Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

24. Kinh Ba Lê (Pàtika-sutta)

17/05/202014:09(Xem: 2612)
24. Kinh Ba Lê (Pàtika-sutta)

TAM TẠNG THÁNH KINH PHẬT GIÁO

TẠNG KINH (NIKÀYA)
Thi Hóa
TRƯỜNG BỘ KINH
(Dìgha Nikàya)
Tập III
Hòa Thượng THÍCH MINH CHÂU
Dịch sang tiếng Việt từ Tam Tạng Pàli
Chuyển thể Thơ: Giới Lạc MAI LẠC HỒNG
NHÀ XUẤT BẢN PHƯƠNG ĐÔNG PL. 2555 - DL 2010


24. Kinh BA LÊ

( Pàtika-sutta )

 

Như vậy, tôi nghe :

 

 1.       Một thời nọ, Thế Tôn vô ngại

          An trú tại bộ tộc Man-La  (1)

              Tại thành A-Nú-Bi-Da  (2)

     ( A-Dật-Di – đó cũng là thành đây )

          Buổi sáng ngày, Thế Tôn Đại Giác

          Ngài đắp y mang bát vào thành  

              Thường lệ khất thực tịnh thanh

       Nhưng Ngài tự nghĩ thoáng nhanh một mình :

        “ Giờ quá sớm trì bình khất thực

          Ta hãy ghé một chút thăm qua

              Vị du sĩ Phất-Ga-Va  (3)

       Tại nơi tịnh xá không xa nơi này ”.

 

 2.       Rồi Thế Tôn nhắm đây trực chỉ.

          Phất-Ga-Va hoan hỷ đón mời : 

 

          – “ Chào đón Thế Tôn đến nơi

       Đã lâu Ngài đã không dời đến thăm

          Xin thành tâm thỉnh Ngài an tọa

          Đây là chỗ con đã soạn dành ”.

              Thế Tôn ngồi xuống an lành

       Du sĩ lấy ghế thấp dành, ngồi bên.

          Phất-Ga-Va liền lên tiếng kể :

 

    – “ Bạch Thế Tôn Thiện Thệ ! Trước đây

    _______________________________

  (1) : Bộ tộc Malla (Mạt-La) .  (2) : Thành Anupiya  (A-Dật-Di ).

  (3) : V ị du sĩ ngoại đạo Bhaggava .

Trường Bộ - (Tập 3) Kinh 24 : BA LÊ (Pàtika)  * MLH  –  002_

 

              Su-Nách-Khách-Ta  (1) gã này

     ( Hoặc là Thiện Tịnh (1), tên đây cũng đồng )

          Lích-Cha-Vi  (2), thuộc trong bộ tộc

          Đã đến con, bực dọc nói ngay :

           – ‘Này Phất-Ga-Va ! Từ nay 

       Tôi sẽ đoạn tuyệt với ngài Thế Tôn

          Không nương vào Thế Tôn chỉ dẫn’.

          Việc y giận nói thế có không ? ”.

 

          – “ Này Phất-Ga-Va ! Thực lòng

       Su-Nách-Khách-Tá đã công khai rồi

          Đã nói lên những lời như thế.

 

 3.       Nghe Ta kể : Su-Nách-Khách-Ta

            ( Lích-Cha-Vi bộ tộc nhà )

       Thuở trước đến thất của Ta yên lành

          Sau khi đến, chí thành đảnh lễ 

          Rồi tìm chỗ ngồi kế bên ta

              Đoạn hắn chậm rải nói là :

      ‘Con xin từ bỏ Phật Đà Thế Tôn ,

          Không nương vào Thế Tôn chỉ dẫn’.

 

          Nghe vậy, Ta hỏi hắn cho ra :

          – ‘Này hỡi Su-Nách-Khách-Ta ! 

       Ta có ép phải đến ta không nào ?

          Đến đây để dựa vào chỉ dẫn

        (Và tin hẳn Giáo pháp ta không ?’)

 

          – ‘Bạch Thế Tôn ! Chính là không’.

 

  – ‘Thế ngươi có nói một lòng theo Ta,

          Để nương tựa, nhờ Ta chỉ dẫn ?’.

      – ‘Bạch Thế Tôn ! Chắc hẳn là không’.

    _______________________________

  (1) : Sunakkhatta (Thiện Tịnh) . (2) :Bộ tộc Licchavi (Ly-Xa-Tử).

Trường Bộ - (Tập 3) Kinh 24 : BA LÊ (Pàtika)  * MLH  –  003_

 

          – ‘Vậy là ngươi đã thực lòng

       Trả lời rằng : Vốn ta không yêu cầu

          Ngươi đến Ta ngỏ hầu học hỏi.

          Còn ngươi cũng chẳng nói xin ta

              Chỉ dẫn đời sống xuất gia

       Thế thì Ta với Ngươi là ai đây ?

          Mà ngươi nói từ nay dứt bỏ,

          Này kẻ ngu ! Thấy rõ hay chưa ?’.

 

 4.      – ‘ Bạch Thế Tôn ! Con xin thưa 

       Con vẫn chưa thấy thượng thừa thần thông

          Đến với Ngài chỉ mong chứng đắc

          Nhưng quả thật không chứng pháp này’.

 

         – “ Su-Nách-Khách-Ta ! Nghe đây :

       Ta có hứa hẹn điều này hay không ?

          Pháp thượng nhân thần thông sẽ đắc

          Nếu ngươi đến nương tất vào Ta ? ”

 

         – “ Bạch Ngài ! Ngài chẳng nói qua ”. 

 

 – “ Vậy ngươi có nói với Ta rõ rằng :

          Con sẽ hằng nương Ngài chỉ dẫn

          Để chứng đắc các pháp thần thông ? ”

 

         – “ Bạch Thế Tôn ! Chính là không ”.

 

 – “ Ngươi cũng biết rõ : Ta không yêu cầu

          Ngươi đến Ta ngỏ hầu chứng đạt

          Pháp thần thông của các thượng nhân.

              Còn ngươi cũng không nói rằng :

       Cần sự chỉ dẫn công bằng của Ta

          Khiến đắc qua thần thông các pháp

          Này kẻ ngu phức tạp ở đây !

              Ta là ai, ngươi là ai ?

Trường Bộ - (Tập 3) Kinh 24 : BA LÊ (Pàtika)  * MLH  –  004_

 

       Mà ngươi lại nói từ nay dứt trừ ?

 

          Ngươi hãy nghĩ là từ Chuyển Pháp

          Ta thuyết giảng chánh pháp cao minh

              Đưa người tinh tấn thực hành

       Đến chỗ tận diệt vô minh khổ sầu.

          Các thần thông pháp nào thù thắng

          Có thực hiện hay chẳng thực hành

              Chẳng phải cứu cánh tựu thành

       Có phải Ta dạy đành rành vậy không ? ”

 

    – “ Bạch Thế Tôn ! Thần thông cả thảy

          Ngài dạy rằng : không phải mục tiêu.

              Chỉ có chánh pháp cao siêu

       Thực hành đem đến lắm điều thanh cao

          Đưa đến chỗ khổ đau tiêu diệt

          Con được biết chính thật như vầy ! ”

 

        – “ Su-Nách-Khách-Ta ! Nghe đây :

       Cứu cánh Ta dạy diệt rày vô minh

          Khiến hữu tình khổ đau tận diệt

          Người thực hành phân biệt giả chân.

              Các pháp thần thông thượng nhân

     ( Chẳng phải cứu cánh, đâu cần quan tâm !) 

          Này kẻ ngu ! Lỗi lầm như vậy

          Ngươi phải thấy tai hại thế nào ! ”

 

 5.     – “ Nhưng Ngài không giải thích vào

       Khởi nguyên thế giới đuôi đầu cho con ”.

 

    – “ Ngươi vẫn còn có điều thắc mắc.

          Này Su-Nách-Khách-Tá ! Nghe đây !

              Ta có bảo ngươi đến đây

       Ta sẽ chỉ dẫn đủ đầy uyên nguyên

Trường Bộ - (Tập 3) Kinh 24 : BA LÊ (Pàtika)  * MLH  –  005_

 

          Giảng cho ngươi khởi nguyên thế giới ? ”

 

    – “ Bạch ! Ngài không nói tới điều này ”.

 

         – “ Vậy ngươi có nói như vầy :

       Yêu cầu Ta phải giải ngay rõ ràng

          Sự khởi nguyên của toàn thế giới

          Khi ngươi tới nương tựa nơi Ta ? ”

 

          – “ Bạch đức Thế Tôn Phật-Đà !    

       Điều này con chẳng nói ra với Ngài ”.

 

    – “ Vậy điều này chính Ta không nói, 

          Bản thân ngươi không hỏi điều này,

              Ta là ai, ngươi là ai ?

       Mà ngươi lại nói từ nay dứt trừ ?

          Này kẻ ngu ! Khởi nguyên thế giới

          Có nói tới hay chẳng quan tâm,

              Thì với chánh pháp thậm thâm

       Ta thường thuyết giảng pháp âm nhiệm mầu

          Người thực hành, khổ đau tận diệt,

          Ngươi có biết như vậy hay không ? ”

 

         – “ Bạch Thế Tôn ! Con hiểu thông

       Pháp Ngài thuyết giảng đều không nói về

          Các vấn đề khởi nguyên thế giới

          Chỉ nói tới Chánh pháp tịnh thanh

              Chính là giúp người thực hành

       Khổ đau tận diệt, phát sanh an hòa ”.

 

     – “ Này Su-Nách-Khách-Ta ! Nói tới

          Chuyện khởi nguyên thế giới dài dòng

              Dù có giải thích hay không

       Ngươi có lợi ích gì trong chuyện này ?

          Chánh pháp Ta chỉ bày chân lý

Trường Bộ - (Tập 3) Kinh 24 : BA LÊ (Pàtika)  * MLH  –  006_

 

          Giúp người trí tận diệt khổ đau

            ( Còn kẻ vô minh lún sâu

       Dù có chỉ dẫn, không sao hiểu rành )

          Này kẻ ngu ! Đành rành như vậy

          Ngươi hãy thấy lầm lỗi thế nào !

 

 6.           Su-Nách-Khách-Ta ! Lúc đầu

       Dưới nhiều phương diện, nhằm vào tán dương

          Tại địa phương Vách-Chi làng nọ

          Ngươi tán thán, bày tỏ kính tôn :

            “ Chính đây là bậc Thế Tôn !

       A-La-Hán, Đại Sa-môn nghiêm trì

          Chánh Biến Tri hay Minh Hạnh Túc,

          Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu,

              Phật, Thế Tôn, Thiên Nhân Sư’.

       

       Su-Nách-Khách-Tá ! Chính từ Vách-Chi

          Ngươi tán thán uy nghi Chánh Pháp :

         ‘Đây Chánh pháp được Phật giảng bàn

            ‘Thiết thực’, ‘vượt ngoài thời gian’,

      ‘Đến để mà thấy’ rõ ràng pháp đăng

          Pháp ấy ‘có khả năng hướng thượng’

         ‘Hiện tại’, hướng ‘người trí hiểu thôi ! ”. 

              Như vậy Vách-Chi là nơi

       Phật, Pháp, ngươi đã đồng thời ngợi ca.

 

          Này Su-Nách-Khách-Ta ! Tại đó

          Ngươi cũng có lời lẽ tán dương :

           “ Chư Tăng đệ tử Pháp Vương

       Đã khéo tu tập an tường ‘chánh chơn’

          Khéo tu tập nhiều hơn : ‘chánh trực’

          Khéo tu tập mẫu mực mọi thì

              Tu tập ‘chánh hạnh’ hành trì

Trường Bộ - (Tập 3) Kinh 24 : BA LÊ (Pàtika)  * MLH  –  007_

 

       Bốn đôi tám chúng uy nghi Tăng-già ”.

   

          Này Su-Nách-Khách-Ta ! Nên biết

          Quần chúng sẽ chì chiết bàn qua :

             ‘Sa-di (1) Su-Nách-Khách-Ta 

       Thuộc về bộ-tộc Lích-Cha-Vi này

          Không thể sống thẳng ngay, phạm hạnh

          Sống dưới sự hướng dẫn của Ngài

              Gô-Ta-Ma Phật, Như Lai

       Vì không kham nỗi, nên nay khước từ

          Bỏ đường tu, trở về thế tục      

          Để tiếp tục đời sống thấp hèn,

              Đắm chìm danh lợi đua chen’.

       Dư luận như vậy, ngươi bèn hiểu chưa ?

 

          Phất-Ga-Va ! Dù đưa phân tích  

          Để giải thích đâu chánh đâu tà

              Nhưng mà Su-Nách-Khách-Ta

       Cũng vẫn từ bỏ tinh hoa pháp rồi

          Cũng ví như người rơi đường dữ

          Vào đọa xứ, địa ngục phải sa.

 

              Phất-Ga-Va ! Thời gian qua

       Thị trấn Út-Tá-Ra-Ka (2) đặc thù

          Thuộc bộ-tộc Bu-Mu (3) – Ta ngụ

          Một buổi sáng, tuân thủ thanh qui

    _______________________________

  (1) : Sa-di - Samanero  : là những vị tập sự xuất gia giữ 10 giới ,  

  gồm 3 loại : - Khu ô Sa-di : sa-di đuổi quạ : từ 7 tuổi tới 13 tuổi .

      - Ứng  pháp Sa-di : từ 14 tuổi đến 19 tuổi . Đến 20 tuổi, có đủ

         những điều kiện theo Luật Tạng mới được thọ Tỳ-Kheo .

      - Hình đồng Sa-di : các vị lớn tuổi vào tu , phải thọ giới  Sa-di

        một thời gian trước khi được thọ Cụ-túc-giới (Tỳ Kheo ) ; và

        cũng phải hội đủ điều kiện theo Luật Tạng quy định . 

  (2) : Thị trấn  Uttaraka .        (3) : Bộ tộc  Bumu .    

Trường Bộ - (Tập 3) Kinh 24 : BA LÊ (Pàtika)  * MLH  –  008_

 

              Như Lai mang bát, đắp y 

       Su-Nách-Khách-Tá sa-di đi cùng

          Vào thị trấn, pháp dùng khất thực. 

          Lúc ấy, dưới hình thức xấu xa

              Có Kô-Rách-Khách-Ti-Da  (1)

       Tu theo hạnh chó thật là khổ thân !

          Thân trần truồng, tay chân bò lết

          Lấy miệng ăn cho hết đồ ăn

              Dù cứng dù mềm chẳng phân

       Gã chỉ dùng miệng cạp ăn dần dà.

 

          Rồi Su-Nách-Khách-Ta thấy gã

          Kô-Rách-Khách-Ti-Dá đang ăn

              Theo hạnh chó đi bốn chân

       Gã đang bò lết với chân tay mình.

          Y khởi lên vô minh ý nghĩ  

          Rất hoan hỷ hạnh chó gã này.

 

              Ta biết tâm tư y ngay

       Nên lên tiếng bảo : ‘Hỡi này kẻ ngu !

          Có phải dù thế nào thân phận

          Vẫn tự nhận Thích tử phải không ?’

 

         – “ Bạch Ngài ! Có ý gì trong

       Ngài lại nói thế ? Con không hiểu gì ! ”. 

 

     – “ Có phải ngươi đang đi khất thực

          Thấy hình thức lõa thể gã kia

              Tu theo hạnh chó chẳng lìa

       Lấy miệng mà cạp, không chìa tay ăn,

          Bốn tay chân bò lê trên đất

    _______________________________

  (1) : Người ngoại đạo tu lõa thể (không mặc quần áo) tên là

      Korakkhattiya .         

  

Trường Bộ - (Tập 3) Kinh 24 : BA LÊ (Pàtika)  * MLH  –  009_

 

          Ngươi nghĩ : Thật tốt đẹp lắm thay !

              A-La-Hán Sa-môn này

       Bò lết, lấy miệng ăn rày thức ăn ? ”.

 

    – “ Bạch Thế Tôn ! Con đang nghĩ vậy !

          Sao Ngài lại ghen ghét Thánh nhân, 

              Vị A-La-Hán cõi trần ? ”.

 

 – “ Này kẻ ngu muội, không phân chánh tà !

          Nào phải Ta sinh tâm ghét chán

          Với một A-La-Hán cao minh.

              Chính ngươi tà kiến tự sinh

       Ngưỡng mộ một kẻ lõa hình xấu xa 

          Tu hạnh tà, lết bò như chó

          Lấy miệng ăn dù đó cứng, mềm.

              Ngưoi phải từ bỏ ý trên

       Chớ để đau khổ do nên ác tà.

 

          Này Su-Nách-Khách-Ta ! Đáng trách !

          Lõa thể Su-Nách-Khách-Ti-Da

              Mà ngươi vẫn cứ nghĩ là

       Thánh A-La-Hán trải qua hành trì.

          Y sẽ bị chết vì trúng thực

          Sau bảy ngày, lập tức xảy ra

              Tái sinh Ka-La-Kanh-Cha  (1)

       Một trong loại A-Tu-La  (2) thấp hèn.

          Sau khi chết, vận đen theo sát

          Bị quăng xác nghĩa địa vắng xa

              Trên đống cỏ Bi-Ra-Na  (3).

 

       Thiện Tịnh – Su-Nách-Khách-Ta ! Nếu cần

          Hãy đến gần, hỏi người lõa thể :

    _______________________________

  (1) : Kàlakanjà .     (2) : Asura – A-tu-la .   (3) : Cỏ Bìrana .       

Trường Bộ - (Tập 3) Kinh 24 : BA LÊ (Pàtika)  * MLH  –  010_

 

         ‘Bạn có biết bạn sẽ tái sanh

              Cảnh giới nào ? Dữ hay lành ?’

       Lõa hình có thể nói rành với ngươi :

         ‘Khi qua đời, tôi sanh thẳng tới

          Vào cảnh giới Ka-Lá-Kanh-Cha

              Thấp nhất của A-Su-Ra’.

 

 8.    Này Phất-Ga-Vá ! Thế là hắn ta

          Tức Su-Nách-Khách-Ta - đến gã

          Kô-Rách-Khách-Ti-Dá lõa hình

              Nói rằng : “ Này bạn thân tình !

       Kiều-Đàm Tôn-giả đinh ninh bảo là :

         ‘Kô-Rách-Khách-Ti-Da sẽ chết

          Bảy ngày hết, trúng thực mạng vong

              Tái sinh sau khi chết xong

       Ka-La-Kanh-Chá thuộc trong đường tà

          Của giới A-Su-Ra thấp nhất

          Còn thân xác quăng vất nghĩa trang’.

              Vậy phải ăn uống đàng hoàng

       Phải giữ tiết độ để càng tốt hơn

          Giữ sức khỏe để còn chứng đối

          Ông Kiều-Đàm nói dối, gian ngoa ”. 

 

              Thế rồi, này Phất-Ga-Va !

       Vì không tin tưởng lời Ta thật thà

          Nên Su-Nách-Khách-Ta chờ đợi

          Đếm từng ngày cho tới bảy ngày. 

              Quả nhiên lõa thể gã này

       Trúng thực mà chết, sinh ngay cõi hèn.

 

 9.       Thiện Tịnh bèn đi liền đến chỗ

          Bi-Ra-Na đống cỏ nghĩa trang

              Thấy xác lõa thể rõ ràng

Trường Bộ - (Tập 3) Kinh 24 : BA LÊ (Pàtika)  * MLH  –  011_

 

       Y bèn đập mạnh ba lần lên thây                

          Hỏi rằng : ‘Này lõa hình bạn hỡi !

          Thác sanh vào cảnh giới nào đây ?’

              Bỗng có chuyện lạ đến ngay :

       Lõa thể ngồi dậy, lưng gầy tay xoa : 

        ‘ Bạn Su-Nách-Khách-Ta thân mến !

          Ta biết đến cảnh giới sanh qua

              Thuộc loài Ka-Lá-Kanh-Cha

       Một trong loại A-Tu-La thấp hèn’.

          Khi nói xong, gã bèn ngã ngửa

          Không động cựa và gã chết luôn.

 

10.          Su-Nách-Khách-Ta  u buồn 

       Đến Ta, đảnh lễ rồi buông mình ngồi.

          Phất-Ga-Va ! Thế rồi Ta hỏi :

    – “ Này Thiện Tịnh ! Ta nói trước đây 

              Sự việc về lõa thể này

       Thế nào ngươi nghĩ ? Xảy ngay như lời ?

          Hay khác hơn những lời Ta nói ? ”.

 

    – “ Bạch Thế Tôn ! Ngài nói đúng rồi ”.

 

         – “ Như vậy sự kiện đó thời

       Có phải ngươi thấy rõ rồi phải không ?

          Pháp thượng nhân thần thông thực hiện ? ”.

 

     – “ Bạch Thế Tôn ! Sự kiện đúng là

              Thượng nhân thần thông xảy ra ”.

 

  – “ Này kẻ ngu muội ! Vậy là thần thông

          Đã được Ta nói trong lúc trước

          Thế mà ngươi ngang ngược nói là :

             ‘Thế Tôn không thực hiện ra

       Thần thông thượng pháp để mà độ sinh’.

          Kẻ ngu kia ! Sự tình như vậy

Trường Bộ - (Tập 3) Kinh 24 : BA LÊ (Pàtika)  * MLH  –  012_

 

          Ngươi hãy thấy lầm lỗi của mình.

 

              Su-Nách-Khách-Ta làm thinh

       Nhưng y từ bỏ cao minh Pháp rồi.

          Cũng ví như người rơi đường dữ

          Vào đọa xứ, địa ngục phải sa.

 

11.           Một thời, này Phất-Ga-Va !

       Ta đang trú tại Vê-Sa-Li thành

          Rừng Đại Lâm, giảng đường Trùng Các

          Bấy giờ, lõa thể khác tên là

              Kanh-Đa-Rá-Má-Su-Ka  (1)

       Thực hành theo những pháp tà bất lương

          Nhưng được sự cúng dường tối thượng

          Được xưng danh tối thượng, nể vì

              Y trú tại làng Vách-Chi

       Và y phát nguyện hành trì chẳng lơi

          Theo bảy hạnh : - Trọn đời lõa thể

          Không áo quần mặc để che thân.

              Thứ hai phạm-hạnh chuyên cần

       Vâng giữ không có hành dâm trọn đời.

          Điều thứ ba, trọn đời nuôi sống

          Bằng rượu, thịt ; không vọng cháo, cơm.

              Bốn điều khác : Dù sớm, hôm

       Không qua bốn tháp bao gồm bốn phang 

          Không bao giờ đi ngang qua đó :

          Phía đông có tháp Ú-Đá-Na,

              Phía nam Gô-Ta-Ma-Ka,

       Phía bắc có Bá-Hú-Pút-Ta tháp này

          Về phía tây, Sát-Tăm-Ba tháp

          Vê-Sa-Li bốn tháp là đây.

    _______________________________

  (1) : Ngoại đạo lõa thể tên Kandaramasuka .         

Trường Bộ - (Tập 3) Kinh 24 : BA LÊ (Pàtika)  * MLH  –  013_

 

              Nhờ tuân giữ bảy hạnh này

       Lõa thể có được đủ đầy danh xưng

          Sự cúng dường không ngừng, tối thượng

          Làng Vách-Chi, y hưởng xa hoa.

 

12.           Phất-Ga-Va ! Tháng ngày qua

       Rồi thì Su-Nách-Khách-Ta đến nhà

          Gã Kanh-Đa-Rá-Ma-Su-Ká

          Với vài câu y đã hỏi qua,

              Không theo dõi câu hỏi ra

       Nên lõa thể ấy tỏ ra phật lòng

          Gã giận dữ, mắt long tức tối

          Nhưng Thiện Tịnh nghĩ lỗi tại mình :

            ‘Ta làm trái ý, bất bình 

       Sa-môn La-Hán cao minh trên đời

          Khiến bất lợi, lâu đời đau khổ

          Vì ngoan cố chống đối Thánh gia’.

 

13.          Thế rồi, này Phất-Ga-Va !

       Gã ngu Su-Nách-Khách-Ta đi về

          Dáng ê chề, đến Ta đảnh lễ

          Rồi ngồi kế một bên của Ta.

              Ta hỏi Su-Nách-Khách-Ta :

 

 – “ Này kẻ ngu tối đang sa mê tà !

          Ngươi vẫn nhận ngươi là Thích tử ? ”.

 

    – “ Bạch Điều Ngự ! Sao nói như vầy ? ”.

 

          “ Có phải vào sáng hôm nay

       Ngươi đến Kanh-Đá-Ra-Mà-Su-Ka ?

          Đặt câu hỏi, nhưng mà lõa thể

          Không theo dõi, không thể trả lời

              Y đã phật ý tức thời

Trường Bộ - (Tập 3) Kinh 24 : BA LÊ (Pàtika)  * MLH  –  014_

 

       Tức tối, giận dữ, thốt lời hét la.

          Ngươi lại nghĩ : ‘Vị A-La-Hán

          Ta đừng nên chống báng với Ngài

              Hãy giữ đừng có lầm sai

       Có thể bất lợi, lâu dài khổ đau ”.

 

    – “ Bạch Thế Tôn ! Mặc dầu như vậy

          Sao Ngài lại ganh ghét Thánh nhân

              Vị A-La-Hán cõi trần ? ”.

 

– “ Này kẻ ngu muội, không phân chánh tà !

          Nào phải Ta sinh tâm ghét chán

          Với một A-La-Hán cao minh

              Chính ngươi tà kiến tự sinh

       Ngưỡng mộ một kẻ lõa hình xấu xa

          Mà ngươi nghĩ là A-La-Hán,

          Là Sa-môn viên mãn, tốt thuần.

              Không lâu, sẽ mặc áo quần

       Y sẽ có vợ, sẽ dùng cơm canh

          Sẽ vượt quá lằn ranh các tháp

          Là bốn tháp tại Vê-Sa-Li

              Rồi y sẽ bị chết đi

       Mất hết danh dự của y hiện thời.

 

          Phất-Ga-Va ! Thế rồi diễn tiến

          Đúng như lời tiên kiến của Ta.

 

14.          Biết vậy, Su-Nách-Khách-Ta

       Đến Ta, y đảnh lễ và ngồi bên.

          Rồi Như Lai liền lên tiếng, nói :

 

    – “ Này kẻ ngu ! Thấy mọi việc này

              Đúng như Ta nói trước đây

       Hay là không phải ? Trình bày ra đi ”.

  

Trường Bộ - (Tập 3) Kinh 24 : BA LÊ (Pàtika)  * MLH  –  015_

 

    – “ Bạch Thế Tôn ! Những gì diễn tiến

          Điều Ngài nói hiển hiện không sai ”.

 

         – “ Su-Nách-Khách-Ta ! Vậy nay

       Ngươi nghĩ về sự kiện này ra sao ?

          Là đúng vào thần thông thượng pháp

          Được thực hiện thuận hạp phải không ? ”.

 

         – “ Đúng như vậy , bạch Thế Tôn ”.

      

 – “ Này kẻ ngu muội ! Vậy còn thần thông

          Đã được Ta nói trong lúc trước

          Thế mà ngươi ngang ngược nói là :

              Thế Tôn không thực hiện ra

       Thần thông thượng pháp để mà độ sinh.

          Kẻ ngu kia ! Sự tình như vậy

          Ngươi phải thấy lầm lỗi của mình ! ”.

 

              Su-Nách-Khách-Ta làm thinh

       Nhưng y từ bỏ cao minh Pháp rồi

          Cũng ví như người rơi đường dữ

          Vào đọa xứ, địa ngục phải sa.

 

15.          Một thời, này Phất-Ga-Va !

       Ta cũng đang trú Vê-Sa-Li thành

          Rừng Đại Lâm, giảng đường Trùng Các

          Bấy giờ lõa thể khác, tu tà

              Tên Pa-Tí-Ká-Pút-Ta  (1)

       Thực hành theo những pháp tà bất lương

          Nhưng được sự cúng dường tối thượng

          Được danh xưng tối thượng, nể vì

              Y cũng trú làng Vách-Chi

       Trong những buổi họp phạm vi thành này

    _______________________________

  (1) : Người ngoại đạo tu lõa thể tên là Pàtikaputta – Ba-Lê-Tử .         

Trường Bộ - (Tập 3) Kinh 24 : BA LÊ (Pàtika)  * MLH  –  016_

 

          Gã lõa thể thường hay tuyên bố :

         ‘Gô-Ta-Ma giác ngộ Sa-môn

              Là người có trí đáng tôn.

       Ta cũng có trí, thần thông kém gì

          Người có trí thường vì giải đáp  

          Trình bày pháp thượng nhân thần thông

              Nếu Gô-Ta-Ma Sa-môn

       Chịu đi một nửa đường, đồng thực thi,

          Ta sẽ đi nửa đường tiếp kế

          Hai chúng ta có thể thuận đồng

              Thực hiện thượng nhân thần thông

 

       Nếu Sa-môn đó đã hòng làm xong

          Được một pháp thần thông thi triển

          Thì ta sẽ thực hiện hai, ba 

              Nếu Sa-môn Gô-Ta-Ma

       Thực hiện bốn pháp, thì ta tám lần

          Và Sa-môn bao lần thi triển

          Ta đây sẽ thực hiện gấp đôi’.

 

16.          Này Phất-Ga-Va ! Thế rồi

       Su-Nách-Khách-Tá đến nơi tức thời

          Đảnh lễ Ta, đoạn ngồi bên cạnh

          Nói với Ta : “ Kính bạch Phật-Đà !

              Ông Pa-Tí-Ká-Pút-Ta

     ( Hay Ba-Lê-Tử ) tu qua lõa hình

          Sống trần truồng ở nơi thị tứ

          Vê-Sa-Li – được sự cúng dường

              Vô cùng trọng hậu các phương

       Danh xưng tối thượng. Ông thường nói ra :

         ‘Sa-môn Gô-Ta-Ma có trí

          Thì ta cũng có trí, kém gì !

Trường Bộ - (Tập 3) Kinh 24 : BA LÊ (Pàtika)  * MLH  –  017_

 

              Nếu mà Sa-môn thực thi

       Thần thông thượng pháp chịu thi triển rồi

          Thì ta sẽ gấp đôi thực hiện’

          Đó là chuyện con được nghe qua ”.

 

          – “ Hỡi này Su-Nách-Khách-Ta !

       Lõa thể ấy, Pa-Ti-Kà-Pút-Ta,

          Không thể đến gặp Ta, bày tỏ

          Nếu y không từ bỏ lời y

              Ôm tà kiến, tâm độn trì

       Nếu vẫn cố chấp giữ y lời tà

          Đến gặp Ta, đầu y sẽ bể ”.

 

17. –“ Bạch Thiện Thệ ! Hãy thận trọng lời 

              Thế Tôn hãy thận trọng lời ”.

 

 – “ Su-Nách-Khách-Tá ! Tâm ngươi bồn chồn,

          Tại sao ngươi phát ngôn như thế ? ”.

 

     – “ Bạch Thiện Thệ ! Ngài nói cực đoan

              Thế Tôn vừa nói rõ ràng :

 

     ‘ Nếu Ba-Lê-Tử vẫn ngang chướng kỳ

          Không từ bỏ lời y tuyên bố

          Bỏ tà kiến, từ bỏ tà tâm

              Mà lại đến Ta viếng thăm

       Đầu y bể nát, họa thâm vô lường’

          Bạch Thế Tôn ! Bất thường được tả

          Lõa thể Pa-Ti-Ká-Pút-Ta

              Với một hóa thân khác ra

       Có thể đến Phật để mà gặp ngay

          Trường hợp vậy, lời Ngài là dối ? ”.

 

18. – “ Này Thiện Tịnh ! Mỗi mỗi lời Ta

              Ngươi có khi nào thấy là

Trường Bộ - (Tập 3) Kinh 24 : BA LÊ (Pàtika)  * MLH  –  018_

 

       Lời có hai nghĩa, nói ra không nào ? ”.

 

     – “ Bạch Thế Tôn ! Do vào xét đoán 

          Tự tâm Ngài viên mãn biết là :

              Ông Pa-Ti-Ká-Pút-Ta

       Không thể gặp Phật, khi mà chính ông

          Lời tuyên bố trước không từ bỏ

          Mà không bỏ, đầu sẽ bể tan.

              Hay là điều này hoàn toàn

       Do Thiên thần khác đã mang đến Ngài

          Nên Ngài biết rõ ngay minh bạch ? ”. 

 

     – “ Này Thiện Tịnh – Su-Nách-Khách-Ta !

              Tự tâm Ta xét đoán ra

       Biết Pa-Ti-Ká-Pút-Ta lõa hình

          Nếu cố chấp vô minh tà kiến

          Không bỏ chuyện tuyên bố lời tà

              Lại muốn đến để gặp Ta

       Đầu y sẽ bị bể ra tức thì.

 

          Đồng thời cũng có vì Thiên tử

          Đến gặp Ta và tự kể ngay :

             ‘Lõa thể Ba-Lê-Tử này

       Nếu không từ bỏ chuyện sai rõ ràng

          Dám so sánh ngang hàng Phật Bảo

          Thì đầu gã cuồng ngạo bể tan’.

 

              Một vị Thiên khác hiện sang

       Từ trời Đao Lợi , hào quang sáng lòa

          Xưng là A-Chi-Ta  (1) tên đó

          Lích-Cha-Vi (1) thuộc bộ tộc này

              Vốn là Tướng Quân trước đây

    _______________________________

(1) : Vị Thiên tên Àjita , trước là Tướng quân thuộc bộ tộc Liccavi .           

Trường Bộ - (Tập 3) Kinh 24 : BA LÊ (Pàtika)  * MLH  –  019_

 

       Do vào phước báu, sinh ngay cung trời.

          Vị trời ấy đến nơi Ta ngụ

          Thưa rằng : “ Bạch Điều Ngự Phật Đà !

              Gã Pa-Ti-Ká-Pút-Ta

       Không có tàm & quý, gian tà điêu ngoa

          Lời nói gã không là sự thật

          Vì xưa kia, trước tất cả làng

              Vách-Chi – gã nói rõ ràng :

      ‘A-Chi-Ta sẽ có đàng thác sanh

          Đại địa ngục sẵn dành cho hắn’.

          Nhưng trái hẳn lời gã sân điên

              Con sinh Tam thập tam thiên

       Cõi trời Đao Lợi an nhiên hưởng nhàn.

          Ba-Lê-Tử nói càn như thế

          Không tàm & quý, là kẻ điêu ngoa.

              Gã Pa-Ti-Ká-Pút-Ta

       Nếu không từ bỏ ác tà lời y

          Mà đến gặp Toàn Tri Thiện Thệ

          Thì đầu y sẽ bể tan tành ”.

 

            “ Này Thiện Tịnh ! Việc phát sanh

       Tự tâm ta xét rõ rành như trên

          Và cũng có Chư Thiên đã kể

          Về lõa thể Ba-Lê-Tử này.

 

              Thiện Tịnh – Su-Nách-Khách-Ta ! 

       Sau khi khất thực và qua ngọ thời

          Ta sẽ đến tại nơi vườn gã

          Lõa thể Pa-Ti-Ká-Pút-Ta.

              Và này Su-Nách-Khách-Ta ! 

       Nếu muốn, ngươi hãy báo qua gã liền ”.

 

19.      Phất-Ga-Va ! Hóa duyên pháp chế

Trường Bộ - (Tập 3) Kinh 24 : BA LÊ (Pàtika)  * MLH  –  020_

 

          Vê-Sa-Li, theo lệ đến nơi

              Khất thực, thọ thực xong rồi

       Ta đi thẳng đến vườn, ngồi nghỉ trưa.

          Gã Thiện Tịnh vội đưa tin ấy 

          Cho cả thảy : người Lích-Cha-Vi,

              Hoặc người danh tiếng, quyền uy : 

      ‘Này các Hiền giả ! Sau khi ngọ thời

          Thế Tôn đã đến nơi vườn gã

          Pa-Ti-Ka-Pút-Tá  nghỉ trưa

              Nơi đây, thần thông thượng thừa

       Sẽ được biểu diễn, điều chưa bao giờ.

          Đừng chần chờ, hãy mau đến đấy

          Để được thấy thượng nhân thần thông’.

 

              Các Lích-Cha-Vi nghe xong

       Nghĩ dịp hy hữu, khó mong tái hồi.

          Các Sa-môn tuyệt vời thiện xảo

          Sẽ thi triển huyền ảo thần thông.

        

              Rồi họ báo các Bàn-môn,

       Những vị Gia-chủ đáng tôn, sang giàu

          Các ngoại đạo thuộc vào danh tiếng

          Nói sẽ có biểu diễn thần thông.

              Cùng nhau kéo đến thật đông

       Cả hàng ngàn vị vào trong vườn nhà

          Của gã Pa-Ti-Ka-Pút-Tá.

 

20.      Lõa thể này khi đã nghe là :

             ‘Có Sa-môn Gô-Ta-Ma 

       Đang nghỉ trưa tại vườn nhà của y

          Các vị Lích-Cha-Vi danh tiếng

          Các Gia-chủ vinh hiển, giàu sang

              Sa-môn, Bàn-môn các hàng

Trường Bộ - (Tập 3) Kinh 24 : BA LÊ (Pàtika)  * MLH  –  021_

 

       Các vị ngoại đạo… đều đang đến vườn

          Để xem tường thần thông thi triển’.

 

          Nghe như vậy, y biến sắc ngay

              Hoảng sợ, run rẩy chân tay

       Lông tóc dựng ngược, đến rày nơi tu

          Các Tin-Đúc-Kha-Nu du sĩ.

 

          Phất-Ga-Va ! Các vị như là

              Những Lích-Cha-Vi danh gia

       Bàn-môn địa vị, Chủ Gia sang giàu…

          Nghe lõa thể không sao bình tỉnh

          Đã hoảng hốt, lính quính sợ run

              Lông tóc dựng ngược, cuống cuồng

       Mong tìm chỗ dựa rộng dung an tường

          Đã đến vườn của đoàn du sĩ

          Là các vị Tin-Đúc-Kha-Nu  (1)

              Hội chúng liền cử một người

       Đến tìm lõa thể, nhắn lời rõ ra :

 

     – “ Này ông Pa-Ti-Ka-Pút-Tá

          Gô-Ta-Ma cao cả Thế Tôn

              Đang nghỉ trưa tại vườn ông.

       Hội chúng Phạm-chí, Sa-môn các vì

          Cùng với Lích-Cha-Vi những vị

          Vì suy nghĩ : Lõa thể người này

              Tại Vê-Sa-Li, gần đây

       Với cách trịch thượng và đầy ba hoa

          Pa-Ti-Ká-Pút-Ta tuyên bố :

 

        ‘Gô-Ta-Ma giác ngộ Sa-môn

              Là người có trí đáng tôn.

    _______________________________

(1) :Các vị du sĩ Tindukkhànu .

Trường Bộ - (Tập 3) Kinh 24 : BA LÊ (Pàtika)  * MLH  –  022_

 

       Ta cũng có trí, thần thông kém gì

          Người có trí thường vì giải đáp  

          Trình bày pháp thượng nhân thần thông

              Nếu Gô-Ta-Ma Sa-môn

       Chịu đi một nửa đường, đồng thực thi,

          Ta sẽ đi nửa đường tiếp kế

          Hai chúng ta có thể thuận đồng

              Thực hiện thượng nhân thần thông

       Nếu Sa-môn đó đã hòng làm xong

          Được một pháp thần thông thi triển

          Thì ta sẽ thực hiện hai, ba 

              Nếu Sa-môn Gô-Ta-Ma

       Thực hiện bốn pháp, thì ta tám lần

          Và Sa-môn bao lần thi triển

          Ta đây sẽ thực hiện gấp đôi’.

 

              Thì nay Tôn-giả đến rồi 

       Nửa đường đi hết, đang ngồi vườn ông

          Vậy thì ông nửa đường còn lại

          Hãy đến đấy gặp đức Thích Ca ”.

 

21.           Nghe vậy , này Phất-Ga-Va !

       Gã Pa-Ti-Ká-Pút-Ta trả lời :

       “ Này Hiền hữu ! Tôi thời sẽ đến,

          Tôi sẽ đến, này bạn mến thân ”. 

              Nhưng gã run rẩy tay chân

       Trườn bò qua lại trên phần ghế kia,

          Không thể nào xa lìa chiếc ghế

          Và không thể đứng dậy để đi.

 

         – “ Ba-Lê-Tử ! Có chuyện gì ?

       Mông ông như thể dính ghì ghế ông,

          Hay ghế dính vào mông ông vậy ?

Trường Bộ - (Tập 3) Kinh 24 : BA LÊ (Pàtika)  * MLH  –  023_

 

          Khiến không thể đứng dậy để đi ? ”.

 

        – “ Này bạn ! Tôi đến tức thì.

       Tôi sẽ đến đó. Tôi đi bây giờ ”.

 

          Nhưng lõa thể trườn bò qua lại

          Không thể nào chổi dậy, đứng lên.

              Người được cử đến nói trên

       Thấy Ba-Lê-Tử trở nên thấp hèn

          Đã thảm bại.  Y bèn trở lại

          Báo Hội chúng thảm hại gã này : 

 

        – “ Nay y miệng nói : Đến ngay !

       Nhưng không thể đứng, chân tay run hoài ”.

 

          Phất-Ga-Va ! Nghe vầy, Ta nói 

          Với Hội chúng đang đợi tại đây :

 

           “ Các Hiền giả ! Lõa thể này

       Không thể đến gặp thẳng ngay Ta liền

          Nếu không bỏ lời tuyên bố ấy

          Đầy ngạo mạn mà lại ba hoa.   

              Y không từ bỏ tâm tà

       Từ bỏ tà kiến trải qua chấp trì

          Thì đầu y bể tan tức khắc.

        ( Đúng như vậy, này Phất-Ga-Va !

              Uy đức một vị Phật Đà

       Dạ-xoa hộ pháp sẽ ra tay liền ) ”.

 

 

* * *

 

 

 

 

 

Trường Bộ - (Tập 3) Kinh 24 : BA LÊ (Pàtika)  * MLH  –  024_

 

PHẦN  II  :

 

 1.      Trong Hội chúng hiện tiền lúc ấy  

          Có Đại thần đứng dậy xin đi

              Ông thuộc người Lích-Cha-Vi

       Bất bình lõa thể, tức thì nói to :

        “ Các Hiền giả ! Chờ cho một chặp

          Tôi đến gặp lõa thể tức thì

              Để xem có thể đưa y

       Đến với Hội chúng các vì hay không ? ”.

 

          Ông nói xong, đến nơi trú ngụ

          Các Tin-Đúc-Kha-Nú du gia

              Gặp Pa-Ti-Ká-Pút-Ta

       Nói rằng : “ Này bạn ! Các nhà Bàn-môn,

          Lích-Cha-Vi đáng tôn, các vị

          Các Gia-chủ địa vị, giàu sang                                                                                                                                                                                             

              Sa-môn, ngoại đạo các hàng

       Thảy đều danh tiếng, giỏi giang có tài.

          Các vị này cùng nhau đi tới

          Vườn của ông và đợi tại đây

              Vì hiện tại đang có Ngài

       Kiều-Đàm Tôn-giả nơi này nghỉ trưa.

 

          Nghe lúc xưa ông thường tuyên bố :

         ‘Gô-Ta-Ma giác ngộ trí tài

              Ta cũng có trí kém ai !

       Ta sẽ thực hiện gấp hai, ba lần

          Những thượng nhân thần thông thi triển

          Thắng Sa-môn biểu diễn thần thông’.

 

              Nay cả Hội chúng chờ ông

       Ông hãy đến đó nếu không sợ gì !

Trường Bộ - (Tập 3) Kinh 24 : BA LÊ (Pàtika)  * MLH  –  025_

 

          Lời Tôn-giả minh tri nói rõ :

         ‘Nếu không bỏ tuyên bố trước đây

              Đầu ông sẽ bể tan ngay

       Khi ông đi đến gặp Ngài Thích Ca.

          Chúng tôi sẽ tối đa ủng hộ

          Để ông thắng, củng cố danh ông ”.

 

 2.            Lõa thể khi nghe nói xong

       Miệng nói : “Tôi sẽ thực lòng đến ngay ”.

          Nhưng run rầy chân tay, thân thể

          Cứ trườn bò trên ghế, ngồi ỳ.

              Vị Đại thần Lích-Cha-Vi

       Liền nói : “ Chiếc ghế dính ghì mông ông

          Nên ông không thể nào đứng dậy

          Cứ trườn bò qua lại ghế mình ”.

 

 3.           Đại thần biết rõ đinh ninh

       Lõa thể thảm bại, hãi kinh Phật-Đà,

          Nên trở qua báo cùng Hội chúng :

       “ Thật quả đúng ! Lõa thể hèn này

              Miệng nói : ‘Tôi sẽ đến ngay’,

       Nhưng thân trườn lướt, chân tay run hoài ”.

 

          Nghe như vậy, Như Lai bảo họ :

       “ Lõa thể này thật khó đến đây, 

              Nếu y không từ bỏ ngay

       Những lời tuyên bố chứa đầy dối gian.

          Đầu y sẽ bể tan lập tức

          Nếu y không tỉnh thức, hồi tâm.

              Thế nhưng chư vị chớ lầm !

       Lõa thể này vẫn đọa trầm, lười trây,

          Nếu các vị dùng giây thừng trói

          Dùng bò giỏi để kéo y đi

Trường Bộ - (Tập 3) Kinh 24 : BA LÊ (Pàtika)  * MLH  –  026_

 

              Thì lõa thể vẫn cố trì

       Khiến đứt giây đã trói y kéo về ”.

 

 4. & 5. Phất-Ga-Vá ! Ngồi kề sư phụ

          Có đệ tử Đa-Rú-Pát-Ti  (1)

              Cha-Li-Da là danh tri  (1)

       Đứng dậy nói với các vì tại đây :

 

       “ Các Hiền-giả ! Chờ đây một chập

          Tôi đến gặp lõa thể tức thì

              Để xem có thể đưa y

       Đến với Hội chúng các vì hay không ? ”.

          Y nói xong, đến nơi trú ngụ

          Các Tin-Đúc-Kha-Nú du gia

              Nói y những lời như là

       Vị Đại thần của Lích-Cha-Vi này.

          Nhưng lõa thể chân tay run rẩy

          Như cầy sấy, trườn lướt, ngồi ỳ

              Không thể đứng dậy để đi

       Tuy miệng lắp bắp : ‘Tôi đi đến liền’.

 

 6.       Cha-Li-Da hiện tiền thấy gã       

          Lõa thể Pa-Ti-Ká-Pút-Ta

              Thảm hại, tư cách xấu xa

       Liền dẫn sự tích cũng là ngụ ngôn :

 

    – “ Này Hiền-giả ! Thuở còn xưa lắm

          Con sư tử, vua đám thú rừng

              Suy nghĩ : ‘Nương dựa vào rừng

       Ta hãy xây dựng để hùng cứ đây

          Một sào huyệt sâu dày, vững chắc.

          Mỗi buổi chiều, nắng tắt về tây

    _______________________________

    (1) : Jàliya - đệ tử của Dàrupatti .       

Trường Bộ - (Tập 3) Kinh 24 : BA LÊ (Pàtika)  * MLH  –  027_

 

              Ta ra khỏi sào huyệt này

       Duỗi chân cho khỏe, nhìn rày bốn phương.

          Rống ba tiếng phô trương sức sống 

          Tiếng sư tử vang vọng khắp nơi

              Rồi ta sẽ đi săn mồi

       Những con thú nhỏ đơn côi, thịt mềm

          Rồi trở lại nghỉ đêm thư thái

          Tại sào huyệt vững chãi của ta’.

              Sau đó, sư tử tìm ra

       Nơi xây sào huyệt để mà dung thân

          Nó hùng cứ nơi phần rừng đó

          Và thực hiện như nó nghĩ suy.

              Khu rừng từ đó trở đi

       Muôn thú đều khiếp sợ vì mãnh sư.

       

 7.       Khu rừng cạnh nơi sư tử trú

          Có chó rừng là thú ngạo kiêu

              Đã già nhưng còn sức nhiều

       Sống bằng những thứ thịt thiu còn chừa

          Của sư tử ăn thừa để lại.

          Nhưng chó rừng tự đại nghĩ rằng :

            ‘Ví với sư tử – cũng bằng

       Ta sẽ hùng cứ để dần làm vua

          Nơi sào huyệt không thua sư tử,

          Sẽ làm như sư tử vẫn làm’.

 

              Thế rồi chó rừng ngu tham

       Buổi chiều ra khỏi cửa hang, vươn mình

          Rồi hết sức bình sinh, nó rống

          Nghĩ tiếng mình cũng giống mãnh sư.

              Nhưng than ôi ! Hoài công dư

       Tiếng tru của chó phát từ miệng ra

Trường Bộ - (Tập 3) Kinh 24 : BA LÊ (Pàtika)  * MLH  –  028_

 

          Tiếng vẫn là chó rừng đê tiện                  

          Dù kiêu ngạo cất tiếng tru xa.

              Này Pa-Ti-Ká-Pút-Ta !                            

       Ông sống dựa Gô-Ta-Ma đức lành

          Nương uy tín tịnh thanh của Phật

          Ăn đồ thừa của bậc Thế Tôn,

              Thế mà ông đã tự tôn

       Tuyên bố trịch thượng lại còn ba hoa.

          Pa-Ti-Ká-Pút-Ta đê tiện

          Là bọn nào thực hiện việc này ?

              Dám sánh ngang hàng Như Lai

       Bậc Chánh Đẳng Giác, trí tài Trượng Phu ? ”.

 

 8.       Dù đệ tử Đa-Ru-Pát-Tí

          Cha-Li-Dá – dùng ví dụ rành

              Cũng không làm cho lõa hình

       Rời khỏi chiếc ghế, thân mình khỏi run.

          Cha-Li-Da xem tuồng không khá

          Nói với Pa-Ti-Ká-Pút-Ta :

 

     “ Chó rừng tự nghĩ mình là

        Sư tử - chúa cả bao la núi rừng

        Nó liền sủa tiếng chó rừng

        Tiếng tru đê tiện, không ngừng dẳng dai

        Chó rừng sủa đó là ai ?

        Ai là sư tử hùng tài rống xa ?

 

          Cũng vậy, Pa-Ti-Ka-Pút-Tá

          Sống dựa vào đức cả Như Lai

              Uống ăn tàn thực của Ngài

       Mà trịch thượng, dám khoe tài, ba hoa ! ”

 

 9.       Phất-Ga-Va ! Dù Cha-Li-Dá

          Dùng ví dụ, nhưng gã lõa hình

Trường Bộ - (Tập 3) Kinh 24 : BA LÊ (Pàtika)  * MLH  –  029_

 

              Không thể rời khỏi ghế mình

       Đứng dậy không nổi, thân hình run khan.

          Cha-Li-Dá liền mang lời kệ

          Nói lên để chê trách gã ngu :

 

      “ Lang thang trong rừng âm u

        Sống bằng thịt của mãnh sư ăn thừa

        Tự mình đã thấy mình chưa ?

        Nghĩ mình sư tử : say sưa mộng ngày !

        Tru tiếng chó rừng dẳng dai

        Loại chó đê tiện, một loài xấu xa ”.

   

10.      Phất-Ga-Va ! Rồi Cha-Li-Dá

          Vẫn thấy gã lõa thể bò trườn

              Không thể đứng dậy, run thường

       Nên Cha-Li-Dá chán chường nói to :

 

     “ Ăn cóc, ăn chuột trong kho

        Ăn xác nghĩa địa cho no xác phàm

        Sống ở đại lâm, không lâm

        Tự nghĩ : Vị Chúa Sơn Lâm là mình

        Sủa tiếng chó rừng tanh rình

        Tiếng tru đê tiện, bực mình - dẳng dai

        Chó rừng tru đó là ai ?

        Ai là sư tử hùng tài rống xa ?.

 

          Cũng vậy, Pa-Ti-Ka-Pút-Tá

          Sống dựa vào đức cả Như Lai

              Uống ăn đồ thừa của Ngài

       Mà trịch thượng, dám khoe tài, ba hoa

          So sánh với Phật Đà cao cả

          Thiên Nhân Sư, Giác Giả từ bi

              Minh Hạnh Túc, Chánh Biến Tri 

  

Trường Bộ - (Tập 3) Kinh 24 : BA LÊ (Pàtika)  * MLH  –  030_

 

       Bậc Vô Thượng Sĩ, uy nghi từ hòa ”.

 

11.      Phất-Ga-Va ! Dù Cha-Li-Dá

          Dùng ví dụ, nhưng gã lõa hình

              Không thể rời khỏi ghế mình

       Không thể đứng dậy, thân hình run khan.

          Cha-Li-Dá trở sang Hội chúng

          Báo tin rằng : ‘Thật đúng như lời.

              Lõa thể nói : Sẽ đến nơi

       Nhưng mông dính chặt, thân thời run khan’.

 

12.      Nghe rõ ràng, Như Lai bảo họ :

       “ Lõa thể này thật khó đến đây, 

              Nếu y không từ bỏ ngay

       Những lời tuyên bố chứa đầy dối gian.

          Đầu y sẽ bể tan lập tức

          Nếu y không tỉnh thức, hồi tâm.

              Thế nhưng chư vị chớ lầm !

       Lõa thể này vẫn đọa trầm, lười trây,

          Nếu các vị dùng giây thừng trói

          Dùng bò giỏi để kéo y đi

              Thì lõa thể vẫn cố trì

       Khiến đứt giây đã trói y kéo về ”.

 

13.       Phất-Ga-Va ! Mọi bề sáng tỏ

          Lõa thể nọ dối trá, lầm sai

              Nhưng y đã thảm bại ngay

       Không dám đến gặp Như Lai một lần.

          Rồi Ta nhân việc này giảng dạy

          Cho Hội chúng nơi ấy Pháp lành

              Phấn khởi, hoan hỷ phát sanh

       Với phần thuyết pháp tựu thành lợi an.

          Nhờ nghe pháp, được toàn lợi lạc

Trường Bộ - (Tập 3) Kinh 24 : BA LÊ (Pàtika)  * MLH  –  031_

 

          Khiến cho họ giải thoát dễ dàng

              Các đại kiết sử buộc ràng,

       Cứu vớt tám vạn bốn ngàn chúng sinh.

          Đại đọa xứ tự mình thoát khỏi,

          Thiền Quang-giới tam-muội, Ta vào

              Bay lên hư không thật mau

       Phóng quang như mặt trời cao sáng lòa

          Hơn bảy cây Sa-la cao ngất

          Rồi hiện ra Trùng Các giảng đường.

 

              Su-Nách-Khách-Ta không lường 

       Sự việc như vậy tuyên dương Pháp mầu,

          Y đến Ta, đê đầu đảnh lễ

          Rồi ngồi kế bên cạnh của Ta.

              Ta hỏi Su-Nách-Khách-Ta :

 

  – “ Gã Pa-Ti-Ká-Pút-Ta lõa hình

          Những gì ngươi tự mình thấy rõ

          Thì theo đó ngươi nghĩ thế nào ? 

              Ta đã bảo ngươi ra sao ?

       Có phải sự việc đúng vào lời Ta ? ”

 

    – “ Bạch Thế Tôn ! Đúng là như thế

          Về lõa thể, sự việc này thời

              Được thực hiện đúng như lời

       Thế Tôn đã nói chẳng dời đổi đâu ”.

 

    – “ Vậy ngươi nghĩ thế nào cho hạp

          Có phải pháp thượng nhân thần thông

              Đã được thực hiện hay không ? ”

.

  – “ Bạch Phật ! Các pháp thần thông hiện rồi ”.

 

     – “ Kẻ ngu kia ! Vậy thời câu đáp :

          Có các pháp thượng nhân thần thông

Trường Bộ - (Tập 3) Kinh 24 : BA LÊ (Pàtika)  * MLH  –  032_

 

              Đã được Ta thực hiện xong,

       Thế mà ngươi nói Ta không trình bày !

          Kẻ ngu này ! Ngươi cần phải thấy

          Sự lỗi lầm như vậy của mình ”.

              Su-Nách-Khách-Tá làm thinh

       Nhưng y từ bỏ cao minh Pháp rồi

          Cũng ví như người rơi đường dữ

          Vào đọa xứ, địa ngục phải sa.

 

***

14.           Này Phất-Ga-Vá ! Chính Ta

       Biết rõ thế giới đâu là khởi nguyên

          Ta hiện tiền biết hơn thế ấy

          Biết như vậy, Ta không chấp rày

              Vì không chấp trước điều này  

       Tự thân thấu hiểu đủ đầy tịnh an,

          Sự an tịnh dễ dàng chứng ngộ

          Nên không rơi vào chỗ lỗi lầm.

 

              Phất-Ga-Vá ! Cõi thăng trầm

       Có tà Phạm-chí, sai lầm Sa-môn

          Với thiên kiến bảo tồn, tuyên bố :

          Tin vào chỗ thế giới khởi nguyên

              Là do đấng Tự Tại Thiên

       Tức Ít-Sa-Rá  (1) vẹn tuyền tạo ra.

          Hay truyền thống lâu xa nương gá

          Nói Phạm Thiên – Bram-Má (2) tạo thành.

 

              Ta đến các vị hỏi rành :

     “ Chư vị Tôn-giả tâm thành tin chuyên 

          Theo truyền thống, khởi nguyên thế giới

          Được tạo bởi đấng Tự Tại Thiên

     ________________________

    (1) : Issara -Tự-Tại Thiên .         (2) : Brahma - Phạm Thiên .

Trường Bộ - (Tập 3) Kinh 24 : BA LÊ (Pàtika)  * MLH  –  033_

 

              Hoặc do bởi đấng Phạm Thiên

       Tạo ra thế giới, khởi nguyên như vầy ? ”

          Các vị này trả lời : “ Đúng vậy ! ”.

          Ta lại hỏi vị ấy thế này :

           “ Tại sao chư Tôn giả đây

       Lại cùng tuyên bố điều này như trên ? ”             

 

          Được hỏi, họ trở nên ngơ ngác

          Vì không thể giải đáp khởi nguyên

              Các vị ấy hỏi Ta liền :

    “ Tại sao thế giới, Phạm Thiên tạo thành ? ”

 

          Ta giải rành điều này cho họ

        ( Những điều họ không hiểu xưa nay

              Dù họ chấp thủ khó lay

       Nói thế giới tạo do ngài Phạm Thiên ) :

 

15.   “ Chư Hiền-giả ! Tận duyên biến hoại

          Một giai đoạn thế giới của mình

              Chuyển hoại, phần lớn hữu tình

       A-Phát-Sa-Rá (1) tái sinh cõi này

          Quang-Âm Thiên (1), tại đây nuôi sống

          Bằng hỷ lạc, tự chiếu hào quang

              Bay lượn tự tại không gian

       Sống lâu tại đó, vinh quang, an lành.

 

          Chư Hiền giả ! Lập thành thế giới

          Sau thời gian trông đợi rất lâu

              Thế giới mới, rất rộng cao

       Phạm Cung được hiện, nhưng nào có ai !

          Cung trống rỗng, hôm mai hoang vắng.

          Một hữu tình đã tận phước duyên    

     ________________________

    (1) :Abhassara : Quang-Âm Thiên (cõi trời Quang Âm)

Trường Bộ - (Tập 3) Kinh 24 : BA LÊ (Pàtika)  * MLH  –  034_

 

              Mạng chung từ Quang-Âm Thiên

       Sinh qua Cung Phạm tức liền, ý sinh

          Nuôi mạng sống cũng bằng hỷ lạc

          Thân tốt đẹp, tự phát hào quang

              Bay lượn khắp chốn dễ dàng

       Và sống trong sự vinh quang khá dài.

 

          Sau thời gian sống hoài như vậy

          Hữu tình ấy chán ngấy, chẳng vui

              Nên khởi ước vọng khôn nguôi

       Mong sao được đón những người mới sinh.

          Lúc bấy giờ hữu tình nhiều vị

          Thọ mạng tận, phước quý tận duyên

              Mạng chung từ Quang-Âm Thiên

       Sinh qua Cung Phạm kết duyên bạn lành

          Hữu tình ấy cũng sinh từ ý

          Nuôi mạng sống bằng hỷ, phi hành

              Hào quang tự chiếu quanh mình

       Sống vậy trong sự quang vinh khá dài.

 

16.      Chư Hiền giả ! Lúc này tại đó

          Vị hữu tình đã có đầu tiên

              Phát sinh tư tưởng tự nhiên :

    “ Ta là Tối Thắng, Phạm Thiên cõi này

          Sáng Tạo Chủ, Toàn Năng, Thượng Đế

          Hóa Sanh Chủ, Chúa Tể Phạm Cung

              Với hữu tình đã sống chung

       Ta là Tổ Phụ, đã từng trãi qua

          Chúng hữu tình do ta sinh họ

          Vì sao vậy ? Bởi họ đến sau

              Do ta khởi niệm nguyện cầu

       Mong cho có bạn, đỡ sầu, tiêu dao.

Trường Bộ - (Tập 3) Kinh 24 : BA LÊ (Pàtika)  * MLH  –  035_

 

          Các hữu tình đến sau cũng nghĩ :     

          Chính vị ấy là vị Phạm Thiên

              Biến Nhãn, Tối Thắng, Thượng Tiên

       Chúa Tể, Tổ Phụ, Cha hiền chúng ta       

          Vì sao vậy ? Sinh qua đã thấy

          Có vị ấy ngự tại Phạm Cung

              Hóa Sanh, Sáng Tạo muôn trùng

       Chính từ vị ấy, ta cùng được sinh.

 

17.       Chư Hiền giả ! Hữu tình có trước

          Nhiều phước tướng, sống được lâu hơn

              Uy quyền cũng có nhiều hơn

       Các hữu tình khác thân đơn ít quyền

          Sống ngắn hơn, phước duyên cũng ít

          Tướng hảo ít, thọ mạng lại cùng.

              Hết phước sống tại Phạm Cung

       Chịu sự biến dịch phải cùng thác sanh.

 

          Các Hiền-giả ! Ngọn ngành thuyết ấy

          Được quý vị tin vậy phải không ? ”

 

              Họ đã trả lời thực lòng :

    “ Kiều-Đàm Tôn-giả ! Ở trong chuyện rồi

          Chúng tôi nghe về lời Tôn-giả

          Nói với Phất-Ga-Vá du gia :

             ‘Này Phất-Ga-Vá ! Chính Ta

       Biết rõ thế giới đâu là khởi nguyên

          Ta hiện tiền biết hơn thế ấy

          Biết như vậy, Ta không chấp rày

              Vì không chấp trước điều này  

       Tự thân thấu hiểu đủ đầy tịnh an,

          Sự an tịnh dễ dàng chứng ngộ

          Nên không rơi vào chỗ lỗi lầm’.

Trường Bộ - (Tập 3) Kinh 24 : BA LÊ (Pàtika)  * MLH  –  036_

 

18.          Phất-Ga-Vá ! Cõi thăng trầm

       Có tà Phạm-chí, sai lầm Sa-môn

          Với thiên kiến bảo tồn, tuyên bố :

          Tin vào chỗ thế giới khởi nguyên

              Là do Nhiễm Hoặc tự nhiên

       Bởi các dục lạc liên miên, tạo thành ?’

          Được Ta hỏi ngọn ngành khúc chiết

          Về chi tiết thế giới khởi nguyên

              Nhiễm hoặc bởi dục lạc liền

       Chấp kiến họ vẫn giữ tuyền phải không ?

 

          Họ xác nhận mà không cần nghĩ.

 

          Ta lại hỏi các vị ấy ngay :

 

          “ Sao chư Hiền giả xưa nay  

       Dựa vào truyền thống trình bày thuyết riêng

          Về thế giới khởi nguyên, chấp chặt :

         ‘Do nhiễm hoặc dục lạc’ như vầy ? ”

 

              Nghe Ta hỏi, các vị này

       Không thể giải đáp, ngồi ngây ra nhìn,

          Rồi nhờ Ta tận tình giảng giải

          Yêu cầu ấy, Ta đã giảng liền :

 

            “ Đã có những hạng chư Thiên

       Nhiễm hoặc dục lạc, tâm liền mê say

          Trong hí tiếu miệt mài dục lạc

          Sống lâu ngày biếng nhác nhiễm sa

              Khít–Đa–Pá–Đô–Si–Ka  (1)

       Một tên để gọi hạng là chư Thiên

          Sống mê say nên liền thất niệm

          Do thất niệm, từ bỏ thân này

       ________________________

      (1) : Khiddàpadosikà  ( bị nhiễm hoặc bởi dục lạc ) .

Trường Bộ - (Tập 3) Kinh 24 : BA LÊ (Pàtika)  * MLH  –  037_

 

              Chư Hiền-giả ! Nhờ duyên may

       Vị ấy sinh đến chỗ này, an nơi

          Khi đến tuổi, đến thời từ bỏ 

          Biệt gia đình, giòng họ, thân nhân

              Nhờ chánh ức niệm, tinh cần

       Nhờ không phóng dật, nên tâm nhập thiền

          Khi nhập định thì liền nhớ đủ

          Chỉ một kiếp quá khứ kề liền.

 

              Nói rằng : ‘Có những chư Thiên

       Không nhiễm dục lạc triền miên lâu dài

          Không nhiễm hoặc mê say hí tiếu

          Không thất niệm, khỏi chịu thác sanh

              Được sống kiên cố, thường hằng

       Còn ta thì chịu nhọc nhằn thác sanh

          Do mê say ngọn ngành dục lạc

          Nên thất niệm, cõi khác sanh vào’.

              Này các Hiền-giả ! Đuôi đầu

       Sự việc các vị không sao hiểu liền,

          Nhưng thế giới khởi nguyên, chấp chặt

         ‘Do nhiễm hoặc dục lạc’ phải không ? ” 

 

              Họ đã trả lời thực lòng :

    “ Kiều-Đàm Tôn-giả ! Ở trong chuyện rồi

          Chúng tôi nghe về lời Tôn-giả

          Nói với Phất-Ga-Vá du gia :

             ‘Này Phất-Ga-Vá ! Chính Ta

       Biết rõ thế giới đâu là khởi nguyên

          Ta hiện tiền biết hơn thế ấy

          Biết như vậy, Ta không chấp rày

              Vì không chấp trước điều này  

       Tự thân thấu hiểu đủ đầy tịnh an,

Trường Bộ - (Tập 3) Kinh 24 : BA LÊ (Pàtika)  * MLH  –  038_

 

          Sự an tịnh dễ dàng chứng ngộ

          Nên không rơi vào chỗ lỗi lầm ”.

 

* * *

19.           Phất-Ga-Vá ! Cõi thăng trầm

       Có tà Phạm-chí, sai lầm Sa-môn

          Với thiên kiến bảo tồn, tuyên bố :

          Tin vào chỗ thế giới khởi nguyên

              Dựa vào truyền thống, thuyết riêng

      ‘Nhiễm hoặc tâm trí’, có liền nguyên do.

          Ta đến họ, hỏi cho được rõ :

       “ Chư Hiền-giả tuyên bố khư khư

              Khởi nguyên thế giới do từ

      ‘Nhiễm hoặc tâm trí’ thuận vì phải không ? ”

 

          Họ xác nhận mà không cần nghĩ.

 

          Nhưng khi hỏi các vị tại sao

              Lại tuyên bố vậy cùng nhau

       Thì các vị ấy lắc đầu chịu thua.

          Rồi trái lại, họ đưa thắc mắc

          Nhờ Như Lai giải đáp việc này.

              Như Lai đã giảng giải ngay :

     “ Này các Hiền-giả ! Như vầy, đầu tiên

          Thành hình thuyết khởi nguyên thế giới

          Mà các vị biết tới lâu xa :

            ‘ Ma-Nô-Pá-Đô-Si-Ka  (1)

       Là tên một hạng cũng là chư Thiên

          Bị nhiễm hoặc căn nguyên tâm trí

          Sống lâu ngày nung chí hận thù

              Đố kỵ, oán ghét muôn thu

       Thân, tâm mệt mỏi, chúng từ bỏ thân

       ________________________

      (1) : Manopadosikà  ( nhiễm hoặc bởi tâm trí ) .

Trường Bộ - (Tập 3) Kinh 24 : BA LÊ (Pàtika)  * MLH  –  039_

 

          Một hữu tình trong hàng của chúng

          Từ bỏ thân, sanh đúng cõi này

              Khi đến an trú tại đây

       Xuất gia tu tập đêm ngày nhất tâm

          Chánh ức niệm, suy tầm, cần mẫn

          Không phóng dật, tinh tấn, nhập thiền

              Khi nhập định, tâm tịnh yên

       Nhớ kiếp gần nhất kế liền kiếp đây.

 

          Vị ấy nói : ‘Đó đây Thiên chúng

          Do tâm trí không nhiễm lỗi lầm

              Tâm không oán ghét do sân

       Cũng không đố kỵ, thân tâm an lành

          Vị ấy không thác sanh, từ bỏ

          Sống vĩnh hằng, kiên cố, thường còn.

              Chúng ta đời sống mỏi mòn

       Tâm trí nhiễm hoặc, oán hờn ghét ganh

          Thân, tâm mệt, thác sanh cõi nọ

          Sống Vô Thường, yểu thọ, biến thiên.

       

              Này các Hiền-giả hiện tiền !

       Do đây, các vị chấp liền thuyết trên

          Về thế giới khởi nguyên, chấp chặt :

         ‘Do nhiễm hoặc tâm trí’, phải không ?

 

              Họ đã trả lời thực lòng :

    “ Kiều-Đàm Tôn-giả ! Ở trong chuyện rồi

          Chúng tôi nghe về lời Tôn-giả

          Nói với Phất-Ga-Vá du gia :

            ‘ Này Phất-Ga-Vá ! Chính Ta

       Biết rõ thế giới đâu là khởi nguyên

          Ta hiện tiền biết hơn thế ấy

          Biết như vậy, Ta không chấp rày

Trường Bộ - (Tập 3) Kinh 24 : BA LÊ (Pàtika)  * MLH  –  040_

 

              Vì không chấp trước điều này  

       Tự thân thấu hiểu đủ đầy tịnh an,

          Sự an tịnh dễ dàng chứng ngộ

          Nên không rơi vào chỗ lỗi lầm ”.

 

* * *

20.           Phất-Ga-Vá ! Cõi thăng trầm

       Có tà Phạm-chí, sai lầm Sa-môn

          Với thiên kiến bảo tồn, tuyên bố :

          Tin vào chỗ thế giới khởi nguyên

              Do ‘Vô Nhân sanh’ là duyên.

       Như Lai đến họ hỏi liền chuyện đây :

 

       “ Chư Hiền-giả xưa nay chấp kiến

          Thế giới hiện do ‘Vô nhân sanh’

              Điều đó có đúng hay chăng ? ”

 

       Họ đã xác nhận điều hằng tin sâu.

          Ta lại hỏi : “Tại sao tin thế ? ”

          Họ không thể giải thích điều này

              Lại còn hỏi lại Như Lai

       Nên Như Lai đã trình bày rõ ra :

 

       “ Chư Hiền-giả ! Trải qua được biết

         ‘Vô nhân sanh’ học thuyết thành hình : 

              Có những Chư Thiên hóa sinh

       Thường gọi ‘Vô Tưởng Hữu Tình’ là tên

          Một tưởng niệm khởi lên trong họ

          Liền từ bỏ thân của chư Thiên

              Cõi này sinh đến do duyên

       Khi đã đến tuổi thì liền xuất gia

          Khi xuất gia, vị này từ bỏ                     

          Biệt gia đình, giòng họ, người thân

              Nhờ không phóng dật, tinh cần

Trường Bộ - (Tập 3) Kinh 24 : BA LÊ (Pàtika)  * MLH  –  041_

 

       Nhờ chánh ức niệm, nên tâm nhập thiền

          Khi nhập định, ý riêng liền khởi

          Nhớ đến thời tưởng niệm phát sinh

              Nói rằng : ‘Do Vô Nhân sinh

       Bản ngã, thế giới của mình  thật hay.

          Vì sao thế ? Vì nay tôi Có

          Trước đây tôi chẳng có hiện bày

              Từ trạng thái  Không Có  này

       Tôi đã thực sự thành ngay hữu tình’.

 

          Các Hiền-giả đinh ninh chấp kỹ 

        ‘Vô nhân sanh’ thuyết lý phải không ? ”.

 

              Họ đã trả lời thực lòng :

    “ Kiều-Đàm Tôn-giả ! Ở trong chuyện rồi

          Chúng tôi nghe về lời Tôn-giả

          Nói với Phất-Ga-Vá du gia :

            ‘ Này Phất-Ga-Vá ! Chính Ta

       Biết rõ thế giới đâu là khởi nguyên

          Ta hiện tiền biết hơn thế ấy

          Biết như vậy, Ta không chấp rày

              Vì không chấp trước điều này  

       Tự thân thấu hiểu đủ đầy tịnh an,

          Sự an tịnh dễ dàng chứng ngộ

          Nên không rơi vào chỗ lỗi lầm ”.

 

21.           Phất-Ga-Vá ! Với công tâm

       Ta tuyên bố vậy để nhằm giảng ra

          Quan niệm Ta như vầy, giải kỹ

          Nhưng một số Phạm-chí, Sa-môn

              Bài xích một cách trống không

       Giả dối, hư ngụy, không thông chánh tà :

     

        “ Gô-Ta-Ma Sa-môn Tôn giả

Trường Bộ - (Tập 3) Kinh 24 : BA LÊ (Pàtika)  * MLH  –  042_

 

          Cùng đệ tử, tất cả đảo điên

              Sa-môn tuyên bố ý riêng :

      ‘Ai đạt giải thoát, vẹn tuyền tịnh thanh

          Khi vị ấy hiểu rành thuộc tính :

          Mọi vật là bất tịnh’ – như vầy.

              Nhưng Phất-Ga-Vá ! Ta đây

       Không bao giờ nói điều này như trên.

          Ta nói lên một điều, ý khác :

        ‘ Ai đạt đến giải thoát, tịnh thanh

              Khi nào vị ấy biết rành :

       Mọi vật thanh tịnh’ – xoay quanh chủ đề ”.

 

     – “ Bạch Thế Tôn ! Bàn về điều đó

          Thì chính họ điên đảo, ngụy tà

              Khi họ chỉ trích Phật Đà

       Cùng chư Phích-Khú Tăng-già nói chung.

          Con tin tưởng, vô cùng hoan hỷ

          Rằng Thế Tôn sẽ chỉ dẫn con

              Thanh tịnh, giải thoát vuông tròn ”.

 

  – “ Này Phất-Ga-Vá ! Cũng còn gian nan

          Khi ngươi đã hoàn toàn chấp chặt

          Các kiến giải sai khác với Ta

              Kham nhẫn mọi viêc khác xa

       Mục tiêu hướng đến cũng là khác nhau, 

          Được huấn luyện dựa vào phương pháp

          Cũng sai khác để đạt mục tiêu

              Là giải thoát, thanh tịnh nhiều

       Phất-Ga-Vá hãy đặt điều tín tâm 

          Ở Như Lai, để tầm hướng thượng

          Khéo giữ lòng tin tưởng nơi Ta ”.

 

        – “ Bạch đức Thế Tôn Phật Đà !      

Trường Bộ - (Tập 3) Kinh 24 : BA LÊ (Pàtika)  * MLH  –  043_

 

       Với con, thật khó trải qua hành trì     

          Theo Chánh Pháp, thực thi từng bước

          Để đạt được giải thoát, tịnh thanh.

            ( Nhưng xin Thế Tôn chứng minh )

       Ít nhất con cũng chí thành vững tin

          Vào Thế Tôn, giữ gìn chân thật 

          Lòng tin tưởng son sắt của con ”.

 

              Được nghe từ đức Thế Tôn

       Thuyết giảng phương tiện pháp môn độ đời,

          Phất-Ga-Vá, tức người du sĩ

          Rất hoan hỷ tín thọ lời vàng

              Của đức Thế Tôn dạy ban

       Nêu rõ chân lý minh quang tuyệt vời ./-

 

        Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật  ( 3 L )

 

 

 

*

*  *

 

(  Chấm dứt Kinh số 24 : BA-LÊ  –  Pàtika-sutta  )

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]