Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Trang 02

07/06/201114:12(Xem: 4178)
Trang 02

KINH ÐẠI BÁTNIẾT BÀN
DịchTừ Hán Sang Việt: Tỳ Kheo Thích Trí Tịnh
TịnhXá Minh Ðăng Quang, Hoa Kỳ Xuất Bản 1990

VII
PHẨMTỨ TƯỚNG THỨ BẢY
(Hánbộ trọn quyển thứ tư và thứ năm)

Trang02

NầyCa Diếp! Như tháng mùa hạ, kéo mây nổi sấm xối mưa lớn,khiến nhà nông cày cấy đặng mùa. Người không gieo trồngthời không chỗ được, chẳng phải lỗi của Long Vương,mà Long Vương cũng không chổ tiếc dấu. Như Lai đây cũngnhư vậy, xối mưa pháp lớn: Kinh Ðại Niết Bàn. Nếu cácchúng sanh gieo hột lành thời được mầm trái trí huệ. Nếukhông gieo hột lành thời không chỗ được. Ðây không phảilà lỗi ở Như Lai, mà Phật Như Lai cũng không chỗ bí tàng."

CaDiếp Bồ Tát bạch Phật: "Nay con quyết định rõ biết NhưLai không chỗ bí tàng. Như lời Phật nói: Luận Tỳ Già Lalà nói Phật Như Lai thường còn không biến đổi. Nghĩa đâykhông phải. Vì sao? Vì ngày trước Phật có nói kệ:
ChưPhật cùng Duyên giác
Nhẫnđến chúng đệ tử
Cònbỏ thân vô thường
Huốnglà hạng phàm phu.

NayPhật nói là thường còn không biến đổi, nghĩa đây nhưthế nào?

Phậtdạy: "Nầy Ca Diếp! Như Lai vì hàng Thanh văn đệ tử mà dạyvề bán tự nên nói kệ vô thường ấy.

NầyCa Diếp! Xưa kia, vì mẹ chết nên vua Ba Tư Nặc rất thươngnhớ buồn khổ, đến thăm Như Lai. Như Lai liền hỏi cớ saonhà vua lại quá buồn khổ như vậy? - Vua đáp: "Bạch ThếTôn hôm nay Thái hậu thăng hà. Giả sử có người nào làmcho mẹ tôi sống lại, tôi nhường ngôi và đem của tiềnchâu báu cùng thân nầy để thưởng tặng cho người ấy xửdụng. "Như Lai khuyên: "Nầy Ðại Vương! Nhà vua chớ nên quásầu khổ. Tất cả chúng sanh hể thọ mạng hết gọi là chết.Chư Phật, Duyên giác, Thanh văn còn bỏ thân nầy, huống làphàm phu!

NầyCa Diếp! Vì dạy bán tự cho vua Ba Tư Nặc nên Như Lai nóibài kệ ấy.

NayNhư Lai vì các hàng Thanh văn đệ tử giảng nói luận TỳGià La, tức là Như Lai thường còn không biến đổi."

CaDiếp Bồ Tát lại bạch Phật: "Như lời Phật dạy:

Khôngchỗ chứa nhóm
Nơiăn biết đủ
Nhưchim bay không
Dấukhông thể tìm.

BạchThế Tôn, những nghĩa nầy là thế nào? Trong chúng hội đâyai được gọi là không chỗ chứa nhóm? Ai được gọi lànơi ăn biết đủ? Ai đi nơi hư không chẳng thể tìm dấu?Mà sự đi nầy là đến phương nào?

Phậtdạy: "Luận về chứa nhóm là nói về của báu.

NầyCa Diếp! Chứa nhóm có hai thứ: một là hữu vi, hai là vôvi. Chứa nhóm hữu vi là hạnh Thanh văn, chứa nhóm vô vi làhạnh Như Lai.

NầyCa Diếp! Tăng cũng có hai hạng: một là hữu vi, hai là vôvi. Hữu vi Tăng gọi là hàng Thanh văn. Thanh văn Tăng khôngcó chứa nhóm những tôi tớ đồ vật phi pháp, kho đụn lúagạo, muối, mè, đậu, bắp. Nếu có người nói Như Lai chochứa tôi tớ các đồ vật như vậy, người ấy sẽ bị báorút lưỡi. Hàng Thanh văn đệ tử của Như Lai gọi là khôngchứa nhóm, cũng được gọi là nơi ăn biết đủ. Nếu cótham ăn gọi là chẳng biết đủ.

Ngườikhó tìm dấu thời là bực gần đạo vô thượng bồ đề.Như Lai nói người nầy dầu đi mà không chỗ đến."

CaDiếp Bồ Tát bạch Phật: "Hàng hữu vi Tăng còn không chứanhóm huống là vô vi Tăng. Vô vi Tăng chính là Như Lai. Thếsao Như Lai phải có chứa nhóm. Và chứa nhóm đó gọi là cấtdấu. Thế nên Như Lai phàm có nói ra đều không lẫn tiếc,thế nào gọi là dấu cất?

Khôngthể tìm ra dấu vết đó, gọi là niết bàn. Trong niết bànkhông có mặt trời, mặt trăng, tinh tú, lạnh nóng gió mưa.Sanh già bịnh chết, hai mươi lăm cõi, lìa các sự lo khổvà các phiền não. Niết bàn như vậy là chỗ Như Lai ở thườngkhông biến đổi. Vì nhơn duyên ấy, Như Lai đến trong rừngTa La nơi đại niết bàn mà nhập đại niết bàn."

Phậtnói: "Nầy Ca Diếp! Chữ Ðại đó tánh ấy rộng lớn. Nhưngười sống lâu vô lượng tuổi thời gọi là đại trượngphu. Người nầy nếu có thể an trụ nơi chánh pháp thời gọilà bực siêu thăng trong loài người. Như tám điều giác ngộcủa bực đại nhơn mà Như Lai đã dạy, là một người cóđủ hay nhiều người có đủ. Nếu một người đủ cả tamthời là rất siêu thăng. Nói rằng niết bàn đó, không cótỳ vết.

NầyCa Diếp! Như người bị xuông tên độc đau nhức lắm, gặpđược lương y nhổ tên độc ra rồi truyền cho thuốc hay,người ấy hết đau nhức được an vui. Vị lương y nầy liềnđi nơi thành ấp và các xóm làng, h¬ chỗ nào có người bịthương đau khổ liền đến điều trị.

Cũngvậy, Như Lai thành bực Ðẳng Chánh Giác làm vị đại Y Vương,thấy chúng sanh khổ não nơi Diêm Phù Ðề, từ vô lượngkiếp bị tên độc phiền não, dâm nộ, si mê làm đau nhức,bèn nói kinh Ðại Thừa cam lộ pháp dược. Ðiều trị nơiđây rồi, Như Lai lại đến xứ khác, nơi có tên độc phiềnnão, thị hiện làm Phật để điều trị. Thế nên gọi làđại bát niết bàn.

Ðạibát Niết Bàn đó gọi là chỗ giải thoát. Tùy nơi nào cóchúng sanh đáng được điều phục, thời Như Lai ở trong ấymà thị hiện. Vì nghĩa chơn thiệt thậm thâm nầy nên gọilà đại bát niết bàn."

CaDiếp Bồ Tát lại bạch Phật rằng: "Bạch Thế Tôn! Y sưtrong đời có thể điều trị thương tích cho tất cả chúngsanh chăng?"

Phậtnói: "Nầy Ca Diếp! Thương tích của người đời phàm cóhai thứ: một là bịnh có thể trị, hai là bịnh không thểtrị. Bịnh có thể trị thời y sư trị được, còn bịnhkhông thể trị thời y sư không trị được."

CaDiếp Bồ Tát bạch Phật: "Cứ như lời Phật dạy, thời NhưLai đã trị bịnh cho chúng sanh nơi Diêm Phù Ðề nầy rồi.Nếu nói đã trị rồi, sao nơi đây còn có chúng sanh chưađược niết bàn? Nếu chưa được niết bàn cả, sao Như Lainói rằng điều trị đã xong mà muốn đến xứ khác?"

Phậtnói: "Nầy Ca Diếp! Chúng sanh trong Diêm Phù Ðề nầy có haihạng: một hạng tin và một hạng không tin. Hạng có lòngtin thời gọi là trị được, vì sẽ không phiền não quyếtđịnh được niết bàn, thế nên Như Lai nói trị chúng sanhnơi Diêm Phù Ðề rồi. Hạng không lòng tin gọi là nhứt-xiển-đề.Hạng nhứt-xiển-đề gọi là không trị được. Trừ hạngnhứt-xiển-đề, ngoài ra đều đã trị xong, thế nên niếtbàn gọi là không thương tích."

CaDiếp Bồ Tát bạch Phật: "Bạch Thế Tôn! Những gì gọi làniết bàn?"

Phậtnói: "Nầy Ca Diếp! Niết bàn đó, gọi là giải thoát."

- BạchThế Tôn! Chỗ nói giải thoát, là sắc hay chẳng phải sắc?"

- NầyCa Diếp! Hoặc là sắc, hoặc là chẳng phải sắc. Thanh văn,Duyên giác giải thoát là không phải sắc. Chư Phật Như Laigiải thoát là sắc.

NầyCa Diếp! Thế nên giải thoát cũng sắc cũng chẳng phải sắc.Như Lai vì hàng Thanh văn đệ tử nói là chẳng phải sắc.

.
CaDiếp Bồ Tát lại bạch: "Như nơi thanh sắt, màu lửa đỏđã tắt, đem thanh sắt để lại trong lửa, thời màu đỏsẽ sanh lại. Nếu như vậy, Như Lai lẽ ra sanh phiền não lại,nếu phiền não sanh trở lại bèn là vô thường".

Phậtnói: "Nầy Ca Diếp! Ông không nên nói Như Lai vô thường, vìNhư Lai là thường trụ.

Nhưđốt gỗ, khi gỗ hết lửa tắt thời còn tro, phiền não diệtrồi bèn có niết bàn. Các điều dụ như áo hư, chém đầu,lọ vỡ cũng như vậy.

NầyCa Diếp! Như sắt nguội có thể làm nóng lại. Như Lai khôngphải như vậy, dứt phiền não rồi rốt ráo thanh lương, lửaphiền não chẳng còn sanh trở lại.

Vôlượng chúng sanh như thanh sắt kia Như Lai dùng lửa mạnh trítuệ đốt sắt kiết sử phiền não của chúng sanh".

CaDiếp Bồ Tát bạch Phật: "Lành thay! Lành thay! Con nay thậtbiết rõ chư Phật là thường trụ".

Phậtnói: "Nầy Ca Diếp! Ví như Thánh Vương vốn ở trong cung, hoặccó lúc dạo chơi nơi vườn; dầu lúc ấy vua không có ở giữađám cung phi, cũng chẳng được nói là vua đã chết. Cũngvậy, Như Lai dầu nhập vào trong niết bàn không hiện nơicõi Diêm Phù, chẳng gọi là vô thường. Như Lai ra khỏi vôlượng phiền não vào nơi niết bàn an vui, dạo chơi vui vẻnơi các vườn hoa chánh giác".

CaDiếp Bồ Tát lại hỏi: "Như đức Phật đã dạy: Từ lâuNhư Lai đã vượt khỏi biển phiền não. Duyên cớ gì lạicùng Gia Du Ðà La sanh La Hầu La? Do cớ đây mà biết rằngNhư Lai chưa vượt khỏi biển cả phiền não. Cúi xin Như Lainói về nhơn duyên đó".

Phậtbảo Ca Diếp Bồ Tát: "Ông chẳng nên nói Như Lai từ lâu đãvượt khỏi biển cả phiền não, duyên cớ gì lại cùng GiaDu Ðà La sanh La Hầu La, vì cớ đây nên biết Như Lai chưavượt khỏi biển cả phiền não.

NầyCa Diếp! Ðại niết bàn đây hay kiến lập sự nghĩa to lớn.Nay các ông nên chí tâm lóng nghe, rồi rộng vì người màgiảng thuyết, chớ sanh lòng nghi ngờ.

Nếucó vị đại Bồ Tát trụ đại Niết bàn, có thể đem núiTu Di cao rộng để vào trong vỏ hột đình lịch. Các loàiở tại núi Tu Di không bị chật hẹp, vẫn y như thường,cũng không có quan niệm gì khác, chỉ có người đáng đượcđộ mới thấy vị Bồ Tát ấy đem núi Tu Di để vào vỏhột đình lịch, rồi đem để lại chỗ cũ.

NầyCa Diếp! Lại có vị đại Bồ Tát trụ đại niết bàn, cóthể đem cả cõi đại thiên để vào vỏ hột đình lịch,chỉ có người đáng được độ là thấy việc làm nầy,ngoài ra tất cả chúng sanh đều không hay biết cũng khôngthấy chật hẹp, vẫn y như cũ. Cho đến đem cõi đại thiênđể vào lỗ chưn lông cũng như vậy.

Lạicó vị đại Bồ Tát trụ đại niết bàn ngắt lấy nhiềuthế giới ở mười phương để nơi đầu mũi kim, như ghimlá táo, rồi ném để nơi thế giới khác. Những chúng sanhtrong các thế giới bị ném đó không hay không biết, chỉcó người đáng được độ là thấy việc làm nầy, và cũngthấy Bồ Tát đem thế giới đã ném để lại chỗ cũ.

Lạicó vị đại Bồ Tát trụ đại niết bàn, bức lấy các thếgiới ở mười phương để trên bàn tay mặt, rồi ném vụtqua khỏi vô lượng thế giới khác. Cũng có vị đại BồTát trụ đại niết bàn đem vô lượng thế giới ở mườiphương để vào trong thân mình, hoặc để vào trong một vitrần, vẫn không chật hẹp. Chúng sanh trong các cõi ấy khôngbị bức ngộp, cũng chẳng hay chẳng biết, chỉ có ngườiđáng được độ mới thấy biết việc làm nầy, và cũngthấy Bồ Tát đem những thế giới để lại chỗ cũ.

NầyCa Diếp! Vị đại Bồ Tát trụ đại niết bàn thời có thểthị hiện vô lượng thần thông biến hoá, vì thế nên gọilà đại bát niết bàn.

Tấtcả chúng sanh không có thể suy lường đến được. Nay ônglàm thế nào biết Như Lai gần nơi ái dục sanh La Hầu La?

NầyCa Diếp! Như Lai từ lâu đã trụ nơi đại niết bàn , thịhiện vô lượng thần thông biến hoá, ở trong cõi đại thiêntrăm ức mặt trời mặt trăng, trăm ức Diêm Phù Ðề nầy,thị hiện vô lượng thần thông biến hoá, như trong kinh ThủLăng Nghiêm đã có nói nhiều. Hoặc ở Diêm Phù Ðề thịhiện nhập niết bàn, mà chẳng rốt ráo nhập niết bàn. Hoặcở Diêm Phù Ðề thị hiện vào thai mẹ, làm cho cha mẹ tưởnglà con trai của mình sanh đẻ, mà thân của Như Lai đây trọnhẳn chẳng từ nơi ái dục hoà hiệp mà sanh. Như Lai đã lìaái dục từ nơi vô lượng kiếp rồi. Thân của Như Lai đâychính là pháp thân, vì tùy thuận thế gian mà thị hiện vàothai mẹ.

NầyCa Diếp! Nơi vườn Lâm Tỳ Ni, thị hiện từ nơi mẹ là Ma-Giasanh ra, vừa sanh liền đi qua hướng đông bảy bước xướnglên rằng: — trong hàng trời, người, A Tu La, ta là bực tônthượng hơn cả.

Chamẹ và trời người thấy thế vừa sợ vừa mừng cho rằnghi hữu. Mà mọi người nói là đứa trẻ nhỏ. Nhưng chínhthiệt thời thân của Như Lai đã lìa cách trên đây từ vôlượng kiếp.

Thâncủa Như Lai tức là pháp thân, chẳng phải thân thịt máumạch gân xương tủy hiệp thành. Vì thuận cách sanh của chúngsanh mà thị hiện làm đứa trẻ. Ði qua hướng Nam bảy bướclà thị hiện muốn làm phước điền vô thượng cho chúngsanh. Ði qua hướng Tây bảy bước là thị hiện thân nầylà thân cuối cùng không còn sanh tử nữa. Ði qua hướng Bắcbảy bước là thị hiện đã qua khỏi sự sanh tử của cáccõi. Ði qua hướng Ðông bảy bước là thị hiện làm đạosư cho chúng sanh. Ði qua bốn hướng cạnh bảy bước là thịhiện dứt diệt các thứ phiền não và bốn loài ma, mà thànhđấng Như Lai Ứng Cúng Chánh Biến Tri. Ði lên bảy bướclà thị hiện không bị vật dơ làm ô nhi¬m, như hư không.Ði xuống bảy bước, là thị hiện rưới mưa pháp dập tắtlửa địa ngục, cho chúng sanh hưởng vui an ổn.

NơiDiêm Phù Ðề, sau khi sanh bảy ngày lại thị hiện cạo tóc,mọi người đều cho rằng Như Lai là đứa trẻ mới cạotóc lần đầu. Kỳ thiệt, tất cả trời, người, ma vương,Sa môn, Bà la môn, không một ai có thể thấy được đảnhtướng của Như Lai, huống là có người cầm dao đến cạotóc được. Trong vô lượng kiếp lâu xa về trước, Như Laiđã cạo bỏ râu tóc rồi. Vì muốn tuỳ thuận theo pháp thếgian, nên Như Lai thị hiện cạo tóc.

Chamẹ đem ta đến miếu thờ trời, ra mắt Ðại Tự Thiên. LúcÐại Tự Thiên thấy Như Lai, liền chấp tay cung kính đứngqua một bên. Từ lâu xa vô lượng kiếp, Như Lai đã bỏ lìacách vào miếu trời, nhưng vì tuỳ thuận thế gian mà thịhiện như vậy.

—Diêm Phù Ðề, Như Lai thị hiện xỏ lỗ tai, kỳ thiệt, tấtcả chúng sanh không ai có thể xỏ lỗ tai Như Lai được, vìtùy thuận thế gian mà thị hiện như vậy.

Lạilấy các châu báu làm bông tai sư tử để đeo vào, kỳ thiệttừ vô lượng kiếp, Như Lai đã bỏ lìa đồ trang điểm,nhưng vì muốn tuỳ thuận thế gian mà thị hiện việc nhưvậy.

Rồivào học đường học tập chữ nghĩa, võ nghệ, nghề nghiệpv.v... kỳ thiệt từ vô lượng kiếp Như Lai đã hoàn toànrành rẽ tất cả những môn ấy. Xem khắp cả ba cõi, khôngmột ai có khả năng làm thầy của Như Lai được, vì muốntùy thuận thế gian mà thị hiện vào học đường. Vì thếnên gọi là đấng Như Lai Ứng Cúng Chánh Biến Tri.

—cõi Diêm Phù Ðề, tùy thuận thế gian mà thị hiện làm TháiTử, mọi người đều thấy Như Lai là Thái Tử con trai lớnvua Tịnh Phạn và Hoàng Hậu Ma Gia, hưởng sự vui sướng trongcảnh ngũ dục (41). Kỳ thiệt trong vô lượng kiếp, Như Laiđã bỏ lìa sự vui ngũ dục rồi.

Nhàtướng số đoán rằng Thái Tử nếu chẳng xuất gia thờisẽ làm Chuyển Luân Thánh Vương cai trị Diêm Phù Ðề, mọingười đều tin lời đoán ấy. Kỳ thiệt, từ vô lượngkiếp, Như Lai đã bỏ vị Chuyển Luân Thánh Vương mà làmbực Pháp Vương.

Thịhiện nhằm lìa cảnh vui ngũ dục, dạo thành gặp người già,bịnh, chết cùng vị Sa môn, rồi vượt thành xuất gia hànhđạo. Mọi người đều cho rằng Thái Tử Sĩ Ðạt Ða mớixuất gia. Nhưng từ vô lượng kiếp Như Lai đã xuất gia hànhđạo rồi.

Thịhiện thọ giới cụ túc, tinh tấn tu hành đạo, chứng quảTu Ðà Hoàn, quả Tư Ðà Hàm, quả A Na Hàm, quả A La Hán. Mọingười thấy vậy đều nói quả A La Hán d¬ được không khó.Nhưng từ vô lượng kiếp Như Lai đã thành tựu quả A La Hánrồi.

Vìmuốn độ thoát mọi loài chúng sanh, mà thị hiện trải cỏlàm tòa, ngồi nơi đạo tràng dưới cội Bồ Ðề hàng phụcMa quân. Ðại chúng đều cho rằng Như Lai mới thành đạo,hàng phục Ma quân. Nhưng từ vô lượng kiếp Như Lai đã hàngphục Ma quân rồi. Vì muốn hàng phục chúng sanh cang cườngnên thị hiện như vậy.

NhưLai lại thị hiện đại tiện, tiểu tiện, thở ra, hít vào.Mọi người đều cho rằng Như Lai có đại tiện, tiểu tiệnvà thở. Kỳ thiệt thân của Như Lai đây đều không có nhữngviệc ấy, vì tùy thuận thế gian mà thị hiện như vậy.

Lạithị hiện thọ thực phẩm của người dưng cúng, nhưng thiệtra thân của Như Lai đều không có sự đói khát. Lại thịhiện ngủ nghỉ đồng như chúng sanh, nhưng từ vô lượngkiếp, Như Lai đầy đủ trí huệ thâm diệu, xa lìa tất cảnhững sự thế gian như đi, đứng, nằm, ngồi, đau đầu,đau bụng, đau lưng, rửa tay, rửa mặt, súc miệng v.v..., mọingười đều cho rằng Như Lai có các oai nghi như vậy. Nhưngthân của Như Lai đều không có những sự ấy, tay chơn trongsạch như hoa sen, hơi miệng thơm sạch như mùi thơm ưu-bát-la.

Ðạichúng cho rằng Như Lai là nhơn loại, mà thiệt thời Như Laikhông phải nhơn loại.

Lạithị hiện nhận lấy y phấn tảo, giặt giủ may nhuộm, nhưngtừ lâu Như Lai chẳng cần đến cái y ấy.

NầyCa Diếp! Dầu Như Lai luôn thị hiện nhập niết bàn tại DiêmPhù Ðề nầy. Kỳ thiệt Như Lai chẳng rốt ráo nhập niếtbàn, mà chúng sanh cho rằng Như Lai thiệt diệt độ. Phảibiết tánh Như Lai thiệt chẳng diệt hẳn, là pháp thườngtrụ, là pháp không biến đổi.

NầyCa Diếp! Ðại Niết bàn là pháp giới của Phật Như Lai.

NhưLai thị hiện ra đời thành Phật, chúng sanh đều nói NhưLai mới thành Phật; nhưng thiệt ra Như Lai chỗ làm đã xongtừ vô lượng kiếp rồi, vì tùy thuận thế gian mà thị hiệnnhư vậy.

NầyCa Diếp! — Diêm Phù Ðề có lúc Như Lai thị hiện chẳnggiữ giới cấm, phạm tứ trọng tội, nhưng từ vô lượngkiếp Như Lai giữ chặt cấm giới chẳng một mảy thiếu xót.

Cólúc thị hiện làm gã nhứt-xiển-đề, nhưng thiệt ra khôngphải nhứt-xiển-đề. Làm gì có nhứt-xiển-đề mà thànhbực vô thượng chánh giác!

Cólúc thị hiện phá hoà hiệp tăng, có lúc thị hiện hộ trìchánh pháp, mọi người đều phải kinh quái.

Cólúc thị hiện làm Ma vương Ba tuần, nhưng từ vô lượng kiếp,Như Lai đã lìa ma sự, trong sạch không nhiễm như hoa sen.

Cólúc thị hiện thân gái thành Phật, mọi người đều nói,rất lạ cho người nữ mà có thể thành Phật. Phải biếtNhư Lai trọn hẳn không thọ thân gái, vì muốn điều phụcvô lượng chúng sanh nên hiện thân gái. Và cũng vì thươngxót chúng sanh mà hiện nhiều thứ thân, cho đến hiện thânA Tu La, Súc Sanh, Ngạ Quỷ, Ðịa Ngục, để độ chúng sanhtrong các loài ấy.

Lạithị hiện làm Phạm Thiên Vương để cho người thờ PhạmThiên vào trong chánh pháp, nhẫn đến thị hiện các thân trờikhắp các miếu trời cũng vì mục đích ấy. Nhưng thiệt raNhư Lai không phải Phạm Thiên, không phải thân trời.

Cólúc thị hiện vào nhà gái dâm, nhưng Như Lai thiệt không cóniệm dục, lòng Như Lai trong sạch không nhiểm ô như hoa sen,vào đấy để tuyên thuyết diệu pháp cho hạng người saymê sắc dục.

Lạithị hiện vào nhà thanh y, để giáo hóa hạng nô tỳ cho chúngnó được trụ nơi chánh pháp.

Lạithị hiện làm bác sĩ để dạy học trò, thị hiện chơi bàibạc để độ hạng người bài bạc, thị hiện thân chim thứuđể độ loài thứu, lại thị hiện làm trưởng giả đểan lập mọi người trụ nơi chánh pháp, thị hiện làm vua,làm quan, để dìu dắt nhơn dân tu chánh pháp.

Lạithị hiện tật dịch (42) tại nơi Diêm Phù đề, rồi trướcthí thuốc cho bịnh nhơn, sau giảng dạy đạo pháp. Lại thịhiện cơ cẩn tai, trước bố thí cơm áo, sau tuyên truyềndiệu pháp. Lại thị hiện đao binh tai, rồi thuyết diệu pháp

Lạithị hiện vì hạng chấp thường mà giảng pháp vô thường,vì hạng chấp lạc mà giảng pháp khổ, vì hạng chấp ngãmà giảng pháp vô ngã, vì hạng chấp tịnh mà giảng phápbất tịnh. Vì người tham chấp ba cõi, mà thuyết pháp chohọ xa lìa ba cõi, vì độ chúng sanh mà tuyên thuyết diệupháp vô thượng, trồng cây pháp dược vô thượng để thaycây phiền não, di¬n nói chánh pháp để cứu bọn ngoại đạotà kiến. Dầu thị hiện làm thầy chúng sanh, nhưng Như Laitrọn không có quan niệm là Thầy.

ÐứcNhư Lai chánh giác an trụ đại bát niết bàn như vậy, nêngọi là thường trụ không biến đổi.

Cũngnhư thị hiện ở Diêm Phù Ðề, ở Ðông Thắng Thần Châu,Tây Ngưu Hóa Châu, Bắc Cu Lô Châu, nhẫn đến ở khắp cõiđại thiên, Như Lai đều thị hiện như vậy. Như kinh ThủLăng Nghiêm đã nói rộng. Vì lẽ ấy nên gọi là đại bátniết bàn.

Nếucó vị đại Bồ Tát an trụ đại bát niết bàn như vậy,thời có thể thị hiện vô lượng thần thông biến hóa nhưtrên, mà trọn không có chút chướng ngại cùng e sợ.

NầyCa Diếp! Do nhơn duyên trên đây, ông chẳng nên nói rằng LaHầu La là con trai của Phật, vì từ vô lượng kiếp. NhưLai đã lìa hẵn dục nhi¬m, nên Như Lai gọi thường trụ khôngbiến đổi".

CaDiếp Bồ Tát bạch Phật: "Như lời Phật nói: như ngọn đènđã tắt thời không có phương sở. Cũng vậy, Như Lai diệtđộ rồi thời không phương sở. Thế nào Như Lai gọi làthường trụ?"

Phậtnói: "Nầy Ca Diếp! Ví như người đời thắp đèn dầu, theosố dầu còn thời ngọn đèn cháy, khi dầu hết thời ngọnđèn tắt, ngọn đèn tắt dụ cho lửa phiền não dứt. Ngọnđèn tắt mà bình đèn vẫn còn. Cũng vậy, phiền não dầudứt mà Như Lai pháp thân thường còn.

NầyCa Diếp! Ngọn đèn cùng bình đèn có cùng tắt dứt cả không?"

CaDiếp Bồ Tát bạch Phật: "Bạch Thế Tôn, không ạ! Tuy khôngcùng tắt dứt cả, nhưng là vô thường. Nếu đem pháp thândụ với bình đèn, thời pháp thân cũng vô thường".

Phậtnói: "Nầy Ca Diếp! Ông không nên nạn như vậy. Ðồ vậtthế gian là vô thường, Như Lai không phải vô thường. Trongtất cả pháp niết bàn là thường, Như Lai tức niết bànnên gọi là thường.

NầyCa Diếp! Nói đèn tắt đó, là nói niết bàn của bực A LaHán chứng, vì A La Hán dứt tham ái phiền não nên dụ nhưđèn tắt. Bực A Na Hàm gọi là có tham, vì có tham nên chẳngđược gọi là đồng với đèn tắt. Do nghĩa ấy nên ngàytrước Như Lai nói dụ như đèn tắt, chớ chẳng phải đạiniết Bàn đồng với đèn tắt. Bực A Na Hàm chẳng còn lạithọ thân trong ba cõn nữa, chẳng còn lại thọ thân hôi nhơ,thân trùng, thân ăn uống, thân độc khổ, nên gọi là A NaHàm. Nếu còn thọ thân thời gọi là Na Hàm, không còn thọthân mới gọi là A Na Hàm. Nếu còn khứ lai thời gọi làNa Hàm, không còn khứ lai mới gọi là A Na Hàm.

Bấygiờ Ca Diếp Bồ Tát bạch Phật: "Bạch Thế Tôn! Như lờiPhật dạy "Chư Phật Thế Tôn có tạng bí mật!" Nghĩa nầykhông phải. Vì chư Phật Thế Tôn chỉ có mật ngữ mà khôngcó mật tạng. Như nhà ảo thuật điều khiển người máy.Mọi người dầu thấy người máy co duỗi cúi ngửa, nhưngchẳng biết bộ phận trong thế nào. Phật pháp không phảinhư vậy, Phật pháp làm cho chúng sanh đều hiểu đều biết.Thế sao lại bão rằng chư Phật Thế Tôn tôn có tạng bímật?"

Phậtkhen: "Lành thay! Lành thay! Ðúng như lời ông vừa nói. NhưLai thiệt không có tạng bí mật. Như trăng tròn giữa đêmthu, trời trong không mây mù, mọi người ai cũng thấy rõ vầngtrăng sáng. Lời của Như Lai cũng khai phát hiển lộ rõ ràng,kẻ ngu kia tự không hiểu rồi cho là tạng bí mật. Ngườitrí suốt thấu thời không gọi là tạng.

NầyCa Diếp! Ví như có người để dành vàng bạc đến số ứctriệu, vì lòng bỏn xẻn nên chẳng ban ơn bố thí cho kẻnghèo cùng, chứa của như vậy mới gọi là dấu kín. NhưLai thời không phải thế, từ vô lượng kiếp chứa để vôlượng diệu pháp, lòng không bỏn xẻn, thường đem ban bốcho mọi loài chúng sanh, đâu có thể gọi là Như Lai bí tạngđược.

Nhưcó người tật nguyền, hoặc một mắt, cụt tay, què chơn,vì hổ thẹn mà không cho người thấy, vì thế nên gọi lànúp kín. Như Lai thời không phải thế, bao nhiêu chánh phápđầy đủ không thiếu đều cho người thấy cả nên phápcủa Như Lai không gọi là bí tạng được.

Nhưngười nghèo thiếu nợ nhiều, vì sợ chủ nợ đòi mà ẩntrốn, nên gọi là trốn kín. Như Lai thời không phải thế,Như Lai không có nợ chúng sanh về pháp thế gian. Dầu đốivới chúng sanh có nợ xuất thế, nhưng cũng chẳng ẩn mặt,vì Như Lai luôn xem chúng sanh như con đẻ, mà thường di¬nthuyết pháp nghĩa vô thượng.

Nhưtrưởng giả giàu có nhiều của, chỉ có một người con trai,trưởng giả rất mến yêu con, bao nhiêu tiền của châu báuđều chỉ cho con biết. Cũng vậy, Như Lai xem chúng sanh đồnglà con một.

Nhưngười đời vì nam căn, nữ căn (43) xấu xí nên dùng y phụcđể che đậy nên gọi là phúc tàng. Như Lai không phải thế,đã dứt hẳn thứ căn ấy, vì không căn nên không chỗ phúctàng.

Nhưdòng Bà La Môn có những điều luận nói, trọn không muốncho người trong dòng Sát Lợi, Tỳ Xá, Thủ Ðà (44) nghe biết,vì trong các luận điều của họ có chỗ lỗi ác. Chánh phápcủa Như Lai thời không phải như vậy, tất cả đều là lànhlà phải, vì thế nên chẳng được gọi là bí tạng.

Nhưtrưởng giả (45) rất cưng yêu đứa con trai một, dắt đếnnhà trường ý muốn cho học, sau vì sợ con không được mauthành tài nên lại dắt về. Vì thương con nên trưởng giảngày đêm ân cần dạy cho nó về bán tự, mà không dạy luậnTỳ Già La, vì nó còn nhỏ tuổi quá, chưa đủ sức học.

NầyCa Diếp! Giả sử trưởng giả dạy về bán tự xong, đứacon trai ấy có thể liền đặng hiểu biết luận Tỳ Già Lakhông?

CaDiếp Bồ Tát bạch Phật: "Bạch Thế Tôn không!"

Phậthỏi: "Như vậy trưởng giả có bí tàng đối với con củaông không?"

CaDiếp Bồ Tát bạch Phật: "Bạch Thế Tôn không! Vì đứa concòn thơ ấu, nên trưởng giả không dạy, chớ chẳng phảivì bí tàng lẩn tiếc mà không dạy. Nếu có lòng tật đốlẩn tiếc mới gọi là bí tàng. Như Lai không như vậy, saolại gọi là Như Lai bí tàng được."

Phậtnói: "Lành thay! Lành thay! Ðúng như lời ông nói. Nếu có lòngtật đố giận hờn lẩn tiếc mới gọi là bí tàng. Như Laikhông có những lòng quấy ấy đâu gọi là bí tàng được.

NầyCa Diếp! Ông trưởng giả trên kia là chỉ cho Như Lai, đứacon trai một của ông là chỉ cho tất cả chúng sanh. Như Laixem tất cả chúng sanh như con một. Dạy con trai một là nóihàng Thanh văn đệ tử. Còn bán tự (46) đó là nói chín bộkinh Tiểu Thừa. Luận Tỳ Già La là nói về kinh điển PhươngÐẳng (47) Ðại Thừa. Vì hàng Thanh văn không đủ sức tríhuệ nên Như Lai dạy cho họ bán tự chín bộ kinh điển màchẳng dạy luận Tỳ Già La kinh điển Phương Ðẳng ÐạiThừa.

NầyCa Diếp! Như đứa con trai kia tuổi đã lớn, đủ sức họctập, mà trưởng giả không dạy luận Tỳ Già La mới có thểgọi trưởng giả là bí tàng. Nếu hàng Thanh văn (48) đủsức lãnh thọ Ðại Thừa mà Như Lai lẩn tiếc không dạy,mới có thể gọi Như Lai có tạng bí mật. Nhưng thiệt raNhư Lai không phải như vậy, nên Như Lai không có bí tàng.

Nhưtrưởng giả sau khi dạy bán tự xong, kế vì con mà di¬n nóiLuận Tỳ Già La. Cũng vậy, Như Lai vì các đệ tử giảngnói bán tự chín phần kinh xong, kế vì giảng nói luận TỳGià La Phương Ðẳng Ðại Thừa, chính là diệu lý Như Laithường còn không biến đổi.

NầyCa Diếp! Như tháng mùa hạ, kéo mây nổi sấm xối mưa lớn,khiến nhà nông cày cấy đặng mùa. Người không gieo trồngthời không chỗ được, chẳng phải lỗi của Long Vương,mà Long Vương cũng không chổ tiếc dấu. Như Lai đây cũngnhư vậy, xối mưa pháp lớn: Kinh Ðại Niết Bàn. Nếu cácchúng sanh gieo hột lành thời được mầm trái trí huệ. Nếukhông gieo hột lành thời không chỗ được. Ðây không phảilà lỗi ở Như Lai, mà Phật Như Lai cũng không chỗ bí tàng."

CaDiếp Bồ Tát bạch Phật: "Nay con quyết định rõ biết NhưLai không chỗ bí tàng. Như lời Phật nói: Luận Tỳ Già Lalà nói Phật Như Lai thường còn không biến đổi. Nghĩa đâykhông phải. Vì sao? Vì ngày trước Phật có nói kệ:

ChưPhật cùng Duyên giác
Nhẫnđến chúng đệ tử
Cònbỏ thân vô thường
Huốnglà hạng phàm phu.
NayPhật nói là thường còn không biến đổi, nghĩa đây nhưthế nào?

Phậtdạy: "Nầy Ca Diếp! Như Lai vì hàng Thanh văn đệ tử mà dạyvề bán tự nên nói kệ vô thường ấy.

NầyCa Diếp! Xưa kia, vì mẹ chết nên vua Ba Tư Nặc rất thươngnhớ buồn khổ, đến thăm Như Lai. Như Lai liền hỏi cớ saonhà vua lại quá buồn khổ như vậy? - Vua đáp: "Bạch ThếTôn hôm nay Thái hậu thăng hà. Giả sử có người nào làmcho mẹ tôi sống lại, tôi nhường ngôi và đem của tiềnchâu báu cùng thân nầy để thưởng tặng cho người ấy xửdụng. "Như Lai khuyên: "Nầy Ðại Vương! Nhà vua chớ nên quásầu khổ. Tất cả chúng sanh hể thọ mạng hết gọi là chết.Chư Phật, Duyên giác, Thanh văn còn bỏ thân nầy, huống làphàm phu!

NầyCa Diếp! Vì dạy bán tự cho vua Ba Tư Nặc nên Như Lai nóibài kệ ấy.

NayNhư Lai vì các hàng Thanh văn đệ tử giảng nói luận TỳGià La, tức là Như Lai thường còn không biến đổi."

CaDiếp Bồ Tát lại bạch Phật: "Như lời Phật dạy:

Khôngchỗ chứa nhóm
Nơiăn biết đủ
Nhưchim bay không
Dấukhông thể tìm.

BạchThế Tôn, những nghĩa nầy là thế nào? Trong chúng hội đâyai được gọi là không chỗ chứa nhóm? Ai được gọi lànơi ăn biết đủ? Ai đi nơi hư không chẳng thể tìm dấu?Mà sự đi nầy là đến phương nào?

Phậtdạy: "Luận về chứa nhóm là nói về của báu.

NầyCa Diếp! Chứa nhóm có hai thứ: một là hữu vi, hai là vôvi. Chứa nhóm hữu vi là hạnh Thanh văn, chứa nhóm vô vi làhạnh Như Lai.

NầyCa Diếp! Tăng cũng có hai hạng: một là hữu vi, hai là vôvi. Hữu vi Tăng gọi là hàng Thanh văn. Thanh văn Tăng khôngcó chứa nhóm những tôi tớ đồ vật phi pháp, kho đụn lúagạo, muối, mè, đậu, bắp. Nếu có người nói Như Lai chochứa tôi tớ các đồ vật như vậy, người ấy sẽ bị báorút lưỡi. Hàng Thanh văn đệ tử của Như Lai gọi là khôngchứa nhóm, cũng được gọi là nơi ăn biết đủ. Nếu cótham ăn gọi là chẳng biết đủ.

Ngườikhó tìm dấu thời là bực gần đạo vô thượng bồ đề.Như Lai nói người nầy dầu đi mà không chỗ đến."

CaDiếp Bồ Tát bạch Phật: "Hàng hữu vi Tăng còn không chứanhóm huống là vô vi Tăng. Vô vi Tăng chính là Như Lai. Thếsao Như Lai phải có chứa nhóm. Và chứa nhóm đó gọi là cấtdấu. Thế nên Như Lai phàm có nói ra đều không lẫn tiếc,thế nào gọi là dấu cất?

Khôngthể tìm ra dấu vết đó, gọi là niết bàn. Trong niết bànkhông có mặt trời, mặt trăng, tinh tú, lạnh nóng gió mưa.Sanh già bịnh chết, hai mươi lăm cõi, lìa các sự lo khổvà các phiền não. Niết bàn như vậy là chỗ Như Lai ở thườngkhông biến đổi. Vì nhơn duyên ấy, Như Lai đến trong rừngTa La nơi đại niết bàn mà nhập đại niết bàn."

Phậtnói: "Nầy Ca Diếp! Chữ Ðại đó tánh ấy rộng lớn. Nhưngười sống lâu vô lượng tuổi thời gọi là đại trượngphu. Người nầy nếu có thể an trụ nơi chánh pháp thời gọilà bực siêu thăng trong loài người. Như tám điều giác ngộcủa bực đại nhơn mà Như Lai đã dạy, là một người cóđủ hay nhiều người có đủ. Nếu một người đủ cả tamthời là rất siêu thăng. Nói rằng niết bàn đó, không cótỳ vết.

NầyCa Diếp! Như người bị xuông tên độc đau nhức lắm, gặpđược lương y nhổ tên độc ra rồi truyền cho thuốc hay,người ấy hết đau nhức được an vui. Vị lương y nầy liềnđi nơi thành ấp và các xóm làng, hễ chỗ nào có người bịthương đau khổ liền đến điều trị.

Cũngvậy, Như Lai thành bực Ðẳng Chánh Giác làm vị đại Y Vương,thấy chúng sanh khổ não nơi Diêm Phù Ðề, từ vô lượngkiếp bị tên độc phiền não, dâm nộ, si mê làm đau nhức,bèn nói kinh Ðại Thừa cam lộ pháp dược. Ðiều trị nơiđây rồi, Như Lai lại đến xứ khác, nơi có tên độc phiềnnão, thị hiện làm Phật để điều trị. Thế nên gọi làđại bát niết bàn.

Ðạibát Niết Bàn đó gọi là chỗ giải thoát. Tùy nơi nào cóchúng sanh đáng được điều phục, thời Như Lai ở trong ấymà thị hiện. Vì nghĩa chơn thiệt thậm thâm nầy nên gọilà đại bát niết bàn."

CaDiếp Bồ Tát lại bạch Phật rằng: "Bạch Thế Tôn! Y sưtrong đời có thể điều trị thương tích cho tất cả chúngsanh chăng?"

Phậtnói: "Nầy Ca Diếp! Thương tích của người đời phàm cóhai thứ: một là bịnh có thể trị, hai là bịnh không thểtrị. Bịnh có thể trị thời y sư trị được, còn bịnhkhông thể trị thời y sư không trị được."

CaDiếp Bồ Tát bạch Phật: "Cứ như lời Phật dạy, thời NhưLai đã trị bịnh cho chúng sanh nơi Diêm Phù Ðề nầy rồi.Nếu nói đã trị rồi, sao nơi đây còn có chúng sanh chưađược niết bàn? Nếu chưa được niết bàn cả, sao Như Lainói rằng điều trị đã xong mà muốn đến xứ khác?"

Phậtnói: "Nầy Ca Diếp! Chúng sanh trong Diêm Phù Ðề nầy có haihạng: một hạng tin và một hạng không tin. Hạng có lòngtin thời gọi là trị được, vì sẽ không phiền não quyếtđịnh được niết bàn, thế nên Như Lai nói trị chúng sanhnơi Diêm Phù Ðề rồi. Hạng không lòng tin gọi là nhứt-xiển-đề.Hạng nhứt-xiển-đề gọi là không trị được. Trừ hạngnhứt-xiển-đề, ngoài ra đều đã trị xong, thế nên niếtbàn gọi là không thương tích."

CaDiếp Bồ Tát bạch Phật: "Bạch Thế Tôn! Những gì gọi làniết bàn?"

Phậtnói: "Nầy Ca Diếp! Niết bàn đó, gọi là giải thoát."

- BạchThế Tôn! Chỗ nói giải thoát, là sắc hay chẳng phải sắc?"

- NầyCa Diếp! Hoặc là sắc, hoặc là chẳng phải sắc. Thanh văn,Duyên giác giải thoát là không phải sắc. Chư Phật Như Laigiải thoát là sắc.

NầyCa Diếp! Thế nên giải thoát cũng sắc cũng chẳng phải sắc.Như Lai vì hàng Thanh văn đệ tử nói là chẳng phải sắc.

- BạchThế Tôn! Thanh văn Duyên giác nếu chẳng phải sắc thời thếnào được trụ?

- NầyCa Diếp! Như trời phi tưởng phi phi tưởng cũng phải là sắcchẳng phải sắc, Như Lai cũng nói là chẳng phải sắc. Nhưcó người nạn rằng Trời phi tưởng phi phi tưởng nếu chẳngphải sắc thế nào được trụ, đi lại, cử động? Nhữngnghĩa nầy là cảnh giới chư Phật. Chẳng phải Thanh văn Duyêngiác biết được. Giải thoát cũng vậy là sắc chẳng phảisắc nói là chẳng phải sắc, cũng là tưởng chẳng phảitưởng nói là chẳng phải tưởng. Những nghĩa như vậy làcảnh giới của chư Phật, chẳng phải hàng Thanh văn Duyêngiác biết được.

Bấygiờ Ca Diếp Bồ Tát lại bạch Phật rằng: "Ngưỡng mong đứcThế Tôn thương xót nói rộng lại những nghĩa hạnh đạiniết bàn giải thoát."

Phậtkhen: "Lành thay! Lành thay! Nầy Ca Diếp! Người chơn giải thoátgọi là xa lìa tất cả hệ phước. Nếu chơn giải thoát lìacác hệ phước thời không có sanh cũng không hòa hiệp. Vínhư cha mẹ hòa hiệp sanh ra con. Người chơn giải thoát thờikhông phải như vậy, thế nên giải thoát gọi rằng chẳngsanh.

NầyCa Diếp! Như đề hồ, tánh nó thanh tịnh. Cũng vậy, Như Laichẳng phải nhơn cha mẹ hòa hiệp mà sanh, tánh Như Lai thanhtịnh, sở dĩ thị hiện có cha mẹ là vì muốn hóa độ cácchúng sanh. Người chơn giải thoát tức là Như Lai. Như Laicùng giải thoát không hai không khác.

Vínhư tháng mùa xuân gieo các hột giống, đặng hơi ẩm ướtliền mọc mầm lên cây. Người chơn giải thoát thời chẳngnhư vậy.

Lạigiải thoát gọi là hư vô. Hư vô tức là giải thoát, giảithoát tức là Như Lai, Như Lai tức là hư vô, chẳng phải năngtác sở tác. Phàm là tác giả dường như thành quách lầunhà để ngăn kẻ địch, chơn giải thoát thời chẳng nhưvậy. Thế nên giải thoát tức là Như Lai.

Lạigiải thoát tức là pháp vô vi. Ví như thợ gốm làm đồ rồilại bị bể. Giải thoát chẳng như vậy. Chơn thiệt giảithoát chẳng sanh chẳng diệt. Thế nên giải thoát tức làNhư Lai. Cũng vậy, Như Lai bất sanh bất diệt, chẳng già,chẳng chết, chẳng hư chẳng hoại, chẳng phải pháp hữuvi. Do những nghĩa nầy nên gọi Như Lai nhập đại niết bàn.

Giàlà dời đổi, tóc bạc, mặt nhăn, chết là thân hư mạnghết, trong giải thoát không hai thứ nầy. Vì không già chếtnên gọi giải thoát. Như Lai cũng không tóc bạc mặt nhăncác pháp hữu vi dời đổi, thế nên Như Lai không có già.Không có già thời không có chết.

Lạigiải thoát gọi rằng không bịnh. Bịnh là bốn trăm lẽ bốnbịnh và các thứ bịnh ở ngoài đến xâm tổn nơi thân. Nơiđây không có các bịnh ấy nên gọi là giải thoát. Khôngtật bịnh là chơn thiệt giải thoát, chơn thiệt giải thoáttức là Như Lai. Như Lai không bịnh cho nên pháp thân cũng khôngcó bịnh. Không bịnh như vậy tức là Như Lai.

Chếtlà thân hư mạng hết. Nơi đây không chết tức là cam lộ.Cam lộ nầy là chơn thiệt giải thoát, chơn giải thoát tứclà Như Lai.

NhưLai thành tựu công đức như vậy, thế sao lại nói Như Laivô thường? Không có lẽ gì nói Như Lai là vô thường được.Là thân kim cang thế nào vô thường! Thế nên Như Lai khônggọi là chết.

NhưLai thanh tịnh không có cấu nhơ. Thân Như Lai chẳng bị nhơnhớp trong thai, như hoa sen trắng bổn tánh trong sạch. NhưLai giải thoát cũng lại như vậy. Giải thoát như vậy tứclà Như Lai. Thế nên Như Lai thanh tịnh không cấu nhơ.

Lạigiải thoát trọn không còn sót thừa những phiền não lỗilầm. Cũng vậy, Như Lai không có tất cả phiền não lỗi lầm.

Lạigiải thoát không có đấu tranh. Ví như người đói, thấykẻ khác ăn uống thời sanh lòng tham đoạt. Giải thoát khôngphải như vậy.

Lạigiải thoát gọi là an tịnh. Người phàm tục cho rằng an tịnhlà Ðại Tự Tại thiên, đây là lời hư vọng. Chơn thiệtan tịnh là rốt ráo giải thoát, rốt ráo giải thoát tứclà Như Lai.

Lạigiải thoát tức là an ổn. Như chỗ nhiều giặc cướp chẳnggọi an ổn. Nơi thanh bình mới gọi là an ổn. Trong giải thoátkhông có bố úy nên gọi là an ổn. Thế nên an ổn tức làchơn thiệt giải thoát, chơn giải thoát tức là Như Lai. NhưLai tức là pháp vậy.

Lạigiải thoát không có bạn đồng hàng. Có bạn đồng hàng nhưquốc vương có các lân quốc. Không bạn đồng hàng như ChuyểnLuân Thánh Vương không có vua nào đứng ngang hàng. Cũng vậy,giải thoát không có đồng hạng. Không có đồng hàng là chơngiải thoát. Chơn giải thoát là Như Lai Chuyển Pháp Luân Vương.Thế nên Như Lai không bạn đồng hàng.

Lạigiải thoát không ưu sầu. Có ưu sầu như Quốc Vương sợnước láng giềng mạnh nên ưu sầu. Giải thoát không nhưvậy. Như phá được oán địch thời không còn lo sợ nữa.Cũng vậy, giải thoát không có lo sợ, không lo sợ tức làNhư Lai.

Lạigiải thoát là không lo mừng. Ví như người đàn bà chỉ cómột đứa con trai, có việc xa nhà, thoạt có tin con bị nạnchết thời rất sầu khổ, về sau lai nghe rằng còn sống thờirất vui mừng. Trong giải thoát không có sự lo mừng như vậy.Không lo mừng là chơn giải thoát, chơn giải thoát tức làNhư Lai.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]