháp ảnh lục in được nhìn sâu này, cho đến khi Phật tử Thái Thị Kim Lan Xuất tiền lương in lần thư nhất. Sau đó là Dược sĩ Khánh, nhất là Phật tử Nguyễn Công Phú, Hòa thượng Hải Ấn, Già lam Quang hương. Lần in lại trọn bộ này là gia đình Phật tử Minh Dũng.  Bảng công đức của Pháp ảnh lục là như vậy.


Trưởng lão Trí Quang

Mùa An cư 2561



------


Đại quan


1

Kinh này Nguyên có tên Phật nói danh hiệu Phật, mang số 440 của Đại Tạng bản Đại chính, tập 14, các trang 115-184.  Vốn là trường văn sám nguyện, kinh có 74 đoạn, 11.113 lạy, và 7 phụ lục.  Như vậy, chủ yếu là 11.113 lạy, nên thường gọi là Vạn Phật.  Vào mùa An cư Hằng năm  chư Tăng sám nguyện theo kinh này, nên bản in này chia 11.113 lạy làm 111 lần 100.  Làm như vậy thì dễ lạy hơn.


Kinh chia ra làm 3 tập, mỗi tập có mục lục riêng để kê mấy lần 100 lạy của tập ấy.


Kinh này, dịch giả Hoa văn là ngài Bồ đề lưu chi, niên đại dịch kinh là 508-535.  Người đồng thời với Lương vũ đế, đến Tàu năm 500, 4 năm trước năm Lương vũ đế tuyên bố chế độ của ông quy y Phật giáo.

Do ngài mà toàn mạo Lăng già đã có năm 512.  Vạn Phật cũng có vào lúc này.  Qua kinh này, thấy đã xác định vô minh cứng rắn như Kim cương, không phải do ngài Huyền tráng mới xác định 150 năm sau đó, và như vậy nói "năng đoạn Kim cang" đặc là văn và ý của kinh Vạn Phật (quá nhiều hiệu Phật). Nhưng hiệu Phật 5772 nói "sự cứng chắc như Kim cang của tuệ Giác vô tận", thì nói "kim cang bát nhã", trước đó 126 năm, do ngài La thập, lại đủ nghĩa hơn.

Hơn nữa, tuy sau ngài Cầu na (435-443), và trước ngài Chân đế (548 -569), nhưng ngài Bồ đề lưu chi cùng hai ngài này khá giống nhau, ở chỗ cùng phái về Duy thức học cổ, sâu hơn, giá trị hơn, qua đệ nhất Nghĩa tâm ( Phật ngữ tâm), qua chúng sinh tâm, nhất là qua cái gọi là thức thứ 9 (Amala: bạch tịnh thức). Duy thức học cổ này nói 8 thức đều là chuyển thức, không phải là bản thức. Duy thức học cổ như vậy bàng bạc trong kinh Vạn Phật.

Sau hết, Vạn Phật đã nhiên có trước Lương hoàng. Nhưng trước không lâu nên Lương hoàng thoát Thái từ Vạn Phật, một cách khá xuất sắc.


3

Này đi vào nghĩa lý kinh Vạn Phật.  Kinh nói tất cả các Pháp toàn là Phật: 5 uẩn khúc, 12 xứ, 18 giới, với những gì liên quan, tất cả toàn là Lô xá na (= Đại nhật như lai), nói cách khác, toàn là Như lai tạng. Như thế thì Phật là " đương xứ tiện thị". Ta đây, với tất cả những gì là ta, là của ta, toàn là Như lại tạng - là cả cái cánh tay ấy sẽ chỉ lên.  Lạy Phật thì phải ý thức như vậy, rằng thân tâm lạy Phật  thì thân tâm ấy là Phật, là làm Phật.


4

Hạ độ cao xuống một chút, từ đây nói đến những gì cần biết nhất cho sự sám nguyện theo kinh Vạn Phật.

Trước hết hãy nói về Phật.  Phật là " tự hạ cái tâm mình xuống làm cái tâm phục dịch" (tr.1145). Ngài "xác tín thiện căn của mọi người" (2630), nhưng vẫn "ý thức một mặt khác của trần gian được coi là vùng núi ngục tù" (10034), và tự thấy phải hiến mình "làm người của thời đại trống vắng đạo đức" (9193), nên "tìm mọi cửa ngõ mà đi đến với chúng sinh" (619), và "đi đến như là làn gió mát thổi đến" (2639), đến thì "ở quanh chúng sinh" (765).  Như thế đó là " Phật làm việc Phật làm" cho chúng sinh, cho chúng ta.


5

Phật làm việc Phật làm như vậy là hướng dẫn và gia trì mà xây dựng "thời đại tự tại", cũng gọi là thời đại tu di, thời đại không dơ bẩn. Thời đại này là lý tưởng ngày mai của Kinh Vạn Phật.

Xây dựng thời đại tự tại có nghĩa "hủy bỏ thời đại kiềm chế" (953)


6

Kinh này, vì sự kiện đoạn trên, nên rất kỵ sự hoài nghi- thiếu tự tín vào mình, vào người, nhất là vào Phật. Có sự tự tín thì "thời đại tự tại", trước khi là thời đại Di lạc, đã phải là thời đại "người cho ra người" (10525).

6.3.2554

Tỷ kheo Trí Quang


------


kinh van phat-ht thich tri quang

Kinh
Phật nói danh hiệu Phật 
Dịch giả Hoa văn:
Bồ đề lưu chi
 
(1)
 
(100 thứ 1)

(*) Kinh này, tôi là A nan, nghe đức Thế tôn tuyên thuyết trong thì gian Ngài ở tại Lâm viên Chiến thắng Thiện thí, thuộc quốc đô Xá vệ, cùng với chúng đại tỷ kheo một ngàn hai trăm năm mươi vị.  Lúc ấy đức Thế tôn có bốn chúng và tám bộ bao quanh, và Ngài nói với đại hội các chúng như vậy, rằng các người hãy nghe kỹ, Như lai sẽ nói cho về danh hiệu chư Phật trong mười phương và ba đời.  Thiện nam hay thiện nữ nào đón nghe, ghi nhớ và đọc tụng, kính lạy, đối với danh hiệu của chư Phật ấy, thì những người này hiện tại sống an toàn, không tai nạn, diệt tội ác, và vị lại sẽ đạt được tuệ giác vô thượng.  Vì vậy, thiện nam hay thiện nữ nào có ý nguyện khởi sự hủy diệt tội ác thì phải tắm rửa sạch sẽ, mặc đồ sạch hay đồ mới, chắp tay, xướng mà lạy như dưới đây.


(2)


(1) Kính lạy đức Phật danh hiệu Không xao động.

(2) Kính lạy đức Phật danh hiệu Ánh sáng của lửa.

(3) Kính lạy đức Phật danh hiệu Con mắt oai linh.

(4) Kính lạy đức Phật danh hiệu Không sợ hãi.

(5) Kính lạy đức Phật danh hiệu Ngoài tầm nghĩ bàn.

(6) Kính lạy đức Phật danh hiệu Ngọn đèn chúa tể.

(7) Kính lạy đức Phật danh hiệu Phóng ra ánh sáng.

(8) Kính lạy đức Phật danh hiệu Ánh sáng tôn nghiêm

(9) Kính lạy đức Phật danh hiệu Sự vượt hơn rất lớn.

(10) Kính lạy đức Phật danh hiệu Thành đạt sự nghiệp lớn lao.

(11) Kính lạy đức Phật danh hiệu Nhìn thấy xác thật.

(12) Kính lạy đức Phật danh hiệu Bông hoa chắc thật nhất.

(13) Kính lạy vô lượng chư Phật đồng đẳng như vậy ở về hướng đông.

(14) Kính lạy đức Phật danh hiệu thõa mãn hết thảy.

(15) Kính lạy đức Phật danh hiệu Oai nghiêm bậc nhất.

(16) Kính lạy đức Phật danh hiệu Giữ vững, đi mau.

(17) Kính lạy đức Phật danh hiệu Trí tuệ thông mình.

(18) Kính lạy đức Phật danh hiệu Âm thanh khen ngợi.

(19) Kính lạy đức Phật danh hiệu Thân tướng nhìn không chán.

(20) Kính lạy đức Phật danh hiệu Âm thanh oai như tiếng gầm của sư tử.

(21) Kính lạy đức Phật danh hiệu Ai thấy cũng không vô ích.

(22) Kính lạy đức Phật danh hiệu Khơi dậy tu hành.

(23) Kính lạy đức Phật danh hiệu Mọi sự từ hành đều trong sáng.

(24) Kính lạy đức Phật danh hiệu Trang nghiêm bậc nhất.

(25) Kính lạy đức Phật danh hiệu Núi lớn nhất.

(26) Kính lạy vô lượng chư Phật đồng đẳng như vậy ở về hướng nam.

(27) Kính lạy đức Phật danh hiệu Sống lâu không thể lường được.

(28) Kính lạy đức Phật danh hiệu Oai hùng như sư tử.

(29) Kính lạy đức Phật danh hiệu Hương thơm dồn lại nhất.

(30) Kính lạy đức Phật danh hiệu Bàn tay hương thơm.

(31) Kính lạy đức Phật danh hiệu Phấn chấn.

(32) Kính lạy đức Phật danh hiệu Kho tàng không gian.

(33) Kính lạy đức Phật danh hiệu Ngọn cờ quý báu.

(34) Kính lạy đức Phật danh hiệu Con mắt trong sáng.

(35) Kính lạy đức Phật danh hiệu Trọng sự trang nghiêm.

(36) Kính lạy đức Phật danh hiệu Núi ngọc.

(37) Kính lạy đức Phật danh hiệu Chúa tể ánh sáng.

(38) Kính lạy đức Phật danh hiệu Vầng trăng bừng sáng.

(39) Kính lạy vô lượng chư Phật đồng đẳng như vậy ở về hướng tây.

(40) Kính lạy đức Phật danh hiệu Không ai thắng được.

(41) Kính lạy đức Phật danh hiệu Ánh sáng mặt trăng.

(42) Kính lạy đức Phật danh hiệu Đàn hương.

(43) Kính lạy đức Phật danh hiệu Tự tại.

(44) Kính lạy đức Phật danh hiệu Chúa tể sắc tướng đàn hương.

(45) Kính lạy đức Phật danh hiệu Đẹp như trăng và thơm như đàn hương.

(46) Kính lạy đức Phật danh hiệu Sự thấy của con mắt toàn điện.

(47) Kính lạy đức Phật danh hiệu Sự thấy của con mắt soi thấy toàn diện.

(48) Kính lạy đức Phật danh hiệu Bàn tay tiếp độ liên tục.

(49) Kính lạy đức Phật danh hiệu Không dơ bẩn.

(50) Kính lạy vô lượng chư Phật đồng đẳng như vậy ở về hướng bắc.

(51) Kính lạy đức Phật danh hiệu Tu luyện nơi mọi vị trí.

(52) Kính lạy đức Phật danh hiệu Tự tại.

(53) Kính lạy đức Phật danh hiệu Tự tại đối với các Pháp.

(54) Kính lạy đức Phật danh hiệu Tuệ giác đối với các pháp.

(55) Kính lạy đức Phật danh hiệu Tư duy về các Pháp.

(56) Kính lạy đức Phật danh hiệu Tuệ giác về cái pháp bất biến.

(57) Kính lạy đức Phật danh hiệu Thường thích thú.

(58) Kính lạy đức Phật danh hiệu Khéo tư duy.

(59) Kính lạy đức Phật danh hiệu Khéo chuyên chú.

(60) Kính lạy đức Phật danh hiệu Cánh tay rất khéo.

(61) Kính lạy vô lượng chư Phật đồng đẳng như vậy ở về hướng đông nam.

(62) Kính lạy đức Phật danh hiệu Thần sức mạnh.

(63) Kính lạy đức Phật danh hiệu Đức tính rồng chúa.

(64) Kính lạy đức Phật danh hiệu Âm thanh quí báu.

(65) Kính lạy đức Phật danh hiệu Tự tại đối với mọi vị trí.

(66) Kính lạy đức Phật danh hiệu Bậc nhất trong loài người.

(67) Kính lạy đức Phật danh hiệu Âm thanh mầu nhiệm.

(68) Kính lạy đức Phật danh hiệu Trí tuệ thông minh.

(69) Kính lạy đức Phật danh hiệu Hương hoa mầu nhiệm.

(70) Kính lạy đức Phật danh hiệu Bậc nhất trong chư thiên.

(71) Kính lạy đức Phật danh hiệu Mắt thường thanh tịnh.

(72) Kính lạy vô lượng chư Phật đồng đẳng như vậy ở về hướng tây nam.

(73) Kính lạy đức Phật danh hiệu Mặt như trăng sáng.

(74) Kính lạy đức Phật danh hiệu Ánh sáng vầng trăng.

(75) Kính lạy đức Phật danh hiệu Ngọn cờ vầng trăng.

(76) Kính lạy đức Phật danh hiệu Dũng mãnh.

(77) Kính lạy đức Phật danh hiệu Mặt như Mặt trời.

(78) Kính lạy đức Phật danh hiệu Kho tàng mặt trời.

(79) Kính lạy đức Phật danh hiệu Mặt trời rực rỡ.

(80) Kính lạy đức Phật danh hiệu Thân thể như hoa. 

(81) Kính lạy đức Phật danh hiệu Đài hoa sen hồng.

(82) Kính lạy đức Phật danh hiệu Tua hoa sen hồng.

(83) Kính lạy đức Phật danh hiệu Bậc nhất với âm thanh oai như tiếng gầm của sư tử.

(84) Kính lạy đức Phật danh hiệu Tâm ý Khéo chuyên chú.

(85) Kính lạy vô lượng chư Phật đồng đẳng như vậy ở về hướng tây bắc.

(86) Kính lạy đức Phật danh hiệu Lắng trong các giác quán.

(87) Kính lạy đức Phật danh hiệu Lắng trong.

(88) Kính lạy đức Phật danh hiệu Đại tướng.

(89) Kính lạy đức Phật danh hiệu Lắng trong vượt bậc.

(90) Kính lạy đức Phật danh hiệu Âm thanh mầu nhiệm.

(91) Kính lạy đức Phật danh hiệu Chư thiên hiến cúng.

(92) Kính lạy đức Phật danh hiệu Khéo giáo hóa.

(93) Kính lạy đức Phật danh hiệu Giáo hóa.

(94) Kính lạy đức Phật danh hiệu Tâm ý tốt lành.

(95) Kính lạy đức Phật danh hiệu Sự duy trì của tâm ý tốt lành.

(96) Kính lạy vô lượng chư Phật đồng đẳng như vậy ở về hướng đông Bắc.

(97) Kính lạy đức Phật danh hiệu Tu hành chắc thật.

(98) Kính lạy đức Phật danh hiệu Tu hành mau chóng.

(99) Kính lạy đức Phật danh hiệu Thông minh.

(100) Kính lạy đức Phật danh hiệu Bền chắc nhất.


(100 thứ 2)


(101) Kính lạy đức Phật danh hiệu Như Kim cương.

(102) Kính lạy đức Phật danh hiệu Như sư tử.

(103) Kính lạy đức Phật danh hiệu Đầy khí lực.

(104) Kính lạy đức Phật danh hiệu Trú ở sự thật.

(105) Kính lạy đức Phật danh hiệu Thành đạt công đức.

(106) 


(sẽ cập nhật tiếp)

_________
Đánh máy: đệ tử Tịnh Bảo Loan Phan








facebook
youtube


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567