Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

16. Kinh Đại Niết Bàn

17/05/202013:54(Xem: 2078)
16. Kinh Đại Niết Bàn

TAM TẠNG THÁNH KINH PHẬT GIÁO

TẠNG KINH (NIKÀYA)
Thi Hóa
TRƯỜNG BỘ KINH
(Dìgha Nikàya)
Tập II
Hòa Thượng THÍCH MINH CHÂU
Dịch sang tiếng Việt từ Tam Tạng Pàli
Chuyển thể Thơ: Giới Lạc MAI LẠC HỒNG
NHÀ XUẤT BẢN PHƯƠNG ĐÔNG PL. 2555 - DL 2010


16.   Kinh

ĐẠI BÁT NIẾT BÀN

(Mahà-Parinibbàna-sutta)

 

Như vậy, tôi nghe :

 

 1.       Một thời, đức Thế Tôn ngụ tại

          Vương Xá thành – Rá-Chá-Ga-Ha  (1)

              Trên núi Gít-Chá-Ku-Ta  (2)

       Hay núi Linh Thứu (2) không xa xóm nhà.

       

          Lúc ấy A-Cha-Ta-Sát-Tú  (3)

       – A-Xà-Thế  – vương chủ quốc gia

              Ma-Ga-Tha  –  Ma-Kiệt-Đà

     ( Con vua Bim-Bí-Sa-Ra – Tần-Bà

          Vi-Đề-Hy lệnh bà mẫu hậu )

          A-Xà-Thế muốn tạo quyền uy

              Định chinh phục dân Vách-Chi  (4)

       Cũng chính là xứ Bạt-Kỳ (4) danh tri

          Vua nghĩ dẫu Vách-Chi hùng mạnh

          Ta quyết đánh, dấy động can qua

              Khiến dân Vách-Chi tiêu ma

       Sáp nhập xứ ấy vào Ma-Kiệt-Đà.

 

 2.      Gọi Bàn-môn Vát-Sa-Ka-Rá  (5)

    _______________________________

  (1) : Ràjagaha ( Thành  Vương Xá ).

  (2) : Núi Gijjhakùta ( Linh Thứu & Linh Sơn hay Kỳ-Xà-Quật )

  (3) : Vua Ajàtasattu Vedehyputta (A-Xà-Thế, con bà Vi-đề-hy )

        là con vua Bimbisara (Tần-Bà-Sa-La hay Bình-Sa Vương)

       trị vì nước Magadha (Ma-Kiệt-Đà).

  (4) : Xứ Vajjì  ( Bạt-Kỳ ).

  (5) : Vị Bà-la-môn Đại thần Magadha tên Vassakara ( Vũ-Xá ).

Trường Bộ - (Tập 2 ) K. 16 : ĐẠI BÁT NIẾT BÀN  * MLH  –  100

 

          Cũng có tên Vũ Xá đại thần

              Đến cung, vua nói điều cần :

 – “ Này khanh ! Khanh hãy tự thân an hòa

          Đến Thế Tôn, thay ta đảnh lễ

          Vấn an Ngài pháp thể khinh an

              Có ít bệnh, ít não chăng

       Có được lạc trú, thân hằng khỏe chăng ?

          Bạch tiếp rằng : Vua A-Xà-Thế

          Muốn chinh phục toàn thể Vách-Chi

              Vì muốn chứng tỏ quyền uy

       Và muốn sáp nhập Vách-Chi tức thì.      

          Khanh phải cố nhớ ghi lời dạy

          Của Thế Tôn, nói lại Trẫm hay

              Kim ngôn của Phật thẳng ngay

       Không hề hư vọng, lời Ngài đáng tin ”.

 

 3.      Vị đại thần vâng gìn lời dặn

          Soạn nhiều xe thù thắng cùng đi

              Đến núi Linh Thứu tức thì

       Thẳng qua tới chỗ, rồi đi bộ vào

          Gặp Thế Tôn liền chào, thăm hỏi

          Lời xã giao, và nói họ tên

              Xong rồi ngồi xuống một bên

       Hướng về đức Phật, thốt lên trình bày :

 

    – “ Thưa Tôn Giả ! Hôm nay thay chủ

          A-Cha-Ta-Sát-Tú Đại Vương

              Cúi đầu đảnh lễ Pháp Vương

       Vấn an Tôn Giả có thường khinh an ?

          Có thiểu bệnh, ít đàng phiền não ?

          Có lạc trú, an hảo hay không ? ”

              Rồi thưa với đức Thế Tôn :

Trường Bộ - (Tập 2 ) K. 16 : ĐẠI BÁT NIẾT BÀN  * MLH  –  101

 

    ‘Vua muốn chinh phục, diệt xong Bạt-Kỳ

          Vua nghĩ dẫu Vách-Chi hùng mạnh

          Ta quyết đánh, dấy động can qua

              Khiến dân Vách-Chi tiêu ma

       Sáp nhập xứ ấy vào Ma-Kiệt-Đà

          Lại dặn con nghe qua lời dạy

          Của Tôn Giả, nói lại vua hay ”.

 

 4.           Lúc bấy giờ , ở nơi này

       Có sự hiện diện của ngài A-Nan  (1)

          Là thị giả, ngài đang đứng quạt

          Cho Thế Tôn được mát trời hè

              Phật nói cho A-Nan nghe :

 – “ A-Nan ! Con có biết về Vách-Chi

          Dân Bạt-Kỳ có thường tụ họp

          Và tụ họp đông đảo với nhau ? ”

 

          – “ Bạch Thế Tôn ! Cả trước sau

       Vách-Chi dân chúng cùng nhau thuận hòa

          Thường tụ họp vui và đông đảo ”.

 

     – “ A-Nan-Đa (1) ! Hòa hảo như vầy

              Vách-Chi dân ấy càng ngày

       Càng được hưng thịnh, vui vầy, bình an. 

          Này A-Nan ! có nghe dân thứ

          Họp, giải tán, cộng sự với nhau

    _______________________________

  (1) : Ananda hay A-Nan  là con Hộc-Phạn Vương ( Sukodana – 

       em Vua Tịnh Phạn - Suddhodana ), tức là em chú bác với Đức

      Phật . Xuất gia cùng với 6 vị vương-tử giòng Thích Ca khi đức

      Phật về thăm lại Ca-Tỳ-La-Vệ (Kapilavatthu ) lần đầu tiên sau 

      khi thành đạo .  Tôn-giả là vị Thị giả hầu cận thân tín của Đức

     Phật suốt 30 năm trung-giác-thời và hậu-giác-thời của Phật .

     ( 15 năm tiền-giác-thời, đức Phật chưa có vị  thị giả nào nhất

    định và chính thức ) .

Trường Bộ - (Tập 2 ) K. 16 : ĐẠI BÁT NIẾT BÀN  * MLH  –  102

 

              Trong niệm đoàn kết làm đầu ? ”

 

 – “ Thưa ! Họ đoàn kết với nhau mọi thời ”.

 

    – “ Dân Vách-Chi sống đời đoàn kết

          Trong khi họp, họp hết, cùng làm

              Với sự tương nhượng, nhẫn kham

       Thì Vách-Chi chẳng thể làm tiêu vong.

          Này A-Nan ! Có không họ kể

          Không ban hành luật lệ chưa ban

              Không hủy bỏ Luật đã ban

       Sống đúng truyền thống xưa, đang lưu truyền ?”

 

    – “ Bạch Thế Tôn ! Căn nguyên con biết

          Dân Vách-Chi quả thiệt như vầy ”.

      

          – “ A-Nan ! Nếu đúng điều đây

       Vách-Chi dân ấy càng ngày thịnh an.

          Này A-Nan ! Có nghe họ kể

          Thường sùng kính, đảnh lễ, cúng dường

              Các bậc Trưởng lão minh lương

       Và nghe lời dạy tinh tường từ đây ? ”.

 

    – “ Bạch Thế Tôn ! Dân đây nghe bảo

          Lễ, cúng dường Trưởng lão Vách-Chi ”.

 

          – “ A-Nan ! Như vậy Bạt-Kỳ

       Sẽ mãi hưng thịnh, không suy giảm gì.

          A-Nan-Đa ! Vách-Chi nam tử

          Có bắt cóc phụ nữ  thiếu thanh

              Cưỡng ép họ sống với mình ? ”.

 

  – “ Bạch Phật ! Điều đó thật tình là không ”.

 

    – “ A-Nan-Đa ! Nếu không như thế 

          Thì Vách-Chi không thể diệt vong.

 

Trường Bộ - (Tập 2 ) K. 16 : ĐẠI BÁT NIẾT BÀN  * MLH  –  103

 

            – A-Nan ! Tự miếu ngoài trong

       Dân Vách-Chi có một lòng kính tôn

          Không bỏ phế tổ tông cúng lễ

          Trước đến nay thừa kế, tiếp làm ? ”.

 

         – “ Bạch Phật ! Cúng lễ nghiêm trang

       Tôn kính tự miếu họ đang phụng thờ ”.

 

    – “ A-Nan-Đa ! Chính nhờ như thế

          Dân Vách-Chi không thể điêu tàn.

              A-Nan ! Họ có hân hoan

       Bảo hộ đúng pháp các hàng Thánh Tăng

          A-La-Hán tịnh thanh nơi khác

          Đã đến rồi, an lạc trú đây

              Các bậc La-Hán xa hay

       Cũng sẽ tìm đến, đêm ngày sống an ? ”.

 

    – “ Bạch Thế Tôn ! Rõ ràng con biết

          Điều nói trên họ quyết thực hành ”.

 

        – “ A-Nan ! Dân đó thiện lành

       Ủng hộ La-Hán tịnh thanh như vầy

          Thì Vách-Chi càng ngày càng thịnh

          Không suy giảm, an định đáng tôn ”.

 

 5.           Rồi Phật nhìn vị Bàn-môn  (1)

       Vát-Sa-Ka-Rá (2), ôn tồn nói ngay :

 

       “ Nguyên trước đây Như Lai du hóa

          Vê-Sa-Ly thành đã sống qua

              Tự miếu Sa-Ranh-Đa-Đa  (3) 

       Tại đây ta đã dạy ra bảy điều

    _______________________________

  (1) : Bàn-Môn hay Phạm-Chí tức là Bà-La-Môn .

  (2) : Vị Bà-la-môn Đại-thần Magadha tên Vassakara ( Vũ-Xá ).

  (3) : Tự miếu Sàrandada .

Trường Bộ - (Tập 2 ) K. 16 : ĐẠI BÁT NIẾT BÀN  * MLH  –  104

 

          Pháp bất thối sớm chiều thực hiện

          Dân Vách-Chi mạnh tiến, thịnh an.

 

              Này Vũ-Xá ! Điều rõ ràng

       Khi nào dân đó nghiêm trang thực hành

          Theo bảy pháp vô tranh bất thối

          Thì tuyệt đối dân xứ Bạt-Kỳ

              Sẽ được cường thịnh, quang huy

       Không bị suy giảm, trải đi lâu dài ”.

 

          Nghe nói vậy, Vát-Sa-Ka-Rá

          Đại thần Ma-Ga-Thá nước này

              Thưa rằng : “ Tôn Giả, Lành thay !

       Chỉ cần dân ấy hành ngay một điều

          Pháp bất thối sớm chiều thực hiện

          Thì vĩnh viễn cường thịnh, tiến xa

              Huống là bảy pháp kể qua

       Cũng đều nghiêm chỉnh trải qua thực hành.

          Kính bạch đức Kiều-Đàm Tôn Giả

          A-Cha-Tá-Sát-Tú Đại Vương

              Không thể đánh bại đường đường

       Ở trong chiến trận, chủ trương bạo quyền

          Trừ phi nếu tùy duyên tính toán

          Kế ly gián hay dụng ngoại giao

              Kính thưa Tôn Giả quý cao !

       Con xin từ giả, còn bao chuyện cần ”.

 

    – “ Này Bàn-môn ! Đại thần trách nhiệm

          Hãy làm chuyện ông nghĩ hợp thời ”.

      

              Bàn-môn Vũ-Xá thuận lời

       Hoan hỷ tán thán, đoạn rời Linh Sơn.

 

 6.      Khi Bàn-môn Vát-Sa-Ka-Rá

Trường Bộ - (Tập 2 ) K. 16 : ĐẠI BÁT NIẾT BÀN  * MLH  –  105

 

          Đi chưa lâu, Phật đã dạy rằng :

          – “ A-Nan ! Hãy họp Chúng Tăng

       Tỷ Kheo những vị sống gần chúng ta

          Tại Ra-Chá-Ga-Ha – Vương Xá

          Tập họp cả vào tại giảng đường ”.

              A-Nan vâng lệnh Pháp Vương

       Tập họp tất cả các phương Tăng-Già

          Về Linh Thứu, Phật Đà truyền gọi.

          Khi chư Tăng tựu hội đã xong

              Tôn-giả A-Nan vào trong

       Tịnh thất của Phật để thông báo rằng :

       “ Thỉnh Thế Tôn quang lâm nơi giảng

          Chư Tỷ Kheo đã sẵn đợi Ngài ”.

 

              Đức Phật đứng dậy khoan thai

       Đến nơi hội họp, thỉnh Ngài ngồi an

          Trên chỗ ngồi chư Tăng soạn sẵn

          Đức Chánh Đẳng lên tiếng dạy rằng :

 

         – “ Này các Tỷ Kheo Chúng Tăng !

       Ta sẽ giảng giải, phải hằng nhớ ghi

          Suy nghiệm kỹ những gì Ta nói

          Đem thực hành sẽ lợi ích nhiều.

      

               Này các Tỷ Kheo ! Sớm chiều

       Tăng Chúng phải nhớ những điều dưới đây :

 

       * Chúng Tỷ Kheo thường hay tụ hội  

          Và tụ hội đông đảo cùng nhau

              Lấy pháp Bất Thối làm đầu

       Tăng-Già hưng thịnh, không sao suy tàn.

 

       * Chúng Tỷ Kheo hân hoan tụ họp

          Trong khi họp, giải tán, thực hành

Trường Bộ - (Tập 2 ) K. 16 : ĐẠI BÁT NIẾT BÀN  * MLH  –  106

 

              Trong niệm đoàn kết trong lành

       Tăng-già hưng thịnh, không sanh suy tàn.

 

       * Chúng Tỷ Kheo không ban luật lệ

          Là giới luật không được ban hành

              Không bỏ giới luật tinh anh

       Học giới cao khiết ban hành trước nay

          Thì Tăng-già càng ngày càng thịnh

          Không suy giảm, chân chính, lâu dài.

 

           * Tỷ Kheo tôn sùng, tỏ bày

       Cúng dường, đảnh lễ các Ngài Đại Tăng

          Bậc Tỷ Kheo xuất trần Thượng Tọa

          Giàu kinh nghiệm, lạp cả niên cao

              Cha mẹ, sư trưởng thuộc vào

       Hằng nghe lời dạy biết bao lợi này

          Thì Tăng-già càng ngày càng thịnh

          Không suy giảm, Pháp tịnh lâu dài.

 

          *  Chúng Tỷ Kheo suốt đêm ngày 

       Không bị chi phối bởi rày Ái tham

          Tham ái này tác thành đời khác

          Thời Tăng-già an lạc thịnh hưng

              Không bị suy giảm giữa chừng

       Là pháp Bất Thối không ngừng thực thi.

 

      *  Chúng Tỷ Kheo thích nghi an tịnh 

          Lìa đông đảo, chẳng dính bụi trần

              Tăng-già hưng thịnh, tịnh thân

       Sẽ không suy giảm, Pháp chân lâu dài.

 

      *  Chúng Tỷ Kheo đêm ngày an trú

          Trong chánh niệm, nghiêm thủ Giới lành

              Khiến bạn đồng tu tịnh thanh

Trường Bộ - (Tập 2 ) K. 16 : ĐẠI BÁT NIẾT BÀN  * MLH  –  107

 

       Chưa đến, muốn đến tu hành với nhau

          Nếu vị nào đã cùng đến ở

          Sống an lạc, không sợ điều chi

              Hành pháp Bất Thối này thì

       Tăng-già hưng thịnh, không gì lung lay

          Không suy giảm, lâu dài Chánh pháp.

          Đây bảy Pháp Bất Thối giải trình

              Khi nào Tăng Chúng nghiêm minh

       Thực hành đầy đủ sẽ sinh thịnh cường.

 

 7.       Các Tỷ Kheo ! Tinh tường nghe rõ

          Bất thối có bảy pháp khác hơn

              Nghe kỹ, suy nghiệm nguồn cơn

       Hiểu rõ, thực hiện chánh chơn pháp này :

 

      *  Chúng Tỷ Kheo thẳng ngay, không thích

          Chuyện thế sự vô ích không làm

              Không hoan hỷ thế sự nhàm

       Với chuyện thế sự không đam mê vào

          Thì Tăng-già biết bao cường thịnh

          Không suy giảm, Pháp tịnh lâu dài.

 

          *  Nếu chúng Tỷ Kheo đêm ngày

       Không thích phiếm luận, không hay luận bàn

          Chuyện phù phiếm của hàng thế tục

          Không hoan hỷ với mục phiếm bàn

              Tăng-già cường thịnh, lạc an

       Không hề suy giảm, Đạo Vàng dài lâu.

 

      *  Chúng Tỷ Kheo ở đâu an trú

          Không ưa thích mê ngủ triền miên

              Dành nhiều thời gian hành thiền

       Tu học đúng pháp hiện truyền bá ra

          Thì Tăng-già mãi luôn cường thịnh

Trường Bộ - (Tập 2 ) K. 16 : ĐẠI BÁT NIẾT BÀN  * MLH  –  108

 

          Không suy giảm, Pháp tịnh lâu dài.

 

          *  Nếu chúng Tỷ Kheo đêm ngày

       Không thích quần tụ để hay phiếm đàm

          Không hoan hỷ, không ham quần tụ

          Không đam mê quần tụ như đời

              Tăng-già hưng thịnh mọi thời

       Không bị suy giảm, nơi nơi lục hòa.

 

       * Chúng Tỷ Kheo không tà dục vọng

          Không bị động bởi ác dục này

              Sống đời thanh tịnh, thẳng ngay

       Tăng-già hưng thịnh, không rày giảm suy.

 

       * Chúng Tỷ Kheo mọi thì tỉnh thức

          Không bạn bè với ác dục này

              Không thân tín ác dục đây

       Không cùng cộng sự Ác hay dục tà

          Thì Tăng-già mãi luôn hưng thịnh

          Không suy giảm, Pháp tịnh lâu dài.

 

           * Nếu chúng Tỷ Kheo đêm ngày

       Không dừng giữa đoạn, phí hoài công phu

          Sự chứng đạt đặc thù quả vị

          Từ thấp kém cho chí cao xa

              Quả vị thù thắng gắng qua

       Luôn luôn tinh tấn tiến xa không ngừng

          Thì Tăng-già thịnh hưng sung mãn

          Không suy giảm, Chánh pháp lâu dài.

 

              Khi Bảy Pháp Bất Thối này

       Duy trì, phát triển hằng ngày tinh chuyên

          Được dạy bảo, răn khuyên, tuân thủ

          Thì Tăng-già hội đủ nhân duyên

Trường Bộ - (Tập 2 ) K. 16 : ĐẠI BÁT NIẾT BÀN  * MLH  –  109

 

              Làm cho Chánh pháp lưu truyền

       Đời đởi hưng thịnh, vững bền dài lâu.

 

 8.      Các Tỷ Kheo ! Nghe hầu nhớ rõ :

          Bất thối có bảy pháp khác hơn

              Nghe kỹ, suy nghiệm nguồn cơn

       Hiểu rõ, thực hiện chánh chơn pháp này :

     

          Chúng Tỷ Kheo đêm ngày hoan hỷ

          Có Tín tâm, Tàm, Quý (1), Nghe nhiều (1)        

              Có Tinh Tấn, Chánh Niệm đều

       Và có Trí Tuệ, bảy điều như trên

          Thì Tăng-già trở nên hưng thịnh

          Không suy giảm, Pháp tịnh lâu dài.

 

 9.           Này các Tỷ Kheo ! Ta nay

       Bất thối pháp khác giảng ngay như vầy :

 

          Bảy pháp này Giác Chi (2) phổ cập : 

          Niệm Giác Chi tu tập hàng ngày

              Trạch Pháp Giác Chi hành ngay

       Giác Chi Tinh Tấn, Phỉ này Giác Chi,

          Tiếp, Giác Chi Khinh An ghi nhận

          Định Giác Chi, cần mẫn thực hành 

              Xả Giác Chi, pháp tịnh thanh

       Tỷ Kheo nỗ lực thực hành chẳng ngưng

          Thì Tăng-già không ngừng hưng thịnh

    _______________________________

  (1) : Tàm ( Hiri - Tâm biết hổ thẹn (tội lỗi).  Quý ( Ottappa - Tâm

        biết ghê sợ (tội lỗi). Nghe nhiều ( Đa Văn – Bahusacca ).

  (2) : Thất Giác Chi – Bojjhanga  (trong 37 Trợ Đạo Phẩm hay 37

        Pháp Trợ Bồ Đề ), gồm : Niệm Giác Chi ( Sati ), Trạch Pháp

       Giác Chi (Dhammavicaya ), Tinh Tấn Giác Chi (Viriya ), Phỉ 

       Giác Chi ( Pìti ), Khinh An Giác Chi ( Passadhi ),  Định Giác

       Chi ( Samàdhi ) và Xả Giác Chi ( Upekkhà ).   

Trường Bộ - (Tập 2 ) K. 16 : ĐẠI BÁT NIẾT BÀN  * MLH  –  110

 

          Không suy giảm, Pháp tịnh lâu dài.

 

              Khi bảy pháp Bất Thối này

       Duy trì, phát triển hằng ngày tinh chuyên

          Được dạy bảo, răn khuyên, tuân thủ

          Thì Tăng-già hội đủ nhân duyên

              Làm cho Chánh pháp lưu truyền       

       Đời đời hưng thịnh, vững bền dài lâu.

 

10.      Các Tỷ Kheo ! Nghe hầu nhớ rõ

          Bất thối có bảy pháp khác hơn

              Nghe kỹ, suy nghiệm nguồn cơn

       Hiểu rõ, thực hiện chánh chơn pháp này :

 

          Chúng Tỷ Kheo đêm ngày quán tưởng :

          Vô Thường tưởng, Vô Ngã tưởng đây

              Bất Tịnh tưởng tu tập ngay

       Xã Ly, Nguy Hiểm tưởng này quán luôn

          Vô Tham tưởng, quán nguồn Diệt tưởng  (1)

          Luôn quán tưởng, tu tập đêm ngày

              Tăng-già hưng thịnh, lành thay !

       Không bị suy giảm, Pháp này cần chuyên.

 

11.      Các Tỷ Kheo ! Nghe liền suy nghiệm

          Pháp bất thối sáu điểm cần hành :

              Chúng Tỷ Kheo giữ tịnh thanh

       Đối với các vị đồng hành, đồng tu

          Chỗ đông người hay dù nơi vắng :

 

       * Giữ chính chắn thân nghiệp từ hòa.  

 

           * Giữ gìn khẩu nghiệp từ hòa.

    _______________________________

    (1) :  Bảy pháp bất thối khác : Vô thường tưởng , Vô ngã tưởng ,

            Bất tịnh tưởng , Nguy hiểm tưởng , Xã ly tưởng , Vô tham 

            tưởng  và Diệt tưởng .   

Trường Bộ - (Tập 2 ) K. 16 : ĐẠI BÁT NIẾT BÀN  * MLH  –  111

 

      * Mọi sự lợi dưỡng dù là nhỏ nhoi

          Như những vật trong thời khất thực

          Đều phân phối đúng mực, thọ chung.

 

            * Giới luật thanh tịnh đều cùng

       Giữ gìn trong sạch để không uế tỳ

          Giới thọ trì, con đường giải thoát

          Được người trí tán thán, kính tôn.

 

            * Những thánh tri kiến pháp môn

       Đưa đến giải thoát, bảo tồn, đổi trao

          Cùng diệt tận khổ đau, phiền não

          Nên thực hành an hảo cùng nhau.

 

            * Những ý nghĩ đều nhằm vào

       Thuận hòa theo đúng pháp sâu giáo truyền.

 

          Các Tỷ Kheo ! Mãn viên sáu pháp

          Là Lục Hòa (1), thuận hạp sống chung

              Là pháp bất thối viên dung

       Chúng Tăng hoan hỷ để cùng hành theo

          Thì Tăng-già Tỷ Kheo đại chúng

          Luôn hưng thịnh và cũng không suy.

              Các con phải luôn nhớ ghi

       Các pháp bất thối, không gì quý hơn ”.

 

12.      Trong thời gian Thế Tôn an trụ

          Vương Xá thành, Linh Thứu núi đây

              Ngài đã giảng pháp thoại này

       Cho Tỷ Kheo chúng rõ ngay lý mầu :

      

       “ Đây là Giới, tiếp sau Định, Tuệ

    _______________________________

    (1) : Sáu pháp bất thối khác : Thân hòa đồng trú , Khẩu hòa vô

       tranh , Ý  hòa đồng duyệt , Kiến hòa đồng giải , Lợi hòa đồng

       quân , Giới hòa đồng tu .

Trường Bộ - (Tập 2 ) K. 16 : ĐẠI BÁT NIẾT BÀN  * MLH  –  112

 

          Định và Giới vừa kể, cùng tu

              Đưa đến quả vị đặc thù

       To lớn, lợi ích cho dù ở đâu

          Hoặc ví dầu Tuệ tu với Định

          Sẽ đưa đến lợi ích vô cùng

              Tâm cùng với Tuệ tu chung

       Đưa đến giải thoát, diệt cùng khổ đau

          Các lậu-hoặc trước sau các loại :

          Phải thoát khỏi Dục-lậu ngoài trong

              Hữu-lậu (Tri-kiến-lậu ) xong

       Thoát Vô-minh-lậu, khỏi vòng trầm luân ”.

 

13.      Đức Thế Tôn ở nơi Vương Xá

          Cho đến khi thấy đã đủ rồi

              Gọi A-Nan-Đa đến nơi

       Bảo rằng : “ Ta hãy cùng rời đi qua

          Am-Ba-Lát-Thi-Ka sẽ đến ”.

          Đức A-Nan vâng lệnh thi hành

              Phật và Tăng chúng tịnh thanh

       Rời khỏi Linh Thứu, khởi hành cùng qua.

 

14.      Khi đến nơi hoàng gia nghỉ mát

          Tức là Am-Ba-Lát-Thi-Ka (1)

              Thế Tôn an trú trong nhà,

       Trong thời gian Phật ờ qua nơi này

          Thì pháp thoại sau đây được giảng

          Thật viên mãn cho Chúng Trung Tôn :

 

           “ Đây Giới - Định - Tuệ  giữ tròn

       Định tu với Giới, bảo tồn trước sau

          Sẽ bền lâu lợi nhiều, chứng đạt

     _______________________________

   (1) : Ambalatthika  là nơi nghỉ mát của Hoàng-gia .

Trường Bộ - (Tập 2 ) K. 16 : ĐẠI BÁT NIẾT BÀN  * MLH  –  113

 

          Những quả vị to tát, nhiệm mầu

              Tuệ tu với Định dài lâu

       Đưa đến quả vị lớn lao, lợi nhiều

          Tâm với Tuệ thuận chiều tu tập

          Sẽ đưa đến điều rất lợi an

              Đưa đến giải thoát hoàn toàn

       Các món lậu-hoặc vẫn đang hiện còn

          Thoát dục-lậu, thoát xong hữu-lậu

        ( Tri-kiến-lậu là hữu-lậu này )

              Thoát vô-minh-lậu, từ đây

       Giải thoát phiền não, đoạn rày vô minh.

 

15.      Đức Thế Tôn hành trình hoằng pháp

          Lại rời Am-Ba-Lát-Thi-Ka

              Cùng đi đến Na-Lan-Đà  (1)

       Trú Pa-Va-Rí-Kam-Bà-Vá-Na  (2)

       

16.      Ngài Sa-Ri-Pút-Ta Tôn-giả  (3)

        (Xá-Lợi-Phất) bậc cả trí tài

              Đến gặp Phật, đảnh lễ Ngài

       Một bên ngồi xuống, trình bày ý riêng :

 

     – “ Bạch Thế Tôn ! Mãn viên đạo quý 

          Theo con nghĩ, suốt cả khứ lai

              Không thể có được một ai

       Sa-môn, Phạm-chí (4), các loài chúng sinh

          Có thể hơn, siêu minh trí tuệ

          Vĩ đại hơn Thiện Thệ, Thế Tôn

              Con luôn tin tưởng, kính tôn

    _______________________________

 (1): Nalanda .(2):Rừng Pàvàrikambavana (Ba-ba-lợi-âm-bà lâm).

 (3) : Tôn giả Sariputta ( Xá-Lợi-Phất hay Xá-Lợi-Tử ) là vị

        Đại Đệ Tử của đức Phật , bậc Trí Tuệ đệ nhất .

 (4) : Bàn-môn hay Phạm-Chí tức là Bà-La-Môn .

Trường Bộ - (Tập 2 ) K. 16 : ĐẠI BÁT NIẾT BÀN  * MLH  –  114

 

       Phương diện chánh giác, pháp môn tuyệt vời ”.

 

     – “ Xá-Lợi-Phất ! Những lời ngươi nói

          Thật đại ngôn, phải gọi cả gan

              Rống tiếng sư tử rền vang

       Ca tụng, tán thán vô vàn Như Lai

          Xá-Lợi-Phất ! ngươi đây có biết

          Tường tận về nhất thiết Thế Tôn       

              Ứng Cúng, Chánh Biến Tri không ?

       Các ngài quá khứ, tâm đồng hiểu đây :

      

         ‘Các Thế Tôn như vầy giới tịnh

          Có thiền định, trí tuệ như vầy

              Hạnh trú, giải thoát như vầy’

       Ngươi có hiểu rõ các ngài hay không ? ”

 

    – “ Bạch Thế Tôn ! Con không hiểu rõ ”

 

    – “ Xá-Lợi-Phất ! Ngươi có biệt tài

              Biết các Thế Tôn tương lai

       Tâm ngươi tương ứng các ngài, biết ngay :

         ‘Các Thế Tôn như vầy giới tịnh

          Có thiền định, trí tuệ như vầy

              Hạnh trú, giải thoát như vầy’

       Ngươi sẽ hiểu rõ các ngài hay không ? ”

 

    – “ Bạch Thế Tôn ! Con không biết rõ ”.

 

    – “ Xá-Lợi-Phất ! Ngươi có biết là

              Hiện tại Thế Tôn là ta

       Ứng Cúng, Chánh Biến Tri là Như Lai

          Ngươi tương ứng biết ngay như thực

          Hiện tại Phật giới đức như vầy

              Thiền định, trí tuệ như vầy

       Hạnh trú, giải thoát Như Lai như vầy

Trường Bộ - (Tập 2 ) K. 16 : ĐẠI BÁT NIẾT BÀN  * MLH  –  115

 

          Như chư Phật tương lai, quá khứ

          Hay hiện tại, tương tự hoằng khai

              Ngươi có tương ưng trí tài

       Biết rõ tâm của Như Lai không nào ? ”

 

    – “ Bạch Thế Tôn ! Không sao hiểu thấy ”.

     

    – “ Xá-Lợi-Phất ! Như vậy là ngươi

              Không tha-tâm-thông tuyệt vời

       Đối với chư vị ba đời Thế Tôn

          Tại sao ngươi đại ngôn, gan dạ

          Tiếng sư tử gióng giả rống dồn :

             ‘Con rất tin tưởng Thế Tôn

       Tương lai, quá khứ không còn thấy ai

          Sáng suốt hơn, nghiêm oai, vĩ đại

          Về chánh giác mà lại hơn ngài’,

              Lời ngươi nói về Như Lai

       Nhưng ngươi có hiểu Như Lai tinh tường ? ”

 

17. – “ Bạch Thế Tôn ! Pháp Vương cõi thế

          Con có thể không đủ tâm thông

              Đối với chư vị Thế Tôn

       Ứng Cúng, Chánh Biến Tri đồng khứ lai

          Nhưng con biết lâu dài truyền thống

          Về chánh pháp, đời sống tinh thần

              Bạch Thế Tôn ! Ví dụ gần :

       Như vua một nước có thành biên cương

          Thành kiên cường, có nhiều hào lũy

          Có tháp canh, chỉ một cửa vào

              Người gác kinh nghiệm dồi dào

       Cấm người lạ mặt ra vào cửa đây.

 

          Vốn thông minh, người này tuần tiểu

          Trên con đường cao nghệu quanh thành

Trường Bộ - (Tập 2 ) K. 16 : ĐẠI BÁT NIẾT BÀN  * MLH  –  116

 

              Có thể không thấy chung quanh

       Những lỗ bị nứt tường thành mốc meo

          Lỗ có thể con mèo chui lọt.

          Nhưng chỉ cần biết một điều là

              Sinh vật lớn và người ta

       Tất cả đều phải đi qua cửa này.

 

          Bạch Thế Tôn ! Điều đây thuận hạp

          Biết truyền thống chánh pháp bảo tồn

              Tất cả các vị Thế Tôn

       Chánh Đẳng Chánh Giác, pháp môn hành trì

          Từ quá khứ trải đi hiện tại

          Và diễn tiến đến mãi tương lai

              Các ngài trừ diệt chẳng sai

       Diệt năm Triền Cái, diệt bài nhiễm tâm

        ( Làm trí tuệ mê lầm, suy đốn )

 

          Tứ Niệm Xứ là bốn điều cần

              An trú : Thọ, pháp, tâm, thân  (1)

       Nỗ lực tu tập chánh chân bảy điều

          Thất Giác Chi được nhiều an lạc

          Chứng Vô thượng Chánh giác nghiêm hòa

              Do những pháp thánh trải qua

       Nên con tán thán Phật-Đà thiết tha ”.

 

18.      Trong thời gian trải qua ở tại

          Na-Lan-Đà (2), pháp thoại xảy ra 

              Rừng Pa-Va-Ri-Kam-Ba  (3)

       Tại nơi đây được Phật-Đà giảng qua :

        “ Đây là Giới, đây là Chánh Định 

    _______________________________

(1) :Tứ Niệm Xứ quán : Quán Thân bất tịnh , Quán Thọ thị khổ ,

       Quán Tâm vô thường , Quán Pháp vô ngã .

(2): Nalanda .(3):Rừng Pàvàrikambavana (Ba-ba-lợi-âm-bà lâm).

Trường Bộ - (Tập 2 ) K. 16 : ĐẠI BÁT NIẾT BÀN  * MLH  –  117

 

          Đây là Tuệ thuần tịnh siêu nhiên             

              Tuệ tu với Định, đạt liền

       Những quả vị lớn thánh hiền, lợi thay !

          Tâm cùng tu đủ đầy với Tuệ

          Thì có thể giải thoát hoàn toàn

              Các món lậu-hoặc dở dang

       Với tâm dứt khoát, sẵn sàng ngoài trong

          Thoát dục-lậu, thoát xong hữu-lậu

        ( Tri-kiến-lậu là hữu-lậu này )

              Thoát vô-minh-lậu, từ đây

       Giải thoát phiền não, đoạn rày vô minh ”.

 

19.      Đức Thế Tôn hành trình du hóa

          Na-Lan-Đà thấy đã đủ rồi

              Gọi A-Nan-Đa đến nơi

       Bảo rằng : “ Ta hãy cùng rời, đi qua

          Pa-Ta-Li-Ga-Ma (1) sẽ đến ”

 

          Đức A-Nan vâng lệnh thi hành.

              Phật cùng Tăng chúng tịnh thanh

       Nhắm hướng nơi ấy khởi hành cùng đi.

       

          Tại làng Pa-Ta-Li-Ga-Má

          Các Cư-sĩ, Trưởng giả nơi này

              Nghe Thế Tôn đã đến đây

       Hết sức hoan hỷ, tới ngay chỗ ngài

          Đảnh lễ ngài, một bên ngồi xuống.

 

    – “ Bạch Thế Tôn ! Sung sướng hân hoan

              Được Thế Tôn đến tại làng

       Cung thỉnh ngài trú nơi đang sẵn sàng

          Nhà nghỉ mát của làng quang đãng

    _______________________________

  (1) :  Pàtaligàma  ( một ngôi làng Bà-la-môn )

Trường Bộ - (Tập 2 ) K. 16 : ĐẠI BÁT NIẾT BÀN  * MLH  –  118

 

          Thích hợp cho thuyết giảng, hành thiền  

              Thế Tôn im lặng ngồi yên

       Là cách ngài đã mặc nhiên nhận lời.

 

21.      Các Cư-sĩ của nơi làng ấy

          Khi đã thấy đức Phật nhận lời

              Tâm đầy hoan hỷ, thảnh thơi

       Đảnh lễ, hữu nhiễu, đoạn rời nơi đây

          Rồi tất cả đến ngay nhà mát

          Lo rải cát khắp cả hội đường

              Sắp đặt sàng tọa, chiếu giường

       Đặt các ghè nước, tinh tươm dầu đèn.

 

          Xong đâu đấy, họ bèn đến tiếp

          Bạch với Phật mọi việc sẵn sàng.

              Thế Tôn đúng dậy nghiêm trang

       Đắp y mang bát, cùng đoàn Tỷ Kheo

 

          Đến nhà mát thể theo lời thỉnh

          Đến nơi rồi an tịnh rửa chân

              Khi vào nhà, đấng xuất trần

       An tọa chính giữa, dựa lưng vào tường

          Mặt hướng về đông phương chính diện

          Ngồi đối diện, Tăng hướng về tây.

 

23.           Đoạn Thế Tôn thuyết giảng ngay

       Cho các Cư-sĩ tại đây , đề tài :

             NĂM NGUY HIỂM CHO AI PHẠM GIỚI

          Thường sống trái Luật Giới thậm thâm :

 

           – “ Các Gia chủ ! Sao là năm ?

 

   * Thứ nhất, sống trái Giới phần truyền trao

          Sẽ tiêu hao của tiền rất chóng

          Vì phóng dật, đời sống xa hoa.

Trường Bộ - (Tập 2 ) K. 16 : ĐẠI BÁT NIẾT BÀN  * MLH  –  119

 

          * Thứ hai, tiếng dữ đồn xa.                           

    * Thứ ba, người phạm giới, ra hay vào    

          Hội chúng nào, Bàn-môn, Sát-Lỵ  (1)

          Họ đều bị bối rối, sợ run.

            * Thứ tư, người phạm giới chung

       Sẽ chết trong sự hãi hùng loạn tâm.

 

       * Điều thứ năm, đọa trầm địa ngục

          Hay khổ cảnh, sau lúc mạng chung.

 

24.           Trái lại, lợi ích ung dung

       Năm điều cho những ai cùng nhất tâm

          Sống gìn giữ trong tầm Giới luật :

 

       * Điều thứ nhất, tiền của dồi dào

              Nhờ không phóng dật, thanh cao.

 

   * Thứ hai, tiếng tốt ngạt ngào lan xa.

 

       * Điều thứ ba, vào ra hội chúng

          Sát-Đế-Lỵ hay chúng Bàn-Môn 

              Đều không sợ hãi, không run.

 

    * Thứ tư, khi chết ung dung, an lành.

 

       * Điều thứ năm, được sanh cõi phúc

          Hay thiên giới sau lúc mạng chung ”.

 

25.           Thế Tôn giảng pháp ung dung

       Tất cả Cư-sĩ vô cùng hân hoan

          Cho đến khuya vẫn còn hoan hỷ

          Nhưng Phật bảo các vị đang ngồi :

    _______________________________

   (1) :Tức là Bà-la-môn và Sát-Đế-Lỵ .Theo đạo  Bà-La-Môn, xã hội chia ra 4 giai cấp bất di bất dịch : Bà-la-môn (giai cấp đứng đầu giữ phần nghi lễ, tế tự), Sát-Đế-Lỵ (giai cấp Vua chúa, quan quyền), giai cấp Phệ-Xá (Thương gia) , giai cấp cuối cùng bị áp chế, khinh rẻ nhất là Thủ-Đà-La hay Chiên-Đà-La . 

Trường Bộ - (Tập 2 ) K. 16 : ĐẠI BÁT NIẾT BÀN  * MLH  –  120

 

         – “ Này các Gia chủ ! Khuya rồi

       Hãy làm những việc phải thời, hợp cơ ”.

 

    – “ Bạch Thế Tôn ! Chúng con xin kiếu ”.

          Đoạn đứng lên, hữu nhiễu, trở ra.

* * *

26.           Lúc bấy giờ, Su-Ni-Tha  (1)

       Cùng với Vát-Sá-Ka-Ra (1), hai nhà

          Là đại thần xứ Ma-Ga-Thá

          Đang dựng lũy các ngã cản ngăn

              Để chận Vách-Chi chúng dân.

 

       Một số rất lớn thiên thần tụ qua

          Pa-Ta-Li-Ga-Ma trú địa.

          Nhờ uy lực của phía Chư Thiên

              Khiến tâm vua chúa uy quyền

       Đại thần uy vũ, sinh liền quyết tâm

          Sẽ xây dựng trung tâm trú xá

          Tùy chư Thiên bậc hạ, thượng, trung

              Sẽ duyên thế gian hợp cùng

       Vua quan uy lực thượng, trung, hạ này.

 

27.      Đức Thế Tôn đủ đầy thiên nhãn

          Rất thanh tịnh, viên mãn, siêu nhiên

              Ngài thấy vô số Chư Thiên

       Tụ hội trú địa khắp miền địa phương

          Đêm chưa tàn, Pháp Vương đã dậy

          Hỏi A-Nan : “ Có thấy chuyện gì ?

              Ai đang xây dựng thành trì ?

       Tại địa phương Pa-Tá-Lì-Ga-Ma ? ”  

    – “ Bạch Thế Tôn ! Đó là sự việc

          Do từ chuyện xây dựng xảy ra

    _______________________________

    (1) : Hai vị Đại thần  Sunìdha  và  Vassakara .

Trường Bộ - (Tập 2 ) K. 16 : ĐẠI BÁT NIẾT BÀN  * MLH  –  121

 

              Đại thần xứ Ma-Kiệt-Đà

       Là Su-Ni-Thá  & Vát-Sà-Ka-Ra 

          Đang chỉ huy dựng qua thành lũy

          Để bố trí chận dân Vách-Chi ”.

 

           – “ Này A-Nan-Đa ! Vậy thì

       Giống như đã hỏi các vì Chư Thiên

          Cõi Tam thập tam Thiên ý kiến,

          Hai đại thần xúc tiến dựng xây

              Thành trì kiên cố nơi đây

       Ngăn chận dân Vách-Chi này lấn sang.

 

          Này A-Nan ! Tuệ quang thiên nhãn

          Nên Như Lai đã tận thấy là

              Hàng ngàn Thiên thần hiện ra

       Tụ Pa-Ta-Lí-Ga-Ma chốn này

      –  Nơi thiên thần có đầy oai lực

          Khiến cho tâm các bậc vua, quan

              Những vị uy lực vững vàng

       Muốn xây trú xá đẹp sang, huy hoàng.

      –  Chỗ thiên thần các hàng trung cấp

          Khiến vua, quan xây đắp bậc trung    

              Các loại trú xá để dùng.                        

   – Thiên thần bậc hạ khiến cùng duyên theo

          Các vua, quan hơi nghèo, bậc hạ 

          Muốn xây dựng trú xá thường thường.

           –  A-Nan-Đa ! Phải tận tường

       Nhớ ghi một việc thuộc tương lai gần :

 

          Chỗ nào A-Ri-Dân (1) các vị

          Chọn an trú hoan hỷ, thuận hòa,

              Chỗ nhà thương mại lại qua,

    ___________________________________________

    (1) : ( Xem chú thích ở trang kế )

Trường Bộ - (Tập 2 ) K. 16 : ĐẠI BÁT NIẾT BÀN  * MLH  –  122

 

       Thì nên thiết lập những tòa nguy nga

          Một thành thị đúng là bậc nhất                  

          Nơi đích thật Thương mại chính tòa

              Tên Pa-Ta-Li-Pút-Ta  (2)

       Nhưng sau nơi ấy bị ba hiểm nàn :

          Về lửa, nước, bất an chia rẽ,

          Thành phố này rồi sẽ xảy ra.

 

29.           Bình minh đến, Su-Ni-Tha

       Cùng với Vát-Sá-Ka-Ra, hai nhà

          Là đại thần xứ Ma-Ga-Thá

          Ma-Kiệt-Đà – tên đã dùng thường.

              Đến nơi tịnh thất Pháp Vương

       Vấn an sức khỏe tịnh thường Thế Tôn

          Đoạn hai vị ôn tồn, kính cẩn

          Thỉnh Thế Tôn thọ nhận trai tăng

              Cùng chư Tỷ Kheo tịnh thanh

       Trưa nay xin thỉnh quang lâm nơi nhà.

 

          Đức Thế Tôn từ hòa im lặng

          Là cách đấng Chánh Đẳng nhận lời.

 

30.           Hai vị sau khi thỉnh mời

       Trở về tư thất, soạn nơi cúng dường

          Chuẩn bị đủ, tinh tươm các thứ

    _______________________________

  (1) : Ariyans :Có lẽ là giống dân da trắng vào chinh phục Ấn-Độ 

     (từ trước thời Phật); trở thành người Bạch Ấn thống trị xã hội 

      Ấn, soạn ra bộ luật  Manu (Mã Nổ ) rất hà khắc để ngăn chận

      sự quật khởi chống đối của người Ấn bản xứ  ( có lẽ  là người

      Hoàng Ấn và Hắc Ấn ).

  (2) : Pàtaliputta :  Hoa Thị thành ,  nơi diễn ra Kỳ Kết Tập Tam

     Tạng lần thứ 3 dưới sự chủ tọa của ngài Mục-Kiền-Liên Đế Tu  

    ( Moggaliputta Tissa ) do A-Dục Đại Đế  ngoại hộ ( khoảng thế

      kỷ thứ 3  trước Tây lịch ).   

Trường Bộ - (Tập 2 ) K. 16 : ĐẠI BÁT NIẾT BÀN  * MLH  –  123

 

          Xong xuôi rồi, đã cử thân nhân

              Đến báo tin Phật, chúng Tăng

       Cung thỉnh ngự đến trai tăng cúng dường.

 

          Đấng Pháp Vương đắp y, mang bát

          Cùng chư Tăng an lạc, khoan thai

              Đi đến tư thất thọ trai

       Thỉnh Ngài an tọa chỗ nay sẵn dành.

 

          Hai đại thần tâm lành thiết cúng

          Tự thân mời Đại Chúng ân cần

              Với Phật, thượng thủ chúng Tăng,

       Các món thượng vị quý trân cứng, mềm.

 

          Sau bữa ăn, một niềm hoan hỷ

          Cả hai vị lấy ghế thấp hơn

              Ngồi bên Đại Giác Thế Tôn

       Nghe Phật phúc chúc, bảo tồn đức tin

          Với kệ ngôn tôn vinh phước đức

          Đối với người chân thực cúng dường :

 

      ‘ Nơi nào người sáng suốt thường

        Chọn làm trú xứ cúng dường tịnh thanh

        Những vị giữ Giới chí thành

        Những vị phạm hạnh thường hành uy nghiêm

        Chia phước các hàng Chư Thiên

        Rải rác trú ở khắp miền nơi đây

        Khi được hồi hướng phước này

        Chư Thiên hoan hỷ, tỏ bày kính tôn

        Sẽ hộ trì cả gia môn

        Người đã hồi hướng luôn luôn đủ đầy

        Chư Thiên thương mến người này

        Giống như người mẹ thương ngay con mình

        Chư Thiên ủng hộ, tôn vinh

Trường Bộ - (Tập 2 ) K. 16 : ĐẠI BÁT NIẾT BÀN  * MLH  –  124

 

        Người ấy may mắn, gia đình thịnh hưng ”.

 

          Sau khi đấng Đại Hùng tán thán

          Và phúc chúc, viên mãn trai diên

              Thế Tôn đứng dậy uy nghiêm

       Từ giả gia chủ rồi liền đi ra.

 

32.      Su-Ni-Tha, Vát-Sa-Ka-Rá

          Đi sau lưng Phật đã nói rằng :

            “ Hôm nay bậc Thầy Thiên Nhân 

       Ngự ra bằng cổng nào cần để qua

          Đặt tên Gô-Ta-Ma cổng ấy,

          Còn nếu thấy Ngài sẽ qua sông

              Chúng ta đặt tên bến sông

       Gô-Ta-Ma bến, với lòng kính tôn ”.

 

33.      Lúc bấy giờ Thế Tôn đi đến

          Bên bờ sông, trên bến Găng-Ga  (1)

              Tức là con sông Hằng Hà

       Nước sông tràn khắp, ngập qua đến bờ

          Một con quạ đậu bờ sông trước

          Cũng có thể uống nước dễ dàng.

              Có người tìm thuyền để sang,

       Kết bè để chống an toàn qua song,

          Cũng có ông tìm phao để vượt.

          Đức Thế Tôn dừng bước đứng nhìn

              Rồi như lực sĩ tạo hình

       Duỗi hay co lại tay mình dễ thay !

          Từ bên này bờ sông biến mất

          Trong chớp mắt, hiện đến bờ bên.     

    _______________________________

 (1) : Sông Gangà : sông Hằng , được người Bà-la-môn coi như là

    một con sông linh thiêng .  Họ quan niệm  nếu được tắm ở giòng sông ấy thì bao nhiêu tội lỗi đều được tiêu tan.  

Trường Bộ - (Tập 2 ) K. 16 : ĐẠI BÁT NIẾT BÀN  * MLH  –  125

 

34.           Đức Phật thấy những người trên

       Kết bè, tìm kiếm phao, thuyền sang sông

          Liên tưởng ý, chạnh lòng cảm khái

          Ngài đã ứng khẩu nói như sau :

 

      “ Những người trí cố làm cầu

        Vì muốn vượt biển khổ sầu trùng dương

        Bỏ lại đất sũng, đầm luồng

        Phàm phu nhiều kẻ thì đương cột bè

        Người làm cầu thoát biển mê

        Thật là Trí tuệ, khỏi bề tử sinh ”.            

 

PHẦN  II  : 

 

 1.       Vào bình minh, Phật kêu thị-giả

          A-Nan-Đa Tôn-giả, bảo là :

            “ Chúng ta nay sẽ đi qua  

       Địa phương Kô-Tí-Ga-Ma (1) nơi này ”.

    

          Vâng lệnh của Đức Thầy Đại Trí

          A-Nan-Đa chuẩn bị đi xa

              Thế Tôn cùng chư Tăng-già

       Thẳng qua Kô-Tí-Ga-Ma dặm ngàn

          Đến nơi, Phật trú an tịnh thất. 

 

 2.      Tại nơi đây đức Phật thuyết minh :

            “ Các Tỷ Kheo ! Trong hành trình 

       Luân hồi lưu chuyển tử sinh xoay vần

          Chính do từ nguyên nhân trì trệ

          Không giác ngộ Tứ Đế thánh minh

              Như Lai xét lại tự mình

       Các ngươi cũng thế, tử sinh xoay vòng

    _______________________________

  (1) : Kotigàma .

Trường Bộ - (Tập 2 ) K. 16 : ĐẠI BÁT NIẾT BÀN  * MLH  –  126

 

          Bởi không hiểu và không giác ngộ

          Khổ Thánh Đế, Tập Đế không thông

              Diệt Khổ Thánh Đế  cũng không

       Cả Đạo Thánh Đế chẳng mong hiểu rành.

 

          Tứ Diệu Đế cao minh siêu việt

          Không thông hiểu, mãi miết luân hồi

              Khi Tứ Thánh Đế hiểu rồi

       Thật sự giác ngộ, nổi trôi dứt liền.

    

       * Khổ Thánh Đế căn nguyên theo đó

          Liền hiểu rằng do có nguyên nhân

            * Là Tập Thánh Đế rất gần

       Nguyên nhân biết rõ thì cần diệt ngay.

       * Diệt Thánh Đế điều này thông suốt

          Phải diệt tuốt các khổ tuyệt giòng,

              Muốn diệt các khổ như mong

    * Dùng Đạo Thánh Đế gồm trong tám đường.

 

          Tứ Diệu Đế tận tường giác ngộ

          Thời Hữu Ái tuyệt lộ, diệt trừ

              Sự dẫn dắt trong huyễn hư

       Một đời sống khác đoạn trừ tuyệt căn

          Liền biết rằng không còn hậu hữu

          Đã thành tựu giải thoát luân hồi ”.

 

              Thế Tôn Thiện Thệ nói rồi

       Ngài lại thuyết giảng thêm thời pháp trên :

      

       “ Vì không thấy móng nền Tứ Đế 

          Nên mới để luân chuyển nhiều đời

              Khi sự thực nhận thức rồi

       Nguyên nhân đưa đến một đời tương lai

          Trừ diệt ngay ; khổ căn trừ dứt

Trường Bộ - (Tập 2 ) K. 16 : ĐẠI BÁT NIẾT BÀN  * MLH  –  127

 

          Đời sống khác lập tức không còn ”.

 

 4.           Trong thời gian đức Thế Tôn

       Kô-Tí-Ma-Gá vẫn còn trú đây

          Thì pháp thoại sau đây được giảng

          Thật viên mãn cho Chúng-trung-tôn :

  

            “ Đây Giới - Định - Tuệ  giữ tròn  

       Định tu với Giới, bảo tồn trước sau

          Sẽ bền lâu lợi nhiều, chứng đạt

          Những quả vị to tát, nhiệm mầu

              Tuệ tu với Định dài lâu

       Đưa đến quả vị lớn lao, lợi nhiều

          Tâm với Tuệ thuận chiều tu tập

          Sẽ đạt được điều rất lợi an

              Đưa đến giải thoát hoàn toàn

       Các món lậu-hoặc vẫn đang hiện còn

          Thoát dục-lậu, thoát xong hữu-lậu

        ( Tri-kiến-lậu là hữu-lậu này )

              Thoát vô-minh-lậu, từ đây

       Giải thoát phiền não, đoạn rày vô minh ”.

 

 5.       Đức Thế Tôn hành trình du hóa

          Tại Kô-Ti-Ga-Má trải qua

              Thấy vừa đủ việc giác tha

       Gọi Tôn-giả A-Nan-Đa, bảo là :

       “ Na-Đi-Ka (1) chúng ta sẽ đến ”.

          Đức A-Nan vâng lệnh Thế Tôn

              Thông báo cho các Sa-môn

       Rồi Phật cùng Chúng-trung-tôn lên đường

          Khi đến nơi, Pháp Vương tạm ngụ

    _______________________________

  (1) : Nàdikà.

Trường Bộ - (Tập 2 ) K. 16 : ĐẠI BÁT NIẾT BÀN  * MLH  –  128

 

          Tại ngôi nhà gạch cũ tên là

              Gin-Cha-Ka-Va-Sa-Tha  (1).

 

 6.    Vị thị giả A-Nan-Đa, một thời

          Đã đến nơi Thế Tôn, đảnh lễ

          Rồi Tôn-giả ngồi kế một bên

              Đoạn bạch với đức Phật liền :

 

    “ Kính bạch Đại Giác ! Dựa trên những điều

          Tại nơi đây, bao nhiêu sự kiện

          Na-Đi-Ka diễn biến xảy ra :

       

           –  Như vị Tỷ Kheo Sa-Tha  (2)

       Đã mệnh chung, nay sinh qua cõi nào ?

          Hậu thế như thế nào trạng thái ?

 

     –  Tỷ Kheo Ni từng trải Nan-Đa  (3)

              Mệnh chung tại Na-Đi-Ka

       Hậu thế trạng thái, sinh qua cõi gì ?

 

      –  Hay Cư-Sĩ thọ trì giới hạnh

          Su-Đát-Ta (4) mệnh tận, qua đời

              Đã sinh về cõi đâu nơi ?

       Hậu thế trạng thái cuộc đời ra sao ?

 

      –  Su-Cha-Ta (5) thuộc vào Tín-nữ

          Na-Đi-Ka bản xứ, từ trần

              Có sinh về cõi thiên, nhân ?

       Hậu thế trạng thái nhân thân thế nào ?

 

      –  Ka-Ku-Tha (6) thuộc vào Cư-Sĩ

          Ka-Linh-Ga  (6) hay  Ní-Ka-Ta  (6)

_______________________________

   (1) : Ginjakàvasatha .

  (2) :Tỷ Kheo Sàtha .  (3) : Tỷ Kheo Ni Nandà .

  (4): Thiện Nam Sudatta .  (5) : Tín Nữ  Sujàta .

  (6) : Các Cư Sĩ : Kakudha , Kàlinga , Nikata .

Trường Bộ - (Tập 2 ) K. 16 : ĐẠI BÁT NIẾT BÀN  * MLH  –  129

 

              Cư-sĩ Ka-Tít-Sa-Pha  (1)            

       Hoặc Cư-sĩ Sanh-Tút-Tha (1 )& Tút-Thà (1)

          Cư-sĩ Su-Phách-Đa  (1) &  Phách-Đá (1)

          Các vị ấy đều đã qua đời

              Tại Na-Đi-Ka một thời

       Không biết các vị sanh nơi cõi nào ?

          Trạng thái như thế nào hậu thế  ?

          Mong Thế Tôn hãy kể cho con ”.

 

 7.       – “ Này A-Nan-Đa ! Sa-môn

       Sa-Tha diệt tận không còn sót dư

          Các lậu-hoặc đoạn trừ, đáng quý

          Với thắng trí, chứng ngộ, trú an

              Hiện tại vô-lậu Niết-bàn

       Với tâm giải thoát, tuệ quang sáng lòa.

 

      –  Tỷ-Kheo-Ni Nan-Đa quá khứ

          Đã đoạn năm kiết sử hạ phần

              Viên tịch, hóa sinh Thiên tầng

       Từ đó sẽ nhập Niết-bàn, vô sanh.

 

      –  Su-Đát-Ta  thiện lành Cư sĩ

          Đã diệt kỹ kiết sử ba phần

              Làm giảm thiểu tham, si, sân

       Tư-Đà-Hàm quả, chứng phần Nhất Lai

          Chỉ một lần đời này trở lại

          Rồi diệt tận khổ hải, ái hà.

 

           –  Còn tín nữ Su-Cha-Ta

       Diệt ba kiết sử, chứng mà Dự Lưu

          Tu-Đà-Hoàn, Thất Lai vị ấy

    _______________________________

    (1) :  Các Cư Sĩ : Katissabha , Santuttha , Tuttha ,

            Subhadda, Bhadda .

Trường Bộ - (Tập 2 ) K. 16 : ĐẠI BÁT NIẾT BÀN  * MLH  –  130

 

          Sinh trở lại chỉ có bảy đời.

 

           –  Các vị Cư-sĩ một thời

       Tại Na-Đi-Ká qua đời nơi đây

          Ka-Ku-Thá xứ đây Cư-sĩ

          Ka-Linh-Ga, Cư-sĩ Tút-Tha,

              Cư-sĩ Ka-Tí-Sa-Pha,

       Hay Sanh-Tút-Thá & Phách-Đa, các vì

          Su-Phách-Đa cùng Ni-Ka-Tá

          Cùng hơn cả năm chục Thiện-nam

              Và cả Tín-nữ các hàng

       Tại Na-Đi-Ká lành an từ trần

          Họ đều diệt năm phần kiết sử

          Tịnh Cư Thiên, tuần tự an nhàn

              Từ đó tấn nhập Niết-bàn

       Không còn sinh lại trái oan đời này.

       

      –  Hơn chín mươi thẳng ngay Thiện Tín

          Đã quá vãng tại chính nơi này

              Diệt ba kiết sử, giảm ngay

       Tam độc, chứng quả Nhất Lai đồng thời

          Chỉ sinh lại cõi đời một kiếp

          Rồi diệt tận ác nghiệp khổ đau.

    

           –  Hơn năm trăm vị, không lâu   

       Tại Na-Đi-Ká trước sau từ trần

          Ba kiết sử hạ phần đã diệt

          Chứng Dự Lưu, bảy kiếp tái sinh 

              Không còn ác đạo điêu linh

       Sẽ đạt Chánh Giác thánh minh sau này.

 

 8.       A-Nan-Đa !  Điều đây không lạ

          Vì con người hoặc đã mệnh chung

Trường Bộ - (Tập 2 ) K. 16 : ĐẠI BÁT NIẾT BÀN  * MLH  –  131

 

              Hay sẽ phải chết, mạng cùng

       Nếu có ai đó mệnh chung đến thời

          Những thân nhân ở đời muốn hiểu

          Đều đến hỏi, phiền nhiễu Như Lai

              Vì vậy ta giảng pháp này

       Đó là Pháp Kính, chỉ bày chánh chân :

 

       “ Thánh đệ tử dù Tăng hay tục

          Khi chứng đạt cụ túc nghĩa này

              Nếu muốn, tự tuyên bố ngay :

 

    “ Dự Lưu đã chứng, hiển bày thăng hoa 

          Đối với ta, không còn đọa xứ 

          Không tái sinh ác thú, bàng sanh

              Không đọa địa ngục quẩn quanh

       Sẽ đạt Chánh Giác quả lành không xa ”.

       

 9.       A-Nan-Đa ! Giảng qua Pháp Kính

          Là pháp gì ? mà chính người tu

              Soi Gương Chánh Pháp đặc thù

       Có thể tuyên bố quả tu của mình

          Đã đắc thành Tu-Đà-Hoàn quả

          Là Dự Lưu, đạo quả Thất Lai

              Chỉ còn bảy kiếp trải dài

       Sẽ đạt Chánh Giác không sai, chẳng chầy.

          Quả Dự Lưu vị này chứng ngộ

       * Vì đã có chánh tín Phật ân

              Tin tưởng vào Phật vô ngần

       Với mười tôn hiệu Thiên Nhân tôn sùng.

 

      *  Có chánh tín muôn trùng Chánh Pháp

          Được Thế Tôn thuận hạp giảng bàn

             ‘Thiết thực, vượt ngoài thời gian’

      ‘Đến để mà thấy’, hoàn toàn không ngăn

Trường Bộ - (Tập 2 ) K. 16 : ĐẠI BÁT NIẾT BÀN  * MLH  –  132

 

         ‘Có khả năng trừ mê, giải thoát’,

         ‘Kẻ trí giác thâm hiểu tự mình’.

 

            * Lại có chánh tín đinh ninh

       Tin vào Tăng Bảo hành trình chánh chân

          Thanh-tịnh Tăng, Thánh Tăng hai bậc

          Tăng đệ tử ‘chân trực’ tu hành

             ‘Chân chánh’, ‘chân trí’ tâm lành

       Chúng Tăng ‘chân tịnh’ chí thành nghiêm tu,

          Tức toàn chu bốn đôi tám vị

          Tăng đệ tử Đại Trí Thế Tôn

              Là những thanh tịnh Sa-môn

       Đáng được nghênh đón, kính tôn, cúng dường

          Đáng chắp tay, tán dương, chiêm ngưỡng

          Là ruộng phước vô thượng trên đời

              Cụ túc giới hạnh mọi thời

       Bậc thánh mến chuộng, nói lời tán dương

          Được viên mãn mọi đường, toàn đức

          Không mẻ sứt, ô nhiễm, ố tỳ

              Giới hạnh vị này uy nghi

       Đưa đến giải thoát, không chi buộc ràng

          Được người trí hoàn toàn khen ngợi

          Hướng dẫn tới thiền định. Lành thay !

 

            – A-Nan-Đa ! Pháp Kính đây

       Các Thánh đệ tử sau này chứng tri

          Pháp nghĩa này, muốn vì tuyên bố

          Về bản thân đã có đạt thành :

 

             ‘Ta chứng Dự Lưu quả lành

       Với ta, không có tái sanh đọa trầm

          Không sinh nhằm bàng sanh, địa ngục

          Đọa ác đạo, hay súc sinh loài

Trường Bộ - (Tập 2 ) K. 16 : ĐẠI BÁT NIẾT BÀN  * MLH  –  133

 

              Chỉ còn bảy lần tái lai

       Sẽ đạt Chánh Giác không sai, sau này ”.

 

10.      Khi đức Phật ở Na-Đi-Ká

          Pháp thoại này Ngài đã giảng ra :

 

            “ Đây Giới -Định -Tuệ sâu xa 

       Định tu với Giới, trải qua thực hành

          Đem lợi ích lớn nhanh, chứng đạt

          Những quả vị an lạc, nhiệm mầu

 

              Tuệ tu với Định dài lâu

       Đưa đến quả vị lớn lao, lợi nhiều

 

          Tâm với Tuệ thuận chiều tu tập

          Sẽ đưa đến điều rất lợi an

              Đưa đến giải thoát hoàn toàn

       Các món lậu-hoặc vẫn đang hiện còn

          Thoát dục-lậu, thoát vòng hữu-lậu

         (Tri-kiến-lậu là hữu-lậu này )

              Thoát vô-minh-lậu, từ đây

       Giải thoát phiền não, đoạn rày vô minh ”.

 

11.      Đức Thế Tôn hành trình du hóa

          Na-Đi-Ka thấy đã đủ rồi

              Gọi ngài A-Nan đến nơi

       Bảo rằng : “ Đến lúc phải rời nơi đây

          Vê-Sa-Ly  (1) thành này sẽ đến ”.

          Đức A-Nan vâng lệnh thi hành

    _______________________________

 (1) : Vesali ( Tỳ-Xá-Ly ) là thủ phủ của vương quốc Licchavi , một

   trung tâm chính trị, thương mại và văn hóa quan trọng thời Phật.

   Nơi đây còn là cái nôi của nền văn hóa triết thuyết Phật-giáo.Tại

   đây, đức Phật đã tuyên bố 3 tháng nữa Ngài nhập Niết-Bàn ;  và

   cũng tại đây, Đại Hội Kết Tập Tam Tạng lần thứ 2 được tổ chức

   sau khi Phật nhập diệt hơn 100 năm .         

Trường Bộ - (Tập 2 ) K. 16 : ĐẠI BÁT NIẾT BÀN  * MLH  –  134

 

              Phật cùng Tăng chúng tịnh thanh

       Nhắm nơi sẽ đến khởi hành cùng đi.

          Đến Am-Bá-Ba-Li trú lại

          Vườn xoài tại Tỳ-Xá-Ly thành (1).

.       

12.           Nơi đây Phật thuyết pháp lành :

 

    “ Tỷ Kheo Tăng sống tịnh thanh ở đời

          Phải luôn nhớ những lời ta nhủ :

         ‘Phải an trú chánh niệm, giác thời’.

              Thế nào Tỷ Kheo ở đời

        An trú chánh niệm mọi nơi, mọi bề ?

 

          Tứ Niệm Xứ quán về thân, thọ

          Về tâm, pháp – thấy rõ, hành thâm

              Tinh tấn, tỉnh giác, nhiếp tâm

       Nhiếp phục tham ái, mê lầm, ưu bi.

          Các Tỷ Kheo ! Phải ghi nhớ rõ

          Và theo đó chánh niệm hành theo.

 

13.           Thế nào, này các Tỷ Kheo !

       Là sự tỉnh giác Tỷ Kheo phải hành ?

          Khi tới, lui ; biết mình lui, tới

          Khi nhìn quanh biết bởi mình làm

              Hay khi co duỗi tay chân

       Mặc y, mang bát hay cần uống ăn

          Khi nhai, nuốt, nói năng - Tỉnh giác 

          Đại, tiểu tiện, nhổ khạc - Biết thầm

              Khi đi, đứng ; lúc ngồi, nằm

       Khi thức, im lặng, trầm ngâm nghĩ gì.

     

          Các Tỷ Kheo ! Mọi thì trú lạc

          Trong chánh niệm, tỉnh giác nơi nơi

    _______________________________

  (1) :  Vườn Ambapàli .

Trường Bộ - (Tập 2 ) K. 16 : ĐẠI BÁT NIẾT BÀN  * MLH  –  135

 

              Đó lời Ta dạy các ngươi

       Tỷ Kheo Tăng chúng nhớ lời ta khuyên ”.   

 

14.      Lúc bấy giờ, căn nguyên được biết

          Bậc siêu việt Đại Giác Thế Tôn

              Đã cùng Đại Chúng Sa-Môn

       Vê-Sa- Li đến, Pháp-môn hoằng truyền 

          Có đại duyên Thế Tôn, Ứng Cúng

          Trú vườn xoài, Tăng chúng uy nghi

              Kỹ nữ Am-Bá-Ba-Li

       Chủ nhân Am-Bá-Ba-Li vườn xoài

          Mừng vô hạn, truyền ngay gia bộc

          Thắng nhiều xe ngựa tốt dàn hàng

              Chủ nhân lên xe sẵn sàng

       Một đoàn thẳng tiến để sang vườn xoài.

 

          Xe đi tới tận nơi đi được

          Rồi xuống xe cất bước bộ hành

              Gặp Phật uy nghi tịnh thanh

       Nàng liền đảnh lễ, tâm thành ngồi bên.

          Phật thuyết pháp tuỳ duyên, thứ tự

          Cho tín nữ Am-Bá-Ba-Li

              Giảng dạy, khích lệ tư duy

       Khiến tâm phấn khởi, mọi thì hân hoan.

          Rất hoan hỷ nên nàng bạch Phật :

 

    – “ Bạch Thế Tôn ! Chân thật thỉnh Ngài

              Cùng Chúng Tăng, vào ngày mai

       Đến nhà con để thọ trai cúng dường ”.

 

          Đức Phật vẫn bình thường im lặng

          Là cách đấng Đại Giác nhận lời. 

    

              Nàng biết Phật đã nhận lời

Trường Bộ - (Tập 2 ) K. 16 : ĐẠI BÁT NIẾT BÀN  * MLH  –  136

 

       Đảnh lễ, hữu nhiễu rồi rời nơi đây.

 

15.      Lúc bấy giờ ở ngay thành thị

          Vê-Sa-Ly  các vị tín thành

              Người Lích-Cha-Vi, nghe rành

       Thế Tôn đã đến cạnh thành phố đây

          Cùng Đại chúng vườn xoài trú cả

          Vườn của nàng Am-Bá-Ba-Li

              Liền thắng nhiều xe tức thì

       Cùng nhau xuất phát để đi đến vườn.

       

          Các vị này phô trương phục sức

          Người sắc xanh thì thực toàn xanh

              Áo quần, trang sức màu xanh

       Còn nhiều vị khác lại tranh màu vàng

          Áo quần vàng, màu vàng trang sức

          Các vị khác thì thực đỏ tươi

              Quần áo, trang sức cả người

       Nhiều vị thích trắng thì thời trắng luôn

          Đồ trang sức, áo quần đều trắng,

          Cả bọn cùng đi thẳng vườn xoài.

 

16.           Đi giữa đường lại gặp ngay

       Am-Bá-Ba-Lí cùng vài cổ xe

          Đang ngược chiều, rồi xe nàng đánh

          Va chạm mạnh xe Lích-Cha-Vi

              Các thanh niên Lích-Cha-Vi

       Liền hỏi duyên cớ do vì tại sao

          Mà xe nàng đụng vào xe họ

          Nàng tín nữ nói nhỏ nhẹ ngay :

          – “ Xin lỗi quý công tử đây !

       Vì quá hoan hỷ được Ngài Thế Tôn

          Cùng Sa-môn chúng Tăng thanh tịnh

Trường Bộ - (Tập 2 ) K. 16 : ĐẠI BÁT NIẾT BÀN  * MLH  –  137

 

          Đã nhận lời cung thỉnh của tôi

              Ngày mai quang lâm nhà tôi

       Để thọ thiết cúng ngọ thời trai diên ”.

 

          Lích-Cha-Vi thanh niên các vị

          Liền năn nỉ Am-Bá-Ba-Li :

 

          – “ Hãy nhường chúng tôi trai nghi

       Cúng dường đức Phật ngọ thì ngày mai

          Nếu điều này được nàng thuận lấy

          Trăm ngàn đồng đổi lấy trai diên ”.

 

          – “ Mong quý công tử cảm phiền !

       Dù có đổi lấy cả miền đất đai

          Của Vê-Sa-Ly này, cộng với

          Vùng phụ thuộc rộng tới vô lường

              Thì tôi cũng không thể nhường

       Bữa ăn quan trọng cúng dường Phật, Tăng ”.

 

          Lích-Cha-Vi chúng nhân tức tối

          Búng ngón tay và nói một hồi : 

          – “ Chúng ta bị thiếu nữ xoài

       Phổng tay trên, đánh bại ngay mất rồi ! ”.

 

          Lích-Cha-Vi các người đi nữa

          Đánh xe thẳng đến cửa vườn xoài.

 

17.           Thế Tôn xa thấy từ ngoài

       Lích-Cha-Vi các vị này đi vô

          Liền nói với môn đồ Tăng chúng :

 

    – “ Các Tỷ Kheo ! Đại chúng Tăng thời

              Vị nào chưa từng thấy nơi

       Chư Thiên Đao Lợi – cõi trời Băm ba

          Thì hãy nhìn Lích-Cha-Vi chúng

          Rất giống Chúng Tam thập tam Thiên ”.

Trường Bộ - (Tập 2 ) K. 16 : ĐẠI BÁT NIẾT BÀN  * MLH  –  138

 

18.           Các vị Lích-Cha-Vi trên

       Nhắm chỗ Phật ngự, họ liền tới nơi

          Đảnh lễ Ngài, rồi ngồi bên cạnh

          Phật thuyết pháp chân chánh, thuận tùy

              Cho những vị Lích-Cha-Vi

       Khiến họ hoan hỷ không chi sánh bằng

          Pháp khích lệ, vô ngần hoan hỷ.

          Sau thời giảng, các vị bạch rằng :

 

          – “ Cung thỉnh Thế Tôn & Chúng Tăng

       Ngày mai thiết lễ Trai Tăng tại nhà ”.

 

    – “ Này các vị ! Thật là đáng tiếc

          Như Lai sẽ có việc phải đi

              Vì nàng Am-Bá-Ba-Li

       Đã thỉnh Ta với các vì chúng Tăng

          Ngày mai nàng cúng dường trai phạn

          Với lòng thành vô hạn, vô biên ”.

 

              Lích-Cha-Vi các vị trên

       Thất vọng, tức tối bung liền ngón tay

          Và nói ngay : “ Chúng ta chậm bước

          Thiếu nữ xoài đến trước, thắng ngay

              Phổng tay trên cuộc phước này

       Nhưng ta cũng sẽ có ngày trai tăng ”.

 

          Lích-Cha-Vi chúng nhân hoan hỷ

          Tán thán lời dạy quý của Ngài

              Cùng đứng dậy, đảnh lễ ngay

       Hữu nhiễu xong, các vị này cáo lui.

 

19.      Đêm đã lùi, bình minh sáng tỏa

          Thức dậy, nàng Am-Bá-Ba-Li

              Sửa soạn vườn nhà tức thì

Trường Bộ - (Tập 2 ) K. 16 : ĐẠI BÁT NIẾT BÀN  * MLH  –  139

 

       Tư xá tại Vê-Sa-Ly thành này

          Chuẩn bị ngay món ăn thượng vị

          Loại cứng, mềm trân quý sẵn sàng.

       

              Thế Tôn cùng Đại chúng Tăng

       Đắp y, mang bát nghiêm trang đến nhà

      

          Thỉnh Thế Tôn ngồi tòa soạn sẵn

          Cả Đại chúng tĩnh lặng, uy nghi

              Chủ nhân Am-Bá-Ba-Li

       Thân hành dâng cúng trai nghi các phần.

 

          Sau bữa ăn cúng dâng đúng pháp 

          Thế Tôn đã rời bát, rửa tay

              Thì vị nữ chủ nhân này

       Lấy một ghế thấp để bày một bên

          Nàng ngồi xuống rồi liền bạch Phật :

 

    – “ Bạch Thế Tôn ! Thể tất điều này

              Tâm con kính ngưỡng sâu dày

       Xin nguyện dâng cúng vườn xoài của con

          Đến Thế Tôn và chư Tăng chúng

          Để hoằng pháp độ chúng sinh chung ”.

 

              Đức Phật với tâm bao dung

       Nhận lảnh vườn nọ để dùng độ sinh.

          Pháp trọn lành Thế Tôn giảng tới

          Khiến chủ nhân phấn khởi, hân hoan

 

              Cùng với Tăng chúng các hàng

       Đức Phật đứng dậy, nghiêm trang ra về.

 

20.      Liên quan đến vấn đề hoằng pháp       

          Vê-Sa-Ly, thì pháp thoại này 

              Đã được đức Phật giảng bày

       Cho Tỷ Kheo chúng rõ ngay lý mầu :

Trường Bộ - (Tập 2 ) K. 16 : ĐẠI BÁT NIẾT BÀN  * MLH  –  140

 

       “ Đây là Giới, tiếp sau : Định, Tuệ               

          Định và Giới vừa kể, cùng tu

              Đưa đến quả vị đặc thù

       To lớn, lợi ích cho dù ở đâu

          Hoặc ví dầu Tuệ tu với Định

          Sẽ đưa đến lợi ích vô cùng

              Tâm cùng với Tuệ tu chung

       Đưa đến giải thoát, diệt cùng khổ đau

          Các lậu-hoặc trước sau các loại

          Phải thoát khỏi dục-lậu ngoài trong

              Hữu-lậu ( tri kiến ) thoát xong

       Thoát vô-minh-lậu, khỏi vòng trầm luân.

 

21.      Đức Thế Tôn trong phần du hóa

          Vê-Sa-Ly thấy đã đủ rồi

              Gọi A-Nan-Đa đến nơi

       Bảo rằng : “ Ta hãy cùng rời, đi qua

          Ba-Lu-Va làng này sẽ đến ”.

 

          Đức A-Nan vâng lệnh thi hành

              Phật cùng Tăng chúng tịnh thanh

       Đến làng, đức Phật an lành trú đây.

 

22.       Họp Chúng Tăng đủ đầy, Phật dạy :

        “ Các Tỷ Kheo ! Chúng hãy an cư 

              Ba tháng mưa, vì lòng từ

       Để tránh dẫm đạp mầm cây, côn trùng

          Vê-Sa-Ly  ở xung quanh đấy

          Nếu nơi ấy có những người thân

              Còn Như Lai cùng A-Nan

       An cư nhập hạ tại làng này đây ”.

    _______________________________

    (1) : Làng Baluvà.

Trường Bộ - (Tập 2 ) K. 16 : ĐẠI BÁT NIẾT BÀN  * MLH  –  141

 

          Chư Tỷ Kheo vâng ngay lời dạy

          Tự tìm chỗ để lại an cư.

 

23.           Trong khi ấy, đấng Đại Từ

       Suốt trong ba tháng an cư tại làng

          Ba-Lu-Va thời gian nhập hạ

          Đức Thế Tôn đã ngã bệnh duyên

              Cơn bệnh trầm trọng khởi lên

       Rất là đau đớn, gần bên diệt thời

          Nhưng Thế Tôn vững nơi chánh niệm

          Luôn tỉnh giác, nhẫn chịu cơn đau.

              Đức Phật tự nghĩ như sau :

 

   “ Thật không hợp lẽ, mặc dầu bệnh ta

          Rất trầm trọng, nhưng ta không thể

          Diệt độ sớm vì lẽ bệnh duyên

              Trong khi Tăng chúng hiện tiền

       Chưa được từ biệt, mà liền tịch ngay

          Vậy ta phải vững đầy tinh tấn

          Nhiếp phục tận cơn bệnh nặng đây

              Duy trì mạng sống huyễn này ”.

 

       Nhờ vào tinh tấn, nên Ngài định tâm

          Nhiếp phục bệnh dần dần thuyên giảm.

 

24.      Khi Thế Tôn bệnh tạm đã qua

              Một hôm Ngài đã đi ra

       Ngồi trên ghế đã soạn ra sẵn rồi

          Dưới bóng mát của ngôi Tinh-xá.

 

          Lúc bấy giờ Tôn-giả A-Nan

              Đến nơi đảnh lễ nghiêm trang

       Một bên ngồi xuống, hân hoan bạch rằng :

      

       “ Bạch Thế Tôn ! Con hằng lo ngại

Trường Bộ - (Tập 2 ) K. 16 : ĐẠI BÁT NIẾT BÀN  * MLH  –  142

 

          Thấy Thế Tôn đã trải bệnh duyên

              Con rất đau khổ, buồn phiền

       Cảm thấy yếu ớt, ngửa nghiêng tâm mình

          Mắt mờ mịt không nhìn rõ hướng,

          Nhưng được thấy vô lượng diệu huyền

              Ngài đã kham nhẫn vô biên

       Tinh tấn nhiếp phục đẩy liền bệnh căn

          Con nghĩ rằng cũng chưa phải lúc

          Để Thế Tôn lìa tục, Niết-bàn 

              Vì Ngài chưa vì các hàng

       Tứ Chúng đệ tử, sẵn sàng thuyết minh 

          Lời di giáo đinh ninh, tuyên bố

          Nên Ngài chưa diệt độ lúc này ”.

 

25.       – “ A-Nan-Đa ! Đã đủ đầy

       Tỷ Kheo Tăng chúng đến nay tịnh, hòa

          Còn mong mỏi ở Ta gì nữa

          Cả Chánh Pháp gồm chứa tinh hoa

              Như Lai đã thuyết giảng ra

       Không có phân biệt đâu là ngoài, trong

          Hiển, mật giáo thảy đồng tuyên thuyết

          Không có việc ta vẫn nắm tay

              Pháp giữ lại, không giảng bày

       Nếu có ai nghĩ : “ Như Lai chính là

          Vị lãnh đạo cao xa Tăng Chúng

          Hay Tăng chúng chịu sự dạy răn

              Của Như Lai, nhiều cấm ngăn

       Người đó di giáo chúng Tăng đi nào !

 

          A-Nan-Đa ! Còn vào sự lý

          Thì Như Lai không nghĩ mình là

              Người lãnh đạo Tăng tài ba

Trường Bộ - (Tập 2 ) K. 16 : ĐẠI BÁT NIẾT BÀN  * MLH  –  143

 

       Hay Tỷ Kheo Chúng chịu qua luyện rèn

          Sự giáo huấn ta quen lý giải

          Thì làm sao Ta lại có lời

              Di giáo Tăng chúng nơi nơi. 

       A-Nan ! Ta đã đến thời lão niên

          Tám mươi năm trần duyên đã trải

          Nay đã già, thân lại héo hon

              Như cổ xe đã già mòn

       Vẫn còn chạy được do còn trục xe

          Nhờ những giây mọi bề chằng chịt

          Cũng như vậy, mục đích duy trì

              Thân Như Lai cũng giống y

       Như nhờ giây nhợ chằng ghì với nhau.

 

          Này A-Nan ! Khi nào ý nghĩ

          Như Lai không tác ý, trú tâm

              Đến tất cả tướng, không tầm

       Diệt trừ cảm thọ, thân tâm an nhàn

          Chứng, an trú vô vàn tịch tịnh

          Vào Vô Tưởng Tâm Định lâu dài

              Chính khi ấy thân Như Lai

       Tự tại thoải mái, vượt ngoài khổ đau.

 

26.      A-Nan-Đa ! Trước sau phải quán

          Hãy tự mình thắp sáng ngọn đèn

              Diệt trừ ỷ lại ươn hèn

       Tự mình nương tựa bao phen vào mình

          Là hải đảo tự mình nương tựa

          Không nương tựa bất cứ nơi đâu

              Hãy dùng Chánh Pháp cao sâu

       Làm chỗ nương tựa, nhiệm mầu hải đăng

          Không nương tựa, tín văn nào khắp

Trường Bộ - (Tập 2 ) K. 16 : ĐẠI BÁT NIẾT BÀN  * MLH  –  144

 

          Vị Tỷ Kheo tự thắp minh đăng

              Mình là hải đảo tự thân

       Nương vào Chánh Pháp, Pháp đăng soi đường

          Không chỗ nào đáng nương tựa cả

          Ngoài tự mình hoặc giả Pháp minh.

 

              A-Nan ! Tỷ Kheo thực hành :

 

    * Quán Thân bất tịnh, phải sanh tinh cần  

          Luôn tỉnh giác, giữ tâm chánh niệm

          Phải suy nghiệm, nhiếp phục Ái tham

              Ưu bi, khổ não, bất an.

 

    * Quán Thọ thị khổ, mọi đàng trần duyên  

          Luôn tinh tấn, tâm chuyên tỉnh thức

          Giữ chánh niệm, nhiếp phục não phiền.

 

           * Quán Tâm vô thường, đảo điên.   

 

    * Quán Pháp vô ngã, cần chuyên tự mình

          Luôn tinh tấn, an bình, chánh niệm

          Phải suy nghiệm, nhiếp phục Ái tham

              Ưu bi, khổ não, bất an

       Tỷ Kheo vị ấy chính đang thực hành

          Là ngọn đèn tự mình thắp sáng

          Nơi nương tựa, căn bản là mình

              Đã dùng Chánh Pháp cao minh

       Làm đèn dẫn lối, chính mình tự quy.

 

          A-Nan-Đa ! Sau khi ta diệt

          Được gọi người siêu việt, tinh hoa

              Trong hàng đệ tử của Ta

       Là người tự thắp đuốc qua đêm trường

          Tự tựa nương chính mình vững chải

          Lấy Chánh Pháp làm hải đăng cao

Trường Bộ - (Tập 2 ) K. 16 : ĐẠI BÁT NIẾT BÀN  * MLH  –  145

 

              Chánh Pháp làm chỗ nương vào

       Không nơi nào khác để cầu dựa nương ”.

 

                             PHẦN  III  :

 

 1.       Bốn lăm năm hoằng dương Pháp Thật      

          Thời-gian-biểu của Phật hằng ngày

              Buổi sáng đắp y nghiêm oai

       Mang theo bình bát ra ngoài hóa duyên.

 

          Vê-Sa-Ly Ngài liền đi tới

          Để khất thực cùng với A-Nan,

              Sau ngọ thực ở bên đàng

       Trở về, Ngài bảo A-Nan điều này :

 

     – “ A-Nan-Đa ! Lấy ngay tọa cụ

          Như Lai muốn an trú nghỉ trưa

              Cha-Ba-La (1), điện thờ xưa

       Nơi đây lâu lắm ta chưa ghé vào ”.

 

          Đức A-Nan đi sau nghiêm cẩn

          Lấy tọa cụ cầm sẵn, theo Ngài.

 

 2.           Cha-Ba-La, tại điện này

       Thế Tôn khi đến vào ngay chỗ ngồi

          Đã soạn sẵn tại nơi đúng lệ

          A-Nan-Đa đảnh lễ Phật rồi,

              Một bên Thế Tôn, đã ngồi.

       Nhìn A-Nan, Phật mở lời tuyên xưng :

 

       “ A-Nan-Đa ! Tưng bừng khả ái 

          Vê-Sa-Ly thành ấy đẹp thay !

              Điện thờ Cha-Ba-La đây

    _______________________________

    (1) :  Điện thờ ngoại đạo Càpàla .

Trường Bộ - (Tập 2 ) K. 16 : ĐẠI BÁT NIẾT BÀN  * MLH  –  146

 

       Những điện thờ khác cũng tày gấm hoa :

          U-Đê-Na , Gô-Ta-Ma-Ká  (1)

          Và Ba-Hú-Pút-Tá (1) đẹp xinh

              Các điện thờ nữa quanh thành

       Sách-Tăm-Bá-Ká (1), Sa-Rành-Đa-Đa  (1)

          Những điện thờ kể ra, sở tại

          Thật khả ái, xinh đẹp mỹ miều.

 

 3.           A-Nan ! Những ai sớm chiều

       Tu Tứ Thần Túc (2) thật nhiều, cần chuyên

          Thật lão luyện, vững bền, chắc chắn

          Thật thiện xảo, thù thắng, thâm sâu

              Người ấy có thể sống lâu

       Đến hết một kiếp, nhiệm mầu thời gian

          Hay sống phần kiếp đang còn lại

          Không có gì trở ngại Như Lai ”.

 

 4.           Dù Phật gợi ý điều này

       Nhưng A-Nan vẫn ngồi ngây như thường

          Tâm Tôn giả, Ma Vương ám ảnh

          Nên mụ mẫm, thần trí tối tăm

              Đã không cầu thỉnh thành tâm :

 

     “ Ngưỡng bạch Đại Giác ! Xin thầm xót thương

          Chúng sinh đương mê lầm, tham dục 

          Vì lợi ích, hạnh phúc Trời, người

    _______________________________

  (1) : Các điện thờ ngoại đạo :Udena , Gotamaka , Bahuputta ,

          Sattambaka , Sàrandada .

  (2) : Tứ Thần Túc ( Cattaro iddhipàdà )  còn gọi là Tứ Như Ý Túc 

     ( 4 trong 37 Phẩm Trợ Bồ-Đề – Bodhipakkhiya dhamma ) gồm :

    Dục thần túc ( Chandiddhipàdo) ,Tinh Tấn thần túc ( Viriyiddhi-

     pàdo ), Tâm (Tư Duy) thần túc ( Cittiddhipàdo) và Trạch Pháp

   (trạch quán) thần túc ( Vimansid dhipàdo ) .  

          

Trường Bộ - (Tập 2 ) K. 16 : ĐẠI BÁT NIẾT BÀN  * MLH  –  147

 

              Thỉnh Thế Tôn ở lại đời

       Cho đến trọn kiếp đương thời trải qua

          Vì thương tưởng Ta-Bà uế độ

          Chúng sinh cần cứu khổ trầm luân ”.

 

              Dù Phật gợi ý ba lần

       Nhưng A-Nan vẫn tâm thần như mê

          Ngồi lặng thinh chẳng hề thỉnh, để

          Đấng Điều Ngự trụ thế vĩnh trường

              Vì A-Nan bị Ma Vương

       Ám ảnh, chi phối nên dường ngây si

          Nên chẳng vì chúng sinh khổ nghiệp

          Thỉnh Thế Tôn trọn kiếp sống dài

              Vì sự lợi ích mọi loài

       Hóa độ sinh chúng, hoằng khai Pháp mầu.

 

          Ngưng giây lâu, Thế Tôn đã bảo :

       “ A-Nan-Đa ! Việc đạo cần gì

              Thì A-Nan hãy cứ đi

       Và làm những việc hợp quy, phải thời ! ”.

 

          Vâng theo lời, đứng lên, đảnh lễ 

          Hữu nhiễu quanh Thiện Thệ, đi ra.

 

 7.           A-Nan đi chưa bao xa      

       Ma Vương, hay gọi Ác Ma hiện vào

          Trước Thế Tôn, y  chào và nói :

 

    – “ Thưa Thế Tôn ! Đã tới hẹn kỳ

              Thế Tôn hãy diệt độ đi !

       Trước đây Ngài đã hứa khi đạo thành :

 

         ‘Đến khi nào chúng sinh hiểu đúng

          Hàng Tứ Chúng đệ tử tu trì

              Là Tỷ Kheo, Tỷ Kheo Ni

Trường Bộ - (Tập 2 ) K. 16 : ĐẠI BÁT NIẾT BÀN  * MLH  –  148

 

       Thiện Nam, Tín Nữ thuận tùy, vững tin 

          Đều sáng suốt, giữ mình chân chánh

          Có kỷ luật, tịnh hạnh, đa văn

              Duy trì Chánh Pháp sẵn sàng

       Chánh Pháp, Tùy Pháp họ đang tựu thành

          Hiểu giáo lý ngọn ngành, căn bản

          Có thể giảng, tuyên bố, trình bày

              Khai triển, phân tích được ngay

       Xác định, giải thích đủ đầy căn nguyên      

          Khi tà đạo khởi, liền chất vấn 

          Khéo hàng phục mà vẫn nhu ôn.

 

              Các hàng đệ tử Thế Tôn

       Có thể truyền bá Pháp môn diệu huyền

          Khi đó Ngài an nhiên tịch diệt’.

 

          Nay tôi biết Tứ Chúng của Ngài

              Đã đạt những điểm trên đây

       Xin giữ lời hứa, nhập ngay Niết Bàn.

 

          Thưa Thế Tôn ! Nói sang việc khác 

          Ngài đã nói : ‘Hỡi Ác Ma này !

              Ta sẽ không diệt độ ngay

       Khi nào phạm hạnh ta đây chưa truyền

          Chưa giảng dạy mãn viên, thịnh đạt

          Chưa thành tựu, phổ quát lan xa

              Nghĩa là được khéo giảng ra

       Cho loài người thấu hiểu qua Pháp mầu’.

 

          Nay đâu đâu cũng đều biết đến

          Pháp của Ngài luân chuyển bao năm

              Nhiều người hiểu thấu Pháp thâm

       Vậy Ngài có thể an tâm diệt rồi !

          Thưa Thế Tôn ! Đến thời diệt độ

Trường Bộ - (Tập 2 ) K. 16 : ĐẠI BÁT NIẾT BÀN  * MLH  –  149

 

          Thiện Thệ hãy tuyên bố Niết Bàn ! ”.         

 

 9.           Nghe Ma Vương nói một tràng

       Thế Tôn điềm tỉnh ngồi an, nói rằng :

       

       “ Này Ác Ma ! Ngươi hằng chờ đợi

          Mong Như Lai sớm tới diệt thời

              Hãy an tâm ! Sắp đến rồi,

       Không bao lâu nữa Ta thôi hoằng truyền

          Sau ba tháng, đến duyên tịch diệt

          Như Lai sẽ từ biệt cõi đời ”.

 

              Ác Ma thỏa mãn với lời

       Đức Phật đã hứa, liền rời nơi đây.

 

10.      Cha-Ba-La điện này từ đó

          Ngài tỉnh giác, từ bỏ Thọ, Hành

              Luôn giữ chánh niệm tịnh thanh

       Sẵn sàng cho sự an lành ra đi

          Nghĩa là không duy trì sự sống

          Lâu hơn nữa trong chốn thế gian.

 

              Bỗng nhiên, hiện tượng kinh hoàng

       Quả đất chấn động, sấm vang đầy trời

          Khắp mọi người tóc lông dựng ngược

          Đều ghê rợn như trước họa tai

              Thế Tôn hiểu ý nghĩa này

       Về sự chấn động nên Ngài thốt lên :

 

      “ Mạng sống con người có nên

        Hữu hạn, vô hạn chẳng bền lâu đâu !

        Tu sĩ từ bỏ không cầu

        Mạng sống không muốn làm sao kéo dài

        Nội tâm chuyên nhất thẳng ngay

        An trú thiền định, hiển bày lìa mê

Trường Bộ - (Tập 2 ) K. 16 : ĐẠI BÁT NIẾT BÀN  * MLH  –  150

 

        Như thoát áo giáp nặng nề

        Đang mặc gò bó, nhất tề cởi ra ”.   

 

11.      Lúc ấy A-Nan-Đa Tôn-giả

          Liền suy nghĩ : ‘Thật quá lạ lùng

              Thật là hy hữu vô cùng

       Đại địa chấn động, nổ đùng ghê thay !

          Nhân duyên gì điều này xảy đến

          Khiến đất trời rung chuyển, sấm vang

              Phải bạch hỏi Phật rõ ràng’.

 

12.   Nghĩ rồi Tôn-giả vội vàng vào trong

          Nơi điện thờ Thế Tôn có mặt

          Đảnh lễ Phật, ngồi xuống một bên

              Tôn giả bạch Thế Tôn liền :

 

  – “ Bạch Ngài ! Không hiểu nhân duyên thế nào

           Mà quả đất ào ào chấn động

          Thật kỳ lạ, lồng lộng sấm trời

              Điều ghê rợn khiến mọi người

       Tóc lông dựng ngược, không lời thốt ra

          Bạch Thế Tôn ! Xảy ra điều ấy

          Nhân duyên gì , xin hãy dạy cho ”. 

 

13.       – “ Này A-Nan-Đa ! Nguyên do

       Đại địa chấn động, sấm to khắp miền

          Do tám nhân, tám duyên mà có

          Tám điều đó giải thích thế này :

 

            * A-Nan-Đa ! Đại địa đây

       Thiết lập trên nước, gió đầy phía trên

          Và hư không làm nền cho gió

          Khi đại phong từ đó khởi lên

              Gió lớn làm nổi sóng liền

Trường Bộ - (Tập 2 ) K. 16 : ĐẠI BÁT NIẾT BÀN  * MLH  –  151

 

       Sức sóng quá mạnh, biến thiên lớn dần        

          Là nguyên nhân đất đai chấn động

          Điều thứ nhất chấn động xảy ra.

 

14.        *  Này A-Nan ! Lại nói qua

       Một điều khác nữa cũng là nguyên nhân

          Vị Sa-môn có thần thông lạ,

          Bà-la-môn nọ đã luyện thành 

              Thần thông huyền bí phát sanh,

       Đại oai lực của các hàng Chư Thiên.

          Những vị này họ liền nhất quán :

          Quán địa tánh có hạn tinh tường

              Quán thủy tánh là vô lường

       Vị ấy có thể phô trương oai thần

          Khiến quả đất cõi trần chấn động

          Là nhân duyên chấn động thứ hai.

 

15.       *  A-Nan-Đa ! Lại điều này

       Khi vị Bồ Tát nhập thai giáng trần

          Đâu-Suất cung bỏ thân, chánh niệm

          Giữ tỉnh giác nhập điểm mẫu thai

              Ngay khi đó quả đất đây

       Chấn động rất mạnh ; nhân này thứ ba.

 

16.  *  A-Nan-Đa ! Đến khi Bồ Tát

          Đủ thời gian để thoát mẫu thai

              Khi Đản sinh trọng đại này

       Địa cầu chấn động ; nhân này thứ tư.

 

17.  *  Vị Bồ Tát chân như chứng đạt

          Thành Chánh Giác rực rỡ, nghiêm trang

              Địa cầu chấn động, sấm vang

       Mừng sự Thành Đạo huy hoàng, cao thâm

Trường Bộ - (Tập 2 ) K. 16 : ĐẠI BÁT NIẾT BÀN  * MLH  –  152

 

          Đây nhân duyên thứ năm thù thắng         

          Quả đất này có chấn động to.

 

18.       *  A-Nan ! Lại có nguyên do

       Nhân duyên thứ sáu khiến cho địa cầu

          Chấn động mạnh đâu đâu cũng biết

          Khi Như Lai đã quyết thấm nhuần

              Thuyết pháp để  chuyển pháp luân

       Giáo pháp cao thượng giảng tuần tự ra.

 

19.  *  A-Nan-Đa ! Khi Ta tỉnh giác

          Trong chánh niệm, dứt khoát tự tri :

              Mạng sống sẽ không duy trì,

       Địa cầu chấn động, sấm thì rền vang.

          Đây là hàng nhân duyên thứ bảy

          Đất chấn động, lừng lẫy sấm trời.

 

20.       *  A-Nan-Đa ! Lại đến thời

       Khi Như Lai đã lìa rời thế gian

          Vô-dư-y Niết-bàn tấn nhập

          Cơn chấn động tràn ngập địa cầu

              Sấm sét vang động rất lâu.

       Nhân duyên thứ tám vì sao việc này

          Khiến đại địa chuyển xoay chấn kích

          Tám điều trên giải thích rõ ràng.

 

21.           A-Nan-Đa ! Lại nói sang

       Tất cả tám chúng các hàng kể ra :

          Sát-Đế-Lỵ chúng, Ma Vương chúng,

          Tứ Thiên Vương chúng ; chúng Sa-môn,   

              Cư-sĩ chúng, Bà-la-môn,

       Đao Lợi Thiên chúng và còn Phạm Thiên.

 

22.      Này A-Nan ! Ta liền nhớ lại

Trường Bộ - (Tập 2 ) K. 16 : ĐẠI BÁT NIẾT BÀN  * MLH  –  153

 

          Hơn trăm lần đến tại chúng này :

              Chúng Sát-Đế-Lỵ, nơi đây

       Trước khi ngồi xuống, chưa rày nói năng

          Thì dung sắc của hàng Sát-Lỵ

          Cũng giống tỉ dung sắc của Ta

              Giọng Sát-Đế-Lỵ nói ra

       Và giọng ta nói cũng là giống nhau.

 

          Với pháp thoại Ta mau giảng kỹ

          Làm phấn khởi, hoan hỷ biết bao

              Khi Ta đang nói pháp mầu

       Cả chúng không biết người nào nói đây ?

          Chư Thiên hay Người nào chí thiện

          Sau pháp thoại Ta biến đi liền

              Chúng không biết : ‘Là chư Thiên

       Hay là Người, lại biến liền mất tăm’.

 

23.      Ta nhớ lại hơn trăm lần đến

          Bà-la-môn chúng, hiện thân vào

              Dung sắc thì rất giống nhau

       Giọng nói cũng giống, không sao phân rành.

 

          Hơn trăm lần đến Cư-Sĩ chúng,

 

          Hơn trăm lần đến chúng Sa-môn,

 

              Bốn Thiên Vương Tỳ-Sa-Môn

       Ta đây cũng đã đến hơn trăm lần,

 

          Với Thiên chúng thượng tầng Đao Lợi

          Hơn trăm lần đã tới nơi đây,

 

              Chúng Ma Vương, tại nơi này

       Chính ta đã đến nơi đây trăm lần,

 

          Chúng Phạm Thiên thượng tầng Thiên giới

 

Trường Bộ - (Tập 2 ) K. 16 : ĐẠI BÁT NIẾT BÀN  * MLH  –  154

 

          Hơn trăm lần Ta tới nơi đây,

           * Tại các Chúng nói trên này

       Trước khi ngồi xuống, chưa rày nói chi

          Và trước khi bắt đầu đối thoại

          Dung sắc Ta cùng loại chúng này

              Giọng nói y hệt chúng đây

       Với phần pháp thoại chứa đầy tinh hoa

          Ta giảng dạy  chỉ ra, khích lệ

          Làm phấn khởi, tâm thể hân hoan.

 

              Khi Ta nói pháp rõ ràng

       Thì chúng không biết ai đang nói này

          Chư Thiên hay là người ta vậy ? 

      

          Sau khi Ta giảng dạy mãn viên

              Thì Ta đã biến mất liền

       Chúng đây không biết chư Thiên hay người

          Mà nói pháp, những lời thù thắng

          Rồi biến mất, chúng chẳng thấy gì !

 

              A-Nan-Đa ! Hãy tường tri

       Đó là Tám Chúng thuận tùy trải qua.

 

24.      A-Nan-Đa ! Tám điều Thắng Xứ

          Tám Thắng Xứ được hiểu thế nào ?

      

          *  Nội sắc đã quán tưởng vào

       Thấy loại Ngoại sắc trước sau thật là

          Có hạn lượng, phân ra đẹp, xấu

          Vị ấy bảo với nhận thức là :

             ‘Sau khi nhiếp thắng chúng qua

        Ta biết, ta thấy’. Đó là đầu tiên.

 

26.    Có một vị quán liền Nội sắc

        Thấy các loại Ngoại sắc rõ là

Trường Bộ - (Tập 2 ) K. 16 : ĐẠI BÁT NIẾT BÀN  * MLH  –  155

 

              Vô lượng, đẹp, xấu  phô ra

       Vị ấy nhận thức : ‘Trải qua như vầy

          Nhiếp thắng xong, ta đây thấy, biết’

          Đây Thắng Xứ cá biệt thứ hai.

 

27.           Một vị quán tưởng ở đây

       Nội tâm Vô sắc, thấy ngay như vầy :

          Các Ngoại sắc loại này hạn lượng

          Và đẹp, xấu ; ảnh hưởng tùy tâm

              Vị ấy liền nhận thức rằng :

      ‘Sau nhiếp thắng chúng, ta hằng thấy ngay

          Ta cũng biết đủ đầy về chúng’.

          Đây Thắng Xứ ứng dụng thứ ba.

 

28.           Một vị quán tưởng trải qua

       Nội tâm Vô sắc thấy ra vô lường

          Và đẹp, xấu ; tinh tường nhận thức :

         ‘Sau khi thực nhiếp thắng chúng rồi 

              Ta thấy, ta biết rõ thôi !’.

       Như vậy Thắng Xứ này thời thứ tư.

 

29.      Quán tưởng từ Nội tâm Vô sắc

          Một vị thấy Ngoại sắc màu xanh

              Hình, tướng, ánh sáng sắc xanh

       Như bông gai nọ sắc xanh toàn cành

          Ba-la-nại lụa xanh bày bán

          Cả hai mặt trơn láng, màu xanh

              Hình, tướng, ánh sáng đều xanh

       Vị ấy nhận thức thật nhanh như vầy :

         ‘Nhiếp thắng xong, ta đây thấy, biết’,

          Đây Thắng Xứ cá biệt thứ năm.

 

30.           Quán tưởng Vô sắc Nội tâm

Trường Bộ - (Tập 2 ) K. 16 : ĐẠI BÁT NIẾT BÀN  * MLH  –  156

 

       Một vị quán tưởng nên thầm thấy ra

          Trong quá trình trải qua màu sắc

          Thấy các loại Ngoại sắc màu vàng

              Hình, tướng, ánh sáng đều vàng

       Ka-Ni-Ka-Rá (1) hoa vàng đẹp sang

          Cả cây hoa sắc vàng cả thảy

          Như lụa Ba-la-nại (2) nào hơn

              Cả hai mặt lụa láng trơn

       Hình, tướng, ánh sáng lụa trơn đều vàng.

     

          Tâm vị ấy sẵn sàng nhận thức :

         ‘Sau khi thực nhiếp thắng chúng rồi 

              Ta thấy, ta biết rõ thôi !’

       Thắng Xứ thứ sáu này thời quan tâm.

 

31.      Vị quán tưởng Nội tâm Vô sắc

          Thấy các loại Ngoại sắc đỏ tươi

              Hình, tướng, ánh sáng đỏ ngời

       Bân-Thú-Chi-Vá-Ka (3) tươi hoa hồng

          Cả toàn thân hoa đồng màu đỏ

          Như Ba-la-nại lụa đỏ sắc tươi

              Cả hai mặt đỏ, láng ngời

       Hình, tướng, ánh sáng đỏ tươi rỡ ràng.

      

          Tâm vị ấy sẵn sàng nhận thức :

         ‘Sau khi thực nhiếp thắng chúng rồi 

              Ta thấy, ta biết rõ thôi !’

       Thắng Xứ thứ bảy này thời quan tâm.

 

32.      Vị quán tưởng Nội tâm Vô sắc

          Thấy các loại Ngoại sắc trắng tinh

    _______________________________

    (1) : Hoa Kanikàra .         (2) : Lụa của xứ Baranasi .

    (3) : Hoa Bandhujìvaka . (4) : Sao mai Osadhi .

Trường Bộ - (Tập 2 ) K. 16 : ĐẠI BÁT NIẾT BÀN  * MLH  –  157

 

              Hình, sắc, ánh sáng trắng tinh

       Như sao mai Ô-Sá-Thi (4) trắng tuyền

          Ba-la-nại lụa nguyên màu trắng

          Cả hai mặt trơn láng trắng tinh

              Hình, tướng, ánh sáng trắng tinh.

      

       Vị ấy nhận thức đinh ninh như vầy :

         ‘Nhiếp thắng xong, ta đây biết, thấy’

          Thắng Xứ ấy thứ tám rõ bày.

 

              A-Nan ! Tám Thắng Xứ đây

       Con nên ghi nhận đủ đầy như trên.

 

33.      A-Nan-Đa ! Phải nên chứng đạt

          Tám Giải Thoát, giải thích thế nào ?

          * Tự mình có sắc, quán vào

       Liền thấy các sắc thấp cao mọi bề

       – Điều thứ nhất thuộc về Giải thoát. 

 

      *  Quán nội sắc là chẳng sắc nào

              Thấy các ngoại sắc biết bao

     – Là sự Giải thoát thuộc vào thứ hai.

 

      *  Quán tưởng rằng Sắc này là Tịnh

          Chú tâm chính trên suy tưởng này.

            – Giải thoát thứ ba là đây.

 

    * Với các Sắc tưởng vượt ngay hoàn toàn

          Diệt các tưởng trong hàng hữu-đối

          Không tác ý đến mọi tưởng qua

              Những tưởng khác biệt gần xa

       Với suy nghĩ ‘Hư không là vô biên’

          Chứng và trú Không Vô Biên Xứ

      –  Giải thoát bốn tuần tự hiểu liền.

 

           * Không-vô-biên-xứ tùy duyên

Trường Bộ - (Tập 2 ) K. 16 : ĐẠI BÁT NIẾT BÀN  * MLH  –  158

 

       Vượt khỏi Không-xứ vô-biên hoàn toàn

          Chứng, trú an Thức Vô Biên Xứ.

       – Thứ năm, sự Giải thoát là đây.

 

           * Vượt Thức-vô-biên-xứ này

       Với suy tư : ‘Không có ngay vật gì’

          Chứng và trú, tức thì tham dự

          Vào Vô Sở Hữu Xứ nơi này

           – Là Giải thoát thứ sáu đây.

 

   *  Vượt Vô-sở-hữu-xứ ngay tức thì

          Chứng Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ

          Và trú an vào Tưởng xứ này

           – Giải thoát thứ bảy chính đây.

 

   *  Cuối cùng Tưởng Xứ vượt ngay tức thì

          Thoát Phi-tưởng-phi-phi-tưởng-xứ

          Chứng và trú Diệt Thọ Tưởng này

            – Là Giải thoát thứ tám đây.

 

       Cả Tám Giải Thoát đủ đầy như trên.

*

34.      A-Nan-Đa ! Vững bền ý chí

          Lấy cội cây hùng vĩ làm nhà

              Tại rừng U-Ru-Vê-La  (1)

       Còn gọi Ưu-Lâu-Tần-Loa  một miền

          Sông Ni-Liên – Nê-Ranh-Chá-Rá  (2)

          Gần cội cây Ta đã tọa thiền.

              Sau khi Thành Đạo mãn viên

       Ma Vương khi ấy đến liền bên Ta 

          Đứng một bên, Ác ma lên tiếng :

    _______________________________

(1): R ừng Uruvelà ( Ưu-Lâu-Tần-Loa) còn gọi là Khổ Hạnh Lâm.

(2) : Sông Neranjara ( Ni-Liên-Thuyền ) gần cội Bồ-đề Phật tịnh tu 

 tại Uruvelà, sau đó đã Thành Đạo, chứng quả Chánh Đẳng Giác . 

Trường Bộ - (Tập 2 ) K. 16 : ĐẠI BÁT NIẾT BÀN  * MLH  –  159

 

       “ Thỉnh Thế Tôn thị hiện Niết Bàn

              Thiện Thệ  diệt độ cho an

       Ngài hãy tịch diệt, nay đang phải thời ”.

 

35.      Nghe Ác Ma nói lời như vậy

          Ngay khi ấy, Ta đã trả lời :

 

            “ Ma Vương ! Nay chưa phải thời

       Ta chưa diệt độ, khi đời còn mê.

          Khi mọi bề chúng sinh hiểu đúng

          Hàng Tứ Chúng đệ tử tu trì

              Là Tỷ Kheo, Tỷ-Kheo-Ni,

       Thiện Nam, Tín Nữ,  thuận tùy, vững tin

          Đều sáng suốt, giữ mình chân chánh

          Có kỷ luật, tịnh hạnh, đa văn

              Duy trì chánh pháp sẵn sàng

       Chánh-pháp, tùy-pháp  họ đang tựu thành

 

          Hiểu giáo lý ngọn ngành, căn bản

          Có thể giảng, tuyên bố, trình bày

              Khai triển, phân tích được ngay

       Xác định, giải thích đủ đầy căn nguyên

          Khi tà đạo khởi lên, chất vấn

          Khéo hàng phục mà vẫn ôn hòa.

 

              Các hàng đệ tử của Ta

       Có thể truyền bá Pháp ra cho đời

          Pháp vi diệu muôn nơi nhuần khắp

          Thì Ta sẽ tấn nhập Niết Bàn.

 

              Như Lai không diệt độ ngang

       Khi nào phạm-hạnh hoàn toàn chưa tuyên

          Chưa giảng dạy mãn viên, thịnh đạt

          Chưa thành tựu, phổ quát, lan xa

Trường Bộ - (Tập 2 ) K. 16 : ĐẠI BÁT NIẾT BÀN  * MLH  –  160

 

              Nghĩa là được giảng giải ra

       Cho loài Người thấu hiểu qua Pháp này ”.

 

36.      A-Nan-Đa ! Hôm nay tại điện

          Cha-Ba-La, đối diện Như Lai

              Ma Vương đến, nói dằng dai  

       Trước sau nhiều lượt, cứ đòi hỏi Ta 

          Phải diệt độ thể qua lời hứa

          Lúc thành đạo nơi giữa rừng già.

   

              Ác Ma một mực nói là

       Giáo Pháp truyền bá trải qua lâu dài

          Nay Tứ Chúng trong ngoài đông đảo

          Đang hành đạo, chứng đạt trải qua

              Có thể tự truyền đạo ra

       Có thể hàng phục tà ma giáo điều. 

          Thế Tôn đã đạt điều cần thiết

          Nay phải thời tịch diệt Niết Bàn.

 

37.           Khi nghe Ác Ma nhiều lần

       Nài nỉ Ta phải thu thần tịch đi

          Ta đã hứa đến thì tịch diệt

          Ba tháng nữa từ biệt cõi đời.

              Ma Vương thỏa mãn với lời

       Như Lai đã hứa, liền rời nơi đây,

 

          Cha-Pa-La điện này, từ đó

          Ta tỉnh giác, từ bỏ thọ, hành

              Luôn giữ chánh niệm tịnh thanh

       Sẵn sàng cho sự an lành ra đi

          Nghĩa là không duy trì sự sống

          Lâu hơn nữa trong cõi Ta-bà ”.

 

38.           Nghe vậy, ngài A-Nan- Đa

Trường Bộ - (Tập 2 ) K. 16 : ĐẠI BÁT NIẾT BÀN  * MLH  –  161

 

      Vội bạch Phật : “Xin Phật-Đà xót thương

          Chúng sinh đương mê lầm, tham dục

          Vì lợi ích, hạnh phúc Trời, người

              Thỉnh Thế Tôn ở lại đời

       Cho đến trọn kiếp đương thời trải qua ”.

 

    – “ A-Nan-Đa ! Hãy ngưng ý định

          Đừng cầu thỉnh Ta nữa làm gì.

              Đã quá muộn, không kịp thì

       Như Lai đã hứa, không chi sai lời ! ”

 

39.      Lần thứ hai, và rồi ba lượt

          A-Nan-Đa phủ phục nài van

              Cầu thỉnh Phật trụ thế gian

       Hãy vì lợi ích cho hàng Nhân, Thiên.

 

          Nhìn A-Nan, hỏi liền đệ tử :

    – “ Có tin sự giác ngộ của Ta ? ”

 

          – “ Bạch Ngài ! Con tin sâu xa ”.

 

 – “ Như vậy sao lại phiền Ta ba lần ? ”

 

40. – “ Bạch Thế Tôn ! Đích thân nghe, thấy

          Tại nơi đây, Ngài dạy một điều :

             ‘A-Nan ! Những ai sớm chiều

       Tu Tứ Thần Túc thật nhiều, cần chuyên

          Thật lão luyện, vững bền, chắc chắn

          Thật thiện xảo, thù thắng, thâm sâu

              Người ấy có thể sống lâu

       Đến hết một kiếp, không sao nghĩ bàn

          Hay sống phần kiếp đang còn lại.

 

          Nay Như Lai tự tại tiêu diêu

              Bốn Thần Túc tu tập nhiều

       Hết sức thuần thục, cao siêu vững bền

Trường Bộ - (Tập 2 ) K. 16 : ĐẠI BÁT NIẾT BÀN  * MLH  –  162

 

          Thật lão luyện, móng nền chắc chắn

          Thật thiện xảo, thù thắng, thanh cao

              Như Lai có thể sống lâu

       Đến hết một kiếp, nhiệm mầu thời gian

          Hay sống phần kiếp đang còn lại   

          Không có gì trở ngại Như Lai’.

 

              Nên con tha thiết thỉnh Ngài

       Vì lòng thương xót muôn loài, Thiên, nhân

          Xin ở lại cõi trần trọn kiếp

          Xin bi mẫn độ tiếp sinh linh ”.

 

          – “ A-Nan ! Ngươi có lòng tin ? ”

 

 – “ Bạch Ngài ! Con có sự tin tưởng nhiều ”.

 

    – “ A-Nan-Đa ! Nếu nêu tự kiểm

          Lỗi của ngươi, khuyết điểm của ngươi    

              Đã không nhận hiểu những lời

       Như Lai gợi ý nhiều nơi rõ ràng

          Nhưng A-Nan đã không cầu thỉnh

          Xin Như Lai quyết định trụ đời

              Đến trọn kiếp, vì Người, Trời

       Vì sự lợi ích, thương đời độ sinh.

 

          Nếu có thỉnh tận tình, đúng lễ

          Ta có thể từ chối hai lần

              Nhưng nếu người thỉnh quyết tâm

       Tha thiết cầu thỉnh đến lần thứ ba

          Thì có thể là Ta hứa khả

          Tiếp tục sống đến cả kiếp đây.

 

              Nhưng dù Ta gợi ý này

       Nhiều lần, ngươi chẳng tỏ bày, làm thinh

          Là lỗi ngươi , tự mình khuyết điểm      

Trường Bộ - (Tập 2 ) K. 16 : ĐẠI BÁT NIẾT BÀN  * MLH  –  163

 

          Không thỉnh Ta phương tiện độ đời.

 

41.           Này A-Nan-Đa ! Một thời

       Ta ở Vương Xá tại nơi tịnh, hòa

          Núi Linh Thứu – Ghít-Cha-Ku-Tá  (1)

          Chính tại đây, Ta đã mở lời

              Gợi ý nếu thỉnh trụ đời

       Vì sự lợi ích người, trời hoằng khai

          Thì có thể Như Lai hứa khả,

          Lần thứ nhất, ngươi đã làm thinh.

 

42.           Lần sau, cũng Vương Xá thành

       Chùa Ni-Rô-Thá (2) an lành trú đây

          Thì Như Lai cũng từng gợi ý :

          Tứ Thần Túc tu kỹ, cần chuyên

              Lão luyện, thiện xảo, vững bền

       Người ấy có thể sống trên kiếp này,

          Nhưng ngươi cũng ngồi ngây, im lặng

          Không nói gì, cũng chẳng thỉnh cầu.

 

              Trú tại Vương Xá dài lâu

       Nhiều nơi Ta đã mở lời nói ra :

      *  Như tại Cô-Ra-Pa-Pa-Tá  (3)

      *  Hay Sát-Tá-Banh-Ní (4) hang xa

           ( Hang trên núi Vê-Pha-Ra (4)

   *  Hay tại hang đá Ka-La (5) một thì

        ( Núi I-Sí-Ghi-Li (5) xa tắp )

      *  Hay hang Sắp-Pá-Sống-Đi-Ka  (6)

    _______________________________

(1) : Núi Gijjiha Kuta : Núi Linh-Thứu  hay Linh Sơn .

(2) :Nigrothàràma : có lẽ là Chùa Nigrotha vì Aràma là chùa.

      Khi 2 từ Nigrotha + aràma = Nigrothàràma .

(3) : Corapapàta .     (4) : hang Sattapanni trên núi Vebhàra .

(5) : hang đá Kàla trên núi Isigili .  (6) : hang Sappasondika .

Trường Bộ - (Tập 2 ) K. 16 : ĐẠI BÁT NIẾT BÀN  * MLH  –  164

 

            ( Hang đá ở rừng Si-Ta (1)

   *  Hay suối nóng Ta-Pô-Đa-Ra-Mà  (2)

     *  Hay Ka-Lanh-Đa-Ka (3) hồ ấy

       ( Hồ con sóc tại Trúc Lâm nhà )

          *  Chi-Va-Kăm-Ba-Va-Na  (4)

     ( Khu rừng khả ái không xa thành này )

      *  Hay Vườn Nai Mát-Đa-Cúc-Chí  (5)

 

          Những nơi này, gợi ý rõ ràng :

              Ta đã nói : ‘Này A-Nan !

       Thật là khả ái, huy hoàng, đẹp thay !

          Thật diễm lệ Thành đây Vương Xá

          Núi Linh Thứu thật khả ái thay !

              Ni-Rô-Thá-Ra-Ma  đây,

       Cô-Ra-Pá-Pa-Ta này quang huy !

          Hang Sát-Tá-Banh-Ni đẹp quá !

          Khả ái thay hang đá Ka-La !

              Hang Sắp-Pá-Sông-Đi-Ka

       Suối nước nóng Ta-Pô-Đa-Ra-Mà

          Những nơi ấy như là châu ngọc !

          Hồ con sóc Ka-Lánh-Đa-Ka

              Chi-Va-Kăm-Ba-Va-Na

       Rừng này, hồ ấy thật là đẹp thay !

          Khu Vườn Nai Mát-Đa-Cúc-Chí

          Cũng khả ái, tuyệt mỹ, hòa hài.

 

44.           Này A-Nan-Đa ! Những ai

       Tu Bốn Thần Túc miệt mài, cần chuyên

          Thật lão luyện, vững bền, chắc chắn

    _______________________________

   (1) :  Rừng Sita .  (2) : Suối nước nóng Tapodàràma .

  (3) : Hồ Kalandaka tại Trúc Lâm.  (4) : Rừng Jìvakambavana .

  (5) : Vườn nai tại Maddakucchi .

Trường Bộ - (Tập 2 ) K. 16 : ĐẠI BÁT NIẾT BÀN  * MLH  –  165

 

          Thật thiện xảo, thù thắng, thâm sâu

              Người ấy có thể sống lâu

       Đến hết một kiếp, không sao nghĩ bàn

          Hay sống phần kiếp đang còn lại.

 

          Nay Như Lai tự tại, tiêu diêu

              Tứ Thần Túc tu tập nhiều

       Hết sức thuần thục, cao siêu, vững bền

          Thật lão luyện, móng nền chắc chắn

          Rất thiện xảo, thù thắng, thanh cao

              Như Lai có thể sống lâu

       Đến hết một kiếp, nhiệm mầu thời gian

          Hay sống phần kiếp đang còn lại

          Không có gì trở ngại Như Lai’.

 

              Dù Ta gợi ý điều này

       Nhiều lần, ngươi chẳng tỏ bày, làm thinh

          Là lỗi ngươi, tự mình khuyết điểm

          Không thỉnh Ta phương tiện độ đời.

 

45.           Này A-Nan-Đa ! Một thời

    * Điện U-Đê-Ná  (1) tại Tỳ-Xá-Ly  (2)

          Ta cũng vì chúng sinh, gợi ý

          Nếu có lời đề nghị, thỉnh cầu

              Như Lai có thể sống lâu

       Đến hết một kiếp, không sao nghĩ bàn

          Hay sống phần kiếp đang còn lại

          Không có gì trở ngại Như Lai.

              Dù Ta gợi ý điều này

       Rõ ràng như vậy, chỉ ngay vấn đề,

       

          Nhưng ngươi vẫn như mê, im lặng

    _______________________________

    (1) : Điện thờ Udena .        (2) : Tức là thành Vesàli .

Trường Bộ - (Tập 2 ) K. 16 : ĐẠI BÁT NIẾT BÀN  * MLH  –  166

 

          Chẳng nói chi, cũng chẳng thỉnh cầu.

 

46.          A-Nan ! Khi ở khá lâu

       Vê-Sa-Li, tại biết bao điện thờ :

 

      *  Như điện thờ Gô-Ta-Ma-Ká (1),

      *  Hay Sát-Tăm-Ba-Ká (1) điện tòa,

           *  Điện thờ Ba-Hú-Pút-Ta (1)

    * Hay tại Sa-Ránh-Đa-Đa (1) điện tòa,

  

47.   * Và hôm nay Cha-Pa-La điện,

          Bao nhiêu lần sự kiện đã bàn

              Như Lai gợi ý rõ ràng :

     ‘Tu Tứ Thần Túc vững vàng, dài lâu

          Thì có thể sống lâu trọn kiếp

          Hay phần kiếp còn lại về sau

              Không gì trở ngại Ta đâu !’

      

       Nhưng ngươi vẫn cứ cúi đầu làm thinh

          Không nhận hiểu sự tình gợi ý

          Ngồi ngây ra, thần trí tối tăm

              Nên không thỉnh cầu thành tâm :

 

      ‘Ngưỡng bạch Đại Giác ! Xin thầm xót thương

          Chúng sinh đương mê lầm, tham dục

          Vì lợi ích, hạnh phúc Trời, người

              Thỉnh Thế Tôn ở lại đời

       Cho đến trọn kiếp đương thời trải qua

          Vì thương tưởng Ta bà uế độ

          Chúng sinh cần cứu khổ trầm luân’.

 

              Nếu có lời thỉnh thành tâm

       Như Lai có thể hai lần gạt đi

    _______________________________

    (1) : Các điện thờ ngoại đạo : Gotamaka , Sattambaka ,

                            Bahuputta , Sàrandada .

Trường Bộ - (Tập 2 ) K. 16 : ĐẠI BÁT NIẾT BÀN  * MLH  –  167

 

          Nhưng nếu ngươi kiên trì, thỉnh nữa         

          Lần thứ ba, Ta hứa trụ đời.

       

              Nhưng ngươi đã chẳng mở lời

       Thỉnh cầu trụ thế vì đời, độ sinh.

          Là lỗi ngươi, tự mình làm thế

          Nay đã trễ, không thể đổi dời.

 

48.           A-Nan ! Ta từng có lời

       Tuyên bố mọi vật, mọi thời đổi thay

          Vật ưu ái, người hay thương mến

          Cả thân ta cũng đến thời suy

              Thay đổi, biến dịch tới kỳ

       Những gì đang khởi, hữu vi vô thường

          Chịu biến hoại, tai ương như thế

          Sao có thể khỏi sự biến thiên

              Khỏi sự hoại diệt đến phiên

       Thật không thể có sự duyên như vầy !

 

          A-Nan-Đa ! Như Lai đã bỏ

          Đã dứt khoát không có thuận tòng

              Khước từ, xã ly ngoài trong

       Thọ, hành từ bỏ ; mạng không duy trì.

          Với lời nói bất di bất dịch

          Ta dứt khoát sẽ tịch diệt an

              Sau ba tháng, nhập Niết Bàn

       Không vì muốn sống lại toan đổi lời.

* * *

          A-Nan-Đa ! Hãy rời đây đã !

          Đến Ku-Ta-Ga-Rá (1) giảng đường

              Tại rừng Đại Lâm an tường ”.

     

       A-Nan theo lệnh Pháp Vương, vâng lời.

    _______________________________

    (1) :  Giảng đường  Kùtagàra .

Trường Bộ - (Tập 2 ) K. 16 : ĐẠI BÁT NIẾT BÀN  * MLH  –  168

 

49.      Khi đến nơì Ku-Ta-Ga-Rá

          Thế Tôn bảo Tôn giả A-Nan :

 

            “ Hãy mời tất cả Chúng Tăng

       Tỷ Kheo đang sống ở gần quanh đây

          Vê-Sa-Li thành này tu tập

          Tụ hội gấp về tại giảng đường ”.

 

              A-Nan vâng lệnh Pháp Vương

       Đi mời tất cả các phương Tăng-già

          Vê-Sa-Li, gần xa tụ hội.

      

50.      Thỉnh Thế Tôn ngự tới điện tiền             

              Ngài ngồi trên chỗ soạn riêng

       Chư Tăng thứ tự ngồi yên chỗ mình

          Đức Thế Tôn nghiêm minh giảng giải :

 

       “ Các Tỷ Kheo ! Cần phải tận tình

              Những Pháp do Ta tự mình

       Chứng ngộ, truyền dạy, giảng bình, hoằng khai

          Cho các con hiểu ngay Chánh Pháp,

          Các con phải tu tập cần chuyên

              Truyền bá Phạm hạnh khắp miền

       Để được trường cửu vạn niên lâu dài.

          Vì hạnh phúc muôn loài, phổ quát

          Vì an lạc, lợi ích Người, Trời

              Vì lòng thương tưởng cho đời

       Các con phải khéo nương nơi Pháp lành

          Khéo học hỏi, tu hành, thực chứng

          Truyền bá những Phạm hạnh thanh cao.

 

              Những Pháp ấy như thế nào ?

       Mà đem lợi ích lớn lao Trời, người ?

 

      * Đó chính là Bốn nơi Niệm Xứ

Trường Bộ - (Tập 2 ) K. 16 : ĐẠI BÁT NIẾT BÀN  * MLH  –  169

 

      * Tiếp thứ tự là Bốn Chánh Cần,    

            * Bốn Thần Túc rất quý trân,

   * Năm Căn, * Năm Lực, * Bảy Phần Giác Chi

       * Tám Thánh Đạo, vị chi cả thảy :

          Ba Mươi Bảy Pháp Trợ Bồ Đề  (1)

              Là pháp ngộ giác trừ mê

       Đem đến hạnh phúc, mọi bề lợi an.

 

          Tỷ Kheo Tăng các hàng , muôn nẽo

          Phải luôn khéo học hỏi, thực hành

              Vì lòng thương tưởng chúng sanh

       Vì sự lợi ích, phúc lành Nhân, Thiên ”.

 

51.      Rồi Thế Tôn Ngài liền nhắn nhủ :

 

       “ Các Tỷ Kheo ! Tan, tụ hiểu tường, 

              Các hành, chính thật vô thường

       Hãy luôn tinh tấn, tự nương nơi mình

          Để chứng đạt Vô Sinh, giải thoát.

 

          Đời hợp tan chẳng khác mây ngàn

              Ba tháng nữa, lìa thế gian

       Như Lai sẽ nhập Niết Bàn Vô Dư ”.

    _______________________________

 (1) : Bodhipakkhiya – dhamma : 37 Pháp Trợ Bồ Đề , còn gọi là

       37 Trợ Đạo Phẩm.  Ngoài Tứ Niệm Xứ, Tứ Thần Túc và

       Thất Giác Chi đã được chú thích phía trước, còn lại :

  * Tứ Chánh Cần ( Sammappaddhàna ) :   a) Thiện vị  sinh, sử 

      phát sinh .b) Thiện dĩ sinh, sử tăng trưởng . c) Ác vị sinh, sử

      bất sinh . d) Ác dĩ sinh, sử đoạn diệt . (Điều lành chưa sinh,

      hãy phát sinh , điều lành đã sinh, hãy tăng trưởng . Điều ác

      chưa sinh, hãy đừng cho sinh ; điều ác đã sinh, hãy trừ diệt )

  *  Ngũ Căn :Tín căn, Tấn căn, Niệm căn, Định căn, Tuệ căn.

  *  Ngũ Lực :Tín lực, Tấn lực, Niệm lực, Định lực, Tuệ lực.

  * Bát Chánh Đạo : Chánh kiến, Chánh tư duy, Chánh ngữ,

     Chánh nghiệp, Chánh mạng, Chánh tinh tấn, Chánh niệm,

     Chánh định.

Trường Bộ - (Tập 2 ) K. 16 : ĐẠI BÁT NIẾT BÀN  * MLH  –  170

 

          Lời khuyên dạy Đại Từ đã nói

          Khiến Tăng Chúng không khỏi bi thương.

 

              Sau đó Thiện Thệ  Pháp Vương

       Nói thêm ý tưởng Vô thường tử sinh :

 

       “ Ta đã tiều tụy thân hình

        Già nua, mạng sống giữ gìn được đâu !

        Từ biệt các con trước sau

        Một mình, Ta sẽ đi vào Vô Sinh

        Tự mình nương tựa chính mình

        Các con phải ráng thực hành cần chuyên

        Chánh niệm, giữ giới luật riêng

        Nhiếp thúc ý chí, giữ liền tự tâm

        Tinh tấn trong Pháp, Luật thâm

        Sẽ diệt sinh tử, mê lầm dứt ngay ”.        

 

PHẦN IV :    

                 

 1.       Đức Thế Tôn khoan thai, an lạc

          Thân đắp y, mang bát vào thành

              Vê-Sa-Li, cư dân lành

       Tuần tự khất thực tịnh thanh ngọ thời

          Rồi Thế Tôn tìm nơi thọ thực.

 

          Khi trở về thì bậc Cha Lành

              Quay nhìn Vê-Sa-Li thành

       Cái nhìn voi chúa tinh anh, hiền hòa

          Nói với A-Nan-Đa Tôn-giả :

 

       “ Này A-Nan ! Từ giã nơi này

              Như Lai nhìn lần cuối đây

       Vê-Sa-Li sẽ không rày thấy qua.

 

Trường Bộ - (Tập 2 ) K. 16 : ĐẠI BÁT NIẾT BÀN  * MLH  –  171

 

          Làng Phanh-Đá-Ga-Ma (1) hãy đến ”.

          Đức A-Nan vâng lệnh thi hành,

              Phật cùng Tăng Chúng tịnh thanh

       Cùng nhau đi đến an lành làng trên.

 

 2.       Đức Đại Giác nói lên Giáo pháp

          Cho Chư Tăng tịnh lạc, an bình :

 

            “ Các Tỷ Kheo ! Trong hành trình

       Luân hồi lưu chuyển, tử sinh xoay vòng

          Không giác ngộ và không hiểu tới

          Không chứng đạt Thánh Giới  uy nghi

              Thánh Định cũng chẳng hiểu gì

       Thánh Tuệ chẳng giác ngộ vì si mê

          Thánh Giải Thoát mọi bề không hiểu

          Không giác ngộ vì thiếu thực hành

              Bốn pháp cao thượng tịnh thanh

       Vì không giác ngộ, chứng thành quả cao

          Nên trôi lăn biển sâu sinh tử.

          Chỉ khi nào đã tự thực hành

              Giác ngộ, chứng đạt Pháp lành

 

       Thánh Giới, Thánh Định ngọn ngành hiểu sâu

          Thánh Giải Thoát tiếp sau Thánh Tuệ

 

          Cả bốn pháp thứ đệ đạt thành

              Tham Ái tương lai không sanh

       Một đời sống khác sẽ nhanh diệt trừ

          Những gì từ nguyên nhân nào tới

          Đưa đến đời sống mới vị lai

              Một đời sống mới như vầy 

       Sẽ bị dứt sạch, diệt ngay tức thì.

    _______________________________

   (1) : Làng Bhandagàma .

Trường Bộ - (Tập 2 ) K. 16 : ĐẠI BÁT NIẾT BÀN  * MLH  –  172

 

 3.       Sau lời dạy uy nghi, minh triết

          Đấng Thiện Thệ (1) nói tiếp như sau :

 

     “ Thánh Giới, Định, Tuệ thanh cao

        Giải Thoát vô thượng, không sao nghĩ bàn

        Đã chứng, ngộ ; đấng Kiều Đàm

        Giảng pháp cao thượng cho hàng Tỷ Kheo

        Đạo Sư diệt khổ dính đeo

        Pháp nhãn, tịnh lạc duyên theo thoát trần ”.

 

 4.       Trong thời gian dừng chân du hóa

          Làng Phanh-Đa-Ga-Má  nơi đây

              Thế Tôn giảng pháp thoại này

       Cho Tỷ Kheo Chúng đêm ngày hành qua :

 

        “ Đây là Giới, đây là Chánh Định 

          Đây là Tuệ thuần tịnh siêu nhiên

              Tuệ tu với Định, đạt liền

       Những quả vị lớn thánh hiền, lợi thay !

          Tâm cùng tu đủ đầy với Tuệ

          Thì có thể giải thoát hoàn toàn

              Các món lậu-hoặc dở dang

       Với tâm dứt khoát, sẵn sàng ngoài trong

          Thoát dục-lậu, thoát xong hữu-lậu

        ( Tri-kiến-lậu là hữu-lậu này )

              Thoát vô-minh-lậu, từ đây

       Giải thoát phiền não, đoạn rày vô minh ”.

 

 5.       Đức Thế Tôn hành trình du hóa

          Ở làng đây thấy đã đủ rồi

              Gọi A-Nan-Đa đến nơi

    _______________________________

   (1) : Thiện Thệ ( Sugato ) một trong 10 danh hiệu ( Thập Hiệu )

          mà người đời tôn xưng Đức Phật .

Trường Bộ - (Tập 2 ) K. 16 : ĐẠI BÁT NIẾT BÀN  * MLH  –  173

 

       Bảo rằng : “ Ta hãy cùng rời, để qua

          Hát-Thi-Găm  &  Am-Ba-Ga-Má  (1)

          Rồi Chăm-Bu-Ga-Má (1) cùng qua,

              Rồi Phô-Ga-Ná-Ga-Ra  (1)

       Những chỗ dừng bước, Phật Đà từ bi

          Giảng giáo pháp, phụng trì, tu tập

          Đem lợi ích đến khắp nhà nhà.

      

 7.          Tại Phô-Ga-Ná-Ga-Ra

       Tụ hội Tăng Chúng, Phật Đà giảng ra :

       “ Các Tỷ Kheo ! Nay Ta giảng giải   

          BỐN ĐIỀU ĐẠI GIÁO PHÁP  rất cần

              Hãy nghe cho kỹ từng phần

       Thọ trì nghiêm cẩn chánh chân bốn điều :

 8.       Các Tỷ Kheo ! Sớm chiều nào đó

          Có thể có Tỷ Kheo một thời

              Nói rằng : “ Chính tự thân tôi

       Đã nghe từ miệng, những lời Thế Tôn

          Tự lãnh thọ, bảo tồn, tu tập

          Đây là Pháp, là Luật như vầy

              Lời dạy Đạo Sư như vầy ”.

   

       Các con chẳng vội tin ngay điều này

          Không tán thán, không rày phản cự

          Phải phân tích mỗi chữ, mỗi câu

              So sánh với Kinh thâm sâu

       Đối chiếu với Luật trước sau tinh tường

          Nếu thấy rằng vô phương hợp xứng

          Không tương ứng với Luật, với Kinh

              Có thể kết luận đinh ninh :

    _______________________________

  (1) : Các nơi đức Phật lần lượt đi qua : Hatthigam , Ambagàma ,

        Jambugàma , Bhogànagara.

Trường Bộ - (Tập 2 ) K. 16 : ĐẠI BÁT NIẾT BÀN  * MLH  –  174

 

     “ Chắc chắn điều ấy thực tình là sai

          Không phải lời Như Lai dạy bảo

          Tỷ Kheo ấy thọ giáo sai lầm ”.

              Và các con hãy quyết tâm

       Bỏ những lời nói sai lầm ngoài tai.

 

          Nhưng khi so sánh hay đối chiếu

          Với Kinh, Luật tiêu biểu rõ ràng

              Thì thấy phù hợp, tâm an

       Có thể kết luận điều đang nghe này :

 

        “ Đây chắc chắn Như Lai dạy bảo

          Tỷ Kheo này thọ giáo chánh chân ”.

              Hãy thọ trì, hỡi Chúng Tăng !

       Đây Đại Giáo Pháp thuộc phần đầu tiên.

 

 9.      Các Tỷ Kheo ! Hoặc duyên nào đó

          Có thể có Tỷ Kheo một thời

              Nói rằng : “ Chính tự thân tôi

       Nghe qua Tăng Chúng trú nơi Phật-từ

          Có các vị nghiêm từ Thượng Tọa,

          Các Thủ Chúng, Thầy Cả trí tài,

              Từ miệng Tăng Chúng nơi này

       Tôi nghe, lãnh thọ điều đây rõ ràng :

          Pháp như vậy, Luật Tăng như vậy,

          Đây lời dạy của bậc Đạo Sư ”.

 

              Các Tỷ Kheo ! Hãy từ từ

       Không nên hủy báng cũng như tán đồng

          Mỗi mỗi câu hay trong mỗi chữ

          Phải suy nghiệm từ ngữ, cú văn

              Đem so với Kinh kỹ càng

       Đối chiếu với Luật rõ ràng trước sau

          Nếu với Kinh, không sao hợp xứng

Trường Bộ - (Tập 2 ) K. 16 : ĐẠI BÁT NIẾT BÀN  * MLH  –  175

 

          Không tương ứng với Luật thuộc về

              Có thể kết luận điều nghe :

 

     “ Như Lai chắc chắn không hề dạy răn.

          Tỷ Kheo này sai lầm thọ giáo ”.

          Thì các con hãy bỏ ngoài tai.

 

              Nhưng khi so sánh điều này

       Với Kinh, đối chiếu rõ bày Luật nghiêm

          Nếu điều ấy suy tìm phù hạp

          Nên kết luận là Pháp Như Lai

              Tỷ Kheo thọ giáo không sai

       Đây Đại Giáo Pháp thứ hai giải bày,

          Các con hãy điều này trì thọ.

 

10.      Có thể có Tỷ Kheo một thời

              Nói rằng : “ Chính tự thân tôi

       Nghe những Thượng Tọa trú nơi Phật-từ

          Bậc đa văn, khư khư gìn giữ

          Truyền thống cũ, trì Pháp & Luật nghiêm

              Giữ gìn Pháp Yếu một niềm

       Tôi nghe những vị uy nghiêm nói rày :

 

         ‘Đây là Pháp ; như vầy là Luật

          Đây lời dạy của bậc Đạo Sư ”.

 

              Các Tỷ Kheo ! Hãy từ từ

       Không nên hủy báng cũng như tán đồng

          Mỗi mỗi câu hay trong mỗi chữ

          Phải suy nghiệm từ ngữ, cú văn

              Đem so với Kinh kỹ càng

       Đối chiếu với Luật rõ ràng trước sau

          Nếu với Kinh, không sao hợp xứng

          Không tương ứng với Luật thuộc về

Trường Bộ - (Tập 2 ) K. 16 : ĐẠI BÁT NIẾT BÀN  * MLH  –  176

 

              Có thể kết luận điều nghe :

 

     “ Như Lai chắc chắn không hề dạy răn.

          Tỷ Kheo này sai lầm thọ giáo ”.

          Thì các con hãy bỏ ngoài tai.

 

              Nhưng khi so sánh điều này

       Với Kinh, đối chiếu rõ bày Luật nghiêm

          Nếu điều ấy suy tìm phù hạp

          Nên kết luận là Pháp Như Lai

              Tỷ Kheo thọ giáo không sai

       Thứ ba, Đại Giáo Pháp đây giải bày,

          Các con hãy điều này trì thọ.

 

10.      Có thể có Tỷ Kheo một thời

              Nói rằng : “ Chính tự thân tôi

       Nghe một Thượng Tọa trú nơi Phật-từ

          Ngài là bậc đa văn, thấy rộng

          Luôn gìn giữ truyền thống, kỷ cương

              Trì Pháp, Luật, Pháp Yếu thường

       Giáo pháp vị ấy tinh tường, hiểu ngay

          Chính từ miệng Ngài này đã kể :

 

         ‘Pháp như thế, Luật Tạng như vầy

              Lời dạy Đạo Sư như vầy ”.

 

       Các con chẳng vội tin ngay điều này

          Không tán thán, không rày phản cự

          Phải phân tích mỗi chữ, mỗi câu

              So sánh với Kinh thâm sâu

       Đối chiếu với Luật trước sau tinh tường

          Nếu thấy rằng vô phương hợp xứng

          Không tương ứng với Luật, với Kinh

              Có thể kết luận đinh ninh :

Trường Bộ - (Tập 2 ) K. 16 : ĐẠI BÁT NIẾT BÀN  * MLH  –  177

 

     ‘ Chắc chắn điều ấy thực tình là sai

          Không phải lời Như Lai dạy bảo.

          Tỷ Kheo ấy thọ giáo sai lầm ”.

              Và các con hãy quyết tâm

       Bỏ những lời nói sai lầm ngoài tai.

 

          Nhưng khi so sánh hay đối chiếu

          Với Kinh, Luật tiêu biểu rõ ràng

              Thì thấy phù hợp, tâm an

       Có thể kết luận điều đang nghe này :

 

        “ Đây chắc chắn Như Lai dạy bảo.

          Tỷ Kheo này thọ giáo chánh chân ”.

              Hãy thọ trì , hỡi Chúng Tăng !

       Đây Đại Giáo Pháp thuộc phần thứ tư.

***

12.      Trong khi đấng Đại Từ cao cả

          Trú tại Phô-Ga-Ná-Ga-Ra 

              Pháp thoại này được giảng ra

       Để cho Tăng Chúng tịnh hòa vâng theo :

 

       “ Các Tỷ Kheo ! Giới cùng Định, Tuệ

          Định và Giới vừa kể cùng tu

              Đưa đến quả vị đặc thù

       To lớn, lợi ích cho dù ở đâu.

          Hoặc ví dầu Tuệ tu với Định

          Sẽ đưa đến lợi ích vô cùng

              Tâm cùng với Tuệ tu chung

       Đưa đến giải thoát, diệt cùng khổ đau.

       

          Các lậu-hoặc trước sau các loại

          Phải thoát khỏi dục-lậu ngoài trong

              Hữu-lậu ( tri kiến ) thoát xong 

       Thoát vô-minh-lậu, khỏi vòng tử sinh ”.

Trường Bộ - (Tập 2 ) K. 16 : ĐẠI BÁT NIẾT BÀN  * MLH  –  178

 

13.      Đức Thế Tôn hành trình du hóa

          Phô-Ga-Na-Ga-Rá (1) làng này

              Thấy đã vừa đủ tại đây

       Gọi A-Nan bảo ý Ngài truyền ra :

 

       “ A-Nan-Đa ! Báo qua Tăng Chúng

          Chúng ta sẽ đi đến Pa-Va ”. (2)

 

              Đại Chúng cùng với Phật Đà

       Khởi hành qua xứ Pa-Va trong ngày

          Chọn vườn xoài Chun-Đa (3) trú ngụ. 

 

14.      Người thợ rèn gia chủ Thuần-Đà  (3)

              Nghe tin Đại Giác Phật-Đà

       Cùng Tăng Chúng đến Pa-Va vừa rồi

          Hiện trú nơi vườn xoài rộng mát

          Thật phúc lạc, đại hạnh cho ta.

              Thế rồi thợ rèn Chun-Đa

       Đến ngay chỗ đức Phật-Đà trú yên

          Đảnh lễ Phật, một bên ngồi kế.

          Phật thứ đệ thuyết giảng Pháp mầu

              Tăng trưởng đức tin thâm sâu

       Chun-Đa phấn khởi, đê đầu ngợi ca.

 

15.      Nghe pháp rồi, Thuần-Đà hoan hỷ

          Bạch đấng Vô Thượng Sĩ cõi đời :

 

          – “ Bạch Thế Tôn ! Xin nhận lời

       Cùng chư Tăng Chúng, ngọ thời ngày mai

          Đến thọ trai nhà con thiết cúng

          Cúng dường Phật & Tăng chúng tịnh hiền ”.

 

    _______________________________

  (1) : Làng Bhoganagara .    (2) : Thành Pàvà của dân tộc Malla      

          ( dân tộc Malla còn ở tại Xứ Kusinara ).

  (3) : Người thợ rèn tên Chunda  ( Hán Tạng gọi là Thuần-Đà ).

Trường Bộ - (Tập 2 ) K. 16 : ĐẠI BÁT NIẾT BÀN  * MLH  –  179

 

              Thế Tôn im lặng ngồi yên

       Là cách Ngài đã mặc nhiên nhận lời.

 

16.      Từ chỗ ngồi, Chun-Đa đứng dậy

          Rồi cúi lạy, hữu nhiễu, đi ra.

 

17.           Khi đêm tăm tối đã qua

       Ánh dương tỏa rạng, Chun-Đa sẵn sàng

          Sửa soạn các món ăn thượng vị

          Loại cứng, mềm – chuẩn bị mọi bề

              Thêm Su-Ka-Ra Mát-Đa-Vê  (1)

     ( Có thuyết nói đó thuộc về nấm hương

          Loại mộc nhĩ heo rừng rất thích ;

          Thuyết khác nói là thịt heo rừng ).

              Thuần-Đà hết sức vui mừng

       Cho người đến thỉnh Phật cùng Chư Tăng.

 

18.      Đức Thế Tôn nghiêm thân an lạc

          Ngài đắp y, mang bát đi ra

              Cùng với Đại chúng Tăng-già

       Khoan thai đi đến nơi nhà Chun-Đa.

          Đến nơi, Phật ngồi tòa soạn sẵn

          Đại chúng Tăng nghiêm cẩn ngồi an     

              Chủ nhân phục vụ ân cần

       Món ăn thượng vị mang lần lượt ra

       

          Với thiên nhãn, Phật Đà tự nghĩ :

        “ Món mộc-nhĩ bị nhiễm độc rồi ”.

              Dạy chỉ dọn riêng Ngài thôi

       Các món ăn khác dọn thời Chúng Tăng.

 

19.      Sợ liên lụy, để ngăn di hại

          Bảo mộc-nhĩ kíp phải chôn ngay

    _______________________________

   (1) : Sùkara-maddave .

Trường Bộ - (Tập 2 ) K. 16 : ĐẠI BÁT NIẾT BÀN  * MLH  –  180

 

              Nói với Thuần-Đà điều này : 

    “ Món ăn mộc-nhĩ chứa đầy độc tai

          Khắp pháp giới trong ngoài ba cõi        

          Cả Trời, người, Ma giới, Phạm Thiên 

              Không một ai ăn món trên                                     

       Có thể tiêu hóa, chỉ tuyền Như Lai ”.

 

          Chun-Đa rất bi ai, ân hận

          Đem mộc-nhĩ chôn tận vườn trên.

              Xong rồi ngồi xuống một bên

       Thế Tôn thuyết pháp độ liền chủ nhân

    [     Chun-Đa được ngộ phần diệu pháp

          Vững đức tin, an lạc chẳng lay.

        

20.[          Lễ xong trở lại vườn xoài

    [  Thọ bệnh lỵ huyết tại ngày hôm nay

    [     Bệnh trầm trọng thêm hoài không dứt

    [     Lỵ nhiều lần mất sức chuyển di

    [         Nhưng Ngài nhẫn nại ra đi

    [  Cùng Tỷ Kheo Chúng Tăng uy khởi hành

    [     Qua chốn khác đồng thanh trực chỉ

    [     Nhắm sang Thành Kú-Sí-Na-Ra.

   

      “ Chính tôi là A-Nan-Đa

        Biết rằng sau bữa cơm nhà Chun-Đa

      ( Hay là thợ rèn Thuần-Đà )

        Thế Tôn nhiễm bệnh rất là nguy nan

        Cơn bệnh khốc liệt khởi ngang

        Người khác thì chỉ có đàng tử vong

        Nhưng Ngài chánh niệm, giữ lòng

        Tỉnh giác, chịu đựng, nhẫn trong pháp hành

    _______________________________

   *  Những câu trong dấu  [  trích từ bài “Phật Nhập Niết Bàn”  

      trong quyển Nhật Hành của GH Tăng Già Nguyên Thủy VN .

Trường Bộ - (Tập 2 ) K. 16 : ĐẠI BÁT NIẾT BÀN  * MLH  –  181

 

        Điều phục trọng bệnh phát sanh

        Thế Tôn quyết định khởi hành đi qua

        Đến Thành Ku-Sí-Na-Ra

        Nơi đây Ngài sẽ trải qua Niết Bàn ”.    

 

21.      Trên dặm ngàn, Thế Tôn mệt nhọc

          Dừng bên đường dưới một gốc cây

              Bảo thị giả : “ A-Nan này !

       Hãy xếp tư lại, rồi bày Tăng y

          Săng-Ga-Ti (1) ( đại y nhiều lớp

          Tăng-Già-Lê (1) của bậc Tỷ Kheo

              Thường xuyên phải mang y theo )

       Ngài bảo xếp để nương theo mà ngồi.

    – “ Ta cảm thấy trong người mệt nhọc   

          Muốn ngồi lại dưới gốc cây này

              Để nghỉ một lát tại đây

       Rồi sẽ tiếp tục thẳng ngay lên đường ”.     

22.      Trời nóng bức lại đương khát nước

          Đức Thế Tôn liền ngước nhìn lên

    [         Thấy suối nước ở gần bên   

    [  Truyền A-Nan múc dâng lên Ngài dùng

    [     A-Nan vội bạch cùng Đại Giác :

 

    [ –  “ Ráng đến dần chốn khác múc dâng 

    [         Nước đây đục lộn cặn bùn

    [  Vết xe thương mãi muôn trùng vừa qua.

          Ka-Kút-Tha, con sông sắp đến

    _______________________________

(1) : Một vị Tỷ Kheo (Tỳ-Khưu -Bhikkhu ) đã thọ Cụ-Túc-Giới (Đại

Giới) luôn luôn mang theo mình Bình Bát và Tam Y :  Y An-Đà-Hội

(Antarvàsa –Y mặc như quần ); Y Uất-Đà-La-Tăng (Uttara sangha –Y vai trái ); Y Tăng-Già-Lê – Sanghàti  ( Y may từ 2 đến 7 lớp- có

thể dùng để đắp .Y này chỉ hàng Tỷ Kheo mới có, khi hành Tăng Sự

thì bắt buộc phải đắp lên vai trái, bên ngoài Y Uất-đà-la-tăng ). .   

Trường Bộ - (Tập 2 ) K. 16 : ĐẠI BÁT NIẾT BÀN  * MLH  –  182

 

          Còn không xa ; nước bến sông này

              Trong ngọt, mát mẻ, sạch thay !

       Ngài có thể uống, rửa tay chân mình ”.

 

    [     Nhưng Thế Tôn liên thinh nhiều lượt  

    [     Rằng : “ Ta đương khát nước lắm rồi ! ”.  

    [         A-Nan thương Phật vô hồi   

       Mang bình bát đến một ngòi suối nông

          Bị vẩn đục, nghẻn giòng nước chảy

          Năm trăm xe thương mãi vừa qua.

              Nhưng Tôn-giả A-Nan-Đa

       Vô cùng kinh ngạc thấy ra nhiệm huyền

          Vì giòng nước đó liền trong trẻo

          Không còn đục. Thật khéo diệu kỳ !

              Tôn-giả hoan hỷ nghĩ suy :

 

    “ Thật là vi diệu không chi sánh bằng

          Đây chính nhờ Bốn căn Thần Túc

          Và uy lực của đức Cha Lành ”. 

 

              Mang bình nước đã tịnh thanh

       Dâng lên đức Phật, lòng thành kính tin.

 

          Phật uống xong, hành trình tiếp tục

          Trên đường đi gặp Búc-Ku-Sa  (1)

              Hay còn gọi  Bích-Câu-Xa  (1)

       Thuộc về giòng họ Man-La hoàng triều

        ( Là đệ tử được nhiều tín quý

          Của Đạo Sư Phạm-chí danh gia

              A-La-Ra  Ka-La-Ma (2)

       Đi từ Ku-Sí-Na-Ra ngược chiều

          Đến Pa-Va vì nhiều công chuyện

    _______________________________

    (1) : Pukkusa .      (2) : Đạo-sĩ Alàra Kàlàma .

Trường Bộ - (Tập 2 ) K. 16 : ĐẠI BÁT NIẾT BÀN  * MLH  –  183

 

          Thấy đức Phật, ông tiến đến liền

              Đảnh lễ, ngồi xuống một bên

       Rồi ông hướng Phật, nói lên một điều :

 

       – “ Bạch Thế Tôn ! Thật điều kỳ diệu !

          Hy hữu thay ! Tiêu biểu chính là

              Trạng thái trầm tĩnh sâu xa

       Định tâm của bậc xuất gia thượng thừa.

 

27.       Bạch Thế Tôn ! Thuở xưa Tôn-giả

           A-La-Ra tức Ká-La-Ma

              Trên đường thiên lý dặm xa

       Ngài muốn tạm nghỉ, rẽ qua bên đường

          Ngồi dưới cội cây đương tỏa mát

          Rồi định tâm an lạc một bề

 

              Bấy giờ năm trăm cỗ xe

       Đi ngang vang động trời hè, inh tai

          Một người ngoài đoàn xe áp tải

          Thấy Đạo Sư, rẽ lại bên ngài

              Thấy ngài thần sắc khoan thai

       Như không hay biết việc này xảy ra.    

 

          Liền hỏi qua : “ Kính thưa Tôn-giả

          Ngài có thấy tất cả năm trăm

              Cỗ xe vang động ầm ầm

       Mới vừa đi được khỏi tầm nhìn thôi ? ”.

 

     – “ Này Hiền-giả ! Chính tôi không thấy ”.

 

     – “ Và như vậy ngài có nghe không ? 

              Tiếng xe chuyển động vang dồn ? ”.

 

  – “ Hiền-giả ! Sự thật ta không nghe gì ”.

 

     – “ Thưa Tôn-giả ! Vậy thì lúc ấy

          Ngài đang ngủ, phải vậy hay không ? ”.

Trường Bộ - (Tập 2 ) K. 16 : ĐẠI BÁT NIẾT BÀN  * MLH  –  184

 

         – “ Hiền-giả ! Chính thực là không ”.

  – “ Vậy ngài thức tỉnh chính trong lúc này ? ”.

 

     – “ Này Hiền-giả ! Ta đây thức tỉnh

          Trong lúc chính các cỗ xe qua ”.

 

          – “ Tôn-giả ! Ngài có biết là

       Áo ngài lấm bụi thương-xa vừa rồi ? ”.

 

     – “ À ! Phải rồi ! Áo ta bụi vấy ”.

 

          Bạch Thế Tôn ! Người ấy nghĩ suy :

             ‘Thật là hy hữu, diệu kỳ

       Trước sự trầm tĩnh, không gì động tâm

          Vị xuất gia thâm trầm giác tỉnh

          Vẫn thức tỉnh nhưng chẳng thấy, nghe

              Tiếng động năm trăm cỗ xe

       Đi ngang chuyển động tiếng xe ầm ầm’.

 

          Người ấy đã thành tâm ca ngợi

          Lễ Đạo Sư, rồi vội cáo từ ”.

 

28.    – “ Bích-Câu-Xa ! Chuyện Đạo Sư  

       Ngươi hãy so sánh ví như chuyện này :

        - Một vị đây còn đang giác tĩnh 

          Vẫn thức tỉnh, an tọa trong nhà

              Bỗng cơn mưa lớn kéo qua

       Ào ào giông gió, chớp lòa điện quang

          Tiếng sét đánh, sấm gầm vang dậy

          Nhưng vị này không thấy, không nghe

              Thì hãy so sánh hai bề

       Giữa hai vị ấy, thuần về công tâm ”. 

 

29. – “ Bạch Thế Tôn ! Dù năm, sáu, bảy

          Hoặc chín trăm, ngần ấy cỗ xe

              Cho đến mấy ngàn cỗ xe

Trường Bộ - (Tập 2 ) K. 16 : ĐẠI BÁT NIẾT BÀN  * MLH  –  185

 

       Vị ấy cũng vẫn không nghe, thấy gì.

          Nhưng chẳng bì vị kia định tỉnh

          Vẫn thức tỉnh khi có cơn mưa

              Tiếng sét kinh động chẳng vừa

       Chớp lòa, sấm nổ trong mưa gió đầy,

          Thì vị này đáng tôn, ngưỡng phục

          Khi định tỉnh chẳng chút động tâm ”.

 

30.      – “ Này Bích-Câu-Xa ! Một lần

       A-Tu-Ma (1) xứ, ta cần hoằng dương

          Nhà đập lúa ta đương trú tịnh

          Lúc đang ngồi thiền định tại đây

              Bỗng trời vần vũ đầy mây

       Cơn mưa tầm tả đến ngay tức thì

          Sấm kinh động ầm ì khắp cả

          Sét vang trời, chớp lóa, cuồng phong 

              Sét đánh chết hai nhà nông

       Bốn con bò mộng ngoài đồng chết luôn.

 

          Sau cơn mưa, người tuôn ra ruộng

          Bởi họ muốn thấy được tận nơi

              Xác bò và xác hai người

       Bị sét đánh chết tại nơi ruộng bờ.

 

31.       Lúc bấy giờ, vừa lìa chỗ trú 

          Ta kinh hành chuyên chú lại qua

              Trước chỗ tạm ngụ, sân nhà.

 

       Từ đám đông nọ, tách ra một người

          Đến trước ta nói lời thăm lệ

          Sau khi đã đảnh lễ, đứng bên.

.      

32.           Ta hỏi : “ Hiền-giả ! Phía trên

    _______________________________

    (1) : Xứ  Atumà .

Trường Bộ - (Tập 2 ) K. 16 : ĐẠI BÁT NIẾT BÀN  * MLH  –  186

 

       Vì sao tụ họp gây nên ồn ào ? ”.

 

    – “ Bạch Thế Tôn ! Biết bao tai hại

          Đã đem lại từ trận mưa to

              Cuồng phong rít, sấm sét to

       Sét đánh hai gã, bốn bò chết luôn

          Điện chớp lóa, mưa tuôn tầm tả

          Sấm vang rền khắp cả quận châu

              Lúc ấy ngài đang ở đâu ? ”.

 

 – “ Hiền-giả ! Ta đã đi vào định tâm

          Tại nhà này âm thầm tĩnh tọa ”.

 

    – “ Vậy Thế Tôn thấy cả hay không ? ”.

       

          – “ Chuyện này quả thực là không ”.

 

 – “ Ngài nghe vang động ngoài đồng hay không ? ”.

 

    – “ Này Hiền-giả ! Ta không nghe biết ”.

 

    – “ Vậy Ngài thiệt đang ngủ hay sao ? ”.

 

          – “ Ta vẫn tỉnh thức định sâu ”.

 

 –  “ Bạch Ngài ! Như vậy lúc vào cơn mưa

          Rền sấm động lại vừa sét đánh

          Gió rít lên sức mạnh cực kỳ

              Thế mà ngài chẳng biết chi

       Không nghe, không thấy chuyện gì xảy ra ? ”.

 

33. – “ Bích-Câu-Xa ! Người này tự nghĩ :

        ‘Thật linh dị, hy hữu, diệu kỳ  

              Sự trầm tĩnh đầy uy nghi

       Định tâm thù thắng của vì xuất gia ”.

 

          Người ấy hướng đến Ta tán thán

          Đảnh lễ, đoạn hữu nhiễu, ra đi.

 

34.           Khi nghe lời đấng Từ Bi

Trường Bộ - (Tập 2 ) K. 16 : ĐẠI BÁT NIẾT BÀN  * MLH  –  187

 

       Bích-Câu-Xa đã cực kỳ hân hoan :

 

    – “ Bạch Thế Tôn ! Điều con tin tưởng

          Vào Đạo Sư quy ngưỡng trước đây

              Giờ đây trước gió dưới mây

       Con đem rải rắc bay đầy mất tăm

          Hay như con thả trầm giòng nước

          Để cuốn trôi theo nước, mất ngay.

 

              Bạch Thế Tôn ! Vi diệu thay !

       Như người dựng vật lăn quay ngã nằm

          Chỉ hướng kẻ sai lầm lạc lối

          Đem đèn sáng vào tối như bưng

              Để ai có mắt mở bừng

       Có thể thấy được sáng trưng sắc màu.

          Cũng như vậy, nhiệm mầu Chánh Pháp

          Được Thế Tôn phân tách, trình bày

              Con xin quy ngưỡng từ nay

       Quy y đức Phật, nương ngay Pháp mầu

          Quy y Tăng thanh cao đức cả

          Nối tiếp nhau hoằng hóa Pháp môn

              Mong Thế Tôn nhận cho con

       Được làm đệ tử, vun tròn thiện duyên

          Xin phát nguyện vẹn tuyền ngưỡng phục

          Kể từ nay đến lúc mạng chung ”.

 

35.          Rồi ông bảo người tùy tùng :                 

  – “ Hãy mang y đến để dùng cúng dâng 

          Hai bộ y sáng ngần kim sắc

          Màu vàng chói để mặc được ngay ”.

 

              Tùy tùng vâng lệnh, đem ngay

       Hai bộ y đến rồi bày trang nghiêm.

          Bích-Câu-Xa với niềm ngưỡng mộ

Trường Bộ - (Tập 2 ) K. 16 : ĐẠI BÁT NIẾT BÀN  * MLH  –  188

 

          Dâng Thế Tôn hai bộ y này :

      

         – “ Xin Ngài thọ nhận nơi đây 

       Vì lòng thương xót, mặc ngay y vàng ”.

 

    – “ Bích-Câu-Xa ! Vô vàn phước lắm !

          Đắp cho ta một tấm y vàng

              Còn một y, hãy mang sang

       Đắp lên Tôn-giả A-Nan tịnh hiền ”.

 

          Búc-Ku-Xa vâng liền ý Phật

          Khi hoàn tất, ngồi xuống một bên,

 

36.          Thế Tôn thứ đệ thuyết lên

       Những pháp lợi ích là nền tảng chung

          Búc-Ku-Xa vô cùng hoan hỷ

          Rất phấn khởi, tâm trí an hòa

              Đứng dậy, đảnh lễ Phật-Đà

       Nhiễu Phật phía hữu, trở ra cáo từ.

 

37.      Bích-Câu-Xa vừa từ nơi ấy

          Từ biệt xong, ông lại lên đàng

              A-Nan nhìn tấm y vàng

       Chói màu kim sắc Phật đang mặc này

          Tôn-giả thấy y đây phai nhạt

          Bị lu mờ, đổi khác rõ ràng :

 

    [        Trong người Phật phóng hào quang

    [  Làm cho y mất sắc vàng hiện ra

    [     Phật cho A-Nan-Đa biết chắc :

    [– “ Đời Như Lai biến sắc hai lần

    [         Đêm thành đạo, đêm niết-bàn

    [  Đêm nay Ta ắt vào đàng Bất Sinh

          Nên Như Lai tự mình chói sáng

          Da vô hạn tươi nhuận, tịnh thanh.

Trường Bộ - (Tập 2 ) K. 16 : ĐẠI BÁT NIẾT BÀN  * MLH  –  189

 

38.          A-Nan-Đa !  Đến cuối canh

       Đêm nay canh chót, an lành sẽ qua

          U-Pa-Vát-Ta-Na (1) an nghỉ

          Ở tại Thành Ku-Sí-Na-Ra  (1)

           ( Hay còn gọi Câu-Thi-Na  (1)

       Rừng Sa-La của Man-La họ này

          Giữa hai cây Sa-la long thọ  (2)

          Như Lai sẽ diệt độ Niết-bàn,

              Bây giờ chúng ta lên đàng

       Đến sông Ka-Kút-Tha (3) đang dâng đầy ”.

 

          Ngài A-Nan làm ngay theo lệnh

          Cùng Đại chúng đi đến bờ sông.

 

      “ Y vàng kim sắc dâng xong

        Sắc màu vàng chói suốt trong lẫn ngoài

        Bích-Câu-Xa đã dâng Ngài

        Đắp y lên Phật, thật hoài màu y

        Thân Phật sáng chói lạ kỳ

        Làm y mất sắc, phai đi màu vàng ”.

 

39.      Rồi Thế Tôn cùng hàng Tôn-giả

          Đến bờ sông tên Ká-Kút-Tha

              Xuống sông tắm mát, dần dà

       Tắm rồi cùng lội để qua bờ liền

          Đến rừng xoài tịnh yên thôn dã

          Phật bảo Chun-Đa-Ká (2) được nghe :

         – “ Hãy xếp tư Tăng-Già-Lê

    _______________________________

 (1) : Upavattana  ở Kusinàrà (Câu-Thi-Na ) của giòng họ Mallà .

 (2) :Cây  Sàla  : có hoa  màu đỏ sẫm, thơm nồng, những cánh hoa

    xếp tỏa ra như hoa sen, nhụy hoa vươn lên giống đầu rồng, nên   

   gọi là Long thọ . Phật nằm giữa 2 cây nên gọi là Song long thọ.

 (3) : Sông Kakutthà .             (4) : Vị Tỷ kheo tên Cundaka .

Trường Bộ - (Tập 2 ) K. 16 : ĐẠI BÁT NIẾT BÀN  * MLH  –  190

 

       Trải dài trên cỏ dựa kề cội cây

          Thân Như Lai rất là mệt mỏi 

          Lại vừa trải một chặng đường dài

              Thời tiết nóng bức hiện nay, 

       Ta muốn nằm nghỉ nơi này hồi lâu ”.

 

          Đại Đức này làm mau lời dạy

          Của Thế Tôn, vội lấy Tăng Y

              Xếp rồi trải Săng-Ga-Ti.

 

40.   Thế Tôn nằm xuống uy nghi, thuần từ

          Như dáng điệu của Sư tử chúa

          Nằm nghiêng mình, chân tựa lên nhau

              Chánh niệm, tỉnh giác, thở sâu

       Với ý niệm sẽ dậy mau phải thời.

          Chun-Đa-Ká thì ngồi phía kế

          Ý trông chừng để Thế Tôn an.

 

41.“ Đức Phật đã tự đi sang            

        Ka-Kút-Thá bến sông đang dâng đầy

        Giòng nước của con sông đây

        Mát lạnh, trong sạch đêm ngày chảy xuôi

        Thế Tôn mỏi mệt trong người

        Xuống sông để tắm phủi xuôi bụi đường

        Đạo Sư, Vô Thượng Pháp Vương

        Là bậc tôn quý hoằng dương trên đời.

        Tắm xong, thân tâm thảnh thơi

        Lội qua sông nọ tới thời bờ bên

        Giữa hàng Tăng Chúng tinh chuyên

        Thế Tôn đi trước, dáng hiền uy nghi.

        Đạo Sư vừa giảng vừa đi

        Diễn giải Chánh Pháp diệu kỳ tối tôn

        Thế rồi bậc Đại Sa-Môn

Trường Bộ - (Tập 2 ) K. 16 : ĐẠI BÁT NIẾT BÀN  * MLH  –  191

 

        Đến rừng xoài vắng chốn thôn quê này

        Bảo vị Tỷ Kheo bên Ngài      

        Là Chun-Đá-Ká làm ngay tức thì :

 

     “ Hãy gấp tư Săng-Ga-Ti

        Như Lai nằm nghỉ trên y trải dài ”.  

 

        Chun-Đá-Ká Đại-đức đây

        Vâng lời, thực hiện điều này thật nhanh

        Đạo Sư nằm xuống an lành

        Nằm nghiêng, chánh niệm tịnh thanh, an hòa

        Còn Tỷ Kheo Chun-Đá-Ka

        Ngồi ngay phía trước Phật-Đà đang yên ”.          

 

42.       Sau khi nghỉ, Phật liền truyền dạy :

     – “ Này A-Nan ! Con hãy biết là 

              Nếu có người nào gần xa

       Lên án việc của Chun-Đa thợ rèn,

          Dù lạ quen, nhiều người quy lỗi  

          Là Thuần-Đà có tội rất nhiều

              Thức ăn có độc khó tiêu

       Lại đem dâng Phật là điều khó tha.

          Khiến Thuần-Đà vô cùng ân hận

          Tâm dày vò, ngăn chận phước duyên.

 

              Gặp Chun-Đa, hãy nói liền :

     “ Hiền-giả ! Phước đức vô biên đã làm

          Vì ông đã chí thành dâng cúng

          Bữa ăn Phật thọ dụng cuối cùng

              Phước đức đạt được mãn sung

       Quả báo lợi ích nói chung vô ngần.

          Chính tự thân tôi nghe Phật dạy :

 

         Có hai sự vô ngại cúng dường

Trường Bộ - (Tập 2 ) K. 16 : ĐẠI BÁT NIẾT BÀN  * MLH  –  192

 

              Sẽ được quả báo vô lường :

       Hai bữa ăn để cúng dường Như Lai

          Một, trước khi Như Lai Thành Đạo

          Bữa thứ hai khi đáo Niết Bàn’.

 

              Ông đã có phước cúng dàng

       Đến đấng Đại Giác bữa ăn cuối cùng

          Hai bữa ăn có cùng đại phước

          Hơn tất cả việc phước báu nào.

              Nhờ vào quả phước dồi dào

       Sẽ được thụ hưởng không sao nghĩ bàn

          Hưởng tuổi thọ, giàu sang, sắc đẹp

          An lạc nhiều, khi chết siêu sinh

              Về các cõi trời quang vinh

       Uy quyền, vinh hiển mặc tình hưởng qua ”.

 

          A-Nan-Đa ! Phải nên giải thích

          Cho Thuần-Đà, mục đích tâm an

              Để y hối hận tiêu tan

       Vì nghĩ khiến Phật Niết Bàn sớm hơn ”.

 

43.      Đức Thế Tôn điều này khuyến dạy

          Rồi thốt lời cảm khái như sau :

 

     “ Công đức Bố Thí làm đầu

        Luôn luôn tăng trưởng, phước mau thực hành

        Trừ tâm hận thù vây quanh

        Rải tâm Từ Ái, vô tranh thường thường

        Những người chí thiện, hay thương

        Từ bỏ ác hạnh, bất tường bỏ đi

        Diệt trừ gốc tham, sân, si

        Tâm được giải thoát tức thì tịnh thanh ”. 

 

* * *

Trường Bộ - (Tập 2 ) K. 16 : ĐẠI BÁT NIẾT BÀN  * MLH  –  193

 

PHẦN  V  :

 

 1.       Đức Thế Tôn đã nhanh lại sức    

          Bảo A-Nan Đại-đức thân tùy :

 

          – “ Chúng ta hãy qua sông đi !

       Sông Hi-Ranh-Ná-Va-Ti (1) đang ròng,

          Qua bờ xong, đi luôn không nghỉ 

          Thẳng qua Thành Ku-Sí-Na-Ra

              Tại U-Pa-Vát-Ta-Na

       Rừng Sa-La của Man-La vương triều ”.

 

          A-Nan-Đa vâng điều Phật dạy

          Báo Tăng Chúng cả thảy lên đàng.

              Ku-Sí-Na-Ra cần sang,

       Cuối cùng Đại Chúng các hàng đến nơi.

 

    [    Đức Thế Tôn mòn hơi kiệt sức

    [    Nên Ngài vào lập tức vườn hoa

    [        Của vua Ku-Sí-Na-Ra

    [  Muôn phần tốt đẹp, cỏ hoa đủ màu

    [    Song long thọ nhành giao mát mẻ

    [    Tảng đá to đẹp đẽ chỉnh tề

    [        Đứng ngay giữa rặng sum suê

    [  Ngài bảo trải Tăng-già-lê để nằm

    [    Khi an ngọa đầu nhằm hướng bắc

    [    Nằm nghiêng mình day mặt tây phương.

             Dáng nằm như Sư tử vương

       Hai chân duỗi thẳng an tường nghỉ đây.

 

    [    Ân đức cảm rừng cây long thọ

    [    Trổ hoa lành ý tỏ cúng dường

    _______________________________

  (1) : Sông Hirannavati .

Trường Bộ - (Tập 2 ) K. 16 : ĐẠI BÁT NIẾT BÀN  * MLH  –  194

 

    [         Dạy A-Nan gấp lên đường

    [  Tâu vua Man-Lá ngài tường âm hao

    [     Rằng Như Lai đã vào vườn ngự

    [     Xin chốn này để dự Niết Bàn.

 

    [         Vua nghe sắm sửa vội vàng

    [  Nhắm vườn ngự uyển, Vua sang lạy mừng

    [     Trên thiên sàng Phật gần đuối sức

    [     Vắn tắt lời độ bậc Chí Tôn

    [         Mãi chiều khuất bóng hoàng hôn

    [  Vua về với một tâm hồn ủ ê.    

 

 2.       Hoa Sa-la tứ bề rực rỡ

          Trổ trái mùa như tỏ cúng dường

              Tỏa ra ngào ngạt mùi hương

       Rơi đầy trên đấng Pháp Vương Phật-Đà

          Những thiên hoa Manh-Đa-Ra-Vá  (1)

        ( Hay còn gọi hoa Mạn-đà-la (1)

              Cùng với các loại thiên hoa,

       Chiên-đàn (2) tung vãi hằng sa bột trời

          Càn-Thát-Bà (3) các nơi xuất hiện

          Tấu nhạc trời phụng hiến Phật-Đà

              Vang lừng thiên nhạc, thiên ca

       Từ hư không, tiếng vọng xa muôn trùng.

 

 3.       Lúc ấy đấng Đại Hùng Chánh Giác

          Bảo A-Nan đang quạt bên Ngài :

 

          – “ Này A-Nan-Đa !  Hiện nay

    _______________________________

   *  Những câu trong dấu  [  trích từ bài “Phật Nhập Niết Bàn”  

      trong quyển Nhật Hành của GH Tăng Già Nguyên Thủy VN .

    (1) : Hoa trời Mandàrava (Mạn-đà-la).  (2) : Bột  Candana .          

  (3) : Gandhabba : những vị nhạc công các cõi trời , có nhiệm vụ  

      tấu nhạc cho Chư Thiên nghe .    

Trường Bộ - (Tập 2 ) K. 16 : ĐẠI BÁT NIẾT BÀN  * MLH  –  195

 

       Chư Thiên các cõi trong mây các từng

          Dùng thiên nhạc vang lừng tụng tán

          Rải thiên hoa như Mạn-đà-la  (1)

              Hay thiên hoa Mạn-thù-sa  (2)

       Cùng bao nhiêu loại thiên hoa cõi trời

          Được tung rải tuyệt vời hương sắc

          Bột Chiên-đàn cứ rắc xuống hoài

              Với lòng tin kính chẳng lay

       Cúng dường trong lúc Như Lai niết-bàn.

          Này A-Nan ! Cúng dường như thế

          Chưa phải là cụ thể tỏ bày

              Sùng mộ, biết ơn Như Lai

       Chỉ có một cách tỏ bày kính tin :

    [     Khắp các chúng hữu tình nam nữ

    [     Cả Thiện nam, Tín nữ, Tăng, Ni

    [         Nếu tu vào đạo trở đi

    [  Mà vâng giữ đúng pháp di-giáo truyền,

    [     Mới được gọi cần chuyên nghiêm chỉnh

    [     Đem hết lòng thờ kính Thế Tôn

    [         Làm cho Phật Pháp trường tồn

    [  Chẳng hư chẳng hoại một môn pháp nào

    [     Đó là cách tối cao dâng cúng

    [     Còn quý hơn thờ phụng viễn vông.

              Người nào muốn tỏ tấm lòng

       Cúng dường, ngưỡng mộ, bảo tồn, vâng theo

          Trong Tỷ Kheo, Tỷ Kheo Ni thứ

          Hay Thiện nam, Tín nữ thực hành

              Chánh Pháp, Tùy Pháp tựu thành

          _______________________________

(1) :Hoa Madàrava - Mạn-đà-la.(2) : Hoa Cunnàvà - Mạn-thù-sa .

   *  Những câu trong dấu  [  trích từ bài “Phật Nhập Niết Bàn”  

      trong quyển Nhật Hành của GH Tăng Già Nguyên Thủy VN .

Trường Bộ - (Tập 2 ) K. 16 : ĐẠI BÁT NIẾT BÀN  * MLH  –  196

 

       Hành trì đúng pháp, sống lành chánh chân,

          Gọi là phần cúng dường cao thượng

          Là tôn sùng, kính ngưỡng Như Lai

              Là nhân Chánh Pháp còn hoài

       Giới luật thanh tịnh lâu dài vâng theo ”.

 

 4.       Lúc bấy giờ, Tỷ Kheo Tôn giả

          Là U-Pa-Va-Ná (1)  vị này

              Đứng trước Thế Tôn, quạt Ngài

       Thế Tôn liền quở trách ngay tức thì :

 

    – “ Này Tỷ Kheo ! Chuyển di mấy bước

          Đừng nên đứng phía trước mặt Ta ”.

 

              Ngài Tôn-giả A-Nan-Đa

       Thấy vậy, tự nghĩ : “ Thật là lạ thay !

          Đại Đức này từng là thị-giả

          Từng hầu cận Phật đã lâu ngày

              Nay sao giờ phút cuối này

       Phật lại quở trách, duyên đây thế nào ? ”.

 

5.        A-Nan-Đa hướng vào đức Phật

          Bạch hỏi Ngài : “ Không hiểu vì sao

              Ngài lại quở trách nhắm vào

       U-Pa-Va-Ná  chính vào lúc đây ? ”.

 

    –  “ Này A-Nan ! Lúc này Thiên chúng  

          Ở mười phương uy dũng đủ đầy

              Tụ hội đông đảo nơi đây

       Để được chiêm ngưỡng Như Lai cuối cùng.

          A-Nan-Đa ! Suốt chung quanh chỗ

          Câu-Thi-Na long thọ rừng này

    _______________________________

    (1) : Tỷ kheo Upavàna .                                                

Trường Bộ - (Tập 2 ) K. 16 : ĐẠI BÁT NIẾT BÀN  * MLH  –  197

 

              Do-tuần kể đến mười hai                     

       Dù một chỗ nhỏ như vài đầu đinh

          Đều có những hữu tình Thiên chúng

          Nhiều uy lực ; các chúng Thiên thần.

              Chư Thiên hiện đang phàn nàn :

 

     ‘Chúng ta từ khắp mười phang xa vời

          Vân tập nơi đạo tràng thanh tịnh

          Để chiêm ngưỡng đức Chính Biến Tri

              Đêm nay tịch diệt ra đi

       Xa lìa ba cõi, vĩnh ly người, trời.

          Nhưng nay thời có vì Tôn-giả

          Là Tỷ Kheo U-Pá-Va-Na

              Đứng án trước mặt Phật-Đà

       Khiến chúng ta chẳng thấy qua Cha Lành’.

 

          Chư Thiên chúng đồng thanh phiền trách

          Nên Như Lai quở trách Sư này ”.

 

 6.       – “ Bạch đức Thế Tôn !  Hiện nay

       Ngài đang thấy Chư Thiên này ra sao ? ”

 

    – “ A-Nan-Đa ! Biết bao Thiên chúng

     *  Trên hư không, tâm vọng thế gian

              Những vị này đang khóc than

       Đầu bù tóc rối, chẳng màng uy nghi

          Duỗi cánh tay, thân thì ngã sấp

          Trên mặt đất lăn lộn lại qua

              Than rằng : ‘Pháp nhãn tối lòa

       Thế gian sẽ khổ khi Cha Lành rời

          Sớm nhập diệt, cõi đời từ bỏ

          Ai là người dạy dỗ, dựa nương ?’.

 

         *   Lại có chư Thiên bậc thường

Trường Bộ - (Tập 2 ) K. 16 : ĐẠI BÁT NIẾT BÀN  * MLH  –  198

 

       Ở trên mặt đất cũng đương khóc ròng

          Tâm thế tục nên không tự chế

          Nhào lăn lộn, kể lể bi ai :

             ‘Thế Tôn, Thiện Thệ hỡi Ngài !

       Sao diệt độ sớm, chẳng hoài chúng sinh

          Khiến pháp nhãn thình lình biến mất

          Làm sao được gặp Phật sau này ?’.

 

          *  Nhưng đang hiện diện nơi đây  

       Cũng có Thiên chúng đoạn rày tham, sân

          Đã diệt trừ được phần Ái dục

          Nên bình thản, thuần thục luyện tâm

              Chư Thiên này quán âm thầm :

      ‘Các hành biến diệt, chẳng làm đổi thay ”. 

 

 7. – “ Bạch Thế Tôn ! Khi Ngài tại thế

          Các Tỷ Kheo giải chế An cư

              Từ khắp các miền địa dư

       Thường về đảnh lễ Đại Từ Thế Tôn

          Được gặp nhiều Sa-môn chí thiện

          Bậc tu hành điêu luyện, tinh nghiêm

              Con được học hỏi, cung chiêm

       Được nhiều lợi ích, một niềm kính tôn.

          Nhưng sau khi Thế Tôn nhập diệt

          Chúng con biết chiêm ngưỡng nơi đâu ? ”.

 

          – “ Này A-Nan-Đa ! Dựa vào     

       Có bốn thánh tích không sao nghĩ bàn

          Mà Tứ Chúng các hàng cần phải

          Luôn tôn kính, lễ lạy, cung chiêm

              Thế nào bốn nơi cần tìm ?

       Chiêm bái, đảnh lễ một niềm tịnh thanh ?

 

Trường Bộ - (Tập 2 ) K. 16 : ĐẠI BÁT NIẾT BÀN  * MLH  –  199

 

      *  Thứ nhất, nơi Đản Sanh ở tại

          Lum-Bi-Ni (1), chiêm bái lâu dài

              Tôn kính, đảnh lễ nơi đây

       Thánh tích lưu lại hậu lai cõi đời.

 

      *  Điểm thứ hai, là nơi Thành Đạo

          Bồ Đề Tràng (2) chứng đạo sâu xa

              Còn gọi Bô-Thí-Ga-Da (2)

       Thánh tích quan trọng để mà cung chiêm.

 

      *  Điểm thứ ba phải tìm kính viếng

          Nơi Như Lai đã Chuyển Pháp Luân

              Vườn Lộc Uyển (3)  Pháp khơi nguồn.

 

   *  Địa điểm thứ bốn phải luôn tôn sùng

          Câu-Thi-Na cuối cùng tịch diệt

          Vô-Dư-Y nhập Niết Bàn này.

 

              Tứ Chúng lấy bốn nơi đây

       Làm nơi chiêm bái, tỏ bày kính tôn.

          Bốn thánh tích bảo tồn, lễ bái

          Bốn Động Tâm – khởi tại chứng tri

              Hàng Tỷ Kheo, Tỷ Kheo Ni

       Thiện Nam, Tín Nữ  khi đi đến rồi

          Tại bốn nơi vô cùng quan trọng

          Thì động tâm, tưởng vọng Phật ân

              Đã từng cứu khổ, giáng trần

       Gian nan, kham nhẫn, dấn thân độ đời.

 

          Khi chiêm bái bốn nơi thánh tích

          Chốn tĩnh mịch, xúc cảm động tâm 

              Nghĩ đến Phật, nhớ ân thâm

    _______________________________

  (1) : Lumbini ( Lâm-Tỳ-Ni ). (2) : Bodhigàya (Bồ-Đề Đạo Tràng)

  (3) : Vườn Nai ( Isipatana - Chư Thiên đọa xứ ) tại Banares .

Trường Bộ - (Tập 2 ) K. 16 : ĐẠI BÁT NIẾT BÀN  * MLH  –  200

 

       Đến khi thân hoại, sinh tầm cõi Thiên

          Hay có duyên sinh nơi nhàn cảnh

          Có uy quyền, sức mạnh, giàu sang ”.

 

***

 9.      – “ Bạch Phật ! Tiếp xúc các hàng

       Đối với phái Nữ phải toan thế nào ?

          Phải xử sự làm sao với họ ? ”. 

   

    – “ Này A-Nan ! Đừng ngó họ thôi ! ”.

 

          – “ Nhưng khi bắt buộc nhìn rồi ? ”.

 

  – “ Chớ có nói chuyện mọi nơi không cần ”.

 

    – “ Bạch Thế Tôn ! Nếu cần nói chuyện ? ”.

 

    – “ Phải an trú chánh niệm, giữ tâm ”.

 

***

10.     – “ Bạch Thế Tôn ! Với Phật thân

       Sau khi tịch diệt, phải cần làm sao ? ”

    

    – “ A-Nan-Đa ! Biết bao Cư Sĩ   

          Sát-Đế-Lỵ, Phạm-Chí, Thương-gia

              Hoặc những Học-giả, Chủ-gia

       Chí thành kính ngưỡng Phật Đà lâu nay

          Những vị đó đến ngay vườn ngự

          Lo chu đáo hậu sự Như Lai.

 

              Các hàng xuất gia đêm ngày

       Hãy cố nỗ lực diệt bài vô minh

          Hãy tự độ, không sinh phóng dật

          Hãy cần mẫn, sống thật tịnh thanh ”.

 

11.      – “ Bạch Phật ! Cư Sĩ đại danh

       Đến lo Tăng lễ thực hành ra sao ? ”

 

– “ Những người nào lo về Tang lễ   

Trường Bộ - (Tập 2 ) K. 16 : ĐẠI BÁT NIẾT BÀN  * MLH  –  201

 

          Con bảo theo thể lệ Đại Vương

              Là bậc Chuyển Luân Thánh Vương :

       Dùng toàn vải trắng nhiều trương bao tròn

          Sau đó còn vấn thêm gai bện  

          Rồi tiếp đến vấn vải mới thêm

              Tất cả năm trăm lớp mềm.

       Mọi việc thực hiện với niềm kính tôn

          Rước nhục thân đặt trong hòm sắt

          Lập hỏa đài gồm các danh hương

              Dùng thiêu xác Chuyển Luân Vương

       Cũng giống thiêu đấng Pháp Vương Phật Đà.

 

          Sau trà tỳ, thâu qua Xá Lợi

          Xây bảo tháp, thỉnh tới tôn thờ

              Địa điểm xây tháp bấy giờ

       Ngả tư đường lớn, xây bờ chung quanh.

 

          Những ai đó tâm lành ngưỡng mộ 

          Mang lễ vật đến chỗ Tháp này

              Hoa, hương, đèn, nến đặt bày

       Hoan hỷ đảnh lễ Tháp đây chí thành

          Sẽ phát sanh được nhiều lợi ích

          Được vui thích, hạnh phúc lâu dài.

 

12.          Này A-Nan-Đa ! Những ai

       Đáng được xây Tháp, tỏ bày kính tôn ?

 

      *  Thứ nhất là Thế Tôn, Thiện Thệ

          Chánh Đẳng Giác, đáng để kính tôn,

              Bậc Ứng Cúng  Đại Sa-Môn

       Giáng trần cứu độ, pháp môn hoằng truyền.

 

      *  Bậc thứ hai là Duyên Giác Phật

          Bách-Chê-Ká hay Phật Bích-Chi  (1)                                  

Trường Bộ - (Tập 2 ) K. 16 : ĐẠI BÁT NIẾT BÀN  * MLH  –  202

 

              Hay Độc-Giác (1) Phật danh tri.

 

   *  Thứ ba là đến các vì thánh minh

          Sa-Va-Ká (2) tức Thinh-Văn-Giác.

      

     *  Thứ tư, đáng xây tháp cúng dường

              Là vị Chuyển Luân Thánh Vương  (3)

       Cả bốn bậc ấy tháp thường nên xây.

 

      –  A-Nan này ! Vì sao các bậc

          Lập tháp thật xứng đáng, không sai ?

 

           *  Thứ nhất về đấng Như Lai  

       Bậc Thầy ba cõi, muôn loài kính tin,

          Khi đứng trước uy linh bảo tháp

          Người chiêm ngưỡng sẽ phát tâm lành

              Khi thân hoại, được tái sanh

       Vào nơi nhàn cảnh hay sanh cõi trời.

          Lý do ấy, đúng thời xây tháp.

 

      *  Bậc Duyên Giác hay bậc Thinh-Văn

              Người có đức tin đến gần

       Hoan hỷ nghĩ đến vô ngần phước duyên

          Lúc hiện tiền xứng danh Ứng Cúng

          Khi thọ dụng Thiện Tín cúng dường.

              Do sự hoan hỷ tán dương

       Sau khi thân hoại, họ thường sinh Thiên

          Hay phước duyên sinh vào nhàn cảnh

          Được lợi ích, hưởng hạnh phúc nhiều.

 

              Này A-Nan-Đa ! Còn điều

  *  Chuyển Luân Thánh Chúa tiêu diêu băng hà

    _______________________________

 (1) : Pacceka Boddhi (Bích-Chi Phật) Độc Giác hay Duyên Giác .

 (2) : Savaka Bodhi  :  Thinh-Văn Giác  hay Thanh-Văn Giác .

 (3) : Cakkavattim  : Chuyển Luân Thánh Vương .

Trường Bộ - (Tập 2 ) K. 16 : ĐẠI BÁT NIẾT BÀN  * MLH  –  203

 

          Cũng xứng đáng xây tòa bảo tháp

          Vì dân muốn báo đáp Ân Vương

              Trị vì đứng pháp, tinh tường

       Nhân từ, Đức trị , muôn phương được nhờ.

 

          Bốn bậc đáng tôn thờ, xây tháp

          Người chiêm lễ an lạc vô cùng

              Sau khi thân hoại mạng chung

       Sinh về Thiên giới hay vùng vui an.

 

***

13.      Đêm khuya vắng, A-Nan than khóc

    [     Bỏ đi ra dựa gốc cây ngoài

    [         Than rằng : “ Đại Đức hỡi Ngài !

    [  Rất nhiều ân đức cao dày lắm thay !

    [     Sao nỡ chẳng đoái hoài, dứt bỏ

    [     Vội nhập Vô-Lượng-thọ Niết Bàn

    [         Con đường tấn hóa dứt ngang

    [  Thật vô thường lắm, hợp tan không chừng !

    [     Thế Tôn hỡi ! Dửng dưng bao nả

    [     Chính con đây ròng rã phụng thờ

    [         Nhưng sót cho đến bây giờ

    [  Chưa đắc La-Hán, biết chờ bao lâu ?! ”

 

    [     Lúc ấy Phật ngước đầu để hỏi

    [     Dạy ra gọi A-Nan trở vào

    [         Dùng lời an ủi thanh cao :

 

    [“ A-Nan-Đa hỡi ! Bớt nao tấm lòng

    [     Con chớ khá hoài công hối tiếc

    [     Thói thường tình nên diệt cho an.

              A-Nan chớ có khóc than

          _______________________________

   *  Những câu trong dấu  [  trích từ bài “Phật Nhập Niết Bàn”  

      trong quyển Nhật Hành của GH Tăng Già Nguyên Thủy VN .

Trường Bộ - (Tập 2 ) K. 16 : ĐẠI BÁT NIẾT BÀN  * MLH  –  204

 

       Ta đã từng dạy rõ ràng trước đây :

         ‘Vật ái luyến đều hay sanh biệt

          Hoặc tử biệt , dị biệt chẳng sai’.

 

              Làm sao có sự kiện này :

      ‘Các pháp sinh, trụ, đổi thay không ngừng

          Các pháp này hãy đừng tiêu diệt’,

          Điều đó thiệt vô lý vô cùng.

 

              Sinh, Trụ, Dị, Diệt  luật chung

      (Cũng như Thành, Trụ, Hoại, Không - sự đời ) 

          A-Nan-Đa chẳng dời tâm chí

          Thân, khẩu, ý  từ ái, thẳng ngay

              Thị giả hầu cận lâu ngày

       Hết lòng săn sóc Như Lai đủ điều,

          Đem lợi ích cùng nhiều an lạc

          Cho những người đến gặp Như Lai,

      

              Thị giả có một không hai

       Sẽ chứng La-Hán một ngày không xa.

 

15.      Rồi Thế Tôn xây qua Tăng Lữ

          Ngài dạy rằng : “ Quá khứ Thế Tôn

              Giáng trần hoằng truyền Pháp môn

       Cũng có thị giả Sa-môn như vầy

          Thị giả chư Phật này tối thắng.

 

          Thời vị lai, Chánh Đẳng Thế Tôn

              Cũng có thị giả Sa-môn

       Tối thắng, ưu việt, tiếng đồn lan xa

          Tâm từ hòa, mọi người yêu mến

          Khi được đến yết kiến, hỏi han.  

 

              Cũng như Ta có A-Nan

       Là người có trí, vẹn toàn, hiểu nhanh

Trường Bộ - (Tập 2 ) K. 16 : ĐẠI BÁT NIẾT BÀN  * MLH  –  205

 

          Thời điểm nào sẽ dành yết kiến

          Cho Tỷ Kheo hay diện Chư Ni,

              Nam Cư-sĩ đã đúng thì,

       Đến lượt Tín Nữ gặp vì Đạo Sư.

    

          Khéo sắp xếp do từ linh động

          Uyển chuyển vì nếp sống Thiền-gia.

 

16.          Các Tỷ Kheo ! A-Nan-Đa

       Có bốn đức tính thật là tối ưu.          

          Các Tỷ Khưu ! Thế nào là bốn ?

 

      -  Chúng Tỷ Kheo nếu muốn đến tìm     

              Sẽ được hoan hỷ tăng thêm

       Vì được gặp mặt, một niềm hân hoan

          Nếu A-Nan thuận thời thuyết pháp

          Họ hoan hỷ an lạc thật tình

              Nhưng nếu A-Nan làm thinh

       Họ sẽ thất vọng, phát sinh ưu phiền.

 

      -  Tỷ Kheo Ni, hai bên Cư Sĩ

          Gặp A-Nan, hoan hỷ hài lòng

              Nếu được nghe thuyết pháp xong,

       Họ sẽ thất vọng nếu không nghe gì.

 

      *  Cũng giống như một vì Thánh Đế

          Chuyển Luân Vương cõi thế trị vì

              Có bốn đức tính diệu kỳ

       Nếu có bốn chúng thân tùy của vua :

          Sát-Đế-Lỵ, hàng thừa uy dũng

          Bà-La-Môn là chúng thứ hai  

              Thứ ba Gia Chủ ngoại tài 

       Hàng Sa-Môn chúng đủ đầy nghiêm trang.

 

          Các chúng ấy khi sang yết kiến

Trường Bộ - (Tập 2 ) K. 16 : ĐẠI BÁT NIẾT BÀN  * MLH  –  206

 

          Thấy Thánh Vương liền khiến hân hoan

              Nghe Vương nói chuyện nhẹ nhàng

       Sẽ được hoan hỷ, bình an trong lòng.

          Chuyển Luân Vương nếu không nói chuyện

          Họ thất vọng, sẽ khiến ưu phiền.

 

              A-Nan-Đa cũng có riêng

       Bốn đức tính ấy, giống tuyền Thánh Vương.

 

***

17.      Nén đau thương, A-Nan bạch hỏi :

    – “ Bạch Thế Tôn !  Ở mọi nơi nào

              Có những đô thị lớn lao

       Sang trọng, đẹp đẽ, không sao kể rồi 

          Dân cư đông, đồng thời khá giả

          Như : Chăm-Pa (1), Ra-Chá-Gá-Ha  (2)

              Sa-Vát-Thi (3), Sa-Kê-Ta  (4)

       Kô-Săm-Bi (5)  hoặc Ba-Rà-Na-Si  (6)

          Những nơi ấy, nhiều vì Cư Sĩ

          Sát-Đế-Lỵ, Gia Chủ, Bàn-Môn

              Họ rất tin tưởng Thế Tôn

    _______________________________

*   Những thành phố lớn, phồn thịnh và là những trung tâm văn 

    hóa, thương mại, chính trị … quan trọng thời bấy giờ :

 (1) : Campà ( Chiêm-Bà ) . (2) : Ràjagaha ( Vương-Xá ) là thủ

    phủ của vương quốc Magadha – Ma-Kiệt-Đà của vua Tần-Bà

    Sa-La và sau là vua A-Xà-Thế . Nơi đây cũng đã tổ chức  Đại

    Hội Kết Tập Tam Tạng lần đầu tiên sau khi Phật Niết-Bàn 3   

    tháng dưới sự chủ tọa của Ngài Mahà Kassapa ( Ma-Ha Ca-

    Diếp ) tại động Sattapanni , do vua A-Xà-Thế ngoại hộ .

(3) : Sàvatthi ( Xá Vệ ) thủ phủ của vương quốc Kosala , nơi có

  ngôi Tinh-Xá nổi tiếng là Kỳ-Viên do Trưởng-giả Cấp-Cô-Độc

   dùng vàng trải khắp mặt đất để mua cho được khu vườn của

   Thái-tử Kỳ-Đà dâng đến Đức Phật và Chúng Tăng để hoằng

   truyền Chánh Pháp .         (4) : Thành phố  Sàketa ( Sa-K ỳ ) .

 (5) : Kosambi (Kiều-Thưởng-Di ).   (6) Bàrànasi ( Ba-la-nại ). 

Trường Bộ - (Tập 2 ) K. 16 : ĐẠI BÁT NIẾT BÀN  * MLH  –  207

 

       Tôn sùng, ngưỡng mộ Thế Tôn lâu ngày.

 

          Tại sao Ngài lại không diệt độ

          Ở những chỗ đô thị kể trên ?

              Các hàng Cư Sĩ bốn bên

       Sẽ lo Tang Lễ trở nên huy hoàng.

          Lại chọn nơi điêu tàn vắng vẻ

          Đô thị nghèo, nhỏ bé, tầm thường ? ”.  

 

          – “ Này A-Nan ! Chớ xem thường

       Xưa kia có Chuyển Luân Vương trị vì

          Thành Ku-Si-Na-Ra lúc ấy

          Là kinh đô lộng lẫy ; Vua là

              Ma-Ha-Sú-Đát-Sa-Na  (1)

       Hay Đại Thiện Kiến Vương là Chuyển Luân

          Cai trị dân chỉ thuần dùng Đức

          Đúng theo pháp của bậc Thánh Vương

              Thống lĩnh thiên hạ phú cường

       Chinh phục bằng sự yêu thương dân lành.

 

          Có bảy báu phát sanh đầy đủ

          Tên Thủ phủ : Ku-Sa-Vá-Ti  (2)

              Kinh đô từ đông sang tây

       Đo được cho đến mười hai do-tuần

          Bắc Nam  bảy do-tuần được tính.

          Kinh đô này phồn thịnh, mạnh giàu

              Dân đông đúc, cửa nhà cao   

       Giàu có, sung mãn, biết bao thái hòa !

          Giống như A-La-Ka-Manh-Đá  (3)

          Là kinh đô sang cả cõi Trời

    _______________________________

   (1) :  Mahàsudassana  ( Đại Thiện Kiến Vương ).

   (2) : Kinh đô tên Kusàvatì ( C âu-xá-bà-đề ).

   (3) : Kinh đô chư Thiên Alakamanda .

Trường Bộ - (Tập 2 ) K. 16 : ĐẠI BÁT NIẾT BÀN  * MLH  –  208

 

              Phú cường, phồn thịnh mọi thời

       Thiên chúng sung sướng, dạo chơi an nhàn.

 

          Lại nói sang Ku-Sa-Va-Tí

          Cũng giống như đô thị Chư Thiên

              Ngày đêm vang dậy khắp miền

       Cả chín loại tiếng, nghe liền an vui :

          Là tiếng voi, ngựa và xập xỏa,

          Tiếng tỳ bà  lại cả tiếng xe,

              Trống lớn, trống nhỏ thường nghe

       Tiếng chuông, tiếng hát chỉnh tề, ngân nga

          Tiếng thứ mười chính là lời gọi :

         ‘Hãy uống đi, ăn mọi thức ăn !’.

 

19.          Phật lại dạy : “ Này A-Nan !

       Con hãy gấp rút đi sang kinh thành 

          Thông báo với người dân Man-Lá

          Sinh sống cả Ku-Sí-Na-Ra :

 

            “ Này các vị Vê-Sết-Tha !

       Đêm nay canh cuối Phật ta Niết Bàn

          Hãy đi sang nơi Ngài an ngự

          Rừng Sa La để tự lễ Ngài

              Chiêm ngưỡng lần cuối Như Lai

       Để khỏi hối hận sau này xảy ra

          Tự trách là không còn có thể

          Được đảnh lễ Đại Giác cõi đời ”.

 

              A-Nan-Đa vâng theo lời

       Bảo Tỷ Kheo khác đồng thời cùng đi.

 

20.      Đến kinh thành Ku-Si-Na-Rá

          Dân Man-Lá đang họp giảng đường.

              A-Nan truyền lời Pháp Vương

Trường Bộ - (Tập 2 ) K. 16 : ĐẠI BÁT NIẾT BÀN  * MLH  –  209

 

       Tất cả hiện diện khóc thương ưu phiền, 

          Có nhiều người ngã liền xuống đất

          Họ khóc ngất, lăn lộn lại qua

              Đầu bù tóc rối, lệ nhòa                           

       Có kẻ duỗi cánh tay mà khóc than :

         ‘Thế Tôn sao vội vàng nhập diệt !

          Ôi bi thiết ! Pháp nhãn mất rồi !’.

    

              Dân Man-La than khóc rồi

       Cùng nhau đi đến tại nơi Phật Đà

          Sắp diệt tại rừng hoa long thọ

          Đi cùng vợ, con gái, con trai

              Tâm tư sầu muộn, u hoài

       Đến nơi tìm để gặp ngài A-Nan.

 

22.      Đức A-Nan bấy giờ tự nghĩ :

        “ Nếu các vị dân chúng Man-La 

              Từng người đảnh lễ Phật Đà

       Thì cho đến sáng cũng là chưa xong

          Phải sắp xếp cộng đồng liên hệ

          Từng gia tộc đảnh lễ Phật Đà ”.

       

              Hướng dẫn từng nhóm tiến qua

       Đến phía trước Phật, xướng ra để trình :

       “ Bạch Thế Tôn ! Gia đình…, thân tộc…

          Giòng Man-La xin dốc lòng thành

              Cúi đầu đảnh lễ dưới chân

     Những mong chiêm ngưỡng kim thân cuối cùng ”

          Ngài A-Nan đã dùng phương tiện

          Trong canh một, diễn tiến tốt lành

              Các nhóm dân chúng trong thành

       Đều được lễ Phật, tịnh thanh ra về.

* * *

Trường Bộ - (Tập 2 ) K. 16 : ĐẠI BÁT NIẾT BÀN  * MLH  –  210

 

23. [    Đêm khuya khoắt, tứ bề vắng vẻ             

     [    Bỗng một người lặng lẽ từ xa

     [        Người này tên Sú-Phách-Đa  (1)

       Được tin đức Gô-Ta-Ma Niết-bàn

          Trong đêm nay, khi sang canh cuối

          Liền suy nghĩ : “ Những buổi luận bàn

              Ta nghe Du-sĩ các hàng

       Niên cao lạp lớn thường bàn điều đây :

 

        ‘Thật hy hữu Như Lai xuất hiện

          Bậc Ứng Cúng, Chính Biến Tri này’.

              Nhưng vào canh cuối đêm nay

       Kiều Đàm ngài sẽ nhập ngay Niết-bàn.

          Nay nghi vấn khởi ngang trong trí

          Ta tin chắc cũng chỉ Ngài là

              Có thể giải nghi cho ta ”.

 

24.   Rồi du-sĩ Sú-Phách-Đa đến gần

          Rừng Sa-La của dân Man-Lá

          U-Pa-Va-Ta-Ná đạo tràng.

              Đến gặp Tôn-giả A-Nan

 

       Thưa rằng : “ Hiền-giả ! Tôi hằng được nghe

          Các Sư-trưởng nói về đức Phật

          Rất hy hữu và rất là may

              Nếu được gặp đấng Như Lai

       Nhưng vào canh cuối đêm nay Niết-bàn

          Tôi vội vàng tìm sang để hỏi

          Một nghi vấn để khỏi lầm sai

              Xin Tôn-giả cho gặp Ngài ”.

 

 – “ Hiền-giả không thể gặp Ngài hiện nay,

    _______________________________

   (1) : Subhadda .    

Trường Bộ - (Tập 2 ) K. 16 : ĐẠI BÁT NIẾT BÀN  * MLH  –  211

 

          Đức Thế Tôn lúc này rất mệt

          Chớ phiền nhiễu, yết kiến bây giờ ”.                              

 

              Nhưng lòng mong mỏi vô bờ 

       Thêm hai lần nữa nhỏ to nằn nì

          Nhưng A-Nan kiên trì từ chối.

 

25.      Phật đang nằm, nghe nói lao xao

              Biết Su-Phách-Đa khẩn cầu

       Muốn gặp Phật, hỏi nhằm vào giải nghi.

          Ngài động lòng từ bi nên gọi : 

 

    – “ A-Nan-Đa ! Chớ vội cản ngăn

              Ta nghe người ấy phân trần

       Biết là đang có điều hằng nghi nan

          Muốn được hỏi hoàn toàn để hiểu

          Không có ý phiền nhiễu Như Lai

              Hãy cho người ấy vào đây ”.

 

  – “ Này Sú-Phách-Đá ! Như Lai cho vào ”.

   

26.      Du sĩ gặp, xá chào đức Phật       

          Nói những lời chúc thật xã giao

              Ngồi xuống một bên, hỏi vào

       Vấn đề thắc mắc không sao giải này :

 

    – “ Thưa Tôn-giả ! Trước nay hiện có

          Các Sư-trưởng, khai tổ tông-môn

              Có danh vọng, được kính tôn

       Là bậc hội-chủ tiếng đồn gần xa :

          Như Pa-Rá-Na  Káp-Sá-Pá (1),

          Pa-Ku-Tha  Kách-Chá-Da-Na  (2),

    _______________________________

  *  Lục Sư ngoại đạo thời Phật :  (1) : Pàrana Kassapa .

  (2) : Pakudha Kaccàyana  ( Bà-phù-đà Ca-chiên-diên ).

 Trường Bộ - (Tập 2 ) K. 16 : ĐẠI BÁT NIẾT BÀN  * MLH  –  212

 

              Mặc-Ka-Li Gô-Sa-La  (3),

       Hay Ni-Ga-Thá Na-Tha-Pút-Tà (4)

          Hay ngài A-Chi-Ta (5) lịch lãm

          Tức là Kê-Sa-Kắm-Ba-Li  (5)

              Ngài Sanh-Cha-Dá (6) danh uy

       Tức Sư-trưởng Bê-Lát-Thi-Pút-Tà  (6).

 

          Sáu Đạo-sư đều là Giáo-trưởng

          Tự cho mình cao thượng, xuất trần

              Đã giác ngộ thành Thánh nhân.

       Có phải sáu vị dự phần Thánh gia

          Các ngài đều là A-La-Hán ?

          Hay đều chưa viên mãn Thánh nhân ?

              Hay chỉ giác ngộ một phần ? ”.

 

 – “ Này Su-Phách-Đá ! Về phần nghi đây

          Hãy gác lại chuyện này một chỗ

          Về Lục Sư giác ngộ hay không.

              Sú-Phách-Đa ! Hãy lắng lòng

       Nghe Như Lai nói đục trong cho tường ”.

 

    – “Xin vâng, bạch Pháp Vương Đại Giác”.

 

27.– “Sú-Phách-Đa ! Trong pháp luật nào 

              Không Bát Chánh Đạo thanh cao

       Thời không thể có đạt vào tối tôn

          Là Đệ Nhất Sa-môn, Đệ Nhị,

          Hay Đệ Tam, Đệ Tứ Sa-môn,

            ( Tức Tứ Thánh Quả đáng tôn     

       Là Dự Lưu quả, rồi còn Nhất Lai,

    _______________________________

  (3) : Makkhali Gosàla  ( Mạt-già-lê Cù-xá-lợi )

  (4) : Nigantha Nàtaputta  ( Ni-kiền-tử )

  (5) : Ajita Kesakambali  ( A-Kỳ-đà  Xí-xá-khâm-bà-la )

  (6) : Sanjaya Belatthiputta  ( Tán-nhã-di Tỳ-la-lê-phất )        

Trường Bộ - (Tập 2 ) K. 16 : ĐẠI BÁT NIẾT BÀN  * MLH  –  213

 

          Quả Bất Lai và A-La-Hán ).

 

          Trong pháp luật viên mãn ở đây

              Có Bát Chánh Đạo đủ đầy

       Đệ nhất, đệ nhị bậc này Sa-môn

          Rồi đệ tam Sa-môn, đệ tứ

          Có đầy đủ bốn Thánh Thinh Văn

              Pháp luật Như Lai thường hằng

       Hành Bát Chánh Đạo để thăng tiến dần

          Đạt giác ngộ chánh chân Thánh đạo

          Các hệ thống ngoại đạo thì không

              Không có chân chánh Sa-môn

       Còn Bát Chánh Đạo bảo tồn cũng không.

 

          Tỷ Kheo nào một lòng, chân chánh

          Thì đời này không vắng Thánh nhân.

 

      “ Này Sú-Phách-Đa ! Tự thân

        Như Lai nghĩ lại về phần giác tha

        Hai mươi chin tuổi xuất gia

        Trải năm mươi mốt năm qua xa vời

        ( Bốn mươi lăm năm độ đời )

        Ta là du-sĩ một thời tịnh tu

        Tu Trí, tu Đức công phu

        ( Không hề thối chuyển cho dù bỏ thân ) ”.

 

 

28.      Nghe pháp nhũ Phật ân thuyết giảng

          Sú-Phách-Đa bừng sáng, thốt lên :

 

          – “ Kính bạch Đại Đức Thế Tôn !

       Nghe được vi diệu thiện ngôn của Ngài

          Con vô cùng cảm hoài, hoan hỷ

          Trước Giáo Pháp tối thượng huy quang

              Vi diệu thay !  Những lời vàng

Trường Bộ - (Tập 2 ) K. 16 : ĐẠI BÁT NIẾT BÀN  * MLH  –  214

 

      Như người dựng đứng vật đang ngã nằm   

          Chỉ hướng kẻ sai lầm lạc lối

          Đem đèn sáng vào tối như bưng

              Để ai có mắt mở bừng

       Có thể thấy được sáng trưng sắc màu.

*

          Cũng như vậy, nhiệm mầu Chánh Pháp

          Được Thế Tôn phân tách, trình bày

              Con xin quy ngưỡng từ nay

       Quy y đức Phật, nương ngay Pháp mầu,

          Quy y Tăng thanh cao đức cả

          Nối tiếp nhau hoằng hóa Pháp môn.

              Mong Thế Tôn nhận cho con

       Được phép nhập chúng, vuông tròn lợi tha

          Thọ Đại giới  xuất gia Cụ Túc

          Thành Tỷ Kheo thu thúc lục căn ”.

 

          – “ Này Sú-Phách-Đá ! Hiểu chăng ?

       Như Lai Giới Luật pháp đăng soi đường

          Có qui định : thường thường ngoại đạo

          Muốn quay về Tam Bảo xuất gia

              Bốn tháng biệt trú trải qua

       Sau đó thấy được, Tăng Già chuẩn y

          Được xuất gia nghiêm trì Giới luật

          Thành Tỷ Kheo, pháp Phật bảo tồn ”.

 

          – “ Kính bạch Đại Đức Thế Tôn !

       Nếu trong pháp luật tịnh môn định là

          Kẻ ngoại đạo phải qua bốn tháng

          Sống biệt trú để quán sai lầm

              Trước kia, cả thân lẫn tâm

       Sau đó mới được Chúng Tăng nhận vào.

Trường Bộ - (Tập 2 ) K. 16 : ĐẠI BÁT NIẾT BÀN  * MLH  –  215

 

          Thì nay con với bao tha thiết

          Mong gia nhập siêu việt Tăng-thân

              Tình nguyện biệt trú  Bốn năm

       Sau đó Tăng Chúng âm thầm thẩm tra

          Cho xuất gia Tỷ Kheo Cụ-túc

          Giữ đại giới, thu thúc, cần chuyên ”.

 .

          – “ Này Sú-Phách-Đá ! Tuy nhiên

       Chúng sinh, Ta thấy không tuyền giống nhau

          Cá tính người, trước sau sai biệt

          Có trường hợp cần thiết đổi thay

              Ngoại lệ, được miễn Luật này

       Như ngươi ; tâm ý thẳng ngay, chí thành

          Ta cho phép cử hành nghi thức

          Lễ xuất gia thành bậc Tỷ Kheo

              Đại Giới Cụ Túc vâng theo

       Ba y một bát, sống nghèo tịnh thanh ”.

 

          Đức Phật bảo A-Nan Tôn-giả :       

    – “ Hãy xuất gia cho Sú-Phách-Đa ” (1)

       

              Vâng lời , ngài A-Nan-Đa

       Cử hành nghi thức xuất gia tức thì.

 

30.      Tâm hoan hỷ không chi kể thấu

          Với ngoại đạo Tu-Bạt-Đà-La  (1).

              Nói với ngài A-Nan-Đa :

 

 – “ Bạch Ngài ! Lợi ích thật là lớn lao

          Thật đại phúc không sao xiết kể

          Được thọ lễ quán đảnh xuất gia

              Trước mặt Đại Giác Phật-Đà

       Được làm đệ tử xuất gia cuối cùng ”.

    _______________________________

   (1) : Subhadda . Hán Tạng gọi là Tu-Bạt-Đà-La .

Trường Bộ - (Tập 2 ) K. 16 : ĐẠI BÁT NIẾT BÀN  * MLH  –  216

 

          Thọ Đại Giới vừa xong, an lạc                

          Tân Tỷ Kheo Tu-Bạt-Đà-La

              Tách riêng chỗ vắng không xa

       Một mình an tịnh thiền-na (1) tinh cần

          Với nhiệt tâm và không phóng dật

          Không bao lâu hoàn tất hành trình

              Đoạn trừ phiền não vô minh

       Chứng được mục đích mà mình thiết tha

          Như các vị xuất gia chân chánh

          Là Vô Thượng Phạm-hạnh hoàn toàn

              Tự giác chứng và trú an

       Giải thoát các lậu, khỏi đàng trầm luân.

 

          Liền hiểu rõ : Tự thân giải thoát

          Sanh đã tận, Phạm-hạnh đã thành

              Việc cần làm đã thực hành

       Sau đời hiện tại, Vô Sanh hiển bày.

 

          Sú-Phách-Đa chứng ngay đạo quả

          A-La-Hán, Tôn-giả tịnh thanh

              Là đệ tử cuối trong Tăng

       Được Phật thế độ, pháp đăng kế truyền.

 

PHẦN  VI  :

 

 1.       Đêm gần tàn, Phật liền truyền dạy :

     – “ A-Nan-Đa ! Con thấy các hàng

              Tăng, Ni, Cư-sĩ nữ nam  

       Khởi lên ý nghĩ : “ Pháp vàng cao siêu

          Mà Thế Tôn đã nhiều lần thuyết

          Còn đâu ? Khi vĩnh biệt Đại Từ !

    _______________________________

  (1) : Thiền định - Jhàna  ; được phiên âm là Thiền-Na .

Trường Bộ - (Tập 2 ) K. 16 : ĐẠI BÁT NIẾT BÀN  * MLH  –  217

 

              Chúng ta không còn Đạo-sư

       Lấy đâu nương tựa, pháp như thực hành ! ”

 

          Những tư tưởng không lành như thế

          Chớ có để chi phối tâm mình

              A-Nan ! Pháp, Luật siêu minh

       Như Lai giảng giải, hữu tình hành theo

    [     Còn tại thế Ta gieo giống quý

    [     Đem Pháp lành rải chí các loài

    [         Hành theo, giải thoát nạn tai

    [  Khắp cùng ba cõi, trong ngoài an vui

    [     Ngày sau chớ dễ duôi biếng nhác

    [     Ta tịch rồi, Chân Pháp là Thầy.

 

    [         Giáo Pháp Như Lai giảng bày

    [  Nếu đem san định, ngắn dài định phân

    [     Tám muôn với bốn ngàn Pháp thiệt

    [     Độ sinh linh tiêu diệt trầm oan

    [         Như vầng trăng tỏ rõ ràng

    [  Chiếu khắp ba cõi, vẹt màn vô minh.

 

          Pháp và Luật uy linh tột bực

          Sẽ là Thầy, là bậc Đạo-Sư

              Tứ Chúng nương tựa gắng tu

       Cũng như có đấng Đạo-Sư cạnh mình.

 

 2.       Này A-Nan ! Hành trình hoằng hóa

          Các Tỷ Kheo thường đã gọi nhau

            “ Hiền Giả !” không phân trước sau

       Nhưng sau Ta tịch, yêu cầu sửa mau :

 

          Các Trưởng Lão hạ cao, thông hiểu

          _______________________________

   *  Những câu trong dấu  [  trích từ bài “Phật Nhập Niết Bàn”  

      trong quyển Nhật Hành của GH Tăng Già Nguyên Thủy VN .

Trường Bộ - (Tập 2 ) K. 16 : ĐẠI BÁT NIẾT BÀN  * MLH  –  218

 

          Gọi Tỷ Kheo niên thiếu bằng tên,

              Gọi “ Hiền-giả ”, gọi họ lên.

       Tỷ Kheo niên thiếu phải nên kính nhường

          Với Trưởng-lão, gọi thường “ Thượng Tọa ”

          Hay “ Đại-đức ”, “ Tôn-giả ”, “ Phành-Tê ” (1)

 

3.            Này A-Nan-Đa ! Nói về

       Luật Tạng cao quý liệt kê hành trì

          Ta tịch rồi, Tỳ-Ni Tạng (2) đó

          Có thể bỏ vài giới nhỏ nhoi

              Nếu Chúng Tăng hội xét coi

       Học giới nào chẳng hợp thời, bỏ đi.

 

 4.       Này A-Nan ! Sau khi Ta tịch

          Hãy hành tội đối với Chan-Na  (3)

              Tỷ Kheo Sa-Nặc (3) cũng là

        Tội Phạm-đàn tức Bram-Ma-Đanh-Đà (4)”.

 

     – “ Bạch Thế Tôn ! Sao là lầm lỗi

          Phạm-đàn tội, xử trí thế nào ? ”.

 

          – “ Hãy dùng ‘mặc tẩn’ nhắm vào

       Tỷ Kheo Sa-Nặc nói sao mặc tình

          Chúng Tỷ Kheo làm thinh chẳng đáp

          Không giảng pháp, giáo giới Chan-Na ”.

    _______________________________

  (1) : Bhante  : Bạch Ngài  &  Bạch Thượng Tọa .

  (2) : Tạng Luật : Vinaya Pitaka , Vinaya được phiên âm Tỳ-Ni .

  (3) : Channa ( âm là Sa-Nặc ) là người hầu cận đánh xe ngựa cho

    Thái-tử Sĩ-Đạt-Ta và cũng là người đưa Thái-tử trốn khỏi hoàng

    thành xuất gia tầm đạo .  Sau khi Phật thành đạo , ông xuất gia

    theo Phật, nhưng hay cậy công phục vụ khi Ngài còn là Thái-tử

    nên không kính nể một ai, kể cả các vị Trưởng lão hạ-lạp cao .

   Phật đã nhiều lần răn bảo nhưng ông vẫn không thay đổi nên

   Phật dùng cách này để sửa đổi ông .

 (4) : Brahmadanda  :tội  phạm-đàn  hay mặc tẩn .

Trường Bộ - (Tập 2 ) K. 16 : ĐẠI BÁT NIẾT BÀN  * MLH  –  219

 

            ( Bởi vì Sa-Nặc tỏ ra                          

       Cứng đầu, ương ngạnh, bất hòa Chúng Tăng ).

 

5.       Rồi Phật hỏi Chư Tăng hiện diện :

    – “ Các Tỷ Kheo ! Ai hiện phân vân 

              Nghi ngờ về Phật, Pháp, Tăng

       Về đạo, phương pháp tu hằng dụng công ?

          Hãy hỏi đi, để không hối tiếc

          Rằng trước đây không biết hỏi liền

              Khi đức Thế Tôn hiện tiền

       Chính Ngài khuyến khích nêu lên vấn đề ”.

 

          Khi nghe vậy, tứ bề thính chúng

          Đều im lặng, giữ đúng oai nghi

              Thế Tôn hỏi lại hỏi đi

       Ba lần về việc còn nghi ngờ gì

          Về đức Phật hoặc vì Giáo Pháp

          Về Chúng Tăng, phương pháp hành trì.

              Nhưng tất cả chẳng nói chi

       Phật lại dạy cách khả thi thuận tùy :

 

    – “ Các Tỷ Kheo ! Nếu vì tôn kính

          Nên không dám hỏi chính Như Lai

              Thì chung quanh, bất cứ ai

       Bạn đồng tu, hãy nhờ ai hỏi giùm

          Hay hỏi nhau để cùng hiểu rõ

          Chưa giải nghi, lúc đó hỏi Ta ”.

 

              Dù Phật nhiều lượt nêu ra

       Nhưng hàng Tăng Chúng vẫn là lặng yên.

 

 6.       Ngài A-Nan thấy, liền bạch Phật :

    – “ Bạch Thế Tôn ! Quả thật diệu kỳ

              Hy hữu thay !  Đấng Từ Bi !

Trường Bộ - (Tập 2 ) K. 16 : ĐẠI BÁT NIẾT BÀN  * MLH  –  220

 

       Giáo Pháp Phật thuyết không gì nghi nan

          Con tin rằng trong hàng Tăng Chúng

          Không một ai còn móng lòng nghi

              Còn phân vân, do dự gì

       Vào Phật, vào Pháp hay vì Chúng Tăng,

          Vào Giáo Pháp khả năng diệu dụng

          Đều hiểu đúng phương pháp hành trì ”.

 

          – “ Này A-Nan-Đa ! Chỉ vì

       Đức tin con vốn chẳng gì chuyển lay

          Nên con nói điều này như vậy.

          Nhưng Ta thấy trong Chúng Tăng đây

              Cũng không có lấy một ai

       Phân vân, do dự, điều này còn nghi.

          Chúng Tỷ Kheo hiện thì có mặt

          Tại nơi đây : chắc chắn, vững tin

              Năm trăm Tỷ Kheo tự mình

       Tinh tấn tu tập, giữ gìn Pháp chân

          Đều chứng đắc bốn tầng Thánh quả

          Người thấp nhất cũng quả Dự Lưu

              Không còn đọa lạc, oán cừu,

       Hướng đến Chánh Giác vô ưu Niết-bàn.

 

 7. –  “ Hỡi Tăng Chúng ! Hợp tan bao nỗi

          Pháp Hữu-Vi biến đổi, vô thường

              Hãy tinh tấn, tu kiên cường

       Chớ có phóng dật, xem thường, buông lơi ”.

 

          Đó là lời cuối cùng của Phật

          Rồi Ngài nhập vào định Sơ Thiền

              Xuất Sơ thiền, nhập Nhị thiền

       Xuất Tam thiền, đoạn nhập riêng Tứ thiền

          Xuất rồi nhập Vô Biên Không Xứ

Trường Bộ - (Tập 2 ) K. 16 : ĐẠI BÁT NIẾT BÀN  * MLH  –  221

 

          Xuất Không Xứ, nhập Thức Vô Biên

              Xuất Thức Vô Biên Xứ liền

       Nhập Vô Sở Hữu Xứ thiền chẳng lơi

          Xuất Vô Sở Hữu thời nhập hướng

          Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ thiền

              Xuất định này rồi nhập liền

       Diệt Thọ Tưởng Định tương duyên Niết-bàn.

 

          Lúc bấy giờ A-Nan Tôn-giả

          Thưa A-Nú-Rút-Thá Thánh Tăng :      

 

          – “ Thưa Tôn-giả ! Chẳng thường hằng ! 

       Thế Tôn đã tịch, siêu thăng Niết-bàn ”.

 

    – “ Này Hiền-giả A-Nan ! Hãy biết

          Thế Tôn chưa tịch diệt hiện nay

              Ngài mới nhập vào định ngay

       Diệt-thọ-tưởng định, nơi này vừa sang ”.

 

 9.       Xuất hoàn toàn Diệt-thọ-tưởng định

          Phi-tưởng-phi-phi-tưởng nhập liền

              Xuất Tưởng Xứ này, đến phiên

       Vô-sở-hữu-xứ nhập liền an nhiên

          Xuất ra, Thức-vô-biên-xứ nhập

          Rồi xuất, nhập Không xứ Vô-biên

              Xuất Không-vô-biên, nhập liền

       Vào trong cảnh giới Tứ Thiền viên thông

          Xuất Tứ xong, nhập Tam Thiền định

          Xuất Tam Thiền, nhập định Nhị Thiền

              Xuất Nhị Thiền, nhập Sơ Thiền

       Đoạn Ngài lại xuất Sơ thiền là duyên

          Nhập rồi xuất Nhị thiền, Tam, Tứ,

          Xuất Tứ Thiền, lập tức Niết Bàn.

 

Trường Bộ - (Tập 2 ) K. 16 : ĐẠI BÁT NIẾT BÀN  * MLH  –  222

 

10.           Quả đất chấn động, nổ vang

       Vô cùng khủng khiếp, sấm ran khắp trời

          Sét chớp lòe nơi nơi khắp lượt

          Người râu tóc dựng ngược, nổi gai

              Trước sự tịch diệt Như Lai

       Trời, người đều rất u hoài, thương tâm.

 

          Đại Phạm Thiên Sá-Hăm-Pá-Tí

          Ngâm bài kệ tự nghĩ, thành lời :

 

     “ Chúng sinh sống ở trên đời

        Đến lúc phải bỏ, xa rời xác thân

        Ngũ uẩn tan rả dần dần

        Đạo-Sư cũng vậy, nhục thân chẳng bền

        Bỏ thân ngũ ấm tạo nên

        Đại Hùng Giác Ngộ vượt trên phàm trần

        Tuyệt luân, Thầy của Thiên, nhân

        Phật đã diệt độ, cõi trần lánh xa ”.

   

          Đức Đế Thích tức là Sắc-Ká

          Là Chúa cả Đao Lợi thiên cung

              Tiếc thương một đấng Đại Hùng

       Ngâm lên bài kệ vô cùng cảm thương :

 

     “ Các hành thật là Vô thường

        Có sinh phải diệt, con đường tự nhiên

        Đã sinh thì có diệt liền

        Nhiếp phục được chúng, dứt phiền, lạc an ”.

 

          Phật diệt độ, trong hàng Vô-lậu

          Bậc Thiên-nhãn  A-Nậu-Đà-La

            ( Tên chính A-Nú-Rút-Tha (1)

    _______________________________

    (1) : Xem chú thích ở trang kế .

Trường Bộ - (Tập 2 ) K. 16 : ĐẠI BÁT NIẾT BÀN  * MLH  –  223

 

       Hay A-Na-Luật cũng là ngài trên )   (1)

          Ngâm bài kệ nói lên cảm nghĩ

          Vô Thượng Sĩ  tịch diệt, lìa xa :

 

     “ Không phải hơi thở vào ra

        Chính do Tâm trú nhờ qua định thiền

        Chỉ dùng Chánh Định an nhiên

        Tham ái tịch tịnh không thiên chấp càn

        Bậc tu diệt độ Niết-bàn 

        Do tâm bất động hoàn toàn tịnh an

        Nhẫn chịu cảm thọ mọi đàng

        Như đèn tỏa sáng, gió càn tắt đi

        Tâm ngài giải thoát, uy nghi

        Thanh thản tịch diệt, chẳng chi dính trần ”.

 

          Ngài A-Nan , Đa Văn Tôn-giả

          Ngâm bài kệ như cả lời than :

 

     “ Thật là kinh khủng, bàng hoàng

        Râu tóc dựng ngược như hàng phàm nhân

        Khi bậc Toàn Thiện, Toàn Năng

        Bậc Thầy Giác ngộ siêu thăng, diệt rồi ”.

 

          Khi Thế Tôn lìa đời diệt độ

          Những Tỷ Kheo còn có Ái tham

              Chưa giải thoát hẳn tâm phàm     

    _______________________________

  (1) :  Anuruddha  ( còn có tên A-N ậuLâu-Đà , A-Nậu-Đà-La  hay

        A-Na-Luật ), một trong 7 vị vương-tử giòng Thích Ca xuất gia

        theo Phật khi Ngài đã thành đạo và trở về Kapilavatthu .

       Ngài có tật hay ngủ gật khi nghe Phật thuyết pháp, bị Phật quở

      trách, nên ngài phát nguyện không ngủ cho tới khi nào đắc quả   

      Do sự cố gắng quá sức, nên hai  mắt ngài bị mù .   Sau đó ngài

      đắc quả A-La-Hán và được liệt vào Thập Đại Đệ Tử của Phật , 

      bậc Thiên Nhãn Đệ Nhất .  

Trường Bộ - (Tập 2 ) K. 16 : ĐẠI BÁT NIẾT BÀN  * MLH  –  224

 

       Nằm lăn dưới đất, khóc than ngút ngàn

          Có vị đang duỗi cao tay, kể :

 

    – “ Ôi Thiện Thệ sao sớm Niết-bàn 

              Ánh sáng giác ngộ tắt ngang

       Pháp nhãn biến mất hoàn toàn thế gian ”.

 

11.      Lúc bấy giờ , trong hàng Tôn-giả

          Ngài A-Nú-Rút-Thá nghiêm trang 

              Bảo các Tỷ Kheo khóc than :

 

 – “ Thôi các Hiền-giả ! Chớ than khóc hoài

          Chớ bi ai, tiếc thương, sầu não

          Khi vắng bóng Phật Bảo trên đời

              Các Hiền-giả phải nhớ lời

       Thế Tôn đã dạy ngay thời đầu tiên

          Rằng mọi vật hiện tiền ưu ái

          Mọi thân tình đều phải chia ly

              Sanh biệt, tử biệt đến kỳ

       Rồi thêm dị biệt chẳng chi còn hoài.

          Làm sao sự kiện này được thấy :

        ‘Những gì sinh, tồn tại, hữu vi

              Chịu sự biến hoại chuyển di

       Lại mong đừng diệt, khỏi thì đổi thay’,

 

          Sự kiện này hoàn toàn vô lý

          Không đúng theo chân lý giáo truyền.

              Hiện thời các vị Chư Thiên

       Đoạn trừ ái dục – trách phiền phàm phu ”.

 

    – “ Thưa Tôn-giả A-Nu-Rút-Thá !

          Hiện Tôn-giả đang nghĩ thế nào ?

              Các hạng Chư Thiên thấp cao

       Ngài đang thấy họ u sầu ra sao ?

Trường Bộ - (Tập 2 ) K. 16 : ĐẠI BÁT NIẾT BÀN  * MLH  –  225

 

     – “ A-Nan ơi ! Biết bao Thiên chúng

      *  Trên hư không, tâm vọng thế gian

              Những vị này đang khóc than

       Đầu bù tóc rối, chẳng màng uy nghi

          Duỗi cánh tay, thân thì ngã sấp

          Trên mặt đất lăn lộn lại qua

              Than rằng : ‘Pháp nhãn tối lòa

       Thế gian sẽ khổ khi Cha Lành rời

          Sớm nhập diệt, cõi đời từ bỏ

          Ai là người dạy dỗ , dựa nương ?’.

 

          *   Lại có chư Thiên bậc thường

       Ở trên mặt đất cũng đương khóc ròng

          Tâm thế tục nên không tự chế

          Nhào lăn lộn, kể lể bi ai :

             ‘Thế Tôn, Thiện Thệ hỡi Ngài !

       Sao diệt độ sớm, chẳng hoài chúng sinh

          Khiến pháp nhãn thình lình biến mất

          Làm sao được gặp Phật sau này ?’.

 

           *  Nhưng đang hiện diện nơi đây  

       Cũng có Thiên chúng đoạn rày tham, sân

          Đã diệt trừ được phần Ái dục

          Nên bình thản, thuần thục luyện tâm

              Chư Thiên này quán âm thầm :

     ‘ Các hành biến diệt, chẳng làm đổi thay ”. 

 

12.      Đêm còn lại, hai ngài Tôn-giả

          Là A-Nu-Rút-Thá  &  A-Nan

              Chánh pháp vi diệu luận bàn

       Đến khi hừng sáng, vừa sang canh tàn

          Vị Thánh Tăng A-Nu-Rút-Thá

          Liền nói với Tôn-giả A-Nan :

Trường Bộ - (Tập 2 ) K. 16 : ĐẠI BÁT NIẾT BÀN  * MLH  –  226

 

          – “ Này Hiền-giả ! Hãy đi sang                 *

       Ku-Si-Na-Rá thành, mang tin này :

 

         ‘Hỡi các vị hiện đây có mặt !

          Đấng Thế Tôn quả thật không còn

              Ngài đã diệt độ Niết-bàn

       Xin hãy thực hiện Lễ Tang Phật Đà ”.

 

          A-Nan-Đa vâng lời ủy thác

          Vào buổi sáng mang bát đắp y

              Với một Tỷ Kheo thân tùy

       Cùng nhau đi đến Câu-Thi-Na liền.

 

          Lúc bấy giờ hiện tiền dân chúng

          Tộc Man-La họ cũng lo lường

              Tụ họp vào cả hội-đường

       Một trong nghị sự họ đương luận bàn

          Là việc Phật Niết-bàn tịch tịnh.

 

          Đức A-Nan nghiêm chỉnh đến nơi

              Báo tin Phật đã lìa đời

       Niết-bàn diệt độ như lời truyền trao.

 

          Nghe tin dữ, khóc gào than thở

          Dân Man-La cùng vợ, con trai 

              Con gái, thân quyến, tớ thầy

       Đau đớn sầu muộn, lăn quay, bổ nhoài

          Kẻ khóc hoài, đầu bù tóc rối

          Người lăn lộn, duỗi vội cánh tay

              Than rằng : “ Thiện Thệ hỡi Ngài !

       Sao vội diệt độ, nhập ngay Niết-bàn

          Con mắt Pháp vội vàng biến mất

          Không còn Phật nương tựa trên đời ! ”

 

13.           Chúng dân Man-Lá tức thời

Trường Bộ - (Tập 2 ) K. 16 : ĐẠI BÁT NIẾT BÀN  * MLH  –  227

 

       Ra lệnh gia bộc chuyển dời, thu gom

          Tất cả, gồm hoa hương, nhạc khí

          Của khắp thành Ku-Sí-Na-Ra

              Năm trăm cuộn vải mang ra

       Đến U-Pa-Vát-Ta-Na rừng già

          Rừng Sa-la của giòng Man-Lá

          Nơi nhục thân Giác Giả Phật Đà.

              Cúng dường trầm hương, tràng hoa

       Các điệu múa, nhạc, hát ca vang lừng

          Những bảo-cái được dùng tôn kính

          Để che kín thân-xá-lợi Ngài 

              Kết bằng tràng hoa Mạn-đà

       Tỏa hương thơm ngát lan xa khắp vùng.

 

          Dân Man-Lá họp chung, bàn luận :

       “ Nếu hôm nay thiêu đấng Thế Tôn

              Thì quá sớm ; Phải kính tôn

       Cúng dường trọng thể, bảo tồn niềm tin ”.

 

          Nên họ đình trà-tỳ hỏa táng

          Dời một ngày, lại hoãn thêm ngày

              Lễ bái đến suốt sáu ngày

       Trong thời gian đó, họ bày hương hoa

          Thắp đèn nến, dâng ra lễ vật

          Rồi múa hát, tấu nhạc cúng dường.

 

              Đến ngày thứ bảy tinh sương

       Họ bàn : “ Đến lúc Pháp Vương Phật-Đà

          Phải trà-tỳ ; thỉnh ra thành ngoại

          Về phía Nam quàn tại hỏa đài ”.

 

              Bàn xong, họ thực hành ngay

       Tám vị Tộc-trưởng đã trai-giới rồi

          Đã gội đầu, đồng thời tắm sạch

Trường Bộ - (Tập 2 ) K. 16 : ĐẠI BÁT NIẾT BÀN  * MLH  –  228

 

          Mặc áo mới, phụ trách vào phần

              Nâng khiêng Thế Tôn nhục thân.

 

       Nhưng một hiện tượng bất thần xảy ra :

          Dù tám vị đều là mạnh thế

          Nhưng không thể khiêng nổi nhục thân.

              Tám vị kinh ngạc, phân vân

       Bạch A-Na-Luật  Thánh Tăng việc này :

 

    – “ Bạch Tôn-giả ! Sự đây lạ thực !

          Bọn chúng con hết sức kính tuân

              Trai-giới, thay mới áo quần

       Gội đầu, tắm rửa để nâng khiêng Ngài

          Dù cố sức, không tài nào nhấc

          Thân-xá-lợi của Phật tịch rồi ! ”.

 

          – “ Này Va-Sết-Tha ! Đúng thôi !

       Vì rằng ý định hiện thời Chư Thiên 

          Lại trái ngược, nhân duyên là vậy. 

 

          Các người đã lễ lạy Như Lai

              Bằng cả lòng tôn kính Ngài

       Nay lại muốn thỉnh ra ngoài nhục thân

          Về phía Nam ngoại thành tôn trí

          Rồi trà-tỳ, là ý các người.

 

              Nhưng Chư Thiên các cõi trời

       Nghĩ rằng : “ Đại Giác về nơi Niết-bàn

          Chư Thiên chúng các hàng vân tập

          Suốt thời gian và khắp không gian

              Thiên ca, thiên nhạc cúng dàng

       Hoa trời tung rải ngập tràn, ngát hương

          Nay hãy đưa Pháp Vương nhục thể

          Qua cửa Bắc rồi sẽ quang lâm

Trường Bộ - (Tập 2 ) K. 16 : ĐẠI BÁT NIẾT BÀN  * MLH  –  229

 

              Câu-Thi-Na thành trung tâm

       Rước thân-xá-lợi hướng nhằm cửa Đông

          Đến phía Đông của thành, tôn trí

          Tại đền thiêng dân thị Man-La

              Ma-Ku-Ta Banh-Tha-Na

       Tại nơi đền ấy chúng ta cử hành

          Lễ trà-tỳ Phật thân-xá-lợi

       ( Sau đó đợi thỉnh Xá-lợi xương ) ”.

 

          – “ Kính bạch Tôn-giả được tường

       Ý định Thiên chúng đề cương lộ trình

          Để tôn vinh Phật thân-xá-lợi

          Chúng con đồng ý với Chư Thiên ”.

 

16.           Lúc ấy khắp cả toàn miền  

       Ku-Si-Na-Rá đều tuyền là hoa

          Các đống hoa ngập qua đến gối

          Gồm nhiều loại : hoa Mạn-đà-la,

              Hay thiên hoa Mạn-thù-sa,

       Cùng vô số các danh hoa cõi trần.

     

          Chư Thiên chúng và dân Man-Lá

          Lại cúng dường với cả lòng tin

              Hương hoa, nhạc múa, trống chinh

       Đoạn họ rước Phật lộ trình như trên

          Vào trung tâm rồi lên Đông vị

          Đến tại đền, tôn trí kim-thân.

 

17.          Dân chúng gặp Ngài A-Nan

       Bạch rằng : “ Xử sự Phật thân thế nào ? ”.

 

          Đức A-Nan nhớ vào lời dạy

          Của Thế Tôn đáp lại, chỉ rành

              Khi ngài đã hỏi liên thanh

Trường Bộ - (Tập 2 ) K. 16 : ĐẠI BÁT NIẾT BÀN  * MLH  –  230

 

       Việc xử sự Xá-lợi-thân Phật-Đà

          Nên nói qua cho dân Man-Lá :

 

    – “ Va-Sết-Tha tất cả mọi người !

              Xử sự thân-xá-lợi thời

       Chuyển Luân Thánh Chúa qua đời làm sao

          Thì Phật thân cũng vào tương tự

          Phải xử sự giống vị Thánh Vương ”.

 

          – “ Bạch Tôn-giả !  Vậy Thánh Vương

       Nhục thân xử sự thường thường ra sao ? ”.

 

    – “ Này các vị ! Ngay sau Thánh Đế

          Đã băng hà lìa thế, không còn

              Nhục thân sẽ được vấn tròn 

       Bằng vải trắng mới, kính tôn thực hành

          Rồi vấn quanh vải dày gai bện

          Đoạn tiếp đến lại vấn vải mềm

              Loại vải trắng mới như trên

       Vấn vải gai bện tiếp liền quanh thân

          Cứ như thế, vấn dần cho đến

          Năm trăm lớp gai bện, vải mềm.

 

              Với lòng tôn kính một niềm

       Đặt thân Thánh Chúa vào liền kim-quan

          Là hòm sắt chứa toàn dầu tất

          Lại đặt vào hòm sắt khác ngoài

              Để hòm lên giữa hỏa đài

       Nổi lửa thiêu cháy thân ngài Thánh Vương

          Ngã tư đường xây lên bảo tháp

          Thờ xá-lợi của bậc Thánh Vương

 

              Pháp táng Chuyển Luân Thánh Vương

       Cũng giống pháp táng Pháp Vương Phật-Đà

Trường Bộ - (Tập 2 ) K. 16 : ĐẠI BÁT NIẾT BÀN  * MLH  –  231

 

          Sau trà-tỳ, thu qua xá-lợi

          Dựng bảo tháp sớm tối tôn thờ

              Bốn phía có xây lề bờ

       Ngã tư đường lớn bao giờ cũng đông.

 

          Người có lòng tôn sùng, ngưỡng mộ

          Đem lễ vật đến chỗ tháp này

              Hoa, hương, đèn nến đặt bày

       Đảnh lễ tháp ấy, khởi ngay tâm lành

          Khi mạng chung, sẽ sanh Thiên cảnh

          Còn tại thế, phúc hạnh, lợi an ”.

 

18.          Các người Man-Lá vội vàng

       Sai các gia bộc hãy mang đến liền

          Tất cả vải trắng mềm, gai bện

          Tại cả thành Ku-Sí-Na-Ra 

              Theo lời ngài A-Nan-Đa

       Chỉ dẫn pháp táng Phật-Đà nhục thân.

      

          Tám Tộc-trưởng được phân trách nhiệm

          Châm lửa thiêu tại điểm hỏa đài.

              Nhưng dù cố gắng châm hoài

       Giàn hỏa không cháy, trong ngoài tịnh không.

 

          Các vị đồng bạch ngài Tôn-giả

          Là A-Nu-Rút-Thá Thánh Tăng :

 

          – “ Bạch ngài ! Nhân duyên nào chăng

       Mà lửa không cháy ? Chưa hằng thấy qua !

     

    – “ Này các Vê-Sết-Tha ! Nên biết

          Do ý định khác biệt Chư Thiên

              Bởi vì do có sự duyên

       Ngài Đại Ca-Diếp trên miền đến đây

          Cùng theo ngài, năm trăm Phích-Khú  (1)

Trường Bộ - (Tập 2 ) K. 16 : ĐẠI BÁT NIẾT BÀN  * MLH  –  232

 

          Đang hướng về Kú-Sí-Na-Ra.

              Giữa đường từ thành Pa-Va

       Tôn-giả muốn nghỉ, rẽ qua bên đàng

          Ngồi dưới tàn gốc cây rộng tán.

 

          Một tà mạng ngoại đạo đi qua

              Trên tay cầm một cành hoa

       Manh-Đa-Ra-Vá ( Mạn-Đà-La hoa )

       

          Ngài Tôn-giả Ma-Ha Ca-Diếp

          Gọi người ấy, lịch thiệp hỏi ngay :

 

          – “ Hiền-giả từ đâu đến đây ?  

       Có biết Đại Giác Như Lai thế nào ? ”.

 

    – “ Thưa Tôn-giả ! Chính vào tuần trước

          Gô-Ta-Ma Đại Đức Sa-Môn

              Ngài đã diệt độ, không còn

       Câu-Thi-Na, Đại Sa-Môn tịch rồi ”.

 

          Nghe Thế Tôn lìa đời diệt độ

          Những Tỷ Kheo còn có Ái tham

              Chưa giải thoát hẳn tâm phàm

       Nằm lăn dưới đất, khóc than ngút ngàn

          Có vị đang duỗi cao tay, kể :

 

       “ Ôi Thiện Thệ sao sớm Niết-bàn 

              Ánh sáng giác ngộ tắt ngang

       Pháp nhãn biến mất hoàn toàn thế gian ”.

 

          Nhưng trong hàng Tỷ Kheo lúc đó

          Nhiều vị đã diệt bỏ tham sân

              Diệt trừ ái dục phàm trần

       An trú chánh niệm, tinh cần giác tri

    _______________________________

(1) : Bhikkhu : âm là Tỷ-Khưu hay Tỷ Kheo, có nghĩa là vị Khất-sĩ .

Trường Bộ - (Tập 2 ) K. 16 : ĐẠI BÁT NIẾT BÀN  * MLH  –  233

 

          Nên nhẫn nại, chuyên vì suy tưởng :

        ‘Các hành luôn biến tướng, vô thường

              Làm sao tránh được vô thường ?

       Sự kiện như vậy, vô phương có rồi !’.

 

20.      Lúc bấy giờ, đang ngồi phía kế

          Vị Tỷ Kheo bán thế xuất gia

              Tu hành khi tuổi đã già

       Tên Sú-Phách-Đá, chưa qua tánh phàm

          Còn sân tham, chưa thuần Luật giới

        ( Tên vị này giống với một người

              Tỷ Kheo đệ tử cuối đời

       Được Phật thu nhận đồng thời xuất gia

          Báo Phật ân, thiền-na (1) tinh tấn

          Đã chứng A-La-Hán không lâu ).

    

              Sú-Phách-Đa chẳng buồn rầu 

       Nói với các vị đang sầu, khóc than :

    – “ Các Hiền-giả ! Đừng than khóc quá !

          Chớ buồn bả, sầu não ngưng thôi.

              Chúng ta được giải thoát rồi !

       Không bị phiền nhiễu với lời rầy la

          Đại Sa-Môn Thích-Ca khó tính

          Hay khiển trách ý định chúng ta,

 

             ‘Phải làm thế này mới là

       Không được làm thế, điều tà tránh xa’.

          Nay chúng ta làm gì tùy ý

          Không muốn làm thì chỉ lặng thinh ”.

 

              Nghe những lời nói vô minh

       Của Su-Phách-Đá cố tình nói ra

    _______________________________

  (1) : Thiền định - Jhàna  ; được phiên âm là Thiền-Na .

Trường Bộ - (Tập 2 ) K. 16 : ĐẠI BÁT NIẾT BÀN  * MLH  –  234

 

          Káp-Sa-Pá Ma-Ha (1) Tôn-giả

         (Đại Ca-Diếp ) ngài đã nghĩ thầm :

 

            “ Thôi rồi ! Giáo Pháp thậm thâm

       Sẽ sớm hoại diệt với mầm mống đây ! ”.

      

          Nghĩ rồi, ngài hướng về các vị

          Đang than khóc bi lụy, bảo rằng :

 

          – “ Này các Hiền-giả ! Hãy ngăn

       Mọi sự buồn bả, khóc than, u sầu

          Chớ bi ai, thương đau, phiền não

          Khi vắng bóng Phật Bảo trên đời

              Các Hiền-giả phải nhớ lời

       Thế Tôn đã dạy ngay thời đầu tiên

          Rằng mọi vật hiện tiền ưu ái

          Mọi thân tình đều phải chia ly

              Sanh biệt, tử biệt đến kỳ

       Rồi thêm dị biệt chẳng chi còn hoài.

          Làm sao sự kiện này được thấy :

         ‘Những gì sinh, tồn tại, hữu vi

              Chịu sự biến hoại chuyển di

       Lại mong đừng diệt, khỏi thì đổi thay’,

 

          Sự kiện này hoàn toàn vô lý

          Không đúng theo chân lý giáo truyền ”.

 

              Ngài cùng Đại chúng đi liền

       Ku-Si-Na-Rá, đến đền phía Đông

    _______________________________

 (1) : Ngài Mahà Kassapa (Đại Ca-Diếp ), một trong Thập Đại Đệ

   Tử của đức  Phật – Đầu Đà đệ nhất . Sau khi Phật nhập Niết-bàn 

   3 tháng, Ngài triệu tập 500 vị Thánh Tăng A-La-Hán,để cùng Kết 

  TậpTam Tạng lần thứ nhất tại Vương-Xá thành (Ràjagaha) trong

  Động Sattapanni , do Ngài chủ tọa . Tôn-giả Upali trùng  tuyên 

  về Luật Tạng và Tôn-giả Ananda trùng tuyên về Kinh Tạng .

Trường Bộ - (Tập 2 ) K. 16 : ĐẠI BÁT NIẾT BÀN  * MLH  –  235

 

          Vào đền xong, Đầu-Đà Tôn-giả           

          Ma-Ha Káp-Sa-Pá nghiêm hòa

              Trịch y, vai phải bày ra

       Chắp tay nhiễu Phật thiết tha ba lần

          Rồi hướng đến phía chân Thiện Thệ

          Ngài đảnh lễ di thể Như Lai.

 

              Năm trăm Tỷ Kheo theo ngài

       Đắp y vai trái, một vai để trần

          Lần lượt nhiễu quanh thân Chánh Đẳng

          Rồi nghiêm cẩn đảnh lễ dưới chân

              Sau khi tất cả Chư Tăng

       Đảnh lễ tử biệt kim thân Phật-Đà

          Thì hỏa đài tự nhiên bốc cháy

          Không cần phải châm lửa lệ thường.                   

 

23.          Khi thân của đấng Pháp Vương

       Đã cháy tiêu hết, cũng dường sanh-tô

          Hay dầu thô đốt lên cháy cả

          Không còn lưu một bả tro than

              Khác thường hơn chuyện thế gian

       Phật lưu Xá-lợi cho hàng nhân, thiên

          Trong hòm sắt còn riêng một loại

          Xương xá-lợi như ngọc kết tinh

              Nhiều màu sắc ánh lung linh.

       

       Một giòng nước tịnh thình lình trên không

          Tuôn chảy xuống thành giòng, tưới tắt

          Giàn hỏa thiêu thân Phật vừa xong

              Dưới đất cũng phun một giòng

       Nước tịnh tưới tắt lửa trong hỏa đài

          Người Man-Lá dùng ngay nước tịnh

          Hòa hương thơm của chính sen, lài

Trường Bộ - (Tập 2 ) K. 16 : ĐẠI BÁT NIẾT BÀN  * MLH  –  236

 

              Tưới tắt lửa giữa hỏa đài

       Thu nhặt xá-lợi-xương Ngài Thế Tôn.

 

          Rồi xá-lợi được tôn trí tại

          Giữa giảng đường, lễ bái cúng dường

              Hàng rào làm bằng cây thương

       Kết lại chắc chắn, vô phương lọt vào

          Những cánh cung dùng rào nhiều lớp

          Làm tường thành liên hợp canh phòng.

      

              Nơi giảng đường ở bên trong

       Người dân Man-Lá thiết xong lễ đài

          Đặt xá-lợi-xương ngài Đại Giác

          Để tôn thờ, dùng các hương hoa

              Đồng thời trỗi nhạc, múa ca

       Cúng dường trọng thể cùng là tán dương

          Đảnh lễ xá-lợi-xương của Phật

          Luôn bảy ngày, lễ thật trang nghiêm.

 

24.       * Với lòng kính ngưỡng vô biên

       Vua Ma-Ga-Thá một niềm đau thương

          Khi nghe tin Pháp Vương tịch tịnh

          Vua ngất đi, bất tỉnh hồi lâu

              Tỉnh lại, áo não thảm sầu

       Than sao Đại Giác nhập mau Niết-bàn !

 

          Liền vội vàng, vua A-Xà-Thế  (1)

          Tức A-Cha-Sát-Tú (1) tự mình

              Quyết định ‘tiên lễ, hậu binh’,

       Nên cử sứ giả hành trình đi qua

          Câu-Thi-Na, gặp dân Man-Lá

          Để thưa rằng : “ Giác Giả Phật-Đà

    _______________________________

 (1) : Vua Ajàtasattu ( A-Xà-Thế ) nước Magadha ( Ma-Kiệt-Đà ).

Trường Bộ - (Tập 2 ) K. 16 : ĐẠI BÁT NIẾT BÀN  * MLH  –  237

 

              Giòng Sát-Đế-Lỵ Thích Ca

       Ta, Sát-Đế-Lỵ cũng là như nhau

          Ta đáng được phần nào xá-lợi

          Để dựng tháp ca ngợi tán dương 

              Mọi người đảnh lễ, cúng dường

       Sẽ được lợi ích, an tường càng tăng.

 

          Nếu khăng khăng không chia xá-lợi

          Ta đem binh sang tới kịp thời

              Quyết chiến, ý chẳng đổi dời

       Để thỉnh xá-lợi về nơi nước mình.

 

      *  Khi nghe tin Thế Tôn viên tịch

          Thì những người dân Lích-Cha-Vi  (1)

              Tại đô thị Vê-Sa-Li  (1)

       Liền gởi sứ giả tức thì tới nơi     

          Họ điều đình với người Man-Lá :          

      “  Đức Thế Tôn, Thầy cả Thiên, nhân 

              Thuộc Sát-Đế-Lỵ giai tầng

       Chúng tôi Sát-Lỵ, thành phần như nhau 

          Cũng đáng được phần nào xá-lợi

          Để dựng tháp ca ngợi Pháp Vương

              Hết lòng lễ bái tán dương

       Kéo dài nghi lễ cúng dường trải qua ”. 

 

      *  Vương quốc Ka-Pì-La-Vát-Thú  (2)

          Giòng Thích Ca uy vũ đương thời

              Nghe Thế Tôn đã tịch rồi

       Liền gởi sứ giả đến nơi cấp kỳ

          Rồi ngỏ lời với người Man-Lá :        

    _______________________________

    (1) : Đô thị Vesali của Vương-quốc Licchavi .

   (2) : Giòng họ Sakya (Thích-Ca) của vương-quốc Kapilavatthu

          (Ca-tỳ-la-vệ ).   

Trường Bộ - (Tập 2 ) K. 16 : ĐẠI BÁT NIẾT BÀN  * MLH  –  238

 

        “ Bậc Giác Giả giòng họ Sắc-Da, 

              Chúng tôi cũng giòng Thích-Ca

       Thuộc Sát-Đế-Lỵ hoàng gia vương triều

          Xin quý vị chia đều xá-lợi

          Cho chúng tôi thỉnh lại một phần

              Ca-Tỳ-La-Vệ  hiện đang

       Xây dựng bảo tháp để an vị vào

          Sẽ tổ chức lớn lao lễ hội

          Để tôn vinh xá-lợi Phật-Đà

              Còn như quý vị lơ là 

       Không chia xá-lợi, can qua khó dừng ”.

 

      *  Người Bu-Li (1) vốn từng kính ngưỡng

          Đấng Thế Tôn, vô lượng Trí, Bi

              An-Lá-Káp-Pá (1) xứ ni

       Cũng gởi sứ giả tức thì đi qua.

 

      *  Từ xứ sở Ra-Ma-Ga-Má  (2)

          Người Kô-Li (2) vội vả  cử người

              Làm sứ giả, kíp đến nơi.                

 

   *  Một vị thủ lãnh toàn thời quyền uy           

          Bàn-môn Vê-Tha-Đi-Pá-Ká  (3)

          Cử người đòi Ma-Lá chia ra.

 

          *  Người Man-Lá ở Pa-Va  (4)

       Cử người đến Câu-Thi-Na chia phần.

 

25.      Ý khăng khăng, vị Vua Man-Lá             

          Câu-Thi-Na, đã trả lời là :

 

          – “ Thế Tôn chọn Câu-Thi-Na

    _______________________________

(1) : Người Buli ở xứ Allakappa .  (2) : Người Koli xứ Ràmagàma .

(3) : Bà-la-môn Vethadìpaka .      (4) : Dân tộc  Mallà sống ở 2 xứ

        độc lập : một là xứ Kusinàrà và hai là xứ Pàvà .    

Trường Bộ - (Tập 2 ) K. 16 : ĐẠI BÁT NIẾT BÀN  * MLH  –  239

 

       Làm nơi nhập diệt, đó là đặc ân

          Nên nhất định không phân chia nhỏ

          Xá-lợi quý hiện có của Ngài ”.

 

              Với tình hình căng thẳng này

       Nếu không giải quyết, xảy ngay tương tàn

          Nên trong hàng Đại thần thân cận

          Có Đô-Na, cố vấn quốc vương

              Phân giải đại chúng tri tường :

 

     “ Phật là Thầy cả muôn phương trời, người

        Ngài dạy kham nhẫn mọi thời

        Tranh dành xá-lợi tội đời khó dung

        Xá-lợi tôn quý của chung

        Phân chia làm tám để cùng tôn vinh

        Cùng nhau đoàn kết thật tình

        Kiến tạo bảo tháp giữ gìn, kính tôn

        Đảnh lễ xá-lợi Thế Tôn

        Mười phương tín-chúng bảo tồn niềm tin ”.    

 

          Các phái đoàn hoan nghinh ý kiến

          Cùng quyết định thực hiện quân phân

              Ủy nhiệm Đô-Na chia phần

       Xá-lợi thành tám, đong cân cho đều.

 

          Xong mọi điều, Đô-Na (1) Phạm-chí

          Liền đề nghị xin lấy cái cân 

              Đã dùng trong việc chia phân

       Đem về dựng tháp để năng phụng thờ.

          Cả đại chúng bấy giờ đồng thuận

          Nên Đô-Na được nhận cái cân.

 

26.           Thời gian sau khi quân phân

    _______________________________

   (1) : Bà-la-môn Dona , là Quốc-sư của Vua Mallà xứ Kusinàrà .

Trường Bộ - (Tập 2 ) K. 16 : ĐẠI BÁT NIẾT BÀN  * MLH  –  240

 

       Người Mô-Ri-Dá (1), giai tầng hoàng gia

          Tại Bíp-Pha-Li-Va-Na (1) xứ

          Nghe Điều Ngự đã diệt độ rồi

              Vội cử sứ giả kíp thời

       Đến xin xá-lợi về nơi xứ mình

          Vua Man-Lá tường trình mọi việc :

 

    – “ Thật đáng tiếc ! Đến chẳng phải thời

              Xá-lợi đã chia tám rồi

       Sẽ xây bảo tháp tám nơi tôn thờ,

          Xin hoan hỷ nhận tro còn lại ”.

 

          Những người này đành phải nhận tro,

              Thỉnh về xây tháp để thờ.

 

       Như vậy Xá-Lợi nguyên sơ tám phần

          Được tám nơi chí thành cung thỉnh

          Xây tháp chính tại tám nơi cần

              Một tháp thờ phụng cái cân

       Một tháp kiến tạo dành phần thờ tro.

 

28. Hỏa đài bốc cháy bất ngờ

        Không cần châm lửa, huyền cơ nhiệm mầu

   [    Lưu lại xá-lợi đủ màu

   [    Phân ra ba cỡ khác nhau cân lường :

        Năm cân bằng hạt đậu tương

        Sáng ngời như ngọc, kim cương tỏ tường

   [    Cở hai đồng chạn khác thường

   [    Lớn bằng hạt thóc, đã lường sáu cân

   [    Pha lê màu sáng trong ngần

   [    Thủy xoàn ngọc quý trong trần khó phân

   [    Cở ba hạt cải, năm cân

    _______________________________

   (1) : Người  Moriyà  ở xứ  Pipphalivana .

Trường Bộ - (Tập 2 ) K. 16 : ĐẠI BÁT NIẾT BÀN  * MLH  –  241

 

   [    Sánh dường bảo ngọc, trắng ngần như hoa

   [    Chúng sinh khắp cõi Sa-Bà

   [    Dễ nào gặp được để mà kính tôn

   [    Duyên lành đưa đến Phật môn

   [    Cúng dường xá-lợi Thế Tôn lưu truyền

   [    Nhất tâm thệ nguyện quy nguyên

   [    Ngưỡng cầu Phật Tổ chứng duyên tâm thành

 

   [    Đầu tiên tám nước phân tranh

   [    Công phân xá-lợi sử xanh ghi rành

   [    Xây tháp ngưỡng bái đức lành

   [    Tám nơi công cộng thị thành tám phương

        Chúng sinh thôn dã, thị phường

   [    Sớm chiều chiêm bái, cúng dường Thế Tôn.

   [*  Răng nhọn bốn cái di tồn

   [    Bốn nơi tạo tháp kiền khôn lưu đời :

 

   -  Một là Đao Lợi cung trời (1)

   [  - Hai là thánh địa đương thời Lăng-Ca  (2)

   [  - Xứ Găng-Tha-Rá  (3) thứ ba

   [  - Bốn là thủy điện nguy nga Chúa Rồng (2).  

   [    Chúng sinh ngưỡng mộ tâm đồng

   [    Cúng dường xá-lợi viên thông Phật-Đà.

    _______________________________

  *  Ngoài Xá-lợi xương cân được 16 cân , 3 cỡ ; còn có bốn cái

     răng nhọn tôn thờ tại 4 nơi :

   (1) : Cung trời Đao Lợi ( Tam thập tam thiên – Tavatimsa ).

  (2) : Đảo quốc Sri Lanka ( Tích Lan hiện nay ) .

  (3) : Xứ Gandhàra ( không biết địa danh này ở đâu ! )

  (4) : Long Vương thỉnh 1 răng nhọn tôn thờ tại Thủy Cung .

 

   *  Những câu trong dấu  [  được trích từ  bài “ Kệ tụng Xá-Lợi Phật ” trong quyển  Nhật Hành  của  Giáo Hội Tăng Già Nguyên Thủy Việt Nam ( những chữ in thẳng trong phần này do chúng tôi sửa đổi cho phù hợp ) . 

Trường Bộ - (Tập 2 ) K. 16 : ĐẠI BÁT NIẾT BÀN  * MLH  –  242

 

   [*   Phạm Thiên thượng giới một tòa

   [    Xương vai bên tả cùng là Tam Y  (5)

   [    Đền thờ cao vọi cực kỳ

   [    Chư Thiên lễ bái thiên uy tháp trời.

* * *

        Hào quang Xá-lợi tỏa ngời

        Quả đất chói sáng, nơi nơi gội nhuần

        Lễ phẩm thượng đẳng cúng dường

        Xá-lợi của đấng Pháp Vương từ hòa

        Ngàn năm muôn kiếp trải qua

        Phước lớn chiêm ngưỡng Phật-Đà Thế Tôn ”./-

 

        Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật  ( 3 L )

 

 

 

*

*   *

 

          ( Chấm dứt Kinh 16 : ĐẠI BÁT  NIẾT BÀN  –

                                          Mahà-Parinibbàna-sutta  )

         

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

    _______________________________

   (5) : Cõi Trời Phạm Thiên thờ Xá-lợi Xương vai bên tả cùng 

           Tam Y của đức Phật lúc sinh tiền .

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567