Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Kinh Duy Ma Cật Sở Thuyết

10/10/201014:57(Xem: 8716)
Kinh Duy Ma Cật Sở Thuyết

VIMALAKĪRTINIRDEŚA-SŪTRA
Bản Hán ngữ: DUY-MA-CẬT-SỞ THUYẾT KINH
Của Tam tạng Pháp sư Cưu-ma-la-thập
Tham chiếu: THUYẾT VÔ CẤU XƯNG KINH
Đường Huyền Trang dịch - bản dịch Việt: TUỆ SỸ
Nhà xuất bản Phương Đông 2008

634107013597771731

Duy-ma-cật sở thuyết kinh(zh. 維摩詰所說經, sa. vimalakīrtinirdeśa) là mộttác phẩm quan trọng của Phật giáo Đại thừa, có ảnh hưởng rất lớn đến nền Phậtgiáo tại Trung Quốc, Việt Namvà Nhật Bản. Kinh xuất hiện khoảng thế kỉ thứ 2 sau Công nguyên, mang tên của Duy-ma-cật (sa. vimalakīrti),một cư sĩ giàu có, sống cuộc đời thế tục nhưng vẫn đi trên con đường Bồ Tát.Nhờ kinh này mà người ta có thể xem cư sĩ và tăng sĩ có một mục đích như nhautrên đường tiến đến giác ngộ.

Điều may mắn hiếm có là Phạn bản của kinh này - được cho là thất truyền từ baonhiêu thế kỉ - đã được Giáo sư Takahashi Hisao (Cao Kiều Thượng Phu) phát hiệnngày 30tháng 6 năm 1999,trong khi ông cùng nhóm nghiên cứu đang sưu tầm thư tịch trong thư viện củacung điện Potala, kinh đô Lhasa, TâyTạng. Sau hơn bốn năm nghiên cứu và kí âm la-tinh, bản này được nhóm Nghiêncứu Văn học Phật giáo Sanskrit, Viện Đại học Taisho, Tokyo (大正大學總合佛教研究所—梵語佛典研究會)phát hành tháng 3 năm 2004.Chất lượng văn bản khá tốt mặc dù còn nhiều lỗi ghi chép, cần được chỉnh lạitrước khi dịch. Tuy nhiên, việc cho ra một bản khảo cứu vẫn còn là một điều đápứng được, đòi hỏi một công trình nghiên cứu, đối chiếu phục hồi văn bản hẳn hoi.

Có ba bản chữ Hán còn được lưu lại trong ĐạiChính Tân Tu Đại tạng kinh:

  1. Phật thuyết Duy-ma-cậtkinh(zh. 佛說維摩詰經), Taishō No. 474, 2 quyển, Chi Khiêm (zh. 支謙)dịch đầu thế kỉ thứ 3 sau CN.
  2. Duy-ma-cật sở thuyết kinh(zh. 維摩詰所說經), TaishōNo. 475, 3 quyển, Cưu-ma-la-thập (zh. 鳩摩羅什, sa. kumārajīva)dịch đầu thế kỉ thứ 5 sau CN.
  3. Thuyết Vô Cấu Xưng kinh(zh. 說無垢稱經),Taishō No. 476, 6 quyển, Huyền Trang (zh. 玄奘) dịch giữa thế kỉ thứ 7 sau CN.

Bản Tạng văn mang tựa ´phags pa dri ma med par grags pas bstan pa zhes bya ba theg pa chen po`imdo. Chos nyid tshul khrims (sa. dharmatāśīla) dịch cuối thếkỷ 8. Bảng Tạng văn này được xem là giống bản gốc Phạn nhiều nhất. Bản gốcPhạn và bản dịch Tạng có 12 chương, trong khi ba bản Hán có 14 chương. Tên cácchương của bản Phạn và Tạng gần như giống nhau hoàn toàn.

Ngoài các bản dịch Hán, Tạng nói trên còn nhiều bản dịch sang tiếngAnh, Pháp, Đức quan trọng khác; được dịch từ các bản dịch Hán, Tạngnêu trên. Đáng kể nhất phải nói là bản dịch tiếng Pháp của Étienne Lamotte: L'Enseignementde Vimalakīrti(Vimalakīrtinirdeśa), Louvain,1962.

Trong các bản dịch tiếng Việt thì bản của Thượng toạ Thích Tuệ Sỹ chỉnh hơn hết. Thượng toạ dịch từ bảnCưu-ma-la-thập, nhưng đối chiếu với hai bản Hán còn lại, thêm vào đó so với bảnPhạn cũng như những bản chú giải căn bản của Khuy Cơ, Tăng Triệu, Cát Tạng,v.v...

Tư tưởng chủ đạo

Khung cảnh của kinh này thuật lại hoàn cảnh Duy-ma-cật đang lâm bệnh tạinhà. Bệnh của ông được hiểu như một sự khéo léo trong lúc áp dụng phương tiện(sa. upāyakauśalya) dạy người. Phật cử nhiều đại đệ tử đi đến nhà ônghỏi thăm nhưng tất cả đều khước từ. Cách hiểu sai lầm của họ về giáo lí đã đượcDuy-ma-cật chỉnh lại và vì thế họ hổ thẹn, không dám đại diện Phật đến hỏithăm. Giáo lí của kinh này được trình bày rõ nhất trong chương thứ ba. Bài dạycho Xá-lợi-phất ngay đầu chương đã đưa ngay lập trường củathiền Đại thừa, đặc biệt là Thiền như Thiềntông chủ trương. Trong kinh, Tôn giả Xá-lợi-phất thưa với Phật (III.3, ChânNguyên dịch Phạn-Việt)...

Quan niệm trọng yếu của kinh này là tínhkhông (sa. śūnyatā) của tất cả các pháp. Trong tính không này thì cảHữu lẫn Vô đều được hợp nhất. Bất nhị (sa. advaya) là nền tảng của giáolí trong kinh này thế nhưng, bất nhị rất khó diễn bày. Ba mươi hai vị Bồ Tát(chương 8) đều không trình bày nổi. Ngay cả Bồ Tát Văn-thù-sư-lợi (sa. mañjuśrī)- hiện thân của trí huệ siêu việt - cũng không giải thích nổi bởi vì ngôn ngữkhông thể diễn bày Pháp môn bất nhị này. Chỉ có Duy-ma-cật giải bày bằng sự imlặng, một sự im lặng sấm sét (mặc như lôi 默如雷). Im lặng ở đây không phải làkhông hiểu, không diễn bày mà chính là ngôn ngữ tuyệt đỉnh, ngôn ngữ duy nhấtcó thể trình bày cái Bất khả tư nghị (sa. acintya).

Ngoài ra, kinh này còn minh họa rất sinh động cách sống của người Phật tử đểnhắm đến giải thoát và cách áp dụng tri kiến về tính không trong cuộc sống hàngngày, được Phật tử tại Đông Á,Đông Nam Á rất ưa chuộng và tụng đọc. Rất nhiều bài luậnchú được viết và nổi tiếng nhất là: Chú Duy-ma(zh. 注維摩) củaTăng Triệu, 10 quyển; Duy-ma kinh huyền sớ(zh. 維摩經玄疏)của Trí Khải, 6 quyển; Duy-ma kinh nghĩa sớzh. 維摩經義疏 của Cát Tạng. Tại Nhật, Thánh Đức Thái tử (zh. 聖德太子, 574-662) đã viết mộtbài luận quan trọng về kinh này dưới tên Duy-ma kinh nghĩa sớ(zh. 維摩經義疏).Ông dùng bản dịch của Cưu-ma-la-thập và có lẽ vì vậy, bản dịch này được sử dụngnhiều hơn hết tại Đông Á.

(Bách Khoa Toàn Thư http://vi.wikipedia.org/)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]