Tôinghe như vầy:
Mộtthời, Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
“Hãytu tập An-na-ban-na niệm. Nếu Tỳ-kheo tu tập An-na-ban-na niệm,tu tập nhiều, thân chỉ tức và tâm chỉ tức, có giác, cóquán, tịch diệt, thuần nhất, phân minh tưởng, tu tập đầyđủ. Thế nào là tu tập An-na-ban-na niệm, tu tập nhiều, thânchỉ tức và tâm chỉ tức, có giác, có quán, tịch diệt,thuần nhất, phân minh tưởng, tu tập đầy đủ? Tỳ-kheo,nương vào xóm làng, thành ấp mà ở; sáng sớm đắp y, mangbát, vào thôn khất thực, nên khéo hộ trì thân, giữ gìncác căn, khéo cột tâm an trụ; khất thực xong trở về chỗở, cất y bát, rửa chân xong, hoặc vào trong rừng, trong phòngvắng, dưới bóng cây, hoặc nơi đất trống, thân ngồi ngaythẳng, cột niệm trước mặt, cắt đứt mọi tham ái thếgian, ly dục thanh tịnh, đoạn trừ sân nhuế, thùy miên, trạohối và nghi, vượt qua các nghi hoặc, đối với các pháp lành,tâm được quyết định; viễn ly năm triền cái vốn làm phiềnnão tâm, khiến tuệ lực suy giảm, là phần chướng ngại,không hướng đến Niết-bàn.
“Niệmhơi thở vào[9], cột niệm, hãy khéo học. Niệm hơi thở ra[10],cột niệm, hãy khéo học. Hơi thở dài[11], hơi thở ngắn[12].Cảm giác biết toàn thân khi thở vào, khắp toàn thân thởvào, hãy khéo học[13]; cảm giác biết toàn thân khi thở ra,khắp toàn thân thở ra, hãy khéo học. Giác tri tất cả sựan tịnh của tất cả thân hành khi thở vào[14], tất cả thânhành an tịnh thở vào, hãy khéo học; giác tri tất cả sựan tịnh của tất cả thân hành khi thở ra, tất cả thân hànhan tịnh thở vào, hãy khéo học. Giác tri hỷ, giác tri lạc,giác tri tâm hành[15], giác tri sự an tịnh của tâm hành khithở vào, giác tri tâm hành an tịnh thở vào, hãy khéo học[16].Giác tri sự an tịnh của tâm hành khi thở ra, giác tri tâmhành an tịnh thở ra, hãy khéo học. Giác tri tâm, giác tri tâmhoan hỷ, giác tri tâm định, giác tri tâm giải thoát khi thởvào[17], giác tri tâm giải thoát thở vào, hãy khéo học. Giáctri tâm giải thoát khi hơi thở ra, giác tri tâm giải thoátthở ra, hãy khéo học. Quán sát vô thường, quán sát đoạn,quán sát vô dục, quán sát diệt[18] khi hơi thở vào, quánsát diệt thở vào, phải khéo học. Quán sát diệt khi hơithở ra, quán sát diệt thở ra, phải khéo học. Đó gọi làtu An-na-ban-na niệm, thân chỉ tức và tâm chỉ tức, có giác,có quán, tịch diệt, thuần nhất, phân minh tưởng, tu tậpđầy đủ.”
Saukhi Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phậtđã dạy, đều hoan hỷ phụng hành.
KINH810. A-NAN[51]
Tôinghe như vầy:
Mộtthời, Phật ở trong rừng Tát-la-lê, cạnh sông Bạt-cầu-matại tụ lạc Kim cương. Bấy giờ giờ Tôn giả A-nan ở mộtmình nơi vắng, thiền quán tư duy, tự nghĩ như vầy: ‘Cómột pháp nào được tu tập, tu tập nhiều, khiến cho bốnpháp đầy đủ. Bốn pháp đã đầy đủ rồi, thì bảy phápđầy đủ. Bảy pháp đã đầy đủ rồi, thì hai pháp đầyđủ?’
Saukhi từ thiền tịnh tỉnh giấc, Tôn giả A-nan đến chỗ Phật,cúi đầu đảnh lễ dưới chân, rồi ngồi lui qua một bên,bạch Phật rằng:
“Khicon ở một mình nơi chỗ vắng, thiền quán tư duy tự nghĩ:‘Có một pháp nào được tu tập, tu tập nhiều, khiến chobốn pháp đầy đủ. Bốn pháp đã đầy đủ rồi, thì bảypháp đầy đủ. Bảy pháp đã đầy đủ rồi, thì hai phápđầy đủ?’.”
Phậtbảo A-nan:
“Cómột pháp được tu tập, tu tập nhiều,… cho đến hai phápđầy đủ. Những gì là một pháp? Đó là An-na-ban-na niệm,được tu tập, tu tập nhiều, có khả năng làm cho bốn Niệmxứ đầy đủ. Bốn Niệm xứ đã đầy đủ rồi, bảy Giácphần đầy đủ. Bảy Giác phần đã đầy đủ rồi, minh vàgiải thoát[52] đầy đủ.
“Thếnào là tu tập An-na-ban-na niệm, thì bốn Niệm xứ đầy đủ?Tỳ-kheo nương vào làng xóm mà ở… cho đến khéo học quándiệt khi niệm hơi thở ra.
“NàyA-nan, như vậy Thánh đệ tử, khi niệm hơi thở vào, họcnhư niệm hơi thở vào; khi niệm hơi thở ra, học như niệmhơi thở ra. Hoặc dài hoặc ngắn. Giác tri tất cả thân hành,khi niệm hơi thở vào, học như niệm hơi thở vào; khi niệmhơi thở ra, học như niệm hơi thở ra. Thân hành an tịnh khiniệm hơi thở vào, học như thân hành an tịnh niệm hơi thởvào; thân hành an tịnh khi niệm hơi thở ra, học như thânhành an tịnh niệm hơi thở ra. Thánh đệ tử lúc bấy giờ,an trụ chánh niệm quán thân trên thân. Nếu khác với thân[53],kia cũng như vậy, tùy theo thân tương tự tư duy.
“Nếucó lúc Thánh đệ tử giác tri hỷ, giác tri lạc, giác tri tâmhành, giác tri tâm hành an tịnh, khi niệm hơi thở vào, họcnhư tâm hành an tịnh niệm hơi thở vào; tâm hành an tịnhkhi niệm hơi thở ra, học như tâm hành an tịnh niệm hơi thởra. Thánh đệ tử lúc bấy giờ, an trụ chánh niệm quán thọtrên thọ. Nếu khác với thọ thì kia cũng tùy theo thọ tươngtự tư duy[54].
“Nếucó khi Thánh đệ tử giác tri tâm, giác tri tâm hoan hỷ, tâmđịnh, tâm giải thoát, khi niệm hơi thở vào, học như tâmgiải thoát niệm hơi thở vào. Tâm giải thoát khi niệm hơithở ra, học như tâm giải thoát niệm hơi thở ra. Thánh đệtử lúc bấy giờ, an trụ chánh niệm quán tâm nơi tâm. Nếucó tâm khác, kia cũng tùy theo tâm tương tự tư duy.
“Nếucó khi Thánh đệ tử quán vô thường, đoạn, vô dục, diệt,học an trụ quán như vô thường, đoạn, vô dục, diệt. Thánhđệ tử lúc bấy giờ, an trụ chánh niệm quán pháp trên pháp.Nếu có pháp khác, kia cũng tùy theo pháp tương tự tư duy.Đó gọi là tu An-na-ban-na niệm, thì bốn Niệm xứ đầy đủ.”
A-nanbạch Phật:
“Khitu tập An-na-ban-na niệm như vậy, khiến cho bốn Niệm xứđầy đủ. Thế nào là tu bốn Niệm xứ làm cho bảy Giácphần đầy đủ?”
Phậtbảo A-nan:
“NếuTỳ-kheo an trụ chánh niệm quán thân trên thân. Sau an trụvới chánh niệm, cột niệm trụ yên không cho mất, bấy giờ,phương tiện tu Niệm giác phần. Khi đã tu niệm giác phầnrồi, niệm giác phần được đầy đủ. Khi niệm giác phầnđã đầy đủ rồi, đối với pháp mà tuyển trạch, tư lường;bấy giờ phương tiện tu Trạch pháp giác phần. Khi đã tutrạch pháp giác phần rồi, trạch pháp giác phần được đầyđủ. Sau khi đối với pháp đã tuyển trạch, phân biệt, tưlường rồi, phương tiện tinh cần sẽ đạt được, lúc bấygiờ phương tiện tu tập Tinh tấn giác phần. Khi đã tu tinhtấn giác phần rồi, tinh tấn giác phần được đầy đủ.Sau khi phương tiện tinh tấn, tâm được hoan hỷ, lúc bấygiờ phương tiện tu Hỷ giác phần. Khi đã tu hỷ giác phầnrồi, hỷ giác phần được đầy đủ. Khi đã có hoan hỷrồi, thân tâm khinh an, lúc bấy giờ phương tiện tu Khinh angiác phần. Khi đã tu khinh an phần rồi, khinh an giác phầnđược đầy đủ. Sau khi thân tâm an lạc rồi đạt đượctam-muội, lúc bấy giờ tu định giác phần. Sau khi đã tu Địnhgiác phần rồi, định giác phần được đầy đủ. Khi địnhgiác phần đã đầy đủ rồi, tham ưu thế gian bị diệt,đạt được xả bình đẳng, lúc bấy giờ phương tiện tuXả giác phần. Sau khi đã tu xả giác phần rồi, xả giácphần được đầy đủ. Đối với thọ, tâm, pháp trên phápniệm xứ cũng nói như vậy. Đó gọi là tu bốn Niệm xứthì bảy Giác phần sẽ đầy đủ.”
A-nanbạch Phật:
“Đógọi là tu bốn Niệm xứ, bảy Giác phần sẽ đầy đủ. Thếnào là khi tu bảy Giác phần thì minh và giải thoát sẽ đầyđủ?”
Phậtbảo A-nan:
“NếuTỳ-kheo tu Niệm giác phần, y viễn ly, y vô dục, y diệt, hướngđến xả. Sau khi đã tu niệm giác phần rồi, minh giải thoátsẽ đầy đủ… cho đến khi tu xả giác phần y viễn ly, yvô dục, y diệt, hướng đến xả. Cũng vậy, khi đã tu xảgiác phần rồi, minh giải thoát sẽ đầy đủ.
“A-nan,đó gọi là mọi pháp đều tùy thuộc vào nhau, mọi pháp đềuảnh hưởng lẫn nhau. Mười ba pháp như vậy, một pháp làmtăng thượng, một pháp là cửa ngõ, theo thứ lớp tiến lên,tu tập đầy đủ.”
Saukhi Phật nói kinh này xong, Tôn giả A-nan nghe những gì Phậtđã dạy, hoan hỷ phụng hành.
Trích:KINH TẠP A-HÀM
Hándịch: Tống, Tam Tạng Cầu-Na-Bạt-Ðà-La
Việtdịch: Thích Ðức Thắng - Hiệu đính & Chú thích: ThíchTuệ Sỹ
BàiĐọc Thêm:
VỀPHÁP QUÁN NIỆM HƠI THỞ
Phápsư Tăng-già-bạt-đà-la (Sanghabhadra - Chúng-Hiền)
Tỳkheo Tâm Hạnh dịch Việt
Trích:"Chú giải Luật Thiện Kiến", quyển 10-11, Pháp sư Tăng-già-bạt-đà-ladịch sang Hoa văn năm 488 TL, Tỳ kheo Tâm Hạnh dịch sang Việtvăn năm 2000 TL.
Ðâylà pháp niệm A-na-ba-na (Anàpànasati - quán hơi thở) mà trongluật bản đã nói đến. Sau đây tôi sẽ trình bày đầy đủvề câu văn và ý nghĩa pháp thiền vô thượng mà đức Phậtdạy cho các Tỳ kheo. Các vị hãy chú tâm lắng nghe để ghinhận.
Tỳkheo hiện tại này, Phật bảo các Tỳ kheo: - Không chỉ cótu tập pháp quán bất tịnh mới trừ diệt được phiền nãomà pháp quán hơi thở này cũng trừ diệt được phiền não.
Phápsư nói: - Tuần tự sẽ giảng rộng, A-na-ba-na (anàpàna) nghĩalà hít vào và thở ra. Như trong kinh có dạy: Tướng trạnghít vào không phải là tướng thở ra, tướng thở ra khôngphải là tướng hít vào, niệm hơi thở vào, niệm hơi thởra, niệm hơi thở ra vào thì tâm được định. Niệm hơi thởvào hơi thở ra chính là chánh định. Các vị hãy biết rõý nghĩa như vậy.
Sổquán: nghĩa là nuôi dưỡng (chánh niệm) làm cho tăng lên.
Làmlại: nghĩa là tư duy đi, tư duy lại đến giai đoạn rấttịnh hảo.
Hỏi:- Hai pháp này ý nghĩa thế nào?
Ðáp:- Không giống nhau, bởi vì A-na-ba-na làm cho tâm không còn loạnđộng, còn quán bất tịnh thường làm cho tâm không ổn định.Tại sao? Vì nhàm chán. Trong luật bản có nói: Pháp này rấtan tịnh vi diệu tăng thêm làm cho an lạc mãi, ngay từ khi mớiphát tâm cũng đã không bị não loạn nên Như Lai khen ngợipháp này rất tốt đẹp an tịnh, có khí vi, làm cho thân tâmhoan hỷ thoải mái, dễ thâm nhập.
Phápkhởi là không bị trụ lại, không bị che đậy làm cho phápác bị tiêu diệt rất nhanh, đạt bốn đạo quả tùy theokhả năng. Như vào nửa tháng không mưa giữa mùa xuân, voi,ngựa, người, bò dẫm đạp làm cho bụi bay khắp không trung.Vào tháng năm đầu mùa hạ mưa to gió lớn làm cho trên khôngchẳng còn chút bụi nào nữa. Pháp quán A-na-ba-na diệt trừphiền não như mưa làm mất bụi.
Phậtbảo các Tỳ kheo: - Ðối với pháp thiền định A-na-ba-na (anàpànasati-samàdhi)thì tư duy, chánh niệm và hành trì như thế nào để biếttu tập về niệm hơi thở. Các Tỳ kheo, người nào (vì lòngtốt mà) xuất gia học đạo, ở tại nơi trống vắng, dướigốc cây, nơi rừng núi là những nơi đưa đến sự an tịnh.
Hỏi:- Thế nào là đưa đến sự an tịnh?
Ðáp:- Tránh xa nơi ồn ào. Như người chăn bò có một con bò nghéphải bú sữa mẹ từ khi mới sinh ra cho đến khi lớn. Khimuốn lấy sữa bò mẹ, phải cột bò nghé vào cây trụ. Bònghé nhớ sữa nên cứ kéo dây và đạp chân liên tục. Dodây chắc, trụ cứng nên con nghé không thoát ra được phảidựa trụ mà thở. Tỳ kheo như người chăn bò, bò mẹ nhưlàng xóm, tâm là con nghé, sữa là năm dục, cây trụ là A-lan-nhã(aranna), dây cột là pháp niệm hơi thở, tất cả thiền địnhvề niệm hơi thở là pháp được chư Phật, A-la-hán, Duyêngiác tôn trọng. Nếu không xa lánh làng xóm tụ lạc thì tutập niệm hơi thở khó có kết quả. Tỳ kheo tu thiền nàonắm rõ được định này rồi, tức là thâm nhập vào thiềnthứ tư và lấy đó làm nơi y cứ để quán sát về khổ,không, vô ngã. Khi quán sát được thành tựu thì chứng quảA-la-hán. Do đó, vì người tu tập thiền mà đức Phật quyđịnh về trú xứ A-lan-nhã.
ÐứcPhật như thầy địa lý (vatthuvijjàcariya) muốn xây dựng thànhphố, đất nước phải biết phân biệt rõ tướng tốt xấucủa các thế đất và tâu vua rằng vùng đất này tốt cóthể dựng nước, lập làng xóm... thì vua được lợi lớn.Nghe theo lời, nhà vua cho dựng nước, làng xóm và ban thưởngcho thầy địa lý.
ÐứcPhật cũng vậy, biết rõ về các cảnh giới thiền nên nóivới người tu tập thiền rằng pháp này dễ thành tựu đượcthiền. Nghe lời và làm theo Phật dạy, những người tu thiềntuần tự chứng quả A-la-hán, khen ngợi đức Phật cũng nhưnhà vua tạ ơn thầy địa lý. Những người tu thiền như sưtử ở trong rừng rậm ẩn kín thân để rình cầm thú. Connào đến gần, sư tử liền vọt ra bắt ăn thịt. Cũng vậy,Tỳ kheo sống ở nơi A-lan-nhã theo dõi từng đạo quả Tu-đà-hoàn,Tư-đà-hàm, A-na-hàm, A-la-hán và tuần tự chứng đắc theotừng quả vị. Xưa có bài kệ:
Cũng như vua sư tử,
Ở ẩn trong núi rừng,
Rình các thú đến gần,
Liền bắt ngay, ăn thịt,
Phật tử cũng như vậy,
Ẩn cư nơi yên tịnh,
Tu tập đạo vô thượng,
Chứng đắc quả sa-môn.
Dướigốc cây (rukkhamùlagata) là ngồi hay kinh hành dưới gốc cây.
Tịnhthất (sunnàgàragata), là trừ dưới gốc cây và chỗ A-lan-nhãra, các chỗ ở yên tịnh khác đều gọi là tịnh thất. Thờitiết thích hợp với thân thể là thuận tiện cho việc tutập niệm hơi thở. Thế nên trong luật nói: Ngồi kiết già,đó là biểu hiện sự tu tập niệm hơi thở... cũng dễ hiểu.
Ngồikiết già: dễ hiểu.
Ngồithẳng là 18 đốt xương sống nối thẳng nhau, thư thả lỏnggân, mạch, da. Nếu ngồi mà giữ cứng các cơ thì rất nhanhmệt nhọc và thối thất khỏi thiền.
Ðặtniệm ở trước (mặt) (parimukham), là chánh niệm vào phápthiền và đặt nó trước mặt.
Hơithở vào ra, là sau khi ngồi kiết già ổn định, Tỳ kheo chánhniệm tỉnh giác niệm hơi thở vào ra như sau: Biết rõ thởhơi dài, biết rõ thở hơi ngắn. Nhờ biết rõ hơi thở dàingắn nên tâm được tịnh, không còn tán loạn; nhờ khôngtán loạn nên thành tựu chánh niệm. Nhờ niệm và tuệ phátsinh nên biết rõ hơi thở dài, ngắn. Như đứa bé trong thai,mới vừa ra khỏi thai; (hành giả) có thể biết được hơithở dài hay ngắn ban đầu của nó.
Biếtnhư thế nào? Cũng như nước chảy tùy theo vật dài ngắn,như voi và rắn vì thân to, dài nên hơi thở vì vậy mà dài,thân con ếch ngắn nên hơi thở ngắn. Tỳ kheo tọa thiềncũng vậy, nhờ ví dụ này mà biết hơi thở dài ngắn, nhờchánh niệm nên tâm sinh lạc, nhờ lạc nên hơi thở ra vàodài và vi tế. Tâm trở nên an lạc nhờ hơi thở ra vào vàcàng an lạc thì hơi thở càng nhẹ và dài. Nhờ lạc nên tâmhoan hỷ và thêm hoan hỷ nửa, hơi thở nhờ vậy càng thêmvi tế khó phân biệt và tiến đến tâm xả. Ðây là chínpháp (nava àkàrà), các vị hãy biết lấy.
Biếtrõ toàn thân, ta thở ra; biết rõ toàn thân, ta thở vào, biếtrõ hơi thở vào ra toàn thân; biết rõ hơi thở dài, ngắn,trước, giữa, sau một cách rõ ràng, bằng tâm biết rõ sựbiết này, biết hơi thở trước và sau. Lại nữa, có Tỳkheo tu tập thiền thấy hơi thở ra như rải bụi. Thấy rõtrong hiện tại, thấy bắt đầu thở ra, không thấy giữavà sau, muốn thấy giữa và sau thì tâm cũng không cảm nhậnđược. Lại nữa, khi đã thở ra thì chỉ thấy hơi thở ởgiữa chứ không thấy hơi thở trước và sau. Lại nữa, khithấy hơi thở ra ở đoạn sau thì không thấy hơi thở ởđoạn đầu và giữa.
Lạicó Tỳ kheo thấy rõ hơi thở ở cả ba giai đoạn đầu, giữa,cuối, vì tâm vị ấy không có mệt mỏi. Ai đạt được nhưvậy là thiện xảo với pháp thở ra vào.
Ngườihọc về thiền này không nghỉ, không ngưng lại, luôn luônquán sát hơi thở ra vào thì hộ trì được ba nghiệp thân,miệng, ý, gọi là giới học và định, tuệ. Tâm định gọilà định-học. Nếu phân biệt rõ được giới và định thìgọi là tuệ. Ðây là ba học. Ðối với quán xứ này, dùngchánh niệm đem tâm tùy thuận theo pháp đã học và liên tụcduy trì như vậy cho đến về sau.
Ngườinào chuyên cần học như vậy sẽ diệt được hơi thở vào,hơi thở ra. Phần thô của hơi thở ra và vào bị diệt. Diệtnghĩa là (diệt) sự trú vào (phần thô). Thô là gì? Tỳ kheomới vào thiền thì thân tâm mệt mỏi nên hơi thở ra vàothô nặng đầy cả hai lỗ mũi và theo miệng thở ra vào nênthô. Khi thân tâm không còn mệt nhọc thì hơi thở dần dầnnhẹ đến vi tế và Tỳ kheo sẽ sinh ý nghĩ phân vân ta còncó hơi thở ra vào hay không. Như người leo lên núi cao, thântâm mệt nhọc, hơi thở nặng nề, nhưng lúc đi xuống núiđến chỗ bằng phẳng, có ao nước và cây lớn. Người nàysau khi xuống ao tắm, đến nghỉ dưới bóng cây, hoặc ngủhoặc ngồi nghỉ, thân tâm trở nên mát mẻ và hơi thở trởnên nhẹ nhàng vi tế. Tỳ kheo vừa nhập định cũng như vậy,khi chưa điều phục đuợc thân tâm nên hơi thở ra vào thônặng. Vì sao? Vì không chánh niệm. Niệm trở nên vi tế vìđiều phục được thân tâm. Như có bài kệ:
Thân tâm rất mệt nhọc,
Nên hơi thở thô nặng.
Thiềnthứ nhất thô (olàrika), thiền thứ hai vi tế (sukhuma), thiềnthứ ba tế hơn, thiền thứ tư là định. Thiền thứ ba làthô, thiền thứ tư gọi là tế. Ðây là chỗ tận cùng củahơi thở. Nếu không giữ lấy hơi thở thì hơi thở vào rathô, nếu giữ hơi thở vào ra thì hơi thở tế. Không giữnghĩa là thả hơi thở. Giữ hơi thở nghĩa là bắt đầu thiềnthứ tư chỉ còn giữ tâm, đến khi vào thiền thứ tư thìkhông còn hơi thở vào ra. Ðây gọi là pháp Xá-ma-đà (samatha- thiền chỉ).
PhápTỳ-bà-xá-na (vipassanà - thiền quán) không giữ phần rấtthô của hơi thở ra vào, quán sát bốn đại là tế, nếuquán Ưu-ba-đà-na sắc tế (upàdàrùpapariggahe sukhuma - sở tạosắc biến thủ vi tế), sắc thô (năm căn và năm cảnh - ngườidịch) do bốn đại tạo thành. Lại quán sát tất cả sắctế, sắc thô do bốn đại tạo thành, lại quán vô-sắc tế,tất cả sắc thô sở tạo. Lại quán sắc và vô sắc tế,vô sắc sở tạo thô, lại quán nhân duyên tế, sắc và vôsắc sở tạo thô. Lại quán nhân và danh sắc tế, nhân duyênsở tạo thô. Lại quán tướng quán Tỳ-bà-xá-na tế, nhânvà danh sắc sở tạo thô, quán tiểu tỳ-bà-xá-na tế, quántướng tỳ-bà-xá-na sở tạo thô, quán đại tỳ-bà-xá-natế, quán tiểu tỳ-bà-xá-na sở tạo thô. Theo thứ tự nhưtrước, thứ tự trước là tế, sau dần là thô. Thô tế Ba-tát-đề(passaddhi - yên tịnh không mệt nhọc) được nói trong Tam-bạt-đà(patisambhidà).
Hỏi:- Thế nào là học về diệt hơi thở ra, hơi thở vào? Thếnào là hơi thở ra? Thế nào là hơi thở vào?
Ðáp:- Niệm về thân có hơi thở vào, học diệt hơi thở ra vàhơi thở vào, nhờ vậy thân tâm không nghiêng ngả, rút lại,lay động, yên tịnh đến vi tế cực độ như không còn thân.Ðây gọi là học diệt hơi thở vào hơi thở ra. Với hơigió an trụ như vậy mà chưa thành tựu niệm A-na-ba-na thìcũng chưa thành tựu quán, chưa thành tựu trí tuệ thì chưavào được định này và cũng chưa xuất định này. Nếu họcdiệt hơi thở vào, hơi thở ra mà thành tựu thì hơi gió antrụ không còn sinh nữa, gọi là đã mở được trí tuệ hoàntoàn. Người nhập được vào pháp này thì cũng từ đó xuấtra được.
Tạisao biết được? Ví như đánh vào vật bằng đồng, bắt đầuphát tiếng to sau đó nhỏ dần. Ðã nhớ rõ tiếng lớn thìsau đó cũng ghi nhớ rõ tiếng nhỏ dần trong tâm. Sa đó tiếngnhỏ dần rồi mất hẳn nhưng âm thanh vẫn còn ghi trong tâm.Hơi thở ra, hơi thở vào cũng như vậy, trước thô sau vi tế,ghi nhận bắt đầu là thô và dần dần đến tế. Ðến khitế thì hơi thở không còn, nhưng vẫn còn ghi nhớ trong tâm,do sự ghi nhớ ấy nên tâm định trụ. Như vậy là đắc (địnhnhờ) hơi thở về gió. Tâm đã định trụ do tập luyện màthành tựu về quán hơi thở vào, thở ra. Như vậy là thànhtựu về định hơi thở vào hơi thở ra. Người trí nhậpvào và xuất khỏi định này do sự chứng đạt trên. Do đó,trong luật nói rằng diệt hơi thở ra, hơi thở vào rồi thìsau đó (có thể) tùy theo niệm mà phát sinh, nên gọi là tùyquán.
Biếtrõ hơi thở vào, hơi thở ra không phải tùy niệm, tùy niệmcũng không phải hơi thở vào hơi thở ra. Nhờ hai pháp này,biết quán sát rõ về thân này nhờ đó chứng đắc quả A-la-hán.Người mới học thiền phải học theo trình tự sau: Tỳ kheovới tâm thiện phải hộ trì thanh tịnh bốn loại giới.
Thanhtịnh có ba:
Một, không phạm giới.
Hai, lỡ phạm phải sám hối.
Ba, không bị các phiền não phá hoại.
Hộtrì giới thanh tịnh như vậy thì thành tựu chánh niệm vàđồng thời nên làm phòng Phật, xây dựng khu vực cây Bồđề, làm phòng tắm cho hòa thượng, A-xà-lê; làm nhà thuyếtgiới. Trong phần xây cất phòng xá thuộc 82 kiền-đà-ca cónói đến bốn loại xây cất như vậy (cetiyangavatta- bodhiyanganavatta-upajjhàyavatta- àcariyavatta- jantàgharavatta- uposathàgàravatta- dvevisatikhandhakavattàni-cuddasavidhamahàvatta). (Ai) thực hiệnđược như vậy là khéo trì giới. Tỳ kheo nào ưa thích họcgiới này nên giữ đầy đủ. Nếu Tỳ kheo nói: Tôi giữ giớiđầy đủ không bị hư khuyết, mà không (suy nghĩ rằng tasẽ chết nên từ bỏ các việc làm vô ích khác, để chămchỉ chuyên cần trì giới. Tỳ kheo như vậy mà đầy đủgiới thì không thể có. Tỳ kheo nào khéo giữ giới thì Tỳkheo ấy viên mãn về giới. Nhờ viên mãn giới nên đắc định.Tại sao? Như trong kinh có nói: Phật bảo các Tỳ kheo rằngnếu người không học tập hoàn hảo về giới thì giới củangười ấy khó đầy đủ. Có bài kệ:
Chùa, gia định, lợi dưỡng,
Chúng, xây dựng là năm,
Ði chơi, thân thuộc, bệnh,
Ðọc, thần thông là mười.
Aicó thể xa lìa mười pháp quyến luyến này (dasa-palibodhà -mười pháp trở ngại cho sự giác ngộ) thì sau đó mới cóthể nhập định. Pháp thiền định có hai loại. Một là quántất cả (sabbatha kammatthàna). Hai là nhiếp thân thuộc (parihàriyakammatthàna).
Hỏi:- Thế nào là quán tất cả?
Ðáp:- Ðầu tiên là đối với Tỳ kheo tăng, có tâm đại bi, niệmchết, quán bất tịnh. Tỳ kheo có tâm từ thì bắt đầu quántừ tâm này như thế nào. Khi bắt đầu quán, Tỳ kheo phảiquán theo từng phạm vi. Ðầu tiên là quán về Tỳ kheo tăng,sau đó là quán về các vị trời, người sau đó quán vềđại phú gia, rồi quán đến người thường, sau đó quánđến khắp cả chúng sinh.
Hỏi:- Vì sao phải quán tâm từ về Tỳ kheo tăng trước?
Ðáp:- Vì sống chung. Nếu tâm từ bao phủ khắp chúng Tỳ kheo thìđược sống an lạc.
Hỏi:- Vì sao phải quán tâm từ về các vị trời?
Ðáp:- Vì sự hộ trì, nếu tâm từ bao phủ khắp chư thiên thìchư thiên làm theo thiện pháp với tâm nhu hòa.
Hỏi:- Tại sao phải quán tâm từ về đại phú gia?
Ðáp:- Ðể họ làm theo pháp thiện.
Hỏi:- Tại sao phải quán tâm từ về người thường?
Ðáp:- Vì cùng hành pháp như nhau nên không hại nhau.
Hỏi:- Tại sao phải quán tâm từ về tất cả chúng sinh?
Ðáp:- Vì cho chúng không còn khổ nạn.
Hỏi:- Tại sao phải niệm cái chết?
Ðáp:- Ðể tăng trưởng tâm thương mình nên không còn biếng nhác.
Quánbất tịnh là thánh quán. Quán pháp bất tịnh này thì đượcxa lìa dục và tất cả pháp ác. Dục là căn bản, nên phảitôn trọng pháp quán bất tịnh vì nó thành lập được cácpháp thiện, nên gọi là quán tất cả.
Ðốivới 38 pháp quán (atthatimsàrammanàni), tùy ý tu tập, tu tậpliên tục thì gọi là nhiếp quán. Ðây gọi là niệm A-na-ba-nathể nhập nhiếp quán.
Phápsư nói: - Nay tôi nói lược, vị nào muốn biết rõ thì xemđủ trong A-tỳ-đàm Bà-sa (Visuddhimagga, Thanh tịnh đạo).
Giữtịnh giới như vậy và xa lìa các duyên sự (upacchinnapalibodha)thì nhập định A-na-ba-na. Nhờ vào định A-na-ba-na nên đisâu vào bốn thiền và tiếp theo là quán khổ, không, vô thường.Quán như vậy rồi, đến hỏi vị A-la-hán. Nếu không có vịA-la-hán thì hỏi vị A-na-hàm. Nếu không có vị A-na-hàm thìhỏi vị Tư-đà-hàm, nếu không có vị Tư-đà-hàm thì hỏivị Tu-đà-hoàn. Nếu không có vị Tu-đà-hoàn thì đến hỏivị đã đắc thiền.
Hỏi:- Tại sao phải hỏi những vị như vậy?
Ðáp:- Những vị ấy đã đắc thiền nên dễ chỉ dẫn cho ta.
Vínhư theo dấu chân voi thì dễ tìm đường, không bị lạc lối.Người đắc đạo, đắc thiền cũng như vậy. Tại sao? Vìchỉ dạy cho ta dễ dàng.
Phápsư nói: - Tôi sẽ nói bước đầu về sự tu tập. Vị Tỳkheo với trang phục gọn gàng đơn giản, không chứa vật dư,đầy đủ uy nghi đi đến gặp vị thầy. Ðến nơi, hành giảphải phục vụ (vatta) hoàn toàn theo ý muốn của vị thầy.Từ từ, vị thầy với lòng thương nên cho nhận năm việc.Ðó là: lấy, hỏi, bắt đầu, giữ, tướng.
- Lấy (thủ) là cho nhận lấy pháp thiền.
- Hỏi là được hỏi theo trình tự.
- Bắt đầu là đi vào pháp thiền định.
- Giữ là giữ vững lấy pháp thiền định.
- Tướng là phân biệt tướng mạo thiền định.
Ðâylà năm phần.
Bướcđầu phải nhận lấy năm phần ấy vì làm cho thân thể khôngmệt nhọc và không làm cho thầy dạy bị mệt nhọc. Năm phầnnày dễ ghi nhớ và dễ tu tập theo nên được dạy trước.
Nhậnlấy năm phần này rồi, nếu tại chỗ ở của thầy thuậntiện thì ở lại, nếu không tiện thì đi ở nơi khác. Ngườikhông có trí tuệ thì ở cách xa thầy một do-tuần. Ngườicó trị tuệ thì được ở xa hơn. Nên xa lìa 18 loại trúxứ thì tốt (atthàrasesanàsana). Có năm chỗ ở nên nhận (pancasenàsana).Nhận rồi nên chấm dứt các công việc nhỏ nhặt, sau khidùng bữa trưa nên nghỉ ngơi một chút. Sau khi nghỉ trưa xong,nên niệm đến Tam bảo làm cho tâm hoan hỷ. Phải theo lờithầy dạy, không được quên mất. Phải ghi nhớ rõ pháp a-na-ba-nanày trong tâm.
Phápsư nói: - Tôi đã nói sơ lược, trong A-tỳ-đàm nói rộnghơn, ông hãy tìm hiểu lấy.
Ghinhận trong tâm là đếm, theo dõi (tùy), xúc chạm, an trí, quansát, quay lại, thanh tịnh, quán sát lại (ganàna anubadhanà thabanàsallakkhanà vivattanà pàrisuddhi tesan ca patipassanà).
- Ðếm là bắt đầu với số một, hai.
- Theo dõi là ghi nhận liên tục hơi thở ra vào.
- Xúc chạm là nơi hơi thở tiếp xúc (khi ra vào).
- An trí là đạo.
- Tịnh là kết quả.
- Quán lại là pháp tướng.
Vớingười mới học, ban đầu niệm rõ trong tâm pháp đếm sốmà bắt đầu từ số nhỏ từ một đến năm và đếm trởlại, không được chỉ đếm đến ba hay bốn. Số lớn hơnlà đếm từ một đến mười rồi đếm ngược lại, khôngđược đếm đến tám, chín.
Hỏi:- Nếu đếm chỉ đến ba hay bốn thì có gì không tốt?
Ðáp:- Nếu hơi thở bị thúc ép thì khó điều khiển được tâm,như trong chuồng có quá nhiều bò đang chen chúc lấn ép nhauthì chúng sẽ phá chuồng để ra. Nếu đếm đủ mười thìthân thể thoải mái như chuồng rộng rãi. Chuồng rộng thìbò được nuôi dưỡng dễ dàng.
Hỏi:- Nếu đếm đến tám, chín thì có gì không tốt?
Ðáp:- Không làm cho nhầm lẫn nhưng sinh tâm phân vân, hoặc chorằng ta được thiền vị, nên sinh tâm mê hoặc. Với lỗilầm như vậy, ông hãy từ bỏ. Nếu đếm hơi thở mà đếmrõ chậm rãi từ từ từng số, thì như người đong ngũ cốc,đầu tiên đổ vào cho đầy rồi mới đếm một, sau đó mớiđong phần ấy sang. Nếu có cỏ đất thì ông ta nhặt vứtbỏ ra, khi đổ vào đầy và đếm hai (rồi mới đong), tuầntự đong như vậy cho đến mười. Tỳ kheo tọa thiền đếmsố (trước) hơi thở ra vào cũng như vậy.
Nếuđếm nhanh thì như mục đồng đếm bò. Ðếm như thế nào?
Mụcđồng có trí, tay cầm roi, ngồi ngay trên trụ cửa chuồng,dùng viên...làm số (sakkaram khipitvà) (để đếm) và lùa bòra ngoài. Khi lùa bò ra thì ông ta bắt đầu đếm một, hai,ba,bốn, năm... đến mười con.
Tạisao đếm như vậy? Có lúc bốn đại không đều hòa, hơi thởvào ra nhanh thì tùy theo sự vào ra của hơi thở mà đếm nhanh1. 2. 3. 4. 5; 1.2.3.4.5. Khi đếm bò, người chăn đứng ngay cửamà đếm, không đếm bò đang ở trong hay ngoài cửa. Nhờ theodõi số đếm mà tâm được định. Vì sao? Như người đithuyền ngược dòng nước chảy xiết (candasota), dùng cây sàochống một, hai, ba, bốn, năm làm cho con thuyền được vữngvàng (để đi lên). Thở vào thở ra cũng vậy. Vì sao? Tâmví như chiếc thuyền, hơi thở vào ra như cây sào chống, (thuyền)tâm trôi chảy theo (sông) năm dục mà được hơi thở vàothở ra chế ngự làm tâm ổn định. Nếu hơi thở vào màtâm theo vào, như chất bổ vào thân làm cho no đầy. Nếu thởra mà tâm tùy theo ra, làm pháp quán bị rộng lớn (phân tán).Do phân tán rộng nên tâm khó được điều phục. Trừ haipháp này, vị ấy chỉ trụ tâm tại chỗ hơi thở tiếp xúc(chóp mũi hay đầu môi trên) thì sau đó sẽ đắc định. Thếnên trong luật bản nói: Không được đếm theo hơi thở ởtrong hay ngoài.
Vậyđếm đến bao giờ mới ngưng? Nếu tâm không còn loạn màvẫn biết rõ hơi thở ra vào thì không cần đếm nữa. Nhưvậy là đã bằng phương tiện đếm mà được tùy niệm (antrú niệm).
Thếnào là tùy niệm? Biết rõ hơi thở ra vào, không cần nhờvào sự đếm nữa mà vẫn biết rõ và an trú niệm trên bachỗ (hơi thở ra đi). Nếu thở ra thì bắt đầu là rốn,giữa là tim, cuối là chóp mũi (nàbhi àdi hadayam majjham hàsikàporiyosàham). Nếu thở vào thì bắt đầu ở chóp mũi, giữalà tim và rốn là cuối. Nếu tâm đi theo hơi thở thì tâmkhông định. Do tâm không định thì tâm bị dao động. Thếnên trong luật nói: Nếu tâm đi theo hơi thở ra, hơi thở vàothì bên trong tâm không định và trong tâm ngoài thân đềudao động. Do dao động nên không đắc định. Nếu đi theohơi thở vào và ra là như vậy. Thế nên không được theohơi thở vào và ra ở giai đoạn giữa và sau, chỉ chú tâmở chóp mũi, bám chặt vào đó và ghi nhận hơi thở ra vào.Nếu từ bỏ sự đếm số thì tâm ghi nhận tự vào định.Như có người bị què trông giữ em bé bằng cách đặt embé trong cái nôi treo ở giữa nhà, ngồi một chỗ, lắc cáinôi qua lại mà (người ấy) vẫn ở một chỗ chứ không phảidi chuyển bằng tay. Tỳ kheo tọa thiền cũng vậy. Lại nói:Ví như người giữ cửa, không cần hỏi trước với nhữngngười ra vào, chỉ hỏi khi họ đến ngay cửa, cũng khônghỏi họ từ đâu đến và cầm những vật gì, chỉ biếthọ có ra vào mà thôi. Tỳ kheo tọa thiền cũng vậy, khôngcần biết trước và nghĩ lấy thở ra vào. Như vậy, ông hãytự biết lấy.
Phậtdạy: -Ai biết rõ ba pháp thì tâm được định.
Bapháp ấy là:
Một, ưa thích vào.
Hai, phương tiện.
Ba, được tăng trưởng.
Nhưcây gỗ lớn được đặt vững trên mặt đất. Có ngườimuốn xẻ cây này, trước tiên xem xét vỏ cây, sau đó dùngcưa xẻ ra, tâm luôn chuyên chú nhìn (chỗ) răng lưỡi cưa(tiếp xúc với gỗ), làm cho nó đi thẳng đường chứ khôngnhìn lưỡi cưa qua lại. Quán hơi thở ra vào cũng vậy. Tưduy về pháp thiền đang hành trì, với phương pháp hoàn bịnhư cây gỗ lớn vững trên đất. Quán sát kỹ chung quanh cây,như tâm khéo tư duy về pháp thiền. Hơi thở ra vào cũng nhưlưỡi cưa qua lại. Tâm chú ý vào lưỡi răng cưa, như chúý vào đầu mũi. Tỳ kheo tọa thiền nên hiểu ví dụ này,với thiền định trong hiện tại, với phương tiện hoàn bịthì đật đến chỗ tăng thượng.
Hỏi:- Thế nào là thiền định?
Ðáp:- Thân tâm tinh tấn và thành tựu nhuần nhuyễn là thiền định.
Hỏi:- Thế nào là phương pháp (payoga) hoàn bị?
Ðáp:- Với dũng mãnh tinh tấn làm tiêu trừ phiền não và diệttận suy nghĩ.
Hỏi:- Thế nào là đạt đến chỗ tăng thượng?
Ðáp:- Bằng dũng mãnh tinh tấn làm tiêu trừ kiết sử (samyojana).
Bapháp (tướng, thở vô, thở ra) không phải được thành tựuchỉ do nhất tâm quán sát mà cũng phải nhờ biết rõ ba phápấy. Và tâm không dao động là nhờ vào pháp thiền địnhtrong hiện hành, phương pháp hoàn bị thì đưa đến chỗ tăngthượng. Khi đắc được như vậy rồi, sau đó tâm dán chặtvào A-na-ba-na thì gọi là thành tựu. Tỳ kheo nào thực hànhpháp niệm A-na-ba-na thì vị ấy làm sáng chói thế gian nhưmặt trăng ra khỏi mây.
Trongthiền định này, có người mới làm thì có tướng lành xuấthiện, có người nhờ sổ-tức mà hiện ra tướng lành.
Tướnglành ấy thế nào? Tỳ kheo này ngồi dưới đất hay trên giường,không có tọa cụ, mà (có cảm giác) chỗ ngồi ấy lại mềmmại như bông gòn. Vì sao? Vì đã sổ-tức nên làm cho thânthể nhẹ nhàng thoải mái, và tuần tự, hơi thở ra vào thôbị diệt, thân tâm nhẹ nhàng vô cùng, như ở giữa khôngtrung. Khi hơi thở trở nên vi tế thì như có như không. Nhưngười đánh khánh thì (âm thanh phát ra) trước lớn sau nhỏ.Tỳ kheo tọa thiền sổ tức cũng vậy. Thế nên trong luậtnói trước to lớn sau nhỏ dần.
Phápsư nói: - Thiền định sổ tức này khác với những thiềnđịnh khác. Những thiền định khác thì trước vi tế sauthô. Tỳ kheo nào vào thiền sổ tức này mà thiền tướngkhông hiện rõ thì không nên đứng dậy mà nên yên tâm ngồingay thẳng và tư duy. Tư duy như thế nào? Khi đã biết thiềntướng không hiện rõ, vị ấy nên tự nói: hơi thở vào hơithở ra này nơi nào có nơi nào không, có với ai, không cóvới ai. Và tự nói rằng người đang ở trong thai mẹ, khôngcó hơi thở ra vào, khi đang lặn trong nước không có hơi thởra vào, chư thiên ở cõi Trường Thọ cũng không có hơi thởra vào, nhập vào thiền thứ tư cũng không có hơi thở ra vào,thây chết cũng không có hơi thở ra vào, sắc hay vô sắc giớicũng không có hơi thở ra vào, diệt tận định cũng khôngcó hơi thở ra vào.
Saukhi suy nghĩ như vậy rồi, hành giả tự chê trách thân mình:Ngươi là người trí tuệ, không phải đang ở trong bụng mẹ,không ở trong nước, không ở cõi trời sắc và vô sắc giới,không phải đang vào định diệt-tận, không phải đang ởcõi trời Trường Thọ, chẳng phải là thây chết, cũng khôngphải đang ở cõi thiền thứ tư. Ngươi đang có hơi thở ravào rất vi tế mà không thể biết được, hãy chú tâm lại.Nếu với người có mũi dài, thì đặt tâm ở lỗ mũi (nàsàputa).Nếu người có mũi ngắn thì chú tâm trên đầu môi trên.Thế nên phải giữ chặt ở vị trí này.
Nhưtrong kinh có nói: Phật bảo các Tỳ kheo, người nào hay quên,không tỉnh giác chú tâm được thì không thể nhập thiềnđịnh A-na-ba-na. Không chỉ riêng thiền định A-na-ba-na màđối với các thiền định khác cũng vậy. Nếu ai chánh niệmđược thì thiền định sẽ hiện rõ. Thiền định A-na-ba-nanày rất trọng yếu. Chư Phật, Bích-Chi-Phật, đại A-la-hán(Buddhapahà) đều dùng pháp niệm A-na-ba-na này làm nền móngvà sau đó mới được đắc đạo, tùy niệm đưa đến cựctịnh. Thế nên trong định này tùy niệm phải được tăngtrưởng cùng trí tuệ.
Nhưmay trên tấm vải rất mỏng thì phải dùng kim chỉ rất nhỏ.Kim ví như tùy niệm, chỉ như trí tuệ, liên kết với nhaukhông gián đoạn, nhờ vào hai pháp này, không cho quên mấthơi thở vào và hơi thở ra. Như người cày ruộng, khi conbò đã mệt và người cày cũng mệt thì thả cho bò nghỉngơi. Sau được thả ra, bò đi vào rừng. Nghỉ ngơi xong, ngườikia lại đi tìm bò nhưng không cần tìm theo dấu chân bò, màđi thẳng vào rừng, đến nơi bò thường đi lại uống nướcvà nằm hoặc ngồi chờ cho bò uống nước xong, dùng dây xỏmũi bò và cầm gậy tiếp tục lùa nó trở lại cày ruộng.Cũng như vậy, Tỳ kheo thiền định về thở ra thở vào khiquá mệt thì tạm thời ngừng lại và nghỉ ngơi, không theodõi hơi thở ra vào nữa mà chỉ đặt (niệm) ở chóp mũi,chú ý và đếm hơi thở ra vào với chánh niệm ví như sợidây (cột mũi bò) và trí tuệ ví như cây gậy và cứ tiếptục chú ý đến (chỗ) hơi thở vào ra.
Nếulàm được như vậy thì không bao lâu thiền tướng (nimitta)sẽ hiện rõ (trở lại) và thân thể khoan khoái như tiếpxúc với bông gòn, thân cảm thấy mềm mại. Có người thấynhư chạm vải kiết bối, có người thấy như chạm luồnggió mạnh, có người thấy như các vì sao, có người thấynhư chuỗi ngọc, có người thấy như ngọc trắng bị vungvãi, có người thấy như (chạm) phải hạt hoa kiết bối,có người thấy như sợi dây, có người với sự tiếp xúcthô cứng, có người thấy như ánh lửa, có người thấy nhưcon khỉ, có người thấy như mây nổi, có người thấy nhưhoa sen, có người thấy như bánh xe, có người thấy như trăngtròn.
Vìsao? Như trong kinh nói: Các Tỳ kheo tập họp tụng kinh nhưngmỗi người lại thấy điềm lành khác nhau. Có người thấynhư núi non, như dòng sông, như cây rừng, tuy rằng với sựbắt đầu như nhau.
Hỏi:- Với núi non, dòng sông và cây rừng, do đâu mà có sự khácnhau này?
Ðáp:- Từ tâm tưởng mà có. Do ý tưởng của từng người khácnhau nên sinh ra tướng khác nhau. Có người quán về hơi thởra, có người quán hơi thở vào, có người quán thiền tướng(nimittàranamana). Nếu không quán như vậy thì cũng không phátminh được pháp A-na-ba-na (anapana-sati) và không thành pháp sơthiền. Nếu có ba pháp này thì thành tựu thiền định.
Tỳkheo tọa thiền nếu có xuất hiện tướng như vậy nên đithưa với thầy: Con thấy tướng trạng như vậy.
Thầyđáp rằng là tướng thấy chứ không nói là tướng thiềnnhưng cũng không nói chẳng phải tướng thiền.
Saukhi dạy như vậy, vị thầy nói: - Trưởng lão! Thầy hãy giatâm thêm.
Phápsư nói: - Vì sao vị thầy không nói đó là thiền tướng haychẳng phải thiền tướng?
Ðáp:- Nếu nói với vị ấy cụ thể riêng từng phần, đấy làthiền tướng thì (vị ấy) sinh tâm giải đãi (vì kiêu căngnên bỏ phế); nếu nói không phải thiền tướng thì (vịấy) thối tâm. Do đó không nói từng phần mà chỉ ân cầndạy bảo, thì thiền tướng tự hiện.
Xưacó bài kệ:
Dán tâm nơi pháp quán
Sẽ hiện ra nhiều tướng,
Nếu người có trí tuệ,
Giữ tâm tiếp tục niệm
Ở hơi thở ra vào,
Tinh cần không tán loạn.
Khithiền tướng xuất hiện, thì các triền cái bị quản thúc,các phiền não lặng yên tự ngưng lại. Nhờ hai pháp này màtâm được an trụ và trở thành định, hoặc đắc sơ địa,hoặc đắc trừ phiền não địa, hoặc nhờ vào sự xuấthiện các thiền chi mà đắc sơ địa (cận hành định). Ðâylà đang đắc sơ định địa.
Hỏi:- An trú vào định (an chỉ định) và sơ định (cận hànhđịnh) là khác hay giống nhau?
Ðáp:- Khác nhau, sơ định - cận hành định - là tâm đã thuầnthục, đi vào chỗ an trú của tâm (Bà-bàn-già - Bhavanga, hữuphần: chỗ tâm yên nghỉ). An trú vào định - an chỉ định- là tâm trong cảnh giới này luôn cả ngày đã thuần thụckhông còn tùy thuộc vào Bà-bàn-già. Hai pháp này khác nhaunhư vậy.
Nếuthiền tướng đã hiện rõ, do quán sắc hoặc quán tướngmạo thì phát triển thêm. Như vua Chuyển Luân còn ở trongthai, được cha mẹ yêu mến bảo hộ, ở nơi điều hòa ấmmát và dùng các thức ăn thích hợp. Nếu khéo nuôi dưỡngthì sẽ được kết quả tốt đẹp.
Tỳkheo hộ trì thiền tướng cũng vậy, nếu không hộ trì luônthì bị mất. Vậy hộ trì như thế nào?
Một: Ở trú xứ thích hợp.
Hai: Khu vực đi lại (khất thực) thuận tiện.
Ba: Thân cận người thiện.
Bốn: Thực phẩm thích hợp.
Năm: Khí hậu điều hòa.
Sáu: Chọn uy nghi đi, đứng, ngồi, nằm thích hợp.
Bảy: Tránh xa sự ồn ào và nhất là ăn uống.
Nhờbảy pháp này hộ trì thì thiền tướng được an trú kiếncố.
Tuầntự, thiền tướng tăng trưởng và hiện rõ rồi, các cănđược rất thanh tịnh nhu nhuyến thì đối với tâm, nếumuốn thì có thể giữ lại hay buông thả, sinh khởi hay điềuphục, hoan hỷ hay xả một cách dễ dàng, gần gũi ngườiđắc thiền tướng và tránh xa người chưa đắc thiền tướng,chí tâm đối với thiền và biết rõ thiền tướng. Ðốivới mười pháp này người trí khéo an trú tâm vào, khôngđược biếng nhác, nên tinh cần tu tập, nên suy nghĩ rằngta hãy an trú vững vào định và xả bỏ tâm Bà-bàn-già (hữuphần) mà khởi lên ý muốn hướng tâm (manadvàvajjanam uppajjati)trụ trong một sát na rồi diệt, lại khởi lên bốn hay năm(4,5) xà-bà-na (javana - tốc hành tâm).
Nămtâm này gồm có: 1- Tâm tác động; 2- Tâm học (cận-hành);3- Tâm tùy thuận; 4- Tâm trung gian; 5- Tâm an trú.
Nếugom năm tâm này thành bốn, thì: 1- Tâm tác động cận hành;2- Tâm tùy thuận; 3- Tâm trung gian; 4- Tâm an trụ. Tâm thứtư này cũng gọi là tâm thứ năm, không có thứ sáu và thứbảy.
Nhữngtâm trước thuộc dục giới, tâm thứ năm (an trụ) này thuộcsắc-giới. Nhờ vào tâm này nên diệt năm chi (triền cái)và phát sinh năm thiền chi (tầm, từ, hỷ, lạc, nhất tâm),đầy đủ mười tướng (đặc tính) tốt đẹp cả ba (giaiđoạn) và đắc thiền thứ nhất rồi, thì tư niệm trong phápquán này hoàn toàn bị diệt và đắc thiền thứ hai, diệttướng này luôn thì chứng thiền thứ ba, đến thứ tư. Huấnluyện tâm và vượt lên trên.
Phápsư nói: - Ðây là nói lược, nếu nói rộng thì hãy xem trongThanh-tịnh-đạo (Visuddhimagga).
Tỳkheo đã đắc thiền thứ tư rồi, khéo ghi nhận và làm chotăng trưởng. Nếu muốn đạt đến chỗ hoàn toàn chân thậtthì thiền thứ tư này có năm điều tốt đẹp. Một, tâmtrú; hai, nhập vào; ba, sắc (quyết định); bốn; xuất ra;năm, quán sát trở lại. Nhờ năm pháp này mà đạt đến chỗchân thật.
Tỳkheo này đã tụ tập thông suốt (pháp thiền này) có thểbắt đầu quán sát với sắc, hoặc bắt đầu với vô sắc.Quán sắc và vô sắc rồi lại tu tập tăng lên với pháp Tỳ-bà-xá-na(Vipassana, niệm xứ). Tăng lên như thế nào?
Tỳkheo xuất khỏi thiền thứ tư rồi, vẫn nắm vững thiềnchi (jhànanga). Sau khi nắm vững thiền chi này trong tâm, tâmy vào bốn đại chủng (cattàibhutani) mà quán sát thân bốnđại. Từ thiền chi này mà nói thì bắt đầu là phi sắc(tâm) xứ. Do pháp sắc, phi sắc (tâm) này mà thấy (tâm) thức.Bắt đầu với bốn đại chủng mà có sắc cộng với cácsắc tâm thức không phải sắc. Nếu xuất khỏi định và(trở lại) thở vào thở ra thì thân và tâm là nhân của nó.Như ống bệ bằng da của người thợ rèn, nhờ sức chuyểnđộng nên có hơi gió vào. Hơi thở ra vào cũng vậy, nhờvào thân tâm nên thở ra vào. Tỳ kheo này thấy hơi thở ravào nên thấy thân, thấy sắc tâm sở.v.v... cùng với cácpháp phi sắc tâm này. Nhờ thấy rõ danh sắc như vậy, lạiquán sát thấy rõ nhân duyên làm cho danh sắc nối tiếp mãikhông ngừng trong ba đời.
Dodanh sắc nối mãi nên sinh hoài nghi. Sau khi đoạn trừ nghingờ (kankhà) rồi thì quán sát ba tướng (của danh sắc làkhổ, vô thường, vô ngã), sau khi quán ba tướng rồi, lạiquán sát sự sanh diệt. Nhờ quán sát sanh diệt nên trướctiên thấy ánh sáng và xa lìa mười phiền não thuộc Tỳ-bà-xá-na(dasavipassanùpakilesa). Sau khi xa lìa (mười phiền não trên)vị ấy phát sinh trí tuệ về đạo (patipadà-nàna, hành đạotri kiến). Sau khi vượt qua pháp đã phát sinh, lại thấy rõpháp sanh diệt (udayam pahàya bhangànupassanam patvà) và các niệmkế tục nhau bị tiêu diệt. Nếu hai trí này (đạo trí vàhoại diệt trí) đã phát sinh thì đối với ba cõi, hành giảsinh (tâm) nhàm chán (sabbasankhàresunibbindanto). Và tuần tựđắc bốn đạo như vậy, hành giả đạt đến quả A-la-hán.Có 19 trí quán sát (ekùnavísatibhedassapacavekkhan ànànassa pariyatappattosadevakassa lokassa aggadakkhineyyo hoti) biết rõ (các pháp) đếncùng tận, và vị này trở thành bậc ruộng phước vô thượngcho ba cõi gồm cả phạm, ma, Sa-môn, Bà-la-môn.
Ðâylà pháp niệm hơi thở vào hơi thở ra. Và đã giải thíchxong bốn câu đầu của phần thứ nhất (bốn đề tài niệmvề thân).
Bốncâu trong ba phần còn lại cùng với các thiền khác không khác.Thế nên, tôi sẽ giảng giải.
Giáclà đang cảm giác về hỷ: (trong đề tài) tôi đang (cảm giác)hít vào thở ra rõ ràng với hỷ. Ðược cảm giác hỷ nhờvào hai việc. Ðó là:
1- Ðối tượng quán.
2- Không mê mờ.
Thếnào là có cảm giác hỷ đối với đối tượng quán? Khi vàohai thiền thì có hỷ. Ở trong thiền này, khi muốn được(hỷ thọ) với trí tuệ thì với đối tượng quán, tự nhiênđược cảm giác hỷ thọ. Thế nên nhờ vào đối tượngquán mà được cảm giác hỷ thọ.
Thếnào là nhờ không mê mờ mà có cảm giác hỷ thọ? Hai thiềnđều có hỷ, sau khi nhập và xuất thiền này thì trí tuệquán sát hỷ ấy (sẽ bị) tiêu diệt nơi thiền quán, thấusuốt tướng của nó (tướng quán) không bị mê mờ; nhờkhông mê mờ nên đạt đến cảm giác hỷ thọ.
Trongkinh Bà-trí-tam-tỳ-bà (Patisambhidà - Vô ngại giải) nói: Bằnghơi thở vào hơi thở ra mà đạt được nhất tâm. Tâm khôngtán loạn thì biết tỉnh thức rõ ràng. Nhờ biết tỉnh thứcrõ ràng mà có cảm giác hỷ thọ. Nhờ thở ra dài nhờ thởvào ngắn mà cảm giác được toàn thân, cảm giác đượcsự diệt của thân. Nhờ thở vào thở ra thành tựu nhấttâm mà biết rõ. Nhờ hai pháp này mà cảm giác phát sinh.
Doan tâm nên có cảm giác hỷ thọ, nhờ biết rõ, nhờ phápquán, quán ngược xuôi làm tâm ổn định lại, chí tâm giữtinh tấn mà phát sinh hiểu biết, tâm tập trung ổn địnhbiết rõ với trí tuệ, cái cần phải biết thì biết rõ,cái cần phải xả bỏ thì xả bỏ, cái cần phải quán sátthì quán sát, cái hiện rõ (tu tập) thì hiện rõ và đưa đếncảm giác hỷ thọ. Như vậy là đạt được cảm giác hỷthọ. Các câu sau ý nghĩa cũng theo như vậy. Trong ba thiềnđịnh có điểm khác vì có cảm giác lạc còn ở bốn thiềnđịnh là cảm giác tâm hành (cittasànkhàrapatisamvedita- cảmgiác tâm hành)
Hỏi:- Tâm hành là gì?
Ðáp:- Thọ và tưởng ấm (vedanàdayo duve khandhà) là tâm hành.
Cảmgiác lạc đây thuộc về thiền tuệ Tỳ-bà-xá-na. Lạc cóhai: một là lạc thuộc thân; hai là lạc thuộc tâm. Trong Vô-ngại-giảicó nói: Diệt tâm hành tức là ổn định tâm hành thô vàdiệt nó (olàrikam cittasankhàram passambhanto nirodhento ti attho)cũng gọi là định chỉ. Nếu nói rộng thì được giải rõtrong phần thân hành, hãy tự nghiên cứu (yasankhàra). Hỷ trongcâu nói (cảm giác hỷ) về thọ là thuộc hành. Nếu chọnlấy lạc thì thuộc cảm thọ. Cả hai trường hợp cảm giáctrên trong câu tâm hành (cảm giác tâm hành) thì gồm cả tưởngvà thọ tâm sở (sanna vedanà cetasika - tưởng thọ tâm sở).Hai pháp này không rời tâm, nếu chọn lấy tâm hành thì baogồm cả tưởng và thọ. Bốn câu trong phần này là nói xongvề quán cảm thọ, hãy tự nghiên cứu.
Câucảm giác về tâm trong bốn câu thuộc pháp thứ ba (niệm tâm)là thuộc về cả bốn thiền định.
Cảmgiác về tâm (abhippamodaya-citta) nghĩa là gì? Cảm giác tâmhoan hỷ, hoan hỷ hoàn toàn, tâm rất hoan hỷ, tôi đang cảmgiác thở ra, thở vào. Có hai mặt hoan hỷ, đó là nhờ vàođịnh và nhờ vào tuệ quán.
Thếnào là nhờ định? Có cảm giác hỷ và đi vào hai thiền địnhvà khi đã vào rồi cũng có hỷ, trong một sát na tâm cùngvới hỷ.v.v.. hân hoan vào trong tâm và rất hoan hỷ.
Thếnào là nhờ tuệ quán mà nhập vào hai thiền định? Có hỷ(thay đổi) theo thiền định (nhập vào) và xuất, và nhờthấy hỷ có thể bị tiêu diệt nên luôn tiếp xúc với thiềnhỷ (bằng tuệ). Như vậy, tuệ quán Tỳ-bát-xá-na (vipassanàkkhana)luôn luôn hoạt động với hỷ rong từng sát na là nhờ vàotuệ quán mà tâm có hỷ như vậy, tùy theo tâm mà có hân hoan.
Tôiđang hít vào thở ra với tâm hoàn toàn ổn định. Nhờ vàothiền định thứ nhất, đặt tâm hoàn toàn ổn định trênđối tượng quán, (hoặc là) sau khi đã nhập và xuất thiền,hành giả thấy tâm thiền định bị diệt theo từng pháp trongtuệ quán Tỳ-bát-xá-na này. Tâm định trong một sát na dohiện-quán vượt qua tưởng. Tâm định khởi lên trong mộtsát na ấy là nhất tâm định. Và tâm hoàn toàn an trụ trongtuệ quán này.
Câu" Tôi cảm giác (hít vào thở ra) với tâm giải thoát"
Nghĩalà giải thoát khỏi phiền não, thoát ly tư và niệm (tầmvà tứ) ở thiền thứ hai, thoát ly hỷ ở thiền thứ ba, thoátly khổ và lạc ở thiền thứ tư, giải thoát theo tuần tựnhư vậy. Sau khi (nhập) và xuất khỏi thiền, thấy rõ tâmdiệt theo từng pháp trong thiền tuệ Tỳ-bà-xá-na này. Khihành giả thấy vô thường thì xả bỏ pháp thường, thấypháp khổ thì xả bỏ tưởng về lạc, thấy vô ngã thì xảbỏ tưởng về lạc (ngã?), tâm không còn tham đắm. Do khôngtham đắm nên quán sát ly dục, từ nơi dục mà quán diệttưởng, từ chỗ sinh tưởng mà quán xả bỏ (chấp thủ),từ chấp thủ mà tâm được giải thoát. Thế nên, trong luậtnói: (quán) hơi thở vào hơi thở ra thì tâm được giải thoát.Trên đây là (giải thích) câu thứ tư trong phần quán tâm.
Trongbốn câu ở phần thứ tư thì quán vô thường là tưởng vôthường, nên biết rõ về quán vô thường, nên biết rõ vềsự quán liên tục về vô thường.
Hỏi:- Cái gì vô thường?
Ðáp:- Năm ấm vô thường.
Hỏi:- Tại sao năm ấm vô thường?
Ðáp:- Vì chúng là pháp sanh diệt.
Hỏi:- Sanh diệt như thế nào?
Ðáp:- Là pháp biến đổi tướng trạng, vì biến đổi nên cácpháp đã sinh (bị biến đổi) không có tướng cố định trongtừng sát na sát na. Ðây gọi là quán vô thường. Bắt đầulà quán về sắc. Quán sắc vô thường là quán sắc luôn luônvô thường. Quán sát nhân (của sắc) là do bốn đại chủngnên có hơi thở ra hơi thở vào, chúng là pháp hoại diệt,nên gọi là quán vô thường.
(Ðềtài) quán ly ái dục.
Cóhai loại quán ly ái dục là: Một, quán tiêu trừ ái dục.Hai, quán hoàn toàn không còn ái dục.
Hỏi:- Thế nào là tiêu trừ ái dục?
Ðáp:- Các pháp bị diệt trong từng sát na (sát na diệt)
Hỏi:- Thế nào là hoàn toàn không còn ái dục?
Ðáp:- Quán hoàn toàn không còn ái dục là Niết-bàn.
Nhờhai pháp này mà đạt đến chỗ thấy đạo; nhờ thấy đạomà thấy được pháp Tịch diệt.
Thấytịch diệt rồi thì quán xả ly. Nhờ quán tuệ Tỳ-bà-xá-namà xả ly phiền não, chuyển hướng về Niết-bàn.
Nhưvậy, đây là (giải thích) phần cuối của pháp niệm hơithở.
Hếtphần Niệm hơi thở
(Ànàpànasatisamàdhikathànitthìtà).
Phápsư Tăng-già-bạt-đà-la dịch Hán,
Tỳkheo Tâm Hạnh dịch Việt
BàiĐọc Thêm:
KinhQuán Niệm Hơi Thở, Nhất Hạnh dịch và chú giải
Source: thuvienhoasen